Giáo trình Xây dựng nhập môn - Lương Thanh Dũng

pdf 39 trang cucquyet12 7920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xây dựng nhập môn - Lương Thanh Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xay_dung_nhap_mon_luong_thanh_dung.pdf

Nội dung text: Giáo trình Xây dựng nhập môn - Lương Thanh Dũng

  1. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM KHOA XÂY DỰNG BỘ MÔN QUẢN LÝ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG XÂY DỰNG NHẬP MÔN Giảng viên : ThS. LƯƠNG THANH DŨNG THÁNG 09/2010 ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 1
  2. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN Chương 1 GIAO TIẾP VỚI SINH VIÊN I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GIẢNG VIÊN : - Họ-tên : ThS. Lương Thanh Dũng - Hiện là Giảng viên Trường ĐH Kiến Trúc Tp.HCM – Khoa Xây dựng – Bộ môn Quản lý xây dựng II. Làm quen với Sinh viên : 1. Cán bộ lớp tự giới thiệu : a. Lớp trưởng : - Họ và tên : - Số điện thoại : b. Lớp phó : - Họ và tên : - Số điện thoại : c. Các tổ trưởng : + Tổ 1: + Tổ 2: + Tổ 3: + Tổ 4: + Tổ 5: d. Cán bộ đoàn thể: - Bí thư Đoàn TN : + Họ và tên : + Số điện thoại : - Phó bí thư Đoàn TN : + Họ và tên : + Số điện thoại : ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 2
  3. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN 2. Một số SV khác tự giới thiệu : 3. Thông tin chung của lớp : - Email lớp: - Website lớp : ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 3
  4. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN Chương 2 GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO I / SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM - Tiền thân của Trường Đại học Kiến trúc: được xuất xứ từ Trường Mỹ thuật Đông Dương. - Năm 1924 Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập bởi quyết định của Toàn quyền Đông dương Merlin ký ngày 27– 10 – 1924 và Trường được đặt tại Hà nội. - Hiệu trưởng trường Trường Mỹ thuật Đông dương là một Họa sỹ người Pháp tên là : Victor Tardieu, Ông làm Hiệu trưởng nhiều năm và khi già yếu đã qua đời tại Hà nội năm 1937. - Năm 1926 Trường Mỹ thuật Đông dương lập ra Ban Kiến trúc - Năm 1942 Trường Mỹ thuật Đông dương được phân chia ra thành 2 trường theo Nghị định ký ngày 22 – 10 – 1942 của Toàn quyền Đông dương : + Trường Mỹ nghệ thực hành + Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương, - Khi đó CĐ Mỹ thuật Đông dương có 4 Ban : + Hội họa + Điêu khắc + Sơn mài + Kiến trúc - Năm 1944 Ban Kiến trúc được tách thành Trường Kiến trúc riêng theo nghị định ký ngày 22–2–1944. Nhưng vẫn nằm trong khuôn viên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương. Thời kỳ này có 2 điểm nổi bật : + Nghị định ngày 06 – 2 – 1944 công nhận Văn bằng của Trường Ki ến trúc được hành nghề tại Pháp và Đông dương. ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 4
  5. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN + Ngày 13 – 6 – 1944 có quyết định Liên Bộ công nhận Văn bằng của Trường Kiến trúc được hành nghề Kiến truc sư. - Năm 1946 toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Trường Kiến trúc gồm Thầy và Trò đều bị phân tán. - Năm 1947 Trường Kiến Trúc bắt đầu hoạt động trở lại tại Đà lạt vào ngày 01 – 2 – 1947 và mang tên là Trường Kiến trúc Đà lạt. - Năm 1948 Trường Kiến trúc Đà lạt được công nhận là phân hiệu của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris theo Nghị định được ký ngày 08 – 3 – 1948. Lúc này Trường có tất cả là 27 Sinh viên . + Tiếp theo, nghị định ngày 11–9–1948 đã sát nhập Trường Kiến trúc Đà lạt về Viện Đại học Đông dương và được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kiến trúc . Cũng kể từ đây Trường Cao đẳng Kiến trúc không còn là phân hiệu của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris nữa. + Năm 1950 Viện Đại học Đông dương được đổi tên thành Viện Đại học Hà Nội theo nghị định ký ngày 30 – 5 – 1950 của Toàn quyền Đông Dương. - Năm 1951 Trường Cao đẳng Kiến trúc chuyển từ Đà lạt về Sài gòn, số 196 Pasteur, cơ sở này trước đây là chuồng ngựa của quân đội Nhật. + Năm 1954, Sau Hiệp định Giơneve, Viện Đại học Hà Nội được chuyển thành Viện Đại học Quốc gia VN, đặt tại số 3 Công Trường Quốc tế, Q. 1. - Năm 1957 Viện Đại học Quốc gia VN được đổi thành Viện Đại học Sài Gòn. Lúc này Trường Cao đẳng Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài gòn. + Năm 1967 Trường Cao đẳng Kiến trúc được nâng cấp thành Trường Đại học Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài Gòn theo sắc lệnh số 159 / SL / QĐ ngày 30 – 10 – 1967, và tiếp tục hoạt động đào tạo KTS đến ngày Sài Gòn giải phóng . II / SƠ LƯỢC VỀ ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ SAU NĂM 1975 : + Từ 30-4-1975 Sài Gòn được giải phóng, Trường Đại học Kiến trúc do UB Quân quản quản lý. ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 5
