Hiệu ứng của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với kinh tế của Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 2290
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu ứng của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với kinh tế của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhieu_ung_cua_dau_tu_truc_tiep_ra_nuoc_ngoai_doi_voi_kinh_te.pdf

Nội dung text: Hiệu ứng của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với kinh tế của Việt Nam

  1. HIỆU ỨNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGỒI ĐỐI VỚI KINH TẾ CỦA VIỆT NAM THE EFFECTS OF OUTWARD FOREIGN DIRECT INVESTMENT TO VIETNAM'S ECONOMY TS. Lê Quang Huy Trường Đại học Tài chính - Marketing Tĩm tắt Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi là một trong những hoạt động di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác với nhiều mục đích khác nhau như tìm kiếm thị trường mới, khai thác hiệu quả, vượt qua hàng rào thương mại, chính trị. Trong giới hạn của mình, tác giả chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp ra nước ngồi đối với nền kinh tế nĩi chung. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy GDP theo OFDI, trong đĩ cĩ xét đến hiệu ứng của xuất khẩu, với dữ liệu thống kê liên tục từ năm 1998 - 2019. Kết quả chỉ ra rằng cĩ mối quan hệ tích cực giữa Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi (OFDI) với GDP của Việt Nam. Cụ thể, nếu vốn OFDI tăng 1 đơn vị thì GDP thực tế của Việt Nam sẽ tăng 9,38 đơn vị. Từ đĩ kiến nghị rằng các nhà lập chính sách Việt Nam nên cĩ nhận thức tích cực hơn nữa đối với OFDI, cũng như cĩ những chính sách hỗ trợ tích cực cho hoạt động này phát triển để mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Từ khĩa: Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi, OFDI, FDI, Đầu tư trực tiếp nước ngồi Abstract Purpose - The purpose of this paper is to examine the impact of outward foreign direct investment (FDI) on Vietnam’s economic growth. Design/methodology/approach - The GDP regression method according to OFDI, which takes into account the effect of exports, with continuous secondary data from 1998-2019. Findings - The results indicate that outward FDI from Vietnam had a positive impact on the it’s GDP growth. Specifically, if OFDI capital increases by 1 unit, Vietnam's real GDP will increase by 9.38 units. Therefore, it is recommended that Vietnamese policymakers should have a more positive awareness of OFDI, as well as have active supportive policies for Vietnam’s OFDI to bring about national benefits. Keywords: Outward FDI, OFDI, FDI, Foreign direct investment 1. Giới thiệu Theo OECD (2008), đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) là một loại đầu tư xuyên biên giới với mục tiêu thành lập lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp mà được cư trú trong nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư. Cũng theo OECD (2008), khi nĩi về đầu tư trực tiếp nước ngồi, người ta cũng cĩ thể xem xét theo một trong hai hướng, đĩ là đầu tư trực tiếp nước ngồi đi vào (Inward Foreign Direct Investment, viết tắt là IFDI) và đầu tư trực tiếp nước ngồi đi ra (Outward 1032
  2. Foreign Direct Investment hay Foreign Direct Investment Abroad, viết tắt là OFDI). Đầu tư trực tiếp đi vào hay đi ra phụ thuộc vào việc xác định quốc tịch của nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư với quốc gia báo cáo. Trong đĩ OFDI là hoạt động FDI mà hướng ảnh hưởng là đi ra (Outward) đối với quốc gia báo cáo và tương tự đối với IFDI, hướng ảnh hưởng là đi vào (Inward) đối với quốc gia báo cáo. Vì thế khi nghiên cứu về IFDI hay OFDI, các nhà nghiên cứu thường sử dụng lý thuyết nền tảng về FDI, dùng chung cho cả IFDI và OFDI, chỉ khác nhau ở hướng báo cáo (Direction). Trên thế giới, đã cĩ nhiều nghiên cứu lý giải về vai trị đầu tư trực tiếp ra nước ngồi: đối với nhà đầu tư, nhằm để tìm kiếm hiệu quả từ tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn ở các thị trường (Agarwal, 1980; Moosa, 2002) hoặc để thực hiện sự đa dạng hĩa (Markowitz, 1959; Moosa, 2002) hoặc được tác động bởi sản lượng sản lượng đầu ra và quy mơ thị trường nước tiếp nhận vốn (Moore, 1993; Wang & cộng sự, 1995). Bằng việc đánh giá động cơ đầu tư ra nước ngồi của các doanh nghiệp Nhật Bản, Kreinin và cộng sự (1999) kết luận rằng “sự bảo vệ thị phần là một hành động cĩ động cơ quan trọng nhất cho FDI”. Đối với nước thu hút vốn đầu tư, OECD (2008) chỉ ra FDI tạo nên hiệu ứng lan tỏa về cơng nghệ, hỗ trợ đầu tư nguồn nhân lực, đĩng gĩp hội nhập thương mại quốc tế, giúp tạo nên mơi trường kinh doanh cạnh tranh và gia tăng sự phát triển của doanh nghiệp. Tất cả điều này gĩp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn và được xem như một cơng cụ hữu hiệu giúp tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển. Grossman và Helpman (1991), Hermes và Lensink (2003) đều chỉ ra rằng FDI đĩng vai trị quan trọng trong việc hiện đại hĩa và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế ở nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, tác động của FDI đối với nước đầu tư (Home country) khơng giống nhau ở các quốc gia. Đây là chủ đề của cuộc tranh luận chính sách cơng cộng rộng rãi. Những người phản đối đầu tư nước ngồi cho rằng đầu tư ra nước ngồi thay thế cho sản xuất trong nước khi các cơng ty chuyển các bộ phận của sản xuất ra nước ngồi. Theo đĩ, đầu tư ra nước ngồi chắc chắn làm giảm đầu tư trong nước, việc làm, năng suất và do đĩ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Những người ủng hộ đầu tư ra nước ngồi, ngược lại, chỉ ra rằng đầu tư ra nước ngồi cho phép các cơng ty thâm nhập thị trường mới, để nhập khẩuhàng hĩa trung gian từ các chi nhánh nước ngồi với chi phí thấp hơn và để tiếp cận cơng nghệ nước ngồi. Từ quan điểm này, tồn bộ nền kinh tế trong nước được hưởng lợi từ OFDI do khả năng cạnh tranh của các cơng ty đầu tư và liên kết năng suất lan tỏa đến các cơng ty trong nước. Thật khơng may, các nghiên cứu thực nghiệm khơng cung cấp một bức tranh rõ ràng về việc và làm thế nào hoạt động kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng của vốn đầu tư nước ngồi. Theo Stevens và Lipsey (1992) với nghiên cứu hành vi đầu tư của 7 cơng ty đa quốc gia của Mỹ, chỉ ra rằng đầu tư ra nước ngồi và đầu tư trong nước là sự thay thế. BlomstrƯm và cộng sự (1997), tìm ra rằng, sản xuất ra nước ngồi càng cao bởi các cơng ty Mỹ, thì càng làm cho tỷ lệ tuyển dụng việc làm ở Mỹ thấp hơn. Desai và cộng sự (2005), mặt khác, sử dụng chuỗi thời gian dữ liệu cho các cơng ty Mỹ, tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa đầu tư trong và ngồi nước. Phát hiện này, đến lượt nĩ, phù hợp với một nghiên cứu của Lipsey (1994), cĩ một mối tương quan tích cực giữa sản xuất ở nước ngồi và tăng tưởng lao động trong nước. Braconier và cộng sự (2001), kiểm định cho thấy khơng cĩ mối tưởng quan giữa OFDI bởi các cơng ty và đầu tư trong nước Thụy Điển. Herzer (2009), kết luận cho cĩ mối tương quan tích cực giữa OFDI bởi các cơng ty Mỹ và 1033
  3. tăng trưởng việc làm trong nước họ. Liu và Lu (2011), cũng tìm ra kết quả tưởng tự như với OFDI của Trung Quốc. Cung theo Liu và Lu (2011), hiệu ứng của OFDI bởi các nước đang phát triển cĩ thể khác nhau. Đối với Việt Nam, trong nước chưa cĩ nghiên cứu nào kiểm định bằng chứng rõ ràng về tác động của OFDI bởi Việt Nam với nền kinh tế trong nước. Theo đĩ, bài viết này kiểm định mơ hình về tác động của OFDI với tăng trưởng kinh tế và trong đĩ cĩ xét đến hiệu ứng của xuất khẩu và GDP của Việt Nam. Ngồi ra tác giả cũng tổng hợp các nghiên cứu về các chính sách đối với OFDI của các nước cĩ nền kinh tế đang phát triển. Từ đĩ, tác giả đưa ra một số kiến nghị cho các nhà lập chính sách của Việt Nam trong hoạt động quản lý OFDI. 2. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế OFDI cĩ thể tác động đến tồn bộ nền kinh tế của nước đầu tư, trước hết tác động trực tiếp vào các cơng ty đầu tư. Điều này đã được rất nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định. Các tác động của OFDI đối với các cơng ty đầu tư cĩ thể phân loại trong 4 nhĩm tác động là: giúp các cơng tìm kiếm/ mở rộng thị trường, tìm kiếm nguồn lực sản xuất, tìm kiếm hiệu quả/chi phí, tìm kiếm tài sản sáng tạo/nâng cao trình độ khoa học - cơng nghệ (Dunning, 1988, 2002; UNCTAD, 2006). Thơng qua hoạt động OFDI, ngược trở lại, các cơng ty đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nước mình và trên phạm vi tồn bộ cơng ty (UNCTAD, 2006), và do đĩ tác động đến tồn bộ nền kinh tế trong nước (BlomstrƯm & Kokko, 1998, UNCTAD, 2006). Về phương diện tác động đến nền kinh tế, OFDI cĩ thể cĩ các mối quan hệ sau: Tác động lên cán cân thanh tốn của quốc gia (UNCTAD 2006). Dịng vốn OFDI cĩ thể lúc đầu đi ra nhiều hơn so với vốn mà nĩ mang lại (thu nhập từ các dự án nước ngồi, phí bản quyền, thu từ dịch vụ khác), tuy nhiên dần dần về sau số vốn (thu nhập) hồi hương sẽ cao hơn dịng vốn đi ra. Tuy nhiên, điều này sẽ khác nhau ở các quốc gia và theo thời gian, một phần phụ thuộc vào vịng đời phát triển đầu tư (Investment development path) ở các nước khác nhau và vào hành vi, chiến lược của các cơng ty đa quốc gia. Tác động đến đầu tư trong nước của quốc gia. Minh chứng về sự tác động của OFDI đối với đầu tư trong nước ở các nước đang phát triển khác nhau. Trường hợp đối với Singapore, OFDI chiếm 22% tổng vốn (2005) làm giảm lượng vốn đầu tư trong nước. Ngược lại, OFDI của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ khơng làm giảm lượng vốn đầu tư trong nước cĩ ý nghĩa vì OFDI các nước này khơng phải tìm kiếm hiệu quả bởi các nước này đã là những cơ sở sản xuất tốt, nên dù cho OFDI thì các doanh nghiệp vẫn chú trọng đầu tư trong nước (UNCTAD, 2006). - Tác động tích cực lên xuất khẩu. Điều này được giải thích bằng việc các dự án đầu tư ra nước ngồi cần nguồn cung cấp hàng hĩa trong nước hay đối với những dự án đầu tư ra nước ngồi để tìm kiếm thị trường (Kim, 2000). - Tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế (GDP) của nước đầu tư (Herzer, 2010). - Tác động tạo ra việc làm cho nước đầu tư, trường hợp này đúng với các nước cĩ nền kinh tế mới nổi (Masso & cộng sự, 2007). - Giúp khai thác tài nguyên của nước khác để hạn chế cạn kiệt tài nguyên hay bù đắp vào tài nguyên quốc gia mình thiếu hụt/khơng cĩ (Buckley & cộng sự, 2007). 1034
  4. - Giúp cho quốc gia nâng cao được năng suất lao động thơng qua tìm kiếm tài sản sáng tạo, kỹ năng quản lý, cơng nghệ nước ngồi (UNCTAD, 2006). 3. Đặc trưng của OFDI Việt Nam thời gian qua Đặc trưng theo số dự án và vốn đăng ký đầu tư Năm 1986, tại Đại hội VI của Đảng, Việt Nam đã thực hiện chủ trương mở cửa nền kinh tế. Bước sang năm 1989, Việt Nam bắt đầu cĩ dự án đầu tư ra nước ngồi với dự án Cơng ty liên doanh Gemasa Corporation của Liên hiệp hàng hải Việt Nam với một đối tác Nhật Bản tại Nhật Bản cĩ số vốn đầu tư gần 0,6 triệu USD. Tuy nhiên phải đến năm 1999 khi mà Chính phủ đưa ra Nghị định 22/1999/ NĐ-CP là nghị định chính thức đầu tiên về đầu tư ra nước ngồi thì hoạt động này mới thực sự chuyển biến rõ rệt. Vốn đầu tư ra nước ngồi năm 1999 gần bằng tổng vốn đầu tư của 10 năm trước đĩ, cũng như số dự án đã cĩ sự gia tăng rõ rệt. Bước sang năm 2002, số vốn đầu tư ra nước ngồi của các doanh nghiệp Việt Nam lại một lần nữa gia tăng đột biến, vốn đăng ký đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam trong năm này gần gấp 5 lần tổng vốn đăng ký của các năm trước đĩ. Nguyên nhân của điều này là do Thơng tư 05/2001/TT-BKH được Bộ kế hoạch đầu tư ban hành ngày 30/8/2001 về việc “Hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngồi của doanh nghiệp Việt Nam” đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thủ tục đầu tư ra nước ngồi. Qua đĩ, cho thấy một chính sách của Nhà nước trong giai đoạn này cĩ ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Việt Nam. Đến năm 2007, vốn đăng ký đầu tư