Hải quan Việt Nam và những ảnh hưởng khi gia nhập hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 2500
Bạn đang xem tài liệu "Hải quan Việt Nam và những ảnh hưởng khi gia nhập hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhai_quan_viet_nam_va_nhung_anh_huong_khi_gia_nhap_hiep_dinh.pdf

Nội dung text: Hải quan Việt Nam và những ảnh hưởng khi gia nhập hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

  1. HẢI QUAN VIỆT NAM VÀ NHỮNGẢNH HƯỞNG KHI GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) VIETNAM CUSTOMS AND THE INFLUENCE OF JOINING THE TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP AGREEMENT ThS. Vũ Anh Tuấn - ThS. Lê Quốc Cường Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Việc Việt Nam kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 5 tháng 10 năm 2015 và ký chính thức vào ngày 4 tháng 2 năm 2016 được đánh giá là một bước ngoặt đối với hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Là một thành viên của TPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này về cả mặt kinh tế và chiến lược, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong đó có việc cải cách và hiện đại hóa hải quan. Trong bài viết, tác giả đưa ra một số nhận định về tác động của TPP tới nền kinh tế Việt Nam, áp lực cải cách cho ngành hải quan và một số kiến nghị với ngành Hải quan có những chuẩn bị tốt nhất khi TPP đi vào thực tiễn. Từ khóa:TPP, hải quan, nền kinh tế Việt Nam Abstract Vietnam ended the negotiations of the Trans-Pacific Partnership (TPP) on October 5th, 2015 and officially signed this agreement on February 4th, 2016. This event is considered to be a turning point for regional and global economic integration of Vietnam. As a member of the TPP, Vietnam will benefit from this agreement in terms of economy and strategies, but also face big challenges, including the reform and modernization of customs. In this article, the authors give some comments on the impact of the TPP on the economy of Vietnam as well as pressure for customs reform. Besides, the article proposes a number of recommendations for the customs sector to best prepare when the TPP goes into effect. Key words:the TPP, customs, the economy of Vietnam 1 Quy định của TPP về quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại Ngoài các quy địnhcóliên quan đến hải quan trong các chương khác như về dệt may; quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ thìTPP dành một chương riêng để bàn về Quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại, với mong muốn quy trình và thủ tục hải quan được đơn giản hóa, nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch, thống nhất với các nước thương mại đối tác để hàng hóa thương mại từ nơi sản xuất sẽ được nhanh chóng lưu thông đến các thị trường tiêu dùng với thời 809
  2. gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Có thể nhìn nhận TPP quy định về hải quan đưa ra các cam kết về nghiệp vụ chính như - Về tính minh bạch, dễ hiểu, nhất quán và có thể dự báo của thủ tục hải quan Đây làđiều cơ bản để thương mại quốc tế phát triển một cách hữu hiệu. Các nước thành viên phải công bố các quy định, luật lệ và thủ tục hải quan trên mạng, và bằng cảtiếng Anh nếu có thể để bất cứ ai cần có thể tiếp cận được các văn bản này một cách dễ dàng. Họ cũng sẽ phải công bố các đầu mối liên lạc để sẵn sàng giải đáp các vướng mắc của giới doanh nghiệp. - Về thời gian giải phóng hàng hóa thông thường Các nước thành viên thống nhất trong chương Hải quan về giảm thiểu thời gian thông quan, và trong phạm vi có thể, trong vòng 48 giờ sau khi hàng hóa