  6. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN + Tháng 9/1975 Trường tiếp tục đào tạo các lớp KTS cũ (K70) và mới (K75), và bắt đầu có đào tạo thêm hệ Cao đẳng Kiến trúc, thời hạn 3 năm ( ký hiệu C75 – C78 ). + Trước GP đào tạo KTS : 7 năm, mỗi năm tuyển sinh 40 SV đầu vào và hàng năm tốt nghiệp ra trường được 1- 3 KTS. - Sinh viên Lê Văn Vương có thành tích học tốt nhất : Hoàn thành khóa học với thời hạn 8 năm, được cấp văn bằng tốt nghiệp KTS . + Sau GP : 1975 - 1995 đào tạo KTS : 5,5 năm, - 1995 đến nay đào tạo KTS : 5 năm, - Từ 1979 đến nay đào tạo KS XD + Tháng 11/1975 UB Quân quản bàn giao Trường ĐH Kiến trúc về Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp quản lý. + Năm 1976 Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 27– 10 – 1976. Đến ngày 14 – 12 – 1976 Trường được chuyển về Bộ XD quản lý theo quyết định số 14 /1976/ BXD III/ SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ XÂY DỰNG : - Năm 1979 Trường bắt đầu đào tạo KSXD khóa 1, hệ chuyên tu 3 năm . - Năm 1991 Trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ chính quy 5 năm - Năm 1993 Trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ tại chức ngắn hạn 4 năm tại Sài Gòn. - Năm 1994 Trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ tại chức tại các địa phương : + Tại Đồng tháp : TT ĐT BD TC tỉnh ĐT-CL + Vĩnh long : Trường Trung cấp XD số 8, nay là Trường CĐ XD Miền Tây + Lâm đồng : TT ĐT BD TC tỉnh LĐ -Đà lạt - Năm 1995 Trường ĐH Kiến Trúc gia nhập Đại học Quốc gia TP.HCM theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt. - Khi đó 3 trường : Bách Khoa, Kiến Trúc, Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức nhập thành 1 trường : đó là Đại học Kỹ thuật, thuộc Đại học Quốc gia TP HCM ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 6
  7. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN - Trong thời kỳ Trường thuộc Đại học Quốc gia TP HCM (Từ 1995-2000), Trường ĐH Kiến Trúc tạm thời không tuyển sinh đào tạo KSXD hệ chính quy tại SG, mà tiếp tục đào tạo các lớp KSXD đã tuyển sinh hệ tại chức ở các địa phương: Vĩnh Long, Lâm Đồng, Đồng Tháp. - Theo yêu cầu của Đại học Quốc gia TPHCM, năm 1995 chương trình Đào tạo KSXD hệ chính quy tại Sài Gòn đang từ 5 năm,ợ đư c thu về còn 4,5 năm. Điều này gây tranh cãi không ít trong Trường, trong ngành, cũng như trong dư luận xã hội. - Tháng 9/2000 Trường Kiến trúc được tách ra khỏi Đại học Quốc gia và chuyển về Bộ GD và ĐT quản lý, theo QĐ số . . . . của TTCP . - Tháng 11/ 2000 Trường trở lại đào tạo KSXD hệ tại chức tại Lâm đồng. - Năm 2001 Trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ chính quy tại Sài Gòn. thời hạn 4,5 năm. - Năm 2002 Trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ tại chức 5 năm tại Long An - Việc đào tạo KSXD hệ TC ngắn hạn tại Vĩnh Long được thực hiện liên tục từ 1994 đến nay - Năm 2003 Trường ĐH Kiến trúc chuyển về Bộ Xây dựng quản lý, và cũng năm này Trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ tại chức ngắn hạn 4 năm tại Thủ Đức TP.HCM. - Cũng năm 2003 Trường bắt đầu đào tạo KS HTKTĐT tại Sài Gòn và Long An. - Năm 2004 theo yêu cầu của Bộ XD, Trường Kiến Trúc bắt đầu đào tạo KSXD hệ chính quy tại Vĩnh Long , thời hạn 5 năm. - Năm 2004 Trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ Văn bằng 2 tại Sài Gòn, thời hạn 2,5 năm. - Năm 2006 Trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ tại chức ngắn hạn 3,5 năm tại Tuy Hòa – Tỉnh Phú Yên. - Năm 2007 Trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ tại chức, thời hạn 5 năm tại Cần Thơ ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 7
  8. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN - Năm 2008 Trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ tại chức 5 năm tại Buôn Mê Thuột. - Năm 2008 Trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ Liên thông từ Cao đẳng lên đại học, thời hạn 2 năm, tại 3 điểm : Vĩnh Long, Phú Yên, Thủ Đức. - Năm 2009 Trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ TC 3,5 và 5 năm tại Phan Thiết – Bình Thuận. - Năm 2009 Trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ chính quy theo học chế tín chỉ tại Sài Gòn và Vĩnh Long, khối lượng 150 tín chỉ, thời lượng khóa học 5 năm. IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC HIỆN NAY CỦA TRƯỜNG 1. Tổ chức theo hệ thống chính trị : - Đảng ủy. - Ban Giám hiệu. - Công đoàn. - Đoàn thanh niên. - Các hội nghề nghiệp và hội CTXH 2. Tổ chức theo hệ thống đào tao : - Hội đồng nhà trường. - Hội đồng khoa học và đào tạo . - Ban giám hiệu. - Các Khoa - Các Bộ môn 2.1. Cấu trúc chung của 1 Khoa: - Hội đồng KH và đào tạo cấp khoa - Ban chủ nhiệm khoa : + Các Bộ môn: + Thư ký Khoa 2.2. Khoa Kiến trúc có các BM : - Bộ môn cơ sở KT ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 8
  9. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN - BM kỹ thuật KT - BM lịch sử KT - BM Kiến Trúc nhà ở - BM KT công cộng - BM KT CN - BM tạo hình Kiến trúc. Tuyển sinh và giảng dạy ở 2 nơi : SG và VL 2.3. Khoa Quy hoạch có các BM : - Bộ môn quy hoạch đô thị, - Bộ môn quản lý đô thị, - Bộ môn thiết kế đô thị, - Bộ môn thiết kế cảnh quan, 2.4. Khoa Xây dựng có 6 Bộ môn và 1 Trung tâm : - Bộ môn Cơ học Ứng dụng - BM Kết cấu Công trình - BM Nền móng - BM Thi công - BM quản lý XD - BM thực nghiệm XD. Trung tâm đào tạo KT-CN XD. 2.5. Khoa KT hạ tầng ĐT có các BM : - Bộ môn giao thông san nền, - Bộ môn nước và môi trường, - Bộ môn năng lượng và thông tin. 2.6. Khoa nội ngoại thất có các BM : - Bộ môn Kỹ Thuật trang trí, - Bộ môn Nội thất, - Bộ môn Ngoại thất. 2.7. Khoa MT công nghiệp có các BM : ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 9
