Hiệu quả hoạt động của mô hình khu công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trường hợp công viên phần mềm quang trung (qtsc)

pdf 17 trang Gia Huy 17/05/2022 2600
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả hoạt động của mô hình khu công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trường hợp công viên phần mềm quang trung (qtsc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhieu_qua_hoat_dong_cua_mo_hinh_khu_cong_nghe_thong_tin_tai_t.pdf

Nội dung text: Hiệu quả hoạt động của mô hình khu công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trường hợp công viên phần mềm quang trung (qtsc)

  1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4. TRƢỜNG HỢP CÔNG VIÊN PHẦN MỀM QUANG TRUNG (QTSC) NCS.ThS. Trà Thị Thảo1, Lâm Nguyễn Hải Long2 1Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (Hutech) 1Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung TÓM TẮT Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Là một quốc gia có trình độ công nghệ thấp và lạc hậu so với các nước tiên tiến trên thế giới, cuộc CMCN 4.0 đang tạo ra một vận hội mới để những nước đi sau có khả năng tiếp thu nhanh nhất những thành tựu công nghệ của nhân loại. Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) nói chung và công nghiệp phần mềm được xem là nền tảng cơ bản của cuộc CMCN 4.0. Chính vì vậy, để phát triển ngành CNTT thì không thể không nhắc đến vai trò của các khu CNTT hay các công viên phần mềm (CVPM), nơi được xem như là “bệ đỡ” hỗ trợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc cũng như cung cấp các dịch vụ và hạ tầng công nghệ để giúp các doanh nghiệp CNTT tập trung phát triển chuyên môn. Các khu CNTT này được nhiều nước trên thế giới xem là một trong những mô hình hiệu quả nhất thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp CNTT. Mục tiêu của bài viết này nhằm đánh giá hiệu quả các khu CNTT trên phạm vi cả nước và nghiên cứu mô hình thành công của Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) để từ đó có những đề xuất, giải pháp nhằm hỗ trợ ngành CNTT phát triển mạnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: Công nghiệp 4.0, phần mềm, công viên phần mềm Quang Trung, QTSC. 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh phát triển khu CNTT tại Việt Nam và trên địa bàn thành phố Sự bùng nổ của cuộc CMCN 4.0 đang lan tỏa vào mọi mặt của đời sống, mở ra cơ hội phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội của đất nước. Xu hướng số hoá mọi ngành, mọi lĩnh vực là yếu tố quan trọng nhất để tăng năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số với ba chủ thể là chính phủ số, kinh tế số và người dân số và sáu trụ cột là hạ tầng kết nối, dữ liệu, công nghiệp điện tử - viễn thông CNTT, thương mại điện tử, nguồn nhân lực và an toàn an ninh thông tin. Không nằm ngoài xu hướng chung này, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội. Sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ đối với hoạt động đổi mới sáng tạo, số lượng dịch vụ công trực tuyến ngày càng tăng, sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh mới dựa trên CNTT trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, thương mại, đô thị thông minh đã và đang là nền tảng, là bước đi quan trọng để từng bước chuyển đổi sang một quốc gia số. Trên hành trình trở thành một quốc gia số, ngành CNTT ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, kinh 321
  2. tế - xã hội, có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”1. Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), năm 2018, tốc độ tăng trưởng doanh thu toàn ngành cao hơn tăng trưởng GDP cả nước, đạt khoảng 2,65 triệu tỷ đồng, ước tăng 112,6% so với năm 20172. Riêng công nghiệp phần mềm của Việt Nam tiếp tục là ngành duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, 13,8% với doanh thu ước đạt 4,3 tỷ USD, xuất khẩu ước đạt 3,5 tỷ USD. Ngoài các thị trường truyền thống là Nhật Bản, Bắc Mỹ còn có những thị trường mới nổi như châu Âu, Myanmar 3 Với lực lượng 129 trường đại học, 412 trường cao đẳng nghề và trường trung cấp có đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông và an toàn thông tin, năm 2017 nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam đạt trên 897.000 người trong đó lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử chiếm trên 75%, còn lại là các lĩnh vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT. Với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,9%, đến năm 2020 nhân lực CNTT Việt Nam sẽ đạt khoảng 1,3 triệu người. Thu nhập bình quân lao động CNTT cũng có bước tăng trưởng đáng kể, theo đó lĩnh vực phần cứng, điện tử có mức thu nhập tăng 15%, phần mềm và nội dung số cũng có mức tăng trưởng từ 8 - 10%.4 Theo báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc về chỉ số Chính phủ điện tử, Việt Nam đã tăng 1 bậc lên vị trí 88 so với năm 2016. Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF xếp Việt Nam ở thứ hạng 55/137 nước về chỉ số cạnh tranh toàn cầu, tăng 5 bậc so với giai đoạn 2015-2016. Trong báo cáo này, chỉ số sẵn sàng về công nghệ của Việt Nam đứng thứ 79/137 quốc gia. Chỉ số phát triển CNTT&TT (ICT Development Index - IDI) của ITU năm 2017, Việt Nam xếp hạng thứ 108/176 quốc gia bằng với năm 2016. Nhấn mạnh CNTT đóng vai trò nòng cốt trong xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia và nền kinh tế số, Bộ TT&TT nêu rõ, thế giới đang bước vào cuộc CMCN 4.0, xây dựng Chính phủ số hướng tới nền kinh tế số. Việt Nam không đứng ngoài xu thế đó, việc tiến hành tốt chuyển đổi số sẽ giúp Việt Nam chủ động trong cuộc CMCN 4.0, hướng tới quốc gia thông minh. Đặc biệt, năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Bộ TT&TT chủ trì xây dựng Đề án Chuyển đổi số Quốc gia quốc gia. Đây là nhiệm vụ trọng đại, bởi nếu thực hiện thành công, Việt Nam sẽ tăng được năng suất lao động lên từ 30 đến 40%, góp 20 - 30% trong tăng trưởng GDP, tránh được bẫy thu nhập trung bình. Một trong những nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược này đó chính là các doanh nghiệp phần mềm (DNPM), doanh nghiệp CNTT. Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là vị trí, đầu tàu trong phát triển ngành CNTT của cả nước đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp này trong suốt thời gian qua. Mặt khác, dù tỷ lệ tăng trưởng của ngành luôn ở mức cao với hai chữ số nhưng tỷ trọng đóng góp vào kinh tế thành phố còn rất nhỏ. Vì vậy nhu cầu cấp bách để phát triển lĩnh vực CNTT trở thành lực lượng chủ lực đóng góp cho kinh tế của thành phố trong thời gian tới là phải thúc đẩy về số lượng doanh nghiệp cũng như lực lượng lao động trong ngành này. Làm thế nào số lượng cả doanh nghiệp lẫn lực lượng lao động phải tăng lên hơn 5% trong tổng số lao động của TP.HCM để ngày càng thúc đẩy ngành CNTT của TP.HCM phát triển mạnh mẽ. Một trong những đòn bẫy mang tính giải pháp chiến lược chính là việc thành lập các khu CNTT, các công viên phần mềm (CVPM) để thu hút, hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn. 1 Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp với Bộ TT&TT ngày 08/9/2018. 2 Nguồn: 20190115211916921.chn 3 Nguồn: 4 Theo số liệu Sách trắng 2018. 322
  3. Sự ra đời của các khu CNTT, khu công nghệ cao, CVPM đã tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp lĩnh vực CNTT, công nghệ cao hoạt động, góp phần phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 1.2. Sự phát triển công viên khoa học trên thế giới Theo như Tổ chức Văn hóa và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), có trên 400 khu khoa học công nghệ trên thế giới và số lượng các khu tiếp tục gia tăng theo thời gian. Hoa Kỳ được xem là quốc gia tiên phong trong việc xây dựng các khu công nghệ và tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao cho toàn cầu. Trên trang web của UNESCO thống kê cho thấy Hoa Kỳ có hơn 150 khu khoa học công nghệ, theo sau là Nhật Bản có 111 khu. Trung Quốc đã có kế hoạch xây dựng khu khoa học công nghệ từ giữa thập niên 1980 và hiện có khoản 100 khu. Trong khu vực châu Á, ngoài hai quốc gia dẫn đầu là Nhật Bản và Trung Quốc, Hàn Quốc cũng được xếp đứng thứ III trong khu vực này với số lượng 18 khu trải dài khắp các tỉnh thành. Xét trong phạm vi khu vực các nước Đông Nam Á, Malaysia là quốc gia dẫn đầu có 5 khu công nghệ cao (Johor Technology Park, kulim Hi-Tech Park, Selangor Science Park, Subang Hi-Tech Industrial Park, và Technology Park Malaysia) đóng vai trò quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia này. Sau Malaysia là Philippines với 3 khu công nghệ (Laguna Technopark, Science City of Munoz và Science Park of the Philippines) tạo tiền đề cho phát triển ngành công nghệ có hàm lượng chất xám cao của quốc gia này. Trong một nghiên cứu tổng kết 30 năm phát triển các công viên khoa học công nghệ của Trung Quốc, Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Tây Ban Nha, nhóm tác giả Hobbs, Link, & Scott (2017) cho thấy để phát triển khu công viên khoa học công nghệ ở khắp nơi trên thế giới là làm sao khai thác mối liên kết tốt giữa các bên có liên quan tham gia trong nội khu và có sự gắn kết giữa các khu với nhau. Tùy đặc thù điều kiện của mõi khu và chính sách khuyến khích của chính quyền, kết quả đạt được của các khu có khác nhau trong tiêu chí đánh giá. Hiện nay, ở Việt Nam nghiên cứu liên quan đến chủ đề này rất còn hạn chế. Chính sách phát triển khu công viên khoa học công nghệ vẫn còn nhiều điều khoản cần bổ sung và vẫn còn đang trong giai đoạn triển khai thử nghiệm. Vì vậy, rất cần thiết cho việc triển khai nghiên cứu này để thấy rõ hiện trạng phát triển CVPM và từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện về chính sách phát triển khu CVPM tại Việt Nam. Từ thực tế phát triển QTSC và xu hướng phát triển của thế giới cũng cho thấy cần qui hoạch mở rộng hơn thu hút doanh nghiệp khoa học công nghệ khác như công nghệ về sự sống, công nghệ sinh học, và công nghệ nano đầu tư vào công viên để nó trở thành công viên khoa học công nghệ. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cung cấp những minh chứng thực tế giúp các nhà hoạch định chính có tham chiếu để hoàn thiện hệ thống pháp lý cho phát triển công viên khoa học công nghệ một cách bền vững tạo sự đột phá về công nghệ và theo kịp xu hướng phát triển trên thế giới. 2. LÝ THUYẾT TỔNG QUAN Nhiều nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã triển khai nhằm tìm ra mô hình phát triển khu khoa học công nghệ phù hợp nhất đối cho từng bối cảnh nghiên cứu. Cụ thể, Zhou (2005) có những phân tích đánh giá về chuyển đổi cơ chế quản lý phù hợp cho bối cảnh của Trung Quốc đối với khu công nghệ cao thành công tại Zhongguancun, Bắc Kinh. Tác giả đã khai thác những đặc trưng chính thức và không chính thức của khu Zhongguancun so với cái nôi khu công nghệ của Hoa Kỳ tại thung lũng Silicon, California. Nghiên cứu này cũng đưa ra những điểm mạnh và yếu trong quá trình thúc đẩy phát triển môi trường đổi mới sáng tạo tại Trung Quốc. 323
  4. Trong một nghiên cứu khác, Vaidyanathan (2008) đã đánh giá những chính sách thay đổi tạo dấu ấn mạnh mẽ cho chuyển đổi các khu công nghệ phần mềm đến khu công nghệ thông tin kết hợp với công nghệ sinh học tại Ấn Độ. Ngoài ra, Albahari, Catalano, & Landoni (2013) đã đánh giá một cách có hệ thống về việc triển khai các khu khoa học công nghệ tại Ý và Tây Ban Nha. Nghiên cứu này cũng đưa ra nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị cho việc xây dựng mô hình phát triển khu khoa học công nghệ. Một nghiên cứu liên quan đến khu khoa học công nghệ tại Hsinchu, Trung Quốc, Chen, Chien, & Lai (2013) đã phân tích đánh giá quá trình phát triển cụm khu công nghệ trong vòng 30 năm. Nghiên cứu này cũng đưa ra nhiều bài học quí giá cho chính sách phát triển mô hình cụm khu công nghiệp. Liên quan đến việc phát triển cụm khu khoa học và tạo sự gắn kết tại Hàn Quốc và Đài Loan, Yun & Lee (2013) cho thấy phát triển cụm khu công nghiệp thành công tại hai quốc gia này khi tạo được sự gắn kết hiệu quả những trường đại học, doanh nghiệp và chính quyền. Sự hợp tác giữa các bên có liên quan đóng vai trò quan trọng tạo sự chuỗi liên kết chặt chẽ giúp phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cụm khu công nghệ và quốc gia. Mặc dù có nhiều nghiên cứu có liên quan đế phát triển khu khoa học công nghệ tại nhiều quốc gia khác nhau, thực tế vẫn còn nhiều thách thức trong việc hoạch định và đưa ra mô