Giáo trình Thiết kế ý tưởng khởi nghiệp ngành may - Trình độ: Trung cấp - Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 48 trang Gia Huy 22/05/2022 3611
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết kế ý tưởng khởi nghiệp ngành may - Trình độ: Trung cấp - Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_y_tuong_khoi_nghiep_nganh_may_trinh_do_t.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thiết kế ý tưởng khởi nghiệp ngành may - Trình độ: Trung cấp - Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THIẾT KẾ Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP NGÀNH MAY NGÀNH: CÔNG NGHỆ MAY-THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: Trung cấp (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)
  2. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 2
  3. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THIẾT KẾ Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP NGÀNH MAY NGÀNH: CÔNG NGHỆ MAY-THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: Trung cấp THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Lê Thị Kim Hoàn Học vị: Kỹ sư Đơn vị: Khoa May-TKTT Email: lethikimhoan@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 3
  4. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 4
  5. BM31/QT02/NCKH&HTQT LỜI GIỚI THIỆU Khởi nghiệp kinh doanh không phải là một môn thể thao để thưởng ngoạn. Đó là chuỗi hành động thông minh và linh hoạt của những doanh nhân khởi nghiệp. Các doanh nhân khởi nghiệp luôn muốn tiến lên phía trước, muốn mọi việc tiến triển, muốn thử nghiệm những ý tưởng và sản phẩm với khách hàng thực tế và hướng dần tới thành công. Là một giảng viên khoa May- TKTT, tác giả đã đăng ký biên soạn giáo trình “ thiết kế ý tưởng khởi nghiệp ngành may” như một cách định hướng nghề vững chắc cho học sinh. Học sinh có thể thành công khi tự mở một cửa hiệu kinh doanh thời trang bằng hình thức may đo, bán hàng hoặc sản xuất theo kiểu công nghiệp. Giáo trình này cung cấp cho người học những kỹ năng để người học có thể xây dựng được một kế hoạch hành động cho ý tưởng kinh doanh, thực thi kế hoạch và điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Ngoài ra môn học còn nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của một doanh nhân đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước, đối với khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ và với cả cộng đồng dân cư thuộc địa bàn hoạt động của doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên biên soạn chắc chắn có khiếm khuyết nhưng tác giả hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn học này. Rất mong được quý thầy cô, anh chị đồng nghiệp đóng góp chân thành để giáo trình ngày càng hoàn chỉnh hơn. Chân thành cảm ơn. TPHCM, ngày 15 tháng 9 năm 2020 Chủ biên 1
  6. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP 5 1.1.TINH THẦN KHỞI NGHIỆP 5 1.1.1. Khái niệm 5 1.1.2. Hai loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp 5 1.1.3. Một số đặc trưng của tinh thần khởi nghiệp 6 1.2. XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP 8 1.2.1. Ý tưởng khởi nghiệp: 8 1.2.2. Nguồn ý tưởng 8 1.2.3. Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp 8 1.2.4. Danh mục các nghề liên quan đến ngành may 8 1.3. PHƯƠNG ÁN KHỞI NGHIỆP 11 1.3.1. Mục tiêu và sứ mạng 11 1.3.2. Phương án sản phẩm 11 1.3.3. Phương án Marketing 11 1.3.4. Phương án bán hàng 12 1.3.5. Phương án nhân sự 12 1.3.6. Phương án tài chính 13 Câu hỏi 13 Bài tập 13 CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP TRONG NGÀNH MAY 15 2.1. CẤU TRÚC CỦA BẢN KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP 15 2. 1.1. Ý nghĩa của bản kế hoạch khởi nghiệp 15 2.1.2. Nội dung chính trong bảng kế hoạch khởi nghiệp 15 2.1.3. Cấu trúc của bản kế hoạch khởi nghiệp 15 2.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP 18 2.2.1. Tài nguyên Cá nhân 18 2.2.2. Miểu tả sản phẩm và dịch vụ 18 2
  7. 2.2.3. Hiểu về thị trường 18 2.2.4. Chiến lược Bán hàng và marketing 18 2.2.5. Tổ chức Công ty 19 2.2.6. Phát triển công ty 19 2.2.7. Lập ngân sách - Tính toán chi phí và doanh thu 19 2.2.8. Huy động vốn – Nơi vay vốn 19 2.2.9. "Thoát" công ty 19 2.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH KHỞI NGHIỆP TRONG NGÀNH MAY 21 2.3.1. Các loại mô hình kinh doanh 21 2.3.2. Mô hình kinh doanh khởi nghiệp trong ngành may 24 Câu hỏi 24 Bài tập 24 CHƯƠNG 3: NHỮNG CÂU CHUYỆN KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG 25 3.1 Bill Gates. 25 3.3. Mark Zuckerberg 30 3.4 Steve Jobs 33 3.5. Warren Buffett 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LỤC 44 3
  8. BM31/QT02/NCKH&HTQT GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Thiết kế ý tưởng khởi nghiệp ngành may Mã môn học: MH2106246 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: môn học cơ sở, học kì III (CS) - Tính chất: môn học lý thuyết, bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của môn học: người học đạt được kiến thức về phương án thực thi ý tưởng khởi nghiệp, tinh thần khởi nghiệp, cách thể hiện tư duy sáng tạo trong tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp. Mục tiêu của môn học: - Kiến thức: + Khái quát được ý nghĩa của tinh thần khởi nghiệp + Trình bày được các hình thức khởi nghiệp + Nêu lên được cấu trúc của bản kế hoạch khởi nghiệp + Trình bày được quy trình thực hiện ý tưởng - Kỹ năng: + Áp dụng các phương pháp để tìm ra ý tưởng khởi nghiệp, lập kế hoạch khởi nghiệp hợp lý, tìm kiếm người hợp tác, đối tác triển khai thực hiện ý tưởng khởi nghiệp + Tư duy sáng tạo trong tìm kiếm ý tưởng + Lập được phương án thực thi ý tưởng khởi nghiệp + Phân tích được thị trường và đối thủ cạnh tranh + Tìm kiếm được nguồn tài chính và thuyết phục nhà đầu tư. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được tính chủ động và sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu tài liệu, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập. 4
  9. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Giới thiệu: Để khởi nghiệp thành công, bạn phải có một sản phẩm xuất sắc và mới mẻ. Sản phẩm của bạn có thể là hàng hóa, hay là sản phẩm dịch vụ cũng có thể là cách trao đổi thông tin. Tất cả yếu tố ảnh hưởng đến thành công sẽ không là gì nếu bạn không có một sản phẩm giá trị. Và để thực hiện quá trình tạo ra sản phẩm giá trị đều cốt lỗi là bạn phải có tinh thần khởi nghiệp, thiết kế được các phương án khởi nghiệp hiệu quả. Mục tiêu: + Nêu lên được khái niệm tinh thần khởi nghiệp + Xây dựng được ý tưởng khởi nghiệp. + Xây dựng được phương án khởi nghiệp. 1.1.TINH THẦN KHỞI NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm - Khởi nghiệp: Khởi nghiệp là sáng lập ra một doanh nghiệp mới, với hình thức kinh doanh đổi mới có mục đích và có hệ thống. - Tinh thần khởi nghiệp: Nhà kinh tế học Mỹ Peter F. Drucker cho rằng “tinh thần doanh nhân khởi nghiệp được hiểu là hành động của doanh nhân khởi nghiệp - người tiến hành việc biến những cảm nhận nhạy bén về kinh doanh, tài chính và sự đổi mới thành những sản phẩm hàng hóa mang tính kinh tế. Kết quả của những hành động này là tạo nên những tổ chức mới hoặc góp phần tái tạo những tổ chức đã “già cỗi”. Hình thức rõ ràng nhất của tinh thần doanh nhân khởi nghiệp là bắt đầu xây dựng những doanh nghiệp mới”. - Người khởi nghiệp: là người thể hiện được tinh thần khởi nghiệp và sáng lập ra một doanh nghiệp mới. 1.1.2. Hai loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp Đặc điểm hai loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp - Khởi nghiệp doanh nghiệp sản phẩm thông dụng Người khởi nghiệp kinh doanh những sản phẩm này thường thực hiện kinh doanh ở thị trường địa phương vừa và nhỏ khó có khả năng hướng tới thị trường toàn cầu. Sản phẩm chỉ đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của khách hàng, không mang tính đột phá về công nghệ. KHOA MAY-TKTT 5