gần bằng gấp 3 lần số vốn đầu tư năm 2006 là năm trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, và tiếp theo sau vốn đầu tư năm 2008 bằng gấp 2,5 lần năm 2007, các năm sau quy mơ vốn cũng tăng lên đáng kể so với thời điểm trước khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Sự tăng trưởng về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi như trên của Việt Nam cịn bởi Chính phủ ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP là nghị định về Quy định đầu tư trực tiếp ra nước ngồi vào ngày ngày 09 tháng 08 năm 2006, cĩ hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 8 năm 2006, trong đĩ quy định những lĩnh vực khuyến khích đầu tư ra nước ngồi, làm gia tăng động lực đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sang đến năm 2009, 2010, vốn đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam gia tăng đáng kể, một phần là do sự hồi phục “ảo” của nền kinh tế thế giới và Việt Nam, mặt khác là do lần đầu tiên Chính phủ đưa ra văn bản khuyến khích đầu tư ra nước ngồi, đĩ là Quyết định số 236-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngồi”, ban hành ngày 20 tháng 02 năm 2009. Tuy nhiên bước sang năm 2011, 2012, vốn đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam giảm đi rõ rệt so với năm 2009, nguyên nhân bởi tình hình kinh tế khĩ khăn chung làm cho các doanh nghiệp dè dặt trong việc đầu tư ra nước ngồi. Ngồi ra, sự sụt giảm về vốn cịn là Ngân hàng Nhà nước ban hành thơng tư 45 năm 2011 về “Quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngồi của tổ chức tín dụng”. Theo quy định của thơng tư này, các ngân hàng thương mại khi cho vay vốn đầu tư ra nước ngồi đều phải báo cáo, giải trình cho Ngân hàng Nhà nước về khả năng cân đối ngoại tệ, báo cáo tình 1035
  5. hình tăng trưởng tín dụng, báo cáo tình tình thẩm định khoản vay , làm cho dịng vốn ra nước ngồi bị ách tắc. Đến năm 2013, tổng vốn đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam khơi phục trở lại với khoảng 3,1 tỷ USD. Cĩ được thành tích này bởi sang năm 2013, tình hình kinh tế thế giới và trong nước đã khả quan hơn, làm động lực để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư ra nước ngồi nhằm tranh thủ xâm nhập thị trường thế giới, mặt khác với Thơng tư 37 năm 2013 của NHNN về Quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngồi của tổ chức tín dụng, đã ít khắt khe hơn năm 2011, các thủ tục để các Ngân hàng thương mại báo cáo Ngân hàng Nhà nước đơn giản hơn trước, từ đĩ khơi thơng chuyển vốn ra nước ngồi. Tiếp theo đến năm 2014, 2015, FDI Việt Nam ra nước ngồi giảm sút, điều này được lý giải bởi các doanh nghiệp chờ đợi Luật Đầu tư 2014 ra đời cũng như hướng dẫn thực hiện, và việc Nghị định số 83/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động đầu tư ra nước ngồi nhằm mục đích kinh doanh; thủ tục đầu tư ra nước ngồi và quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngồi, chuyển vốn đầu tư ra nước ngồi, xác định địa điểm thực hiện dự án, thực hiện chế độ báo cáo ; làm cho cac doanh nghiệp trong ngắn hạn dè dặt trong hoạt động đầu tư ra nước ngồi. Sang năm 2016, khi những quy định, hướng dẫn về đầu tư trực tiếp ra nước ngồi rõ ràng, cùng với sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam, các nhà đầu tư Việt Nam đã gia tăng đầu tư ra nước ngồi cả về số dự án cũng như vốn đăng ký đầu tư. Sang năm 2017, FDI Việt Nam ra nước ngồi giảm sút bởi sự lo ngại của các nhà đầu tư đối với sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế thế giới nĩi chung (đạt 350 triệu USD). Đến năm 2018, 2019, mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam khơng thuận lợi nhưng dịng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngồi liên tục tăng lần lượt đạt 477,6 và 508,1 triệu USD. Qua các kết quả trên, cĩ thể thấy những quy định chính sách của Việt Nam cĩ ý nghĩa đối việc thúc đẩy hay kìm hãm dịng vốn đầu tư ra nước ngồi của các doanh nghiệp trong nước. Đặc trưng theo ngành nghề Dựa theo