Giáo trình Thiết kế trang phục 4 - Nghề: May thời trang - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết kế trang phục 4 - Nghề: May thời trang - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_thiet_ke_trang_phuc_4_nghe_may_thoi_trang_truong.pdf
Nội dung text: Giáo trình Thiết kế trang phục 4 - Nghề: May thời trang - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
- 1 BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH Mô đun: Thiết k ế trang phục 4 NGHỀ: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ- ngày tháng năm 2021 của ) Hà Nội , năm 2021
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Thiết kế áo trang phục 4 cung cấp những kiến thức cơ bản về thiết kế các trang phục vest nữ một lớp, áo dài. Từ các kiểu thiết kế cơ bản, người học có khả năng phát triển ra nhiều kiểu trang phục veston nữ, áo dài khác. Ban biên soạn giáo trình Khoa May thời trang - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ đã tiến hành biên soạn giáo trình Thiết kế áo trang phục 4 với thời lượng 45 giờ. Giáo trình gồm 4 bài: + Bài mở đầu - Giới thiệu mô đun thiết kế áo trang phục 4 + Bài 1 - Thiết kế áo vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ + Bài 2 - Thiết kế áo vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng + Bài 3 - Thiết kế áo dài nữ cổ đứng tròn, tay raglan Thời trang luôn thay đổi theo nhu cầu của xã hội vì vậy kiểu dáng của sản phẩm vùng phong phú, đa dạng. Trong quá trình thực hiện ban biên soạn đã rất cố gắng để hoàn thành nội dung của giáo trình. Tuy nhiên, giáo trình sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các độc giả. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Đào Thị Thủy 2. Biên soạn: GV. Phùng Thị Nụ Trần Thị Ngọc Huế
- 4 MỤC LỤC BÀI MỞ ĐẦU 7 1. Khái quát nội dung và trọng tâm của môđun đào tạo 7 2. Phương pháp học tập mô đun 7 3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo 7 BÀI 1 9 THIẾT KẾ ÁO VEST NỮ 1 LỚP KIỂU CỔ BẺ 9 1. Giới thiệu: 9 2. Mục tiêu của bài: 9 3. Nội dung chính: 9 3.1. Đặc điểm kiểu mẫu 9 3.2. Số đo (đơn vị đo: cm) 10 3.3. Thiết kế dựng hình các chi tiết 10 3.4. Cắt các chi tiết 18 BÀI 2 20 THIẾT KẾ ÁO VEST NỮ 1 LỚP KIỂU CỔ ĐỨNG 20 1.Giới thiệu: 20 2.Mục tiêu của bài: 20 3.Nội dung chính: 20 3.1. Đặc điểm kiểu mẫu 20 3.2. Số đo: (đơn vi: cm) 21 3.3. Thiết kế dựng hình các chi tiết 21 3.3.2 .Thiết kế thân trước 23 3.3.3. Thiết kế tay áo 25 3.4. Cắt các chi tiết 28 BÀI 3 30 THIẾT KẾ ÁO DÀI NỮ CỔ ĐỨNG TRÒN, TAY RAGLANG 30 1.Giới thiệu: 30 2.Mục tiêu của bài: 30 3.Nội dung chính: 32 3.1. Đặc điểm kiểu mẫu. 32 3.2. Số đo 33 3.3. Thiết kế dựng hình các chi tiết. 34 3.3.1. Thân sau. 35 3.3.2. Thân trước 36 3.3.3. Thiết kế tay áo 37 3.4. Cắt các chi tiết. 40 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 42 Tài liệu cần tham khảo: 43
- 5 MÔN ĐUN THIẾT KẾ TRANG PHỤC 4 Mã mô đun: MĐ MTT 10 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò môn học/mô đun: - Vị trí: + Mô đun Thiết kế trang phục 4 là mô đun chuyên môn nghề trong danh mục các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nghề May thời trang và được bố trí học trước hoặc học song song với mô đun May áo Vest nữ 1 lớp. - Tính chất: + Mô đun Thiết kế trang phục 4 là mô đun bắt buộc mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. - Ý nghĩa: + Nội dung mô đun Thiết kế trang phục 4 giúp thiết kế được các trang phục Vest, áo dài hợp thời trang. - Vai trò: + Mô đun Thiết kế trang phục 4 tạo cho người học sự sáng tạo có thể phát triển thành nhiều kiểu trang phục khác nhau. Mục tiêu của mô đun: - Thiết kế được áo Vest nữ và áo dài đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ để thiết kế và cắt các chi tiết của áo Vest nữ và áo dài trên giấy bìa, trên vải; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu; - Tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo để nâng cao trình độ. Nội dung chính của mô đun: Số Tên các bài trong mô đun Thời gian
- 6 TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra*. 1 Bài mở đầu 1 1 2 Thiết kế áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ 15 06 09 3 Thiết kế áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng 13 6 6 1 Thiết kế áo dài nữ cổ đứng tròn, tay 4 15 7 7 1 raglan Kiểm tra hết Mô đun 1 1 Cộng 45 20 22 3
- 7 BÀI MỞ ĐẦU 1. Khái quát nội dung và trọng tâm của môđun đào tạo - Mô đun Thiết kế áo trang phục 4 giới thiệu phương pháp thiết kế các kiểu áo vest nữ và áo dài. - Trọng tâm của Mô đun Thiết kế áo trang phục 4 – Cao đẳng nghề May thời trang là: Bài 1: 3.3. Thiết kế dựng hình các chi tiết; 3.4. Cắt các chi tiết. Bài 2: 3.3. Thiết kế dựng hình các chi tiết; 3.4. Cắt các chi tiết. Bài 3: 3.3.1. Thiết kế lần chính; 3.3.2. Thiết kế lần lót; 3.4. Cắt các chi tiết. 2. Phương pháp học tập mô đun - Mô đun Thiết kế trang phục 4 mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, vì vậy sau mỗi bài học, học viên phải thực hành thiết kế và cắt các chi tiết trên bìa cứng và vải. - Học viên cần nghiên cứu lý thuyết trước khi học bài mới. - Sau khi học lý thuyết và quan sát giáo viên làm mẫu, ngời học cần phải tư duy và thực hành thiết kế, cắt các chi tiết của các loại trang phục. Học viên cần tự rèn luyện thao tác vẽ thiết kế trên giấy bìa cứng và trên vải. 3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo - Giáo trình thiết kế trang phục 4 – Trường Cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật VINATEX 2009;
- 8 - Cao Bích Thuỷ – Giáo Trình Thiết kế sơ mi, quần âu, chân váy đầm liền thân, veston, áo dài – NXB Lao động Xã hội 2000; - Ts.Trần Thủy Bình – Giáo Trình Thiết kế quần áo – NXB Giáo dục 2005
- 9 BÀI 1 THIẾT KẾ ÁO VEST NỮ 1 LỚP KIỂU CỔ BẺ Mã bài: MĐMTT 10-01 1. Giới thiệu: Thời tiết sang thu với những cơn gió se lạnh, bên cạnh cảm giác tận hưởng thì việc tìm kiếm trang phục để bảo vệ cơ thể, trang phục nào vừa giúp bạn ấm áp lại hợp thời trang? Áo vest là một sản phẩm hoàn hảo trong tiết trời thu như hiện nay. Vest suông dáng dài cho bạn gái yêu thích phong cách tự do với các chất liệu đa dạng tạo cho bạn nữ một phong cách độc đáo. 2. Mục tiêu của bài: - Mô tả chính xác đặc điểm kiểu mẫu và xác định đầy đủ các số đo để thiết kế áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ; - Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ; - Tính toán và thiết kế các chi tiết của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; - Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật các dụng cụ để thiết kế và cắt chính xác các chi tiết của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ trên giấy bìa, trên vải; - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu; - Đảm bảo an toàn và định mức thời gian. 3. Nội dung chính: 3.1. Đặc điểm kiểu mẫu *. Mục tiêu: - Mô tả chính xác đặc điểm sản phẩm mẫu. - Là kiểu áo veston một lớp - Thân sau có đường may sống lưng - Thân trước có hai túi bổ, nẹp tròn - Cổ chữ K - Tay hai mang.
