Giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinhve_ky_thuat_nganh_may_nghe_may_thoi_trang_trinh_do.pdf
Nội dung text: Giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
- BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH Môn học: Vẽ kỹ thuật ngành may NGHỀ: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số:248b/QĐ-TCDN ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ) Hà Nội, năm 2019
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Bản vẽ kỹ thuật ra đời do nhu cầu phát triển sản xuất, đòi hỏi con người phải ghi lại những dự án, những kết quả tính toán bằng hình vẽ một cách chính xác. Ngày nay, bản vẽ kỹ thuật được sử dụng rất rộng rãi trong mọi hoạt động sản xuất và trong các lĩnh vực kỹ thuật. Ở nước ta, môn học Vẽ kỹ thuật là môn kỹ thuật cơ sở rất quan trọng được giảng dạy trong các trường Đại học kỹ thuật, Cao đẳng kỹ thuật, Trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề công nhân kỹ thuật. Đối với nghề May, để biểu diễn các đường may, mô tả đặc điểm hình dáng của sản phẩm, cấu tạo các bộ phận của sản phẩm người ta phải dùng các bản vẽ kỹ thuật. Môn học Vẽ kỹ thuật ngành may nhằm cung cấp cho học sinh, sinh viên những hiểu biết cơ bản về bản vẽ, tạo cho họ năng lực đọc và lập các bản vẽ kỹ thuật, bồi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng không gian và tư duy kỹ thuật, đồng thời rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chính xác, tỉ mỉ, có ý thức và kỷ luật cao của người lao động. Hiện nay, bản vẽ kỹ thuật được hoàn thiện một cách chính xác, khoa học theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Trong quá trình biên soạn giáo trình chắc chắn còn những vấn đề chưa hoàn chỉnh. Vì vậy rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, các bạn học sinh, sinh viên và đông đảo các bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Trần Thị Ngọc Huế 2. Biên soạn: Đào Thị Thủy Phùng Thị Nụ
- 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 CHƯƠNG I 7 VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VẼ VÀ CÁCH SỬ DỤNG 7 1. VẬT LIỆU VẼ 7 1.1. Giấy vẽ 7 1.2. Bút chì 7 2. DỤNG CỤ VÀ CÁCH SỬ DỤNG 8 2.1. Ván vẽ 8 2.2. Thước chữ T 8 2.3. Êke 9 2.4. Hộp compa 10 2.5. Thước cong 10 3. TRÌNH TỰ HOÀN THÀNH BẢN VẼ 11 3.1. Giai đoạn vẽ mờ (phác thảo) 11 3.2. Chỉnh sửa các nét vẽ 12 3.3. Giai đoạn tô đậm 12 CHƯƠNG II 13 NHỮNG TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT 13 1. TIÊU CHUẨN BẢN VẼ KỸ THUẬT 13 2. KHỔ GIẤY – CÁC LOẠI KHỔ GIẤY – KÍCH THƯỚC VÀ KÝ HIỆU 14 2.1. Khổ giấy 14 2.2. Các loại khổ giấy – Kích thước và ký hiệu 14 3. KHUNG VẼ, KHUNG TÊN 16 3.1. Khung vẽ 16 3.2. Khung tên 16 4. TỶ LỆ BẢN VẼ 18 4.1. Khái niệm tỷ lệ bản vẽ 18 4.2. Các tỷ lệ bản vẽ 19 4.3. Các tỷ lệ thường dùng trong bản vẽ thiết kế trang phục 19 5. CÁC NÉT VẼ 19 5.1. Nét liền đậm 19 5.2. Nét liền mảnh 20 5.3. Nét lượn sóng 20 5.4. Nét đứt (đậm, mảnh) 20 5.5. Nét gạch chấm mảnh 20 5.6. Nét cắt 20 6. CHỮ VIẾT 21 6.1. Khổ chữ 21 6.2. Kiểu chữ 21 7. GHI KÍCH THƯỚC 22 7.1. Quy định chung 23 7.2. Đường kích thước và đường gióng 23 7.3. Con số kích thước 26 7.4. Các ký hiệu. 29
- 4 CHƯƠNG III 33 KÝ HIỆU VÀ QUY ƯỚC CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT NGÀNH MAY 33 1. KÝ HIỆU MẶT VẢI VÀ MỘT SỐ QUY ƯỚC KHÁC 33 1.1. Ký hiệu về mặt vải 33 1.2. Ký hiệu và dấu hiệu lắp ráp 34 1.3. Ký hiệu về mặt cắt 35 1.4. Ký hiệu mật độ mũi may 35 2. MẶT CẮT MỘT SỐ ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN THƯỜNG SỬ DỤNG 36 2.1. Khái niệm về hình cắt, mặt cắt 36 2.2. Ký hiệu mặt cắt các đường may cơ bản ứng dụng vào công nghệ may các sản phẩm may mặc 37 3. Bài tập ứng dụng 44 3.1. Vẽ mặt cắt đường may, các cụm chi tiết của áo sơ mi nam 44 3.2. Vẽ mặt cắt đường may, các cụm chi tiết của quần âu nam 49 3.3. Vẽ mặt cắt đường may, các cụm chi tiết của áo Jacket 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
- 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC VẼ KỸ THUẬT NGÀNH MAY Mã môn học: MH MTT 07 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: là môn học cơ sở, được bố trí học trước khi học các môn học, mô đun đào tạo nghề chuyên ngành trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề May thời trang.Môn học này được bố trí vào học kì I của năm học thứ nhất. - Tính chất: Môn học Vẽ kỹ thuật ngành may là môn học cơ sở nằm trong nhóm các môn học trong chương trình đào tạo Cao đẳng nghề may thời trang và là môn lý thuyết kết hợp với làm bài tập vẽ. - Ý nghĩa: Môn học Vẽ kỹ thuật ngành may là môn kỹ thuật cơ sở rất quan trọng trong kế hoạch đào tạo kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật của các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. - Vai trò: Môn học Vẽ kỹ thuật ngành may không những giúp ích rất nhiều cho các môn học khác mà còn giúp ích cho thực tế sản xuất và cuộc sống của chúng ta sau này. Mục tiêu của môn học: Nhận biết được vật liệu, dụng cụ và cách sử dụng để hoàn thành bản vẽ theo yêu cầu kỹ thuật; Trình bày được các tiêu chuẩn về khổ giấy, tỷ lệ, các nét vẽ, kích thước để vẽ bản vẽ kỹ thuật chuyên ngành đạt yêu cầu kỹ thuật; Thực hiện được các bài tập ứng dụng để vẽ đường may và các cụm chi tiết một số sản phẩm ngành may; Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi thực hiện bản vẽ kỹ thuật. Nội dung của môn học: Thời gian Thực hành, Số Tên chương/mục Tổng Lý Thí nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo luận, tra bài tập
- 6 Chương I 3 3 Vật liệu, dụng cụ vẽ và cách sử 1 dụng 1.1.Vật liệu vẽ 0,5 0,5 1.2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng 0,5 0,5 1.3. Tr ình tự hoàn thành bản vẽ 2 2 Chương II 6 5 1 Những tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật 2.1. Tiêu chuẩn bản vẽ KT 0,5 0,5 2 2.2. Khổ giấy 0,5 0,5 2.3. Khung vẽ, khung tên 1 1 2.4. Tỷ lệ bản vẽ 0,5 0,5 2.5. Các nét vẽ 1 1 2.6. Chữ viết 0,5 0,5 2.7. Ghi kích thước 1 1 Kiểm tra 1 1 Chương III 20 19 1 Ký hiệu và quy ước của bản vẽ kỹ 3 thuật ngành may 3.1. Ký hiệu mặt vải và một số quy 1 1 ước khác 3.2. Mặt cắt 1 số đường may cơ bản 7 7 thường sử dụng 3.3. Bài tập ứng dụng 11 11 Kiểm tra 1 1 *Thi kết thúc môn: 1 1 Cộng 30 27 0 3
- 7 CHƯƠNG I VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VẼ VÀ CÁCH SỬ DỤNG Mã chương: MH MTT 07-01 Giới thiệu: Để lập được các bản vẽ kỹ thuật cần phải có vật liệu và dụng cụ vẽ riêng. Biết cách sử dụng và sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ là điều kiện đảm bảo chất lượng bản vẽ và nâng cao hiệu suất công tác. Mục tiêu: - Nhận biết và sử dụng được các loại vật liệu, dụng cụ vẽ kỹ thuật trong quá trình thực hiện bản vẽ; - Trình bày và thực hiện được trình tự hoàn thành bản vẽ kỹ thuật từ giai đoạn phác thảo đến giai đoạn tô đậm; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ khi thực hiện bản vẽ kỹ thuật. Nội dung chính: - Vật liệu vẽ - Dụng cụ vẽ và cách sử dụng - Trình tự hoàn thành bản vẽ 1. VẬT LIỆU VẼ Mục tiêu: - Nhận biết được các loại vật liệu, dụng cụ vẽ kỹ thuật trong quá trình thực hiện bản vẽ. 1.1. Giấy vẽ Giấy dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật gọi là giấy vẽ (giấy crôki). Đó là loại giấy dày, hơi cứng có mặt phải nhẵn và mặt trái ráp. Khi vẽ bằng chì hay mực đều dùng mặt phải của giấy vẽ. Giấy dùng để lập các bản vẽ phác thường là giấy kẻ li hay giấy kẻ ô vuông. 1.2. Bút chì Bút chì dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật là bút chì đen. Bút chì đen có loại cứng, ký hiệu bằng chữ H và loại mềm ký hiệu bằng chữ B. Kèm theo mỗi chữ đó có chữ số đứng trước làm hệ số để chỉ độ cứng hoặc độ mềm khác nhau. Hệ số càng lớn thì bút chì có độ cứng hoặc độ mềm càng lớn. Ví dụ: Loại bút chì cứng H, 2H, 3H; loại bút chì mềm: B, 2B, 3B Bút chì loại vừa có ký hiệu là HB. Trong vẽ kỹ thuật, thường dùng loại bút chì có ký hiệu là H, 2H để vẽ nét mảnh và dùng loại bút chì có ký hiệu HB, B để vẽ các nét đậm hoặc để viết chữ.