hình phát triển khu khoa học công nghệ kiểu mẫu thành công phù hợp nhất. Chính vì vậy, Wasim (2014) đã chỉ ra 4 khía cạnh chính có tính phổ quát toàn cầu chung cho việc xây dựng mô hình phát triển theo kiểu mẫu thành công viên khoa học gồm: Quản trị (governance); tăng trưởng (growth); bền vững (sustainability) và khuynh hướng tương lai và các nhân tố ngoại vi (Future trends & external factors). Trong đó, xây dựng hệ thống quản trị tốt sẽ giúp cho các khu công viên khoa học mới thành lập tránh những rủi ro trong giai đoạn đầu phát triển. Thiết kế chính sách quản trị Làm sao để quản trị tốt khu khoa học công nghệ là một trong những khía cạnh quan trọng để phát triển khu. Quản trị ở đây bao gồm thiết lập kế hoạch và thiết kế một môi trường thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ. Xây dựng cơ chế chính sách giúp doanh nghiệp gắn kết lâu dài thông qua những hợp đồng cụ thể trên cơ sở đảm bảo vừa hợp tác chia sẻ thông tin, vừa đảm bảo an toàn sở hữu trí tuệ. Wasim (2014) đưa ra các đối tượng quan trọng cần quan tâm trong việc thiết kế chính sách quản trị hiệu quả: Quản lý khu Để quản lý khu khoa học công nghệ thành công cần phải có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp được đào tạo bài bản, có năng lực lên kế hoạch phát triển, có kỹ năng quản lý và vận hành khai thác khu. Ban lãnh đạo khu cần phải xác định được tầm nhìn và sứ mệnh đồng bộ với các mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy phát triển bền vững khu khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý cần phải có đủ thẩm quyền và trách nhiệm hoạch định và hình thành các chính sách cho đặc khu, tính toán các khoản chi phí và các loại doanh thu tương ứng. Thành phần của ban lý khu cũng đa dạng tùy theo các giai đoạn hình thành và phát triển khu khoa học công nghệ. Parry (2014) cho rằng cần phải có qui hoạch tổng thể cho khu công nghệ gồm có ba bên tham gia chính: 1) các trường đại học uy tín, có khả năng nghiên cứu chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm trí tuệ; 2) chính quyền địa phương tham gia việc qui hoạch phát triển khu phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế vùng và tạo lợi thế cạnh tranh thông qua ưu đãi đầu tư; 3) cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc xây các tiêu chí đánh giá mức độ thành công của một khu công nghiệp là rất quan trọng tạo tiền đề cho việc mở rộng phát triển mô hình. Xây dựng các mô hình liên doanh liên kết cũng cần cân nhắc để giảm gánh nặng về chi phí và rủi ro trong giai đoạn xây dựng các khu khoa học công nghệ. Ví dụ vào năm 1999, Manchester Science Park, Vương 324
  5. Quốc Anh đã ký thỏa thuận hợp tác với công ty xây dựng và phát triển Pochin Plc xây dựng thành công ba tòa nhà cho khu công nghệ Manchester Technopark Limted (Wessner, 2009). Lựa chọn công nghệ chủ lực Các khu khoa học công nghệ đương đầu với nhiều lựa chọn công nghệ mang tầm chiến lược. Vấn đề thách thức lớn nhất là làm sao chọn được công nghệ chủ lực đón đầu xu thế phát triển hay là chọn công nghệ cơ bản chung chung. Tuy nhiên, thực phát triển các khu khoa học công nghệ trên thế giới cho thấy việc lựa chọn này không đơn giản vì nó còn phù thuộc điều kiện phát triển kinh tế của vùng và quốc gia và các nguồn lực sẵn có đáp ứng được yêu cầu của việc lựa chọn này. Trong nghiên cứu của Wessner (2009) cho thấy việc lực chọn công nghệ đặc thù để hình thành khu khoa học công nghệ được quyết định bởi tình hình kinh tế của khu vực, doanh nghiệp và trường đại học. Ví dụ, khu khoa học công nghệ của trường Đại học Maryland, Hoa Kỳ đã tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông (Information and Communication Technology), khoa học sinh học (bioscience), công nghệ sinh học (biotechnology), và công nghệ nano (nanotechnology). Trong khi đó, khu công nghệ cao tại Zhangjiang, Trung Quốc thì tập trung vào ba lĩnh vực chủ lực là khoa học sự sống (life science), phần mềm, và công nghệ thông tin. Trong đó, khoa học sự sống chiếm 50% doanh số của toàn khu. Ngược lại, việc lựa chọn công nghệ cơ bản chung chung thì thường chấp nhận tất cả các ngành nghề có thể đầu tư vào khu công nghệ. Như trong một khảo sát tình hình phát triển tại các khu, Parry (2014) đã ghi nhận các doanh nghiệp và trường đại học được quyền chọn lựa bất kỳ lãnh vực nào mà họ quan tâm phát triển tại các khu công nghệ cơ bản chung chung. Nhóm đối tƣợng mục tiêu (target group) Nhóm đối tượng này bao gồm cộng đồng khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trung tâm nghiên cứu và phát triển, các tổ chức nghề nghiệp và các quỹ tương hỗ. Trong nhóm đối tượng này vấn đề quan trọng là làm sao huy động được nguồn vốn phát triển ban đầu để đặt nền móng vũng chắc cho cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và các trung tâm nghiên cứu và phát triển. Nguồn vốn này phải đủ lớn để xây dựng được các vườn ươm công nghệ. Trong nghiên cứu khu công nghệ và khoa học tại Attica, Hy Lạp, Sofouli & Vonortas (2007) cho thấy mục tiêu của khu công nghệ này là hỗ trợ các công ty mới phát triển và tận dụng tối đa nguồn lực để triển khai thương mại hóa các sáng kiến và công nghệ cao nhằm tạo ra các thị trường mới và cải thiện nền kinh tế quốc gia. Thực tế khu công nghệ này thu hút cả công ty đã trưởng thành và cộng đồng khởi nghiệp. Các bên có liên quan Các bên có liên quan là một tổ chức hay cá nhân mà có đầu tư, có cổ đông hay lợi ích cụ thể tại khu khoa học công nghệ. Trong một khảo tình hình phát triển khu công nghệ, Parry (2014) cho thấy 3 bên liên quan chủ yếu của một khu hiện hữu tại Vương Quốc Anh gồm có trường đại học Surrey, chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Vay trò chính của trường đại học Surrey là tạo ra nguồn thu nhập độc lập và gia tăng ổn định cho các giáo sư và chuyên viên thông qua việc ký kết làm việc các doanh nghiệp thành lập tại khu này. Ngoài cơ hội chuyển giao công nghệ và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ, nhà trường còn hưởng lợi từ giá trị vô hình thông qua danh tiếng của trung tâm công nghệ xuất sắc. Vai trò của chính quyền giúp hoàn thiện và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế vùng và địa phương. Cộng đồng doanh nghiệp trong khu tạo môi trường kinh thuận lợi nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh thông qua kỹ năng và công nghệ. 325
