Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới – cơ hội và thách thức hướng tới phát triển thương mại bền vững

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 2790
Bạn đang xem tài liệu "Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới – cơ hội và thách thức hướng tới phát triển thương mại bền vững", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhiep_dinh_thuong_mai_tu_do_the_he_moi_co_hoi_va_thach_thuc_h.pdf

Nội dung text: Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới – cơ hội và thách thức hướng tới phát triển thương mại bền vững

  1. HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC HƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI BỀN VỮNG Ths. Trần Hoàng Hà Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm lược: Trong xu thế phát triển mang tính toàn cầu và đa liên kết như hiện nay, ký kết các hiệp định FTA thế hệ mới không chỉ cắt giảm sâu thuế quan, tạo thuận lợi cho giao thương giữa các quốc gia, mà còn cam kết về các lĩnh vực phi thương mại như vấn đề con người, lao động, minh bạch hóa, quyền sở hữu trí tuệ và môi trường. Với việc tham gia hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là CPTPP và EVFTA, Việt Nam đã và đang đi trên con đường định hướng phát triển thương mại theo hướng bền vững Từ khóa: EVFTA, CPTPP, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thương mại bền vững, môi trường 1. Giới thiệu về thƣơng mại bền vững và sự khác biệt giữa FTA thế hệ mới và FTA truyền thống Ý tưởng về phát triển bền vững đã được phát triển t n a sau thế kỷ 19, khi quốc gia phát triển phương Tây nhận ra những tác động tiêu cực t các hoạt động kinh tế lên chất lượng môi trường và sự ổn định xã hội (hay nói cách khác, là b t nguồn t nhận thức của kinh tế học sinh thái). Cho đến năm 1987, trong bản báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on Environment and Development – WCED) đã đưa ra khái niệm chính thức đầu tiên về “phát triển bền vững”. Theo đó, phát triển bền vững được định nghĩa là “một ý niệm mà ở đó con người sống và thỏa mãn nhu cầu của mình mà không làm ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”.T đó, thay vì cổ v cho sự phát triển một cách cực đoan (khai thác tài nguyên, mở rộng sản xuất tràn lan hay thực hiện chiến tranh để chiếm hữu) các nhà kinh tế, chính trị gia c ng như những thể nhân tham gia vào nền kinh tế quốc gia c ng như nền kinh tế quốc tế dần nhận ra tầm quan trọng của sự phát triển bền vững. Câu h i được đặt ra thời nay không còn là “Liệu mục tiêu phát triển và mục tiêu về môi trường có xung đột nhau hay không?” (hàm ý sự đánh đổi giữa phát triển và phúc lợi) mà là “Làm sao để đạt được sự phát triển bền vững?” Có nhiều khái niệm được các nhà học giả, các chính trị gia đưa ra nhằm giải thích cho cụm t phát triển bền vững. Đơn c như việc coi sự phát triển bền vững là việc đảm bảo sự công bằng về lâu dài cho các thế hệ tương lai (Stoddart, 2011) hay là sự ổn định lâu dài về kinh tế và môi trường – điều mà có thể đạt được thông qua hội nhập và sự th a nhận về các mối lo về kinh tế, môi trường và xã hội trong quá trình đưa ra các quyết định (Emas, 2015). Về sự phát triển bền vững trong thương mại quốc tế hay thương mại bền vững cho đến thời điểm hiện nay chưa có định nghĩa đầy đủ và thống nhất. Tuy nhiên, nhìn chung, thương mại bền vững được nhìn nhận dưới ba giác độc cơ bản là kinh tế - xã hội và sinh thái. Zhou (2004) đã định nghĩa 125
  2. thương mại bền vững là sự trao đổi hướng tới sự phát triển bền vững, đòi h i thương mại quốc tế quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ môi trường. Dương (2015) định nghĩa thương mại bền vững là sự phát triển ổn định, hợp lý, lâu dài về quy mô, chất lượng, cơ cấu và mức dọ thân thiện với môi trường của thương mại. Hoặc c ng có thể hiểu phát triển thương mại bền vững là sự tăng trưởng cao, hợp lý, ổn định, dài hạn cả về về quy mô, tốc độ của các hoạt động thương mại g n với sự dịch chuyển về cơ cấu và nâng cao về chất lượng của các hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ. Phát triển thương mại đảm bảo kết hợp hài hòa, hợp lý giữa các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng (Phạm, 2019). Tóm lại, có thể hiểu thương mại bền vững là một sự phát triển mang tính tổng thể và cân bằng giữa sự phát triển về lượng và sự phát triển về chất của nền kinh tế. Trong thực tế, hầu hết mọi người khi đề cập đến “phát triển bền vững” sẽ liên tưởng đến sự phát triển bền vững về mặt môi trường và sinh thái (Tolba, 1984), c ng là điều mà bài nghiên cứu này tập trung hướng tới. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, “nền kinh tế” ở đây không ch được hiểu như là nền kinh tế của một quốc gia, mà là nền kinh tế của các quốc gia, có mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc, tùy thuộc và tác động lẫn nhau trong một bức tranh toàn cầu nhiều màu s c. Có nhiều cách để các quốc gia kết nối với nhau, có thể về kinh tế, chính trị, về văn hóa, xã hội, Nhưng xét đến nguyên nhân gốc rễ, thì không thể không nghĩ tới sự liên kết nhằm mục tiêu lợi ch, đặc biệt là lợi ích về chinh trị và lợi ích về kinh tế. Sự liên kết liên quốc gia về mặt kinh tế thường được thực hiện dưới hình thức ký kết hiệp định, th a thuận hội nhập kinh tế ở nhiều mức độ (thấp nhất là khu vực thương mại tự do và cao nhất là liên minh kinh tế), trong đó, hình thức ký kết hiệp định hình thành khu vực thương mại tự do chiếm đa số (lên tới 90 %, theo Kaul, 2018), Nếu như trước kia, các hiệp định thương mạithường ch được ký với mục đ ch gỡ b rào cản thương mại (thuế quan và phi thuế quan) là chủ yếu, thì ngày nay, hiệp định thương mại tự do có mức độ cam kết sâu rộng hơn rất nhiều và thường được gọi là hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới. Theo tác giả Mạnh Cường (2018), so với hiệp định thương mại tự do truyền thống, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thể hiện được sự tân tiến và cấp thời hơn ở bốn điểm: (1) mức độ cam kết rộng, bao trùm gần như toàn bộ hàng hóa và dịch vụ; (2) mức độ cam kết sâu hơn, cắt giảm thuế quan về 0% với hầu hết các mặt hàng; (3) áp dụng cơ chế thực thi chặt chẽ; (4) cam kết ngoài lĩnh vực truyền thông (ví dụ: môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa, ) Trong đó, đặc điểm thứ tư làm nên sự khác biệt đặc trưng nhất của FTA thế hệ mới so với FTA truyền thống Cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã tham gia k kết, đàm phán 16 hiệp định thương mại tự do. Trong đó 12 hiệp định thương mại tự do đã đi vào hiệu lực, 1 hiệp định đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực và 3 hiệp định đang trong quá trình đàm phán. Trong số các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đang tham gia, có 2 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đi vào hiệu lực hoặc đã hoàn thành k kết gần đây là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay còn gọi là TPP-11) và Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) 126
  3. 2. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng – CPTPP Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay TPP-11) là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia ký kết cùng với nhiều quốc gia thuộc nhiều châu lục khác nhau bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore. Hiệp định có tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP hay TPP-12) khi còn có sự tham gia của Hoa Kỳ (Hoa Kỳ rút kh i TPP t 30/01/2017). Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, đến ngày 08/03/2018 CPTPP chính thức được ký kết ở Santiago, Chile. Hiệp định chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018 khi sáu quốc gia hoàn tất thủ tục phê chuẩn hiệp định. Đối với Việt Nam – quốc gia thứ sáu phê chuẩn hiệp định, thì hiệp định có hiệu lực t ngày 14/01/2019. So với TPP, Hiệp định CPTPP vẫn giữ nguyên nội dung được đàm phán trong TPP ngoại tr một số điểm chung như sau: - Loại b các cam kết riêng đã được ấn định trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ trong TPP (do Hoa Kỳ không còn là thành viên của Hiệp định) - Tạm thời hoãn thực hiện 20 nhóm cam kết khác nhau nằm trong 9 chương của TPP - Bao gồm một số thư song phương, văn bản s a đổi, điều ch nh giữa các bên của CPTPP Có thể thấy, về cơ bản, CPTPP vẫn giữ được mức độ cam kết sâu rộng và đột phá so với các FTA truyền thống. Nội dung của CPTPP bao trùm không ch các lĩnh vực liên quan đến thương mại hàng hóa – dịch vụ, đầu tư, mà còn bao gồm lĩnh vực mới mẻ như mua s m công, thương mại điện t , các quy định về