Giáo trình Thiết kế web - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ

pdf 35 trang Gia Huy 16/05/2022 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết kế web - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_web_truong_cao_dang_nghe_ky_thuat_cong_n.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thiết kế web - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ

  1. BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ    GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH Hà Nội, năm 2019
  2. BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ    GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT KẾ WEB NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số:248b/QĐ-CĐNKTCN ngày 17 tháng 09 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ) Hà Nội, năm 2019 1
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐQTM23 2
  4. LỜI GIỚI THIỆU Chương trình khung quốc gia nghề Quản trị mạng máy tính đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun, môn học. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các môđun, môn học đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun MĐQTM23: Thiết kế web là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu thiết kế và lập trình web trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2019 BAN CHỦ NHIỆM BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Tham gia biên soạn 1. Chủ biên : Phùng Quốc Cảnh 2. Tập thể Giảng viên khoa CNTT Mọi thông tin đóng góp chia sẻ xin gửi về hòm thư: canhdhtn86@gmail.com, hoặc liên hệ số điện thoại: 0359300585 3
  5. MỤC LỤC BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ WWW – NGÔN NGỮ HTML 7 1. Lịch sử World Wide Web (www) 7 1.1. Giới thiệu về World Wide Web (www) 7 1.2. Giới thiệu về URL: 7 1.3. Giới thiệu về HTTP 8 2. Nhập môn ngôn ngữ HTML (Hyper Text Markup Language) 9 3. Trang và văn bản trên trang 9 4. Ngôn ngữ đặc tả Script 10 4.1. Khai báo biến: 10 4.2. Toán tử: 10 4.3. Các cấu trúc điều kiện 11 4.4. Các cấu trúc lặp 11 4.5. Khai báo hàm và thủ tục: 12 4.6. Một số hàm thông dụng trong ASP: 12 5. CSS (Cascading Style Sheets) 13 5.1. Cú pháp CSS 13 5.2. Các thuộc tính trong CSS 13 5.3. Sử dụng CSS trong trang HTML 14 BÀI 2: THIẾT KẾ WEB TĨNH 16 1. Tổng quan: 16 2. Trang và văn bản trên trang 16 2.1. Tạo tiêu đề 16 2.2. Một số thẻ trình bày và định dạng văn bản: 17 2.3. Các thuộc tính của thẻ trình bày trang 17 3. Bảng biểu (Table) và trang khung (Frame) 18 3.1. Bảng biểu 18 3.2. Khung – Frames 19 4. Multimedia trên trang Web 22 4.1. Đặt màu nền 22 4.2. Màu chữ của văn bản 23 4.3. Màu của đầu mối liên kết - Thuộc tính LINK, VLINK và ALINK 23 4.4. Thuộc tính và mã màu 23 4.5. Nạp hình ảnh làm nền cho trang văn bản 23 4.6. Chèn ảnh - thẻ 23 4
  6. 5. Các yếu tố động trên trang 25 5.1. Đưa âm thanh vào tài liệu 25 5.2. Đưa Video vào tài liệu 25 6. Khung nhập (Form) 26 6.1. Form 26 6.2. Các thành phần trong FORM 27 7. Liên kết – Link 30 7.1. Thẻ neo và mối liên kết 31 7.2. Thuộc tính HREF 31 7.3. Liên kết ra ngoài – External Links 31 7.4. Địa chỉ tuyệt đối 31 7.5. Địa chỉ tương đối 31 7.6. Liên kết nội tại – Internal Link 31 7.7. Siêu liên kết – Hyperlink 32 BÀI 3: XÂY DỰNG WEB ĐỘNG 35 1.Tổng quan về ASP.Net và ADO.Net: 35 1.1. Tổng quan về ngôn ngữ ASP.Net: 35 1.2 Mô hình ADO.Net 43 2. Các đối tượng ASP.Net: 44 2.1. ASP.Net Web Server Controls: 44 2.2. Các đối tượng trong ASP.NET 50 2.3. Biến và các cấu trúc điều khiển: 56 2.4. Thủ tục và hàm 62 3. Các đối tượng ADO.Net: 63 3.1. Các đối tượng trong ADO.Net 63 3.2. Các lớp SqlClient trong mô hình ADO.Net 64 3.3. Các điều khiển dữ liệu ASP.Net 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 5
  7. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thiết kế web Mã số mô đun: MĐQTM23 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun Thiết kế web được bố trí sau khi học xong các môn học Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu, Cơ sở dữ liệu, Lập trình trực quan. - Tính chất: là mô đun đào tạo nghề. - Ý nghĩa và vai trò: dùng đào tạo kỹ năng cơ bản về thiết kế và lập trình web, cho trình độ cao đẳng nghề quản trị mạng máy tính. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Định hướng được kết cách thiết kế Web site. + Có khả năng sử dụng các thẻ HTML. + Biết cách tổ chức thông tin trên trang chủ. - Về kỹ năng: + Thiết kế được giao diện. + Lập trình cơ bản website. + Sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế Web. + Xây dựng được các ứng dụng web động. + Cài đặt, cấu hình được dịch vụ IIS - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có khả năng kết hợp với cơ sở dữ liệu để tạo ra các trang Web động. + Bố trí học tập và làm việc khoa học. Nội dung của mô đun: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Tổng quan về www – ngôn ngữ 2 2 HTML 2 Thiết kế web tĩnh 23 6 16 1 3 Thiết kế web động 35 7 27 1 Cộng 60 15 43 2 6