- 8 Bút chì được vót nhọn hay vót theo hình lưỡi đục như ở hình 1-1. Hình 1-1 Ngoài giấy vẽ và bút chì ra, còn cần có một số vật liệu khác như tẩy dùng để tẩy chì hay tẩy mực, giấy nhám để mài bút chì, đinh mũ dùng để cố định bản vẽ trên các ván vẽ 2. DỤNG CỤ VÀ CÁCH SỬ DỤNG Mục tiêu: - Sử dụng được các loại vật liệu, dụng cụ vẽ kỹ thuật trong quá trình thực hiện bản vẽ. Dụng cụ vẽ thường gồm: Ván vẽ, thước chữ T, thước cong, êke, compa chì, compa đo, thước cong. 2.1. Ván vẽ Ván vẽ hình 1-2 làm bằng gỗ mềm, mặt ván phẳng và nhẵn, hai biên trái và phải ván vẽ thường làm bằng gỗ cứng để mặt ván không bị vênh. Mặt biên trái ván vẽ phải phẳng và nhẵn để trượt thước chữ T một cách dễ dàng. Kích thước ván vẽ được xác định tuỳ theo loại khổ bản vẽ. Ván vẽ được đặt lên bàn để có thể điều chỉnh được độ dốc. Hình 1-2 2.2. Thước chữ T Thước chữ T hình 1-3 được làm bằng gỗ hay chất dẻo. Thước chữ T gồm thân ngang mỏng và đầu chữ T. Mép trượt của đầu vuông với mép trái của thân ngang.
- 9 Hình 1-3 Thước chữ T dùng để vẽ các đường nằm ngang. Khi vẽ bút chì được vạch theo mép trên của thanh ngang. Để vẽ các đường nằm ngang song song với nhau ta trượt mép của đầu thước chữ T dọc theo biên trái của ván vẽ hình 1-4. Hình 1-4 Khi cố định giấy vẽ lên mặt ván vẽ phải đặt sao cho một cạnh của tờ giấy song song với thân ngang của thước chữ T. 2.3. Êke Êke dùng để vẽ thường là một bộ gồm hai chiếc, một chiếc có hình tam giác vuông cân hình 1-5a gọi là Êke 450 và một chiếc có hình nửa tam giác đều hình1-5b gọi là Êke 600 . Êke làm bằng gỗ hoặc chất dẻo. Hình 1-5a Hình 1-5b
- 10 Êke phối hợp với thước chữ T hay hai Êke phối hợp với nhau để vạch các đường thẳng đứng, hay các đường nghiêng hoặc để vẽ các góc. Hình 1-6a Hình 1-6b 2.4. Hộp compa Hộp compa vẽ kỹ thuật thường dùng có các dụng cụ sau: compa chì, compa đo, bút kẻ mực a. Compa chì: - Compa chì thường dùng để vẽ các đường tròn có đường kính từ 12mm trở lên. Nếu vẽ những đường tròn có đường kính lớn hơn 150mm thì chắp thêm cần nối. - Khi vẽ các đường tròn có đường kính nhỏ hơn 12mm thì dùng loại compa đặc biệt. Chú ý: + Khi vẽ đường tròn phải giữ cho đầu kim và đầu chì vuông góc với mặt bản vẽ. + Khi nhiều đường tròn đồng tâm nên dùng kim có ngấn ở đầu hay dùng cái định tâm để kim không bị ấn sâu xuống ván vẽ làm cho lỗ tâm to ra đưa đến nét vẽ mất chính xác. + Dùng ngón tay trỏ và tay cái cầm đầu núm compa quay một cách đều đặn và liên tục theo một chiều nhất định. b. Compa đo Compa đo dùng để đo độ dài đoạn thẳng từ thước kẻ li đặt lên bản vẽ. Khi đo hai đầu kim của compa đặt đúng vào hai đầu mút của đoạn thẳng cần lấy hoặc hai vạch trên thước kẻ li, sau đó đưa lên bản vẽ bằng cách ấn nhẹ hai đầu kim xuống mặt giấy vẽ. 2.5. Thước cong Thước vẽ đường cong gọi tắt là thước cong, thước cong dùng để vẽ các đường cong không phải là cung tròn. Ví dụ: đường elip, parabol
- 11 Hình 1-7 Thước cong làm bằng gỗ hoặc chất dẻo và có nhiều lọai khác nhau. Khi vẽ đường cong trước hết cần xác định được một số điểm của đường cong, sau đó dùng thước cong nối các điểm này lại với nhau sao cho đường cong vẽ ra trơn đều. Ngày nay công việc vẽ đã được cơ khí hoá và tự động hoá. Trong bản vẽ kỹ thuật thường dùng các loại bàn vẽ cơ khí hoá khác nhau và những dụng cụ vẽ chuyên dùng tinh xảo. Trên các bàn vẽ cơ khí hoá có gắn cơ cấu bình hành để dịch chuyển thước vẽ đến vị trí bất trên bản vẽ. Hơn nữa với sự bùng nổ của tin học, máy tính điện tử đã được sử dụng trong thiết kế và chế tạo. Việc lập các bản vẽ kỹ thuật đã được tự động hoá cao hơn nhờ máy tính điện tử và các thiết bị hỗ trợ hiện đại với công nghệ tiên tiến. Tự động hóa lập bản vẽ đã giúp cho con người giảm bớt những công việc vẽ bằng tay nặng nhọc, tiêu phí nhiều sức lao động và thời gian, vả lại, bản vẽ có độ tin cậy, độ chính xác và tính thẩm mỹ cao. 3. TRÌNH TỰ HOÀN THÀNH BẢN VẼ Mục tiêu: - Trình bày và thực hiện được trình tự hoàn thành bản vẽ kỹ thuật từ giai đoạn phác thảo đến giai đoạn tô đậm; Muốn hoàn thành một bản vẽ bằng chì hay bằng mực, cần vẽ theo một trình tự nhất định, có sắp đặt trước. Trước khi vẽ cần chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, dụng cụ vẽ và các tài liệu cần thiết. Khi vẽ thường chia làm ba giai đoạn: 3.1. Giai đoạn vẽ mờ (phác thảo) Dùng loại bút chì cứng H, 2H hoặc HB để vẽ mờ, nét vẽ phải đủ rõ và chính xác.