  10. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN -Bộ môn Trang trí cơ sở , - Bộ môn Đồ họa , - Bộ môn Tạo dáng , - Bộ môn Thời trang. 2.8. Khoa Mỹ thuật cơ bản có các BM : - Bộ môn Hội họa, - Bộ môn Điêu khắc, - Bộ môn Bố cục tạo hình 2.9. Khoa Khoa học cơ bản có các BM : - Bộ môn Toán cơ - Bộ môn KH tự nhiên, - Bộ môn Hình họa vẽ Kỹ Thuật, - Bộ môn Tin học cơ bản. - Bộ môn tiếng anh, 2.10. Khoa đào tạo tại chức : - Cơ cấu : 1 CN Khoa , 1 PCN Khoa - 2 Chuyên viên , 1 Thư ký . - Quản lý đào tạo tại chức tại SG và Các địa phương 2.11. Bộ môn KH xã hội và nhân văn : - Triết học - Kinh tế chính trị - Lịch sử Đảng - Tư tưởng HCM - Kỹ năng cá nhân 3. Tổ chức theo hệ thống hành chánh : - Ban giám hiệu - Các Phòng chức năng : - Các Ban chức năng : - Các trung tâm dịch vụ : ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 10
  11. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN Các Phòng chức năng : - Phòng quản lý Đào tạo - Phòng quản lý NCKH và QHQT - Phòng công tác Chính trị và SV. - Phòng Kế hoạch tài chánh - Phòng Tổ chức nhân sự - Phòng Hành chánh - Ban nghiên cứu đổi mới ĐT - Ban quản lý dự án - Ban quản trị thiết bị. - Ban Đào tao Sau ĐH - Ban quản lý Ký túc xá - Ban thanh tra Giáo dục Các trung tâm : - Trung tâm ngoại ngữ - Trung tâm tin học - Trung tâm Hướng nghiệp - Trung tâm thông tin tư liệu và thư viện . - Trung tâm đào tạo quốc tế - Trung tâm dịch vụ và liên kết đào tạo - Trung tâm NC ứng dụng KT và XD V. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO CỦA SINH VIÊN - Sinh hoạt Đoàn, Hội SV: nhằm giúp nhau học tập và rèn luyện - SV Phấn đấu giành học bổng các loại : + HB sinh viên vượt khó + HB sinh viên xuất sắc + HB doanh nghiệp trao tặng - Tình nguyện Mùa hè xanh ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 11
  12. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN - Giải bóng đá Khoa XD và Trường KT - Giải thi Tuổi trẻ sáng tạo Khoa XD - Giải thi Olimpic cơ học toàn quốc - Giải thi Loa thành về Đồ án tốt nghiệp - Giải thi Ereka của Thành đoàn TPHCM VI. SƠ LƯỢC VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT HIÊN TẠI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM 1. Cơ sở chính : + Địa điểm : 196 Pasteur, F6, Q3, TPHCM + Diện tích mặt bằng : 0,66 ha + Quy mô công trình sử dụng : 3 – 7 tầng + Một hội trường giật cấp : 250 chỗ + Một phòng hội thảo : 30 chỗ + Một phòng hội thảo : 60 chỗ + Số phòng học : 44, đều có máy Projecter + Thư viện : 40 000 đầu sách và tạp chí 2. Cơ sở phụ : + Địa điểm : 134 Nguyễn đình chiểu , F6, Q3, + Diện tích mặt bằng : 0,05 ha + Quy mô công trình sử dụng : 9 tầng + Số phòng học : 09, đều có máy Projecter 3. Cơ sở Ký túc xá Sinh viêṇ : + Địa điểm : CX Nguyễn kiệm, Q.Phú nhuận + Diện tích mặt bằng : 0,75 ha + Quy mô công trình sử dụng : 5 tầng + Sức chứa : 500 SV ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 12
  13. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN VII. SƠ LƯỢC VỀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM 1. Về cơ sở vật chất : + Dự án trường mới tại Quận 9 – TP HCM + Dự án phân hiệu ở Lâm Đồng + Dự án phân hiệu ở Cần Thơ 2. Về Cơ cấu tổ chức : + Dự kiến có thêm : Khoa quản lý kinh tế XD, Khoa mác lê nin, .vv. 3. Về Đào tao : + Dự kiến mở thêm các ngành : Công trình Ngầm, Kinh tế xây dựng, vật liệu XD, Kỹ thuật công trình đô thị, . . . vv. ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 13
  14. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN Chương 3 SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM NGÀNH XD I / THUẬT NGỮ XÂY DỰNG VÀ KỸ SƯ XÂY DỰNG : - Thuật ngữ XD nói chung cho các ngành , các lĩnh vực. - Thuật ngữ XD công trình DD-CN, ( Civil Engineering ) - Kỹ sư Xây dựng DD-CN ( Civil Engineer ) + Vai trò quan trọng của ngôi nhà đối với đời người ở VN + Nghề cao quý và chọn nghề thích hợp với cá nhân trong XH. + Các bài hát ngợi ca ngành XD : Bài ca người XD của Hoàng Vân, Những ánh sao đêm của Phan huỳnh Điểu, Trên công trường rộn tiếng ca, NgườI đi xây hồ kẻ gỗ, Bài ca người Thợ quét vôi, vv. II / CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO, VĂN BẰNG HỌC VỊ VÀ HỌC HÀM : 1. Các trường đào tạo Công nhân XD thuộc Cấp Bộ, cấp Sở, cấp Tổng Công ty, hoặc Công ty : Thời gian đào tạo 18 tháng, Học viên tốt nghiệp được cấp bằng thợ nề , mộc , hàn, cốppha, bê tông, điện , nước, . . . vv. Bậc thợ từ : 1,2,3, 7. 2. Các trường Trung học XD thuộc Cấp Bộ, cấp Sở : Thời gian đ ào tạo 2 –3 năm, Cấp bằng Trung học XD ngành XD, dự toán, vv. Ví dụ : Trường Trung học XD Xuân hòa, Trung học XD Nam định, Trung học XD Thanh hóa, . . .vv 3. Các trường Cao đẳng XD : thuộc Cấp Bộ quản lý, Thời gian đào tạo 3 năm, Cấp bằng CĐ XD ngành XD, dự toán, vv. Ví dụ : Trường CĐXD số 1 ở Hà Đông. Trường CĐXD số 2 ở Thủ đức TPHCM. Trường CĐXD số 3 ở Tuy Hòa – Phú Yên, Trường CĐXD Miền Tây ở Thị xã Vĩnh Long. 4. Các trường Đại học có đào tạo về XD : Trường công lập hoặc Dân lập, thuộc Cấp Bộ quản lý, Thời gian đào tạo (4,5 – 5) năm, Cấp bằng KSXD ngành XD DD- ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 14