  10. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT Vd: Những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn mặc ở: áo, quần, giày, dép . - Khởi nghiệp doanh nghiệp sáng chế đột phá (Innovation-Driven Enterprise – IDE) - Người khởi nghiệp với IDE khao khát vươn xa hơn thị trường địa phương tới thị trường toàn cầu hoặc ít nhất là trong khu vực. Sản phẩm mang tính đột phá về công nghệ, ít cạnh tranh. Vd: Những sản phẩm mang tính công nghệ: điện thoại, quy trình sản xuất( nước ngọt, bia), máy móc phục vụ sản xuất. Phân biệt hai loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp Khởi nghiệp doanh nghiệp sản phẩm Khởi nghiệp doanh nghiệp sáng chế đột thông dụng phá (Innovation-Driven Enterprise – IDE) Tập trung vào thị trường địa phương và Tập trung vào thị trường khu vực/thế giới. khu vực không cần thiết phải ứng dụng sáng tạo đột Doanh nghiệp dựa trên sự sáng tạo đột phá phá Nhiều cạnh tranh Giai đoạn đầu ít cạnh tranh, hoặc không có đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp gia đình hoặc doanh nghiệp Đa dạng chủ sở hữu gồm cả các nhà cung với rất ít vốn đầu tư từ bên ngoài cấp vốn bên ngoài Doanh nghiệp tăng trưởng theo đường Doanh nghiệp thu được lợi nhuận theo cấp thẳng số nhân nếu sản phẩm thành công 1.1.3. Một số đặc trưng của tinh thần khởi nghiệp - Hoài bão và khát vọng kinh doanh: hoài bão nuôi lớn khát vọng doanh nhân. - Khả năng kiến tạo cơ hội kinh doanh: ở bất kỳ tình huống nào cũng liên tưởng đến khả năng kinh doanh có thể thực hiện được. - Phải tò mò và ham hiểu biết. - Thể hiện khả năng giao tiếp truyền tải thông tin tốt: thu thập, quảng cáo sản phẩm, có khả năng giải thích những điều cơ bản trong giải pháp của mình mà vẫn giữ được sự linh hoạt trong giao tiếp. KHOA MAY-TKTT 6
  11. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT - Có khả năng lắng nghe và gợi chuyện với người khác: ghi nhận những phản hồi xấu và tìm hướng khắc phục. - Luôn để đầu óc “mở”, không định kiến, thiên vị và không bao giờ giả định trước một giải pháp nào (chỉ hỏi chứ không “cài” trước ý kiến). - Thật sự kiên nhẫn để thực hiện bước quan trọng này. - Độc lập và dám làm, dám chịu trách nhiệm; - Phát triển ý tưởng sáng tạo và đổi mới phương pháp giải quyết vấn đề; - Bền bỉ và dám chấp nhận rủi ro, thất bại; - Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội Hình 1.1: Khởi nghiệp doanh nghiệp (Trích dẫn: kinh điển về khởi nghiệp-Gia Lâm, Hoàng Anh dịch) KHOA MAY-TKTT 7
  12. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT 1.2. XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP 1.2.1. Ý tưởng khởi nghiệp: Là tạo ra mô hình kinh doanh bền vững. Tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn, chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất (như thiết bị thông minh đo lường sức khoẻ cá nhân), một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới (như AirBnb), hoặc một loại công nghệ độc đáo, chưa hề thấy (như công nghệ in 3D). 1.2.2. Nguồn ý tưởng Ý tưởng có thể xuất phát từ các nguồn khác nhau - Trí tưởng tượng. - Đam mê - Từ sự thất bại - Khám phá nhu cầu thực tế của khách hàng - Thị trường tiềm năng Nếu chưa có ý tưởng đầu tiên hãy nhìn nhận về sở thích cá nhân, điểm mạnh và những kỹ năng của bản thân, khi đó ta sẽ dễ dàng nhìn thấy những cơ hội để chọn lựa ý tưởng và hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân. ” Công việc nào tôi có thể làm tốt đồng thời yêu thích nó trong một thời gian dài?” 1.2.3. Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp - Xác định nguồn ý tưởng - Liệt kê các ngành, nghề liên quan với nguồn ý tưởng - Chọn lọc lại các ngành, nghề ý tưởng khả thi(không viễn vong) - Biến ý tưởng đó thành công việc kinh doanh 1.2.4. Danh mục các nghề liên quan đến ngành may STT Danh mục các nghề liên quan đến ngành may Ghi chú 1. Cửa hàng kinh doanh đồ handmake: túi xách, ví, băng đô, đế lót ly, găng tay, khăn choàng, hoa vải, kẹp, nơ, bao gối, thảm lót sàn, phụ kiện 2. Cửa hàng kinh doanh trang phục nhảy hiện đại KHOA MAY-TKTT 8
  13. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT 3. Cửa hàng kinh doanh trang phục múa belly dance 4. Cửa hàng kinh doanh trang phục trẻ em 5. Cửa hàng kinh doanh trang phục áo dài 6. Cửa hàng kinh doanh trang phục đầm dạo phố 7. Cửa hàng kinh doanh đồng phục học sinh 8. Cửa hàng kinh doanh đồng phục gia đình(mẹ và bé ), đồng phục nhóm(đi biển ) 9. Cửa hàng kinh doanh trang phục áo sơ mi, quần tây nam 10. Cửa hàng kinh doanh trang phục lót 11. Cửa hàng kinh doanh áo dài học sinh 12. Cửa hàng thiết kế trang phục cũ thành trang phục mới (thêu, kết cườm, vẽ, trang trí bằng phụ liệu khác) 13. Cửa hàng thuê trang phục cưới 14. Cửa hàng kinh doanh rèm cửa 15. Cửa hàng kinh doanh trang phục dạo phố 16. Cửa hàng kinh doanh trang phục công sở 17. Cửa hàng kinh doanh trang phục dạ hội 18. Cửa hàng kinh doanh trang phục hóa trang 19. Cửa hàng tư vấn thời trang và stylist 20. Cơ sở chuyên tạo rập thời trang 21. Cửa hàng kinh doanh trang phục ở nhà 22. Cửa hàng kinh doanh trang phục cho người big size( chất liệu, kiểu dáng) KHOA MAY-TKTT 9
  14. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT 23. Cửa hàng bán dụng cụ may vá, phụ liệu. 24. Cửa hàng kinh doanh đồ si 25. Tiệm sửa chữa quần áo 26. Cửa hàng kinh doanh trang phục bầu 27. Trung tâm đào tạo phát thảo mẫu thời trang 28. Cửa hàng sản phẩm đồ len 29. Cửa hàng kinh doanh từ các loại vải thừa 30. Cửa hàng kinh doanh trang phục cho thú cưng 31. Cửa hàng kinh doanh trang phục tập yoga 32. Cửa hàng kinh doanh trang phục đầm maxi dạo biển 33. Cửa hàng kinh doanh trang phục jacket 34. Cửa hàng kinh doanh trang phục bếp: Tạp dề, găng tay nhắc nồi, miếng nhắc nồi, đế lót ly, nồi 35. Cơ sở hoàn thành sản phẩm trên máy chuyên dùng:vắt sổ, kanzai, thùy khuy, đính nút, cuốn biên KHOA MAY-TKTT 10
  15. Chương 2: Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT trong ngành may 1.3. PHƯƠNG ÁN KHỞI NGHIỆP 1.3.1. Mục tiêu và sứ mạng - Xác định mục tiêu mà công ty đang hướng đến. - Giá trị mà công ty mang tới cho những bên liên quan (bao gồm: khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và xã hội). 1.3.2. Phương án sản phẩm 1.3.2.1. Sản phẩm và Dịch vụ Sản phẩm có thể là dịch vụ Vd: Du lịch, chăm sóc sắc đẹp 1.3.2.2. Tương lai của ngành 1 vài nhận định quan trọng của công ty về xu hướng của ngành trong tương lai: ngắn hạn (dưới 1 năm) trung và dài hạn (1 đến 5 năm)?. Căn cứ vào hoàn cảnh xã hội và nhu cầu của khách hàng. 1.3.2.3. Định hướng phát triển Chiến lược phát triển quan trọng mà công ty theo đuổi (VD: tập trung cải tiến chất lượng dịch vụ hay tập trung mở rộng thị trường) trong ngắn và dài hạn cho phù hợp với tình hình? 1.3.3. Phương án Marketing Mục tiêu của các chiến lược marketing mà công ty thực hiện (mở rộng thị trường, tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu hay hỗ trợ bán hàng ) 1.3.3.1. Phân tích thị trường mục tiêu Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai? Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là ở đâu? Nhu cầu của thị trường là gì? 1.3.3.2. Chiến lược Marketing Chiến lược marketing của công ty là gì? Marketing 4P: bao gồm Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (ưu đãi) và Place (địa điểm) Kênh Marketing Các kênh marketing chủ lực của doanh nghiệp? (1 số kênh marketing chủ lực: TV, đài, treo banner logo, event, activation, POSM dán poster tùy tình hình tài chính và mức độ phù hợp mà công ty lựa chọn các kênh và cách thức marketing phù hợp) Tổ chức chương trình Marketing Công ty có phương án tổ chức những chương trình marketing gì? Tổ chức như thế nào? 1.3.3.3. Chiến lược thương hiệu Thiết kế Logo của công ty. KHOA MAY-TKTT 11
  16. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT Xây dựng câu khẩu hiệu (Slogan) của công ty. Giá trị cảm nhận là gì? Đồng bộ hình ảnh như thế nào? Chiến lược xây dựng và quản lý thương hiệu như thế nào? (thương hiệu sẽ ở đâu trong ngắn và dài hạn? làm sao để phát triển thương hiệu?) Công ty có phương án bảo hộ thương hiệu không? Chi phí và qui trình như thế nào? 1.3.3.4. Phương án phát triển Website Các chỉ số của website hiện tại? (google rank, alexa rank, bounce rate, DA, PA, backlink ) Chiến lược phát triển website là gì? Đối tượng là ai? Phát triển nội dung như thế nào? 1.3.3.5. Tổ chức hoạt động Marketing Sơ đồ: Tổ chức hoạt động marketing. 1.3.4. Phương án bán hàng 1.3.4.1. Mục tiêu bán hàng Mục tiêu bán hàng của công ty trong từng giai đoạn (doanh thu, doanh số, giá bán )? Các cơ sở để đạt được mục tiêu? 1.3.4.2. Kênh bán hàng Các kênh bán hàng nào sẽ được công ty sử dụng? Cách thức tổ chức các kênh bán hàng ( bán hàng trực tiếp hay qua đại lý, hệ thống đại lý tổ chức như thế nào, có nhân viên bán hàng cộng tác viên hay không ) Làm sao để gia tăng hiệu quả của các chương trình bán hàng? - Tổ chức chương trình bán hàng (nếu có. VD: chương trình bán hàng giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu cho đại lý ) - Tổ chức hoạt động bán hàng Sơ đồ triển khai hoạt động bán hàng? Phương án xây dựng hệ thống, hoàn thiện mô hình, triển khai chương trình bán hàng 1.3.5. Phương án nhân sự 1.3.5.1. Mô hình tổ chức Sơ đồ tổ chức? Cơ cấu nhiệm vụ các phòng ban? 1.3.5.2. Đội ngũ quản lý Hội đồng quản trị gồm những ai? 1 vài thông tin quan trọng về các thành viên chủ chốt như: tên, tuổi, bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng, điểm mạnh yếu Ban giám đốc gồm những ai? 1 vài thông tin quan trọng như trên. Những nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng khác: kế toán trưởng, cố vấn ? 1.3.5.3. Chính sách nhân sự KHOA MAY-TKTT 12
