Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý dự trữ ngoại hối góp phần ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

pdf 8 trang Gia Huy 2770
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý dự trữ ngoại hối góp phần ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoan_thien_co_che_chinh_sach_ve_quan_ly_du_tru_ngoai_hoi_gop.pdf

Nội dung text: Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý dự trữ ngoại hối góp phần ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

  1. HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ThS. NCS. Trần Kim Anh Ban Kinh tế Trung ương Tóm tắt Qua 26 năm kể từ năm 1991 cùng với quá trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã không ngừng đạt được những thành tựu nhất định, và không ngừng được củng cố và tích lũy. Đến nay, tổng dự trữ ngoại hối đã tăng hàng trăm lần so với năm 1991, và đã góp phần nào thực hiện được các vai trò quan trọng vốn có của nó đối với nền kinh tế. Dự trữ ngoại hối được sử dụng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế như thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, thực hiện các nghĩa vụ nợ nước ngoài và đáp ứng nhu cầu thanh toán ngoại hối của Nhà nước với các quốc gia khác. Cho đến nay, khung pháp lý thiết lập cho việc quản lý dự trữ ngoại hối ngày càng hoàn thiện, phù hợp với quá trình phát triển của đất nước, Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2011-2020 đã khẳng định: “Điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối và vàng; từng bước mở rộng phạm vi các giao dịch vốn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tiến tới xóa bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam ”1. Do vậy, việc hoàn thiện và phát triển khung pháp lý đối với công tác quản lý dự trữ ngoại hối có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô. Bài viết này tập trung làm rõ tình hình ban hành khung pháp lý, cũng như hạn chế của việc ban hành khung pháp lý về quản lý dự trữ ngoại hối, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống khung pháp lý cho quản lý dự trữ ngoại hối trong thời gian tới. Từ khóa: Quản lý dự trữ ngoại hối, ngân hàng Nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô. 1. Những kết quả đạt đƣợc trong dự trữ ngoại hối Từ năm 2008 đến 2011 là giai đoạn đầu của thời kỳ mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, đánh dấu bằng việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Đảng và Chính phủ đã luôn chỉ đạo sát sao công cuộc hội 1 B¸o c¸o chÝnh trÞ cña Ban ChÊp hµnh Trung ư¬ng §¶ng khãa X t¹i §¹i héi Đ¹i biÓu toµn quèc lÇn thø XI cña §¶ng 345
  2. nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nhằm xây dựng mục tiêu định hướng cho các hoạt động và chính sách lớn trong nền kinh tế gắn liền với quá trình hội nhập (như chính sách tiền tệ, tài khóa, trong đó hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối đóng vai trò hết sức quan trọng). Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng và ngoại hối. Từng bước mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước và cam kết quốc tế; phát huy vai trò chủ động điều hành chính sách, quản lý thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và góp phần tăng trưởng kinh tế.” Trong bối cảnh này, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, trong đó một trong những mục tiêu quan trọng là quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối, thị trường vàng; giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn, đảm bảo dự trữ ngoại hối tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc quản lý theo quy định, đảm bảo được khả năng thanh toán quốc tế và mục tiêu sinh lời trong đầu tư dự trữ ngoại hối Nhà nước, Với việc ban hành Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản hướng dẫn của NHNN trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thay đổi lớn, hoạt động kinh tế đối ngoại và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng đã đáp ứng được các yêu cầu mới của công tác quản lý dự trữ ngoại hối. Giai đoạn từ năm 2011 đến nay là giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, tuy nhiên kinh tế trong nước vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; bên cạnh đó, thị trường tài chính thế giới ngày càng biến đổi đa dạng, phức tạp hơn, đòi hỏi sự chặt chẽ hơn nữa trong công tác quản lý dự trữ ngoại hối của cơ quan quản lý Nhà nước. Để thực hiện yêu cầu trên, NHNN đã chủ trì xây dựng và trình Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005. Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn như Nghị định số 50/2014/NĐ-CP được ban hành ngày 20/5/2014 về quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước, thay thế Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ. Nghị định gồm 05 chương với 26 điều, quy định về dự trữ ngoại hối Nhà nước, quản lý dự trữ ngoại 346