  15. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN CN, Kinh tế, Cầu đường, cầu hầm, thủy lợi cảng, Máy XD, Kỹ thuật Môi trường XD, Vật liệu XD, vv. Ví dụ : Trường Đại học XD HN, Trường Đại học BK Đà nẵng, Trường Đại học BK TP HCM, Trường Đại học GTVT, Trường Đại học KTCN TP HCM, Trường Đại học CNSG, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Dân lập Văn Lang, vv. 5. Đào tạo Sau đại học về XD : + Các trường Đại học có đào tạo về Cao học XD, QLDA, QLĐT, Kinh tế XD : Đại học XD HN, Đại học Kiến Trúc HN, Đại học BK TPHCM, thời gian đào tạo 2-2,5 năm, Văn bằng được cấp là Thạc sỹ kỹ thuật, hoặc Thạc sỹ về quản lý XD + Các cơ sở đào tạo tiến sỹ trong XD : Gồm có một số trường ĐH và Viện KHCN chuyên ngành. Thời gian 3 năm đối với học viên đã có bằng Thạc sỹ, và 5 năm đối với học viên có văn bằng Kỹ sư. Văn bằng được cấp là Tiến sỹ kỹ thuật hay Tổ chức quản lý trong XD. Ví dụ : Đại học XD HN, Đại học Kiến Trúc HN, Đại học BK TPHCM, Đại học GTVTHN, Đại học Thủy Lợi HN, Viện KHCNXD, Viện KHCN GTVT, Viện KH Thủy Lợi . 6. Khái niệm về học vị, học hàm và chức danh : + Học vị : KS, ThS , TS + Học hàm : PGS , GS, CTS , TCTS + Chức danh : kỹ sư, kỹ sư Chủ trì, kỹ sư chính, kỹ sư Cao cấp. III. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CÁC KTS VÀ KSXD TRONG CÔNG TÁC TƯ VẤN THIẾT KẾ : 1. Cấu trúc một nhóm thiết kế và sự phối hợp : + Chủ nhiệm đồ án + Chủ trì công trình + Chủ trì Kiến trúc + Chủ trì kết cấu ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 15
  16. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN + Các thành viên Thiết kế khác : KTS, KSXD, KS Đ, KS N, KS CSét + Cán bộ dự toán kinh phí . 2.Vai trò, nhiệm vụ của các KTS 3.Vai trò, nhiệm vụ của các KSXD 4. Vai trò, nhiệm vụ của các KSĐ 5. Vai trò, nhiệm vụ của các KSN 6. Vai trò, nhiệm vụ của các KS CSét 7. Vai trò, nhiệm vụ của các KSXD 8. Vai trò, nhiệm vụ của các Dự toán viên 9. Vai trò, nhiệm vụ của các Cán Bộ QLKT IV. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỘT DỰ ÁN XD : + Nhu cầu hình thành dự án + Chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn – Tư vấn thiết kế, – Tư vấn kiểm đinh , – Tư vấn đấu thầu, – Tư vấn QLDA, – Tư vấn GS TC . Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) và xin phép đầu tư 1. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư. Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập Báo cáo đầu tư. 2. Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm: a) Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có; ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 16
  17. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN b) Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất; c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng; d) Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có. L ập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi) 1. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt, trừ những trường hợp sau đây: a) Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 12-2009. b) Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5 Điều 35 của Luật Xây dựng. 2. Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh theo quy định tại Điều 7 và phần thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 8 Nghị định 12-2009. Nội dung phần thuyết minh của Dự án đầu tư xây dựng công trình 1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã hội đối với địa phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác. 2. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất. 3. Các giải pháp thực hiện bao gồm: ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 17
  18. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN a) Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có; b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc; c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động; d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. 4. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. 5. Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án. + Ban QLDA lựa chọn ĐV phù hợp lập Hồ sơ thiết kế + Thiết kế kỹ thuật : – TK 2 bước : TK sơ bộ , TK kỹ thuật thi công Bản vẽ và DT – TK 3 bước : TK sơ bộ , TK kỹ thuật, TK Bản vẽ thi công BV và dự toán + Kiểm định hồ sơ TK + Ban QLDA Lập hồ sơ mời thầu + Các đơn vị nộp HS dự thầu + Ban QLDA Tổ chức đấu thầu và công bố ĐV trúng thầu + ĐV trúng thầu thiết kế biện pháp KTTC + ĐV trúng thầu tổ chức và quản lý thi công + Ban QLDA thưc hiện giám sát thi công và nghiệm thu + Hồ sơ hoàn công và quyết toán XD + Bệnh học và tuổi thọ công trinh. V. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH XD : ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 18
  19. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN + Bộ XD là cơ quan thuộc Chính phủ, làm nhiệm vu quản lý công tác XD trên địa bàn cả nước. + Sở XD là cơ quan thuộc UBND tỉnh hoặc TP, làm nhiệm vu quản lý công tác XD trên địa bàn của tỉnh hoặc TP tương ứng. + Phòng XD là cơ quan thuộc UBND Huyện hoặc Quận, làm nhiệm vu quản lý công tác XD trên địa bàn của Quận Huyện tương ứng. Cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về CLCTXD: - Bộ Xây dựng thống nhất QLNN về CLCTXD trong phạ m vi cả nước. - UBND cấp tỉnh có trách nhiệm QLNN về CLCTXD trong phạm vi địa giới hành chính mình quản lý . Hoạt độ giám sát mang tính vĩ mô, tính cưỡng chế của cơ quan công quyền Nội dung QLNN về CLCTXD gồm 4 phần chủ yếu : - Thiết lập và tham gia thiết lập hệ thống VBQPPL; - Tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho các chủ thể thực hiện quy định của - VBQPPL; - Tổ chức kiểm tra, giám sát các chủ thể thực hiện công tác QLCLCTXD - theo pháp luật; - Tổng kết, đánh giá tình hình, hoàn thiện VBQPPL. ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 19