- 10 3.2. Số đo (đơn vị đo: cm) *. Mục tiêu: Xác định đầy đủ thông số để thiết kế áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ. Dài áo (Da): 60 Dài eo sau (Des): 37 Dài tay (Dt): 43 Vòng ngực (Vn): 86 Vòng mông (Vm): 88 Vòng eo (Ve): 68 Vòng cổ (Vc): 36 Rộng vai (Rv): 38 Xuôi vai (Xv): 4,5 3.3. Thiết kế dựng hình các chi tiết 3.3.1. Thiết kế thân sau *. Mục tiêu: - Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế thân sau áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ; - Tính toán và thiết kế chi tiết than sau của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu. *. Xác định các đường kẻ ngang AE (Dài áo) = Số đo + Độ co AB (Hạ xuôi vai) = Số đo xuôi vai – 2(mẹo cổ) – 0,5 AC (Hạ nách sau) = 1/4 Vòng ngực + (0,5 1,5). Lượng cử động tùy thuộc đối tượng sử dụng AD (Dài eo sau) = Số đo = 1/2 Dài áo + 5 *. Thiết kế sống lưng CC1 (Ngang nách) = 1 DD1 (Ngang eo) = 2,5 EE1 (Ngang gấu) = 2,3 2,5 tùy thuộc vào đối tượng *. Vòng cổ, vai con AA1 (Ngang cổ sau) = 1/6 Vòng cổ + 1,5 A1A2 (Mẹo cổ) = 2 A3 là đường phân giác của góc A1; lấy A1A4 = 2/3 A1A2 Vạch vòng cổ từ A → A4 → A3→ A2 theo làn cong đều
- 11 BB1 (Rộng vai) = 1/2 SĐ rộng vai + 0,5; Nối A2B1 (Vai con thân sau) *. Vòng nách B1B2 (Giảm đầu vai) =1 1,5 D1D2 (Rộng ngang eo) = 1/5 Vòng bụng + 0,5 Nối B2 với D2 cắt các đường ngang nách C2; C2C3 (Dông đầu sườn) = 3 C3C4 = 0,7 ÷ 1 Vẽ vòng nách từ B1 → C4 theo đường cong trơn đều *. Sườn, gấu E1E2 (Rộng ngang gấu) = D1D2 (Rộng ngang eo) + (2 3); Vạch đường sườn từ C4 → C2 → D2 → E2 E2E3 (Giảm sườn) Đường ngang gấu với đường sườn tạo thành góc vuông *. Ra đường may Vòng cổ, vòng nách = 0,8 Vai con, sườn = 1 Gập gấu = 4 3.3.2 .Thiết kế thân trước *. Mục tiêu: - Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế thân trước áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ; - Tính toán và thiết kế chi tiết thân trước của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu. *. Sang dấu các đường ngang Kẻ đường gập nẹp cách mép vải = 4 5; kẻ đường giao khuy song song và cách mép nẹp = 1,7 Sang dấu các đường ngang cắt giao khuy và gập nẹp tại E4E5 ngang gấu, D3D4 ngang eo, C5C6 ngang nách, A5A6 ngang cổ *. Vòng cổ, vai con A6A7 (Ngang cổ trước) =1/10 Vòng ngực + (1 1,5) A7A8 (Sâu cổ trước) = 1/6 Vòng cổ + (1 2) (Tùy thuộc vào thời trang); qua A8 dựng đường song song với A6A7 Kẻ đường hạ xuôi vai song song cách đường ngang cổ A6A7 = Số đo xuôi vai – 0,5
- 12 A7A7' (Vai con thân trước) = A2B1 (Vai con thân sau) – (0,3 0,5) tùy thuộc vào chất liệu *. Ve áo A7A9 (Điểm bẻ ve) = 2,5 A10 (Chân ve) trên đường ngang eo =1; Nối đường bẻ ve A9A10 cắt đường hạ ngang cổ tại A11; A11A12 (Xuôi ve) = (5 7) Tùy thuộc vào thời trang, A12A13 (Bản ve) = 8; Nối A13A11 kéo dài cắt đường đi qua A7 song song với đường bẻ ve A13A14 (Điểm bấm ve) =3,8 *. Thiết kế vòng nách A7'C7' (Giảm vai thân áo) = 3,5; qua C7' dựng đường thăng song song với đường giao khuy cắt đường ngang nách tại C7 C7C8 = 4; C7C9 = 4,5; Nối C8C9; C10 = 1/2C8C9; Nối C10C7; C11= 1/3 C10C7 Vẽ vòng nách từ A7' → C9 → C11→ C8 theo đường cong trơn đều *. Sườn, gấu E5E6 (Rộng ngang gấu) = C6C8 - 2; Nối C8E6 cắt đường ngang eo tại D5, cắt ngang miệng túi tại T5 E4E7 (Sa gấu) =1,5 E6E6' = 0,7 *. Chiết ngực, túi dưới Chiết ngực (Cách cổ họng) = 1/3 Dài áo + 5 T1 (Tâm chiết) = 1/2 C6C7 +1; qua T1 dựng đường thẳng song song với đường giao khuy cắt đường ngang miệng túi tại T2; Rộng giữa chiết = 2; Rộng đuôi chiết =1,5 Túi dưới (Cách làn gấu) = 1/3 Dài áo - 1 T2T3 (Miệng túi dưới) = 2,5; Rộng miệng túi = 14,5 (Trung bình) qua T3 dựng đường thẳng song song với đường giao khuy lấy T3T4 (Bản to nắp túi) = 4,5; qua T4 dựng đường thẳng song song với T3T5, T4T6 = T3T5 + 0,2 *. Chiết sườn, mông, bụng - Chiết sườn D5D6 (Chiết sườn) = 1÷1,5 - Chiết mông T5T5' (Giảm chiết mông) = 1,5 - Chiết bụng T5T7 (Giảm chiết bụng) = 0,6 *. Đề cúp