cần thông quan đã đến cửa khẩu. Để tránh bị chậm chễ, trì hoãn do cán bộ hải quan chưa quyết định được mức thuế và phí phải trả, chương này cho phép hàng hóa được thông quan dựa trên sự ký quỹ và/hoặc thanh toán trước tiền thuế như hải quan yêu cầu (và sau đó được phép yêu cầu cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu xem xét lại mức thuế này). Để giảm thiểu bất trắc liên quan đến việc thông quan hàng hóa cho thương gia, chương Hải quan quy định nước nhập khẩu, nếu được yêu cầu bởi thương gia, cung cấp các thông tin trước khi thương gia vận chuyển hàng hóa đến nước nhập khẩu, về mã, chủng loại hàng hóa của thương gia đó, và liệu hàng hóa của họ có đáp ứng được điều kiện để hưởng thuế ưu đãi TPP hay không. Việc cung cấp thông tin này phải được hoàn tất trong vòng 150 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, và thông tin cung cấp phải có giá trị áp dụng trong vòng 3 năm. - Về thời gian giải phóng hàng chuyển phát nhanh Chương Hải quan quy định nước nhập khẩu phải thông quan nhanh và kịp thời với hàng hóa chuyển phát nhanh nhờ giảm thiểu và đơn giản hóa thủ tục thông quan. Vì hàng chuyển phát nhanh đa dạng về giá trị, hình dạng và kích cỡ nên các nước thành viên thỏa thuận xóa bỏ mọi hạn chế hiện có về trọng lượng và giá trị trong việc thông quan hàng chuyển phát nhanh.Nước nhập khẩu cũng không được tính phí phụ trội với hàng hóa chuyển phát nhanh có giá trị nhỏ hơn mức tối thiểu theo quy định để tăng tốc thông quan và giảm bớt thủ tục. - Về việc xử phạt vi phạm hải quan Chương Hải quan quy định việc phạt này phải dự báo được và không ở mức quá đáng (phạt đúng người, đúng (mức độ) vi phạm; mức phạt phải được tính trên cơ sở không có mâu thuẫn quyền lợi trong việc ấn định mức phạt và thu phí phạt; mức phạt phải tính đến mức độ tự giác, thành khẩn của người vi phạm trước khi hành vi vi phạm bị phát giác ).Có thể thấy những 810
  3. nguyên tắc về xử phạt vi phạm hải quan như thế này là một điểm mới của TPP so với các hiệp định thương mại tự do hiện hành. Nhờ đó, các thương gia không bị xử phạt một cách bất công, oan uổng, và quá mức. - Về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong thủ tục kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa. Hiệp định TPP đưa ra cơ chế DN tự xác nhận xuất xứ hàng hóa XNK. Như vậy, khi thực hiện TPP thay bằng việc cơ quan hải quan sẽ kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (do tổ chức chính phủ hoặc một tổ chức được Chính phủ của nước xuất khẩu chỉ định ), cơ quan hải quan sẽ kiểm tra xuất xứ dựa trên cam kết tự chứng nhận của người khai XNK Đây là thách thức rất lớn đối với cơ quan hải quan. Như vậy, cơ quan hải quan sẽ phải nắm vững các quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa, thực hiện kiểm tra dựa trên thông tin người XNK cung cấp, không còn được xác minh xuất xứ tại cơ quan chính phủ nữa . Hiện nay trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam đang tham gia thực hiện thí điểm cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là một bước quan trọng chuẩn bị cho công tác triển khai sau này. - Về việc phối hợp giữa hải quan các nước Quy định về hải quan trong TPP cũng đề cập đến công tác phối hợp, trợ giúp hải quan giữa các nước như cung cấp, chia sẻ thông tin khi điều tra các hành động phạm pháp, nhằm đảm bảo hoạt động hải quan hữu hiệu, không để lợi ích của TPP được hưởng lợi một cách bất chính bởi một chủ thể nào đó bên ngoài khối. 2 Những tác động đến Hải quan Việt Nam khi tham gia TPP 2.1 Tác động chung của TPP tới nền kinh tế Việt Nam HiệpđịnhTPP được nhận định sẽ có tác động lớn