  20. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN CHÍNH PHỦ CÁC BỘ, BỘ XÂY DỰNG UBND CÁC TỈNH (VỤ QL XÂY DỰNG CƠ BẢN) (CỤC GĐNN VỀ (SỞ XD, ) CLCTXD) Phối hợp Quản lý kỹ thuật Quản lý thực Sử dụng CÁC TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NGHIỆM Cơ quan thường trực THU NHÀ NƯỚC TƯ VẤN XÂY DỰNG VĂN BẢN QPPL PHỐI HỢP XUYÊN SUỐT TỪ TW TỚI ĐỊA PHƯƠNG XÂY DỰNG VĂN BẢN QPKT PHỔ BIẾN VĂN BẢN QPPL VÀ TIẾP THU Ý KIẾN THỰC TIỄN THOẢ THUẬN VỀ CÁC NỘI DUNG QLKT CHUYÊN NGÀNH TRONG CÁC DỰ ÁN KIỂM TRA CÔNG TÁC QLNN CỦA CƠ SỞ Ở CÁC GIAI ĐOẠN PHỐI HỢP GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH TRÌNH CÁC CÔNG TRÌNH NHÓM A THUỘC DỰ ÁN NHÓM A, B, C BÁO CÁO BỘ VỀ TÌNH HÌNH CHẤT LÝỢNG XỬ LÝ VÀ LẬP BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH CÔNG CHẤT LÝỢNG CÔNG TRÌNH TRÌNH XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 20
  21. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN QLCL QLCL QLCL QLCL QLCL Khảo Thiết kế thi công Bảo Bảo trì sát hành S¬ ®å 2. Giám sát thi công của Chủ đầu tư hoặc của Nhà thầu giám sát thi công xây dựng Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng thực hiện Giám sát tác giả thiết kế , tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của Chủ đầu tư Các Doanh nghiệp Tư vấn XD : Viện, Công ty, Xí nghiệp Các DN XD Quốc doanh: Tổng công ty, Công ty, Xí nghiệp Các DN Tư vấn và XD tư nhân : Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân. Các phòng LAB về kỹ thuật XD nói chung ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 21
  22. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN Chương 4 GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KSXD I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA KHÓA ĐÀO TẠO : - Trang bị kiến thức cơ bản - Phương pháp tư duy và phương pháp nghiên cứu - Thực hành dẫn dắt vào nghề II / CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KSXD HỆ TẠI CHỨC : + Hệ ngắn hạn : 3,5 năm + Hệ dài hạn : 5 năm + Khối lượng kiến thức toàn khóa :Tổng số 275 ĐVHT – Giáo dục Đại cương : 95 ĐVHT , chiếm 35 % – Giáo dục chuyên nghiệp : 165 ĐVHT , chiếm 60% – Đồ án TN : 15 ĐVHT , chiếm 5% + Khái niệm về Môn học , Học phần, và Đơn vị học trình : - 1 môn học có thể có nhiều học phần - 1 học phần có ít nhất là 2 ĐVHT - 1 ĐVHT bằng 15 tiết LT, hay 30 tiết thực hành, Bài tập hoặc bằng 45 tiết làm ĐATN III / CÔNG TÁC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : + SV lựa chọn đề tài ĐATN + Nhà trường xét duyệt công nhận ĐT TN + Quá trình thực hiện ĐT và sự hướng dẫn ĐATN + Phản biện ĐATN + Bảo vệ và chấm điểm ĐATN + Điểm bảo vệ ĐATN ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 22
  23. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN IV. CÁCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÀNG NĂM VÀ KẾT QUẢ TỐT NGHIỆP + Điểm trung bình chung từng Học kỳ + Điểm trung bình chung từng cả năm học + Điểm trung bình chung cả khóa học + Điểm tốt nghiệp. ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 23
  24. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN Chương 5 ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN MÔN Sinh viên nghành XD DD-CN sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các vị trí sau : • Kỹ sư thiết kế kết cấu. • Kỹ sư giám sát thi công. • Kỹ sư chuyên lập dự toán (Kinh tế xây dựng). • Kỹ sư quản lí dự án. I. KỸ SƯ THIẾT KẾ KẾT CẤU :  Những phẩm chất cần có của người kỹ sư thiết kế kết cấu : • Tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công viêc. • Yêu thích, đam mê những kiến thức mới. • Có tính hướng nội nhiều hơn. • Có tinh thần cầu tiến cao. • Có trách nhiệm cao trong công việc  Những yêu cầu đối với kỹ sư thiết kế KC : • Nắm thật vững kiến thức chuyên môn : đặc biệt là các môn học sau đây : cơ học kết cấu, sức bền vật liệu, cơ học đất, nền móng, kết cấu BTCT, kết cấu Thép • Kiến thức tin học vững vàng (rất quan trọng) : Word, excel, sap2000, Etabs, Safe . • Nắm vững các Tiêu chuẩn thiết kế và thường xuyên cập nhật. • Thường xuyên tìm tòi, cập nhật những kiến thức mới để tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn không để lạc hậu. II. KỸ SƯ GIÁM SÁT THI CÔNG :  Những phẩm chất cần có : • Có tinh thần trách nhiêm cao, cẩn thận trong công việc. ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 24
  25. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN • Quyết đoán trong công việc. • Tác phong sinh hoạt cởi mở, có nguyên tắc trong công việc, linh hoạt, sáng tạo trong công việc. • Có sức khỏe tốt.  Những yêu cầu : • Kiến thức chuyên môn rộng và vững vàng. • Kiến thức xã hội rất cần thiết. • Khả năng ngoại ngữ tối thiểu. III. ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG 1. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân 1.1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này. 1.2. Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng lực: a) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; b) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; c) Thiết kế quy hoạch xây dựng; d) Thiết kế xây dựng công trình; đ) Khảo sát xây dựng công trình; e) Thi công xây dựng công trình; g) Giám sát thi công xây dựng công trình; h) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; i) Kiểm định chất lượng công trình xây dựng; k) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 25