kết quả thống kê, đầu tư trực tiếp nước ngồi từ Việt Nam phân bố khơng đồng đều theo số dự án và vốn đăng ký đầu tư. Xét theo số dự án đầu tư, dẫn đầu là ngành bán buơn - bán lẻ với 282 dự án (chiếm tỷ trọng 26,93%), tiếp theo là ngành cơng nghiệp chế biến - chế tạo với 119 dự án (chiếm tỷ trọng 11,37%), thứ 3 là ngành nơng lâm nghiệp - thủy sản với 109 dự án (chiếm tỷ trọng 10,41%), thứ 4 là ngành thơng tin - truyền thơng với 80 dự án (chiếm tỷ trọng 7,64%), thứ 5 là ngành hoạt động chuyên mơn, khoa học và cơng nghệ với 66 dự án (chiếm tỷ trọng 6,3%). Về vốn đăng ký đầu tư, những ngành tuy khơng phải chiếm tỷ trọng cao về số dự án nhưng lại là những ngành cĩ vốn đăng ký đầu tư nhiều nhất. Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: khai khống (dầu khí) cĩ số vốn đăng ký lớn nhất đạt khoảng 8 tỷ USD (chiếm tỷ trọng gần 40,11%) tổng vốn đầu tư ra nước ngồi; kế đến là lĩnh vực nơng - lâm nghiệp - thủy sản trên 3 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 10,41%); tiếp theo là các lĩnh vực thơng tin truyền thơng với 2,6 tỷ USD (chiếm tỷ trọng trên 13% tổng vốn đầu tư ra nước 1036
  6. ngồi), tiếp theo là các lĩnh vực sản xuất phân phối điện khí đốt, cơng nghiệp chế biến - chế tạo, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nghệ thuật - vui chơi và giải trí (Số liệu thống kê OFDI Việt Nam từ năm 1989 - 2017). Đặc trưng theo quốc gia tiếp nhận vốn Theo số liệu thống kê cập nhật đến hết năm 2017 bởi Tổng cục thống kê, đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Việt Nam tập trung nhiều nhất vào các nước cĩ vị trí giáp biên giới với Việt Nam, trong đĩ FDI Việt Nam vào Lào với 196 dự án (chiếm tỷ trọng 18,72%) và vốn đăng ký đầu tư gần 4,8 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 24,1%), tiếp theo là Campuchia với 168 dự án (chiếm tỷ trọng khoảng 16%) và 2,73 tỷ USD (chiếm tỷ trọng khoảng 13,7%), cả 2 nước này chiếm trên 40% tổng số dự án và 30% tổng số vốn FDI Việt Nam ra nước ngồi. 4. Mơ hình và phương pháp nghiên cứu Dựa theo các cơng trình nghiên cứu lý thuyết và đặc trưng OFDI Việt Nam thời gian. Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa OFDI với nền kinh tế (thơng qua GDP) và xuất khẩu Việt Nam. Việc khơng đánh giá mối quan hệ đồng thời giữa OFDI với vốn đầu tư trong nước, bởi tỷ lệ OFDI so với tổng vốn đầu tư trong nước khá thấp. Ngồi ra OFDI Việt Nam thời gian qua khơng chỉ tìm kiếm hiệu quả (chi phí) mà cịn nhằm mục tiêu tìm kiếm thị trường và tìm kiếm nguồn lực (Lê Quang Huy, 2019) nên mơ hình nghiên cứu cũng khơng đánh giá mối quan hệ giữa OFDI với tổng số lao động trong nước. Dữ liệu được lấy từ cơng bố chính thức của Tổng cục thống kê Việt Nam, từ năm 1998 đến 2019 (n= 22). Cơng cụ xử lý dữ liệu là phần mềm Eview, phiên bản 10. Mơ hình nghiên cứu sẽ đánh giá tác động của OFDI đối với quy mơ kinh tế, trong đĩ cĩ xét đến hiệu ứng của xuất khẩu. Mơ hình cụ thể như sau: GDPt = 1 + 2OFDI + 3EX + ɛ Trong đĩ : GDPt là GDP thực tế qua các năm OFDI là vốn FDI đăng ký đầu tư ra nước ngồi, EX là kim ngạch xuất khẩu theo giá thực tế của Việt Nam. Đơn vị tính là tỷ USD. ɛ là sai số. 5. Kết quả nghiên cứu Kết quả mơ hình hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất, với kiểm định t (đối với quy mơ mẫu nhỏ hơn 30) như sau: Bảng 1: Kết quả hồi quy Dependent Variable: GDP Method: Least Squares Date: 03/21/20 Time: 14:25 Sample: 1998 2019 Included observations: 22 Variable Coefficient Std. Error t -Statistic Prob. 1037