  6. Nguồn vốn Nguồn vốn là một trong vấn đề nan giải nhất trong quá trình phát triển và vận hành khu khoa học công nghệ. Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động vườn ươm, khởi nghiệp thông qua tài trợ, vay vốn ưu đãi và các loại hình cấp vốn khác sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp thành lập tại các khu khoa học công nghệ. Các học giả (Parry, 2014; Wessner, 2009) cũng cho thấy chính sách đầu tư tài trợ vốn cho khu nghiên cứu của Mexico là một kinh nghiệm quí giá. Chính phủ Mexico đã thành công trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và phát triển thông qua chính sách thuế suất ưu đãi. Xây dựng các hệ sinh thái Chen et al., (2013) cho rằng phát triển khu khoa học công nghệ cần phải xây dựng khu thân thiện với môi trường. Các khu này cần phải tạo được các khoản xanh nhất định và đạt các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của địa phương. Ngoài ra, các nhà quản lý khu còn phải chủ động cải thiện môi trường và xây dựng các giải pháp thích hợp giúp làm sạch và khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Vốn Start-up Cơ sở vật chất xanh Công ty vừa và nhỏ Năng lượng thay thế Trung tâm nghiên cứu và Nhóm đối tƣợng Thiết lập sinh thái Tiêu chuẩn ISO 14001 phát triển EPA Tổ chức hỗ trợ tài chính Quản trị Hình thức sở hữu Tầm nhìn và nhiệm vụ Các bên liên quan Cấu trúc chi phí và mô hình lợi nhuận Quản lý khu công nghệ Quản lý Tổ chức R&D Phân tích rủi ro và kế Cơ quan chính quyền phát hoạch giảm tránh triển vùng Cơ quan chính quyền phát Tập trung công nghệ triển quốc gia Ban điều hành và hội đồng cố vấn Công ty tư nhân Phòng quản lý kế hoạch và Chung Chuyên môn dự án (Mọi ngành) (Vài ngành) Chính sách khu khoa học công nghệ Hình 1. Mô hình quản trị hiệu quả Nguồn: Tác giả đã sửa đổi bổ sung dựa trên nghiên cứu của Wasim (2014) Ví dụ khu khoa học công nghệ tại Hong Kong là một ví dụ điển hình về mô hình khu công nghệ xanh. Ngay từ ban đầu khu này có chính sách ủng hộ xây dựng các tòa nhà theo hướng tận dụng năng lượng mặt trời và tòa nhà phủ xanh. Cụ thể các mái của tòa nhà trong khu đều được phủ thảm thực vật xanh với sự kết hợp hài hòa năng lượng tái tạo từ nguồn điện lượng mặt trời, hệ thống tưới có điều khiển, hệ cảm nhiệt giúp điều hòa tưới tiêu, cấp thoát nước và làm công tác dự báo thời tiết, vấn đề xử lý chất thải có khả năng tái tạo và không thể tái tạo. Ngoài ra, khu công nghệ này cũng ban hành các điều khoản về làm sạch không khí và giảm thiểu khí thải carbon, cam kết kiểm soát chặt chẽ chất lượng không khí trong tòa nhà, giảm thiểu ô nhiễm không khí, có những giải pháp sử dụng năng lượng hiểu quả. Ban quản lý khu cũng cho triển khai việc giám sát kiểm toán nghiêm ngặt việc quản lý sử dụng nguồn năng lượng. Cuối cùng, với những giải pháp đồng bộ khu công nghiệp này đã thành công trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất theo hướng tái tạo và khuyến khích sử dụng xe đạp trong nội khu thay vì dùng xe ô tô (Hong Kong Science and Technology Parks, 2012). Thực tế, nhiều khu công nghệ đã triển khai áp dụng xây dựng 326
  7. hệ sinh thái nội dung đạt tiêu chuẩn ISO 14001 (chứng chỉ quốc tế liên quan đến quản lý môi trường). Hình 1 bên dưới tóm tắt những tiêu chí liên quan đến việc xây dựng và hoàn thiện chính sách quản trị cho khu khoa học công nghệ. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Vai trò của QTSC Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) được thành lập vào năm 2001 trong bối cảnh chủ trương của Nhà nước coi việc xây dựng nền kinh tế tri thức là con đường đi tắt, đón đầu đưa Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp hiện đại. QTSC được chọn là 1 trong 12 chương trình trọng điểm của TPHCM giai đoạn 2001-2005. QTSC ra đời vào thời điểm Việt Nam chưa ban hành luật CNTT (luật ban hành năm 2006) và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Trong những năm đầu hình thành, các hoạt động phát triển thu hút đầu tư của QTSC chủ yếu dựa vào tầm nhìn, tâm huyết của các lãnh đạo thành phố và nhiệt huyết của bộ máy vận hành. Vai trò của QTSC khi thành lập nhằm mục tiêu đảm bảo các nhiệm vụ sau: – Cung ứng cơ sở hạ tầng và dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai trong việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất và xuất khẩu phần mềm. – Nuôi dưỡng và hình thành các công ty phần mềm mới, đào tạo các chuyên viên phần mềm và nhà quản lý doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. – Cung ứng môi trường làm việc, sinh hoạt trình độ cao và có khả năng thích nghi cho các chuyên viên phần mềm. – Khuyến khích đầu tư của Việt kiều bằng nhiều chính sách ưu đãi. Khai thác sự hợp tác giữa nhà nước – tư nhân, và hợp tác quốc tế. Trong quá trình phát triển, QTSC đã hoàn thành cơ bản các vai trò, mục tiêu của mình. Từ năm 2015, QTSC bắt đầu quá trình chuyển đổi để đảm đương các nhiệm vụ lớn hơn nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố cũng như thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phần mềm của cả nước nhất là trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Với tốc độ và quy mô hiện nay, QTSC đang thể hiện vai trò là CVPM trọng điểm quốc gia, được chính phủ đặt nhiều kỳ vọng trở thành ngọn cờ đầu dẫn dắt, hỗ trợ các địa phương có nhu cầu và là chỉ dẫn địa lý cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam trên bản đồ phần mềm thế giới. QTSC đang tiến tới triển khai mô hình chuỗi CVPM đầu tiên tại Việt Nam, có khả năng cạnh tranh với các CVPM tại khu vực Đông Nam Á và Châu Á trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm. 3.2. Thực trạng 3.2.1. Đánh giá chung Trên địa bàn thành phố hiện nay có 2 khu đó là QTSC và khu công nghệ phần mềm Đại học quốc gia TP.HCM (ITP). Được thành lập từ rất sớm trên địa bàn, trải qua nhiều thăng trầm, trong vài năm gần đây ITP đã có những bước chuyển đáng kể khi tập trung vào hoạt động phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. ITP đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp trong Đại học quốc gia TP.HCM và cho cộng đồng khởi nghiệp tại thành phố và một số địa phương, khu vực một cách hệ thống với các chương trình tương ứng các bước phát triển của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, từ việc hỗ trợ ý tưởng đến việc hình thành các nhóm khởi nghiệp. 327