  8. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ WWW – NGÔN NGỮ HTML Mã bài: MĐQTM23-01 Giới thiệu: Bài học này nhằm giới thiệu sơ lược về lịch sử của World Wide Web (www), URL, về giao thức HTTP và ngôn ngữ phổ biến được dùng bởi World Wide Web là HTML (Hyper Text Markup Language). Mục tiêu: - Trình bày được lịch sử của WWW; - Trình bày được cấu trúc của một trang HTML và các thẻ HTML cơ bản, cách bố trí, xử lý và ứng dụng file CSS; - Thực hiện thiết kế được giao diện; - Biết cách tổ chức được thông tin trong trang chủ và bố trí văn bản trên trang. - Ghi nhớ các lệnh điều khiển của ngôn ngữ đặc tả Script. - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. Nội dung chính: 1. Lịch sử World Wide Web (www) Mục tiêu: Trình bày được lịch sử của WWW. 1.1. Giới thiệu về World Wide Web (www) Ngày nay người ta dùng máy tính như một công cụ rất hữu ích để truy cập Internet, chủ yếu là tìm kiếm thông tin. Thông tin này có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh hay thông tin đa phương tiện Nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày càng nhiều đã đưa ra vấn đề: làm thế nào dễ dàng sử dụng máy tính truy cập Internet như một công cụ phục vụ đắc lực cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin trên mạng thông tin rộng lớn nhất toàn cục. Vấn đề trên trở nên dễ dàng hơn bởi ý tưởng siêu văn bản (Hypertext) – văn bản thông minh nhà tin học Ted Nelson đề xuất vào năm 1965. Đến 1989, dự án chính thức được thực hiện bởi một kỹ sư trẻ người Anh tên là Tim Berners – Lee. World Wide Web (www) là một mạng các tài nguyên thông tin. WWW dựa trên 3 cơ chế để các tài nguyên trở nên sẵn dùng cho người xem càng rộng rãi nhất càng tốt, đó là: - Cơ chế đặt tên cùng dạng đối với việc định dạng các tài nguyên trên WWW (như các URL). - Các giao thức, để truy cập tới các tài nguyên qua WWW (như HTTP). - Siêu văn bản, để dễ dàng chuyển đổi giữa các tài nguyên (như HTML). 1.2. Giới thiệu về URL: Mọi tài nguyên sẵn dùng trên WWW – tài liệu HTML, ảnh, video clip, chương trình v v - có một địa chỉ mà có thể được mã hóa bởi một URL. URL được xem là một con trỏ dùng với mục đích đơn giản là xác định vị trí tài nguyên của môi trường Internet. Thông qua các URL mà Web Browser có thể tham chiếu đến một Web Server hoặc các dịch vụ khác trên Internet và ngược lại. Các URL thường gồm 3 phần: - Việc đặt tên của các cơ chế dùng để truy cập tài nguyên. - Tên của máy tính lưu trữ (tổ chức) tài nguyên. - Tên của bản thân tài nguyên, như một đường dẫn. Ví dụ: URL xác định trang W3C Technical Reports là URL này có thể được đọc như sau: Có một tài liệu sẵn dùng theo giao thức HTTP, đang lưu trong máy www.w3.org, có thể truy cập theo đường dẫn “/TR”. Các 7
  9. cơ chế khác ta có thể thấy trong các tài liệu HTML bao gồm “mailto” đối với thư điện tử và “ftp” đối với FTP. Ví dụ sau đây chỉ tới hộp thư (mailbox) của người dùng: Mọi góp ý, xin gửi thư tới Các định danh đoạn (fragment identifiers): Một số URL chỉ tới việc định vị một tài nguyên. Kiểu này của URL kết thúc với “#” theo sau bởi một dấu hiệu kết nối (gọi là các định danh đoạn). Ví dụ, đây là một URL đánh dấu một móc tên là section_2: Các URL tương đối: không theo cơ chế đặt tên. Đường dẫn của nó thường tham chiếu tới một tài nguyên trên cùng một máy chứa tài liệu hiện tại. Các URL tương đối có thể gồm các thành phần đường dẫn tương đối (như “ ” nghĩa là một mức trên trong cấu trúc được định nghĩa bởi đường dẫn), và có thể bao gồm các dấu hiệu đoạn. Ví dụ của giải pháp URL tương đối, giả sử chúng ta có URL gốc: “ ”. URL tương đối trong đánh dấu dưới đây cho một liên kết siêu văn bản: sẽ mở rộng thành URL đầy đủ “ ” trong khi URL tương đối trong việc đánh dấu cho một ảnh dưới đây sẽ mở rộng thành URL đầy đủ “ ” Các URL được dùng để: - Liên kết tới tài liệu hoặc tài nguyên khác. - Liên kết tới kiểu dạng bên ngoài hoặc kịch bản (script). 1.3. Giới thiệu về HTTP Web Browser và Web Server giao tiếp với nhau thông qua một giao thức được gọi là HTTP. Sự kết nối HTTP qua 4 giai đoạn: Hình 1.1: Sự kết nối HTTP - Tạo kết nối: Web Browser giao tiếp với Web Server nhờ địa chỉ URL. - Internet và số cổng (ngầm định là 80) được đặc tả trong URL. - Thực hiện yêu cầu: Web Browser gửi thông tin tới Web Server để yêu cầu phục vụ. Việc gửi thông tin ở đây là gửi phương thức GET dùng cho việc lấy một đối tượng từ Server, hay POST dùng cho việc gửi dữ liệu tới một đối tượng trên Server. - Phản hồi: Web Server gửi một phản hồi về Web Browser nhằm đáp ứng yêu cầu của Web Browser. - Kết thúc kết nối: Khi kết thúc quá trình trao đổi giữa Web Browser và Web Server thì sự kết nối chấm dứt. Và như vậy mối liên hệ giữa Client và Server chỉ được 8
  10. tồn tại trong quá trình trao đổi với nhau, điều này có lợi điểm rất lớn là giảm được lưu thông trên mạng. 2. Nhập môn ngôn ngữ HTML (Hyper Text Markup Language) Mục tiêu: Trình bày được cấu trúc của một trang HTML và các thẻ HTML cơ bản. Ngôn ngữ phổ biến dùng bởi World Wide Web là HTML (Hyper Text Markup Language). Nó được dùng cho các mục đích sau: - Phổ biến các tài liệu trực tuyến với các heading, văn bản, bảng, danh sách, ảnh, v.v - Truy tìm thông tin trực tuyến theo các liên kết siêu văn bản bằng việc kích vào một nút. - Thiết kế các định dạng cho việc kiểm soát các giao dịch (transaction) với các thiết bị từ xa, đối với người dùng trong việc tìm kiếm thông tin, tạo các sản phẩm, đặt hàng,.v.v - Bao gồm spread-sheets, video clips, sound clips, và các ứng dụng trực tiếp khác trong các tài liệu của họ. HTML đánh dấu văn bản dưới dạng các thẻ (Tag). Cấu trúc thẻ HTML có dạng như sau: - Thẻ đóng: văn bản chịu tác động Trong đó: + : bắt đầu hiệu ứng thẻ. + : kết thúc hiệu ứng thẻ. Ví dụ: văn bản này được in đậm sẽ cho kết quả ở trình duyệt là: văn bản này được in đậm - Thẻ mở: văn bản chịu tác động Ví dụ: Đoạn 1 Đoạn 2 sẽ cho kết quả là: Đoạn 1 Đoạn 2 - Về quy tắc các thẻ có thể lồng lẫn nhau nhưng vẫn phải đảm bảo đúng cú pháp của thẻ đó. 3. Trang và văn bản trên trang Mục tiêu: Biết cách tổ chức được thông tin trong trang chủ và bố trí văn bản trên trang; Thực hiện thiết kế được giao diện. Trang web có hai đặc trưng cơ bản: - Siêu văn bản (hypertext): bao gồm các văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh, màu sắc và các thành phần khác. - Siêu liên kết (hyperlink): có nhiều mối liên kết đa dạng với các trang và các thành phần khác ở bất cứ một website nào trên phạm vi toàn cầu. Website là tập hợp của rất nhiều webpage có cùng chủ đề tại một địa chỉ nhất định. Trong một website, người ta có thể “đi lại” giữa các webpage bằng con đường hyperlink. Các loại trang chủ yếu của website: - Trang chủ, trang gốc (Master page): với mỗi website có một trang chủ. Là nơi thể hiện rõ chủ đề của site thông qua cách bố trí danh mục tin, cách trang trí mỹ thuật nổi bật 9