đến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, tới từng doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam, trong đó có rất nhiều lợi ích như thị phần hàng dệt may tăng mạnh, GDP có cơ hội tăng khoảng 10,5% vào năm 2025, đầu tư nước ngoài tăng khoảng 9,2% Tuy nhiên TPP cũng mang đến rất nhiều thách thức cho nền kinh tế: Ngân sách có thể thất thu do các dòng thuế sẽ giảm dần về 0%, rào cản hàng rào kỹ thuật, nguy cơ mất thị trường nội địa vì hàng nhập khẩu từ các nước ngày càng tăng Những tác động này đồng thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ngành Hải quan. Một là,khi TPP được thực thi, các dòng thuế quan sẽ giảm dần về 0% khiến ngân sách nhà nước về thuế giảm. Hai là,việc tham gia TPP không chỉ đòi hỏi các nước tham gia cắt giảm các hàng rào thuế quan mà còn đòi hỏi cắt giảm hàng rào phi thuế quan như chi phí vận chuyển, thủ tục chờ đợi nhập khẩu 811
  4. Ba là,các nước sẽ có xu hướng áp dụng các hàng rào kỹ thuật thay thế để bảo vệ các ngành sản xuất nội địa của mình. Trong bối cảnh chất lượng các sản phẩm của Việt Nam chưa cao, điều này sẽ hạn chế xuất khẩu. Bốn là,Việt Nam sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ, trong khi nhu cầu về lao động có kỹ năng tăng lên. Sự dịch chuyển tự do của lao động không chỉ trong nước, mà cả giữa các nước. Năm là,với những ưu đãi khi gia nhập TPP, các nước trong khối sẽ tăng cường đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. 2.2 Tác động của TPP đến Hải quan Việt Nam Trước những tác động của Hiệpđinh TPP tới nền kinh tế, trong thời gian tớiđây Hải quan Việt Nam được đặt trước những thách thức mới: Một là, số tiền thu nộp ngân sách nhà nước hàng năm bịảnh hưởng Do các cam kết giảm các dòng thuế quan về 0%, nên số thu nộp ngân sách nhà nước hàng năm của các đơn vị có thể giảm. Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta nguôn thu tư Hai quan đã và đang là một nguồn thu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn của Ngân sách nhà nước, là phương tiện vật chất để nhà nước hoạt động và thực hiện chức năng quản lý của mình. . Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, chỉ tiêu thu nộp ngân sách nhà nước là áp lực không nhỏ đối với các Cục Hải quan địa phương nói riêng và ngành Hải quan nói chung. TỶ TRỌNG CÁC SẮC THUẾ THU NSNN CỦA NGÀNH HẢI QUAN 2005-2014 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Thuế BVMT và Thu khác 0.38% 0.18% 0.13% 0.10% 0.11% 0.14% 0.11% 0.28% 0.28% 0.25% Thuế TTĐB 4.92% 6.03% 7.41% 9.49% 8.51% 5.98% 7.27% 5.59% 5.30% 6.07% T huế XK 6.49% 6.52% 6.72% 1.65% 7.13% 7.01% 10.14% 8.59% 5.51% 4.78% T huế NK 33.10%30.55% 30.91% 29.24%37.88% 27.82%20.10% 21.82% 24.50%26.77% T h uế GT GT 55.11%56.73% 54.82% 59.52%46.38% 59.05%62.37% 63.71% 64.41%62.13% 812
  5. Bảng 1: Kết quả thu thuế cho ngân sách nhà nước của Hải quan giai đoạn 2005 – 2014 Nguồn: Hải quan Việt Nam Nguồn thu ngân sách nhà nước của Hải quan đến chủ yếu từ thuế nhập khẩu (26.77% năm 2014) và thuế GTGT (62.13% năm 2014) sau đó mới đến thuế xuất khẩu, thuế tiêu thu đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và các thu khác. Trong ngắn hạn, khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu theo các cam kết TPP sẽ không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách trong điều kiện kim ngạch nhập khẩu vẫn phải tiếp tục tăng và các nhóm mặt hàng chính nhập khẩu từ các thị trường chuẩn bị thực hiện cam kết không thay đổi (nghĩa là các nhóm mặt hàng này hiện tại đã có thuế suất thuế nhập khẩu 0%) của các Hiệp định chuẩn bị ký kết. Hai là, yêu cầu giảm thời gian giải phóng hàng