  17. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT Nhân sự của công ty qua các thời kỳ (hàng năm) là bao nhiêu? Mức lương căn bản qua các năm là bao nhiêu? Chế độ thời gian làm việc, qui định về ngày nghỉ Chính sách đào tạo, tuyển dụng, khen thưởng của công ty là gì? Phương án phát triển hệ thống nhân sự? Cách thức gia tăng hiệu quả của hệ thống nhân sự? 1.3.5.4. Phong cách lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp Phần này không bắt buộc nhưng theo Phương án Việt Group thì nên có. 1.3.6. Phương án tài chính Bạn có thể khởi nghiệp với 0 đồng không? Câu trả lời là không. Bạn có thể khởi nghiệp với số vốn ít ỏi không? Câu trả lời là có thể. Bạn có thể khởi nghiệp khi đã có một số vốn đủ để nuôi sống bản thân và doanh nghiệp bạn ít nhất sáu tháng đầu tiên không? Câu trả lời là hãy cố gắng, bạn có thể khởi nghiệp được. Không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ có doanh thu ngay từ tháng đầu tiên thành lập doanh nghiệp. Cũng không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ có doanh thu sau sáu tháng khởi nghiệp. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình một số vốn đủ để nuôi sống bản thân và duy trì doanh nghiệp. Và đừng quên yếu tố tiết kiệm, giảm thiểu lãng phí, lên kế hoạch bán hàng cụ thể để có doanh thu ngay khi khởi nghiệp, hoặc tốt nhất là bạn nên khởi nghiệp khi đã có khách hàng đầu tiên. Câu hỏi Câu hỏi 1: Em hãy trình bày khái niệm tinh thần khởi nghiệp Câu hỏi 2: Em hãy trình bày một số đặc trưng của tinh thần khởi nghiệp Câu hỏi 3: Em hãy liệt kê các nguồn ý tưởng để khởi nghiệp Câu hỏi 4: Em hãy liệt kê ba công việc có thể khởi nghiệp ngành may Câu hỏi 5: Em hãy trình bày phương án khởi nghiệp. Bài tập Bài tập 1: Em hãy liệt kê những việc em đã từng làm thể hiện ý chí quyết khi thực hiện Bài tập 2: Em hãy liệt kê những ước mơ mà em mong muốn thực hiện ở tương lai. Bài tập 3: Em hãy Lựa chọn chất liệu để thiết kế trang phục ứng dụng xanh hóa. KHOA MAY-TKTT 13
  18. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT Bài tập 4: Em hãy sử dụng trang phục ứng dụng xanh hóa để xác định khách hàng mục tiêu cho ý tưởng khởi nghiệp. KHOA MAY-TKTT 14
  19. Chương 2: Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT trong ngành may CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP TRONG NGÀNH MAY Giới thiệu Khi muốn thực hiện tiến trình khởi nghiệp, bạn có thể xây dựng thị trường sản phẩm mới hoàn toàn, hoặc là lựa chọn một sản phẩm đã có sẵn rồi tạo ra một phiên bản tốt hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn phải đi theo trình tự cụ thể với từng bước nghiên cứu vững chắc. có như vậy, việc thực hiện con đường khởi nghiệp của bạn ít gặp rủi ro,đảm bảo được thành công, thậm chí lớn mạnh trong tương lai không xa. Mục tiêu - Lập được cấu trúc của bản kế hoạch khởi nghiệp - Trình bày được quy trình thực hiện ý tưởng khởi nghiệp - Xây dựng được mô hình kinh doanh khởi nghiệp trong ngành may 2.1. CẤU TRÚC CỦA BẢN KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP 2. 1.1. Ý nghĩa của bản kế hoạch khởi nghiệp Bản kế hoạch khởi nghiệp là bảng liệt kê chi tiết thứ tự công việc cần phải làm khi khởi nghiệp. Bản kế hoạch khởi nghiệp rất quan trọng, giúp doanh nghiệp hoạch định rõ từng bước đi của mình trên con đường khởi nghiệp. Tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư hổ trợ để phát triển mô hình kinh doanh. 2.1.2. Nội dung chính trong bảng kế hoạch khởi nghiệp Đối tác chiến lược của doanh nghiệp là ai? Những hoạt động chính của doanh nghiệp Những đề xuất về giá trị sản phẩm Quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu thực và hành vi của họ Giá trị cốt lõi của sản phẩm kinh doanh Các kênh phân phối sản phẩm Mức chi phí đầu tư Nguồn thu (yếu tố kinh tế) 2.1.3. Cấu trúc của bản kế hoạch khởi nghiệp Giới thiệu chung KHOA MAY-TKTT 15
  20. Chương 2: Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT trong ngành may - Trang bìa: tên dự án/ họ và tên tác giả - Mục lục - Mô tả sơ lược về doanh nghiệp + Loại hình + Quy mô + Ngày tháng năm thành lập + Đăng ký kinh doanh + Vốn điều lệ + Chủ sở hữu - Mô tả tóm tắt về kế hoạch kinh doanh + Sản phẩm, dịch vụ. + Định vị doanh nghiệp, định vị thị trường + Khách hàng mục tiêu + Chiến lược kinh doanh + Tổng vốn đầu tư đồng. trong đó Vốn chủ: : đồng, tỉ lệ % Vốn vay: đồng, tỉ lệ % + Lợi nhuận sau thuế + Thuế nộp + Số lao động + Thời gian thu hồi vốn đầu tư + Ảnh hưởng kinh tế,xã hội, môi trường của dự án Nội dung kế hoạch kinh doanh - Kế hoạch marketing + Mô tả sản phẩm dịch vụ + Các tính chất và khu vực thị trường mục tiêu + Nhóm khách hàng mục tiêu + Đối thủ cạnh tranh KHOA MAY-TKTT 16
  21. Chương 2: Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT trong ngành may + Phân tích cung cầu + Thị phần của doanh nghiệp + Dự báo doanh thu + Chiến lược marketing + Chi phí cho hoạt động marketing và bán hàng 2. Kế hoạch sản xuất + Quy trình sản xuất + Bố trí mặt bằng nhà xưởng + Các tài sản cố định dùng trong sản xuất và khấu hao + Nguồn cung cấp và điều khoản mua hàng + Khả năng sản xuất của doanh nghiệp + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu + Chi phí lao động trực tiếp + Khả năng lao động sẵn có + Tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3. Kế hoạch tổ chức và quản lý + Lựa chọn loại hình doanh nghiệp + Tên và biểu tượng của doanh nghiệp + Mô tả vị trí, trách nhiệm khả năng tương ứng của từng thành viên + Sơ đồ cơ cấu tổ chức + Tài sản cố định dùng trong bộ phận văn phòng và khấu hao + Chi phí tiền lương cho bộ phận văn phòng + Các hoạt động trước vận hành và chi phí 4. Kế hoạch tài chính + Xác định tổng vốn đầu tư và các nguồn tài chính + Dự tính lãi, lỗ + Kế hoạch trả vốn vay KHOA MAY-TKTT 17
  22. Chương 2: Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT trong ngành may + Bảng lưu chuyển tiền mặt + Phân tích điểm hòa vốn + Phân tích hệ số tài chính + Các giả định tài chính Kết luận Khẳng định tính khả thi của dự án Hiệu quả kinh tế Ý nghĩa xã hội Sự ảnh hưởng đến môi trường 2.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP 2.2.1. Tài nguyên cá nhân Khởi tạo doanh nghiệp là một công việc mang tính chất cá nhân vì chủ doanh nghiệp là người duy nhất có mặt ở công ty ngay từ đầu. Do vậy, việc nhấn mạnh với bản thân bạn và những người khác rằng bạn có đủ năng lực và tài nguyên cần thiết để xây dựng doanh nghiệp là rất quan trọng. 2.2.2. Miêu tả sản phẩm và dịch vụ Sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp là nhân tố quyết định cho công việc kinh doanh của bạn. Vì vậy, việc phân tích nhiều khía cạnh khác nhau có vai trò rất quan trọng. Cần quan tâm đặc biệt tới nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ đó. 2.2.3. Hiểu về thị trường Trước khi bạn có thể thực hiện bất kỳ hoạt động bán hàng hay marketing nào, bạn cần phải xác định thì trường mình muốn tập trung. Để có được kết quả marketing tốt đòi hỏi bạn hiểu rõ về thị trường và khách hàng. 2.2.4. Chiến lược bán hàng và marketing Chiến lược Bán hàng và marketing là công cụ hữu hiệu giúp bạn tiếp cận được các khách hàng tiềm năng và lôi kéo được sự quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn. Dù bạn có quảng cáo trên báo giấy, quảng cáo qua thư, qua internet, hoặc tham gia vào các hội trợ triển lãm, thì nó cũng hoàn toàn phụ thuộc vào những gì bạn bán và đối tượng khách hàng mà bạn muốn tiếp cận. KHOA MAY-TKTT 18