sở hữu trí tuệ, về tiêu chuẩn lao động và tiêu chuẩn môi trường, Về cam kết về môi trường, CPTPP ch tập trung vào 2 nhóm vấn đề chính là: (1) Cam kết về chính sách và pháp luật trong nước về môi trường Các tiêu chuẩn mà CPTPP đặt ra về nghĩa vụ chính sách, pháp luật môi trường không rõ ràng, cụ thể, mà ch đơn thuần nhấn mạnh việc mỗi quốc gia thành viên cần nhận thức về tầm quan trọng của môi trường, sẽ tự chủ trong việc thiết lập các tiêu chuẩn môi trường của quốc gia, đảm bảo xây dựng c ng như thực thi hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường một cách đầy đủ, không gây ảnh hưởng lên thương mại và đầu tư giữa các bên tham gia. Điểm quan trọng trong các cam kêt về môi trường của CPTPP chính là việc các cải cách về mặt chính sách b t buộc phải theo hướng nâng cao dần mức độ bảo vệ môi trường; và các thành viên không giảm nhẹ nghĩa vụ pháp l và quy định về môi trường vì mục tiêu thúc đẩy thương mại và đầu tư. (2) Cam kết liên quan với các Hiệp định đa phương về môi trường mà các bên tham gia CPTPP c ng nhấn mạnh việc thực hiện nghĩa vụ trong 3 điều ước quốc tế về môi trường mà tất cả 11 quốc gia đều đã là thành viên (bao gồm Nghị định thư MONTREAL về các chất làm suy giảm tầng ozone; Công ước quốc tế MARPOL về ngăn ng a ô nhiễm t tàu biển và Công ước CITES về buôn bán các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa). Ngoài ra, đối với các công ước quốc tế khác về môi trường mà các thành viên cam kết thì CPTPP không 127
  4. có ràng buộc về nghĩa vụ mà ch yêu cầu các quốc gia thực thi hiệu quả các cam kết môi trường mà quốc gia đó đang tham gia. Nhìn chung, những yêu cầu và cam kết trong CPTPP về môi trường ch mang tính khuyến nghị và không cao hơn mức tiêu chuẩn môi trường mà Việt Nam đã và đang áp dụng nên hiện tại sẽ không tạo ra tác động quá lớn cho doanh nghiệp và chính phủ. Tuy nhiên, đối với một số vấn đề môi trường cụ thể như nghĩa vụ về loại b trợ cấp đánh b t thủy sản và tàu cá hoạt động bất hợp pháp thì chính phủ Việt Nam cần có lộ trình cụ thể để thực thi, tránh b lỡ cơ hội thâm nhập thị trường Quan trọng hơn cả là CPTPP c ng tạo ra lực đẩy cho việc nâng cao hơn các tiêu chuẩn môi trường và không thể đảo ngược nhằm phục vụ cho cải thiện môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Bên cạnh đó, CPTPP c ng quy định các quốc gia thành viên phải xây dựng cơ chế khởi kiện, bồi thường và kh c phục hậu quả t hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp c ng cần lưu tâm để đề ra chiến lược đầu tư lâu dài, phù hợp với xu hướng nâng cao tiêu chuẩn về môi trường của quốc gia và trên thế giới. 3. Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thứ 2 mà Việt Nam tham gia. Trong bối cảnh quan hệ song phương c ng giá trị thương mại giữa Việt Nam và khu vực Liên minh Châu Âu ngày càng gia tăng và tốt đẹp, Việt Nam cùng 28 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu quyết định khởi động đàm phán thiết lập hiệp định thương mại tự do t năm 2010. Sau khi ch nh thức kết thúc đàm phán vào ngày 01/12/2015, EVFTA được tách thành Hiệp định thương mại (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA – bao gồm các điều khoản về bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp trong đầu tư) vào 26/06/2018. Ngày 21/01/2020, Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) của Nghị viện Châu Âu đã b phiếu nhất tr thông qua EVFTA. Đến ngày 31/01/2020, Anh chính thức không còn là thành viên liên minh Châu Âu. Tuy nhiên t thời điểm này đến cuối năm 2020 Anh vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp. Chính vì vậy những lợi ích t mối quan hệ thương mại Việt Nam – Anh trong khuôn khổ hiệp định EVFTA ch tồn tại trong ng n hạn (cho đến khi Anh hoàn thành giai đoạn chuyển tiếp và rời kh i liên minh hải quan EU – EUCU). Về nội dung, Hiệp định bao tr m thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư (không bao gồm những cam kết trong EVIPA). Việt Nam sẽ giảm 65% số dòng thuế đối với hàng hóa t EU ngay sau khi EVFTA đi vào hiệu lực và 35% còn lại sẽ được xóa b trong thời hạn 10 năm. Về phía EU, EU cam kết giảm 85,6% số dòng thuế (tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu) với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào EU ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, phần thuế còn lại sẽ được cam kết xóa b trong thời hạn 7 năm tiếp theo. Có thể thấy, tương tự như CPTPP, EVFTA c ng bao gồm các cam kết đa lĩnh vực qua 17 chương khác nhau bao gồm vấn đề về thương mại hàng hóa và dịch vụ, mua s m công, quyền sở hữu trí tuệ, So với CPTPP, EVFTA có mức cam kết không chặt chẽ bằng nhưng có sự quan tâm sâu s c hơn đến vấn đềmôi trường và phát triển bền vững. Liên minh Châu Âu vốn luôn coi trọng các vấn đề liên quan đến môi trường, phúc lợi, an sinh xã hội. Tầm nhìn và 128