  8. Bảng 1. Các chỉ số chung của hệ sinh thái khởi nghiệp tại ITP Nội dung 2017 2018 So với cùng kỳ (%) 1. Số công ty/ nhóm dự án khởi nghiệp 41 57 139 Trong đó: 1.1. Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 150 300 200 2. Số hội nghị, hội thảo 78 129 165 3. Tổng số người tham gia học tập và làm việc thường xuyên 8.320 9.753 117 3.1. Số lượng sinh viên (người) 5.778 7.586 131 4. Sinh viên tiếp cận cuộc thi khởi nghiệp CiC 20.000 350.000 1.750 Nguồn: Tác giả tổng hợp Mặc dù tên gọi vẫn là ITP nhưng thật sự ITP không còn là một khu công nghệ phần mềm giống QTSC như trước đây mà đã có sự chuyển đổi về nội dung, hình thức và mục tiêu hoạt động của ITP nhằm đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ phát triển của Đại học quốc gia TP.HCM và cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố. Chính vì vậy, vai trò phát triển ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố đang tập trung chủ yếu vào QTSC – là nơi thu hút nhiều doanh nghiệp phần mềm lớn và nhiều nhất trong cả nước. Trên phạm vi cả nước tại địa phương lớn như Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và Thừa Thiên-Huế đều có khu CVPM hoặc khu CNTT nhưng hầu như đều không đạt hiệu quả cao, một số khu đang chuyển hướng hoặc định hướng lại cho phù hợp với xu thế phát triển. Đến thời điểm hiện nay, Bộ TT&TT chỉ công nhận 3 khu đang hoạt động là QTSC (công nhận đầu tiên vào năm 2009), khu CVPM Đà Nẵng (năm 2011), khu CNTT Cầu Giấy (năm 2013) và một khu đang trong quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng là khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (năm 2016). Theo đánh giá của Bộ TT&TT, QTSC không chỉ là khu CNTT được thành lập đầu tiên trong cả nước mà còn là khu được đánh giá hoạt động thành công nhất ở Việt Nam, thể hiện được vai trò, vị trí dẫn dắt các địa phương nghiên cứu, học tập kinh nghiệm để phát triển ngành CNTT cả nước. Bảng 2. So sánh quy mô giữa QTSC và các khu CNTT trong cả nước Đơn vị 2016 2017 2018 Chỉ tiêu tính Cả nƣớc QTSC Cả nƣớc QTSC Cả nƣớc QTSC Số lượng các khu Khu 03 01 03 01 03 01 CNTT/CVPM Tổng quỹ đất m2 415.015 430.000 485.015 430.000 485.015 430.000 Tổng diện tích văn phòng m2 375.079 204.136 396.989 204.136 415.864 204.136 làm việc Tổng số các doanh nghiệp Doanh 560 140 650 150 640 160 hoạt động trong khu nghiệp Tổng số nhân lực Người 26.065 9.935 30.965 10.035 29.765 10.235 328
  9. Dựa vào bảng trên ta thấy trong năm 2018, QTSC chiếm khoảng 88% tổng diện tích quỹ đất các khu của cả nước; chiếm 49% tổng diện tích văn phòng làm việc, 34% tổng số nhân lực và 25% số lượng cho các doanh nghiệp trong các khu. Các doanh nghiệp CNTT hoạt động tại QTSC đa phần là doanh nghiệp nước ngoài và tư nhân, có quy mô lớn hơn nhiều địa phương khác. Hiện nay, QTSC có 5 doanh nghiệp có quy mô trên 1.000 người làm việc và đang có xu hướng phát triển trong những năm sắp tới. Qua các số liệu trên cho thấy dư địa phát triển của QTSC còn rất lớn trong tương lai. Trước đó, trong năm 2017, theo đánh giá của tập đoàn tư vấn quốc tế KPMG (một trong 4 hãng tư vấn lớn nhất toàn cầu) thì QTSC xếp thứ 3 trên tổng số 8 khu công nghệ nổi bật tại châu Á có sự hỗ trợ của nhà nước khi đánh giá về các yếu tố liên quan đến hiệu quả hoạt động của khu như tỷ lệ lấp đầy, chính sách đãi ngộ, hạ tầng viễn thông; đứng thứ 4 khi đánh giá về các yếu tố liên quan đến quy mô, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong khu, như mức độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI), quy mô DN FDI, tay nghề của nguồn nhân lực Nhìn tổng thể, QTSC nổi bật lên trong số các khu công nghệ được đánh giá như là một khu công nghệ với chính sách ưu đãi vượt trội, thu hút đa dạng nhà đầu tư từ các ngành nghề khác nhau và đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu đều phát triển bền vững và ngày một lớn mạnh. Hình 2 mô tả định vị của QTSC trong khu vực. Kết quả này cũng cho thấy mức độ tương đồng với thực tế vận hành các khu công viên khoa học trên thế giới như nghiên cứu của Parry (2014). Việc xây dựng cơ chế chính sách quản lý khu là rất quan trọng. Sự thành công của QTSC cũng cho thấy dấu ấn của đội ngũ quản lý chuyên nghiệp được đào tạo bài bản và có năng lực quản trị tốt. Có khả năng tiếp thu và áp dụng thành công những kinh nghiệm quản lý học hỏi được từ thực tế vận hành của các khu công viên ở nước ngoài. Bên cạnh đó, QTSC cũng đã nhờ các công ty tư vấn có uy tín trên thế giới tham gia tư vấn đánh giá mức độ thành công của QTSC. Hình 2. Định vị QTSC với các khu công nghệ nổi bật tại châu Á 329
  10. 3.2.2. Đánh giá hiệu quả trên cơ sở một số chỉ tiêu Theo các mô hình lý thuyết về kiểm soát quản trị, đánh giá hiệu quả tiếp thị địa phương cùng với các tiêu chí mà tổ chức UNIDO5 đưa ra nhằm đánh giá sự thành công của một mô hình khu công nghệ, đặc biệt là các mô hình có sự tham gia đầu tư, quản lý của nhà nước thì phương pháp đánh giá hiệu quả thành công có sự khác biệt tương đối so với khu vực tư. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này tập trung vào một số chỉ tiêu (i) tỷ lệ diện tích lấp đầy, (ii) hiệu quả nguồn vốn đầu tư, (iii) hiệu suất sử dụng đất, (iv) năng suất lao động, (v) hỗ trợ và thu hút doanh nghiệp. 3.2.2.1. Tỷ lệ diện tích lấp đầy Có thể nói tỷ lệ lấp đầy của các khu CNTT, CVPM trên cả nước đạt trung bình trên 95% cao hơn so với các khu công nghiệp. Tính đến tháng 6/2018, cả nước có 325 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là khoảng 95.000 ha trong đó có 231 khu đi vào hoạt động và 94 khu đang trong giai đoạn đền bù, giải tỏa mặt bằng. Tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp đạt 53%, riêng các khu đi vào hoạt động thì tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.6 Trong khi đó tỷ lệ lấp đầy của QTSC đạt 88%. Hình 3 mô tả diện tích lắp đầy. Hình 3. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất tại QTSC Từ năm 2015 đến nay, QTSC chủ trương không mời gọi thêm các nhà đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật mà tập trung rà soát, chấn chỉnh các nhà đầu tư không thực hiện đúng thủ tục và triển khai thu hồi các lô đất của những nhà đầu tư không đủ năng lực hoạt động. Ưu tiên dành quỹ đất còn lại để phục vụ cho các hoạt động sản xuất phần mềm và nghiên cứu phát triển (R&D). Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn chung của nội khu, QTSC từng bước nâng cao tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư. Vì vậy, số lượng nhà đầu tư tại QTSC không tăng mà chỉ giảm đi. Hiện nay, diện tích các nhà đầu tư thuê đất đạt trên 88% tổng diện tích đất giao, cho thuê tại QTSC. Hình 4 phân loại nhà đầu tư. 5 United Nations Industrial Development Organization (Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc). 6 Báo cáo tình hình các khu công nghiệp, khu kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2018. 330
