Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – liên minh Châu Âu với vấn đề phát triển doanh nghiệp Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – liên minh Châu Âu với vấn đề phát triển doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_viet_nam_lien_minh_chau_au_voi_va.pdf
Nội dung text: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – liên minh Châu Âu với vấn đề phát triển doanh nghiệp Việt Nam
- HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ThS. Lê Quốc Anh1 – Lê Thị Trâm Anh2 Tóm tắt: Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) – (EVFTA) là FTA thế hệ mới quan trọng, có nhiều ngoại ứng, vừa tạo ra thách thức, vừa mở ra cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp Việt từng được hưởng lợi nhiều từ hoạt động thương mại và FTA với EU, nhưng còn nhiều lãng phí, yếu kém, bởi nhiều nguyên nhân. Nay trước yêu cầu cấp thiết, nước ta nên tham khảo kinh nghiệm Trung Quốc, dựa vào EVFTA để phát triển doanh nghiệp. Cụ thể, cần xây dựng học thuyết phát triển riêng, đổi mới thể chế, thực thi chính sách sát thực, làm định hướng và tạo khuôn nền. Thành lập các bộ phận chuyên về khai thác từng FTA, cũng như tổng hợp các FTA, để phát huy lợi thế, hạn chế tác động tiêu cực, chuyển đổi doanh nghiệp yếu thế. Khai thác tác động từ EVFTA để phát triển các thương hiệu quốc gia, các doanh nghiệp hỗ trợ, hình thành các chuỗi cung ứng, phát triển tổng hợp các doanh nghiệp đặc thù. Thu hút khôn ngoan đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ EU và đối tác liên quan, để phát triển tốt doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh. Hình thành hệ thống doanh nghiệp hội nhập, với khu vực doanh nghiệp nội phát triển, khu vực FDI tích cực, đóng góp nhiều vào tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng Từ khóa: Doanh nghiệp, EVFTA, tăng trưởng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiếm có vấn đề nào ở nước ta có mức độ quan tâm được nâng cấp nhanh như phát triển doanh nghiệp. Mãi tới năm 2011, khi đa phần các nước đã xem doanh nghiệp là trung tâm của nền kinh tế, Việt Nam mới lần đầu tiên xem số liệu về doanh nghiệp phải ngừng hoạt động là chỉ tiêu quan trọng. Nhưng sau đó, ngày 16 tháng 5 năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ–CP, đặt mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020. Tiếp đó, ngày 03 tháng 6 năm 2017, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, đặt mục tiêu năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp, đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp. Và nay, phát triển doanh nghiệp được xem là chìa khóa để nước ta đạt kỳ vọng trở thành nước thu nhập trung bình cao, rồi thành nước thu nhập cao vào các năm 2030 và 2045, chào mừng 100 năm ngày thành lập Đảng, thành lập nước. Song, không phải muốn là được, bởi đây là nhiệm vụ khó khăn đối với nước mới có thu nhập trung bình thấp (Lê Quốc Anh & Lê Thị Trâm Anh, 2018a), nên khi EVFTA có hiệu lực, thì cần khai thác sâu tác động từ đó để phát triển doanh nghiệp. Vì thế, trong thời gian tới, nước ta vừa cần tập trung khai thác EVFTA, để góp phần tạo ra tăng trưởng cao; vừa cần có những giải pháp lồng ghép, đồng bộ để phát triển hệ thống doanh nghiệp quốc gia. Vậy, đâu là cơ sở khoa học và thực tiễn của các giải pháp cần có, chúng cần được triển khai theo các định hướng nào, dựa theo kinh nghiệm của nước nào, các giải pháp cụ thể ra sao Để góp phần làm sáng tỏ các vấn đề trên, bài viết này tập trung nghiên cứu: (i) EVFTA – cam kết rộng, thách thức cao, mở ra nhiều cơ hội cho phát triển doanh nghiệp ở nước ta; (ii) Thực trạng phát triển doanh nghiệp Việt Nam dưới tác động của hoạt động thương mại và FTA với EU; (iii) Các giải pháp để phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả doanh nghiệp, nhằm khai thác tốt nhất EVFTA. 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 2 Trường Đại học New South Wales, Australia. 26
- 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU FTA thế hệ mới mới có cách đây vài năm, nên cơ sở lý thuyết về phát triển doanh nghiệp dưới tác động của nó còn là vấn đề mới mẻ, cả trên thế giới và lẫn ở nước ta. Hơn nữa, đây là chuyên đề phân tích về ảnh hưởng của một FTA cụ thể, đến sự phát triển doanh nghiệp ở một quốc gia cụ thể, mới có hiệu lực trong một thời gian ngắn. Nên đây vừa là khoảng trống cần nghiên cứu, vừa đòi hỏi để thực hiện chuyên đề này, cần xây dựng khung phân tích tương thích. Mặt khác, là chuyên đề phân tích kinh tế, nên cơ sở lý thuyết được dùng để xây dựng khung phân tích là kinh tế học, nhất là kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế phát triển, quản trị doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp Ngoài ra, còn sử dụng các kiến thức về quản trị học, thống kê kinh tế, cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, chuỗi giá trị, và các thông tin, đánh giá về các vấn đề trên cùng các diễn biến của chúng trong các lĩnh vực đó. Từ nguồn tài liệu thu thập được, tiến hành nghiên cứu định tính, thông qua các phương pháp: phân tích và tổng hợp lý thuyết, chuyên gia, phân tích tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu lịch sử Trên quan điểm duy vật biện chứng, dùng phép diễn dịch để suy đoán hệ quả tất yếu, dùng phép so sánh để đưa ra nhận định trung gian, sử dụng phép quy nạp để đưa ra kết luận, tổng hợp lại để đề đạt kiến nghị, giải pháp. Số liệu được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Tổng cục Thống kê (GSO), Tổng cục Hải quan; các số liệu không dẫn nguồn là được thu thập từ Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu – cam kết rộng, thách thức cao, mở ra nhiều cơ hội cho phát triển doanh nghiệp ở nước ta 3.1.1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu – hiệp định thương mại tự do thế hệ mới điển hình EVFTA là FTA giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU, được Thủ tướng Việt Nam và Chủ tịch EU đồng ý khởi động đàm phán vào tháng 10 