  5. mối quan tâm của Liên minh Châu Âu EU với vấn đề phát triển thương mại theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường có thể được tham chiếu cụ thể trong Chương 7 (Các rào cản phi thuế quan đối với thương mại và đầu tư trong sản xuất năng lượng tái tạo) và Chương 13 (Thương mại và Phát triển bền vững) của hiệp định EVFTA. Có thể nói, EVFTA là hiệp định thương mại tự do toàn diện nhất mà EU t ng ký kết với một quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình (Chu Hoàng Long, 2019). T đó, vị thế của Việt Nam trên thế giới gia tăng, được đặt ngang hàng với các đối tác lớn khác của EU tại Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Bên cạnh đó, c ng thể hiện được mức độ sẵn sang mở c a, sẵn sàng tham gia và tuân thủ các tiêu chuẩn cấp độ quốc tế của Việt Nam 4. Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia năng động nhất thế giới. Với dân số t nh đến cuối năm 2019 đạt 96.208.984 người (và mật độ dân lên tới 290 người/km2, Kết quả tổng điều tra dân số: thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019). Hiện nay, Việt Nam vẫn ở trong thời kỳ dân số vàng (với khoảng 70% dân số nằm trong độ tuổi lao động) và theo các chuyên gia dự đoán thì Việt Nam vẫn còn khoảng 20 năm để tận dụng lợi thế này trên con đường phát triển kinh tế - xã hội (Theo Dự báo dân số việt nam 2014 – 2049, năm 2016). Nhận thức được tình hình v a phải phát triển kinh tế quốc gia v a phải cân nh c đến sự phát triển có tính hài hòa giữa mọi mặt đời sống như phúc lợi, môi trường, thu nhập, an ninh, Nhà nước đã đề ra các kế hoạch năm năm phát triển kinh tế xã hội nhằm định hướng quốc gia và doanh nghiệp trong t ng thời kỳ với độ mở c a ngày một cao. Ngày 12/0/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 142/2016/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế xã họi 5 năm 2016 – 2020. Ngoài việc đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng cao hơn qua t ng năm, duy trì ở mức tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt 6,5 – 7% và thu nhập người dân đến năm 2020 đạt trung bình t 3200 – 3500 USD, bản kế hoạch còn nhấn mạnh tầm quan trọng của các mặt khác trong đời sống như quốc phòng – an ninh, môi trường, an sinh – xã hội, Trong đó, về thương mại, nhà nước định hướng cân bằng cán cân thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia đối tác, khai thác tối đa cơ hội để mở rộng thị trường, ký kết các hiệp định thương mại tự do mới, nhấn mạnh phải xây dựng chương trình hành độn nhằm thực thi hiệp định mới và đề án triển khai 17 mục tiêu, 169 ch tiêu trong văn kiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình Nghị sự năm 2030 vì sự phát triển bền vững” của Liên Hợp Quốc” Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam đã duy trì được mức tăng trưởng GDP hàng năm trung bìnhđạt mục tiêu trong giai đoạn 2016 – 2020, trong đó đạt đ nh tăng trưởng GDP vào năm 2019 (7,1%). Dự đoán GDP Việt Nam sẽ ước tính đạt vào khoảng 7 – 7,5 % vào cuối năm 2020 (Theo Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội Quốc gia). Những thành quả kinh tế và chuyển dịch cơ cấu đạt được không thể không kể đến sự đóng góp của các hiệp định thương mại tự do, mang lại những cú hích cho nền kinh tế và kích thích nền kinh tế thay đổi theo hướng tích cực. 129