  11. - Trang nội dung (content page): là trang chứa nội dung của một mục tin. Ngoài ra trên trang cũng có các danh mục tin con theo chủ đề của mục tin cha, các link để liên kết tới các trang khác. - Trang đầu (home page, start page): là trang xuất hiện ngay sau khi khởi động trình duyệt. Có thể là trang chủ hoặc không nhưng không phải là trang đặc biệt. - Trang đặc biệt (special page): là trang xuất hiện trên nền trang đầu ngay khi khởi động trình duyệt web. Trang này có thể có hoặc không, có thời gian tồn tại ngắn với nội dung thông báo, đưa những tin đặc biệt, muốn mọi người quan tâm trước tiên. Một trang web thường gồm một vài trang màn hình. 4. Ngôn ngữ đặc tả Script Mục tiêu: Ghi nhớ các lệnh điều khiển của ngôn ngữ đặc tả Script. Script hay kịch bản, theo thuật ngữ lập trình, là chương trình chạy với chế độ thông dịch trên máy khách (client) hay máy chủ (server) nhằm tạo ra các ứng dụng web (web base application). Xét trên phương diện: - Client-side : các script bổ sung vào trang web cho phép tạo ra các trang web tương tác, có những hiệu ứng động dựa vào mô hình đối tượng trình duyệt (BOM: browser object model) - Server-side: sử dụng các đối tượng liên quan để chạy các script trên server. Có nhiều loại ngôn ngữ đặc tả như JavaScript, VBScript, Jscript, , trong tài liệu này chỉ giới thiệu sơ lược về ngôn ngữ đặc tả VBScript nhằm giúp các học viên tham khảo thêm khi thực hiện lập trình chức năng cho web. 4.1. Khai báo biến: VB Script khai báo biến thông qua từ khóa dim, biến trong VBScript không cần xác định kiểu, các biến không cấu trúc được xem là biến vô hướng, có thể chứa và tự chuyển đổi hầu hết các kiểu dữ liệu. Hằng được khai báo bằng từ khóa Const. Ví dụ: Const p = 3.14 Mảng được định nghĩa và truy xuất thông qua chỉ số - Dim x,y,z - Dim a(10) ‘Khai báo mảng một chiều a có 10 phần tử’ - Dim b(5,10) ‘Khai báo mảng hai chiều b’ - Redim a(20) ‘Khai báo lại mảng a tăng thêm 10 phần tử vẫn giữ lại giá trị 10 phần tử đầu’ 4.2. Toán tử: VBScript cho phép sử dụng các toán tử xử lý chuỗi, so sánh và các phép gán, tính toán số học như sau: Toán tử Tên gọi Ví dụ ^ Mũ 2^3 = 8 + Cộng x+y - trừ * Nhân / Chia \ Chia phần nguyên 7\3 (kết quả: 2) Mod Chia lấy dư 7 mod 3 (kết quả: 1) & hoặc + Cộng chuỗi “he” & “llo” (kết quả: “hello”) = bằng > lớn hơn < nhỏ hơn 10
  12. = lớn hơn hoặc bằng 2)and(y x)then 4.3. Các cấu trúc điều kiện 4.3.1. Lệnh If then và If then else Cú pháp: If1 then If2 then End if Else End if Chức năng: - Ở lệnh 1 khối lệnh 1 được thực hiện nếu trả về giá trị True. - Ở lệnh 2 khối lệnh 1 được thực hiện nếu trả về giá trị True, ngược lại khối lệnh 2 sẽ được thực hiện. Ví dụ: 4.3.2. Lệnh Select case Cú pháp: Select Case Case Case Else End select Chức năng: lệnh này cho phép lựa chọn nhiều trường hợp để ra quyết định thực thi. Mệnh đề Case Else trong cú pháp dùng cho trường hợp tất cả các phép so sánh của mệnh đề Case là không xảy ra. Ví dụ: 4.4. Các cấu trúc lặp 4.4.1. Lệnh Do Loop Until 11
  13. Cú pháp: Do Exit Do Loop Until Chức năng: thực hiện trong khi đúng hoặc cho đến khi điều kiện trở nên đúng. Lưu ý là điều kiện có thể kiểm tra tại điểm bắt đầu hoặc kết thúc của vòng lặp, điều khác biệt ở đây là sẽ thực hiện ít nhất một lần nếu điều kiện kiểm tra được đặt ở cuối. Có thể thoát khỏi Do Loop bằng lệnh Exit Do. Ví dụ: 4.4.2. For next: Cú pháp: For gán-biến-chạy = giá trị đầu To giá trị cuối Next Chức năng: thực hiện khối lệnh với số lần lặp xác định. 4.4.3. For Each .next: Cú pháp: For Each phần-tử In Tập-hợp Next Chức năng: lặp lại một đoạn mã cho mỗi phần tử trong mảng hay tập hợp. 4.4.4 While Wend: Cú pháp: While Wend Chức năng: thực hiện khối lệnh trong khi biểu thức điều kiện còn đúng. 4.5. Khai báo hàm và thủ tục: Bạn dùng cú pháp Sub End Sub để khai báo thủ tục trong VBScript. Cú pháp Funtion End Funtion để khai báo hàm. Để thực hiện triệu gọi 1 thủ tục, sử dụng lệnh Call. 4.6. Một số hàm thông dụng trong ASP: 4.6.1. Hàm xử lý văn bản: - TRIM(xâu as string): Bỏ khoảng trắng hai đầu kí tự - LEFT(Xâu as string, n as interger): Lấy bên trái xâu n kí tự. - RIGHT(Xâu as string, n as interger): Lấy bên phải xâu n kí tự. - LCASE(Xâu as string) : Chuyển xâu về chữ thường - UCASE(Xâu as string) : Chuyển xâu về chữ hoa - MID(xâu as string, n1, n2): Lấy n2 kí tự trong xâu bắt đầu từ vị trí n1. 12