- 12 3.2. Chỉnh sửa các nét vẽ Sau khi vẽ mờ xong phải kiểm tra lại bản vẽ, chỉnh sửa lại các nét vẽ, tẩy xoá sạch những nét không cần thiết. 3.3. Giai đoạn tô đậm Dùng loại bút chì mềm B, 2B tô đậm các nét cơ bản. Dùng loại bút chì có ký hiệu B hoặc HB để tô các nét đứt và chữ viết. Trình tự tô đậm các nét vẽ như sau: - Vạch các đường trục và đường tâm bằng nét chấm gạch mảnh. - Tô đậm các nét cơ bản theo thứ tự: + Đường cong lớn đến đường cong bé. + Đường bằng từ trên xuống dưới. + Đường thẳng đứng từ trái sang phải, từ trên xuống. + Đường xiên góc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. - Tô các nét đứt theo thứ tự trên. - Vạch các đường gióng, đường ghi kích thước, đường gạch gạch của mặt cắt. - Vẽ các mũi tên, ghi các con số kích thước, viết các ký hiệu và ghi chú bằng chữ. - Tô khung vẽ và khung tên. - Cuối cùng kiểm tra lại bản vẽ. CÂU HỎI 1. Nêu các vật liệu vẽ và dụng cụ vẽ sử dụng trong vẽ kỹ thuật? 2. Trình bày cách sử dụng các dụng cụ vẽ? 3. Trình bày trình tự hoàn thành một bản vẽ kỹ thuật?
- 13 CHƯƠNG II NHỮNG TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT Mã chương: MH MTT 07-02 Giới thiệu: Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu cơ bản liên quan đến sản phẩm, dùng trong thiết kế, chế tạo, lắp ráp, thi công sử dụng trong trao đổi hàng hóa hay dịch vụ, trong chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện thông tin dùng trong mọi lĩnh vực như cơ khí, xây dựng, kiến trúc, may mặc Mục tiêu: Trình bày được các tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật; Xác định được các qui định về khổ giấy, tỷ lệ, nét vẽ, chữ viết và cách ghi kích thước; Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác trong quá trình trình bày bản vẽ kỹ thuật. Nội dung chính: 1. TIÊU CHUẨN BẢN VẼ KỸ THUẬT Mục tiêu: - Trình bày được các tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật. Bản vẽ kỹ thuật thể hiện một cách đúng đắn hình dạng và kích thước của đối tượng được biểu diễn theo những quy tắc thống nhất của tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế về bản vẽ kỹ thuật. Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật quan trọng dùng trong thiết kế, cũng như trong sản xuất và sử dụng, nó là phương tiện thông tin kỹ thuật dùng trong mọi lĩnh vực kỹ thuật. Bản vẽ kỹ thuật phải được lập theo các quy tắc thống nhất của tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế về bản vẽ kỹ thuật. Hịên nay các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật nói riêng và về tài liệu thiết kế nói chung được Nhà nước ban hành trong nhóm tiêu chuẩn "hệ thống tài liệu thiết kế". Các tiêu chuẩn Việt Nam là những văn bản kỹ thuật do Uỷ ban khoa học Nhà nước trước đây, nay là Bộ Khoa học công nghệ ban hành. Tổng cục đo lường và kiểm tra chất lượng là cơ quan Nhà nước trực tiếp chỉ đạo công tác tiêu chuẩn hóa ở nước ta. Nó là tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn hóa được thành lập từ năm 1962. Năm 1997 với tư cách là thành viên chính thức,
- 14 nước ta đã tham gia tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế gọi tắt là ISO được thành lập từ năm 1946. Tiêu chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO) về bản vẽ kỹ thuật bao gồm các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ, các ký hiệu và quy ước cần thiết cho việc lập các bản vẽ kỹ thuật. 2. KHỔ GIẤY – CÁC LOẠI KHỔ GIẤY – KÍCH THƯỚC VÀ KÝ HIỆU Mục tiêu: Xác định được các qui định về khổ giấy, kí hiệu và cách ghi kích thước. 2.1. Khổ giấy Mỗi bản vẽ và tài liệu kỹ thuật được thực hiện trên một khổ giấy có kích thước đã quy định trong TCVN -74 Khổ giấy. Khổ giấy được xác định bằng các kích thước mép ngoài của bản vẽ (Hình 2-1). b 5 Khung vẽ Cạnh khổ giấy a 25 Khung tên 5 Hình 2-1 2.2. Các loại khổ giấy – Kích thước và ký hiệu Khổ giấy được chia làm hai loại, các khổ giấy chính và các khổ giấy phụ.
- 15 2.2.1. Khổ giấy chính Lấy kích thước lớn nhất của khổ giấy chính là 1189 x 841mm, diện tích bằng 2 1m ký hiệu là A0 làm chuẩn. Lần lượt chia đôi khổ A0 ta được các khổ giấy chính (Hình 2-2). A2 1 4 8 A1 A4 0 A3 2 4 0 A4 1 2 297 594 1189 Hình 2-2 Ký hiệu và kích thước các khổ giấy chính như sau: (Bảng 2-1) Bảng 2-1 Ký hiệu khổ giấy bằng chữ A0 A1 A2 A3 A4 Kích thước các cạnh khổ giấy 1189 x 841 594 x 841 594 x 420 297 x 420 297 x 210 tính bằng mm Các khổ giấy chính của TCVN 2-74 tương ứng với các khổ giấy ISO-A của tiêu chuẩn quốc tê ISO 5457-1999 về khổ giấy và các phần tử của khổ giấy vẽ. 2.2.2. Khổ giấy phụ Ngoài các khổ giấy chính ra còn cho phép dùng các khổ giấy phụ, các khổ giấy này cũng được quy định trong TCVN 2-74. Kích thước cạnh của khổ giấy phụ là bội số của kích thước cạnh khổ giấy chính.
- 16 3. KHUNG VẼ, KHUNG TÊN Mục tiêu: Xác định được các qui định về khung vẽ và khung tên. Mỗi bản vẽ phải có khung vẽ và khung tên riêng. Nội dung và kích thước của khung vẽ và khung tên của bản vẽ dùng trong sản xuất được quy định trong TCVN 3821-83 khung tên. 3.1. Khung vẽ Khung vẽ được kẻ bằng nét cơ bản, cách các mép giấy một khoảng bằng 5mm. Nếu bản vẽ được đóng thành tập thì cạnh trái của khung vẽ cách mép trái của khổ giấy là 25mm (Hình 2-3). 5 25 5 Khung tên 5 Hình 2-3 3.2. Khung tên Khung tên được bố trí ở góc phải phía dưới bản vẽ. Trên khổ A4 khung tên được đặt theo cạnh ngắn, trên các khổ giấy khác khung tên có thể đặt theo cạnh dài hay cạnh ngắn của khổ giấy. Kích thước và nội dung của khung tên có hai loại: - Loại 1: Dùng trong trường học (Hình 2-4).
- 17 140 20 30 15 8 Người vẽ 5 6 1 8 2 Kiểm tra 7 8 3 9 3 2 4 8 Hình 2-4 Ô 1: Đầu đề bài tập hay tên chi tiết. Ô 2: Vật liệu của chi tiết. Ô 3: Tỷ lệ bản vẽ. Ô 4: Ký hiệu bản vẽ. Ô 5: Họ tên người vẽ. Ô 6: Ngày lập bản vẽ. Ô 7: Chữ ký của giáo viên. Ô 8: Ngày kiểm tra bản vẽ. Ô 9: Tên trường lớp. - Loại 2: Dùng trong sản xuất (Hình 2-5). 7 8 20 15 10 60 60 4 20 8 6 15 16 17 18 19 1 2 3 20 20 20 1 Sd Slg Số tài liệu Chữ ký Ngày NẮP 1 Thkế10 11 12 13 1 Dấu Khối lượng Tỉ lệ 5 5 Ktra 5 6 0 4 1 5 Ktcn 3 Kttc Tờ 7 Số tờ 8 5 GX 3 0 9 1 Duyệt 5 Can 21 Khổ 22 Hình 2-5 Ô 1: Tên gọi của sản phẩm hay phần cấu thành của sản phẩm. Ô 2: Ký hiệu của tài liệu kỹ thuật. Ô 3: Ký hiệu vật liệu của chi tiết. Ô 4: Số lượng của chi tiết, nhóm bộ phận, sản phẩm. Ô 5: Khối lượng của chi tiết, nhóm bộ phận, sản phẩm. Ô 6: Tỷ lệ dùng để vẽ. Ô 7: Số thứ tự của tờ. Ô 8: Tổng số tờ của tài liệu.