  11. Kết quả này cũng cho thấy QTSC có sự lựa chọn công nghệ đầu tư đúng đắn phù hợp với trình độ và năng lực phát triển công nghệ của Việt Nam trong thời gian qua. Kết quả này củng tương đồng với nghiên cứu của Wessner (2009). Hình 4. Phân loại các nhà đầu tư hoạt động trong QTSC 3.2.2.2. Hiệu quả nguồn vốn đầu tư Đối với 3 khu CNTT đang hoạt động trong cả nước đều được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước. Tổng đầu tư ngân sách nhà nước từ ngày đầu thành lập cho đến nay của QTSC là 200 tỷ đồng, khu CNTT Cầu Giấy là 31,4 tỷ đồng và CVPM Đà Nẵng là 162 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước của các đơn vị quản lý khu đã lớn hơn rất nhiều so với tổng số ngân sách đầu tư. Chỉ tính riêng trong năm 2018, QTSC đã nộp 30 tỷ/200 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ thu ngân sách/vốn đầu tư là 15%; CVPM Đà Nẵng là 14,36 tỷ/162 tỷ, tương đương 9%; và khu CNTT Cầu Giấy là 2 tỷ/31 tỷ tương đương 7%. Trong khi đó tỷ lệ này đối với các khu công nghiệp là 4% đến 5%.7 Bên cạnh đó, với 200 tỷ đồng ngân sách đầu tư thì QTSC đã thu hút 9.800 tỷ đồng từ các nguốn vốn tư nhân và nước ngoài đầu tư (tương đương 1 đồng ngân đồng bỏ ra thu hút được 49 đồng). Đây là tỷ lệ rất cao tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tỷ lệ này còn tiếp tục tăng trong tương lai khi mà dư địa về đất đai, về văn phòng làm việc của QTSC vẫn còn chưa đạt đến mức khai thác tối đa. Hình 5 tình hình thu hút nguồn vốn. Kết quả này cũng tương đồng với sự trợ giúp của chính phủ Mexico cho phát triển khu công viên nghiên cứu theo các học giả (Parry, 2014; Wessner, 2009). 7 Theo Báo cáo triển vọng bất động sản khu công nghiệp năm 2017. 331
  12. Hình 5. Tình hình thu hút vốn đầu tư tại QTSC Mặt khác, nếu tính thu ngân sách của cả toàn khu QTSC chỉ trong năm 2018 ước đạt gần 870 tỷ đồng của các doanh nghiệp phần mềm đóng góp. Dự báo đến năm 2020, tổng thu ngân sách hàng năm ước đạt gần 1.000 tỷ đồng. Nguồn thu này chủ yếu đến từ các khoản phải nộp như thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu và các khoản phí; thuế và tiền thuê đất của các nhà đầu tư. Nếu dành toàn bộ diện tích 43 ha đất này của QTSC cho hoạt động kinh doanh bất động sản thì chắc chắn nguồn thu ngân sách sẽ rất nhỏ và chỉ thu một lần (bán các bất động sản) chứ không thể có nguồn thu bền vững như hiện nay. Hình 6 tình hình nộp ngân sách. Hình 6. Nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong QTSC Tổng số tiền thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước tích lũy của các doanh nghiệp nội khu qua 15 năm (2001 – 2015) ước đạt 1.953,2 tỷ đồng. Giai đoạn trong năm 2011-2015 đạt 1.560 tỷ nhưng chỉ tính riêng năm 2018 đạt khoảng 870 tỷ đồng. Điều này cho thấy trong những năm đầu thành lập, QTSC hầu như không đóng góp gì cho ngân sách thành phố và ngay cả trong 15 năm đầu tiên thì tổng số thu ngân sách cũng còn rất nhỏ. Tuy nhiên, từ cuối năm 2015 đến nay tốc độ tăng trưởng nộp ngân sách rất tốt. Nguyên nhân chính là số doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động tại QTSC tăng, quy mô mở rộng nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và xu hướng tập trung vào các phân khúc có giá trị gia tăng cao của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ mới như cung cấp dịch vụ điện toán đám mây (cloud), AIoT (trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật), công nghệ chuỗi khối (blockchain), dữ liệu lớn (big data) 3.2.2.3. Hiệu suất sử dụng đất Trong năm 2018, tổng doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trong QTSC đạt 432 triệu USD trên tổng diện tích đất 43 ha, tương đương khoảng 10 triệu USD/ha/năm. QTSC vẫn còn rất nhiều dư địa để 332
  13. tăng doanh thu bình quân trên 1 ha đất trong tương lai gần khi mà các công trình, tòa nhà mới tiếp tục đưa vào hoạt động trong những năm sắp tới. CVPM Đà Nẵng đạt 58 triệu USD trên trên diện tích 1,08 ha, tương đương khoảng 55 triệu USD/ha/năm. Số liệu này cho thấy hiệu quả sử dụng đất của các CVPM rất cao so với loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế với doanh thu trung bình khoảng 1 triệu USD/ha/năm (nếu không tính diện tích của Samsung thì doanh thu trung bình là khoảng 0,5 triệu USD/ha/năm). 3.2.2.4. Năng suất lao động Về cơ cấu lao động trong các CVPM chủ yếu là lao động chất lượng cao trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số. Năng suất lao động cao hơn nhiều lần so với trung bình của cả nước. Năm 2018, CVPM Đà Nẵng có năng suất lao động trung bình đạt khoảng 540 triệu đồng/năm và QTSC đạt khoảng 1,01 tỷ đồng/năm so với 102 triệu đồng/năm năng suất lao động trung bình của cả nước.8 Theo khảo sát gần đây của QTSC thì 80% lực lượng lao động tại QTSC có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Cơ cấu này cao hơn rất nhiều lần cơ cấu lao động của các khu khác kể cả các khu công nghệ cao trong cả nước. Ngoài ra, thu nhập bình quân lao động cũng cao hơn nhiều lần so với cả nước. Trong năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của QTSC đạt 20 triệu đồng/người/tháng, gấp gần 4 lần so với bình quân đầu người của Việt Nam (hơn 5 triệu đồng/tháng) và CVPM Đà Nẵng đạt khoảng 16 triệu đồng, gấp gần 3 lần so với trung bình cả nước. 3.2.2.5. Hỗ trợ doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp Một trong những sứ mạng của QTSC khác với những khu CNTT khác chính là dịch vụ hỗ trợ 1 cửa miễn phí mà QTSC đang cung cấp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài khi mà bối cảnh các thủ tục hành chính là một trong những rào cản đáng kể khi triển khai các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Với 1 đội ngũ chuyên nghiệp cung cấp hơn 25 loại hình dịch vụ khác nhau từ việc hỗ trợ thành lập doanh nghiệp đến xin visa, giấy phép lao động, QTSC đã phát huy tích cực hoạt động này và là một những giải pháp giữ chân các doanh nghiệp phần mềm hoạt động lâu dài, ổn định tại QTSC. Hình 7 mô các dịch vụ hỗ trợ. Hình 7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong QTSC 8 Số liệu Tổng cục thống kê năm 2018. 333