  23. Chương 2: Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT trong ngành may 2.2.5. Tổ chức công ty Bạn cần mô tả hoạt động hàng ngày của công ty và cần quan tâm tới chi phí để tổ chức và vận hành công ty của bạn 2.2.6. Phát triển công ty Thật khó để nghĩ về 3-4 năm sau thậm chí cả trước khi công ty của bạn được thành lập và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đây sẽ trở thành ưu điểm, nếu ở giai đoạn ban đầu này bạn có thể quan sát . Làm được điều đó giúp bạn trong việc xây dựng một bức tranh toàn cảnh về công ty. 2.2.7. Lập ngân sách - Tính toán chi phí và doanh thu Ngân sách là tất cả các chủ đề trên được mô tả bằng các thuật ngữ về tiền tệ. Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết thì càng dễ để lập ra ngân sách. Ngân sách cũng góp phần hiện thực hóa các kế hoạch đồng thời giúp bạn đánh giá lại và thay đổi kế hoạch nếu ngân sách chứng minh rằng kế hoạch đó không khả thi. 2.2.8. Huy động vốn – nơi vay vốn Việc huy động thành công cần trả lời được câu hỏi: “Làm sao tôi có thể huy động được số vốn cần thiết để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình?” Câu nói nổi tiếng của doanh nhân người Mỹ Warren Buffett: “Muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”. Vậy, khởi nghiệp có nghĩa là bạn phải đi tìm cho mình một người đồng sáng lập. Vấn đề quan trọng ở đây là: Giữa những người đồng sáng lập cần phải có những điều kiện mục đích chung người đồng sáng lập cho thấy mục đích riêng của từng người. Mục đích của từng người phải được gắn kết với nhau để hợp thành mục đích trọn vẹn của một nhóm, dù nhóm có hai người, ba người hay nhiều hơn Những người đồng sáng lập phải hiểu rõ mục đích của mình cần đạt tới là gì? Và từng người trong tổ chức phải hành động vì mục đích chung đó. 2.2.9. "Thoát" công ty “Thoát công ty” nghĩa là bạn không tham gia vào các hoạt động của công ty nữa Có ba trạng thái trong chiến lược “thoát” công ty Thứ nhất: Công ty bạn đang “ăn nên làm ra” và trên thị thường có những tổ chức/cá nhân đang có ý định mua lại toàn bộ công ty bạn. Bạn sẽ có hai sự lựa chọn: một là giữ công ty lại và điều hành theo ý mình; hai là bán lại công ty để tổ chức/cá nhân đó điều hành hoàn toàn và bạn có khoản tiền tương xứng và thời gian để thành lập một doanh nghiệp khác với một lĩnh vực/sản phẩm khác mà bạn yêu thích. KHOA MAY-TKTT 19
  24. Chương 2: Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT trong ngành may Thứ hai: Nếu bạn cảm thấy đã “đủ”, đã đến lúc nghỉ ngơi, dành thời gian cho bản thân và gia đình của mình, thì chiến lược thoát này là một chiến lược đáng để bạn nghĩ tới. Khi bán toàn bộ công ty, bạn sẽ có một khoản tiền và thời gian để làm những điều yêu thích thay vì mải mê “chinh chiến”. Thứ ba: Công ty bạn không phát triển theo ý muốn vì một số lý do đến từ cách quản lý nguồn tài chính của bạn Nhưng có những tổ chức/cá nhân thấy được tiềm năng phát triển của công ty bạn. Họ sẽ đề xuất mua lại. Nếu bạn muốn “đứa con tinh thần” của mình được “nuôi dưỡng” bởi một người tốt hơn, nó vẫn sẽ tồn tại nhưng chỉ là thay đổi chủ, thì đây là chiến lược “thoát công ty” mà bạn nên nghĩ tới vì nhân viên, khách hàng, cổ đông cùng sáng lập của bạn chứ đừng vì sự ích kỷ của bản thân mà đưa doanh nghiệp của mình đi đến lụi tàn. Tuy nhiên, chiến lược “thoát” công ty mà công ty vẫn mang lại lợi ích về tiền bạc và tài sản cho bạn. Đó chính là chiến lược thoát công ty khôn ngoan. KHOA MAY-TKTT 20
  25. Chương 2: Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT trong ngành may Hình 2.1: Các mối quan hệ trong sản xuất kinh doanh (Trích dẫn: kinh điển về khởi nghiệp-Gia Lâm, Hoàng Anh dịch) 2.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH KHỞI NGHIỆP TRONG NGÀNH MAY 2.3.1. Các loại mô hình kinh doanh - Mô hình kinh doanh Canvas Mô hình kinh doanh canvas là mô hình kinh doanh hiệu quả nhất dành cho các công . Mô hình kinh doanh canvas được sáng tạo bởi Yves Pigneur và Alexander Ostrer walder. Đây là hình thức kinh doanh được các CEO trẻ trong các mô hình khởi nghiệp bởi sự dễ hiểu, cũng như dễ dàng trong việc áp dụng. Các mô hình kinh doanh lớn trên thế giới như Facebook, Google, P&G, đều thành công nhờ áp dụng mô hình kinh doanh canvas Mô hình kinh doanh canvas với 9 yếu tố chính để tạo mô hình kinh doanh nhỏ hiệu quả. Mô hình kinh doanh của bạn hướng tới đối tượng nào? Bạn mang cho khách hàng những gì? Những kênh phân phối và chiến lược truyền thông mà bạn sử dụng để quảng bá sản phẩm tới khách hàng là gì? Dự kiến nguồn doanh thu Nguồn lực chủ yếu của dự án kinh doanh là gì? Hoạt động kinh doanh chính là gì? Xác định đối tác chiến lược của dự án Xác định cơ cấu về mặt chi phí đầu tư dự án Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp, đừng chần chừ gì nữa mà hãy tạo lập mô hình kinh doanh ngay cho mình và bắt đầu startup ngay với mô hình kinh doanh canvas ngay nhé. - Mô hình kinh doanh kim tự tháp Mô hình kim tự tháp là mô hình mà phần lớn doanh thu đến từ các thành viên liên kết bán lẻ và người bán sản phẩm. Người sáng lập là những người ở trên đỉnh kim tự tháp và làm cho doanh thu chảy ngược lên phía đỉnh đó. Đây là mô hình kinh doanh có mức KHOA MAY-TKTT 21
  26. Chương 2: Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT trong ngành may chi phí đầu tư ít nhất, doanh thu và lợi nhuận chủ yếu là hoa hồng từ các nhà phân phối bán lẻ trên thị trường. Tuy nhiên, mô hình này dễ bị biến hóa thành kinh doanh đa cấp. Mô hình kinh doanh kim tự tháp đã và đang được hạn chế tối đa hiện nay. - Mô hình chia sẻ quyền sở hữu Mô hình chia sẻ quyền sở hữu là mô hình kinh doanh mới cho thuê các sản phẩm, dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định. Dịch vụ thu hút những khách hàng ít khi sử dụng sản phẩm hoặc những người thích sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau. Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ chia sẻ xe ô tô, đã xuất hiện ở nhiều nơi và trở nên phổ biến. - Mô hình kinh doanh hệ sinh thái Được hiểu là mạng lưới các tổ chức,bao gồm nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,vv liên quan đến việc cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua cả cạnh tranh và hợp tác. Ngày nay do sự xuất hiện của công nghệ mô hình này đã thay đổi giảm được nhu cầu sở hữu cơ sở hạ tầng và tài sản vật chất. Công nghệ đã giúp việc xây dựng và mở rộng các hệ sinh thái trở nên đơn giản và rẻ hơn. - Sàn giao dịch thương mại điện tử Kinh doanh trên cơ sở sàn giao dịch thương mại điện tử dần trở nên phổ biến. Nơi mà ở đó, người bán và người mua có thể dễ dàng tiếp cận an toàn với các sản phẩm, dịch vụ mà họ có nhu cầu. Thực tế cho thấy, phần lớn người sử dụng internet có xu hướng mua hàng trên các diễn đàn, thông tin sản phẩm hoàn toàn do người dùng tạo ra (thông qua ý kiến phải hồi, review sản phẩm). - Mô hình kinh doanh miễn phí Đây là mô hình được tổ chức trên môi trường mạng điện tử, công nghệ giúp cho người tiêu dùng dễ dàng nhận thấy được những doanh nghiệp áp dụng triệt để mô hình kinh doanh này. - Mô hình kinh doanh đại siêu thị Kinh doanh theo mô hình đại siêu thị đang là vũ khí tối cao dành cho những nhà kinh doanh trên trực tuyến. Đây là cách sử dụng chính những dữ liệu mà khách hàng cung cấp để thu hút khách hàng. Bằng mô hình kinh doanh đại siêu thị Amazon đã tạo ra những xu hướng kinh doanh lớn trong lịch sử của nền kinh tế. - Mô hình kinh doanh theo yêu cầu KHOA MAY-TKTT 22
  27. Chương 2: Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT trong ngành may Cũng có thể sử dụng thuật ngữ kinh tế chia sẻ, đang tạo ra nền kinh tế với những điểm mới mẻ của thế giới. Thuật ngữ này dùng để chỉ hình thức kinh doanh dịch vụ như mô hình Uber. - Kinh doanh theo mô hình “1 đổi 1” Đây là mô hình kinh doanh mới, là sự kết hợp giữa hai hình thức kinh doanh lợi nhuận và kinh doanh phi lợi nhuận. Nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Founder của thương hiệu giày nổi tiếng TOMS đưa ra mô hình trên cơ sở, cứ mỗi một đôi giày được trao đến tay người tiêu dùng thì lại có một đôi giày khác trao đến cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. - Mô hình kinh doanh lợi nhuận từ các sản phẩm đính kèm Đây là mô hình xác định nguồn lợi nhuận từ các sản phẩm kèm theo. Dựa trên lý thuyết, khi khách hàng hài lòng về sản phẩm thì họ sẽ trung thành với thương hiệu đó và tiếp tục sử dụng các sản phẩm khác có cùng thương hiệu. - Mô hình kinh doanh nhượng quyền Kinh doanh nhượng quyền là mô hình mang lại hiệu quả cao đối với việc mở rộng cơ cấu tổ chức. Trên cơ sở bên nhượng quyền cung cấp cho bên được nhượng quyền giấy phép kinh doanh. Bên nhận nhượng quyền được quyền bán ra các sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền. - Mô hình kinh doanh Blockchain Blockchain là mô hình tận dụng mô hình công nghệ Blockchain, tạo điều kiện cho các hệ thống phân cấp bậc và hoạt động ở quy mô toàn cầu. - Mô hình kinh doanh theo hình thức cửa hàng độc lập Hình thức kinh doanh cửa hàng độc lập là mô hình kinh doanh nhỏ. Đây là hình thức kinh doanh mà bạn phải trực tiếp xây dựng kế hoạch từ những thứ nhỏ nhất. Để có được mô hình kinh doanh nhỏ hiệu quả, bạn cần phải tham khảo những ý kiến đóng góp từ chuyên gia, hay những người đi trước để mọi việc trở nên dễ dàng hơn. - Mô hình kinh doanh cửa hàng có sẵn Không giống như kinh doanh cửa hàng độc lập, hình thức kinh doanh cửa hàng có sẵn phát triển dựa trên cơ sở những điều kiện vật chất đã có trước từ người thân hoặc người sang nhượng, bạn xây dựng mô hình kinh doanh mới mang lại hiệu quả cao hơn. - Mô hình kinh doanh cửa hàng đại lý Đây là mô hình kết hợp giữa hình thức kinh doanh cửa hàng độc lập và hình thức kinh doanh nhượng quyền. Trên cơ sở nhượng quyền nhưng đại lý lại có quyền đa dạng sản KHOA MAY-TKTT 23