  14. - CSTR(Biến): Hàm chuyển đổi biến thành kiểu string Hàm JOIN/SPLIT(Xâu as string, kí tự ngăn cách): Sẽ Nối/Cắt xâu thành một/nhiều đoạn bằng cách xác định kí tự ngăn cách ở trên và cho các đoạn đó lần lượt vào một mảng. Ví dụ: 4.6.2. Các hàm xử lý số: - SQR (n): Căn bậc 2 của n. - INT (n): Lấy phần nguyên n - MOD : phép chia lấy dư. - Round (số, n): Làm tròn số với n chữ số thập phân. - RND (): Trả về số ngẫu nhiên bất kì trong khoảng [0,1] 5. CSS (Cascading Style Sheets) Mục tiêu: Biết cách tạo, bố trí, xử lý và ứng dụng file CSS. CSS là các Style dùng định nghĩa cách trình duyệt hiển thị các đối tượng HTML. Các Style này được lưu trong Style. Nhiều định nghĩa Style cho cùng một loại đối tượng sẽ được sử dụng theo lớp. 5.1. Cú pháp CSS Cú pháp của CSS gồm 3 phần: đối tượng, thuộc tính và giá trị: Đối tượng {thuộc tính: giá trị} Trong đó: + Đối tượng thường là các tag HTML cần định nghĩa cách hiển thị. + Thuộc tính là thuộc tính hiển thị của đối tượng đó. + Giá trị là cách mà bạn muốn một thuộc tính hiển thị như thế nào. + Các cặp thuộc tính: giá trị sẽ được phân cách nhau bởi dấu “;” Ví dụ: Để định nghĩa Style cho thẻ p p { text-align: center; color: black; font-family: arial } 5.2. Các thuộc tính trong CSS 5.2.1. Thuộc tính Class Với thuộc tính Class, bạn có thể định nghĩa nhiều Style khác nhau cho cùng một đối tượng. Ví dụ, bạn muốn có hai Style cho cùng một tag , nếu tag nào có class=right sẽ canh lề bên phải, class=center sẽ canh giữa: p.right {text-align: right} p.center {text-align: center} Trong trang HTML: Đoạn này sẽ được canh phải. Bạn cũng có thể bỏ qua tên đối tượng để định nghĩa kiểu Style cho tất cả các thành phần có Class mà bạn định nghĩa. Ví dụ: .center { text-align: center; color: red} 13
  15. Trong trang HTML sau, cả H1 và đoạn văn bản đều được canh giữa: Tiêu đề này sẽ được canh giữa. 5.2.2. Thuộc tính ID Thuộc tính ID có thể dùng định nghĩa Style theo hai cách: - Tất cả các thành phần HTML có cùng một ID. - Chỉ một thành phần HTML nào đó có ID được định nghĩa. Ví dụ: Style dùng cho tất cả các thành phần HTML có ID là "intro". #intro { font-size:110%; font-weight:bold; color:#0000ff;} Ví dụ: Style chỉ dùng cho thành phần nào có ID là "intro" trong trang Web. p#intro { font-size:110%; font-weight:bold; color:#0000ff;} 5.3. Sử dụng CSS trong trang HTML 5.3.1. Dùng file CSS riêng File CSS độc lập nên dùng khi Style được áp dụng cho nhiều trang. Mỗi trang sử dụng Style định nghĩa trong file CSS sẽ phải liên kết đến file đó bằng tag đặt trong phần HEAD: Ví dụ: một file CSS – Style.css hr {color: sienna} p {margin-left: 20px} 5.3.2. Định nghĩa các style trong phần HEAD Các Style định nghĩa trong phần HEAD có thể dùng cho nhiều thành phần HTML trong trang Web đó. Bạn sử dụng tag để định nghĩa Style: hr {color: sienna} p {margin-left: 20px} body {background-image: url("images/back40.gif”)} Ghi chú: Trình duyệt thường bỏ qua các tag HTML mà nó không biết, do đó để các trình duyệt không hỗ trợ CSS không hiển thị phần định nghĩa Style, bạn nên đặt trong tag ghi chú của HTML: 5.3.3. Dùng Style cho một thành phần HTML cụ thể Style cho một tag HTML cụ thể gần như không tận dụng được các lợi điểm của CSS ngoại trừ cách hiển thị đối tượng. Bạn dùng thuộc tính Style để định nghĩa Style cho thành phần HTML. Đây là đoạn văn bản 14
  16. Câu hỏi ôn tập Câu 1: URL là gì? Trình bày chức năng của giao thức HTTP? Câu 2: Nêu đặc điểm của siêu văn bản (HTML). Câu 3: Định nghĩa CSS và trình bày các cách chèn CSS vào một trang. Cho ví dụ minh họa. Gợi ý trả lời: Câu 1: Tham khảo mục 1 (1.2, 1.3) trong bài. Câu 2: Tham khảo mục 2 trong bài. Câu 3: Tham khảo mục 5 trong bài. 15
  17. BÀI 2: THIẾT KẾ WEB TĨNH Mã bài: MĐQTM23-02 Giới thiệu: Ngày nay, việc thiết kế một trang web là khá đơn giản, công việc này được hỗ trợ bởi rất nhiều công cụ đồ họa, môi trường thiết kế khác nhau. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm về cách thiết kế, tạo giao diện cho một trang web bằng cách tìm kiếm tài liệu hướng dẫn cũng như phần mềm hỗ trợ trên mạng internet. Trong bài học này giới thiệu, hướng dẫn một số kỹ năng thiết kế giao diện cho trang web sử dụng các thẻ đánh dấu định dạng chuẩn HTML. Mục tiêu: - Mô tả được các chế độ hiển thị một trang Web; - Có khả năng đưa một File vào Web; - Có khả năng tạo được các bảng biểu và các Frame; - Tạo được ứng dụng bảng liên kết trang Web; - Xây dựng được các ứng dụng Multimedia; - Sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ thiết kế Web; - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính Nội dung chính: 1. Tổng quan: Mục tiêu: Mô tả được các chế độ hiển thị một trang Web. Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML chỉ rõ một trang web được hiển thị như thế nào trong một trình duyệt. Sử dụng các thẻ và các phần tử HTML, ta có thể: - Điều khiển hình thức và nội dung của trang. - Xuất bản các tài liệu trực tuyến và truy xuất thông tin trực tuyến bằng cách sử dụng các liên kết được chèn vào tài liệu HTML. - Tạo các biểu mẫu trực tuyến để thu thập thông tin về người dùng, quản lý giao dịch, - Chèn các đối tượng multimedia, các thành phần ActiveX khác, Trong chương này đề cập đến các yếu tố về trang văn bản, cách trình bày trang khung, cách nhúng, chèn một đối tượng multimedia, hướng dẫn cách định dạng trang web bằng css, đó là các yếu tố căn bản để hình thành nên một webpage dạng tĩnh (trang web không kết nối với cơ sở dữ liệu). 2. Trang và văn bản trên trang Mục tiêu: Đề cập đến cách trình bày văn bản, đánh dấu, định dạng văn bản trên trang web. 2.1. Tạo tiêu đề Mở đầu các trang văn bản thường là các tiêu đề cần làm nổi bật từng phần của văn bản như Chương, Mục, cũng cần có đề mục rõ ràng khác với phần thân để người đọc theo dõi cho thuận tiện. Có 6 mức tiêu đề trong HTML. Cách thể hiện các tiêu đề phụ thuộc vào trình duyệt nhưng thông thường thì: Tiêu đề mức 1 Thẻ định nghĩa có dạng: Ví dụ: Tiêu đề 1 cho ta tiêu đề tương ứng Tiêu đề 1 . Tiêu đề mức 6 Thẻ định nghĩa có dạng: Ví dụ: Tiêu đề 6 cho ta tiêu đề tương ứng Tiêu đề 6 16