- 13 C12C13 = D7D8 = E8E9 (Rộng đề cúp) = 1/2 [(Vòng ngực + (8 10)] – (Rtt + Rts) lượng cử động thay đổi tùy thuộc vào đối tượng rộng hay vừa C13C14(Dông đầu sườn) = 3 C12C12' = 0,6; Vẽ đường vòng nách từ C14 → C12' theo làn cong trơn đều D8D9 (Thắt eo) = 1,5; E9E11 = 1,5 Vẽ đường sườn áo từ C14 → D9 → E11 theo làn cong trơn đều D7D10 = 0,5; E8E10 = 3, lấy xuống 0,7 Vẽ đường cạnh trong đề cúp từ C12' → D10 → E10' theo làn cong trơn đều *. Ra đường may Vòng cổ, vòng nách cắt 0,8 Nẹp áo, vai con, sườn, cạnh trong đề cúp cắt dư 1cm Cạnh ngoài đề cúp cắt dư 2 cm
- 14 3.3.3. Thiết kế tay áo *. Mục tiêu: - Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế tay áo của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ; - Tính toán và thiết kế chi tiết tay áo của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu. *. Xác định các đường ngang: AD (Dài tay) = Số đo + 2 AB (Hạ mang tay) = Sâu nách trước (x) – 1,5 AC (Hạ khuỷu tay) = 1/2 Số đo dài tay + 5
- 15 *. Thiết kế mang lớn BB1 (Rộng bắp tay) = Sâu nách sau (y) – 0,5; qua B1 dựng đường thẳng song song với AD cắt đường ngang C, D tại C1, D1 AA1 (Hạ đầu sống tay) = 1/3 Hạ mang tay + 1 B1B2 = D1D2 (Mang tay lớn) = 3; C1C2 = 1/2B1B2; B1B1' (Dông đầu sườn) = 3 B3 = 1/2BB1, qua B3 dựng đường thẳng song song cắt đường ngang A tại A2 Nối A2A1, A2B1'. Vẽ đầu tay từ A1→ A2→ B1'→ B2 theo làn cong đều (đoạn A1→ A2 đánh cong lên 1,5 1,8; đoạn A2→ B1' đánh cong lên 2,3 2,5) Vạch đường bụng tay từ B2 → C2 → D2 theo đường cong trơn đều D1D3 (Rộng cửa tay) = 13,5 ( D2D2' = 0,8; D1D1' = 1) Nối D3D1' và D1’D2' CC3 = 1,5; vạch đường sống tay từ A1→ B→ C→ D3 theo làn cong trơn đều *. Thiết kế mang nhỏ A1A3 (Gục sống tay mang nhỏ) = 3; Nối A3B3 B2B4 = C2C4 = D2D4 (Mang tay nhỏ) = 6; vạch đường đầu tay mang nhỏ từ. A3→ B3→ C4 theo làn cong đều (đoạn A3→ B3 đánh cong xuống 1,5 2; đoạn . B3→ B4 đánh cong xuống 0,5 0,7) Vẽ đường bụng tay từ B4 → C4 → D4 theo làn cong trơn đều. Vẽ đường sống tay từ A3 → C3 → D3 theo làn cong trơn đều *. Ra đường may Xẻ cửa tay = 12 Giao xẻ cửa tay = 4 Gập cửa tay 4 Đầu tay cắt đứt, bụng tay, sống tay, cửa tay cắt dư 1.
- 16 3.3.4. Thiết kế các chi tiết khác. *. Mục tiêu: - Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế chi tiết nẹp áo, cổ áo, túi áo, viền túi áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ; - Tính toán và thiết kế chi tiết nẹp áo, cổ áo, túi áo, viền túi của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu. *. Nẹp áo Đặt thân trước lên sang dấu vòng cổ, ve áo, gót nẹp Bản to của gót nẹp = 10 11 A7A7' = 4; đánh cong nẹp áo trong A7'→ D2 → C2 theo làn cong trơn đều *. Cổ áo Kéo dài đường bẻ ve lấy A9A9' = 1/2 Vòng cổ thân sau, A9'A10 = 1,9 đối với áo hai cúc (áo ba cúc = 2,5); Nối A10A9 Qua A10 dựng đường thẳng vuông góc với A10A9. Lấy A10A15(Phần đứng) = 2,5; Lấy A10A16(Phần bẻ) = 3,5; vẽ đường chân cổ từ A15 → A15' A14A14' (Đầu cổ) = 3,4; vẽ cong sống cổ A16 → A14 *. Ra đường may: Cổ lót: Xung quanh cổ cắt dư 0,8. Đầu cổ cắt đứt. Cổ chính: Xung quanh cổ cắt dư 0,8. Đầu cổ cắt dư = 4.
- 17 *. Nắp túi dưới Nắp túi dưới cắt cho canh sợi của nắp túi dưới trùng với thân áo. T3T5 =14,5; T3T4 = T5T6 = 5; T4T6 = T3T5 + 0,2, ra đường may xung quanh 1. *. Viền túi dưới: Cắt thiên vải có chiều dài AB = A1B1 =18; chiều rộng AA1 = BB1 = 4, ra đường may xung quanh 1.