năm 2010. Sau đó chính thức đàm phán từ tháng 6 năm 2012, và kết thúc đàm phán ngày 01 tháng 12 năm 2015. Tháng 9 năm 2017, tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư, thành Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA). Vì thế, cam kết về đầu tư trong EVFTA chỉ còn phần tự do hóa FDI, và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2020, với 27 nước EU do Anh đã Brexit. Với 17 chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo – EVFTA không rộng bằng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) với 30 chương và 9 phụ lục. Nhưng là FTA thế hệ mới hiện đại và toàn diện nhất của nước ta, bởi: (i) Nền tảng vẫn là FTA, ở cấp độ 2/5 về hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng phạm vi cam kết đã mở rộng hơn nhiều FTA thế hệ thứ nhất, thứ hai, vượt xa cả FTA thế hệ thứ ba. Hình 1. Tiến trình hình thành các thế hệ FTA Thế hệ thứ nhất Thế hệ thứ hai Thế hệ thứ ba Thế hệ mới Tập trung ở việc Mở rộng phạm vi tự Tiếp tục mở rộng Đàm phán tự do mạnh mẽ tự do hóa lĩnh do sang các lĩnh phạm vi về tự do về thuế quan, mở cửa dịch vực thương mại vực dịch vụ nhất dịch vụ đầu tư. P4 - vụ, đầu tư, quyền sở hữu hàng hóa (cắt định (xóa bỏ các Mở rộng phạm vi tự trí tuệ, vệ sinh dịch tễ, giảm thuế quan điều kiện tiếp cận do sang các vấn đề hàng rào kỹ thuật, cạnh loại bỏ hàng rào thị trường trong các phi thương mại như tranh mua sắm công, lao phi thuế quan) dịch vụ liên quan) lao động, môi động, môi trường. trường Nguồn: Nguyễn Thị Minh Nhàn (2014) 27
- (ii) Tính “thế hệ mới” càng rõ khi ngoài lao động và môi trường, nhiều vấn đề phi thương mại khác được cam kết, để bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại. (iii) Mức độ tự do hóa thương mại sâu và nhanh, gần như ngay lập tức mở cửa thị trường, xóa bỏ phần lớn dòng thuế cho hàng hóa, mở cửa nhanh, mạnh các ngành dịch vụ. (iv) Nhiều cam kết thể chế, ảnh hưởng lớn đến pháp luật nội địa, như phát triển bền vững, quản trị, quyền sở hữu trí tuệ, minh bạch hóa, chống tham nhũng – được thỏa thuận. (v) Hơn hẳn CPTTP, còn ràng buộc về nhân quyền, xác lập cơ chế đảm bảo sự tham gia của các thành phần, cân bằng lợi ích, có tính đến chênh lệch về trình độ phát triển (Lê Quốc Anh, 2017) 3.1.2. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu có nhiều ngoại ứng, ảnh hưởng lớn tới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam Quá trình đàm phán và triển khai EVFTA mang về nhiều ngoại ứng, ảnh hưởng tới phát triển doanh nghiệp ở nước ta, tiêu biểu là: (i) Làm thay đổi tư duy kinh tế, ép buộc nhà nước đổi mới cơ bản thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, “cởi trói” cho doanh nghiệp. Tạo ra cuộc “tổng rà soát” quy định pháp lý, sửa đổi theo chuẩn mực quốc tế, ép bộ máy quản lý đang “ì ạch” phải chuyển nhanh sang cơ chế thị trường. (ii) Mở ra cục diện mới cho phân công lao động, hướng doanh nghiệp phát triển thực dụng trong hội nhập, thoát dần tình trạnh phụ thuộc vào một vài thị trường. Đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải đông về lượng để tăng “người chơi”, phối hợp với nhau trong chuỗi cung ứng, để tham gia hệ thống tiêu thụ dạng chuỗi (Lê Quốc Anh & Lê Thị Trâm Anh, 2018b). (iii) Tạo tâm thế mới cho nhà đầu tư trong nước, hướng quan tâm sang đầu tư dài hạn, khai thác lợi thế, nhất là về nông nghiệp. Thu hút FDI đến hưởng lợi, mở đường cho các thương hiệu lớn của EU sang đầu tư, mở rộng ảnh hưởng lên toàn khu vực. (iv) Tăng sinh khí cho nền kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo: EVFTA sẽ làm cho GDP, kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam hàng năm đều tăng thêm đáng kể. Đồng thời, tăng sinh khí phát triển cho doanh nghiệp, khi còn là cầu nối để mở rộng quan hệ giữa EU với từng nước nói riêng và cả Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nói chung. Bảng 1. Dự báo các phần tăng thêm chính của Việt Nam khi có EVFTA Phần tăng thêm (%) bình quân năm của GDP Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Các năm 2019 – 2023 2,18 – 3,25 5,21 – 8,17 4,36 – 7,27 Các năm 2024 – 2028 4,57 – 5,30 11,12 – 15,27 10,63 – 15,40 Các năm 2029 – 2033 7,07 – 7,72 17,98 – 21,95 16,41 – 21,66 Nguồn: Nhất Thanh (2020) Song EVFTA cũng đan xen nhiều ngoại ứng tiêu cực, ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp ở nước ta. Điển hình là gây tâm lý bất an cho doanh nghiệp trong các ngành thường được bảo hộ, có sự lạc hậu tương đối, hoặc bị Chính phủ nhượng bộ “xấu xí”, cho doanh nghiệp nhà nước. Chi phí để cải thiện môi trường lao động, đáp ứng mức thu nhập mới theo cam kết, làm tăng gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp vốn đang khan hiếm nguồn lực. Gây lo ngại cho các doanh nghiệp kinh doanh phục vụ nhu cầu nội địa, hoặc tham gia trong các FTA khác, nhất là các nhà xuất nhập khẩu truyền thống. Nhiều doanh nghiệp FDI có sản phẩm tương đồng với các doanh nghiệp EU, nhưng quy mô, công nghệ hoặc thương hiệu thấp hơn có thể sẽ thoái lui vì lo ngại rủi ro 3.1.3. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu có nhiều thách thức lớn tới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam Các thách thức chính là: (i) Đưa được số lượng doanh nghiệp tham gia vào EVFTA lên mức cần có, giúp chúng đủ lớn về quy mô, đủ mạnh về chất lượng, để thu về lợi ích nhiều hơn tổn thất, thiệt hại mất đi Cạnh tranh thành công, giảm dần khiếm khuyết, vươn lên lớn mạnh, ít bị doanh nghiệp EU lấn 28