  6. T nh đến tháng 02/2020, Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (Bảng1.1.). Gần đây nhất, với sự kiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU được chính thức ký kết (30/06/2019) và Hiệp định CPTPPcó hiệu lực (tháng 01/2019 với Việt Nam) – là hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các cam kết sâu rộng và toàn diện, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong Đông Nam Á có được bước tiến dài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Bảng 1.1. Danh sách các FTA VN tham gia mà tình trạng tính đến tháng 2/2020 STT FTA Thành viên Tình trạng FTA đã có hiệu lực 1 AFTA ASEAN Có hiệu lực t 01/01/1993 2 ACFTA ASEAN, Trung Quốc Có hiệu lực t tháng 07/2003 3 AKFTA ASEAN, Hàn Quốc Có hiệu lực t tháng 06/2007 4 AJCEP ASEAN, Nhật Bản Có hiệu lực t tháng 12/2008 5 VJEPA Việt Nam, Nhật Bản Có hiệu lực t tháng 10/2009 6 ÀITA ASEAN, Ấn Độ Có hiệu lực t tháng 01/2010 7 AANZFTA ASEAN, Úc, New Zealand Có hiệu lực t tháng 01/2010 8 VCFTA Việt Nam, Chi Lê Có hiệu lực t tháng 01/2014 9 VKFTA Việt Nam, Hàn Quốc Có hiệu lực t tháng 12/2015 VN – EAEU FTA Việt Nam, Nga, Belarus, Ame- Có hiệu lực t tháng 10/2016 10 nia, Kazakhstan, Kyrgyzstan CPTPP Việt Nam, Canada, Mexico, Pe- Có hiệu lực t 14/01/2019 ru, Chi Lê, New Zealand, Úc, 11 Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia 12 AHKFTA ASEAN, Hồng Kông Có hiệu lực t 11/06/2019 FTA đã ký nhƣng chƣa có hiệu lực 13 EVFTA Đã k kết (30/06/2019) FTA đang trong giai đoạn đàm phán VN – EFTA FTA Việt Nam, Thụy S , Na Uy, Đàm phán t tháng 05/2012 14 Iceland, Liechtenstein RCEP ASEAN, Trung Quốc, Nhật Đàm phán t tháng 03/2013 15 Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand 16 VN – Israel FTA Việt Nam, Israel Đàm phán t tháng 12/2015 CPTPP bao gồm 11 thành viên (gồm Nhật Bản – là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam) nằm rải rác ở các lục địa khác nhau trên toàn cầu đưa đến cho Việt Nam cơ hội phát triển thương mại đa hướng, vươn rộng ra đến thị trường các quốc gia Châu M . 130
  7. Đơn vị: triệu USD 45.00 40.00 39.43 35.00 36.81 34.10 30.00 29.7229.03 29.30 27.78 25.00 25.45 Nhập khẩu 20.00 Xuất khẩu 20.55 18.84 15.00 16.21 14.71 13.78 12.65 10.00 10.64 8.01 5.00 6.10 5.305.11 5.31 0.00 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2000 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu vủa Việt Nam với các quốc gia thành viên CPTPP giai đoạn 2000 – 2019 Ngày 14/10/2014, tại hội nghị Thượng đ nh APEC ở Nhật Bản, lãnh đạo của 9 quốc gia (gồm Úc, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam) đã c ng tán thành với lời đề nghị của Obama - Tổng thống M lúc bấy giờ về việc thiết lập một vùng tự do mậu dịch Châu Á – Thái Bình Dương, qua đó gây dựng tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại khu vực này. Với triển vọng về việc hình thành TPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có mức tăng trưởng đều hàng năm trong giai đoạn 2010 – 2014, đến năm 2015 thì có sụt giảm do biến động giá hàng hóa (Hình 2.1). Trong năm 2015 – 2016, khi Donald Trump kế nghiệm Barack Obama, ông đã đưa M kh i Hiệp định TPP bấy giờ đang trong giai đoạn đàm phán, khiển triển vọng thiết lập khu vực mậu dịch tự do này đi vào bế t c. T năm 2017, với những nỗ lực lớn t Nhật Bản và Việt Nam c ng như sự đồng lòng của các quốc gia thành viên khác, CPTPP đã ra đời, thay thế cho TPP và được ký kết vào ngày 08/03/2018, mở ra triển vọng đầu tư và thương mại cho các quốc gia cùng khối. Trong những năm gần đây, Việt nam duy trì được thặng dư thương mại với các quốc gia trong CPTPP 131
  8. Đối với Việt Nam, EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 trong khu vực Châu Âu với trên 90% tổng kim ngạch nhập khẩu. Thế mạnh sản xuất của Eu và của Việt Nam có sự bổ sung, bù tr lẫn nhau khi Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị, dược phẩm, vi tính, sản phẩm điện t , còn EU chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng về dệt may, da giày, linh kiện điện t và nông sản, t Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với khối các quốc gia này nhìn chung liên tục tăng trong giai đoạn năm 2000 – 2018 (Hình 2.2). Trong đó, có sự suy giảm sâu vào năm 2009 do tác động của cuộc Khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu b t nguồn t M . Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU có giảm nhẹ do một số nguyên nhân có thể kể đến như: mất cân bằng cung cầu với các mặt hàng nông sản (cà phê, hồ tiêu, ); việc phải đối mặt với hàng rào quy định về tiêu chuẩn k thuật, tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn cho môi trường t EU; doanh nghiệp găm hàng chờ Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực để hưởng lợi. Đơn vị: triệu USD 45 41.9 41.5 40 38.1 35 34 30.9 30 27.9 24.3 25 20.3 20 16.6 14.9 15 13.9 11.4 12.2 10.9 10.4 11.1 9.1 8.8 9.5 8.9 10 7.8 7.1 6.4 5 5.5 5.1 5.4 5.8 3.9 5 2.8 3 3.1 2.5 2.7 2.6 3.1 1.3 1.5 1.8 0.9 0 20002001200220032004200520062007200820092010201120122013201420152016201720182019 Nhập khẩu Xuất khẩu Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của World Bank và Tổng cục thống kê Việt Nam Hình 2.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của VN từ 2000 – 2019 Bên cạnh đó, với sự ra đi của Anh được ấn định chính thức vào 31/01/2020 c ng có tác động giảm giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Nhưng nhìn chung, cho d kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh luôn đạt tỷ trọng ở mức tương đối cao (trung bình khoảng 15,7% trong giai đoạn năm 2000 – 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh ch đứng sau Đức và Hà Lan trong khối EU) trong kim ngạch xuất khẩu với EU, thì Việt Nam vẫn có được nhiều cơ hội phát triển tốtkhitham gia Hiệp định EVFTA. 132
  9. 5. Việt Nam và cơ hội phát triển bền vững từ Hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới sản xuất theo hướng chất lượng cao và tiệm cận với quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế. EVFTA và CPTPP cung cấp những cơ sở pháp l để hưởng ưu đãi t Hiệp định, là phải đảm bảo các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường đối tác đáp ứng được các quy định về tiêu chuẩn k thuật, về kiểm dịch, vệ sinh, an toàn thực phẩm, Khi các doanh nghiệp buộc sản xuất theo những tiêu chuẩn t thị trường nhập khẩu lớn như EU, Nhật Bản, để hưởng lợi ích thì các hoạt động sản xuất sẽ được cải thiện về mặt chất và chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của môi trường và phát triển bền vững Thứ hai, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này thúc đẩy chính phủ c ng như các doanh nghiệp cần thực hiện quy định không ch liên quan đến c t giảm thuế quan, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của đối tác mà còn cần phải n m được các cơ chế tự vệ thương mại hợp pháp và các biện pháp áp dụng khi tranh chấp thương mại xảy ra. T đó, Việt Nam đạt được lợi ích trong việc cải thiện thể thế theo hướng minh bạch hóa, vì mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội; có kinh nghiệm hơn trong đàm phán lợi ích và giải quyết tranh chấp theo hướng có lợi hơn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào sân chơi toàn cầu Thứ ba, việc thành công ký kết Hiệp định CPTPP và EVFTA với các đối tác thương mại có tầm vóc lớn trên sân chơi toàn cầu đã đưa đến cho Việt Nam vị thế cao hơn. T đó trở thành môi trường đầu tư – kinh doanh triển vọng cao trong m t các nhà đầu tư – kinh doanh nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần vào quá trình chuyển giao công nghệ. Với việc ban hành nghị quyết số 50 của Bộ chính trị về Định hướng đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Việt Nam nhấn mạnh việc phải định hướng thu hút các nguồn vốn đầu tư chất lượng, có hàm lượng công nghệ cao, an toàn với môi trường. Ngoài ra, Nghị quyết đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 tỷ lệ doanh nghiệp s dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao phải tăng 100% so với năm 2018. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có thể tận dụng vị thế được nâng cao để lấy đà tiếp tục có được các th a thuận thương mại tiến bộ và có lợi hơn nữa, tạo sự thuận lợi cho định hướng phát triển thương mại và phát triển nền kinh tế theo hướng bền vững. 6. Thách thức gặp phải và định hƣớng Hiện nay, xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các nhà đầu tư nước ngoài (Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 60% đến t khối doanh nghiệp FDI). Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn chưa tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu mà mới ch d ng lại ở những khâu sản xuất cơ bản, không có giá trị gia tăng cao, khả năng tiếp thu chuyển giao công nghệ còn thấp. Đặc biệt, ngành công nghiệp điện t đang đóng góp một tỷ trọng không nh trong giá trị nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam. Đến thời điểm hiện nay, ông lớn đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp điện t ở Việt Nam là Samsung – một tập đoàn Hàn Quốc. Theo báo KoreaBusi- ness, Samsung đóng góp tới 65,7 tỷ USD tương đương 28% tổng GDP của Việt Nam năm 2018. Và cho đến thời điểm hiện nay, công nghiệp chế biến của Việt Nam vẫn chưa trở thành 133