hóa Hiện nay, với việc áp dụng hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS trong thực hiện thủ tục hải quan, thời gian chờ đợi nhập khẩu đã được giảm đáng kể. Khi TPP có hiệu lực, đòi hỏi các nước thành viên phải cắt giảm hàng rào phi thuế quan như chi phí vận chuyển, thủ tục chờ đợi nhập khẩu Tuy nhiên TPP có hiệu lực cũng đồng nghĩa luồng hàng nhập khẩu ngày càng gia tăng, lúc đó yêu cầu thời gian giải phóng hàng càng phải nhanh chóng, trong vòng 48h. Theo một nghiên cứu của Tổ chức USAID (Hoa Kỳ) về Tác động kinh tế rộng của cảng biển thì cứ giảm 1 ngày thủ tục thông quan, thì trung bình GDP tăng 0.47%. Với Việt Nam hiện tại, mỗi ngày giảm thủ tục thông quan đồng nghĩa thu về cho GDP thêm 665 triệu USD mỗi năm. Cũng cần nhìn nhận, thách thức cải cách hải quan về thời gian giải phóng hàng, thủ tục hành chính cũng sẽ đưa đến những vận hội mới, như tiềm năng Việt Nam thành điểm trung chuyển (logistics hub) trên thế giới. Do đặc thù địa chính trị của Việt Nam, nếu hệ thống cảng biển Việt Nam nếu có thể thay thế cho Singapore hoặc Hongkong trở thành các điểm trung chuyển, thì sẽ tiết kiệm (về thời gian chuyên chở, cự ly chuyên chở, ) cho kinh tế toàn cầu khoảng 1000 tỷ USD mỗi năm. Ba là, gia tăng nguy cơ gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng cấmqua biên giới Trong thời gian quan, tại Việt Nam các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh tăng lên nhanh chóng. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 tăng bình quân 25%/năm; năm 2014 đạt 299 tỉ USD, tăng 11,27% so với năm trước. Hội nhập kinh tế đồng nghĩa với số lượng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hàng hóa và phương tiện vận tải tăng theo. Điều dó đặt ra yêu cầu cho ngành Hải quan cần kiểm tra, kiểm soát trước các hành vi vi phạm pháp như: gian lận thương mại; gian lận xuất xứ; buôn bán hàng lậu, hàng giả, 813
  6. hàng cấm; vận chuyển trái phép hàng hóa là hóa chất độc hại, vũ khí, các chất ma túy, gây nghiện, các loại chất thải công nghiệp, các chất gây ô nhiễm môi trường; văn hóa phẩm độc hại .v.v. Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2015, hàng hóa vi phạm chủ yếu là ma túy, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ điện tử, điện lạnh, quần áo Trong đó, các bộ, ngành, địa phương đã đấu tranh, bắt giữ, xử lý 149.926 vụ vi phạm (tăng 29,6% so với cùng kỳ năm trước), khởi tố 987 vụ, 1.120 đối tượng. Số thu nộp ngân sách nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế ước đạt 8.759 tỷ đồng (tăng 30% so với cùng kỳ). Trong thời gian qua, ngành Hải quan, Bộ Tài chính cũng như Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389) đã liên tục ban hành những Quyết định rất quyết liệt trong việc nâng cao hoạt động kiểm soát Hải quan như Quyết định 05/QĐ-BCĐ389 của Ban 389 về việc ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu hàng giả, hàng nhái vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, thủ đoạn vi phạm của các đối tượng ngày càng tinh vi, nên Hải quan không thể buông lỏng quản lý. 814
  7. 3 Một số khuyến nghị với Hải quan Việt Nam khi gia nhập TPP Từđánh giá trên cho thấy, ngay khi Việt Nam tham gia, Hiệp định TPP đã có nhữngảnh hưởng dến nền kinh tế Việt Nam nóichung và Hải quan nói riêng. Để chủ độngđón đầu TPP, Hải quan Việt Nam nên thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây: - Tăng cường vai trò của lực lượng kiểm tra sau thông quan Với những yêu cầu vềđơn giản hóa thủ tục hải quan của TPP và với quan điểm chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, ngành Hải quan cần phải chú trọng hơn nữa trong việc cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm những bước thủ tục trong thông quan, chú trọng kiểm tra sau thông quan, tạo thuận lợi tối đa không những cho doanh nghiệp mà còn cho sự phát triển của nền kinh tế.