  7. C 21.40544 2.573934 8.316234 0.0000 OFDI 9.382037 1.329911 7.054635 0.0000 EX 0.935335 0.019629 47.65018 0.0000 R -squared 0.992419 Mean dependent var 115.5039 Adjusted R-squared 0.991621 S.D. dependent var 78.18740 S.E. of regression 7.156945 Akaike info criterion 6.900167 Sum squared resid 973.2153 Schwarz criterion 7.048946 Log likelihood -72.90184 Hannan-Quinn criter. 6.935215 F-statistic 1243.663 Durbin-Watson stat 1.465911 Prob(F-statistic) 0.000000 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bởi tác giả với phần mềm Eview 10. Theo kết quả xử lý dữ liệu ở Bảng 1, cho thấy các hệ số của OFDI và EX lần lượt là 9,38 và 0,93 đều khác 0. Mơ hình cĩ 2 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc nên giá trị phân phối lý thuyết F(2;19) với mức ý nghĩa 1% là 5,93. Giá trị thống kê F ở bảng là 1243.66 lớn hơn rất nhiều so với giá trị F(2;19), nên mơ hình cĩ ý nghĩa, đạt được kiểm định F. Ngồi ra, theo kết quả bảng 1, ta cĩ giá trị kiểm định Durbin-Watson là 1,46 nằm giữa U khoảng dL(1,15) và d (1,54) theo tra bảng (Durbin - Watson, trong đĩ k = 2 và n = 22) nên kết luận mơ hình khơng cĩ hiện tượng tự tương quan. Qua đĩ, cho thấy mơ hình kiểm định hồn tồn phù hợp và cĩ ý nghĩa. Cũng từ kết quả bảng 1, cĩ thể cho biết như sau: nếu OFDI tăng 1 đơn vị (giả sử 1 tỷ USD) thì GDP sẽ tăng 9,38 đơn vị (tương đương 9,38 tỷ USD). Vì vậy khơng cĩ lý do gì để khơng khuyến khích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Việt Nam. 6. Kinh nghiệm về chính sách thúc đẩy OFDI của một số nước 6.1. Kinh nghiệm từ các nước cĩ nền kinh tế phát triển Buckley và cộng sự (2010) đúc kết một số bài học thúc đẩy OFDI của một số nước phát triển mà các nước đang phát triển cĩ thể học hỏi như sau:  Cung cấp thơng tin và hỗ trợ kỹ thuật  Hỗ trợ tài chính  Khuyến khích về tài khĩa  Các bảo đảm và bảo hiểm đầu tư  Hỗ trợ phát triển cĩ chọn lọc một số cơng ty để gia tăng khả năng cạnh tranh quốc tế  Các thỏa thuận và hiệp ước đầu tư song phương, đa phương  Chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)  Gỡ bỏ các biện pháp kiểm sốt vốn trước khi thực hiện các chính sách xúc tiến vốn OFDI 1038
  8.  Trường hợp điển hình: Nhật bản  Tập đồn Tài chính Nhật Bản (JFC) một tổ chức tài chính của Chính phủ Nhật Bản làm nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nghiệp của họ ra nước ngồi. Tập đồn này thường xuyên ký các cam kết đối với Chính phủ các nước tiếp nhận vốn đầu tư về việc sẽ hỗ trợ, đảm bảo tài chính cho các doanh nghiệp bao gồm DNVVN của Nhật Bản đầu tư vào nước ngồi. 6.2. Kinh nghiệm từ các nước cĩ nền kinh tế mới nổi  Về nhận thức: Phải cĩ thái độ tích cực đối với hoạt động OFDI. Chính sách của Chính phủ được xem là nhân tố quan trọng thứ 2 trong thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của các doanh nghiệp Trung Quốc. Ở các quốc gia này xác định rằng việc gia tăng sức mạnh cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngồi cũng giống như gia tăng sức mạnh của Quốc gia. Chính phủ các nước này xem OFDI là một “con đường mới” để tiếp cận thị trường, vốn, cơng nghệ và kiến thức từ các nước tiên tiến và củng cố cho khả năng cạnh tranh trên tồn cầu. Ở Singapore, chính phủ tài trợ, cho vay, khuyến khích thuế, và tài trợ vốn cho thúc đẩy OFDI. Ở Ấn Độ, các cơng ty đầu tư trực tiếp ra nước ngồi mua ngoại hối trên thị trường khơng cần qua sự chấp thuận trước của Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (Reserve Bank of India). Chính phủ Brazin thiết lập mục tiêu phải cĩ 10 cơng ty xuyên quốc gia của họ vào cuối nhiệm kỳ Tổng thống Lula. Ở Malaysia miễn trừ thuế từ chuyển tiền thu nhập kiếm được từ nước ngồi cũng như giảm thuế của hoạt động trước khi khai thác ở nước ngồi. Ở Thái Lan, chính phủ tài trợ cho khoản vay dài hạn lên đến 85% chi phí xây dựng cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng ở nước ngồi.  Về biện pháp thúc đẩy: - Kinh nghiệm từ Trung Quốc + Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngồi như tài trợ vốn, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi vay vốn, tránh đánh thuế 2 lần + Sự phối hợp mạnh mẽ giữa các tổ chức xúc tiến đầu tư, cải cách kinh tế với Ngân hàng + Ở cấp độ kinh tế vĩ mơ, Trung Quốc giảm những rủi ro liên quan đến OFDI thơng qua các sự thỏa thuận bảo hộ lẫn nhau của Chính phủ Trung Quốc với các nước tiếp nhận vốn + Ở cấp độ kinh tế vi mơ, chính phủ Trung Quốc cung cấp bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp cho người