- át, thâu tóm, giảm số doanh nghiệp bị đào thải vì các hạn chế cố hữu. (ii) Từng khu vực doanh nghiệp tham gia vào EVFTA hoàn thành sứ mệnh, như doanh nghiệp nhà nước bên hiệu quả xã hội, còn đạt mức hiệu quả kinh tế cần có; doanh nghiệp FDI từ EU có nhiều tác động lan tỏa. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng đủ nhanh về lượng, khắc phục được nhược điểm vốn ít, công nghệ thấp, giữ được thị trường nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp dẫn dắt thị trường, trở thành động lực của nền kinh tế (iii) Nhà nước từ bỏ quyền quản lý và điều tiết thu nhập hợp lý, để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, tương thích với cam kết. Các nhà hoạch định chính sách mở rộng tầm nhìn, các bộ ngành thực thi tốt chức năng kiến tạo, các công chức tăng cường kỷ cương và đạo đức công vụ, mở đường cho phát triển. (iv) Từng doanh nghiệp đổi mới kịp thời, tăng sự phối hợp, vượt qua tình trạng gần như thất thế “toàn tập” trước doanh nghiệp EU để phát triển, nhất là doanh nghiệp bị thiệt thòi vì cam kết Chính phủ. Tìm ra cách thức kinh doanh hoặc hợp tác phù hợp với doanh nghiệp EU, để tự hoặc cùng phát triển, chủ động trong sản xuất, xuất khẩu, làm nền cho đất nước phát triển. (v) Giới khoa học giúp doanh nghiệp nhận rõ cơ hội, thách thức, hiểu được cách thức đầu tư mới, đổi mới, hợp tác phù hợp Cộng đồng hỗ trợ doanh nghiệp lúc khó khăn, đúng thời điểm, làm tăng nội lực cho nền kinh tế, tăng vị thế cho đất nước; dung hòa lợi ích giữa quốc gia – doanh nghiệp – cộng đồng và người lao động (Lê Quốc Anh và Lê Thị Trâm Anh, 2018c). 3.1.4. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu mở ra nhiều cơ hội cho phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam Thách thức lớn và nhiều, song bên cạnh đó EVFTA cũng mang nhiều cơ hội lớn cho phát triển doanh nghiệp ở nước ta, tiêu biểu là: (i) Nhà nước cải cách thể chế mạnh mẽ cho tương thích với cam kết trong EVFTA, “cởi trói” cho doanh nghiệp, giải phóng nhiều nguồn lực tiềm ẩn. Khuyến khích, hỗ trợ phong trào khởi nghiệp, nâng cấp các hộ, tổ hợp, trang trại, hợp tác xã thành doanh nghiệp, kết hợp mong muốn khai thác cơ hội, với đòn bẩy hỗ trợ, tạo ra cao trào phát triển về lượng cho doanh nghiệp. (ii) Đưa nhanh và nhiều các lợi thế của đất nước phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường EU, có nhiều ưu đãi, giúp phát triển mạnh doanh nghiệp trong các ngành đang khai thác lợi thế. Mở rộng về quy mô, sản lượng và thị trường, cho phép tập trung đầu tư cho doanh nghiệp ở các ngành xuất khẩu chủ lực, đưa thành thương hiệu quốc gia, tạo vị thế mới cho doanh nghiệp Việt. (iii) Thế chỗ cho doanh nghiệp ngoại đang cùng cung cấp sản phẩm cùng loại cho EU, nay bị đứt gãy trong quan hệ cung ứng khi không tham gia EVFTA, vì bị hụt hẫng trong cạnh tranh. Vươn sang chiếm giữ thị trường sản phẩm giá rẻ, ngay tại “sân nhà” ở các nước EU, nhờ lợi thế chi phí lao động thấp hơn, hoặc ở ngành cần nhiều lao động “sống”. (iv) Thu hút doanh nghiệp FDI từ các nước EU, nhất là trong các ngành EU có thế mạnh vượt trội, nhằm đưa sản xuất đến thị trường, hoặc dùng Việt làm bàn đạp lấn sang các nước lân cận. Đón nhận doanh nghiệp FDI của các nước khác, khi chuyển đầu tư từ các nước không tham gia sang, hòng trục lợi kinh tế theo EVFTA. (v) Tham gia vào các chuỗi giá trị, qua việc thâm nhập vào mạng lưới tiêu thụ ở các nước EU, nhất là trong việc cung cấp nông sản nhiệt đới, hoặc truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Là hướng quan trọng để các doanh nghiệp Việt đang dẫn dắt thị trường tự giảm áp lực cạnh tranh, quy tụ, lôi kéo và hỗ trợ nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) cùng vươn sang EU 3.1.5. Kinh nghiệm Trung Quốc về phát triển doanh nghiệp để phục vụ xuất khẩu, và khai thác đầu tư nước ngoài để phát triển doanh nghiệp trong nước Có nhiều kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp khi hội nhập, như giải tán doanh nghiệp lớn không hiệu quả của Nhật Bản, tập trung cho doanh nghiệp xuất khẩu của Hàn Quốc, dùng sức mạnh toàn dân để đột phá của Singapore, đẩy mạnh khởi nghiệp của Israel Nhưng kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp để phục vụ xuất khẩu, và khai thác FDI để phát triển doanh nghiệp trong nước, nên học nhất là của Trung Quốc. Bởi: (i) Hai nước giáp biên giới nhau, có nhiều tương đồng về văn hóa, chính trị, cơ chế lãnh đạo, quá khứ kinh tế tập trung, nhu cầu tái cấu trúc, nền kinh tế hỗn hợp định 29
- hướng thị trường Nhiều thay đổi lớn của Việt Nam như là “bản sao” của các thay đổi từng có ở Trung Quốc, với độ trễ khoảng 10 năm, nên dùng kinh nghiệm Trung Quốc để đổi mới, cảnh báo có ý nghĩa to lớn. (ii) Lý luận và cách thức phát triển của Trung Quốc trong 30 năm 1949–1978 là có vấn đề, dẫn đến kinh tế dần kiệt quệ, sau 10 năm đã rơi vào nạn đói, làm 43 triệu người chết (Nguyễn Minh Tri, 2015). Sản xuất trì trệ, 20 năm chỉ đưa thu nhập bình quân của người dân tăng thêm 04 tệ, dự trữ ngoại tệ năm 1978 chưa đến 0,2 USD/người (Ngô Hiểu Ba, 2010, 15), tụt hậu so với nhiều nước. (iii) Sau 30 năm “Mở cửa”, đã thành siêu cường thứ hai, có tăng trưởng bình quân 9,7%/năm trong giai đoạn 1980–2015, dự trữ ngoại tệ năm 2015 lên đến 38.000 tỷ USD, đứng đầu thế giới. Bí quyết thành công là tự do hóa nhiều mặt, giải phóng tiềm năng, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút FDI – năm 2013 đạt 290,9 tỷ USD ròng, giúp phát triển mạnh doanh nghiệp trong nước. Hình 2. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam và Trung Quốc năm 2019 Thể chế Năng lực đổi mới 100 Cơ sở hạ tầng sáng tạo 80 Tính năng động của 60 Tiếp cận công nghệ doanh nghiệp 40 thông tin 20 Ổn định kinh tế vĩ Quy mô thị trường 0 mô Hệ thống tài chính Sức khỏe Việt Nam Thị trường lao động Kỹ năng Trung Quốc Thị trường hàng hóa Nguồn: WEF (2020) (v) Đẩy mạnh việc đưa doanh nghiệp lên tầm “toàn cầu”, từ tương quan 43/776 về số doanh nghiệp lớn nhất thế giới giữa Trung Quốc và Mỹ năm 2003, đến năm 2019 đã thành 309/575. Năm 2019, số doanh nghiệp Trung Quốc trong Global 2000 đã vượt Nhật Bản (223 doanh nghiệp), có 5/10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2020, thành “công xưởng của thế giới”, bá chủ trong nhiều chuỗi cung ứng. Song, sự phát triển ở Trung Quốc thiếu cơ sở kinh tế vững chắc, số liệu tăng trưởng chưa thực chất, kiểm soát thô sơ (Thomas, 2005, 305), dẫn đến nhiều chủ thể chìm vào “núi nợ”. Thể chế chính trị chưa đổi mới đồng bộ, khó đi đến kinh tế thị trường đầy đủ, gây nhiều hệ lụy, nhức nhối là tham nhũng. Làm phúc lợi giảm, dân giảm niềm tin, bức xúc, tăng trưởng dần trở nên kiệt sức (Daron và cs., 2013, 562), khiến kinh tế Trung Quốc bị ví von là “quả bom nổ chậm” (Lê Quốc Anh và Lê Thị Trâm Anh, 2019). 3.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp Việt Nam dưới tác động của hoạt động thương mại và Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu 3.2.1. Doanh nghiệp Việt Nam từng phát triển nhiều nhờ hoạt động thương mại và Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu EVFTA là sự kế thừa và được nâng tầm từ quan hệ thương mại giữa Việt Nam với EU cũ – khi nước Anh chưa Brexit (EU28). Vì thế, ảnh hưởng từ hoạt động thương mại và FTA với EU tới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam được khai thác chưa nhiều, nhưng vẫn lớn và quan trọng. 30