  26. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN Năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực hoạt động xây dựng nêu trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù hợp với công việc đảm nhận. 1.3. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào t ạo hợp pháp cấp. 1.4. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 1.5. Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng gói thầu hoặc loại công việc cụ thể. 1.6. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức. Bộ Xây dựng thành lập hệ thống thông tin về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân tư vấn xây dựng, các nhà thầu hoạt động xây dựng trong phạm vi cả nước, kể cả nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam. 1.7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép. 1.8. Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc. 2. Chứng chỉ hành nghề ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 26
  27. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN 2.1Chứng chỉ hành nghề là giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc sư có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng. 2.2. Chứng chỉ hành nghề được quy định theo mẫu thống nhất và có giá trị trong phạm vi cả nước. Chứng chỉ hành nghề phải nêu rõ phạm vi và lĩnh vực được phép hành nghề. 2.3. Chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng do Giám đốc Sở Xây dựng cấp. Giám đốc Sở Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn giúp Giám đốc Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng theo quy định. 3. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư Ngườiợ đư c cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng, có kinh nghiệm trong công tác thiết kế tối thiểu 5 năm và đã tham gia thiết kế kiến trúc ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt. 4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư Người được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình. 5. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình 5.1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng. 5.2. Đối với những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp, đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 3 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng thì được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 27
  28. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN xây dựng công trình. Chứng chỉ này chỉ được dùng để thực hiện giám sát đối với công trình cấp IV. 6. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án 6.1. Năng lực của Chủ nhiệm lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại công trình. Chủ nhiệm lập dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với tính chất, yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây: a) Hạng 1: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 7 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc là chủ nhiệm thiết kế hạng 1 đối với công trình cùng loại dự án; b) Hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 5 năm, đã là chủ nhiệm lậ p 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chủ nhiệm thiết kế hạng 2 trở lên đối với công trình cùng loại dự án; c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có bằng cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án, thiết kế tối thiểu 5 năm thì được công nhận là chủ nhiệm lập dự án hạng 2. 6.2. Phạm vi hoạt động: a) Hạngợ 1: đư c làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án nhóm B, C cùng loại; c) Đối với cá nhân chưa xếp hạng được làm chủ nhiệm lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình cùng loại; nếu đã làm chủ nhiệm 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C cùng loại. 7. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án 7.1. Năng lực của tổ chức tư vấn lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án như sau: a) Hạng 1: có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1 công trình cùng loại; b) Hạng 2: có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2 công trình cùng loại. ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 28
  29. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN 7.2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được lập dự án nhóm B, C cùng loại; c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng chỉ được lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình cùng loại. 8. Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án 8.1. Năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây: a) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1: Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1; b) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2; c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2. 8.2. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì Giám đốc quản lý dự án có thể là người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Chủ đầu tư có thể cử người thuộc bộ máy của mình hoặc thuê người đáp ứng các điều kiện nêu trên làm Giám đốc quản lý dự án. 8.3. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C; ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 29