lao động xuất ngoại + Chính phủ thực hiện duy trì mạng lưới dịch vụ thơng tin hỗ trợ cho doanh nghiệp của mình ở nước ngồi, thu thập dữ liệu và báo cáo các vấn đề Nhà đầu tư đang và sẽ gặp khĩ khăn. Để làm những việc này Trung Quốc thành lập Hội đồng xúc tiến đầu tư quốc tế, hay Trung tâm nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngồi. + Ngồi ra chính phủ Trung Quốc cịn xuất bản các ấn phẩm hướng dẫn về quốc gia và ngành nghề cho đầu tư trực tiếp nước ngồi, cung cấp các đánh giá về thị trường nước ngồi của các cơng ty Trung Quốc, đưa ra các kết nối cơng ty Trung Quốc với chính sách 1039
  9. ưu đãi. Mặt khác tất cả các hoạt động đầu tư theo hướng dẫn này sẽ được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi về tài chính, thủ tục chấp thuận đầu tư - Kinh nghiệm từ Thái Lan: + Chính phủ Thái Lan thành lập hẳn một Tập đồn - Thai Credit Guarantee Corporation (Tập đồn đảm bảo tín dụng Thái Lan) hỗ trợ và gia tăng sức mạnh tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và hiện nay tập đồn này hỗ trợ cho các DNVVN Thái Lan đầu tư ra nước ngồi, đặc biệt là vào các nước khu vực Đơng Nam Á.  Về chính sách giám sát đầu tư: - Kinh nghiệm từ Trung Quốc: + Ngoại trừ các dự án OFDI của các cơng ty thuộc sở hữu Nhà nước phải được chấp thuận đầu tư bởi Ủy ban quản lý và giám sát tài sản Nhà nước (State-owned Asset Supervision and Administration Commission (SASAC) thì các dự án cịn lại chỉ cần sự chấp thuận đầu tư bởi Phịng thương mại và kinh tế đối ngoại của Tỉnh (Foreign Economic Relation & Trade) + Các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngồi cĩ vốn ít hơn 30 triệu USD và định hướng khai thác nguồn lực nước ngồi, và những dự án dưới 10 triệu USD, sẽ được bởi Phịng thương mại và kinh tế đối ngoại cấp Tỉnh (Foreign Economic Relation & Trade) cấp phép. Thời gian cấp phép sẽ khơng quá 20 ngày làm việc, trong đĩ 5 ngày để cơ quan Nhà nước xác nhận đơn xin cấp phép, 15 ngày để ra quyết định cấp phép. Và quan trọng hơn hết là, các dự án khơng cần phải cĩ luận chứng kinh tế kỹ thuật, mà Nhà nước chỉ cần quan tâm đến nhà đầu tư và định hướng đầu tư. + Thêm vào đĩ, Trung Quốc cịn thực hiện các chương trình đánh giá thời kỳ hậu cấp phép đầu tư rất tốt, trong đĩ liệt kê các nguyên tắc chi tiết để đánh giá hoạt động đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngồi. 7. Hàm ý về chính sách đối với OFDI của Việt Nam Từ nghiên cứu bài học kinh nghiệm các nước trong quản lý OFDI, định lượng tác động của OFDI đối với nền kinh tế Việt Nam, cùng với những bài học chính sách thúc đẩy OFDI của một số nước, tác giả rút ra được một số bài học về chính sách OFDI Việt Nam như sau:  Nhà nước luơn xem OFDI là động lực tích cực gĩp phần nâng cao “vị thế kinh tế” Việt Nam.  Các chính sách ưu đãi, xúc tiến đầu tư ra nước ngồi phải được thực hiện liên tục. Nếu trong thời kỳ suy thối kinh tế, gặp sự khĩ khăn về ổn định kinh tế vĩ mơ thì cũng phải cân nhắc trong việc quản lý OFDI. Việc quản lý OFDI trong thời kỳ này nên theo hướng giảm hoạt động xúc tiến, hỗ trợ nhưng khơng phải hạn chế, gây khĩ khăn.  Phối hợp với chính phủ, cơ quan quản lý đầu tư, Ngân hàng nước tiếp nhận đầu tư để tạo và tận dụng nhiều nhất cĩ thể cĩ ở sự trợ giúp từ nước tiếp nhận đầu tư.  Xây dựng chương trình nghiên cứu mơi trường đầu tư nước ngồi thời suy thối và hậu suy thối để giúp các doanh nghiệp Việt Nam ổn định ở nước ngồi, củng cố, gia tăng sức mạnh, lợi thế cạnh tranh, tận dụng cơ hội để vươn lên ở nước ngồi. 1040