- 18 B A A B1 1 3.4. Cắt các chi tiết *. Mục tiêu: - Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật các dụng cụ để thiết kế và cắt chính xác các chi tiết của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ trên giấy bìa, trên vải; - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu; - Đảm bảo an toàn và định mức thời gian. Loại nguyên liệu Số Canh STT Tên chi tiết lượng sợi Vải Vải Dựng Mex chính lót 1 Thân trước 2 Dọc X X 2 Thân sau 2 Dọc X 3 Đề cúp 2 Dọc X 4 Tay mang lớn 2 Dọc X 5 Tay mang nhỏ 2 Dọc X 6 Nẹp áo 2 Dọc X X 7 Cổ áo 1 Dọc X X 8 Cổ áo 1 Ngang X 9 Nắp túi chính 2 Ngang X X 10 Nắp túi lót 2 Dọc X 11 Viền túi dưới 4 Thiên X X
- 19 GHI NHỚ - Thứ tự thiết kế: + Thân trước + Thân sau + Tay áo + Nẹp áo + Cổ áo + Các chi tiết khác: nắp túi, viền túi - Các công thức thiết kế cơ bản: + Xác định dài áo, dài eo, xuôi vai + Xác định rộng thân trước, rộng thân sau, rộng eo thân trước, rộng eo thân sau, rộng gấu thân trước, rộng gấu thân sau. - Cách ra đường các chi tiết - Cách cắt các chi tiết
- 20 BÀI TẬP Bài 1. Thiết kế hoàn chỉnh chi tiết Thân sau của áo vest nữ một lớp kiểu cổ bẻ theo số sau: (đơn vị: cm). Dài áo (Da): 60 Dài eo sau (Des): 36 Dài tay (Dt): 43 Vòng ngực (Vn): 84 Vòng mông (Vm): 88 Vòng eo (Ve): 66 Vòng cổ (Vc): 36 Rộng vai (Rv): 36 Xuôi vai (Xv): 4,5 Bài 2. Thiết kế hoàn chỉnh chi tiết Thân trước, đề cúp của áo vest nữ một lớp kiểu cổ bẻ theo số sau: (đơn vị: cm). Dài áo (Da): 60 Dài eo sau (Des): 36 Dài tay (Dt): 43 Vòng ngực (Vn): 84 Vòng mông (Vm): 88 Vòng eo (Ve): 66 Vòng cổ (Vc): 36 Rộng vai (Rv): 36 Xuôi vai (Xv): 4,5 Bài 3. Thiết kế hoàn chỉnh chi tiết Tay áo của áo vest nữ một lớp kiểu cổ bẻ theo số sau: (đơn vị: cm). Dài áo (Da): 60 Dài eo sau (Des): 36 Dài tay (Dt): 43 Vòng ngực (Vn): 84 Vòng mông (Vm): 88 Vòng eo (Ve): 66 Vòng cổ (Vc): 36 Rộng vai (Rv): 36 Xuôi vai (Xv): 4,5 Bài 4. Thiết kế hoàn chỉnh chi tiết Nẹp áo, cổ áo của áo vest nữ một lớp kiểu cổ bẻ theo số sau: (đơn vị: cm). Dài áo (Da): 60 Dài eo sau (Des): 36 Dài tay (Dt): 43 Vòng ngực (Vn): 84 Vòng mông (Vm): 88 Vòng eo (Ve): 66 Vòng cổ (Vc): 36 Rộng vai (Rv): 36 Xuôi vai (Xv): 4,5 Bài 5. Thiết kế hoàn chỉnh chi tiết phụ: viền túi, nắp túi của áo vest nữ một lớp kiểu cổ bẻ theo số sau: (đơn vị: cm). Dài áo (Da): 60 Dài eo sau (Des): 36 Dài tay (Dt): 43 Vòng ngực (Vn): 84 Vòng mông (Vm): 88 Vòng eo (Ve): 66 Vòng cổ (Vc): 36 Rộng vai (Rv): 36 Xuôi vai (Xv): 4,5
- 21 BÀI 2 THIẾT KẾ ÁO VEST NỮ 1 LỚP KIỂU CỔ ĐỨNG Mã bài: MĐMTT 10-02 1.Giới thiệu: Thời tiết vào đông, không khí lạnh cùng những đợt gió mùa là thời điểm thích hợp nhất để phái nữ diện lên mình những bộ vest ấm áp, lịch lãm và thời trang. Áo vest nữ một lớp kiểu cổ đứng có thể kết hợp với chân váy, váy liền thân, quần âu tôn thêm vẻ đẹp sang trọng và quý phái. Với chất liệu đa dạng như dạ, cotton, da cùng các màu sắc ấm áp tạo nên mỗi góc văn phòng dường như bừng sáng hơn 2.Mục tiêu của bài: - Mô tả chính xác đặc điểm kiểu mẫu và xác định đầy đủ các số đo để thiết kế áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng; - Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng; - Tính toán và thiết kế các chi tiết của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; - Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật các dụng cụ để thiết kế và cắt chính xác các chi tiết của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng trên giấy bìa, trên vải; - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu; 3.Nội dung chính: 3.1. Đặc điểm kiểu mẫu *. Mục tiêu: Mô tả chính xác đặc điểm sản phẩm mẫu. - Là kiểu áo veston một lớp gồm 8 mảnh - Thân sau có đường may sống lưng - Thân trước có hai túi bổ, cổ đứng, nẹp vuông 4 cúc - Tay hai mang.Đảm bảo an toàn và định mức thời gian.
- 22 3.2. Số đo: (đơn vi: cm) *. Mục tiêu: Xác định đầy đủ thông số để thiết kế áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng. Dài áo (Da): 56 Dài eo sau (Des): 35 Dài tay (Dt): 43 Vòng ngực (Vn): 86 Vòng mông (Vm): 88 Vòng eo (Ve): 68 Vòng cổ (Vc): 36 Rộng vai (Rv): 37 Xuôi vai (Xv):4,5 3.3. Thiết kế dựng hình các chi tiết 3.3.1. Thiết kế thân sau *. Mục tiêu: - Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế thân sau áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng; - Tính toán và thiết kế chi tiết thân sau của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu. *. Xác định các đường kẻ ngang AG (Dài áo) = Số đo + Độ co AB (Hạ xuôi vai) = Số đo xuôi vai – 2(mẹo cổ) – 0,5 AC (Hạ nách sau) = 1/4 Vòng ngực + (0,5 1). Lượng cử động tùy thuộc đối tượng sử dụng. AD (Dài eo sau) = Số đo DE (Hạ mông) = 15 (TB) *. Thiết kế sống lưng AA1 (Ngang cổ) = 0,3 CC1 (Ngang nách) = 1 DD1 (Ngang eo) = 2 GG1 (Ngang gấu) = 2 *. Vòng cổ, vai con A1 A2 (Ngang cổ sau) = 1/6 Vòng cổ + 1 A2A3 (Mẹo cổ) = 2 Vạch vòng cổ từ A1 → A3 theo làn cong đều B B1 (Rộng vai) = 1/2 SĐ rộng vai; Nối A3B1 (Vai con thân sau).
- 23 *. Vòng nách C1C2 (Rộng thân sau) = 1/4Vn + 1 C1C3 (Rộng ngang nách )= 1/2 Rv – 0,5 Từ C3 kẻ vuông góc lên trên. Vẽ vòng nách từ B1 → C2 theo làn cong đều. (Tại giữa vòng nách đánh cong vào 1 1,5). *. Sườn, gấu D1D2 (Rộng eo) = 1/4Ve + 3 E1E2= G1G2 (Rộng ngang gấu thân sau) = 1/4Vm + (1 2) Vạch đường sườn áo từ C2 → D2 → E2 → G2 Vẽ đường ngang gấu với đường sườn tạo thành góc vuông. *. Cắt bổ thân sau Trên đường vai con: A3A4= A4B1 ’ ‘ Trên đường ngang nách: C1C1 = C1 C3 ’ Từ C1 kẻ vuông góc xuống dưới cắt đường ngang eo tại D3 và cắt đường ngang gấu tại G3. D4D5 (Rộng chiết) = 2 Nối đường cắt đề cúp theo làn cong trơn đều. *. Ra đường may Vòng cổ, vòng nách = 0,8; Vai con, sườn, đường cắt bổ = 1; Gập gấu = 4 3.3.2 .Thiết kế thân trước *. Mục tiêu: Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế thân trước áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng; Tính toán và thiết kế chi tiết thân trước của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu. *. Xác định các đường ngang - Kẻ đường gập nẹp // và cách rộng thân sau 5 - Kẻ đường giao khuy cách đường gập nẹp 2 - Đặt thân sau lên phần vải thân trước sao cho đường dựng hình sống lưng thân sau trùng với đường gập nẹp. - Sang dấu các đường ngang cổ, ngang nách, ngang eo, ngang gấu.