- Hình 3. Phần của xuất, nhập khẩu với EU28 trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, giai đoạn 1995–2019 (%) 23 21 19 17 15 13 11 9 7 5 1995 1998 2001 2004 2007 2010 2013 2016 2019 Xuất khẩu 12.19 22.21 19.97 18.76 18.73 15.76 18.42 19.26 15.73 Nhập khẩu 8.71 10.84 9.29 8.39 8.19 7.49 7.14 6.38 5.91 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê Cụ thể: (i) EU28 là bạn hàng chính, quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam, và là khu vực có xuất siêu lớn. Không ít doanh nghiệp Việt lấy quan hệ thương mại này làm điểm tựa để phát triển, đồng thời là cánh cửa giúp họ vươn ra thế giới, thu về nhiều ngoại tệ, phục vụ quá trình công nghiệp hóa đất nước. (ii) EU là đối tác lớn đi đầu, trước cả ASEAN và Trung Quốc, dẫn dắt Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng, mở đường cho cộng đồng doanh nghiệp chuyên về xuất nhập khẩu với EU của nước ta phát triển. Hình 4. Quá trình mở cửa của Việt Nam tới ngày gia nhập WTO 1992 1995 2004 2005 Hiệp định về may Hiệp định khung Hiệp định tiếp cận thị FTA ASEAN – mặc với EU với EU trường với EU Trung Quốc Thời 1986 1993 1995 2001 2007 gian Bắt đầu Đổi Khu vực Mậu dịch tự Chuẩn bị gia Hiệp định Thương Gia nhập mới do ASEAN nhập WTO mại Việt – Mỹ WTO Nguồn: Lê Đăng Doanh (2016) Giúp phát triển nhanh các cộng đồng doanh nghiệp tương tự với nhiều thị trường khác, đưa xuất nhập khẩu trở thành động cơ tăng trưởng chính của Việt Nam, ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp không chuyên khác có liên quan. (iii) Quá trình đàm phán EVFTA và rà soát pháp lý, giúp Việt Nam nhận thức rõ hơn những cái “không giống ai” trói buộc doanh nghiệp, để đổi mới, từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Quan hệ thương mại với EU28 góp phần làm rõ các thế mạnh và các mặt cần bổ khuyết của kinh tế Việt Nam, giúp nhà đầu tư thấy rõ hướng phát triển doanh nghiệp cần có, để tồn tại lâu dài, cùng vươn ra thế giới. (iv) Quan hệ thương mại với EU28 giúp thu hút không ít dự án FDI chất lượng tới Việt Nam, tạo ra một số sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, điển hình là điện thoại, máy vi tính, đồ điện tử. Lũy kế đến cuối năm 2019, EU28 có 2.375 dự án đến từ 27/28 quốc gia còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 25,49 tỷ USD, nhiều tập đoàn lớn của EU đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. (v) EU còn là nơi để các doanh nghiệp Việt ấp ủ dự định “thoát Trung”, trên cơ sở cộng đồng người Việt tại EU đông đảo. Đầu tư của Việt Nam sang EU28 chưa nhiều, đến hết năm 2018 mới có 78 dự án đầu tư sang 10 nước, với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 320,20 triệu USD, trong đó chủ yếu là sang Đức với 29 dự án 31
- Bảng 2. Bảy mặt hàng xuất, nhập khẩu chính của Việt Nam trước EU Hàng xuất khẩu Năm 2019 Năm 2019 Hàng nhập khẩu (theo (theo giá trị kim Triệu So với 2018 So với giá trị kim ngạch) Triệu USD ngạch) USD (%) 2018 (%) Điện thoại 12.209,2 –7,23 Máy móc thiết bị 3.909,9 –3,92 Giày dép 5.029,4 +7,51 Máy vi tính, điện thoại 2.514,4 +36,40 Máy vi tính 4.660,4 –8,13 Dược phẩm 1.633,1 +13,50 Dệt may 4.261,9 +3,90 Sản phẩm hóa chất 556,5 +4,89 Máy móc 2.510,3 +21,63 Nguyên liệu dệt may da 402,2 –2,58 Thủy hải sản 1.247,6 –13,07 Phương tiện vận tải 257,1 –22,77 khác Cà phê 1.157,7 –14,91 Linh kiện phụ tùng ôtô 218,8 –11,85 Nguồn: Tổng cục Hải quan 3.2.2. Các hạn chế, yếu kém trong việc phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam dưới tác động của quan hệ thương mại với Liên minh châu Âu Có nhiều, trong đó các hạn chế, yếu kém chính là: (i) Việt Nam thiếu doanh nghiệp đủ tầm để “chơi” trong EVFTA, đảm bảo cung hàng xuất khẩu với quy mô lớn, tương thích với hệ thống tiêu thụ dạng chuỗi của EU. Tổng số doanh nghiệp lớn và vừa mới chỉ hơn 38.300, trong đó gần 2/3 là doanh nghiệp nhà nước từng bị ví là càng hội nhập sâu càng “run” (Lê Doãn Hoàn, 2014), mà phải tham gia sâu vào 13 FTA đã có hiệu lực, thì hơi quá sức. (ii) Chất lượng doanh nghiệp chưa ổn, ít doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao, công nghệ lạc hậu, sản phẩm chưa rõ về xuất xứ, thiếu đồng đều về chất lượng, khó đáp ứng tiêu chuẩn EU. Trong thời toàn cầu hóa, mà chỉ có 21% SME Việt tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều sản phẩm phải xuất khẩu qua nước thứ ba, khó tham gia vào chuỗi giá trị của EU. (iii) “Sức khỏe” của nhiều doanh nghiệp chưa tốt, năm 2019 chỉ có 44,1% doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhiều doanh nghiệp còn bị “li ti hóa” (Võ Trí Thành, dẫn theo Nguyễn Hoài, 2016), thiếu khả năng cạnh tranh quốc tế. Nhiều cam kết cao, như thu nhập của người lao động, môi trường lao động, nguyên tắc xuất xứ, làm cho EVFTA như là cuộc chơi quá sức với nhiều doanh nghiệp nội. Hình 5. Cơ cấu doanh nghiệp Việt tại thời điểm cuối năm 2018 theo quy mô (iv) Cơ cấu doanh nghiệp chưa tương hợp, khi 2.260 doanh nghiệp nhà nước là bộ khung của nền kinh tế, nhưng xuất khẩu không đáng kể sang EU, còn khu vực I cung cấp tới 2,5 tỷ USD hàng xuất khẩu nhưng chỉ chiếm 1,35% số doanh nghiệp. Khu vực FDI chiếm tới 72% kim ngạch xuất khẩu, với các sản phẩm chính là hàng gia công, lắp ráp, làm cho nước ta dường như đang xuất khẩu hộ cho các nước đối tác, nhất là Hàn Quốc. 32