  18. 2.2. Một số thẻ trình bày và định dạng văn bản: Các thành phần trình bày trang để định dạng cả một đoạn văn bản và phải nằm trong phần thân của tài liệu. Có nhiều thẻ được sử dụng nhưng trong tài liệu này chỉ trình bày một số thẻ chính: định dạng phần địa chỉ ( ), đoạn văn bản ( ), xuống dòng ( ), căn chính giữa ( ), đường kẻ ngang ( ), đoạn văn bản đã định dạng sẵn ( ), trích dẫn nguồn tài liệu ( ) Đoạn văn bản Thẻ này dùng để xác định một đoạn văn bản. Thẻ (Paragraph) có thể dùng kèm thuộc tính để ấn định cách trình bày đoạn văn bản. Một đoạn văn bản rỗng là một dòng trắng. Chú ý: một số thẻ khác như các thẻ tiêu đề , , , dòng kẻ ngang , danh sách, bảng biểu, đã kèm luôn việc xuống dòng thành một đoạn văn bản mới. Không cần dùng thêm thẻ trước và sau các thẻ này. Xuống dòng Thẻ này dùng để xuống dòng mới. Bắt buộc xuống dòng tại vị trí gặp từ khóa này. Dòng mới được căn lề như dòng được bẻ tự động khi dòng đó quá dài Thẻ định nghĩa dạng: Nếu không muốn chèn một dòng trắng mà chỉ đơn thuần muốn xuống dòng mới thì cần sử dụng thẻ (Break). Thẻ Break không cần có thẻ đóng kèm theo. Đường kẻ ngang Thẻ này tạo ra đường kẻ ngang (Horizontal Rule) ngăn cách giữa các phần trong tài liệu. Thẻ định nghĩa dạng: Ví dụ: February 8, 1995, CERN Kết quả thu được: Căn chính giữa Thẻ dùng để căn chỉnh đoạn văn bản ở giữa chiều rộng trang văn bản. Thẻ định nghĩa dạng: Thẻ này cũng có tác dụng xuống dòng khi kết thúc đoạn văn bản. 2.3. Các thuộc tính của thẻ trình bày trang Thuộc tính ALIGN của thẻ Paragraph Thẻ dùng để xác định một đoạn văn bản (như trình bày ở phần trước). Dưới đây ta tìm hiểu kỹ thêm một số các thuộc tính kèm theo (ALIGN) của nó. Có thể căn lề trái (left - mặc định), căn giữa (center) hoặc căn lề phải (right). Căn lề trái: Căn giữa: Căn lề phải: Thuộc tính Clear của thẻ xuống dòng Thẻ xuống dòng cũng có 3 thuộc tính kèm theo như sau: 17
  19. Các thẻ được sử dụng khi chèn hình ảnh, để các dòng chữ xuất hiện bên dưới, bên trái hay bên phải của hình. Các kiểu đường kẻ ngang khác nhau Như ở phần trên đã giới thiệu, thẻ tạo một đường kẻ ngang chạy suốt chiều rộng cửa sổ màn hình. Các đường kẻ này có thể được thay đổi độ đậm (mảnh), ngắn, dài, căn lề trái, căn lề phải, bằng cách sử dụng các thuộc tính của chúng. Trong đó: Thẻ, thuộc tính Miêu tả Chèn dòng kẻ ngang suốt chiều rộng cửa sổ màn hình Thay đổi độ dài của đường kẻ, chiếm n% độ rộng cửa sổ WIDTH = n% màn hình. Nếu không có % đằng sau thì độ dài tính theo đơn vị pixcel SIZE = n Thay đổi độ đậm hay mảnh của đường kẻ. n là số pixcel Căn lề trái|phải. Đường kẻ ngang mặc định được căn chính ALIGN=LEFT|RIGHT giữa NOSHADE Không có bóng mờ, đường kẻ thành màu đen 3. Bảng biểu (Table) và trang khung (Frame) Mục tiêu: Có khả năng tạo được các bảng biểu và các Frame. 3.1. Bảng biểu Mã lệnh tạo bảng Giới hạn bảng: Định nghĩa một hàng: Định nghĩa một ô: Các thuộc tính về bảng Thẻ/Thuộc tính Ý nghĩa TABLE - Bắt đầu bảng BORDER - Đặt khung nổi 3D xung quanh bảng. Đặt BackImageUrl="URL" - Đặt ảnh nền của bảng. “URL” - địa chỉ ảnh nền Bắt đầu một dòng của bảng – Table row. Bắt đầu một ô của bảng (bắt đầu cột trong một bảng). Caption Tạo tiêu đề cho bảng CaptionAlign Căn lề cho tiêu đề của bảng Tạo khoảng cách giữa các ô và nội dung của ô trong CellPadding bảng CellSpacing Tạo khoảng cách giữa các ô trong bảng GridLines None / Horizontal/ Tạo viền kẻ theo khung của bảng. Vertical/Both 18
  20. HorizontalAlign Center/Justify/ Left/NotSet Căn lề cho bảng (Default)/Right Rows Tập hợp nhiều hàng trong bảng Kết thúc bảng Ví dụ: CellPadding, GridLines, HorizontalAlign 1 2 3 4 Kết quả thu được bảng như sau: 3.2. Khung – Frames HTML có các thẻ trình bày cho phép chia vùng hiển thị của cửa sổ trình duyệt thành nhiều khung, mỗi khung là một cửa sổ độc lập, hiển thị một tài liệu HTML khác nhau. Khung cho phép người thiết kế hiển thị đồng bộ nhiều tài liệu HTML khác nhau để tiện theo dõi, so sánh. Ví dụ, trong khung bên trái hiển thị các nút bấm, còn khung bên phải hiển thị tài liệu tương ứng. 3.2.1. Trang trí khung Trang HTML thực hiện bày trí các khung (gọi là frameset document) có cấu trúc khác trang thông thường, không có khung. Trang thường có 2 phần, HEAD và BODY. Trang bày trí khung có HEAD và FRAMESET thay cho BODY. Thành phần FRAMESET tổ chức các khung trong cửa sổ trình duyệt. Nó cũng có thể chứa thẻ NOFRAMES để xử lí trường hợp trình duyệt không hỗ trợ frame. Các thành phần thông thường khác vốn nằm trong BODY không được xuất hiện trước thẻ mở FRAMESET. Nếu không, thành phần FRAMESET sẽ bị bỏ qua. Ví dụ: Dưới đây là một ví dụ đơn giản. 19
  21. This frameset document contains: Đoạn mã trên sẽ tạo 3 khung, được bài trí như dưới đây. Hình 2.1. Kết quả chạy đoạn code ví dụ Khi trình duyệt khách không hỗ trợ khung thì các khung sẽ không được hiển thị mà thành phần NOFRAMES sẽ được xử lí. 3.2.2. Các thuộc tính FRAMESET Thẻ FRAMESET dùng để phân chia vùng hiển thị trong cửa sổ trình duyệt thành các khung hình chữ nhật. Mỗi khung hình chữ nhật gọi là một frame, được định nghĩa bằng thẻ FRAME. rows = Danh sách các độ cao của các khung Danh sách gồm nhiều phần tử, cách nhau dấu phẩy. Mỗi phần tử xác định độ cao (số dòng) của một khung. Chia chiều đứng thành bao nhiêu khung thì danh sách có bấy nhiêu phần tử. Chiều cao thể hiện bằng - Số pixel - Tỷ lệ phần trăm chiều cao màn hình - Tỷ lệ phần chiều cao còn lại. Giá trị mặc định là 100%, tức chỉ có một khung theo chiều ngang. cols = Danh sách các độ rộng của các khung. Giá trị mặc định là 100%, tức chỉ có một khung theo chiều dọc. Thuộc tính rows thiết lập việc chia khung theo chiều ngang trong một frameset. Nếu không định nghĩa, thì các cột trong khung sẽ chiếm toàn bộ chiều cao vùng hiển thị. 20