  28. Chương 2: Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT trong ngành may phẩm hơn. Bạn vừa có thể có được nguồn hàng với giá rẻ hơn, vừa có thể kinh doanh độc lập. 2.3.2. Mô hình kinh doanh khởi nghiệp trong ngành may Hình thành ý tưởng kinh doanh - Nhận thức vấn đề - Những thách thức và cơ hội khi khởi sự kinh doanh - Điều kiện của bản thân để trở thành một nhà kinh doanh độc lập - Ý tưởng kinh doanh được lựa chọn - Sản phẩm sẽ kinh doanh và nguồn cung cấp - Nghiên cứu thị trường quần áo thời trang trên địa bàn kinh doanh Dự kiến về cửa hàng kinh doanh - Mô tả hoạt động kinh doanh - Cơ sở hạ tầng dự kiến - Các hoạt động cần chuẩn bị cho cửa hàng đi vào kinh doanh Lập kế hoạch kinh doanh - Kế hoạch marketing - Kế hoạch nhân sự - Kế hoạch tài chính - Đánh giá hiệu quả kinh tế của cửa hàng - Những rủi ro có thể gặp phải khi cửa hàng đi vào hoạt động Câu hỏi Câu hỏi 1: Em hãy trình bày ý nghĩa của bản kế hoạch khởi nghiệp. Câu hỏi 2: Em hãy trình bày nội dung chính trong bảng kế hoạch khởi nghiệp Câu hỏi 3: Em hãy trình bày nguồn tài nguyên cá nhân Câu hỏi 4: Em hãy liệt kê các dạng mô hình kinh doanh Bài tập Bài tập 1: Em hãy xây dựng mô hình kinh doanh cho một sản phẩm ngành may. KHOA MAY-TKTT 24
  29. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT CHƯƠNG 3: NHỮNG CÂU CHUYỆN KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG Giới thiệu Khởi nghiệp được bắt nguồn từ những ý tưởng có tính đột phá và khác biệt trong nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động của đời sống xã hội. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công, mang lại những giá trị cho cuộc sống, không nhất thiết là phải khởi nghiệp bằng những ý tưởng quá lớn lao, quá cao xa, mà có thể khởi nghiệp từ những công việc rất gần gũi, rất thiết thực và phù hợp với những gì mà xã hội đang thiếu, đang đòi hỏi. Và trong chương này xin gửi đến bạn đọc các câu chuyện khởi nghiệp hay và ý nghĩa nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn có một khởi đầu sự nghiệp bền vững. 3.1 Bill Gates. Bill Gates tên đầy đủ là William Henry Bill Gates, ông sinh ngày 28 tháng 10 năm 1955 ở Washington – Mỹ. Từ nhỏ ông đã bộc lộ được tài năng và hứng thú với phần mềm máy tính. Nhờ tài năng trong lĩnh vực công nghệ và chiến lược kinh doanh đúng đắn, Bill Gates và cộng sự Paul Allen đã xây dựng Microsoft, công ty phần mềm lớn nhất thế giới. Ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới, và thành công dù chưa hoàn thành xong chương trình đại học của mình. Năm 1973, ông được nhận vào Đại học Harvard danh giá nhất Thế Giới theo nguyện vọng của bố mẹ. Tuy nhiên, năm đầu tiên, Bill Gates dành phần lớn thời gian trong phòng máy tính thay vì lên lớp học như các sinh viên khác. Bill Gates vẫn giữ liên lạc với Paul Allen sau hai năm năm học, Paul Allen bỏ học và làm việc cho công ty Honneywell. Năm 1974, Bill Gates và Paul Allen bắt tay nhau cùng sáng lập ngôn ngữ lập trình Basic và bán bản quyền cho Công ty MITS. Sau đó, Allen trở thành nhân viên của MITS. Bill Gates cũng quyết định bỏ học tại trường đại học hàng đầu thế giới trong nỗi thất vọng của bố mẹ, và đầu cơ cho MITS. Quyết định bỏ học trường Đại học danh giá để theo đuổi đam mê của Bill Gates khi đó bị coi là điên rồ, nhưng chính những suy nghĩ, khát vọng đam mê đó đã mang lại thành công cho ông như ngày nay. Đối với nhiều người, đây là quyết định điên rồ. Nhiều người nỗ lực để được học ở Harvard chỉ là giấc mơ xa vời. Các sinh viên trong trường phải xác định rằng, họ đã vượt qua chặng đường khó khăn để đặt chân vào ngôi trường danh giá, nhưng chặng đường tiếp theo còn khó hơn nhiều. Học tập ở nơi quy tụ các nhân tài, sinh viên Harvard phải cố gắng không ngừng nghỉ để theo kịp chương trình học và không tụt lại phía sau. Ngôi trường là bệ đỡ vững chắc cho thành công trong tương lai. Vì thế, phần lớn người quen của ông đều khẳng định, Bill Gate đã phạm sai lầm rất nghiêm trọng. KHOA MAY-TKTT 25
  30. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT Tuy nhiên, những thành công sau này của Microsoft, cũng như sự nghiệp đồ sộ của Bill Gates chứng minh rằng, ông đã đi đúng hướng. Khi còn là sinh viên tại Harvard, một giáo sư trong trường từng nhận xét: Bill Gates là một doanh nhân kiệt xuất nhưng cũng là người có tính cách quái gở nhất. Bill Gates từng tuyên bố rằng sẽ trở thành triệu phú vào năm 30 tuổi. Thực tế, năm 31 tuổi, ông đã là tỷ phú. Khi kể về con đường học tập của mình, Bill Gates từng nói: “Tôi đã học mọi thứ nhưng chưa bao giờ đứng đầu. Và ngày nay, những người đứng đầu của các trường đại học nổi tiếng đều là nhân viên của tôi”. Bill Gates được biết đến là một doanh nhân nổi tiếng người Mỹ, chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen cùng sáng lập. Bên cạnh đó ông có là người truyền cảm hứng sống, làm việc và thành công trong kinh doanh. Ông luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới. Tháng 5 năm 2013, Bill Gates đã được vinh danh là doanh nhân giàu có nhất Thế Giới với khối tài sản lên tới 77, 8 tỷ đô la Mỹ. Tại Microsoft, Bill Gates nắm giữ chức vụ CEO và định hướng phát triển kinh doanh phần mềm cho tập đoàn, nắm giữ trên 8 phần trăm cổ phiếu của Microsoft . Bill Gates là một trong những doanh nhân nổi tiếng về cuộc cách mạng máy tính cá nhân nên số lượng người ngưỡng mộ về tài năng của ông rất nhiều, nhưng bên cạnh đó cũng có khá nhiều đối thủ cạnh tranh lên án chỉ trích ông về chiến thuật kinh doanh phần mềm mà họ coi đó là kinh doanh không lành mạnh, mang tính độc quyền và công ty của ông đã phải hứng chịu búa rìu dư luận cũng như các cuộc kiện tụng liên quan. Trong giai đoạn gần cuối của sự nghiệp, Bill Gates đã tham gia theo đuổi con đường thiện nguyện, quyên góp và ủng hộ một số tiền lớn cho các tổ chức từ thiện và nghiên cứu khoa học thông qua Quỹ Bill & Melinda Gates, được thành lập năm 2000. KHOA MAY-TKTT 26
  31. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT 3.2. Larry Page và Sergey Brin Larry Page và Sergey Brin là 2 nhà đồng sáng lập Công ty Google. Kể từ khi ra đời đến nay, Google đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong đời sống thường nhật của nhân loại, và có những đóng góp cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên công nghệ số của thế giới. Sự sáng tạo không ngừng, niềm đam mê khoa học công nghệ, cùng bản lĩnh táo bạo đã xây dựng nên hình tượng một CEO khởi nghiệp thành công lừng lẫy trên khắp thế giới. Larry Page có bằng cử nhân khoa học máy tính tại Đại học Michigan (Mỹ). Sau đó ông theo học tiến sĩ tại Đại học Stanford. Ở Stanford, ông gặp Sergey Brin. 2 người nhanh chóng trở thành bạn thân do có cùng niềm đam mê công nghệ mãnh liệt. Mất chức vì quyết định sai lầm Năm 1998, Larry Page trăn trở với câu hỏi về một "cỗ máy" tìm kiếm thông tin. Lúc bấy giờ, Altavista là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất, sử dụng từ khóa để cho ra kết quả tìm kiếm có liên quan với thông tin người dùng cần. Page nhận thấy rằng sẽ tốt hơn nếu một công cụ tìm kiếm có thể xếp hạng các trang web dựa theo tính liên quan của các trang web đó so với nội dung người dùng đang cần, bằng cách sử dụng các thuật toán từ khóa phức tạp hơn. Liệu có cách nào tải hết toàn bộ trang web, và ông bắt đầu miệt mài với ý tưởng đó. Ông rủ Brin cùng tham gia với cỗ máy tìm kiếm có tên gọi ban đầu BackRub. Dự án sau đó nhanh chóng trở thành Google. Đây là cái tên xuất phát từ nguyên bản “googol” - một dãy số với số 1 đứng đầu và 100 số 0 theo sau, tương ứng với ý nghĩa một công cụ tìm kiếm cung cấp lượng thông tin khổng lồ. Thành công liên tiếp trong 3 năm đầu thành lập, Larry Page trở nên tự tin hơn, nhưng đây cũng là lúc khủng hoảng bắt đầu xuất hiện tại Google. Xuất thân là người làm công nghệ thông tin, Larry Page không có bất cứ kinh nghiệm trong mảng điều hành và quản lý. Năm 2001, Google đã trở thành công ty có vị thế lớn tại nước Mỹ, Larry Page bất ngờ nhận hàng loạt đánh giá bất tín nhiệm đến từ các nhân viên, các quản lý dưới quyền vì những bất đồng trong cách quản lý nhân sự, điều hành công ty giữa ông và hội đồng quản trị. Larry cho rằng văn hóa tự do chính là cách để các nhân viên có thể trao đổi trực tiếp với ban giám đốc giúp tiến độ công việc hoàn thành hiệu quả hơn: "Không ủy thác quyền cho bất kỳ ai, hãy làm mọi điều bạn có thể để hoàn thành công việc nhanh hơn". Nhưng thực tế hoạt động của công ty cho thấy, mỗi công việc cần có một vị trí chịu trách nhiệm cho những vấn đề của họ. KHOA MAY-TKTT 27