  10. ngành m i nhọn, năng lực cạnh tranh còn yếu, dù các doanh nghiệp ngành phụ trợ đang nỗ lực hơn để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu (sau 5 năm, số lượng doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung tăng t 4 lên 42 doanh nghiệp). Sự phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI mà không nhanh chóng tiếp thu công nghệ sẽ không mang lại sự chuyển dịch cơ cấu mong muốn và khiến nền kinh tế dễ mất ổn định hơn khi có biến cố t quốc gia đối tác, gây ra sự ảnh hướng có tính liên ngành. Ký kết CPTPP và EVFTA đặt ra thách thức cho Việt Nam trong việc đảm bảo quy định về quy t c xuất xứ tức tỷ lệ phần trăm mà doanh nghiệp nội địa hay nguyên liệu xuất xứ nội địa tham gia vào cấu thành sản phẩm. Điều này đòi h i Việt Nam phải nhanh chóng thúc đẩy chuyển giao công nghê đồng thời đào tạo nhân lực và có sự tự chủ nhất định trong nguyên nhiên phụ liệu trong quá trình sản xuất để có kế hoạch nuôi trồng và sản xuất phù hợp. Về phía doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm tư vấn t chính phủ, chuyên gia, học h i kinh nghiệm, hiểu và áp dụng tốt các cam kết trong hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và nhanh chóng tiếp thu công nghệ tân tiến t nước ngoài để tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu diễn ra ngày một gay g t. Định hướng bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế không khói được đưa ra trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là động lực để chuyển hướng nền kinh tế Việt Nam. Nổi bật trong đó là năng lượng - một chủ đề đặt ra nhiều thách thức cho mọi quốc gia trong quá trình tiến đến phát triển nền kinh tế một cách bền vững. Một dấu hiệu đáng m ng là Việt Nam đã và đang đặt ra tiêu chuẩn quốc gia cao hơn mức độ cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang có hiệu lực. Hiện nay, thay vì định hướng l p đặt hệ thống năng lượng sạch theo hộ gia đình, Việt Nam đã công nghiệp hóa các dự án; sở hữu 82 dự án điện mặt trời và đang trong quá trình hoàn thành 13 dự án (t nh đến năm 2019). Các dự án được triển khai dựa vào nguồn vốn t nhà đầu tư nước ngoài dựa vào cơ chế đấu giá ngược. Đây là một bước tiến lớn trên lộ trình phát triển bền vững của Việt Nam, cung cấp nguồn năng lượng sạch cho sản xuất và tiêu dùng. Vấn đề đặt ra hiện nay là xây dựng được hệ thống đường dẫn chất lượng cao và dự trữ năng lượng (do tính chất điện mặt trời phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên). Ngoài ra, cần có kế hoạch xây dựng dự án hợp l để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và nhu cầu s dụng của người dân Về môi trường sống, trong một vài năm gần đây có sự suy giảm đáng kể về chất lượng môi trường sống ở Việt Nam do sự phát triển nóng và thiếu chọn lọc trong thu hút FDI, gây ảnh hưởng đến sức kh e con người c ng như đe dọa đến hệ sinh thái, biến Việt Nam trở thành “thiên đường ô nhiễm” do FDI (theo nghiên cứu của PGS.TS Đinh Đức Trường, ĐH Kinh tế quốc dân). Thiệt hại do ô nhiễm không khí tại Việt Nam lên tới 10,8 – 13,2 tỷ USD/năm. Điều này đòi h i Việt Nam phải có những bước đi cấp bách trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí. Việt Nam cần tận dụng cơ chế tham vấn của EVFTA để học h i kinh nghiệm cải thiện môi trường t các quốc gia EU và kiểm soát tốt hóa chất và chất thải t các nhà máy trong quá trình sản xuất. Đồng thời, cần xây dựng các hệ thống lọc, hệ 134