  22. Thuộc tính cols thiết lập việc chia khung theo chiều đứng trong một frameset. Nếu không định nghĩa, thì các dòng trong khung sẽ chiếm toàn bộ chiều rộng vùng hiển thị. Phối hợp hai thuộc tính sẽ tạo ra ô lưới các khung. Các ví dụ. 1- Chia màn hình thành hai nửa: nửa trên và nửa dưới: the rest of the definition 2- Chia màn hình thành 3 cột. Cột giữa rộng 250 pixels. Cột đầu chiếm 25% của phần còn lại và cột thứ 3 chiếm 75% của phần độ rộng còn lại. the rest of the definition 3- Tạo lưới gồm 2 x 3 = 6 khung. the rest of the definition 4- Chia chiều đứng màn hình thành 4 khung. Khung thứ nhất chiếm 30% của chiều cao vùng hiển thị. Khung thứ hai có chiều cao cố định 400 pixel. Dấu sao có nghĩa là hai khung thứ 3, thứ 4 chia nhau phần còn lại. Khung thứ 4 có chiều cao là "2*", gấp đôi khung thứ 3 (vì "*" tương đương với 1*). Nếu chiều cao vùng hiển thị là 1000 pixel thì độ cao của các khung 1,2,3,4 lần lượt là: 300, 400, 100, 200 pixel !. the rest of the definition Chia khung lồng nhau và thành phần FRAME Việc chia khung có thể lồng nhau nhiều mức. Ví dụ: chia chiều rộng thành 3 khung đứng, sau đó khung ở giữa lại được chia thành 2 phần trên và dưới. contents of first frame contents of second frame, first row contents of second frame, second row contents of third frame Thẻ FRAME định nghĩa một khung hình cụ thể (trong nhiều khung hình của frameset). Các thuộc tính: name = Tên của khung: Có thể dùng tên này để làm đích của mối siêu liên kết. src = URI : Trỏ đến trang tài liệu sẽ hiển thị trong khung. noresize : Không cho phép co giãn lại kích thước scrolling = auto|yes|no : Thiết lập thanh cuộn. auto: Xuất hiện thanh cuộn khi cần thiết. Đây là giá trị mặc định. yes: Luôn có thanh cuộn. 21
  23. no: Luôn không có thanh cuộn. frameborder = 1|0 Thiết lập đường biên. 1: Có đường biên giữa khung đang xét với các khung kề nó. Đây là giá trị mặc định. 0: Không có đường biên giữa khung đang xét với các khung kề nó. marginwidth = số pixel Thiết lập độ rộng lề chiều rộng = khoảng trống giữa phần hiển thị nội dung và biên trái, biên phải. Giá trị mặc định tuỳ theo bộ duyệt. marginheight = số pixel Thiết lập độ rộng lề chiều cao = khoảng trống giữa phần hiển thị nội dung và biên trên, biên dưới. Giá trị mặc định tuỳ theo trình duyệt. Lưu ý: Nội dung trong một frame không được thuộc về chính trang tài liệu định nghĩa frameset. 3.2.3. Thiết lập Target, thẻ NOFRAME và IFRAME Thiết lập Target Thuộc tính target là để xác định tệp tài liệu HTML sẽ hiển thị trong khung. target = tên khung đích. Thiết lập tên của khung mà tài liệu sẽ mở ra trong khung đó. Thuộc tính này dùng với các thành phần tạo mối liên kết: (A, LINK), image map (AREA), và FORM. Thẻ NOFRAMES Thành phần NOFRAMES thiết lập nội dung cần hiển thị khi trình khách không hỗ trợ frame hoặc đã tắt chức năng hiển thị frame. Thành phần NOFRAMES đặt ở phần cuối của thành phần FRAMESET. Nhúng frame - thẻ IFRAME Thành phần IFRAME cho phép người thiết kế chèn một frame vào giữa một khối văn bản text và hiển thị một tài liệu HTML khác bên trong. Thuộc tính SRC thiết lập tài liệu nguồn để hiển thị trong frame. Các thuộc tính: name = tên. để tham chiếu trong tài liệu width = Độ rộng của inline frame. height = Độ cao của inline frame. Ví dụ: [Your user agent does not support frames or is currently configured not to display frames. However, you may visit ] Inline frames mặc định là không co giãn được, không cần phải nêu rõ noresize. 4. Multimedia trên trang Web Mục tiêu: Xây dựng được các ứng dụng Multimedia; 4.1. Đặt màu nền Dùng Thuộc tính BGCOLOR (Background Color) kèm thẻ để đặt màu nền cho văn bản. Cú pháp như sau: Nội dung của tài liệu 22
  24. trong đó "#rrggbb" là red-green-blue, bộ ba số hai chữ số hệ đếm 16, xác định mã màu. 4.2. Màu chữ của văn bản Thuộc tính TEXT. Thuộc tính này để thiết lập màu cho các con chữ trong văn bản, trừ các đầu mối liên kết phải có màu khác đi. Nội dung của tài liệu ́ 4.3. Màu của đầu mối liên kết - Thuộc tính LINK, VLINK và ALINK Ba thuộc tính trên để đặt màu của các đầu mối siêu liên kết. - LINK - đặt màu hiển thị trước khi nhấn chuột vào để đến thăm đích liên kết. - VLINK - Đặt màu sau khi đích liên kết đã được đến thăm (visited) - ALINK - đặt màu khi bạn kích hoạt, đang nhấn chuột vào (active) Các màu mặc định là: LINK=blue, VLINK=purple and ALINK=red Nội dung của tài liệu 4.4. Thuộc tính và mã màu Thuộc tính Mô tả BGCOLOR Đặt màu nền TEXT Đặt màu các con chữ, trừ các mối nối. LINK Đặt màu ban đầu của đầu mối liên kết khi chưa kích hoạt VLINK Đặt màu đầu mối liên kết khi đã thăm đích ALINK Đặt màu đầu mối liên kết khi kích hoạt 4.5. Nạp hình ảnh làm nền cho trang văn bản Thuộc tính BACKGROUND Có thể dùng thuộc tính này để tạo một ảnh nền cho trang tài liệu siêu văn bản. Thay cho xác định màu ta cần chỉ ra tên tệp hình ảnh kèm đường dẫn. Nội dung tài liệu ́ Ví dụ: Thuộc tính bgproperties Nhiều trang web có nền trang trí gắn chặt cố định, còn phần văn bản sẽ cuộn trôi bên trên mỗi khi ta di chuyển thanh trượt. Hiệu ứng này được tạo ra nhờ thiết lập thêm thuộc tính cho ảnh nền là bgproperties="fixed" Ví dụ: 4.6. Chèn ảnh - thẻ Cú pháp chèn ảnh vào trang Web: IMG (Image), thuộc tính SRC (Source) là đường dẫn đến nơi lấy tệp ảnh. Giá trị của thuộc tính SRC được gán bằng URL là một địa chỉ trên máy tính địa phương hay trên Internet. Nó chỉ ra nơi lưu trữ tệp ảnh cần chèn vào. Địa chỉ URL báo cho trình duyệt biết cần lấy tệp ảnh ở đâu. 23