- 18 Ô 9: Tên hay biệt hiệu của xí nghiệp (cơ quan) phát hành ra tài liệu. Ô 10: Chức năng của những người đã ký vào tài liệu. Ô 11: Họ và tên của những người đã ký vào tài liệu. Ô 12: Chữ ký. Ô 13: Ngày tháng năm ký vào tài liệu. Ô 14: Ký hiệu của miền tờ giấy trên đó có phần tử được sửa đổi (ô 14 đặt ở bên trái ô 15, và được lập khi cần thiết). Ô 15 đến ô 19: Các ô trong bảng ghi sửa đổi được điền vào theo quy định của TCVN 3827-83. Ô 20: Số liệu khác của cơ quan thiết kế (Ví dụ tên gọi của sản phẩm). Ô 21: Họ và tên những người can bản vẽ. Ô 22: Ký hiệu khổ giấy theo TCVN 2-73. 4. TỶ LỆ BẢN VẼ Mục tiêu: Xác định được các qui định về tỷ lệ bản vẽ. 4.1. Khái niệm tỷ lệ bản vẽ Trên các bản vẽ kỹ thuật, tuỳ theo độ lớn và mức độ phức tạp của vật thể mà hình vẽ của vật thể được phóng to hay thu nhỏ theo một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ là tỷ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn của bản vẽ với kích thước tương ứng đo được trên vật thể. Trị số kích thước ghi trên hình biểu diễn không phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn đó. Trị số kích thước chỉ giá trị thực của vật thể (Hình 2-6). o12 o12 4 2 o12 4 2 4 2 22 22 22 Tỉ lệ: 1:2 Tỉ lệ: 1:1 Tỉ lệ: 2:1 Hình 2-6
- 19 4.2. Các tỷ lệ bản vẽ Trên các bản vẽ kỹ thuật, tuỳ theo độ lớn và mức độ phức tạp của vật thể mà hình vẽ của vật thể được phóng to hay thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định. Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật TCVN 7268:2003 qui định các tỉ lệ và kí hiệu của tỉ lệ dùng trên bản vẽ kỹ thuật: - Tỷ lệ thu nhỏ: 1:2; 1:5; 1:10; 1:20; 1:50; 1:100; 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:2000; 1:5000; 1:10000 - Tỷ lệ thực: 1:1 - Tỷ lệ phóng to: 2:1;5:1; 10:1; 20:1; 50:1. Khi ghi kích thước trên hình vẽ không ghi kích thước tỷ lệ mà ghi kích thước thật của vật thể hay sản phẩm. Ký hiệu tỷ lệ là chữ TL, ví dụ TL 1:2; TL 5:1. Nếu tỷ lệ ghi ở ô dành riêng trong khung tên thì không phải ghi ký hiệu. Tiêu chuẩn tài liệu thiết kế TCVN 74 quy định các tỷ lệ sau: Tỷ lệ thu nhỏ 1:2; 1:1,25; 1:4; 1:5; 1:10; 1:15; 1:20; 1:25; 1:40; 1:50 Tỷ lệ nguyên 1:1 Tỷ lệ phóng to 2:1; 2,5:1; 4:1; 5:1; 10:1; 20:1; 40:1; 50:1; 100:1 4.3. Các tỷ lệ thường dùng trong bản vẽ thiết kế trang phục Trong các bản vẽ thiết kế trang phục thường sử dụng các tỷ lệ: 1:1; 1:2; 1:5; 2:1; 4:1; 5:1. 5. CÁC NÉT VẼ Mục tiêu: Xác định được các qui định về các nét vẽ. Trên các bản vẽ kỹ thuật, hình biểu diễn của vật thể được tạo thành bởi các đường có tính chất khác nhau như đường bao thấy, đường bao khuất, đường trục, đường gióng Để biểu diễn vật thể, trên các bản vẽ kỹ thuật dùng các nét vẽ có hình dạng và kích thước khác nhau. Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật TCVN 8: 1993 các nét vẽ quy định các loại nét vẽ và ứng dụng của chúng. 5.1. Nét liền đậm Hình dạng: Ứng dụng:
- 20 Dùng để vẽ cạnh thấy, đường bao thấy, đường bao mặt cắt rời. 5.2. Nét liền mảnh Hình dạng: Ứng dụng: Dùng để vẽ đường dẫn, đường kích thước, đường gióng kích thước. 5.3. Nét lượn sóng Hình dạng: Ứng dụng: Dùng để vẽ đường phân cách giữa hình cắt và hình chiếu khi không dùng đường trục làm đường giới hạn, vẽ đường cắt lìa của đường rút gọn, đường giới hạn hình cắt và hình chiếu. 5.4. Nét đứt (đậm, mảnh) Hình dạng: Ứng dụng: Dùng để vẽ đường bao khuất, cạnh khuất. 5.5. Nét gạch chấm mảnh Hình dạng: Ứng dụng: Dùng để vẽ đường tâm, đường trục đối xứng. 5.6. Nét cắt Hình dạng: Ứng dụng: Dùng để vẽ vết của mặt phẳng cắt. Tuỳ theo độ lớn và mức độ phức tạp hoặc tuỳ theo khuôn khổ bản vẽ mà chọn bề rộng của nét cơ bản b = 0.6 ÷ 1.5mm. Bề rộng của các nét vẽ khác nhau trong cùng bản vẽ được xác định theo bề rộng của nét cơ bản đó.
- 21 6. CHỮ VIẾT Mục tiêu: Xác định được các qui định về khổ chữ và chữ viết Trên bản vẽ kỹ thuật ngoài hình vẽ ra, còn có những con số .kích thước, những ký hiệu bằng chữ, những ghi chú bằng lời văn khác. Chữ và chữ số đó phải được viết rõ ràng, thống nhất, dễ đọc và không gây ra nhầm lẫn. TCVN 6-85 Chữ viết trên bản vẽ quy định chữ viết gồm chữ, số và dấu dùng trên các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật. 6.1. Khổ chữ Khổ chữ (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng milimét, có các khổ chữ sau: 2.5; 3.5; 5; 7; 10; 14; 20; 28; 40. Chiều rộng chữ (d) phụ thuộc vào kiểu chữ và chiều cao chữ. 6.2. Kiểu chữ Có các kiểu chữ sau: - Kiểu A đứng và kiểu A nghiêng 750 với d = 1/14h. Kiểu A đứng (Hình 2-7a). A b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 a b c d e f g h I j k m l n o p q r s t u v w x y z Hình 2-7a Các thông số của chữ viết được quy định trong bảng 2-2 và hình 2-7. Bảng 2-2
- 22 Thông số chữ viết Ký hiệu Kích thước tương đối Kiểu A Kiểu B Chiều cao chữ hoa h 14/14h 10/10h Chiều cao chữ thường c 10/14h 7/10h Khoảng cách giữa các chữ a 2/14h 2/10h Khoảng cách giữa các dòng b 22/14h 17/10h Khoảng cách giữa các từ e 6/14h 6/10h Chiều rộng nét chữ d 1/14h 1/10h - Kiểu B đứng và B nghiêng 750 với d = 1/10h. Kiểu B nghiêng 750 (Hình 2-7b). A b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 a b c d e f g h I j k m l n o p q r s t u v w x y z Hình 2-7b 7. GHI KÍCH THƯỚC Mục tiêu: Xác định được các qui định về cách ghi kích thước trên bản vẽ. Kích thước ghi trên bản vẽ thể hiện độ lớn của vật thể được biểu diễn. Ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật là vấn đề rất quan trọng khi lập bản vẽ. Kích thước phải được ghi thống nhất, rõ ràng theo các quy định của TCVN 5705- 1993. Quy tắc ghi kích thước.
- 23 7.1. Quy định chung Những kích thước ghi trên bản vẽ thể hiện bằng con số ghi kích thước và đường ghi kích thước. Các kích thước đó không phụ thuộc vào tỷ lệ hình biểu diễn. Dùng mm làm đơn vị đo kích thước dài và sai lệch giới hạn của nó. Trên bản vẽ không cần ghi đơn vị đo. Nếu dùng đơn vị đo độ dài khác như centimét, mét thì đơn vị đo được ghi ngay sau chữ số ghi kích thước hoặc trong phần ghi chú của bản vẽ. Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc và các sai lệch giới hạn của nó. Không được ghi kích thước giới hạn phân số trừ kích thước dùng đơn vị độ dài theo hệ Inch. Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ. 7.2. Đường kích thước và đường gióng 7.2.1. Đường kích thước - Đường kích thước xác định các phần tử ghi kích thước. Đường kích thước của phần tử là đoạn thẳng được kẻ song song với đoạn thẳng đó (Hình 2-8). 50 100 Hình 2-8 - Đường kích thước của độ dài cung tròn là cung tròn đồng tâm, đường kích thước của góc là cung tròn có tâm ở đỉnh góc (Hình 2-8).