  14. Song song đó, do đặc thù là hoạt động trong ngành thâm dụng lao động chất xám cao nên việc cập nhật kiến thức, đào tạo bổ sung các công nghệ mới là một hoạt động thường xuyên được diễn ra liên tục. Với vai trò của mình, QTSC tập tổ chức các khóa học ngắn hạn để giúp cộng đồng tiếp cận nhanh thông tin về các hoạt động công nghệ, đặc biệt là bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Đây là những khóa đào tạo chung mà QTSC chủ trì tổ chức cho các doanh nghiệp với mức độ trung bình 2 tuần/khóa. Tính đến nay, số lượt người tham gia các khóa này đạt 11.903 lượt người (chưa tính các khóa học do doanh nghiệp chủ động tổ chức). Có thể nói, môi trường làm việc tại QTSC là một môi trường mang tính sáng tạo, học thuật cao phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức. Hình 8 cho thấy việc triển khai đào tạo ngắn hạn. Hình 8. các khóa đào tạo ngắn hạn tại QTSC Đối với hoạt động thu hút doanh nghiệp, trong 5 năm đầu thành lập, QTSC chỉ có các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, số lượng này đã tăng gấp đôi, từ 30 lên 68 doanh nghiệp vào năm 2005. Đến năm 2010, QTSC có 101 doanh nghiệp tuy nhiên các tên tuổi lớn, các tập đoàn đa quốc gia vẫn chưa xuất hiện và chất lượng của doanh nghiệp hoạt động chưa thật sự tạo được dấu ấn quốc tế. Đến năm 2015, QTSC có 120 doanh nghiệp. Trong bối cảnh mới này, bên cạnh các mục tiêu thu hút và phát triển các doanh nghiệp gia công, xuất khẩu phần mềm, QTSC dần định hướng và thúc đẩy cộng đồng tiến hành những nghiên cứu, thử nghiệm để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và giải pháp hướng đến phục vụ thị trường nội địa vốn vẫn còn nhiều cơ hội phát triển nhằm tăng sự đóng góp cho nền kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, với lợi thế là nơi tập hợp cộng đồng CNTT đông nhất cả nước, là nơi cung cấp hơn 250 sản phẩm, dịch vụ và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau được xuất khẩu trên 20 quốc gia, mục tiêu của QTSC từ 2015 đến nay và những năm tới là trở thành một địa điểm nghiên cứu, ứng dụng, cung cấp và chuyển giao các giải pháp công nghệ (tech hub) cho cả nước và khu vực Đông Nam Á. Những thay đổi này đang góp phần khẳng định vị thế của QTSC trong sự phát triển của ngành CNTT trong nước và nâng cao hình ảnh thương hiệu đối với cộng đồng quốc tế. Hình 9 thống kê số doanh nghiệp đầu tư tại QTSC qua các năm. 334
  15. Hình 9. Tình hình thu hút doanh nghiệp hoạt động tại QTSC Hiện nay, QTSC có 1 doanh nghiệp có quy mô trên 2.000 chuyên viên, 4 doanh nghiệp trên 1.000 người; 6 doanh nghiệp có chứng chỉ CMMI mức độ 5 (mức độ cao nhất của toàn cầu về phát triển phần mềm); 5 doanh nghiệp nằm trong bảng xếp hạng Top 100 toàn cầu và 9 phòng labs nghiên cứu các sản phẩm công nghệ mới. Kết quả này cho QTSC đã có những bước đi rất bài bản trong việc chọn lựa đối tượng mục tiêu như trong nghiên cứu của Sofouli & Vonortas (2007) tại khu công nghệ và khoa học Attica, Hy Lạp . Đồng thời cũng giống như các nghiên khác liên quan đến việc quan tâm đến các bên có liên quan gồm trường đại học, doanh nghiệp và ban quản lý khu đại diện cho quản lý nhà nước đã được đề cập trong nghiên cứu của Parry (2014). 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHU CNTT PHÁT TRIỂN: Để phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội trong cuộc CMCN 4.0 cũng như tiếp cận những công nghệ tiên tiến, mới nhất trên thế giới. Các chính sách thu hút đầu tư, các điều kiện hỗ trợ các khu CNTT hay các khu CVPM phải được điều chỉnh phù hợp để gia tăng khả năng cạnh tranh, thu hút nguồn lực để góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả quản trị, đẩy nhanh tốc độ đổi mới sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, để thúc đẩy các khu CNTT, CVPM nói chung cần tập trung vào một số các giải pháp sau: Thứ nhất, phải xem các Khu CNTT, CVPM là nơi thúc đẩy, là “bệ đỡ” cho các doanh nghiệp công nghệ. Vì vậy, cần ban hành chính sách tác động mạnh mẽ để khuyến khích phát triển doanh nghiệp phần mềm, CNTT, khoa học công nghệ được ưu tiên thành lập nhanh chóng với số lượng lớn làm nòng cốt cho kinh tế tri thức và dịch vụ của địa phương. Thứ hai, phát triển Khu CNTT, CVPM là định hướng chiến lược, tạo hạ tầng để thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT. Đây là hướng đi phù hợp để góp phần đưa Việt Nam tiến nhanh trong cuộc CMCN 4.0. Tuy nhiên, sự ưu tiên chỉ mới dừng lại ở một số chủ trương, chính sách, thiếu nguồn lực đầu tư phát triển. Chính vì vậy, nếu Nhà nước bố trí nguồn lực đầu tư phát triển, cùng với sự đồng hành, quyết tâm của chính quyền địa phương thì có thể đạt nhiều kết quả hơn nữa, tương xứng với tiềm năng và xu thế phát triển. Thứ ba, trong thời gian qua, Chính phủ triển khai rất nhiều hoạt động về cuộc CMCN 4.0 và xem đây như là một trong giải pháp quan trọng để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học, công nghệ. 335