- 24 *. Vòng cổ, vai con A5 A6 (Ngang cổ trước) = 1/6 Vòng cổ + 1 A6A7 (Sâu cổ trước) = 6 8 A5A6 = A7A8 A6A9= A9A8 A9A10= 1/3 A9A7 Vạch vòng cổ từ A6 → A10→ A8 theo làn cong đều Hạ xuôi vai = Số đo A6A11(Vai con thân trước) = A3B1 (Vai con thân sau) – 0,3 *. Vòng nách C5C6 (Rộng thân trước) = 1/4Vn + 2 C5C7 (Rộng ngang ngực )= 1/2Rv – 1 Nối điểm A11 và C7. Vẽ vòng nách từ A11 → C6 theo làn cong đều. (Tại giữa vòng nách đánh cong vào 2 2,5). *. Sườn, gấu áo D7D8 (Rộng eo) = 1/4Ve + 3 E4E5= G5G6 (Rộng ngang gấu thân trước) = 1/4Vm + (1 2) Vạch đường sườn áo từ C6 → D8 → E5 → G6 G4G7 (Xa gấu) = 1,5 – 2. Vẽ đường ngang gấu với đường sườn tạo thành góc vuông. *. Cắt bổ thân trước ’ ‘ Trên đường vai con: A6A6 = A6 A11 Trên đường ngang nách: C5C8= 1/2C5C6 + 1 Từ C8 kẻ vuông góc xuống dưới cắt đường ngang eo tại D9 và cắt đường ngang gấu tại G8. D10D11 (Rộng chiết) = 2 Vẽ đường cắt bổ đề cúp theo làn cong đều.
- 25 *. Ra đường may Vòng cổ, vòng nách = 0,8 ; Vai con, sườn, đường cắt bổ = 1; Gập gấu = 4 A3 ’ A A6 A6 A5 A4 A1 B1 A2 A9 A11 B A10 A8 A7 C C5 C4 C2 ’ C1 C6 C7 C8 C3 C1 D9 D3 D D8 D11 D10 D7 D6 D2 D5 D4 D1 E5 E4 E E2 E 3 1 E G5 G4 G G6 G2 G3 G1 G7 G8 3.3.3. Thiết kế tay áo *. Mục tiêu: - Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế thân sau áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng; - Tính toán và thiết kế chi tiết thân sau của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu.
- 26 *. Xác định các đường ngang: AD (Dài tay) = Số đo + 2 AB (Hạ mang tay) = Sâu nách trước – 1,5 AC (Hạ khuỷu tay) = 1/2 Số đo dài tay + 5 *. Thiết kế mang lớn BB1 (Rộng bắp tay) = Sâu nách sau – 0,5; qua B1 dựng đường thẳng song song với AD cắt đường ngang C, D tại C1, D1 AA1 (Hạ đầu sống tay) = 1/3 Hạ mang tay + 1 B1B2 = D1D2 (Mang tay lớn) = 3; C1C2 = 1/2B1B2; B1B1' (Dông đầu sườn) = 3 B3 = 1/2BB1, qua B3 dựng đường thẳng song song cắt đường ngang A tại A2 Nối A2A1, A2B1'. Vẽ đầu tay từ A1→ A2→ B1'→ B2 theo làn cong đều (đoạn A1→ A2 đánh cong lên 1,5 1,8; đoạn A2→ B1' đánh cong lên 2,3 2,5). Vạch đường bụng tay từ B2 → C2 → D2 theo đường cong trơn đều. D1D3 (Rộng cửa tay) = 13,5 ( D2D2' = 0,8; D1D1' = 1) Nối D3D1' và D1’D2' CC3 = 1,5; vạch đường sống tay từ A1→ B→ C→ D3 theo làn cong trơn đều. *. Thiết kế mang nhỏ A1A3 (Gục sống tay mang nhỏ) = 3; Nối A3B3 B2B4 = C2C4 = D2D4 (Mang tay nhỏ) = 6; vạch đường đầu tay mang nhỏ từ A3→ B3→ C4 theo làn cong đều (đoạn A3→ B3 đánh cong xuống 1,5 2; đoạn B3→ B4 đánh cong xuống 0,5 0,7). Vẽ đường bụng tay từ B4 → C4 → D4 theo làn cong trơn đều. Vẽ đường sống tay từ A3 → C3 → D3 theo làn cong trơn đều. *. Ra đường may Xẻ cửa tay = 12 Giao xẻ cửa tay = 4 Gập cửa tay 4 Đầu tay cắt đứt, bụng tay, sống tay, cửa tay
- 27 cắt dư 1. 3.3.4. Thiết kế các chi tiết khác. *. Mục tiêu: - Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế chi tiết nẹp áo, cổ áo, túi áo, viền túi áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng; - Tính toán và thiết kế chi tiết nẹp áo, cổ áo, túi áo, viền túi của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu. *. Nẹp áo Đặt thân trước lên sang dấu vòng cổ, ve áo, gót nẹp Bản to của nẹp tại hạ eo = 9 10 Trên đường vai con từ họng cổ lấy vào 5; đánh cong nẹp áo trong theo làn cong trơn đều. 5 9÷10 *. Cổ áo
- 28 AA1 = Vòng cổ thân sau + Còng cổ thân trước AA3 = A1A2 = 3÷3,5 AA4 = Vòng cổ thân sau Vẽ đường chân cổ từ A qua A4 đến A5 theo làn cong đều. Từ A5 dựng đường thẳng vuông góc với đường chân cổ A5A6 = A1A2 = 3÷3,5. Vẽ đường chân cổ từ A đến A6 theo làn cong đều. *. Ra đường may: Xung quanh cổ cắt dư 1. A6 A3 A2 A5 A A4 A1 *. Nắp túi dưới Nắp túi dưới cắt cho canh sợi của nắp túi dưới trùng với thân áo. T3T5 =14,5; T3T4 = T5T6 = 5; T4T6 = T3T5 + 0,2, ra đường may xung quanh 1 *. Viền túi dưới: cắt thiên vải có chiều dài AB = A1B1 =18; chiều rộng AA1 = BB1 = 4, ra đường may xung quanh 1 B A A B1 1 3.4. Cắt các chi tiết *. Mục tiêu: - Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật các dụng cụ để thiết kế và cắt chính xác các chi tiết của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng trên giấy bìa, trên vải;