- 24 a b Hình 2-8 - Không dùng bất kỳ đường nào của hình vẽ thay thế đường kích thước. - Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, ở hai đầu có hai mũi tên (Hình 2-9) mũi tên được vẽ như hình 2-9b. Độ lớn của mũi tên phụ thuộc vào bề rộng B của nét liền mảnh 2b 6b b a) b) Hình 2-9 - Trường hợp nếu đường kích thước quá ngắn không đủ chỗ để vẽ mũi tên thì mũi tên được vẽ ở phía ngoài hai đường gióng (Hình 2-10a). - Trường hợp các đường kích thước nối tiếp nhau mà không đủ chỗ để vẽ mũi tên thì dùng dấu chấm đậm hay gạch xiên để thay cho mũi tên (Hình 2-10b, c).
- 25 a) b) c) Hình 2-10 - Trong trường hợp hình vẽ đối xứng, nhưng vẽ không hoàn toàn hoặc hình cắt kết hợp với hình chiếu thì đường kích thước được kẻ quá trục đối xứng và chỉ vẽ một mũi tên (Hình 2-11). Hình 2-11 7.2.2. Đường gióng kích thước - Đường gióng kích thước giới hạn phần tử được ghi kích thước, đường gióng vẽ bằng nét liền mảnh và vạch quá đường kích thước một khoảng từ 2- 5mm. - Đường gióng của kích thước độ dài kẻ vuông góc với đường kích thước, trường hợp đặc biệt cho phép kẻ xiên góc (Hình 2-12).
- 26 Hình 2-12 - Ở chỗ cung lượn, đường gióng được kẻ từ giao điểm của hai đường bao nối tiếp với cung lượn (Hình 2-13). Hình 2-13 - Cho phép dùng các đường trục, đường tâm, đường bao, đường kích thước làm đường gióng kích thước (Hình 2-14). Hình 2-14 7.3. Con số kích thước Con số kích thước là chỉ số đo kích thước, đơn vị đo là milimét. Con số kích thước phải được viết rõ ràng, chính xác ở trên đường kích thước.
- 27 - Chiều con số kích thước độ dài phụ thuộc vào độ nghiêng của đường kích thước so với đường bằng của bản vẽ (Hình 2-15a). Hình 2-15 Nếu đường kích thước có độ nghiêng quá lớn thì con số kích thước được ghi trên giá ngang (Hình 2-15b). Chiều con số kích thước góc phụ thuộc vào độ nghiêng của đường thẳng vuông góc với đường phân giác của góc đó (Hình 2-16). Hình 2-16 Không cho phép bất kỳ đường nét nào của bản vẽ kẻ chồng lên con số ghi kích thước, trong trường hợp đó các đường nét được vẽ ngắt đoạn (Hình 2-17).
- 28 a) b) Hình 2-17 Đối với những kích thước quá bé, không đủ chỗ để ghi chữ số thì con số kích thước được viết trên đường kéo dài của đường kích thước hay viết trên giá ngang (Hình 2-18). Hình 2-18 Khi có nhiều đường kích thước song song hay đồng tâm thì các đường kích thước cách nhau hay cách đường bao một khoảng lớn hơn 5mm và các con số kích thước viết so le nhau (Hình 2-19). Hình 2-19
- 29 7.4. Các ký hiệu. 7.4. 1. Đường kính Trong mọi trường hợp, trước con số kích thước của đường kính ghi ký hiệu ø. Chiều cao của ký hiệu bằng chiều cao của con số kích thước. Đường kích thước của đường kính kẻ qua tâm đường tròn (Hình 2-20). Hình 2-20 7.4.2. Bán kính Trong mọi trường hợp, trước con số kích thước bán kính của cung tròn ghi ký hiệu R (chữ hoa); đường kích thước kẻ qua tâm (Hình 2-21a). Các đường kích thước của các cung tròn đồng tâm không được cùng nằm trên một đường thẳng (Hình 2-21b). Hình 2-21 Đối với các cung tròn có bán kính quá lớn, cho phép đặt tâm gần cung tròn và đường kích thước kẻ gấp khúc (Hình 2-21c). Đối với các cung tròn quá bé không đủ chỗ để ghi con số hay vẽ mũi tên thì con số hay mũi tên được ghi hay vẽ ở ngoài (Hình 2-22).
- 30 Hình 2-22 7.4. 3. Hình cầu Trước con số kích thước đường kính hay bán kính của hình cầu phải ghi chữ "cầu" và ký hiệu ø hay ký hiệu R (Hình 2-23). Hình 2-23 7.4. 4. Hình vuông Trước con số kích thước cạnh của hình vuông, ghi dấu . . Để phân biệt phần mặt phẳng với mặt cong, thường dùng nét liền mảnh gạch chéo phần mặt phẳng (Hình 2-24). Hình 2-24 7.4. 5. Độ dài cung tròn Phía trên số đo độ dài cung tròn ghi dấu . Đường kích thước là cung tròn đồng tâm, đường gióng kẻ song song với đường phân giác của góc chắn cung đó (Hình 2-25).
- 31 Hình 2-25 Các dấu hiệu và ký hiệu dùng trong thiết kế trang phục : a. Đối với áo: - Dài áo: Da - Rộng vai: Rv - Vòng cổ: Vc - Vòng ngực: Vn - Vòng eo: Ve - Vòng mông: Vm - Dài tay: Dt - Dài eo: De - Xuôi vai: Xv - Hạ ngực: Hn (Hạ ngực trước (Hnt), Hạ ngực sau (Hns)) - Rộng bắp tay: Rbt - Rộng cửa tay: Rct b. Đối với quần: - Dài quần: Dq - Vòng bụng: Vb - Vòng mông: Vm - Vòng đùi: Vđ - Vòng gối: Vg - Vòng ống: Vô - Hạ đũng: Hđ - Hạ gối: Hg - Hạ đùi: Hđ CÂU HỎI 1. Nêu cách chia khổ Ao thành các khổ giấy chính? 2. Trình bày nội dung và kích thước của khung vẽ và khung tên của bản vẽ dùng trong sản xuất được quy định trong TCVN 3821-83 khung tên. 3. Tỷ lệ là gì? Vì sao các bản vẽ phải dùng tỷ lệ?
- 32 4. Trình bày các loại nét vẽ theo Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật TCVN 8: 1993 và nêu ứng dụng của chúng? 5. Nêu các thông số của chữ viết Kiểu A đứng và kiểu A nghiêng 750 với d = 1/14h? 6. Nêu những quy định chung về cách ghi kích thước? 7. Trình bày các dấu hiệu và ký hiệu dùng trong thiết kế trang phục? BÀI TẬP 1. Hãy kẻ một khung tên theo kiểu dùng trong trường học và điền đầy đủ nội dung với đề tài tự chọn. 2. Dùng thước và Êke kẻ các đường thẳng nằm ngang, đường thẳng song song, đường thẳng đứng và đường xiên góc 450 (kẻ bằng nét liền đậm, nét liền mảnh, nét đứt, nét chấm gạch mảnh). 3. Viết bảng chữ cái theo Kiểu A đứng và kiểu A nghiêng 750 với d = 1/14h.