  10.  Tiếp tục nghiên cứu và triển khai thuận tiện hĩa thủ tục đầu tư đối với những dự án quy mơ nhỏ, những dự án khơng cĩ tác động mạnh lên cán cân thanh tốn.  Tiếp tục hỗ trợ những dự án cĩ quy mơ lớn, những dự án đang triển khai, đặc biệt những dự án mang tính sống cịn đối với doanh nghiệp mẹ ở Việt Nam.  Xây dựng các tập đồn tài chính để hỗ trợ, tăng cường sức mạnh, uy tín tài chính cho các DNVVN đầu tư ra nước ngồi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agarwal, J. P. (1980). Determinants of foreign direct investment: A survey. Weltwirtschaftliches Archiv, 116(4), 739 - 773. 2. BlomstrƯm, M. & Kokko, A. (1998). Multinational Corporations and Spillovers. Journal of Economic Surveys, 12, pp.247-277. 3. BlomstrƯm, M., Fors, G. & Lipsey, R. E. (1997). Foreign Direct Investment and Employment: Home Country Experience in the United States and Sweden. Economic Journal, 107(445), pp.1787-1797. 4. Braconier, H., Ekholm, K. & Knarvik, K.H.M. (2001). Does FDI work as a channel for R&D Spillovers?Evidence based on Swedish data. Review of World Economics, 137(4), 644-65. 5. Buckley, P. J., Clegg, L. J., Cross, A. R., Voss, H. (2010), What Can Emerging Markets Learn from the Outward Direct Investment Policies of Advanced Countries?, Foreign Direct Investments from Emerging Markets (2010), Sauvant, K. P., McAllister, G. & Maschek, A., W. , pp.243-276, Palgrave Macmilan. 6. Desai, M.A., Foley, F. & Hines, J.R. Jr (2005). Foreign direct investment and domestic capital Stock. American Economic Review Papers and Proceedings, 95(2), pp. 33-8. 7. Dunning, J. H. (1988). Explaining International Production. London: Unwin Hyman. 8. Dunning, J. H. (2002). Theories and Paradigms of International Business Activity. USA: Edward Elgar Publishing 9. Grossman, G. M., & Helpman, E. (1991). Innovation and growth in the world economy. Cambridge: MIT Press. 10. Hermes, N., & Lensink, R. (2003). Foreign direct investment, financial development and economic growth. The Journal of Development Studies, 40(1), pp.142-163. 11. Herzer, D. (2010), Outward FDI and economic growth, Journal of Economic Studies, 37(5), 476 - 494. 12. Kim, S. (2000). Effects of Outward Foreign Direct Investment on Home Country Performance: Evidence from Korea. In NBER-EASE: The Role of Foreign Direct Investment in East Asian Economic Development, 9, 295-317, National Bureau of Economic Research, Inc. 13. Kreinin, M. E., Abe, S., & Plummer, M. G. (1999). Motives for Japanese DFI Survey, analysis, and implications in light of the Asian crisis. Journal of Asian Economics, 10(3), 385-394. 1041
  11. 14. Lê Quang Huy (2019). Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của các DN Việt Nam: trường hợp Campuchia, Luận án Tiến sĩ, ĐH Kinh tế Tp.HCM. 15. Lipsey, R.E. (1994). Outward direct investment and the US economy. NBER Working Paper No. 4691, Cambridge, MA. 16. Liu, H. & Lu, J. (2011). The home-employment effect of FDI from developing countries: in the case of China. Journal of Chinese Economic and Foreign Trade Studies, 4(3), pp.173 - 182. 17. Luo, Y., Xue, Q., & Han, B. (2009), How emerging market governments promote outward FDI: Experience from China, Journal of World Business. 18. Markowitz, H. M. (1959). Portfolio selection: Efficent Diversification of Investments. New York, NY: John Wiley & Sons Inc. 19. Masso, J., Varblane, U., & Vahter, P. (2007), The Impact of Outward FDI on Home- Country Employment in a Low-Cost Transition Economy. William Davidson Institute, The University of Michigan, Working Paper Number 873. 20. Moore, M. O. (1993). Determinants of German manufacturing direct investment: 1980-1988, Weltwirtschaftliches archive, 129(1), 120-138. 21. Moosa, I. A. (2002). Foreign Direct Investment, Theory - Evident and practice. New York. NY: Palgrave Macmillian. 22. OECD (2008). Foreign direct investment statistics Explanatory notes. Retrieved from 23. Stevens, G.V.G. & Lipsey, R.E. (1992). Interactions between domestic and foreign investment. Journal of International Money and Finance, 11(1), pp.40-62. 24. UNCTAD (2006). World Investment Report: FDI from Developing and Transition Economies: Implications for Development. Geneva: United Nations Publication. 25. Wang, Z. Q., & Swain, N. J. (1995). The determinants of foreign direct investment in transforming economies: Empirical evidence from Hungary and China. Weltwirtschaftliches Archiv, 131(2), 359 - 382. 1042