- 29 - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu; - Đảm bảo an toàn và định mức thời gian. Số Loại nguyên liệu STT Tên chi tiết lượng Canh sợi Vải Vải lót Dựng Mex chính 1 Thân trước 2 Dọc x x 2 Thân sau 2 Dọc x 3 Đề cúp 2 Dọc x 4 Tay mang lớn 2 Dọc x 5 Tay mang nhỏ 2 Dọc x 6 Nẹp áo 2 Dọc x x 7 Cổ áo 1 Dọc x x 8 Cổ áo 1 Ngang x 9 Nắp túi chính 2 Ngang x x 10 Nắp túi lót 2 Dọc x 11 Viền túi dưới 4 Thiên x x GHI NHỚ - Thứ tự thiết kế: + Thân trước + Thân sau + Tay áo + Nẹp áo + Cổ áo + Các chi tiết khác: nắp túi, viền túi - Các công thức thiết kế cơ bản: + Xác định dài áo, dài eo, xuôi vai + Xác định rộng thân trước, rộng thân sau, rộng eo thân trước, rộng eo thân sau, rộng gấu thân trước, rộng gấu thân sau - Cách ra đường các chi tiết
- 30 - Cách cắt các chi tiết BÀI TẬP Bài 1. Thiết kế hoàn chỉnh chi tiết Thân sau của áo vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng theo số đo sau: (đơn vị: cm) Dài áo (Da): 58 Dài eo sau (Des): 35 Dài tay (Dt): 43 Vòng ngực (Vn): 86 Vòng mông (Vm): 88 Vòng eo (Ve): 68 Vòng cổ (Vc): 36 Rộng vai (Rv): 37 Xuôi vai (Xv):4,5 Bài 2. Thiết kế hoàn chỉnh chi tiết Thân trước của áo vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng theo số đo sau: (đơn vị: cm) Dài áo (Da): 58 Dài eo sau (Des): 35 Dài tay (Dt): 43 Vòng ngực (Vn): 86 Vòng mông (Vm): 88 Vòng eo (Ve): 68 Vòng cổ (Vc): 36 Rộng vai (Rv): 37 Xuôi vai (Xv):4,5 Bài 3. Thiết kế hoàn chỉnh chi tiết Tay áo của áo vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng theo số đo sau: (đơn vị: cm) Dài áo (Da): 58 Dài eo sau (Des): 35 Dài tay (Dt): 43 Vòng ngực (Vn): 86 Vòng mông (Vm): 88 Vòng eo (Ve): 68 Vòng cổ (Vc): 36 Rộng vai (Rv): 37 Xuôi vai (Xv):4,5 Bài 4. Thiết kế hoàn chỉnh chi tiết Nẹp áo, cổ áo của áo vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng theo số đo sau: (đơn vị: cm) Dài áo (Da): 58 Dài eo sau (Des): 35 Dài tay (Dt): 43 Vòng ngực (Vn): 86 Vòng mông (Vm): 88 Vòng eo (Ve): 68 Vòng cổ (Vc): 36 Rộng vai (Rv): 37 Xuôi vai (Xv):4,5 Bài 5. Thiết kế hoàn chỉnh chi tiết phụ: viền túi, nắp túi của áo vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng theo số đo sau: (đơn vị: cm) Dài áo (Da): 58 Dài eo sau (Des): 35 Dài tay (Dt): 43 Vòng ngực (Vn): 86 Vòng mông (Vm): 88 Vòng eo (Ve): 68 Vòng cổ (Vc): 36 Rộng vai (Rv): 37 Xuôi vai (Xv):4,5
- 31 BÀI 3 THIẾT KẾ ÁO DÀI NỮ CỔ ĐỨNG TRÒN, TAY RAGLANG Mã bài: MĐMTT 10-03 1.Giới thiệu: Áo dài là loại y phục dành cho nữ giới nhiều hơn nam giới. Áo dùng làm trang phục công sở, đồng phục, đi học đi chơi, mặc trong các dịp lễ hội cưới hỏi, mặc để tiếp khách hoặc bán hàng vv Loại y phục này mặc với quần ống xéo vải mền như lụa hoặc phi bóng, dưới chân đi hài, guốc hay giày. Chiếc áo dài có phần trên ôm sát thân, từ eo trở xuống, hai vạt áo mềm mại trên đôi ống quần. Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay raglan. Kiểu áo dài nữ cổ đứng tròn vai raglan ra đời khắc phục được kiểu áo dài tay thường, đường ráp nách đi xéo từ cổ xuống nách giúp cho áo mặc ôm vừa vặn ở phần vai. Thân áo, tay áo được cách điệu nhiều kiểu khác nhau theo thời trang. Kiểu áo dài tay raglan vẫn được ưu chuộng đến ngày nay. 2.Mục tiêu của bài: - Mô tả đúng đặc điểm kiểu mẫu của áo dài nữ cổ đứng tròn, tay raglan cơ bản; - Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế; - Tính toán và thiết kế các chi tiết của áo dài nữ cổ đứng tròn, tay raglan cơ bản trên giấy bìa, trên vải đảm bảo hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật dựa trên số đo và công thức thiết kế cơ bản; - Cắt đầy đủ các chi tiết áo dài nữ cổ đứng tròn, tay raglan cơ bản đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật; - Sử dụng thành thạo dụng cụ thiết kế; - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu; - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập.
- 32 3.Nội dung chính: 3.1. Đặc điểm kiểu mẫu. Mục tiêu: - Mô tả đúng đặc điểm kiểu mẫu của áo dài nữ cổ đứng tròn, tay raglan cơ bản. * Đặc điểm kiểu mẫu: - Áo dài được thiết kế dáng eo tay raglan, cổ đứng tròn (áo dài truyền thống). - Thân trước và thân sau đều có chiết eo, thân trước ngoài chiết eo còn có chiết ngực. - Tà áo được thiết kế tà đứng, vạt vuông. - Áo dài được thiết kế xẻ từ eo xẻ xuống.
- 33 Hình 1.1. Áo dài nữ cổ đứng tròn, tay raglan 3.2. Số đo Mục tiêu: - Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế. *. Phương pháp xác định số đo. - Dài áo (Da): Đo từ chân cổ sau xuống qua bắp chân, dài ngắn tùy theo ý thích và tùy theo thời trang (thông thường lấy dài áo bằng 3/4 chiều cao đo từ chân cổ sau xuống đến gót chân). - Dài tay (Dt): Đo từ nền chân cổ qua vai và đến qua khuỷu tay (tay lửng).