  30. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C; c) Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ được quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; nếu đã quản lý 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được quản lý dự án nhóm C cùng loại. 9. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án 9.1. Năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án; - Có tối thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế; - Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại. b) Hạng 2: - Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 hoặc hạng 2 phù hợp với loại dự án; - Có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế; - Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại. 9.2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C; b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C; c) Các tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng được thực hiện quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. 9.3. Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dự ng công trình thì được thực hiện quản lý dự án nhóm C. 10. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát xây dựng ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 30
  31. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN 10.1. Năng lực của chủ nhiệm khảo sát được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã là chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp I trở lên hoặc đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II; b) Hạng 2: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III hoặc đã tham gia ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II trở lên. 10.2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; c) Đối với khảo sát địa hình, các chủ nhiệm khảo sát được làm chủ nhiệm khảo sát các loại quy mô. 11. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi khảo sát xây dựng 11.1. Năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có ít nhất 20 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát, trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhihệm k ảo sát hạng 1; - Có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo sát và phòng thí nghiệm hợp chuẩn; - Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại, hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có ít nhất 10 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 2; - Có đủ thiết bị khảo sát để thực hiện từng loại khảo sát; - Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II cùng loại hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III cùng loại. ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 31
  32. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN 11.2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; b) Hạng 2: được thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; c) Đối với khảo sát địa hình, chỉ các tổ chức khảo sát hạng 1 và 2 mới được thực hiện khảo sát địa hình các loại quy mô. 11.3. Đối với tổ chức khảo sát xây dựng chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thực hiện ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp IV thì được thực hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp III cùng loại. 12. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình 12.1. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại. b) Hạng 2: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp II cùng loại. 12.2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại và làm chủ nhiệm lập dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại và được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, C cùng loại. 13. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 32
  33. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN 13.1. Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại. c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế tối thiểu 5 năm thì được làm chủ trì thiết kế công trình cấp III, cấp IV, trừ các công trình bắt buộc thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực theo quy định. 13.2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV; b) Hạng 2: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp II, cấp III và cấp IV. 14. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình 14.1. Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau: a) Hạng 1: - Có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1; - Có đủ chủ trì thiết kế hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại; ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 33
  34. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN - Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2; - Có đủ chủ trì thiết kế hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại; - Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấ p II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. 14.2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I , cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án nhóm B, C cùng loại; c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thiết kế công trình cấp IV cùng loại, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của công trình cùng loại. 14.3. Đối với tổ chức tư vấn thiết kế chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thiết kế ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thiết kế công trình cấp III cùng loại. 15. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình 15.1. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 48 Nghị định này. 15.2. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 49 Nghị định này. 16. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình 16.1. Năng lực của tổ chức giám sát công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau: ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 34