  32. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT Đỉnh điểm tháng 7-2001, Page bất ngờ quyết định sa thải toàn bộ quản lý dự án, bởi do họ không làm tốt phần việc của mình. Hơn thế nữa, ông không tin tưởng khả năng lãnh đạo của những người không có chuyên môn máy tính có thể quản lý đội ngũ kỹ sư của công ty. Tuy nhiên, quyết định này của ông không được đón nhận. Để cứu vãn tình thế chia rẽ và tránh Google phải chịu khủng hoảng trầm trọng hơn, Larry Page đã lựa chọn việc rút lui, thay thế bởi cựu CEO của Công ty Novell, Eric Schmidt. Yếu tố thành một nhà lãnh đạo tốt Eric Schmidt giữ cương vị CEO Google trong vòng 10 năm. Dưới thời của Schmidt, Google phát triển phồn thịnh với sự kiện IPO thành công năm 2004 và thương vụ thâu tóm Android năm 2005. Số lượng nhân viên của Google tăng lên tới 24.000 người và giá trị vốn hóa thị trường đạt 180 tỷ USD. Nhưng đến năm 2011, Google gặp phải một mối đe dọa hoàn toàn lạ lẫm trước đây họ chưa từng biết đến, mang tên Facebook của nhà lãnh đạo trẻ Mark Zuckerberg. Google trở nên bệ rạc và rã rời khi hàng loạt nhân sự chất lượng cao bắt đầu rời bỏ công ty và đầu quân cho Facebook. Đỉnh điểm vào năm 2010, hơn 140 kỹ sư cấp cao của Google tham gia đầu quân dưới quyền điều hành của Mark Zuckerberg. Trước sức ép quá lớn từ Facebook, Larry Page trở lại vị trí CEO của Google vào năm 2011, đặt ra mục tiêu đưa Google trở thành công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới và phát triển Google trở thành một công cụ đa năng nhất. Để làm được điều đó, điều đầu tiên Larry Page phải thực hiện tái cơ cấu hệ thống nhân sự. Ông nhận thấy các nhân viên đang mất phương hướng trong việc phát triển công ty, ban giám đốc quan liêu khiến công ty chia rẽ sâu sắc, và điều tất yếu là chảy máu chất xám. Ngay sau khi trở lại lãnh đạo, Larry Page đã đích thân mời các CEO từ các công ty khác được Google sáp nhập tham gia điều hành nhiều mảng của Google, đồng thời sẵn sàng trao quyền cho các nhân viên thân thiết điều hành những bộ phận quan trọng. Điều này giúp Google giữ chân các nhân tài, và bước đầu tái thiết lực lượng nhân sự chất lượng cao và trung thành với công ty. Ở Google, Page được biết đến là người luôn đưa ra những câu hỏi. Ông luôn quan tâm mọi người thực hiện công việc như thế nào và thách thức bằng những giả thuyết rằng tại sao mọi thứ lại diễn ra như vậy. Trong cuộc phỏng vấn tại một diễn đàn năm 2015, Page chia sẻ: “Tôi rất thích trò chuyện với những người điều hành trung tâm dữ liệu của công ty. Tôi hỏi họ những câu về máy biến thế hoạt động thế nào? Nguồn năng lượng được chuyển vào ra sao? Để rồi sau đó hướng đến hoạt động của công ty chúng ta trả giá thế nào cho việc này? Tôi luôn suy nghĩ về tất cả những câu hỏi ở khía cạnh một doanh nhân, một người làm kinh doanh, tìm hiểu xem cơ hội nằm ở đâu”. KHOA MAY-TKTT 28
  33. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT Bên cạnh đó, Larry Page đã liên tục phát triển những sản phẩm và công cụ mới với những chức năng khác nhau tung ra thị trường. Vào năm 2012, công ty ra mắt mạng xã hội Google+, laptop Chromebook, kính thông minh Google Class, dịch vụ internet tốc độ cao Fiber và nhiều sản phẩm khác. Đến 2015, hãng tái cấu trúc quy mô lớn và Page trở thành CEO Alphabet - công ty mẹ của Google. Ở vị trí này, ông dành nhiều thời gian nghiên cứu những công nghệ mới, gặp gỡ và tìm kiếm nhân tài, hoạch định những bước đi tiếp theo của hãng. Thông qua Alphabet, Page muốn theo đuổi đam mê với các thiết bị thông minh trong nhà, lan tỏa internet thông qua dự án Project Loon và kéo dài cuộc sống của con người. Với việc thu về hàng loạt bằng sáng chế công nghệ từ các công ty phần mềm khác nhờ vào những thương vụ M&A, giờ đây Google không chỉ là công cụ tìm kiếm thông tin thông thường, mà đã sở hữu hàng loạt chức năng tiện ích khác góp phần xây dựng cuộc sống của con người trở nên tiện nghi hơn. Những chiến lược của Larry Page dần trở nên có hiệu quả, Google đã trở lại đúng định hướng mà Larry Page đề ra. Trong quý III-2013, chỉ sau 2 năm Larry Page trở lại vị trí CEO, Google đạt được doanh thu lên đến 14,89 tỷ USD. Riêng dịch vụ tìm kiếm của Google đã đóng góp 10,8 tỷ USD trong doanh thu được tính bằng số lần nhấp chuột của người dùng vào quảng cáo. Tiếp theo đó, năm 2016, Google đã trở thành thương hiệu có giá trị cao thứ 2 trên thế giới, giá trị tổng tài sản được định mức 133 tỷ USD. Thiên Bảo Báo Sài Gòn Giải Phóng- đầu tư tài chính KHOA MAY-TKTT 29
  34. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT 3.3. Mark Zuckerberg Ở tuổi 30, độ tuổi mà rất nhiều người mới bắt đầu tạo dựng sự nghiệp thì Mark đã có trong tay khổi tài sản khổng lồ trị giá 29,9 tỉ USD (theo Forbes năm 2014). Và dưới đây là 10 bài học làm giàu từ ông chủ Facebook. Thành công không bao giờ đến trước Ngay từ khi còn học tại Đại học Havard, Mark Zuckerberg đã thành lập một website có tên là FaceMash.com và gặp phải không ít rắc rối với website này. Mục đích của Mark khi tạo ra FaceMash.com để cho phép mọi người có thể so sánh hình ảnh của những nữ sinh trong trường Havard và đánh giá xem ai nóng bỏng hơn. Website này ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của rất nhiều sinh viên, nhưng ban quản lí trường Havard đã nhanh chóng yêu cầu Mark đóng cửa với lí do “không thể chấp nhận được mục đích của FaceMash.com”. Ngay sau đó, Mark bỏ học và bắt đầu xây dựng Facebook với tên gọi ban đầu là TheFacebook.com. Tuy nhiên, khó khăn chưa chịu “buông tha” chàng trai trẻ, vài ngày sau khi TheFacebook.com ra đời, Mark lại gặp rắc rối khi hai anh em sinh đôi Winklevoss và Divya Narendra tố anh ăn cắp ý tưởng của họ. Vụ việc ầm ĩ kéo dài mất vài năm, sau những thu xếp về mặt pháp lí, anh em sinh đôi Winklevoss được nhận số tiền 65 triệu USD như công đóng góp ý tưởng cho Facebook. Đừng bao giờ đồng ý lời mời chào đầu tiên Kể từ khi Facebook ra đời, đã có rất nhiều công ty muốn thâu tóm “gã khổng lồ” này. Facebook, lúc còn là TheFacebook.com bắt đầu có mặt trên thị trường Internet vào tháng 2/2004. Chỉ 4 tháng sau, nhà sáng lập Mark Zuckerberg (khi đó mới 20 tuổi) đã nhận được lời đề nghị rót vốn 10 triệu USD từ một nhà đầu tư không rõ danh tính ở New York. Tuy nhiên, Zuckerberg không hề để tâm tới đề nghị này. Năm 2005, NBC (công ty chuyên về mạng lưới phát thanh và truyền hình thương mại Mỹ) đã ngỏ ý muốn mua lại Facebook. Năm 2006, Yahoo! dành cho Mark lời đề nghị thâu tóm 1 tỉ USD nhưng theo Zuckerberg thì Facebook còn đáng giá hơn nhiều. Đỉnh điểm là vào năm 2007, Microsoft – hãng phần mềm số 1 thế giới và Google đều đã đưa ra con số 15 tỉ USD nhưng vẫn không thể thuyết phục được Mark. Một câu hỏi đặt ra là nếu Mark Zuckerberg “ăn non”, chấp nhận một trong số những lời đề nghị ở trên thì thế giới có biết đến một Mark Zuckerberg thành công như ngày hôm nay? Kiên trì theo đuổi ước mơ Một vài ngày sau khi tung ra phiên bản Facebook đầu tiên, Mark đã nghĩ cần phải xây dựng một dịch vụ như thế trên toàn thế giới. Khi đó, hầu hết không ai tin rằng một dự án “ra lò” từ khu kí túc xá đại học lại có thể biến thành một trong những trang web KHOA MAY-TKTT 30
  35. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT lớn nhất trên Internet hiện nay với 1,23 tỉ người sử dụng hàng tháng, tương đương với 1/6 dân số thế giới. Người dùng Facebook đã tạo ra 201,6 tỉ kết nối bạn bè và nhấp chuột vào nút “like” tổng cộng 3,4 ngàn tỉ lần. Chấp nhận sự cạnh tranh Khi Facebook ra đời, Mark cùng các nhà đồng sáng lập phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Tại thời điểm đó, tất cả các đối thủ đều ở vị thế cao hơn Facebook. Myspace đã có 5 triệu người dùng, Frienster có giá trị lên tới 13 triệu USD. Tuy nhiên, thay vì từ bỏ, Mark Zuckerberg tiếp tục làm việc chăm chỉ và cố gắng cải thiện website của mình. Và kết quả Facebook trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay là câu trả lời rõ ràng nhất cho những cố gắng của Mark cùng các đồng sự. Chấp nhận rủi ro “Rủi ro lớn nhất chính là không dám đối mặt với rủi ro. Không dám mạo hiểm khi thế giới không ngừng thay đổi là chiến lược chắc chắn dẫn đến thất bại”. Đó là 1 trong những câu nói nổi tiếng của Mark. Theo anh, rất nhiều người dù đã xác định kinh doanh trên thương trường nhưng vẫn luôn sợ thất bại. Nhưng với Mark, ngay cả khi công ty có 1 năm kinh doanh tồi tệ, thậm chí là 5 năm, anh cũng sẽ không lo lắng. Anh hoàn toàn tin tưởng anh có thể lãnh đạo công ty để tạo ra giá trị lâu dài. Tiền không phải là tất cả Trước khi Facebook bắt đầu kiếm tiền, Zuckerberg đã nói “Chúng tôi không làm dịch vụ để kiếm tiền mà đơn giản, chúng tôi kiếm tiền để tạo ra các dịch vụ tốt hơn” Đối xử tốt với nhân viên Ông chủ Facebook luôn muốn mang đến cho nhân viên của mình những điều tuyệt vời nhất Zuckerberg cho rằng, một khi nhân viên của bạn không hài lòng, họ sẽ không có nhiệt huyết làm việc và sẽ không làm việc chăm chỉ. Chính vì vậy mà tại trụ sở chính của Facebook, nhân viên được nhận rât nhiều đặc quyền. Từ thức ăn miễn phí, phụ kiện máy tính miễn phí đến một cửa hàng cắt tóc trên trang web . Zuck đã biến Facebook là nơi làm việc mà không một nhân viên nào muốn rời bỏ. Hoàn thành tốt hơn sự hoàn hảo “Done is better than perfect” (Hoàn thành tốt hơn sự hoàn hảo), đó là câu nói rất nổi tiếng của Mark Zuckerberg. Theo Mark, hoàn thành nhiệm vụ là một việc tối quan trọng và một khi kết thúc công việc, chúng ta hoàn toàn có thể quay trở lại và cải thiện nó. Tất nhiên, bạn luôn cần phải hoàn thành công việc hết sức có thể. Không nên quá phụ thuộc vào cách đánh giá bên ngoài KHOA MAY-TKTT 31