- 34 - Bắp tay (Bt): Chu vi lớn nhất của bắp tay. - Vòng nách (Vn’): Đo xung quanh vòng nách tại điểm đầu vai. - Vòng cổ (Vc): Đo xung quanh nền chân cổ và tiếp giáp tại họng cổ. - Hạ ngực (Hn): Đo từ điểm đầu vai (chỗ góc cổ) tới điểm đầu ngực. - Hạ eo (He): Đo từ chân cổ qua ngực xuống eo (thông thường hạ eo áo dài ngắn hơn hạ eo của áo sơ mi từ 2 3cm). - Cách ngực (Cn): Đo khoảng cách giữa hai điểm đầu ngực. - Vòng ngực (Vn): Đo vừa sát quanh chỗ lớn nhất của ngực. - Vòng eo (Ve): Đo vừa sát quanh eo (đo quanh điểm hạ eo). - Vòng mông (Vm): Đo vừa sát quần chỗ lớn nhất của mông. *. Số đo mẫu. Da130 - De34 - Vn86 - Ve66 - Vm88 - Vc36- Vn’33 - Hn20 - Cn18 - Dt50 - Bt25. 3.3. Thiết kế dựng hình các chi tiết. Mục tiêu: - Tính toán và thiết kế các chi tiết của áo dài nữ cổ đứng tròn, tay raglan cơ bản trên giấy bìa, trên vải đảm bảo hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật dựa trên số đo và công thức thiết kế cơ bản.
- 35 Hình 1.2. Mối quan hệ giữa thân sau và thân trước.
- 36 3.3.1. Thân sau. *. Xác định các đường ngang. Gập đôi vải theo chiều dọc, hai mặt phải của vải áp vào nhau đo chiều ngang gấp vải = Vm + 3cm + 2cm (đường may). Trên đường gập 4 đôi ta xác định các số đo sau: - AE dài áo = số đo + 2cm (gấu). - AB hạ nách = Vn ' + 2 4cm. 2 - AC hạ eo = số đo dài eo. - CD hạ mông tb = 18 20cm. Từ các điểm vừa xác định chúng ta kẻ các đường ngang vuông góc với đường gập đôi. *. Vẽ cổ áo. - AA1 rộng cổ sau = Vc/9. - Từ A lấy xuống I tb = 1cm. - Nối I với A1 rồi vạch cong cổ từ I lên A1. (như hình vẽ). *. Vẽ nách, sườn, gấu áo. - BB1 rộng ngực = Vn 3 4 - CC1 rộng ngang eo = Ve 3 + 2 (chiết). 4 - DD1 rộng mông = Vm + 0,5 4 - EE1 rộng tà = Vm + 2 3cm. 4 Hình 1.3. Thân sau - Từ B1 lấy vào B2 = 3cm (giảm khúc tay trong). - Nối B2 với A1. Từ B2 lấy lên B3 = 4cm. - A1B3 chia đôi rồi lấy lên 0,5cm có B4. - Vẽ cong đếu từ A1 B4 B3 B1 Hình 1.3. Thân sau (như hình vẽ) ta được khúc tay trong. - Vạch đường sườn từ B1 C1 D1 E1 (độ cong mông phụ thuộc vào vòng mông).
- 37 *. Vẽ chiết eo. - Tâm chiết cách đường gập vải = Cn/2 - 0,5cm. - Đặt thước song song với đường gập vải đi qua tâm chiết. - Đầu chiết cách hạ nách 3 (4cm). - Đuôi chiết cách ngang mông 2 4cm. - Rộng chiết = 2cm. (Lưu ý: chiết dài, ngắn hay to, bé phụ thuộc vào người to hay nhỏ). 3.3.2. Thân trước. *. Sang dấu các đường ngang. Gập đôi vải theo chiều dọc, hai mặt phải của vải áp vào nhau đo chiều ngang gấp vải = Vm + 4 3cm + 2cm (đường may). - Đặt thân sau lên miếng vải còn lại, sang dấu các đường ngang A, B, C, D, E. - Từ điểm A của thân sau hạ xuống điểm A’ của thân trước = 2cm. - Từ điểm B của thân sau dâng lên điểm B’ của thân trước = 2 3cm (phụ thuộc vào chiết ngực to hay bé). *. Vẽ cổ áo. - A’A’1 rộng cổ = Vc/ 9 (+0,5cm) - Từ A’ lấy xuống I’ tb = 4cm (sâu cổ trước) - Vẽ vòng cổ từ I’ lên A’1 đi qua điểm 2/5 trung tuyến A’I’A’1(Như hình 1.4). *. Vẽ nách, sườn áo. - B’B’1 rộng ngực = Vn 3 + 0,5cm 4 - C’C’1 rộng eo = Ve 3 + 1 2cm 4 Hình 1.4. Thân trước - D’D’1 rộng mông = Vm - 0,5cm 4
- 38 - E’E’1 rộng tà = Vm + 2 3cm 4 - Từ B’1 lấy vào B’2 = 5cm - Nối A’1 với B’2 rồi chia 3 và vẽ cong đều xuống (như hình vẽ) ta được khúc tay ngoài. - Vẽ đường sườn, tà từ B’1 C’1 D’1 E’1 (độ cong mông phụ thuộc vào vòng mông). - Giảm sườn tà E’1E’1’ = 0,7cm vẽ cong đều từ E’ E’1 ta được gấu áo. *. Chiết ngực, chiết eo + Chiết ngực: - Từ a lấy xuống H’1 = Hạ ngực (Hn) - H’1 vào H’3 = Cn 2 - Tâm chiết cách ngang eo 2 (3cm). - Giảm đầu chiết từ H’3 xuống 3cm. - Bản chiết rộng 3cm. - Chiết được thiết kế (như hình vẽ). A2 A A1 3 + Chiết eo: 3 A3 - Qua H’3 dựng đường song song với đường gập vải cắt ngang eo tại một điểm là tâm chiết eo. - Đầu chiết cách đường H’1H’3 = 2cm. TS TT 3 4 - Đuôi chiết cách ngang mông = 2cm. B1 2 B 3 B2 - Rộng bản chiết = 2cm. - Chiết được thiết kế (như hình vẽ). Lưu ý: Chiết dài ngắn, to bé tùy thuộc vào người to hay bé. Tay ¸o C 3.3.3 Thiết kế tay áo. *. Xác định các đường ngang. - AC dài tay = Số đo dài tay. - AB sâu tay (hạ mang tay) = Vn ' + 2 2 D1 D D2 4cm. Hình 1.5. Tay áo
- 39 *. Vẽ đầu tay. - AA1 rộng đầu tay = Vc/9. - BB1 rộng bắp tay = 1/2 rộng bắp tay + 1cm. - Vẽ đầu tay phía trước và phía sau cong đều (như hình vẽ). - CC1 tb = 15 16cm. *. Vẽ cửa tay. - Giảm cổ trước từ A1 vào A2 = 2 2,5cm. - Giảm cửa tay = 1cm. - Sa bụng tay = 3cm. - Vẽ đầu tay phía trước và phía sau cong đều (như hình vẽ). 3.3.4. Các chi tiết phụ. *. Vẽ hò áo. - Được thiết kế dựa vào thân trước (như hình vẽ). - Lưu ý trước khi cắt hò nhớ gấp chiết ngực lại. a1 a a1 a 2 i 2 i b1 b2 1,5 b 5 1,5 b1 b h3 h1 Hß ¸o 3 Cn/2 Hß ¸o 1 h1 c1 2 c c1 2 c Hình 1.6. Hò áo. *. Vẽ cổ áo.