  11. thống tài chế rác thải, khuyến khích bảo vệ môi trường ở mức cao đối với cả doanh nghiệp và cá nhân. Tận dụng và áp dụng nghiêm túc cơ chế cam kết không giật lùi của CPTPP để hướng tới các quy định và cam kết cao hơn về môi trường Các cam kết về môi trường trong CPTPP và EVFTA ch mang tính khuyến nghị nhưng để hướng tới thương mại bền vững thì Việt Nam cần tuyên truyền, phổ biến điều khoản trong cam kết đến doanh nghiệp, xây dựng chế tài kiểm soát vi phạm, kiểm soát đầu ra xuất khẩu đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia và yêu cầu của nước nhập khẩu. Đồng thời cần xây dựng Ủy ban thương mại và phát triển bền vững đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và chính phủ, c ng như tập trung chuyên trách tư vấn cho doanh nghiệp về thị trường c ng như mặt hàng đầu tư, hiệp định có thể áp dụng để lợi ích nhận được là cao nhất c ng như định hướng doanh nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Ngoài khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện đổi mới dây chuyền sản xuất, định hướng sản phẩm, Chính phủ cùng cần cần xây dựng cơ chế đánh giá và giám sát chéo tác động môi trường của các doanh nghiệp (có thể là giám sát chéo giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc người dân với doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính khách quan) và công khai các thông tin về đánh giá để làm động lực cho doanh nghiệp cải tiến. 7. Kết luận Hơn 30 năm kể t khi cải cách nền kinh tế quốc dân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội không thể phủ nhận được, trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất trên thế giới. Đi c ng với sự phát triển về mặt kinh tế và thu nhập người dân là sự sụt giảm về chất lượng môi trường sống, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững. Việc chủ động tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là CPTPP và EVFTA đã nâng cao vị thế và tạo bước đà cho Việt Nam định hướng nền kinh tế công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn của thế giới và các quốc gia tiến bộ c ng như có động lực cải thiện chất lượng môi trường sống. Dẫu cho những khó khăn hiện tại Việt Nam đương đầu trên con đường phát triển bền vững là không nh , nhưng những cơ hội mở ra t các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là rất lớn. Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam sẽ cần chủ động hơn, tận dụng các cam kết và các cơ chế tham vấn đồng thời tận dụng Hiệp định để học h i kinh nghiệm phát triển bền vững, thân thiện với môi trường t các quốc gia tiến bộ trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Anh Hoa 2019, “Việt Nam là điểm đầu tư năng lượng mặt trời “nóng” nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, truy cập ngày 20/02/2020, diem-dau-tu-nang-luong-mat-troi-nong-nhat-khu-vuc-chau-a thai-binh-duong-d108006.html Ban ch đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung Ương 2019, “Kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở: Thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019”, Nhà xuất bản Thống kê 135
  12. Bộ Chính trị 2019, “Nghị quyết 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030” Brundtland Gro Harlem 1987, “Brundtland report: Our Common future”, the World commission on Environment and Development (WCED) Dương Thị Tình 2015, “Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn t nh Thái Nguyên”, Đại học Kinh tế quốc dân. Emas Rachel 2015, “The Concept of Sustainable Development: Definition and Defin- ing Principles”,Florida International University Kaul, J.L, Jha Anupam 2018, “Shifting horizons from public international law: A South Asian Perspective”, Springer, p. 112 KoreaBusiness, Samsung đóng góp tới 28% tổng GDP của Việt Nam năm 2018, , truy cập ngày 24/02/2020, toi-28-tong-gdp-cua-viet-nam-nam-2018 Mạnh Cường 2018, “Hiệp định FTA thế hệ mới là gì?”, truy cập ngày 21/02/2020, Nguyễn Minh, “Chuyên gia: EVFTA và EVIPA được ký kết nâng tầm vị thế của Việt Nam”, truy cập ngày 17/02/2020, nang-tam-vi-the-cua-viet-nam/126643.html Phạm Thị Khanh 2019, “Phát triển thương mại bền vững giữa Việt Nam và Ấn Độ (Phần 1)”, truy cập ngày 20/02/2020, vung-giua-viet-nam-va-an-do-phan-1.html, Phan Hậu 2020, “Ô nhiễm không khí tại Việt Nam gây thiệt hại t 10,8 – 13,2 t USD”, truy cập ngày 12/02/2020, nam-gay-thiet-hai-tu-108-132-ti-usd-1171855.html Stoddart Paul, “Development through fair trade: Candour or Deception?”, 2011, pub- lished by Blackwell Publishing Oxford Tolba M.K, The premise for building a sustainable society – Address to the World Commission on Environmental Development, 1984 Tổng cục Thống Kê, Dự báo dân số Việt Nam 2014 – 2049, 2016, Nhà xuất bản Thông tấn Zhou Zhong-hai, Lu Feng-ying, “Law and Practice on Sustainable Trade and Envi- ronmental Protection in China”, 2004, Journal of Zhejjang University (Humanities and Social Sciences) 2004-04 136