  35. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN a) Hạng 1: - Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp; - Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp; - Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. 16.2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại; b) Hạng 2: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp II, III và IV cùng loại; c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại. 16.3. Đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã giám sát thi công ít nhất 5 công trình cấp IV thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại. 17. Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trường 17.1. Năng lực của chỉ huy trưởng công trường được phân thành 2 hạng. Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây: a) Hạng 1: - Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm; - Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm; ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 35
  36. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN - Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2. 17.2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chỉ huy trưởng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại; b) Hạng 2: được làm chỉ huy trưởng công trình cấp II, III và IV cùng loại; c) Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ làm được chỉ huy trưởng công trình cấp IV; nếu đã làm chỉ huy trưởng 5 công trình cấp IV thì được làm chỉ huy trưởng công trình cấp III cùng loại. 18. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng khi thi công xây dựng công trình 18.1. Năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau: a) Hạng 1: - Có chỉ huy trưởng hạng 1 của công trình cùng loại; - Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng; - Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận; - Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình; - Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có chỉ huy trưởng hạng 1 hoặc hạng 2 của công trình cùng loại; - Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng; - Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận; - Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình; ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 36
  37. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN - Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. 18.2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; b) Hạng 2: được thi công xây dựng công trình từ cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thi công xây dựng công trình cải tạo, sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng, nhà ở riêng lẻ. 18.3. Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thi công cải tạo 3 công trình thì được thi công xây dựng công trình cấp IV và tiếp sau đó nếu đã thi công xây dựng ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại. 19. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình 19.1. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình như sau: a) Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành nghề; b) Có đăng ký kinh doanh hoạt động hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng theo quy định của pháp luật. 19.2. Phạm vi hoạt động: a) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp với chứng chỉ; b) Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ; c) Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ. 19.3. Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của pháp luật. 20. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề 20.1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có quyền: ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 37
  38. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN a) Sử dụng chứng chỉ hành nghề để thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật; b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm các quy định về cấp chứng chỉ hành nghề. 20.2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có nghĩa vụ: a) Tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ liên quan tới việc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng; b) Chỉ được thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, giám sát thi công xây dựng trong phạm vi chứng chỉ hành nghề cho phép; c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hồ sơ, chất lượng các công việc do mình thực hiện; d) Không được tẩy xoá, cho mượn chứng chỉ hành nghề. 21. Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam Tổ chứ c, cá nhân nước ngoài khi hành nghề lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại Việt Nam phải đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng. ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 38
  39. Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN HỌC SV viết báo cáo thu hoạch với 2 nội dung chính dưới đây. Bài viết được đánh máy và trình bày trên khổ giấy A4. Kết quả môn học là điểm số bài Báo cáo thu hoạch. 1 – Sau khi nghiên cứu học phần này, Anh Chi SV có những cảm nhận gì trước thềm của khóa học 5 năm đào tạo KSXD ? 2 – Mỗi Sinh viên tự tìm hiểu và trình bày về cơ cấu và sự hoạt động của một Doanh nghiệp Thiết kế hay nhà thầu XD, hoặc một cơ quan quản lý về XD cấp Quận huyện hay TP XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! CHÚC SỨC KHỎE VÀ THÀNH CÔNG ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 39