  25. Nếu tệp ảnh nằm ngay trên máy tính địa phương thì cần ghi rõ đường dẫn Nếu tệp ảnh lấy từ một nơi khác trên Internet thì phải ghi đầy đủ địa chỉ URL Ví dụ: Các thuộc tính của thẻ chèn hình ảnh Trong thẻ IMG còn có một số thuộc tính khác như: ALT, WIDTH, HEIGHT, ALIGN, VSPACE, HSPACE, BORDER - Thuộc tính ALT Thuộc tính ALT – ALTernative cho phép ta chèn một đoạn chữ thay thế vào chỗ có hình và hiện lên xâu chú thích khi đưa trỏ chuột vào ảnh. Nên luôn sử dụng thuộc tính này khi đưa hình ảnh vào trang Web vì nhiều người muốn có tốc độ cao, lướt nhanh qua các thông tin là chính đã tắt chức năng đọc ảnh của trình duyệt vẫn có thể biết được ảnh đó mang nội dung gì. Ví dụ: Hiện ảnh Ảnh (không hiện lên) khi có và không sử dụng thuộc tính ALT. Nếu không sử dụng thuộc tính ALT thì tại chỗ có hình sẽ hiện từ IMAGE hoặc biểu tượng ảnh bị khuyết. - Thuộc tính WIDTH và HEIGHT Thuộc tính WIDTH và HEIGHT dùng để xác định chiều rộng và chiều cao của ảnh. Giá trị này có thể tính theo phần trăm (%) hoặc pixel. Chú ý: Nếu đặt chiều rộng và chiều cao không chuẩn sẽ làm hình trong ảnh bị co giãn méo đi. Để khắc phục nhược điểm này, ta nên xử lý ảnh để kích thước phù hợp Thuộc tính ALIGN Thuộc tính ALIGN cho phép chỉnh lại vị trí của ảnh theo cả hai chiều ngang và chiều dọc. Theo chiều dọc: ALIGN=MIDDLE, ALIGN=TOP, ALIGN=BOTTOM ALIGN=TOP ALIGN=MIDDLE ALIGN=BOTTOM Theo chiều ngang: ALIGN=LEFT, ALIGN=RIGHT ALIGN=LEFT ALIGN=RIGHT Nếu như không có thuộc tính này thì mặc định ảnh được đặt tại đúng nơi đặt thẻ IMG dóng trên cùng dòng chữ, theo cạnh dưới của khung nhìn. Thuộc tính VSPACE và HSPACE 24
  26. Khi sử dụng thuộc tính ALIGN, ảnh được chèn vào dòng văn bản với các chữ dính sát liền. Thuộc tính VSPACE và HSPACE dùng để tạo khoảng trống nhỏ viền xung quanh ảnh (tính theo đơn vị pixel). VSPACE=n Thêm khoảng trống theo chiều dọc HSPACE=n Thêm khoảng trống theo chiều ngang Ví dụ: 5. Các yếu tố động trên trang Mục tiêu: Xây dựng được các ứng dụng Multimedia trên web; 5.1. Đưa âm thanh vào tài liệu 5.1.1. Liên kết đến tệp âm thanh Để chèn một đoạn âm thành vào tài liệu HTML ta cũng theo đúng quy tắc tạo mối liên kết thông thường. Trong thẻ neo, tại địa điểm URL bây giờ là địa chỉ của tệp âm thanh. Dưới đây là một ví dụ về việc chèn âm thành vào tài liệu. Khi nhấn chuột vào mối liên kết này, tệp âm thanh sẽ được phát lại. 5.1.2. Tạo âm thanh nền Không những có thể chèn tệp âm thanh vào tài liệu HTML mà còn có thể nhúng âm thanh vào tài liệu, nghĩa là âm thanh nền phát ra khi trang tài liệu bắt đầu hiển thị. Để nhúng âm thanh vào tài liệu ta dùng thẻ Trong đó: Thuộc tính Mô tả SRC=”URL” Đường dẫn đến tệp âm thanh Chiều cao của khung nhìn cho giao diện điều khiển HEIGHT=n của phần mềm phát âm thanh Chiều rộng của khung nhìn cho giao diện điều WIDTH=n khiển của phần mềm phát âm thanh Âm thanh tự động được kích hoạt khi bắt đầu nạp AUTOSTART=true|false tài liệu hiện thị (nên đặt là true) LOOP=true|false Thiết lập việc lặp lại nhiều lần hay chỉ một lần Đặt thẻ ở đâu thì khung nhìn của giao diện điều khiển việc phát tệp âm thanh xuất hiện ở đó. Ví dụ: 5.2. Đưa Video vào tài liệu 5.2.1. Chèn tệp Video Việc chèn tệp video vào tài liệu HTML cũng giống như chèn tệp âm thanh. Ví dụ đoạn mã sau đây sẽ chèn một đoạn phim video vào tài liệu. Nó sẽ tạo ra một mối liên kết tới tệp video đã chọn và khi ta nhấn chuột vào mối liên kết thì sẽ được xem lại tệp video đó. 25
  27. Chú ý: Các tệp video đều có kích thước khá lớn nên hãy cân nhắc về tốc độ đường truyền của người dùng. 5.2.2. Nhúng tệp video Trong đó: Thuộc tính Mô tả SRC=”URL” Đường dẫn đến tệp âm video Chiều cao của khung nhìn cho giao diện điều khiển HEIGHT=n của phần mềm phát âm thanh Chiều rộng của khung nhìn cho giao diện điều WIDTH=n khiển của phần mềm phát âm thanh Âm thanh tự động được kích hoạt khi bắt đầu nạp AUTOSTART=true|false tài liệu hiện thị (nên đặt là true) LOOP=true|false Thiết lập việc lặp lại nhiều lần hay chỉ một lần Đặt thẻ ở đâu thì khung nhìn của giao diện điều khiển việc phát tệp video xuất hiện ở đó. 5.2.3. Nhúng Flash vào tài liệu Sử dụng thẻ "> Ví dụ Ví dụ 6. Khung nhập (Form) Mục tiêu: Trình bày cú pháp, chức năng Form và các thành phần trong Form. 6.1. Form Chức năng của Form Form là một cách để chuyển dữ liệu từ người sử dụng đến cho Web Server xử lý. Forms được sử dụng rộng rãi trên WWW. Các forms rất tiện lợi cho người dùng điền các yêu cầu tìm kiếm, các biểu mẫu điều tra, nhập dữ liệu đầu vào cho các ứng dụng Có nhiều thành phần khác nhau (gọi là các điều khiển control) trong một form. Tuỳ theo yêu cầu giao tiếp với người sử dụng cần chọn thành phần thích hợp nhất. Khi tạo form bạn cũng cần phải chỉ rõ cho máy chủ dịch vụ biết cách xử lý form. Có nhiều loại chương trình ứng dụng khác nhau trong máy chủ dịch vụ để làm việc này: các chương trình CGI, ISAPI, các script ASP, JSP, Java Bean, Servlet Thành phần của Form Cặp thẻ để tạo Form là . 26