- Bảng 3. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – EU28, 2015–2019 Đơn vị: triệu USD Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất nhập khẩu Năm Trị giá Tăng (%) Trị giá Tăng (%) Trị giá Tăng (%) 2015 30.940,1 10,77 10.433,9 17,16 41.374,0 12,31 2016 34.007,1 9,92 11.063,5 6,03 45.070,7 8,93 2017 38.336,9 12,75 12.097,6 8,57 50.434,5 11.72 2018 41.885,5 9,42 13.892,3 13,95 55.777,8 10,59 2019 41.546.6 –0,81 14.906,3 7,30 56.452,9 1,21 Nguồn: Tổng cục Hải quan (v) Các mặt hàng nông, thủy sản – niềm hy vọng của nước ta trong EVFTA, thường sản xuất nhỏ, phân tán, chưa bắt kịp trào lưu sản xuất “sạch”, chưa thực hiện nghiêm tiêu chuẩn cho nông sản, chưa xây dựng được thương hiệu quốc gia. Kim ngạch xuất nhập khẩu còn tăng giảm thất thường, cần chế tài mạnh để chấn chỉnh “người chơi”, phát huy vai trò của các hiệp hội để nâng cấp “cách chơi”, mới mong phát triển mạnh, hiệu quả và lâu dài. 3.2.3. Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém trong phát triển doanh nghiệp Việt dưới tác động của quan hệ thương mại và hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu Các nguyên nhân chính là: (i) Việt Nam để doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả thao túng nền kinh tế, vài năm gần đây mới coi trọng doanh nghiệp tư nhân, nên khu vực doanh nghiệp còn non yếu. Mặt khác, mô hình phát triển bị đánh giá là phi kinh tế, không chấp nhận được (Trường Chinh, dẫn theo Đặng Phong, 2012, 271), song đổi mới và “cởi trói” chậm; tới năm 2013 mới thực sự chú tâm vào hội nhập quốc tế, nên lĩnh vực này chưa phát triển tương xứng. (ii) Doanh nghiệp tư nhân chưa ổn về môi trường pháp lý, vừa bị di họa từ thể chế cũ xem thường các phạm trù kinh tế cơ bản (Todd, 2008, 251) cản trở, vừa bị thanh, kiểm tra chồng chéo, nên “không dám lớn”. Dấu tích của tư duy bài xích mọi quan hệ thị trường (Võ Nguyên Giáp, dẫn theo Đặng Phong, 2012, 159), và chính sách công nghiệp lạc hậu (Kenichi, dẫn theo Bích Ngọc, 2014), làm doanh nghiệp Việt nhiều năm lạc lõng trong tiến trình phát triển chung. (iii) Khi hội nhập với EU, các hạn chế cố hữu về quy mô, vốn, nhân lực, cách quản trị, thương hiệu, năng lực cạnh tranh – càng lộ rõ; bị bất ổn vĩ mô dai dẳng giai đoạn 2007 – 2013 làm cho điêu đứng. Cơ cấu kinh tế lạc hậu, chuẩn mực thấp, liên kết giữa các bộ phận, khu vực yếu, liên kết giữa các nhóm ngành xuất khẩu hầu như không có (Michael Porter, dẫn theo Lưu Ngọc Trịnh, 2012), khiến doanh nghiệp Việt khó cạnh tranh khi tham gia EVFTA. (iv) Việc dùng các tỉnh, thành phố làm địa bàn cấp chiến lược trong tổ chức sản xuất, làm lợi thế bị chia cắt, doanh nghiệp trong khu vực I thành manh mún, khó phát triển. Tư duy phát triển theo khả năng, làm quy mô sản phẩm xuất khẩu vừa nhỏ, vừa chủ yếu liên kết với thế giới bằng các sản phẩm kinh doanh theo nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. (v) Lợi thế bền vững của nước ta trước EU là nông sản nhiệt đới, nhưng nhiều chuỗi cung ứng đứt gẫy, đa phần chưa sản xuất theo quy trình GAP, như là tự loại ra khỏi EVFTA. Mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp khủng hoảng, đồng tiền bị định giá cao (Nguyễn Đức Thành, dẫn theo Thụy Khanh, 2018), nên khó cạnh tranh với các nền nông nghiệp khác. 33
- Bảng 4. Quy mô bình quân về diện tích và GDP năm 2019 của đơn vị tổ chức kinh tế chiến lược của một vài quốc gia Toàn quốc Số bang, Quy mô bình quân Diện tích GDP tỉnh, đơn vị Diện tích GDP 2 trực thuộc 2 (km ) (tỷ USD) (km ) (triệu USD) Mỹ 9.525.067 21.427,7 50 190.501 428.554,0 Trung Quốc 9.596.961 14.342,9 33 436.225 434.633,3 Nhật Bản 377.930 5.081,8 47 8.041 108.123,4 Hàn Quốc 100.210 1.642,4 17 5.895 96.611,8 Ấn Độ 3.287.263 2.875,1 36 91.313 79.863,9 Việt Nam 331.212 261,9 63 5.257 4.157,1 Nguồn: Wikipedia, Ngân hàng Thế giới 3.2.4. Dựa vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu để phát triển doanh nghiệp – yêu cầu cấp thiết và thực tiễn của Việt Nam Bởi: (i) Phát triển doanh nghiệp giúp khuếch trương cao hơn giá trị các nguồn lực đang hạn chế và khan hiếm, góp phần nâng cao năng suất lao động, đưa thu nhập bình quân tăng nhanh. Là công cụ quan trọng giúp nước ta trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, và có thu nhập cao vào năm 2045, chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. (ii) EU là thị trường quan trọng của Việt Nam, hiện lớn thứ 2 về xuất khẩu, thứ 3 về đối tác thương mại, đứng đầu về xuất siêu, có sự bổ sung cao, dễ phát huy sự khác biệt địa lý. Hứa hẹn cung cấp nhiều công nghệ nguồn, phân tán rủi ro thị trường, hỗ trợ “thoát Trung”, thu về nhiều lợi ích từ lợi thế bền vững, nên cần phát triển hội nhập sâu rộng và lâu dài. Bảng 5. Thuế nhập khẩu 6 loại trái cây trước và sau khi EVFTA có hiệu lực Thuế suất ưu đãi Thuế suất ưu đãi phổ cập Thuế suất trung Tên hàng hóa (MFN) trung bình EU (GSP) của EU bình khi EVFTA có áp dụng hiệu lực Chuối tươi hoặc khô 16% 12,5% 0% Dứa tươi hoặc khô 5,8% 2,3% 0% Chanh tươi hoặc khô 12,8% 8,9% 0% Dưa hấu tươi 8,8% 5,3% 0% Mít, vải, chanh leo tươi 8,8% 5,3% 0% Trái cây đông lạnh khác 8,22% 6,93% 0% Tổng hợp từ EVFTA (iii) EVFTA tác động mạnh lên thương mại đầu tư, giúp gỡ bỏ hạng mục thuế quan, tăng cường xuất khẩu, thúc đẩy thương mại nội khối; thúc đẩy việc hình thành chuỗi cung ứng giữa Việt Nam với EU là động lực giúp nước ta nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất tại khu vực Đông Nam Á cho các đối tác EU. (iv) Dựa vào EVFTA để phát triển doanh nghiệp càng cần với nước ta, khi đó sẽ là các doanh nghiệp có chuẩn mực cao, khi cần có thể hoạt động trong mọi FTA khác. Đây còn là các hạt nhân để các SME nội dựa vào để cùng phát triển theo văn hóa “win – win”, cùng vươn ra thế giới, góp phần gắn chặt doanh nghiệp Việt vào cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. (v) Giúp đưa nhiều doanh nghiệp EU đến hoạt động ở Việt Nam, thay thế doanh nghiệp FDI vụ lợi, nâng cao chất lượng khu vực doanh nghiệp FDI trong hệ thống doanh nghiệp quốc gia. Tạo ra cao trào khởi nghiệp để hưởng lợi, phát triển doanh nghiệp phụ trợ, đưa doanh nghiệp về hỗ trợ nông nghiệp, tạo sự phát triển bứt phá cho hệ thống doanh nghiệp, và cho cả nền kinh tế Việt Nam 34