- 33 CHƯƠNG III KÝ HIỆU VÀ QUY ƯỚC CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT NGÀNH MAY Mã chương: MH MTT07-03 Giới thiệu: Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật quan trọng dùng trong thiết kế, cũng như trong sản xuất. Hiểu kết cấu những đường may cơ bản chính là nền tảng cho việc thực hiện những bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất. Hệ thống những ký hiệu trong ngành giúp chúng ta vẽ những đường kết cấu may phù hợp, giúp cho công việc mô tả mẫu minh bạch rõ ràng làm cho việc sản xuất được thuận lợi, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mục tiêu: - Nhận biết được các ký hiệu và quy ước của bản vẽ kỹ thuật ngành may; - Vẽ được mặt cắt của các đường may và các cụm chi tiết của sản phẩm may đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi thực hiện bản vẽ kỹ thuật. Nội dung chính: - Ký hiệu mặt vải và một số quy ước khác - Mặt cắt 1 số đường may cơ bản thường sử dụng - Bài tập ứng dụng 1. KÝ HIỆU MẶT VẢI VÀ MỘT SỐ QUY ƯỚC KHÁC Mục tiêu: - Nhận biết được các ký hiệu và quy ước của bản vẽ kỹ thuật ngành may; 1.1. Ký hiệu về mặt vải Mặt phải của vải hay chi tiết sản phẩm Mặt trong của vải hay chi tiết sản phẩm Mặt trái của vải hay chi tiết sản phẩm
- 34 Mặt phải của vải lót túi Mặt trái của vải lót túi Dựng 1.2. Ký hiệu và dấu hiệu lắp ráp Dấu hiệu bai giãn Dấu hiệu cầm chun Dấu hiệu chiết ly Thân sản phẩm Dựng Chiều đường may Ký hiệu máy 1 kim 3 chỉ
- 35 Ký hiệu máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ Ký hiệu máy móc xích 1.3. Ký hiệu về mặt cắt Ký hiệu mặt cắt gồm có: - Nét cắt để chỉ vị trí mặt phẳng cắt. - Mũi tên (vẽ vuông góc và chạm vào khoảng giữa của nét cắt) để chỉ hướng chiếu. - Cặp chữ hoa để gọi tên mặt phẳng cắt và tên mặt cắt tương ứng. * Một số quy ước đơn giản hóa khi ghi ký hiệu mặt cắt: - Cho phép không cần ghi ký hiệu mặt cắt với những mặt cắt thỏa mãn cả 2 điều kiện 1 và 2: Điều kiện 1: Mặt cắt là đối xứng, trục đối xứng trùng với vết mặt phẳng cắt. Điều kiện 2: a. Mặt cắt là mặt cắt chập. b. Hoặc mặt cắt rời bố trí ở chỗ cắt lìa hình biểu diễn. c. Hoặc mặt cắt rời bố trí trên vết kéo dài của mặt phẳng cắt. - Cho phép chỉ ghi ký hiệu nét cắt, mũi tên, không ghi tên mặt cắt với những mặt cắt chỉ thỏa mãn điều kiện 2. Nếu mặt cắt đi qua trục của rãnh tròn hoặc chỗ lõm tròn xoay thì phần đường bao của lỗ được vẽ đầy đủ trên mặt cắt (nghĩa là vẽ cả phần đường bao của lỗ nằm sau mặt phẳng cắt). 1.4. Ký hiệu mật độ mũi may 6 Thân sản phẩm
- 36 2. MẶT CẮT MỘT SỐ ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN THƯỜNG SỬ DỤNG Mục tiêu: - Vẽ được mặt cắt của các đường may và các cụm chi tiết của sản phẩm may đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; 2.1. Khái niệm về hình cắt, mặt cắt Đối với những vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp, nếu chỉ dùng hình chiếu để biểu diễn thì hình vẽ có nhiều nét khuất, như vậy hình vẽ không rõ ràng, sáng sủa. Để khắc phục điều đó, trong hình vẽ kỹ thuật người ta dùng hình biểu diễn khác, đó là hình cắt và mặt cắt. 2.1.1. Khái niệm về hình cắt Để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể, ta dùng một mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt qua phần có cấu tạo như lỗ, rãnh, của vật thể; vật bị cắt làm hai phần. Sau khi cắt tưởng tượng, lấy đi một phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt, phần còn lại chiếu lên mặt phẳng chiếu song song với mặt phẳng cắt ta được hình cắt (Hình 9a). Hình cắt là phần biểu diễn phần còn lại của vật thể, sau khi đã tưởng tượng cắt đi phần vật thể giữa người quan sát và mặt phẳng cắt. 2.1.2. Khái niệm về mặt cắt Mặt cắt là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng cắt, khi ta tưởng tượng dùng mặt phẳng này cắt vật thể.
- 37 Ghi nhớ : - Mặt cắt : Thể hiện vết cắt - Hình cắt : Thể hiện vết cắt và phần còn lại của vật thể 2.2. Ký hiệu mặt cắt các đường may cơ bản ứng dụng vào công nghệ may các sản phẩm may mặc 2.2.1. Đường may can a. Đường may can rẽ - Khái niệm: Là đường may can 2 lớp vải vào nhau. Khi may xong đường may được cạo rẽ sang hai bên. a 1 b - Sử dụng: may dọc quần, lắp ráp các bộ phận áo Veston. a b a: Lá vải trên b: Lá vải dưới 1: Đường may can - Quy cách : đường may cách mép vải từ 0,5 – 1cm. b. Đường may can rẽ đè 2 đường chỉ - Khái niệm : cũng như đường may can rẽ, sau khi cạo rẽ, sau khi cạo rẽ đường may về 2 phía, và may đè trên 2 mép vải 2 đường song song.
- 38 2 1 a: Lá vải trên b: Lá vải dưới a b 1: Đường may can rẽ 2: Đường may diễu đè a b - Ứng dụng : may các vật liệu dày, độ chiết ly ít. - Quy cách : đường may can rẽ may cách mép vải từ 0,5 – 1cm thì đường diễu đè từ 0,3 – 0,8cm. c. Đường may can kê - Khái niệm : là đường may ở giữa 2 mảnh vải được xếp giao nhau. 1 a b a b a: Lá vải trên b: Lá vải dưới 1: Đường may can kê - Ứng dụng : dùng để nối các lớp dựng như cổ áo, bác tay để chỗ nối không bị dày quá. - Quy cách : 2 mép vải giao nhau 1cm, may 1 đường may chính giữa 2 mép vải. d. Đường may can giáp - Khái niệm : là đường may can mà 2 mép vải chỉ giáp vào với nhau và được may liền với 1 dải vải nhỏ đặt dưới 2 lá vải.
- 39 1 A - A 1 a b a b c A A 2 c a,b: Lá vải trên c: Lá vải dưới 1: Đường may can giáp 2: Đường may ziczắc - Quy cách : dải vải rộng khoảng 3cm, đường may ziczắc đều đỉnh nọ cách đỉnh kia 2cm. 2.2.2. Đường may lộn - Khái niệm : là đường phía mặt phải không nhìn thấy đường chỉ. Đường may lộn gồm 3 loại : lộn sổ, lộn kín, lộn viền a. Đường may lộn sổ (lộn 1 đường chỉ) - Khái niệm : là đường may mà 2 mép của 2 lớp vải chồng khít lên nhau và nhìn thấy 2 mép vải đó ở mặt trái. 1 A - A a a b A a: Lá vải trên A b: Lá vải dưới 1: Đường may lộn sổ b 1 - Ứng dụng : may bản cổ, măng xéc - Quy cách : đường may cách mép vải từ 0,5 – 0,7cm. b. Đường may lộn kín (lộn 2 đường chỉ) - Khái niệm : là đường may mà mép vải cảu 2 lớp vải chồng khít lên nhau, mặt phải và mặt trái không lộ đường may.
- 40 A - A a: Lá vải trên a b: Lá vải dưới a 1: Đường may lộn sổ 2 1 A 2: Đường may lộn kín A b 1 b 2 - Ứng dụng : may dọc, giàng quần bà ba. - Quy cách : may đường thứ nhất 0,3cm, may đường thứ hai 0,6cm. c. Đường may lộn viền (viền lé) - Khái niệm : mà đường may mà ở giữa 2 lớp vải có 1 sợi viền nhỏ gấp đôi mặt trái có 4 mép vải. A - A 1 a a c c b A A b a: Lá vải trên 1 b: Lá vải dưới c: Sợi viền 1: Đường may lộn viền - Quy cách : Đường may lộn cách mép vải từ 0,5 – 0,7cm, sợi viền lé đều khoảng 0,2 hoặc 0,3cm. 2.2.3. Đường may cuốn a. Đường may cuốn 1 đường chỉ - Khái niệm : là đường may mà cả 2 mép vải đều xếp về 1 bên và cuốn kín mép. 1 a a b b a: Lá vải trên b: Lá vải dưới 1: Đường may lộn viền
- 41 - Ứng dụng : May dọc, giàng quần, sườn áo bà ba. - Quy cách : Đường may cách mép gấp 0,6cm. b. Đường may cuốn đè 1 đường chỉ - Khái niệm : Là đường may mà mặt trái được cuốn kín mép và có 2 đường chỉ, mặt phải có 1 đường chỉ. A - A 2 a a b b 1 a: Lá vải trên :b: Lá vải dưới 1: Đường may mí 2. Đường may diễu - Ứng dụng : may cầu vai áo, vòng nách đảm bảo độ bền chắc. - Quy cách : đường may cuốn thứ nhất cách mép gấp 0,7cm; đường may cuốn thứ 2 cách đường thứ nhất 0,6cm. c. Đường may cuốn đè 2 đường chỉ - Khái niệm : là đường may cuốn kín mép, mặt phải có 2 đường chỉ, mặt trái có 1 đường chỉ.