  16. Tuy nhiên, cần có cơ chế để các khu CNTT, CVPM tự do sáng tạo, tạo môi trường cho các hoạt động thử nghiệm công nghệ. Cơ chế này phải nhanh và thật sự thông thoáng để có thể giúp doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Việt có điều kiện thúc đẩy hoàn thiện các sản phẩm mẫu. Chính vì vậy cần phải ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết trong việc thử nghiệm các sản phẩm nghiên cứu để làm sao việc triển khai ứng dụng được diễn ra nhanh chóng thuận lợi. Nếu chưa triển khai phạm vi rộng thì cho phép các khu CNTT, các CVPM được ưu tiên thử nghiệm theo cơ chế 1 cửa. Thứ tư, tiếp tục tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp công nghệ và các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn. Một trong những thách thức hiện nay là nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT, đặc biệt là ngành phần mềm luôn rất cao chính vì vậy cần phải có cơ chế phối hợp, đặt hàng các cơ sở đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực cũng như dự báo xu hướng phát triển ngành công nghệ mới như AIoT, dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud), Ngoài ra các doanh nghiệp công nghệ tham gia đóng góp ý kiến vào các chương trình thực tập, kiến tập, đào tạo bồi dưỡng các khóa ngắn hạn đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong CMCN 4.0. Thứ năm, điều chỉnh, bổ sung một số điều trong Luật CNTT cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành luật cho phù hợp với các điều kiện, bối cảnh cuộc CMCN 4.0 nhằm theo kịp và đón đầu xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới. Ngoài những giải pháp tổng thể nói trên, là một CVPM hàng đầu tại Việt Nam, QTSC cũng cần có những điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm bắt kịp nhịp độ phát triển chung trong dòng chảy công nghệ, cụ thể: Một là, chính quyền thành phố cần bổ sung quy hoạch các quỹ đất sạch có vị trí thuận lợi để QTSC có thể nhân rộng các mô hình hiện hữu nhằm phát huy hiệu quả, thương hiệu và các lợi thế để thu hút thêm các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước đến hoạt động. Hai là, có cơ chế thí điểm mở rộng QTSC tại một số địa điểm trong cả nước trên cơ sở tận dụng các ưu thế của địa phương nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, kinh nghiệm quản lý của QTSC để từ đó thúc đẩy phát triển ngành CNTT cho các địa phương. Ba là, xây dựng cơ chế tài chính phù hợp, tạo các điều kiện thuận lợi để QTSC có thể chủ động trong các hoạt động về đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đầu tư trong việc kiến tạo các sản phẩm, dịch vụ công nghệ phù hợp với bối cảnh cuộc CMCN 4.0 trên cơ sở QTSC được chủ động sử dụng lợi nhuận kiếm được thay vì phải sử dụng nguồn ngân sách nhà nước đầu tư. Bốn là, về chiến lược lâu dài việc chọn lựa đối tượng nên mở rộng thêm việc thu hút các doanh nghiệp công nghệ khác như công nghệ sinh học, công nghệ về sự sống, công nghệ trí tuệ nhân tạo để phát triển mở thay đổi khu CVPM thành khu công viên khoa học công nghệ. Trong đó ngoài các doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp, còn các Viện và Trường có năng lực nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam tham gia cùng. 5. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá về các khu CNTT, CVPM trong cả nước cho thấy vai trò quan trọng của mô hình này trong việc phát triển ngành CNTT nói riêng và kinh tế địa phương nói chung trong bối cảnh xu hướng công nghệ đang có những thay đổi mạnh mẽ. Có thể các mô hình này đã được các nước tiên tiến trên thế giới triển khai thực hiện từ khá lâu. Theo xu hướng chung, lĩnh vực CNTT trên thế giới sẽ tiếp tục là một trụ cột của nền kinh tế tri thức. Vì vậy, mô hình khu CNTT, CVPM là một trong những giải pháp quan trọng giúp chúng ta thu hút và hình thành nhanh một số lượng lớn doanh nghiệp CNTT làm nòng cốt cho nền kinh tế tri thức trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 tiến tới bắt kịp với các tiến bộ công nghệ của thế giới. 336
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] AFG-ASFFI (2001) Recommendations on Corporate Governance, pp.7-9. [2] Albahari, A., Catalano, G., & Landoni, P. (2013). Evaluation of national science park systems: a theoretical framework and its application to the Italian and Spanish systems. Technology Analysis and Strategic Management, 25(5), 599–614. [3] Bộ Thông tin và Truyền thông (2018) Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 154/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 của Chính phủ quy định về khu CNTT tập trung và 04 năm triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Trang 2. [4] Chen, C. P., Chien, C. F., & Lai, C. T. (2013). Cluster policies and industry development in the Hsinchu Science Park: A retrospective review after 30 years. Innovation: Management, Policy and Practice, 15(4), 416–436. [5] Hobbs, K. G., Link, A. N., & Scott, J. T. (2017). Science and technology parks: an annotated and analytical literature review. Journal of Technology Transfer, 42(4), 957–976. [6] London Stock Exchange, Corporate Governance, A practical guide, pp. 56-61. [7] OECD, Guidelines on Corporate Governance of State-owned Enterprises, pp.12-14. [8] Parry, M. (2014). The Surrey Research Park: A Case Study of Strategic Planning for Economic Development. In In: Oh DS., Phillips F. (eds) Technopolis. Springer, London (pp. 315–346). [9] QTSC (2015) Báo cáo tổng kết 15 năm hình thành và phát triển (2001-2015) và định hướng giai đoạn 2016-2020 của CVPM Quang Trung, Phụ lục 02 [10] Sofouli, E., & Vonortas, N. S. (2007). S&T Parks and business incubators in middle-sized countries: The case of Greece. Journal of Technology Transfer, 32(5), 525–544. [11] UNIDO (2012), Europe and Central Asia on industrial parks, as a tool to foster local industrial development. [12] UNIDO (2014), Fostering Inclusive and Sustainable local industrial development in Eupore and Central Asia, the second regional conference on the road of the new generation of science, industrial and technology parks. [13] Vaidyanathan, G. (2008). Technology parks in a developing country: The case of India. Journal of Technology Transfer, 33(3), 285–299. [14] Wasim, M. U. (2014). Factor for Science Park Planning. World Technopolis Review, 3(2), 97–108. [15] Wessner, C. W. (2009). Understanding Research, Science and Technology Parks: Global Best Practices (Report of a Symposium), National Research Council of The National Academies. National Academies Press, Washington, DC. [16] Yun, S., & Lee, J. (2013). An innovation network analysis of science clusters in South Korea and Taiwan. Asian Journal of Technology Innovation, 21(2), 277–289. [17] Zhou, Y. (2005). The making of an innovative region from a centrally planned economy: Institutional evolution in Zhongguancun Science Park in Beijing. Environment and Planning A, 37(6), 1113–1134. 337