- 3.3. Các giải pháp để phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả doanh nghiệp, nhằm khai thác tốt nhất Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu Một là, xây dựng học thuyết phát triển riêng, đổi mới sâu sắc thể chế, thực thi chính sách sát thực, làm định hướng cơ bản và tạo khuôn nền để doanh nghiệp Việt có điều kiện hình thành và phát triển tốt, đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp của đối tác trong các FTA. Hệ thống doanh nghiệp đã trở thành trung tâm của nền kinh tế, vì thế muốn doanh nghiệp phát triển tốt, thì trước hết nền kinh tế cần phát triển tốt, và để tốt, cần có học thuyết phát triển riêng. Lịch sử đã từng chứng kiến: nước Mỹ từ thuộc địa trở thành siêu cường, Nhật Bản bại trận thành “Thần kỳ kinh tế”, “làng chài” Singapore trở thành đầu tàu của ASEAN, Hàn Quốc từng sống nhờ tiền của lính đánh thuê lập nên “Kỳ tích”. Và gần đây, kỳ tích “khởi nghiệp” của Israel, Trung Quốc hùng cường nhờ Cải cách 1979, sự hồi sinh kỳ diệu của Nga đều chỉ có khi có con đường phát triển riêng phù hợp. Do đó, để “sánh vai với các cường quốc” như ước vọng của Hồ Chủ tịch, Việt Nam không thể cứ loay hoay trong cách thức đã làm ra sự tụt hậu hiện nay, cần chấp nhận “phá hủy sáng tạo”, làm “cuộc Đổi mới lần hai”. Ít nhất là phải có học thuyết phát triển mới và riêng, không vay mượn, mô phỏng, cơi nới, mà cần đột phá trên cơ sở kinh tế vững chắc, hợp lòng dân, được đông dân ủng hộ. Trong đó, cần dung hòa tinh hoa: hướng về xuất khẩu của các nước Đông Á, bất chấp “mèo trắng, mèo đen” và khai thác nhu cầu của Trung Quốc, phát huy vốn con người của Singapore, tạo sức bật toàn quốc bằng khởi nghiệp của Israel Mặt khác, đổi mới sâu sắc thể chế để rộng đường cho học thuyết mới đi vào cuộc sống, không để kỳ vọng xa xôi cản đường phát triển hôm nay, để “tư duy cứng” trói gô sự sáng tạo. Không giữ viên chức dưới chuẩn vì tình nghĩa thiển cận mà làm “rầu” đất nước, phải coi cán bộ thoái hóa là kẻ thù thuộc nhóm “giặc nội xâm”, coi trọng hiệu quả kinh tế không kém việc “không chệch hướng, đổi màu”. Loại bỏ các ưu việt hão huyền, thực thi chính sách sát thực, không để nguồn lực phát triển đã nhỏ, hẹp, lại bị băm nát, các nỗ lực hỗ trợ “mất hút” theo dàn trải. Đồng thời, nâng cấp lợi thế nông nghiệp bằng chuyển sang tổ chức kinh tế theo vùng (Lê Quốc Ạnh và Lê Thị Trâm Anh, 2019), cởi trói toàn diện để giải phóng tiềm lực, “doanh nghiệp hóa” các chủ thể để khuếch trương giá trị nguồn lực (Lê Quốc Ạnh và cs, 2018) Cộng với việc nâng cấp dần các “vùng lõm, thấp” trong năng lực cạnh tranh, để doanh nghiệp Việt được định hướng và có khuôn nền tốt, dễ hình thành và phát triển, có năng lực cạnh tranh đáng nể trước doanh nghiệp của đối tác trong các FTA. Hình 6. Chênh lệch về năng lực cạnh tranh giữa Việt Nam với Đức và Pháp, năm 2019 Thể chế 100 Năng lực đổi mới sáng tạo Cơ sở hạ tầng 80 Tính năng động của 60 Tiếp cận công nghệ thông doanh nghiệp 40 tin 20 Quy mô thị trường 0 Ổn định kinh tế vĩ mô Hệ thống tài chính Sức khỏe CHLB Đức Thị trường lao động Kỹ năng Pháp Thị trường hàng hóa Việt Nam Nguồn: WEF Hai là, có bộ phận chuyên trách về khai thác từng FTA, và tổng hợp các FTA, nhằm đưa nhiều và hiệu quả các lợi thế của đất nước vào hội nhập kinh tế, hạn chế tác động tiêu cực, chuyển đổi doanh nghiệp yếu thế, hướng tới hình thành hệ thống doanh nghiệp hội nhập. 35
- Phát triển doanh nghiệp và khai thác EVFTA dù cấp thiết, song chỉ là hai trong các nhiệm vụ hàng đầu Việt Nam cần làm, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp được phát triển dù dưới tác động, nhưng đâu phải là của riêng mình EVFTA, và EVFTA dù quan trọng, cũng chỉ là một phần trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung. Hơn nữa, trong mỗi quốc gia, mỗi FTA đều có hàng vạn đối tượng liên quan, mà không ít có xung đột lợi ích; ngược lại, mỗi sản phẩm, doanh nghiệp đều có thể tham gia vào nhiều FTA và thu về lượng lợi ích khác nhau. Vì thế, khai thác sâu từng FTA là tốt, nhưng khai thác hiệu quả tất cả FTA càng tốt hơn, đặc biệt vừa khai thác được mọi FTA, vừa mang về nhiều lợi ích toàn cục và lâu dài, mới là tốt nhất. Do đó, cần có bộ phận chuyên trách, tổ chức, điều phối, để “thu gom” mọi lợi thế có thể đưa vào xuất khẩu, thực hiện “phi thương bất phú” ở cấp quốc gia. Tổng hợp hạn ngạch để phân bổ hợp lý cho các vùng, cho từng doanh nghiệp, phối hợp để có nhiều sản phẩm đáp ứng được quy tắc xuất xứ, nhằm mang về hiệu quả cao và bền vững cho đất nước. Mặt khác, tổ chức tốt việc làm giảm nhẹ tác động tiêu cực từ các FTA, bên việc cởi trói và hỗ trợ của Chính phủ, cần có các giải pháp riêng, tương ứng phù hợp với từng doanh nghiệp. Như cần sự hỗ trợ của hiệp hội, sự giúp sức của giới khoa học, xã hội, cộng đồng, với hướng chung là giúp doanh nghiệp bị tác động tăng thêm độ thích nghi. Có năng lực cạnh tranh cao hơn, chuyển sang tham gia vào FTA có cam kết thấp hơn, hoặc chuyển về phục vụ nhu cầu trong nước Từ đó ảnh hưởng đến từng doanh nghiệp, từng cộng đồng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như đến các doanh nghiệp, cộng đồng có liên quan khác. Như vậy, với các bộ phận chuyên trách xứng tầm, các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp ở cả tầm vĩ mô, lẫn vi mô đều được điều chỉnh, giúp hình thành hệ thống doanh nghiệp hội nhập và hiệu quả. Nguyên lý này là cần khi khai thác từng FTA, càng cần hơn khi khai thác EVFTA, nơi có cam kết rộng và cao, có ảnh hưởng lớn và nhiều mặt đến doanh nghiệp Việt Nam. Hình 7. Quy trình điều chỉnh doanh nghiệp và xuất