  36. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT “Hãy nhớ rằng bạn không tốt như mọi người nói và cũng không xấu như mọi người nghĩ”. Zuckerberg đã từng nói nếu Facebook bị giới truyền thông không đánh giá cao, anh ấy sẽ nhắc nhở các thành viên trong nhóm của mình rằng Facebook không hề tệ như báo chí đưa tin. Ví dụ như lần đầu Facebook đưa ra Newsfeed, mọi người đều ghét nó. Phản ứng dữ dội làm đảo lộn nhiều người sử dụng mạng xã hội này. Thay vì từ bỏ nó và quay trở về với những gì vốn có, Zuckerberg vẫn tuyệt đối tin tưởng và đến nay, Newsfeed là một trong những tính năng quan trọng nhất của Facebook. Và đến khi Facebook được ca ngợi, anh nhắc nhở với các thành viên rằng nó không tốt như mọi người đang nói. Hãy khiêm tốn Thành công và trở thành tỉ phú thế giới ở tuổi rất trẻ, nhưng Mark luôn có một cuộc sống hết sức khiêm tốn và giản dị. Zuckerberg không tiêu quá nhiều tiền vào sở thích cá nhân, mà thay vào đó, anh tập trung vào phát triển công ty. Cho đến gần đây, Mark vẫn chỉ lái một chiếc Acura tương đối rẻ tiền và mua biệt thự bằng tiền vay ngân hàng với lãi suất thấp. KHOA MAY-TKTT 32
  37. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT 3.4 Steve Jobs Steve Jobs tên đầy đủ là Steven Paul Jobs ( 24/02/1955 – 05/10/2011) là một nhà phát minh, nhà thiết kế và doanh nhân người Mỹ, người đồng sáng lập, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Apple Inc. Ông được ghi nhận là một trong những người tiên phong trong cuộc cách mạng vi máy tính và điện thoại di động thông minh, đóng góp không nhỏ vào sự thành công của Apple với các sản phẩm như iPhone, iPod, iPad, macbook. Thời niên thiếu Jobs được sinh ra ở San Francisco, California bởi cha mẹ ruột của anh là Joanne Schieble và John Jandali khi cả hai chưa kết hôn và vẫn đang còn là sinh viên đại học. Mối quan hệ của họ bị phản đối vì gia đình mẹ đẻ không chấp nhận mối quan hệ của bà (người Công giáo) với cha Jandadi (người Hồi giáo). Bà không thể bỏ đứa con khi chưa lập gia đình nên đã phải cho đi con của mình vì không muốn gia đình bị xấu hổ. Steven được Paul và Clara Jobs nhận nuôi, người mà ông luôn coi là cha mẹ thực sự của mình. Ngay từ khi còn nhỏ, Jobs đã được cha anh khuyến kích anh tiếp xúc với thế giới cơ khí. Anh sẽ dành nhiều giờ với cha mình, tháo dỡ và lắp ráp lại các thiết bị điện tử trong nhà để xe của gia đình. Về mặt học thuật, sau khi tốt nghiệp trường trung học vào năm 1972, anh theo học tại Đại học Reed ở Portland, Oregon. Tuy nhiên anh đã bỏ học sau sáu tháng và dành 18 tháng tiếp theo để tham gia các lớp học sáng tạo tại trường. Jobs đã đăng ký tham dự một khóa học thư pháp và say mê chúng. Sau này, ông cho biết khóa học đó chính là nền tảng để cho ra đời nhiều kiểu chữ của Apple hiện nay. Sự nghiệp Công việc máy tính thực sự đầu tiên của ông là một kỹ thuật viên tại Atari, Inc. ở Los Gatos, California, năm 1973. Cùng với Wozniak, anh đã phát triển một bảng mạch loại bỏ khoảng 50 chip khỏi máy do đó tạo ra sự nhỏ gọn tương tự. Tiếp theo là sự phát triển của kỹ thuật số ‘blu box’ cho phép các cuộc gọi đường dài miễn phí. Đồng sáng lập Apple Năm 1976, cùng với Wozniak, ông thành lập ‘Công ty máy tính Apple’. Ban đầu, công ty chủ yếu nhằm mục đích bán bảng mạch. Cùng năm, Wozniak đã phát minh ra máy tính Apple I, II. KHOA MAY-TKTT 33
  38. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 3.1. Steve Jobs với máy tính Apple II, 1977 Những năm sau đó, Apple nhanh chóng được mở rộng khi thị trường máy tính cá nhân bắt đầu trở nên quan trọng. Apple chào bán cổ phiếu công khai vào năm 1981, tới năm 1983 công ty đã lọt vào danh sách Fortune 500. Năm 1983, công ty đã thuyết phục chủ tịch PepsiCo, Inc John Sculley trở thành giám đốc điều hành (CEO) với câu hỏi: “Bạn có muốn bán nước đường trong suốt quãng đời còn lại của mình không?”. Năm 1984, Jobs đã thiết kế chiếc Macintosh đầu tiên. Đây là chiếc máy tính cá nhân đầu tiên sử dụng giao diện người dùng đồ họa. Sáng lập NeXT Inc Mặc dù Jobs có nhiều sáng tạo thành công. Nhưng do có sự khác biệt về quan điểm của ông với các thành viên khác tại Apple. Năm 1985, ông đã từ chức và rời khỏi công ty do chính mình thành lập. Sau này, ông tiết lộ rằng việc rời khỏi Apple chính là một trong những điều tốt nhất xảy ra với ông – nó giúp ông lấy lại cảm giác tự do và đổi mới. KHOA MAY-TKTT 34
  39. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT Sau khi rời khỏi Apple, ông thành lập NeXT Inc. Công ty nổi tiếng về thế mạnh kỹ thuật đặc biệt là hệ thống phát triển phần mềm hướng đối tượng (WebObjects) được sử dụng trong Apple Store và iTunes store sau này. Năm 1986, Jobs mua lại một công ty sản xuất phim đồ họa máy tính và đổi tên thành Pixar. ‘Toy Story’ ‘A Bug’s Life’ và ‘Finding Nemo’ là những bộ phim hoạt hình rất thành công mang lại cho Jobs nhiều lợi nhuận cũng như sự tôn trọng. Trở lại Apple Điều thú vị là vào năm 1996, khi Apple mua lại NeXT Inc, ông đã trở lại công ty do mình đồng sáng lập của mình với tư cách là một giám đốc điều hành. Vào thời điểm đó, Apple đang phải vận lộn để kiếm lợi nhuận và bị tụt lại phía sau các đối thủ như Microsoft. Dưới sự điều hành của ông, một số dự án đã phải dừng lại để nhường chỗ cho những sản phẩm mới tập trung vảo các tính năng hoàn toàn mới và thiết kế hấp dẫn có khả năng tăng doanh số của công ty. Năm 1998, Apple iMac được giới thiệu ra thế giới. Một máy tính có khả năng xử lý tốc độ cao với mức giá thấp đã khởi đầu một xu hướng máy tính thời trang cao cấp (các phiên bản tiếp theo có năm màu sắc khác nhau). Đây là kết quả trực tiếp của việc ông trở lại Apple. Vào cuối năm đó, iMac trở thành máy tính cá nhân bán chạy nhất của Mỹ. Hình 3.2. Steve Jobs với máy tính iMac năm 1998 Năm 2001, Jobs bắt đầu phát minh lại Apple cho thế kỷ 21. Công ty đã hòa mình vào thế giới âm nhạc với sự ra mắt của iPod, phần mềm âm nhạc kỹ thuật số iTunes và KHOA MAY-TKTT 35
  40. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT iTunes Store. Thiết bị này đã thành công ngay lập tức và nâng cao doanh số và danh tiếng của công ty bằng những bước nhảy vọt. Thế hệ đầu tiên của iPod nhường chỗ cho các thiết bị thân thiện với người tiêu dùng đã được sửa đổi như iPod classic, iPod Nano, iPod Touch và iPod shuffle. Năm 2005, với việc mua Pixar của Disney, ông đã trở thành cổ đông lớn nhất của Công ty Walt Disney với khoảng 7% cổ phần của công ty. Ông từng là một trong những thành viên hội đồng quản trị trong công ty. Năm 2007, ông lấn sân sang kinh doanh điện thoại di động với việc ra mắt iPhone với màn hình cảm ứng đa điểm, có khả năng phát MP3, video và truy cập internet. Cuối năm đó, Apple đã giới thiệu iPod Touch, một thiết bị chơi game và MP3 di động có tích hợp Wi-fi và màn hình cảm ứng giống iPhone. Trong những năm tiếp theo, anh đã làm việc trên iPhone để đưa ra các phiên bản ngẫu hứng. Năm 2008, iPhone 3G được phát hành với ba tính năng chính: hỗ trợ GPS, dữ liệu 3G và UMTS / HSDPA ba băng tần; Năm 2009, iPhone 3GS đã được ra mắt. Năm 2010, ông ra mắt iPhone 4, đây là một mẫu smartphone đẹp hơn so với những phiên bản trước và bao gồm các tính năng nâng cao như camera năm megapixel, camera phụ mặt trước và khả năng truy cập 4G. Năm 2011, iPhone 4S được phát hành bao gồm Siri, một trợ lý ảo có khả năng nhận dạng giọng nói. Cùng năm, vì vấn đề sức khỏe buộc ông từ chức CEO của Apple nhưng vẫn tiếp tục giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của công ty. Tài sản & thành tựu Thành tựu Trong cuộc đời của mình, ông đã nhận được một số giải thưởng bao gồm Huân chương Công nghệ Quốc gia và Giải thưởng dành cho Dịch vụ Công cộng. Ông được giới thiệu vào Đại sảnh vinh danh California năm 2007. Cùng năm đó, ông được tạp chí Fortune vinh danh là người quyền lực nhất trong kinh doanh. Năm 2009, tạp chí Fortune đã gọi ông là CEO của thập kỷ. Năm sau, ông xếp thứ 17 trong danh sách Những người quyền lực nhất thế giới của Forbes. Năm 2010, ông được tạp chí Financial Times bầu chọn là người của năm. Tài sản ròng Năm 2011, Forbes ước tính phần lớn tài sản ròng của Steve Jobs vào khoảng 6,5 tỷ đô la đến 7 tỷ đô la Mỹ từ việc ông bán Pixar cho Công ty Walt Disney vào năm 2006. KHOA MAY-TKTT 36