- 40 H1 H2 H A 27 3 cæ ¸o 3.5 thiªn v¶i 7 B B1 Vctt + Vcts - 1 sîi viÒn 2 Hình 1.7. Cổ áo. - AB rộng bản cổ tb = 2 5cm - BB1 dài bản cổ = Vctt Vcts -1cm (độ hở cổ) 2 - B1H độ cong chân cổ = 3 3,5cm - HH1 rộng đầu cổ = 3cm - H1H2 giảm đầu cổ = 1,5 2cm - Vẽ cổ (như hình vẽ). *. Vẽ sợi viền. - Sợi viền cúc áo được cắt thiên vải D x R = (54 58) x 7. - Nếu phải viền tà thì cắt dọc vải. 3.4. Cắt các chi tiết. Mục tiêu: - Cắt đầy đủ các chi tiết của áo dài nữ cổ đứng tròn, tay raglan đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. *. Qui định gia đường may. - Đường sườn thân sau, thân trước, bụng tay gia 2cm. - Vòng cổ, xung quanh cổ gia 0,7cm. - Vòng nách, sườn áo bên phải gia 0,5cm (may vào với viền cúc). - Gấu áo để gia 2,5cm. - Nếu tà áo là liền thì gia 2cm tà áo là tà rời thì gia 0,5cm. Chú ý: Đánh dấu canh sợi và số lượng các chi tiết. Khi cắt dưỡng bìa ở những đường cong thì cắt đến đâu nhấc nhẹ bìa theo đường cắt đến đó để tránh bìa bị rách.
- 41 *. Cắt các chi tiết. Sau khi thiết kề hoàn chỉnh các chi tiết trên dưỡng bìa và ra đường may chúng ta sẽ cắt hoàn chỉnh các chi tiết trên dưỡng bìa rồi giác (áp dưỡng) các chi tiết lên vải và cắt các chi tiết trên vải. Gập đôi vải theo chiều dọc đo chiều ngang gấp vải bằng rộng tà = Vm + 4 3cm + đường may. Trải vải sao cho đảm bảo đúng canh sợi, và mặt vải phẳng (lưu ý sự đối xứng đối của hoa, hay các họa tiết chi tiết trên vải ). Trình tự thực hiện việc cắt các chi tiết. Nội dung công Dụng cụ TT Yêu cầu kỹ thuật việc Thiết bị 1 Cắt thân sau áo Kéo cắt vải - Đường cắt phải cắt đứt đường phấn giác - Các đường cắt phải trơn đều. - Chi tiết cắt song phải đúng thông số, dưỡng ban đầu. 2 Cắt thân trước Kéo cắt vải - Đường cắt phải cắt đứt đường phấn giác. - Các đường cắt phải trơn đều. - Các chi tiết cắt song phải đúng thông số dưỡng ban đầu. 3 Cắt tay áo, Kéo cắt vải - Đường cắt phải cắt đứt đường giảm khúc tay phấn giác. trong. - Các đường cắt phải trơn đều. - Các chi tiết cắt song phải thông số, đúng dưỡng ban đầu. - Hai tay áo phải đối xứng nhau. 4 Cắt các chi tiết Kéo cắt vải - Đường cắt phải cắt đứt đường phụ phấn. - Các đường cắt phải trơn đều. - Chi tiết cắt song phải đúng dưỡng ban đầu, đủ về số lượng.
- 42 5 Sang dấu vị trí Phấn thước, - Đường sang dấu phải chính xác chiết ngực, cây lăn dấu. và đối xứng nhau qua đường gập chiết eo. đôi. Chú ý: - Trong quá trình giác phải lưu ý đường phấn giác phải bám sát mẫu, giác các chi tiết đúng canh sợi, hay những chi tiết cần giác đối xứng, và phải giác chính xác các chi tiết không được để dưỡng cũng như vải bị xô sẽ dẫn đến sai lệch các thông số các chi tiết trở thành phế phẩm. Đặc biệt là tùy vào đặc điểm kiểu mẫu mà khi giác chúng ta phải tìm, lựa chọn cách giác hay phương pháp giác sao cho tiết kiệm vải nhất. - Trong quá trình cắt phải lưu ý không để vải bị xô, cắt đầy đủ các chi tiết. Khi cắt đến những chỗ là đường cong thì chúng ta nên nhấc nhẹ vải hay giấy theo đường cắt để tránh đường cắt không trơn đều bị kiểu lát ngừng, những chỗ giao nhau nên dùng mũi kéo bấm để tránh cắt vào thân các chi tiết. Trình tự cắt có thể thay đổi phụ thuộc vào phương pháp giác nhưng thông thường chúng ta nên cắt các chi tiết lớn trước, chi tiết nhỏ sau. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Thiết kế hoàn chỉnh chi tiết Nẹp áo, cổ áo của áo vest nữ 1 lớp kiểu cổ đứng theo số đo sau: (đơn vị: cm) Dài áo (Da): 58 Dài eo sau (Des): 35 Dài tay (Dt): 43 Vòng ngực (Vn): 86 Vòng mông (Vm): 88 Vòng eo (Ve): 68 Vòng cổ (Vc): 36 Rộng vai (Rv): 37 Xuôi vai (Xv):4,5 2. Thiết kế hoàn chỉnh chi tiết Thân sau của áo vest nữ một lớp kiểu cổ bẻ theo số sau: (đơn vị: cm). Dài áo (Da): 60 Dài eo sau (Des): 36 Dài tay (Dt): 43 Vòng ngực (Vn): 84 Vòng mông (Vm): 88 Vòng eo (Ve): 66 Vòng cổ (Vc): 36 Rộng vai (Rv): 36 Xuôi vai (Xv): 4,5 3. Trình bày tóm tắt công thức thiết kế áo dài nữ cổ đứng tròn, tay raglan đã được học? 4. Thiết kế thân trước, thân sau áo dài nữ cổ đứng tròn, tay raglan trên giấy bìa tỷ lệ 1:1 theo số đo sau: Da132 - De35 - Vn88 - Ve68 - Vm90 - Vc36- Vn’33 - Hn20 - Cn18 - Dt52 - Bt26. 5. Thiết kế áo dài nữ cổ đứng tròn, tay raglan trên giấy bìa tỷ lệ 1:1 theo số đo của một người mặc cụ thể.
- 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Trần Thủy Bình (2005), Giáo trình thiết kế quần áo, NXB Giáo dục, Hà Nội. - Cao Bích Thuỷ (2008), Giáo trình thiết kế quần âu, sơmi, váy, đầm liền thân, veston, áo dài, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.