- 42 A - A 1 b a a b 2 a: Lá vải trên b: Lá vải dưới 1: Đường may mí 2. Đường may diễu - Ứng dụng : May dọc, giàng quần jean. - Quy cách : Đường may cách mép gấp 0,7cm, 2 đường may song song và cách nhau 0,6cm. 2.2.4. Đường may viền a. Đường may viền bọc lọt khe - Khái niệm : là đường may giữ chắc và bọc kín mép vải. 1 a c b 2 a: Lớp vải thứ nhất b: Lớp vải thứ hai c: Viền (hai lớp gập đôi) 1: Đường may chắp viền 2: Đường may lọt khe - Ứng dụng : thường áp dụng may cho các chi tiết nhỏ của quần áo trẻ em. - Quy cách : đường may sợi viền từ 0,2 – 0,5cm, sợi viền làm thiên vải. b. Đường may kê mí viền - Khái niệm : là đường may kê sát mí mép gấp của lớp vải được kê trên 1 sợi viền khác màu và 1 lá vải thứ 2.
- 43 c a a b 1 b c a: Lá vải trên b: Lá vải dưới c: Sợi viền 1: Đường may mí - Ứng dụng : thường may trang trí dọc quần âu, túi áo, cửa tay áo Pizama - Quy cách : đường may mí sát mép gấp của lá vải trên là 0,1cm và cách mép gấp sợi viền là 0,3cm. 2.2.5. Đường may mí a. Đường may mí ngoài - Khái niệm : là đường may sát mí mép gấp của lớp vải này đè lên lớp vải khác. A-A a a A A 1 a: Lá vải 1. Đường may mí - Ứng dụng : thường may túi ốp ngoài cửa, may chân cổ, bác tay áo sơ mi. - Quy cách : đường may sát mí mép gấp từ 0,1 – 0,15cm. b. Đường may mí ngầm - Khái niệm : là đường may sát mí mép gấp dưới bản thân lớp vải đó. 1 a
- 44 a: Lá vải 1: Đường may mí ngầm - Ứng dụng : thường để may miệng túi, gấu quần đùi, gấu quần bà ba. - Quy cách : đường may cách đều mép gấp dưới là 0,1cm. 2.2.6. Đường may diễu - Khái niệm : là đường may đè lên mặt ngoài của 2 lớp vải đã qua đường may lộn sổ. a a b b 2 1 a. Lá vải trên b. Lá vải dưới 1.Đường may lộn 2. Đường may diễu - Ứng dụng : dùng để may trang trí các chi tiết của sản phẩm thêm bền đẹp, đanh chắc, giữ được hình dáng ở những bộ phận như : cổ áo, ve, nẹp, măng xéc, miệng túi và nắp túi. - Quy cách : đường may diễu cách mép gấp từ 0,2cm trở lên, có thể may diễu 1 – 2 đường may. 3. Bài tập ứng dụng 3.1. Vẽ mặt cắt đường may, các cụm chi tiết của áo sơ mi nam 3.1.1. Vẽ mặt cắt đường may nẹp áo a. Nẹp kiểu beo thường Đặc điểm hình dáng: Nẹp được may bên thân khuyết áp dụng với áo sơ mi, mặt phải có 2 đường diễu, mặt trái có 1 đường chỉ.
- 45 2 1 a 1 Thân Thân a trước trước phải trái b (mex) 0,6 0,6 2,5 cm cm cm a 3,5 cm 1 a 2 1 cm b (mex) 1 Nẹp khuyết (Thân trước trái) a: Thân bên khuyết (Thân trước trái) Nẹp cúc (Thân trước phải) b: Mex nẹp khuyết a: Thân bên cúc (Thân trước phải) 1 - May beo nẹp khuyết (Nẹp trái) 1 - Mí trái bản nẹp cúc (Nẹp phải) 2 - Diễu nẹp ngoài b. Nẹp beo kê mí Đặc điểm hình dáng: - Giống nẹp beo thường, chỉ khác mặt trái có 2 đường chỉ 1 1 a 2 Thân trước Thân trước phải trái 0,6 cm 0,6 cma 2,5 cm 3,5 cm a b (mex) 1 a 2 1 cm b (mex) 1 Nẹp khuyết (Thân trước trái) Nẹp cúc (Thân trước phải) a: Thân bên cúc (Thân trước phải) a: Thân bên khuyết (Thân trước trái) b: Mex nẹp khuyết 1 - Mí trái bản nẹp cúc (Nẹp phải) 1 - May beo kê mí nẹp khuyết (trái) 2 - Diễu nẹp ngoài
- 46 3.1.2. Vẽ mặt cắt đường may túi ốp ngoài a. Túi ốp ngoài không nắp Đặc điểm hình dáng - Là kiểu túi mà thân túi được may dán ốp trực tiếp lên thân sản phẩm - Gồm 2 loại : + Đáy nhọn 18 cm + Đáy tròn A 1 13 cm 6,5 b 2,5 cm a A 2 14 cm 0,1cm 1cm Thân A - A 1,2 cm trước trái 1,2 cm a: Thân trước trái b: Túi 1 - May mí bản miệng túi 2 - Mí xung quanh túi, đầu miệng túi chặn ∆ b. Túi ốp ngoài có nắp Đặc điểm hình dáng : - Là kiểu túi mà thân túi và nắp túi được may trực tiếp lên thân sản phẩm (trên thân túi có may đô), thường được may đối xứng 2 bên thân sản phẩm. 18 cm f 0,7 cm 6 A 13,5 cm 7 e 6,5 d 0,5 6,5 2 B B 5 15 cm 4 A a b Thân trước 3 trái 3 b c A - A 3 1 1 3 a
- 47 a: Thân trước trái 1 - May diễu đô túi b: Thân túi 2 - May mí miệng túi c: Đô túi 3 - May túi vào thân d: Nắp túi 4 - May lộn nắp túi e: Lót nắp túi 5 - Diễu 3 cạnh nắp túi f: Mex nắp túi 6 - May nắp túi vào thân áo 7 - May diễu gáy nắp túi 3.1.3. Vẽ mặt cắt đường may cổ đứng chân rời có dựng Đặc điểm, hình dáng : - Là kiểu cổ đứng có phần cổ bẻ lật về phía sau (bản cổ) và chân cổ được cắt rời. *Mặt cắt tổng hợp của cổ đứng chân rời có dựng: 0,5 cm 4,2 cm 0,1cm 7,0 cm 3,2 cm 0,1 – 0,6 cm 1 2 c a b 5 6 g 3 d 4 e * Thứ tự ký hiệu đường may và tên chi tiết:
- 48 a: Bản cổ 1 - May lộn bản cổ b: Lót bản cổ 2 - Diễu bản cổ c: Mex bản cổ 3 - Ghim mo bản cổ d: Chân cổ 4 - Diễu bọc chân cổ e: Chân cổ lót 5 - May cặp chân cổ với bản cổ g: Mex chân cổ 6 - Mí đường cặp cổ 3.1.4. Vẽ mặt cắt đường may thép tay a. Trường hợp thép tay to sòi nhọn và thép tay bé vuốt đuôi chuột Tay phải * Thép tay to: * Thép tay bé: 2,5 cm B B 3,5 cm 15 cm 0,5 cm A A b 1 a a 1 B - B A - A * Thứ tự ký hiệu đường may và tên chi tiết: a. Thép con b. Thép lớn c. Tay áo 1. May thép tay vào mép xẻ 2. May mí thép con 3. May chặn đuôi xẻ đồng thời may mí cạnh ngoài của thép lớn vào thân sản phẩm. b. Trường hợp thép tay to sòi nhọn và thép tay bé may cặp mí Tay phải * Thép tay to: * Thép tay bé: 2,5 cm 3,5 cm B B 15 cm 1,0 cm A A
- 49 a b 1 b 1 a B - B A - A * Thứ tự ký hiệu đường may và tên chi tiết: a: Tay áo a: Tay áo b: Thép tay to b: Thép tay bé 1 - Gập mép, cặp mí thép tay to. 1 - Gập mép, cặp mí thép tay bé. 3.2. Vẽ mặt cắt đường may, các cụm chi tiết của quần âu nam 3.2.1. Vẽ mặt cắt đường may túi hậu * Thứ tự ký hiệu đường may và tên chi tiết:
- 50 a. Thân sau quần b. Viền trên c. Viền dưới d. Đáp túi T1. Túi trong thứ 1 T2. Túi trong thứ 2 1. May đáp với lót túi trong thứ 2 2. May viền dưới vào thân sản phẩm 3. May viền trên vào thân sản phẩm 4. May chặn viền dưới 5. May chân viền dưới với lót túi trong thứ 1 6. May lộn xung quanh túi 7. May diễu xung quanh túi 8. May mí xung quanh miệng túi. 3.2.3. Vẽ mặt cắt đường may túi chéo *Mặt cắt tổng hợp của túi dọc chéo (trường hợp dọc quần may lật): * Thứ tự ký hiệu đường may và tên chi tiết: a. Thân trước b. Thân sau c. Lót túi d. Đáp túi trước e. Đáp túi sau
- 51 1. May đáp trước vào lót túi trước 2. May đáp sau và lót túi sau 3. May lộn đáy túi 4. May diễu đáy túi 5. May miệng túi vào thân trước 6. May diễu miệng túi 7. May chặn miệng túi trên 8. May đường dọc quần 9. May chặn miệng túi dưới 10. Ghim lót túi phía cạp, xếp ly (nếu có) 3.2.4. Vẽ mặt cắt đường may khoá cửa quần * Thứ tự ký hiệu đường may và tên chi tiết: a. Thân trước b. Đáp cửa quần c. Đáp khoá d. Khoá 1. May lộn đáp moi vào cửa quần bên trái 2. May mí đáp moi vào cửa quần bên trái 3. May chắp cửa quần thân trước
- 52 4. May đáp khoá và một cạnh khoá vào cửa quần bên phải người mặc 5. May cạnh khoá còn lại vào đáp cửa quần bên trái 6. May bản to moi và chặn cửa quần
- 53 3.2.5. Vẽ mặt cắt đường may cạp quần * Thứ tự ký hiệu đường may và tên chi tiết: a. Thân sản phẩm b. Cạp chính c. Cạp lót 1. May chắp sống cạp 2. May lá cạp chính với thân sản phẩm 3. May mí chân cạp 4. May diễu sống cạp 3.3. Vẽ mặt cắt đường may, các cụm chi tiết của áo Jacket 3.3.1. Vẽ mặt cắt đường may túi 2 viền kéo khoá * Mặt cắt tổng hợp của túi hai viền có khoá:
- 54 * Thứ tự ký hiệu đường may và tên chi tiết: 1. May đáp lên lót túi trên 2. May sợi viền trên lên miệng túi thân sản phẩm 3. May sợi viền dưới lên miệng túi thân sản phẩm 4. May ghim một cạnh khoá với lót túi dưới 5. May ghim cạnh khoá còn lại lên lót túi trên 6. May mí miệng túi dưới và khoá 7. May mí chặn 2 đầu miệng túi và cạnh miệng túi phía trên 8. May hoàn chỉnh lót túi a. Thân sản phẩm b. Sợi viền trên c. Sợi viền dưới d. Lót túi dưới e. Lót túi trên f. Đáp túi g. Khoá
- 55 3.3.2. Vẽ mặt cắt đường may túi hộp a. Mặt cắt tổng hợp túi hộp một lớp có nắp trường hợp xúp túi liền: *Thứ tự ký hiệu đường may và tên chi tiết: 1. May miệng túi 2. May mí cạnh xúp 3. May cạnh xúp vào thân sản phẩm 4. May lộn nắp túi 5. May mí và diễu nắp túi 6. May nắp túi vào thân sản phẩm 7. May diễu gáy nắp túi a. Thân sản phẩm b. Thân túi c. Nắp túi chính d. Nắp túi lót b. Hình mặt cắt tổng hợp của túi hộp hai lớp có nắp (trường hợp xúp túi may lộn và miệng túi lần trong là gấp về mặt trái)
- 56 *Thứ tự ký hiệu đường may và tên chi tiết: 1. May miệng túi ngoài 2. May lộn thân túi trong và thân túi ngoài 3. May xúp túi lên thân túi trong và thân túi ngoài 4. May cặp mí xung quanh thân túi 5. May diễu trang trí thân túi 6. May mí xúp túi lên thân sản phẩm 7. May miệng túi trong lên thân sản phẩm 8. May lộn nắp túi 9. May mí và diễu nắp túi 10. May chân nắp túi lên thân sản phẩm 11. May diễu chân nắp túi a. Thân sản phẩm b. Thân túi ngoài c. Thân túi trong d. Xúp túi e. Nắp túi ngoài f. Nắp túi lót
- 57 3.3.3. Vẽ mặt cắt đường may túi cơi a. Mặt cắt tổng hợp của túi cơi nổi áo Jacket: * Mặt cắt tổng hợp của túi cơi nổi áo Jacket trường hợp ghim bông ở cơi túi: * Thứ tự kí hiệu đường may và tên chi tiết: 1. May lộn cơi túi 2. May mí diễu cơi túi 3. May cơi túi vào lót túi dưới 4. May cơi, lót túi vào cạnh miệng túi dưới 5. May lót túi vào cạnh miệng túi trên 6. May mí cạnh miệng túi dưới 7. May chặn hai đầu miệng túi 8. May hoàn chỉnh lót túi a. Thân sản phẩm b. Cơi túi ngoài c. Cơi túi lót d. Dựng cơi túi e. Lót túi trên f. Lót túi dưới
- 58 b. Mặt cắt tổng hợp của túi cơi chìm áo Jacket: * Thứ tự ký hiệu đường may và tên chi tiết: 1. May ghim cơi vào lót túi dưới 2. May đáp vào lót túi trên 3. May cơi, lót túi vào cạnh miệng túi dưới 4. May đáp, lót túi vào cạnh miệng túi trên 5. May mí cạnh miệng túi dưới 6. May mí chặn 2 đầu miệng túi và cạnh miệng túi trên 7. May hoàn chỉnh lót túi a. Thân sản phẩm b. Cơi túi c. Lót túi trên d. Lót túi dưới e. Đáp túi
- 59 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Vẽ mặt cắt đường may can rẽ diễu đè 2 đường chỉ 2. Vẽ mặt cắt đường may can kê giáp 3. Vẽ mặt cắt đường may lộn sổ 4. Vẽ mặt cắt đường may lộn viền lé 5. Vẽ mặt cắt đường may cuốn 1 đường chỉ 6. Vẽ mặt cắt đường may cuốn đè 2 đường chỉ 7. Vẽ mặt cắt đường may viền bọc lọt khe 8. Vẽ mặt cắt đường may mí ngầm 9. Vẽ mặt cắt đường may diễu 10. Vẽ mặt cắt đường may nẹp áo sơ mi nam 11. Vẽ mặt cắt đường may túi ốp ngoài 12. Vẽ mặt cắt đường may cổ áo sơ mi nam 13. Vẽ mặt cắt đường may thép tay 14. Vẽ mặt cắt đường may túi hậu của quần âu nam 15. Vẽ mặt cắt đường may túi chéo của quần âu nam 16. Vẽ mặt cắt đường may cửa quần kéo khoá của quần âu nam 17. Vẽ mặt cắt đường may cạp quần của quần âu nam 18. Vẽ mặt cắt đường may túi 2 viền kéo khoá của áo Jacket 19. Vẽ mặt cắt đường may túi hộp của áo Jacket 20. Vẽ mặt cắt đường may túi cơi của áo Jacket
- 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may – Trường Cao đẳng nghề KT-KT Vinatex 2009; Trần Hữu Quế – Vẽ kỹ thuật – NXB Giáo dục 2001; Phạm Thị Hoa, Lê Tiến Ninh – Giáo trình Vẽ kỹ thuật – NXB Giáo dục 2001. Giáo trình Công nghệ May – Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh Giáo trình Kỹ thuật May – Trường Đại học SPKT Hưng Yên