  41. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT Tuy nhiên, nếu Jobs không bán cổ phần của mình tại Apple vào năm 1985, khi ông rời công ty do chính ông đã thành lập và phát triển trong hơn một thập kỷ, giá trị tài sản ròng của ông sẽ là 36 tỷ đô la Mỹ. KHOA MAY-TKTT 37
  42. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT 3.5. Warren Buffett “Nhà tiên tri vùng Omaha” được sinh vào năm 1930 ở Omaha, Nebraska, trong gia đình Howard và Leila Buffett. Cha ông là Nghị sĩ Mỹ nhiệm kỳ 4 năm đến từ Nebraska và cũng là một nhà môi giới chứng khoán, Business Insider cho hay. Khi còn nhỏ, trong khi hầu hết các đứa trẻ chơi bóng gậy (gần giống với bóng chày) trên đường phố thì Buffett lại giành thời gian giao du với những nhân vật quyền lực nhất của Phố Wall. Lúc 10 tuổi, Buffett đã có được khoảnh khắc thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông trên Phố Wall. Trong một lần tới thăm thành phố New York, Buffett cùng cha mình đã ăn trưa cùng với At Mol, một người Hà Lan và cũng là thành viên của Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE). “Sau bữa trưa, một người tiến đến với một chiếc khay có đủ các loại lá thuốc trên đó. Ông ấy vấn một điếu xì gà cho ông Mol, người mà trước đó đã chọn loại lá ông thích. Và tôi nghĩ ‘đây chính là điều mình muốn. Không thể tốt hơn được. Một điếu xì gà được làm theo ý người hút’”, Buffett nhớ lại. Chính vào khoảnh khắc đó mà Buffett nhận ra rằng ông sẽ dành cuộc đời mình để kiếm tiền. Buffett tham gia vào đầu tư từ rất sớm. Khi 11 tuổi, ông đã mua cổ phiếu đầu tiên trong đời mình. Ông mua 3 cổ phiếu của Cities Services Preferred với giá 38 USD/cp. Chàng trai trẻ Buffett đã quyết định giữ lại dù sau đó chúng bị rớt giá nhanh, chỉ còn 27 USD/cp, nhưng rồi đã bán đi ngay khi chúng tăng lên 40 USD. Khoản lời nhỏ mà Buffett kiếm được ấy có thể đã lớn hơn rất nhiều nếu ông chờ thêm một thời gian nữa, vì giá cổ phiếu của Cities Services Preferred cuối cùng đã tăng vọt lên gần 200 USD/cp. Kinh nghiệm ấy đã để lại một bài học tài chính quan trọng mà đã ảnh hưởng đến những quyết định đầu tư của ông cho đến ngày nay: mua và giữ lại. Động lực và khao khát kiếm tiền của Buffett mạnh mẽ khi còn rất trẻ. Trong khi còn là học sinh trung học, ông và một người bạn đã điều hành một doanh nghiệp pinball (máy trò chơi lăn bi) rất có lãi. KHOA MAY-TKTT 38
  43. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 3.3. Máy chơi pinball Khi Buffett còn học phổ thông, ông đã thuyết phục người bạn Don Danley tham gia kế hoạch kinh doanh với mình sau khi ông mua một chiếc máy pinball đã qua sử dụng với giá 25 USD. Cặp đôi này đã thỏa thuận với Frank Erico, chủ tiệm hớt tóc, để đặt chiếc máy ở phía sau cho khách chơi trong lúc chờ đợi, và chiếc máy ngay lập tức thành công, mang về 4 USD chỉ trong đêm đầu tiên. Thay vì xài hết số tiền kiếm được, cặp đôi này đã tái đầu tư số tiền đó vào nhiều chiếc máy hơn. Trong vài tháng, Buffett đã trở thành “vua” pinball với vài chiếc máy được đặt tại những tiệm hớt tóc trong khắp thị trấn ông ở. Ông Buffett bán mảng kinh doanh này với giá hơn 1,000 USD sau 1 năm. Ngoài kinh doanh pinball ra, Warren Buffett còn làm một số nghề “kỳ lạ” suốt thời thơ ấu như giao báo, bán kẹo cao su, soda, và rửa xe. Trải qua nhiều nỗ lực kinh doanh khác nhau, ông Buffett đã tạo dựng được một gia tài nhỏ khoảng 53,000 USD (tính theo thời giá ngày nay) trước khi ông bước sang tuổi 16. Khi còn là thiếu niên, Buffett đã tích lũy được nhiều tiền đến nỗi ông không thấy lợi ích gì khi được trường kinh doanh danh tiếng Wharton tại đại học Pennsylvania gửi lời mời nhập học. KHOA MAY-TKTT 39
  44. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT Tuy nhiên, cuối cùng ông đã làm theo ý nguyện của cha và vào đại học. Sau khi hoàn tất bậc đại học, Buffett chuyển tới New York để học trường kinh doanh Columbia. Chất xúc tác cho quyết định chuyển tới Big Apple (tên gọi khác của New York) của Buffett là một quyển sách nổi tiếng của Phố Wall có tên là “Nhà đầu tư thông minh”. Buffett, vốn là một người đọc sách rất nhiều, nói rằng ông đã chọn cuốn sách này lần đầu tiên khi mới 19 tuổi, và triết lý “đầu tư giá trị” của nó đã thay đổi cuộc đời ông. Ông đăng ký vào trường Columbia sau khi biết rằng tác giả cuốn sách này - Ben Graham - là giáo sư ở đó. Và dù sự thật rằng Buffett là sinh viên duy nhất đạt được A+ ở một trong những lớp do Graham dạy, nhưng Graham từ chối tuyển Buffett vào công ty mình. Ông thậm chí còn khuyên Buffett hoàn toàn tránh xa Phố Wall. Thế là sau khi có được bằng thạc sĩ vào năm 1951, Buffett đã trở về và bán cổ phiếu cho Buffett-Falk & Co., Công ty môi giới chứng khoán của cha ông ở Omaha, trong 3 năm. Buffett làm việc cho thầy của mình được 2 năm, với vai trò chuyên gia phân tích tại Graham-Newman Corp., nơi ông kiếm được tương đương với mức lương 105,000 USD/năm của ngày nay. Khi Benjamin Graham đóng cửa công ty vào năm 1956, Buffett mở công ty riêng ở quê nhà Ohama với tên là Buffett Partnership Ltd. Ông trở thành triệu phú ở tuổi 32 Vào cuối những năm 1950, Buffett đã đồng sở hữu 7 công ty. Ông trở thành triệu phú vào năm 1962 nhờ số tiền kiếm được từ các công ty đó. Buffett đã sáp nhập tất cả các công ty của mình lại thành một và đầu tư vào công ty sản xuất hàng dệt may, Berkshire Hathaway. Vào năm 1962, Buffett quyết định sáp nhập tất cả các công ty của mình lại thành một và đầu tư vào công ty sản xuất dệt may có tên là Berkshire Hathaway. Ông bắt đầu mua cổ phiếu của Berkshire Hathaway với số lượng lớn suốt đầu thập niên 1960 và cuối cùng giành quyền kiểm soát hoàn toàn công ty này. Ngày nay, công ty này có giá cổ phiếu cao nhất. Tính đến ngày 02/02/2017, cổ phiếu này đạt mức rất cao: 245,600 USD/cp. Vào cuối thập niên 1960, ông Buffett đã thay đổi Berkshire Hathaway từ sản xuất hàng dệt may sang bảo hiểm. KHOA MAY-TKTT 40
  45. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 3.4. Công ty sản xuất hàng dệt may Với Buffett, những năm 1980 là thật sự bùng nổ Trong khi một số người chỉ lo chưng diện với các mốt thời trang của giai đoạn này thì Buffett đang kiếm ra tiền. Vào năm 1982, tài sản ròng của Buffett đạt mức 376 triệu USD. Con số này tăng lên 620 triệu vào năm 1983. Và vào năm 1986, ở tuổi 56, Buffett đã trở thành tỷ phú, dù chỉ nhận một mức lương khá khiêm tốn là 50,000 USD tại Berkshire Hathaway. Buffett đã sở hữu khoảng 7% của tập đoàn Coca-Cola vào năm 1988. Đó là một trong những khoản đầu tư tốt nhất của ông. Khoản đầu tư 1 tỷ USD của Buffett vào Coca-Cola đã tăng gần 16 lần trong 27 năm sau đó. Tính ra mức lợi nhuận hàng năm là khoảng 11%. Vào năm 2008, Buffett trở thành người giàu nhất thế giới Ông trở thành người giàu nhất thế giới vào năm 2008 với tài sản ròng theo tạp chí Forbes ước tính là 62 tỷ USD, vượt cả Bill Gates, người từng giữ vị trí số 1 suốt 13 KHOA MAY-TKTT 41
  46. Chương 3: Những câu chuyện khởi nghiệp thành công BM31/QT02/NCKH&HTQT năm trước đó. Ngay vào năm sau, Bill Gates đã giành lại vị trí số 1 của mình và Buffett giữ vị trí thứ 2. warren-buffett KHOA MAY-TKTT 42
  47. TÀI LIỆU THAM KHẢO BM31/QT02/NCKH&HTQT TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bill Aulet(Gia Lâm, Hoàng Anh dịch) “Kinh điển về khởi nghiệp”, Nhà xuất bản lao động,(2019). [2] Ngô Công Trường “Khởi nghiệp thông minh”, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, (2018). [3] Sanjyot P. Dunung(Nguyễn Hoàng Bảo dịch), “Khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tổng Hợp,(2008). [4] Tom Petters, “301 ý tưởng hay về quản trị kinh doanh của các công ty Mỹ năng động nhất”, Nhà xuất bản TPHCM,(1997). KHOA MAY-TKTT 43
  48. BM31/QT02/NCKH&HTQT PHỤ LỤC Hình 1.1: Khởi nghiệp doanh nghiệp .6 Hình 2.1: Các mối quan hệ trong sản xuất kinh doanh 19 Hình 3.1: Steve Jobs với máy tính Apple II, 1977 33 Hình 3.2: Steve Jobs với máy tính iMac năm 1998 .34 Hình 3.3: Máy chơi pinball 38 Hình 3.4: Công ty sản xuất hàng dệt may .40 KHOA MAY-TKTT 44