khẩu theo các FTA Hạn ngạch từ mỗi FTA Cơ quan Phân bố Hiệp hội Quy mô và lượng sản phẩm đáp chuyên trách ngành, hàng các vùng sản doanh nghiệp, ứng được quy tắc xuất xứ xuất tập trung hợp tác xã, trang trại Lợi thế Tổng lợi thế Quy hoạch, Xuất khẩu Tập trung về sản xuất một loại về sản xuất một sản xuất phân bổ sản phẩm sản phẩm xuất khẩu loại sản phẩm xuất cho từng FTA theo khẩu mức sinh lời Ba là, khai thác tác động từ EVFTA để phát triển các thương hiệu quốc gia, các doanh nghiệp hỗ trợ, tiến tới hình thành các chuỗi cung ứng, đồng thời phát triển tổng hợp các doanh nghiệp theo đặc thù, đưa khu vực doanh nghiệp nội từng bước tiến lên tầm cao mới. Từ tháng 8 năm 2020, nước ta bước thêm một bước vào sự lựa chọn “sinh – tử” (Nguyễn Đức Kiên, dẫn theo Tư Giang, 2014), khắc nghiệt hơn, với trách nhiệm là khai thác thành công EVFTA. “Luật chơi” đã định, tiền đề sẽ có – khi hai giải pháp mang tính vĩ mô, bao trùm trình bày ở trên, được vận dụng; hy vọng thành công sẽ tăng, khi nâng cấp được sức mạnh cho “người chơi chính” và tăng được “lực lượng người chơi”. Đó là doanh nghiệp, nhưng phải là doanh nghiệp nội, bởi không nước nào mãi thành công khi dựa vào doanh nghiệp FDI, đó chỉ là bước đệm, tạm thời. Do đó, trong cuộc chơi EVFTA, nước ta cần: (i) Lựa chọn các mặt hàng mạnh trong tốp mặt hàng chính đang xuất khẩu (bảng 3), do cùng một doanh nghiệp hoặc một vùng sản xuất, có tiềm lực phát triển lâu dài, để đầu tư mở rộng, thành thương hiệu quốc gia. Lấy đó làm cơ sở phát triển, mở rộng quy mô cho các doanh nghiệp đang sản xuất, phát triển các doanh nghiệp hỗ trợ, để tham gia lâu dài vào chuỗi cung ứng cho EU. (ii) Dựa vào cam kết mở cửa, để phát triển các doanh nghiệp sản xuất tập trung, mở đường cho 36
- việc phát triển các thương hiệu quốc gia tiềm năng khác, nhất là về hàng nông, lâm, thủy sản. Chú trọng đặc biệt đến các mặt hàng đặc sản – như cà phê, mật ong tự nhiên, rau hoa quả được EU khuyến khích xuất sang khi không cần hạn ngạch, mà lại xóa bỏ ngay và hoàn toàn thuế. Mặt khác, phát triển tổng hợp các doanh nghiệp theo đặc thù, như tận dụng lao động giá rẻ, thay thế doanh nghiệp EU trong phân khúc hàng hóa dành cho người thu nhập thấp, vận dụng công nghệ 4.0 cho nước đi sau Ứng xử khôn ngoan với doanh nghiệp bị tổn hại, nhất là doanh nghiệp bị tổn hại vì nhượng bộ của Chính phủ, phát triển doanh nghiệp ở các khu vực còn chậm phát triển, đưa khu vực doanh nghiệp nội từng bước tiến lên tầm cao mới. Bảng 6. Cam kết mở cửa cho 5 mặt hàng nông sản Việt qua EVFTA Mặt hàng Hạn ngạch và cam kết về thuế Đặc sản Cà phê, mật ong tự nhiên, rau hoa quả xóa bỏ ngay và hoàn toàn thuế Gạo 80.000 tấn các loại – xóa hoàn toàn thuế xuất nhập khẩu sau 3–5 năm Tinh bột sắn 30.000 tấn Đường 10.000 tấn đường trắng và 10.000 tấn sản phẩm trên 80% là đường Ngô ngọt 5.000 tấn Nguồn: Tổng hợp từ EVFTA Bốn là, thu hút khôn ngoan các dự án FDI từ EU, cùng các doanh nghiệp FDI có liên quan, nhằm đưa khu vực FDI ở nước ta phát triển nhanh mạnh, tích cực, hiệu quả, đóng góp nhiều vào tăng trưởng, cũng như vào nâng cao chất lượng tăng trưởng của Việt Nam. Việt Nam đang là địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất tại AEC, khi có xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, và dấu ấn chống dịch Covid–19, cho phép sàng lọc, thu hút FDI khôn ngoan. Để thu hút FDI từ EU, nước ta cần: (i) Ưu tiên cho việc thu hút các doanh nghiệp đang cung cấp các mặt hàng chính nhập khẩu từ EU28 (bảng 3), để nội hóa việc sản xuất chúng. (ii) Dựa vào vị thế của các mặt hàng nông sản chính, kêu gọi FDI từ EU, dựa vào CMCN 4.0 biến chúng thành thương hiệu toàn cầu, định vị Việt Nam trên thương trường toàn cầu. Bảng 7. Năm mặt hàng nông sản xuất khẩu có vị thế cao của Việt Nam năm 2017 Tên hàng Về khối lượng Về giá trị Nghìn tấn Vị trí trên thế giới Triệu USD Vị trí trên thế giới Hồ tiêu 217,52 2 1.130,96 1 Điều 409,93 5 3.482,61 1 Cà phê 1.466,20 2 3.101,43 2 Gạo 5820,51 3 2.634,59 3 Các loại quả 6.167,44 5 Nguồn: UNCOMTRADE, 2019 Bên cạnh đó, còn có thể thu hút nguồn FDI từ EU, để thay thế dần các doanh nghiệp FDI đến từ nơi khác có chất lượng thấp hơn, hoặc để có hàm lượng công nghệ cao hơn. Có thể thu hút các dự án FDI từ ngoài EU, đến nước ta để mượn đường sang EU, hoặc để cùng doanh nghiệp FDI từ EU đến hợp tác tạo thành các sản phẩm quốc tế Tuy nhiên, chỉ nên thu nhận FDI từ EU, nếu có tác động ngoại ứng tốt hơn FDI đến từ nơi khác, tôn trọng sự cạnh tranh giữa chúng với doanh nghiệp nội. Đồng thời, cần tính toán để doanh nghiệp FDI không chèn ép doanh nghiệp nội, ưu tiên cho doanh nghiệp FDI nhận các SME làm vệ tinh, để cùng tham gia vào chuỗi cung ứng. Thay đổi cách thức ưu đãi cho FDI, chuyển từ dàn đều, cào bằng sang có trọng tâm, trọng điểm, theo khả năng đóng góp và mức 37
- ngoại ứng tích cực, với nhiều mức và loại ưu đãi khác nhau. Cho phép doanh nghiệp FDI chuyển đổi, nhượng quyền thương hiệu, nhưng phải tôn trọng cam kết chuyển giao, thời hạn hoạt động, phát triển quan hệ với sản phẩm chiến lược. Ngoài ra, nếu có sự tranh chấp giữa các FDI cùng tới từ EU, cần xét tới lộ trình, mức ảnh hưởng toàn cục và lâu dài, và tiềm năng mở rộng, để lợi ích cuối cùng mang về cho Việt Nam là lớn nhất. Từ đó, đưa khu vực FDI ở nước ta phát triển nhanh mạnh, tích cực, hiệu quả, đóng góp nhiều vào phát triển của hệ thống doanh nghiệp, cũng như vào tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng của nước ta. 4. THAY LỜI KẾT LUẬN Năm 2019 là năm thế giới có nhiều biến động phức tạp, đa chiều và khó đoán định, thị trường tài chính bất ổn, thương mại toàn cầu ảm đạm, khiến tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế phát triển chững lại, tại các nền kinh tế đang phát triển sụt giảm. Nhưng ở Việt Nam, thì trái ngược với xu thế “về đáy” như nhiều chu kỳ trước, tăng trưởng kinh tế vẫn đạt 7,02%, vượt mục tiêu đề ra, thuộc nhóm cao hàng đầu thế giới. Thành quả trên do nhiều nguyên nhân, nổi bật là