Điều nàyđỏi hỏi lực lượng cán bộ hải quan có chuyên môn sau, am hiểu nghiệp vụ nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng tránh thấtthu ngân sách nhà nước. - Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ Ngành Hải quan cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệhiện đại để tăng cường năng lực kiểm tra, kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, giảm thời gian thong quan, đảm bảo phát hiện, ngăn chặn kịp thời các loại hàng cấm, hàng độc hại từ nước ngoài vào Việt Nam, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, chống thất thu thuế.Hiện ngành Hải quan đã áp dụng các phương thức khác nhau để kiểm tra hàng hóa, gồm cả biện pháp thủ công và kỹ thuật. Nhưng số lượng hàng hóa được kiểm tra chiểm tỷ lệ quá nhỏ trên tổng số hàng hóa xuất nhập khẩu. Cụ thể, là chưa kiểm tra vượt quá được 3%. Xu thế tất yếu làtrang bị được các hệ thống máy soi container hiện đại; góp phần rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng nhanh, không tốn chi phí mở, khoá, nâng, hạ container ; giảm chi phí kho bãi; đảm bảo được hàng hoá từ Việt Nam an toàn cho các đối tác thương mại của Việt Nam. - Hoàn thiện cơ chế một cửa quốc gia Hiện số lượng hồ sơ thực hiện qua cơ chế Một cửa quốc gia giai đoạn đầu kết nối chính thức còn chưa nhiều. Các bộ, ngành vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin để kết nối và thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin Một cửa quốc gia. Các dịch vụ gia tăng trên hệ thống Một cửa quốc gia cần được triển khai gắn với mở rộng các chức năng của hệ thống thông quan hàng hóa tự động VNACCS. - Tăng cường hợp tác quốc tế Việc tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin có vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình thực hiện thủ tục hải quan nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch , đồng thời phòng ngừa có hiệu quả các nguy cơ quan lận thương mại, vận 815
  8. chuyển trái phép hàng cấm, ma túy qua biên giới, đặc biệt trong bối cảnh TPP có hiệu lực và sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Yêu cầu quản lý hải quan hiện đại cần xây dựng và hài hòa hóa thủ tục hải quan, trao đổi thông tin tình báo hải quan cũng như nghiệp vụ hải quan giữa hải quan Việt Nam với hải quan các quốc gia khác, nhất là 11 quốc gia cùng là thành viên TPP. Có thể nhận thấy một FTA thế hệ mới như TPP đang thiết lập các chuẩn mực cao và toàn diện cho sự hợp tác của các quốc gia thành viên, chính vì vậy nó gần như bao phủ toàn bộ mọi hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là về vấn đề cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Hải quan Việt Nam là một trong những ngành chịuảnh hưởng khá nhiều và gặp nhiều thách thức.Để có thể chuẩn bịđiều kiện tốt nhất để TPP đi vào thực tiễn đòi hỏi ngành Hải quan lien tục cải cách, đi tắt đón đầu. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Công thương, Toàn văn hiệpđịnh Đối tác xuyên Thái bình dương TPP, 2. Lê Hồng Hiệp (2015), “The TPP’s Impact on Vietnam: A Preliminary Assessment,” ISEAS Perspective, No. 63 Issue. 2015,. 3. Tổng cục Hải quan (2015), Cam kết về lĩnh vực tài chính, hải quan trong Hiệp định TPP 4. Tôn Thất Cảnh Hòa (2015), Ảnh hưởng của thu thuế hải quan đến thu ngân sách nhà nước trong tiến trhình hội nhập. 5. VCCI (2016), Tóm lược Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương 816