  28. Mọi thành phần của form như sẽ trình bày dưới đây đều phải nằm trong phạm vi giới hạn bởi cặp thẻ này. Công thức tạo form là: Toàn bộ các thành phần khác bên trong form nằm ở đây Thuộc tính METHOD chỉ ra phương thức trao đổi dữ liệu giữa trình duyệt Web và máy chủ Web. Có 2 phương thức là POST, GET. Đối với form phương thức thường là POST. Thuộc tính ACTION để thiết lập địa chỉ URL của chương trình sẽ nhận và xử lý dữ liệu gửi từ form. Ví dụ: Your name: "" Then Response.Write("Hello " & fname & "!") End If %> Kết quả: Khi nhấn nút Submit ta có được kết quả sau 6.2. Các thành phần trong FORM Như đã nêu trên, có nhiều loại thành phần khác nhau trong một Form. Dưới đây sẽ trình bày lần lượt những điểm cơ bản nhất. Hộp văn bản – TextBox Hộp văn bản là nơi để gõ vào một dữ liệu kiểu xâu kí tự. Hộp văn bản sẽ được hiển thị như sau: Mã lệnh khởi tạo: Trong đó id là tên của hộp văn bản này. Textboxid phải duy nhất trong trang, không được trùng nhau. TextMode: là thuộc tính của hộp văn bản có thể là dạng văn bản (text), mật khẩu (password), vùng văn bản (multiline) v v. Ví dụ: A basic TextBox: A password TextBox: A TextBox with text: A multiline TextBox: 27
  29. A TextBox with height: A TextBox with width: Kết quả: Các lựa chọn – Radio Button Các nút chọn radio là một nhóm nút tròn, chỉ cho phép bạn được chọn một trong nhiều nút. Mã lệnh khởi tạo: Trong đó Radiobutton là từ khoá ứng với kiểu nút chọn Radio, Text là nhãn nút sẽ xuất hiện cạnh nút. Groupname là tên nhóm nút. Checked là giá trị mặc định có được chọn (True) hay không chọn (False) khi trang web được mở lên. AutoPostBack cho phép tự động phản hồi khi có sự kiện lựa chọn xảy ra Ví dụ: Select your favorite color: <asp:RadioButton id="green" Text="Green" 28
  30. GroupName="colors" runat="server"/> Ô đánh dấu – CheckBoxes Mã lệnh khởi tạo: Trong đó Checkbox là từ khoá ứng với kiểu nút chọn CheckBox, Text là nhãn nút sẽ xuất hiện cạnh nút chọn. TextAlign canh lề cho đoạn text OnCheckedChanged: giá trị cho phép thực thi mã lệnh khi có sự thay đổi AutoPostBack cho phép tự động phản hồi khi có sự kiện lựa chọn xảy ra Ví dụ: Sub Check(sender As Object, e As EventArgs) if check1.Checked then work.Text=home.Text else work.Text="" end if End Sub Home Phone: Work Phone: Danh sách lựa chọn – ListBox Mã lệnh khởi tạo: Ví dụ: 29
  31. Mã: HTML Select Mã lệnh khởi tạo: text1 text2 . textN Nút nhấn – Button Mã lệnh khởi tạo: Trong đó: buttonid để tham chiếu, còn textbutton là nhãn sẽ hiển thị trên nút. Nếu muốn trang trí một biểu tượng hay hình ảnh trên nút chỉ cần thay thế phần nhãn nút bằng hình ảnh. Ví dụ: Kết quả: Nhãn - Label Mã lệnh khởi tạo: Ví dụ: Sub submit(sender As Object, e As EventArgs) lbl1.Text="Your name is " & txt1.Text End Sub Enter your name: Kết quả: 7. Liên kết – Link Mục tiêu: tạo ứng dụng bảng liên kết trang Web. 30
  32. 7.1. Thẻ neo và mối liên kết Các liên kết siêu văn bản trong một tài liệu HTML là để tham chiếu đến một tài liệu khác hay một phần tài liệu khác nằm trong tài liệu đó. Liên kết siêu văn bản gồm có ba phần: giao thức, neo và địa chỉ hay URL. Để tạo một mối liên kết thì việc đầu tiên cần làm là thiết lập cái neo. Cặp thẻ tạo neo là (Anchor). Thẻ này có nhiều thuộc tính bắt buộc phải xác định rõ, ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau. 7.2. Thuộc tính HREF HREF (Hypertext REFerence – tham chiếu siêu văn bản) được dùng để liên kết đến: Một tài liệu khác (external link) hay một phần khác nằm trong chính tài liệu đang đọc (internal link). Giao thức để tham chiếu HREF là HTTP. Nếu là liên kết nội tại – internal link thì không cần phải có phần giao thức. 7.3. Liên kết ra ngoài – External Links Để liên kết đến một tài liệu khác, ta cần phải biết địa chỉ URL của tài liệu đích. Cũng cần phải chỉ chỗ, thường là một nhóm vài từ để làm đầu mối liên kết. Nhóm từ này sẽ đổi màu để phân biệt, con chuột trỏ vào sẽ có hình bàn tay và khi nhấn chuột thì trang siêu văn bản đích sẽ được hiển thị. Cú pháp để tạo ra một mối liên kết tới tài liệu khác - liên kết ra ngoài - là như sau: 7.4. Địa chỉ tuyệt đối Khi liên kết tới một tệp nằm ở ngoài máy tính cục bộ ta phải nêu rõ giao thức và đầy đủ địa chỉ URL của tệp đích. Ví dụ: 7.5. Địa chỉ tương đối Nếu liên kết đến một tệp ở ngay trên máy chủ của bạn thì không cần dùng địa chỉ URL tuyệt đối mà dùng địa chỉ tương đối. Thay cho URL là tên tệp cùng với đường đẫn đến thư mục nơi chứa tệp đích. Ví dụ: 7.6. Liên kết nội tại – Internal Link Cũng có thể tạo mối liên kết trong bản thân tài liệu siêu văn bản, từ phần này đến phần khác. Điều này rất có ích khi tài liệu có kích thước lớn. Ta có thể tạo mục lục toàn bộ nội dung trên phần đầu trang gồm tên các chương và liên kết từng tên chương đến phần nội dung tương ứng. Để làm điều này, cần đánh dấu điểm đích -book mark- của liên kết bằng thẻ neo. còn trong thẻ neo tại điểm đầu của mối liên kết thì thay URL bằng tên nói trên. Lưu ý có thêm dấu "#". 31
  33. Ví dụ, để tạo liên kết nội tại từ đây nhảy về đầu trang ta cần tạo một book mark ở đầu trang với tên là Top chẳng hạn. Sau đó, tạo thẻ neo liên kết ở dòng dưới như sau: 7.7. Siêu liên kết – Hyperlink Mã lệnh khởi tạo: Trong đó: HyperLink là khai báo cho biết dùng siêu liên kết. ImageUrl là khai báo hình ảnh hiển thị cho đường liên kết. NavigateUrl khai báo địa chỉ đích Target khung của địa chỉ đích. Ví dụ: Kết quả: 32
  34. Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên: Câu 1: Thiết kế trang web theo mẫu sau đây: Câu 2: Thiết kế trang web theo mẫu sau đây Hướng dẫn thực hành: Câu 1: trọng tâm bài thực hành này là các siêu liên kết, hình nền và cách phối màu. Vận dụng các kiến thức đã học trong bài 1, 2 để hoàn thành bài tập. 33
  35. Câu 2: trong bài này, chú ý đến cách tạo khung trang (có thể dùng bảng biểu kết hợp với CSS hoặc sử dụng Frame), cách chèn, nhúng hình ảnh, cách tạo các siêu liên kết đơn giản hoặc tạo và sử dụng các nút nhấn liên kết (Link Button). 34