quy mô xuất khẩu tăng trưởng cao và khu vực doanh nghiệp phát triển mạnh – trở thành những động lực tăng trưởng chính. Vì thế, dù tình hình năm 2020 là cực kỳ khó khăn khi dịch Covid–19 bùng phát mạnh, khiến thương mại toàn cầu tiếp tục suy giảm, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái Song, Việt Nam vẫn khác, thực tiễn cho thấy sẽ đạt mục tiêu kép, là “điểm sáng” lớn về tăng trưởng, bệ đỡ cho hy vọng này là EVFTA có hiệu lực từ tháng 8, và nhờ đó, khu vực doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, để tăng trưởng này trở nên bền vững, tạo nên sự tương hỗ giữa tăng trao đổi thương mại với phát triển của khu vực doanh nghiệp, và nhất là để mang về lợi ích nhiều hơn cho Việt Nam – thì không dễ. Bởi, nguồn “thực” từ nước ta là các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thị trường EU có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm. Các hạn chế, như sản xuất nhỏ, phân tán chưa được khắc phục nhiều, sản xuất nông nghiệp chưa bắt kịp trào lưu sản xuất xanh sạch, sản xuất hữu cơ, chưa thực hiện nghiêm túc hệ thống tiêu chuẩn cho nông sản. Khu vực doanh nghiệp FDI vẫn chiếm ưu thế áp đảo trong xuất khẩu sang EU, trong lúc các doanh nghiệp nội vẫn còn nhiều yếu kém về quy mô, trình độ, kinh doanh Song, với quyết tâm đổi mới của Đảng, nỗ lực cải cách, chuyển sang kiến tạo của Chính phủ, những bài học rút ra từ thực tiễn, cùng sự chung sức của các hiệp hội, toàn dân. Chúng ta có quyền tin rằng: Việt Nam sẽ khai thác tốt ảnh hưởng từ EVFTA, để phát triển phù hợp, khoa học hệ thống doanh nghiệp quốc gia. Từ đó tạo ra các tác động tương hỗ, vừa giúp khai thác tốt hơn EVFTA, vừa phát triển nhanh, mạnh và hiệu quả doanh nghiệp, góp phần tạo ra tăng trưởng cao và nâng cao chất lượng tăng trưởng cho nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Quốc Anh và Lê Thị Trâm Anh (2018a), Economic development in lower middle–income countries in this day and age, through practical study in Vietnam, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh (1st CIEMB 2018), NXB Đại học KTQD, 1029–1047. 2. Nguyễn Thị Minh Nhàn (2014), Lĩnh vực lao động trong hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thưong mại, Hà Nội, số 66 tháng 2/1014, 15–24. 3. Lê Quốc Anh (2017), Các FTA thế hệ mới với vấn đề phát triển công nghiệp Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Phát triển kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, NXB Hà Nội, tập 1, 398–410. 4. Lê Quốc Anh & Lê Thị Trâm Anh (2018b), Các FTA thế hệ mới với vấn đề phát triển doanh nghiệp Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về: Thương mại và phân phối – CODI 2018, NXB Nông nghiệp, 1028–1038. 5. Nhất Thanh (2020), EVFTA: Cộng hưởng xung lực mới cho nền kinh tế, truy cập ngày 02/9/2020, từ: –cong–huong–xung–luc–moi–cho–nen–kinh–te–97836.html. 38
- 6. Lê Quốc Anh & Lê Thị Trâm Anh (2018c), Phát triển và kinh doanh bền vững của doanh nghiệp vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Kinh doanh bền vững trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 394–409. 7. Nguyễn Minh Tri (2015), Rùng mình những nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử loài người, truy cập ngày 02 tháng 9 năm 2020, từ –minh–nhung–nan–doi–khung–khiep– nhat–lich–su–loai–nguoi/576629d9f1. 8. Ngô Hiểu Ba (2010), Đột phá kinh tế ở Trung Quốc (1978–2008), bản dịch của Nguyễn Thị Thu Hằng, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. 9. Thomas L. Friedman (2006), Thế giới phẳng, bản dịch của nhóm Nguyễn Quang A và các cộng sự, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 10. Daron Acemoglu và Jame A. Robinson (2013), Tại sao các quốc gia thất bại, bản dịch của Nguyễn Thị Kim Chi, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 11. Lê Quốc Anh & Lê Thị Trâm Anh (2019), Breakthrough in the Development of Vietnamese Business in Order to Grow Rapidly and Sustainably, European Journal of Business and Management, Tập 11, Số 9 (2019), 158–175. 12. Lê Đăng Doanh (2016), Kinh tế Việt Nam sau ba mươi năm đổi mới: Cần một cuộc đổi mới lần thứ 2, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Việt Nam 30 năm Đổi mới: Thành tựu, bài học và triển vọng, NXB Hồng Đức, 26–40. 13. Lê Doãn Hoàn (2014), Hội nhập càng sâu: DNNN càng ‘run’? Truy cập ngày 02 tháng 9 năm 2020, từ –doanh/hoi–nhap–cang–sau–doanh nghiệpnn–cang–run–169836.html. 14. Nguyễn Hoài (2016), Ông Võ Trí Thành: Doanh nghiệp đang rơi vào xu hướng li ti hóa, truy cập ngày 02 tháng 9 năm 2020, từ –vo–tri–thanh–doanh–nghiep–dang–roi–vao–xu– huong–li–ti–hoa–post192346.info. 15. Đặng Phong (2012), Tư duy kinh tế Việt Nam 1975–1989, NXB Tri thức, Hà Nội. 16. Todd G. Buchholz (2008), Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối, bản dịch của Phạm Hồng Bắc và Bùi Ngọc Sơn, NXB Tri thức, Hà Nội. 17. Bích Ngọc (2014), Nhiều nước châu Phi có chính sách công nghiệp tốt hơn VN, truy cập ngày 02 tháng 9 năm 2020, từ: –te/doanh–nghiep/nhieu–nuoc–chau–phi–co–chinh– sach–cong–nghiep–tot–hon–vn–3218723/. 18. Lưu Ngọc Trịnh (2012), MHTT kinh tế Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam – 10/2012, 38–45. 19. Thụy Khanh (2018), PGS. TS Nguyễn Đức Thành: Việt Nam nên phá gía tiền đồng từ 2–3%, truy cập ngày 02 tháng 9 năm 2020, từ –nguyen–duc–thanh–viet–nam–nen– pha–gia–tien–dong–tu–2–3–20180504224209689.htm. 20. Lê Quốc Anh, Nguyễn Ngọc Lan và Lê Thị Trâm Anh (2019), Chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, NXB Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh, Hà Nội, 42–431. 21. Lê Quốc Anh, Phạm Thùy Nguyên & Lê Thị Trâm Anh (2018), Phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Quản lý Kinh tế của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, số 89 tháng 7+8/2018, 36–44. 22. Tư Giang (2015), Chúng ta chỉ còn hai lựa chọn, mở cửa hay là chết, truy cập ngày 02 tháng 9 năm 2020, từ –chay–von/–chung–ta–chi–con–hai–lua–chon–mo–cua–hay–la–chet–– 33128.html. 39