  3. hối Nhà nước, hạch toán kế toán, báo cáo và công bố thông tin dự trữ ngoại hối Nhà nước. Qua đó, hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước theo chuẩn mực Quốc tế, bổ sung, cập nhật các nội dung mới phù hợp với yêu cầu thực tế trong công tác quản lý, điều hành tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư dự trữ ngoại hối Nhà nước; đảm bảo phù hợp với những định hướng quản lý mới được quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18/3/2013. Những kết quả đạt được trong hoàn thiện khung pháp lý, giúp cho dự trữ ngoại hối Việt Nam ngày càng đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hình 1: Diễn biến dự trữ ngoại hối giai đoạn 2007-2016 Nguồn: IMF Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào tháng 1/2007, Việt Nam đã dần dần thực hiện tự do hóa các thị trường theo đúng cam kết về mở cửa kinh tế. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán cuối năm 2006 và năm 2007 đã khiến cho Việt Nam được coi là một điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự tăng trưởng mạnh của các luồng tài chính quốc tế như FDI, FPI, kiều hối, OD trong năm 2007 đã khiến cho VND liên tục tăng giá ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Sau khi tăng liên tục và đạt mức đỉnh vào giữa năm 2008, dự trữ ngoại hối của Việt Nam bị suy giảm mạnh do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và các bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước. Sự sụt giảm của dự trữ ngoại hối đã dấy lên quan ngại về khả năng đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, khả năng hỗ trợ cho sự ổn định của VND. Chính vì thế, Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước 347
  4. Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp để ổn định Quỹ Dự trữ ngoại hối quốc gia. Tính đến cuối năm 2008 dự trữ ngoại hối đạt 24,17 tỷ USD. Giai đoạn 2008-2011, cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu tác động lớn tới kinh tế vĩ mô trong nước. Đến tháng 1/2011, quy mô dự trữ ngoại hối đã rơi xuống đáy và chỉ còn khoảng 12,58 tỷ USD. Ngay sau đó là việc phá giá VND rất mạnh ngày 11/2/2011 (lên tới 9,3%), thị trường và tỷ giá USD/VND dần ổn định, Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ và đến cuối 2012 đạt khoảng 26 tỷ USD. Nhờ việc quyết liệt bình ổn thị trường ngoại hối, chống tình trạng đô la hóa, dự trữ ngoại hối đã tăng dần trở lại. Năm 2014 là năm khá ổn định của tỷ giá USD/VND. Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại duy trì ở mức 1% trong cả năm và quy mô dự trữ ngoại hối đạt được là 34,5 tỷ USD. Đến cuối tháng 7/2015, một lần nữa quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam được công bố ở con số chính thức: lên tới khoảng 37 tỷ USD với 10 tấn vàng. Nhưng ngay sau đó, từ sự kiện Trung Quốc bất ngờ phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ, Ngân hàng Nhà nước đã phải liên tục bán ra lượng lớn ngoại tệ đến tận những ngày cuối cùng của năm 2015. Điều này làm cho thị trường ngoại hối ổn định, tỷ giá trên thị trường giảm xuống dưới mức tỷ giá bán của NHNN. Các tổ chức tín dụng đã tự cân đối được ngoại tệ và không phải xin mua ngoại tệ từ NHNN. Năm 2016 là năm đầu tiên dự trữ ngoại hối tăng kỷ lục tới 41 tỷ USD giúp Việt Nam nâng cao vị thế đối ngoại, đảm bảo ổn định giá trị VND và làm yên lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Một khối lượng lớn ngoại tệ bên ngoài đã được tăng cường vào nguồn dự trữ của Nhà nước, đây trước hết là kết quả tăng trưởng kinh tế của đất nước như thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài cũng như có đóng góp của nguồn kiều hối quốc gia. Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân chính khiến cho Ngân hàng Nhà nước mua được lượng lớn ngoại hối này là do chính sách lãi suất 0% đối với USD mà cơ quan này áp dụng, điều này đã khiến cho nhu cầu găm giữ ngoại tệ giảm mạnh. Cùng với đó là cách thức điều hành tỷ giá trung tâm cũng được Ngân hàng Nhà nước áp dụng từ đầu năm 20162, với cách thức mới 2 Ngày 31/12/2015, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của USD với VND, tỷ giá tính chéo của VND với một số loại ngoại tệ khác. Theo đó, thay vì công bố một mức tỷ giá cố định trong thời gian dài như trước đây, bắt đầu từ ngày 4/1/2016, hằng ngày, NHNN công bố tỷ giá trung tâm làm cơ sở để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán của VND với USD trong biên độ quy định. 348
  5. này thị trường ngoại hối cũng đã ít biến động hơn trước khá nhiều. Nhờ cách thức điều hành tỷ giá mới nên tâm lý găm giữ ngoại tệ đã giảm nên đã có nhiều người dân, doanh nghiệp bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng và những tổ chức tín dụng này lại bán lại cho Ngân hàng Nhà nước để tăng dự trữ ngoại hối và như vậy thị trường ổn định. Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước, trong năm qua tỷ giá biến động giữa VND và USD chỉ từ 1,1-1,2%, tức là thấp hơn đáng kể biên độ dao động từ 3-5% của các năm trước, điều này đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và giúp các doanh nghiệp yên tâm làm ăn. 2. Một số hạn chế Hiện tại, hệ thống văn bản pháp lý trong công tác quản lý DTNH của Việt Nam chưa hoàn thiện. Cụ thể: - Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật còn thấp. Một số vấn đề được quy định tại nhiều văn bản khác nhau với nội dung điều chỉnh không thống nhất dẫn tới sự mâu thuẫn, chồng chéo khi áp dụng. - Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động ngoại hối là Pháp lệnh Ngoại hối 2005 và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi, bổ sung ban hành năm 2013. Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản hướng dẫn bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý ngoại hối, hạn chế sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan đến ngoại hối, sử dụng ngoại tệ lại được quy định tại các văn bản pháp lý cao hơn như Luật Dầu khí, Luật Quản lý nợ công, Luật Ngân sách Nhà nước, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả thực thi các chính sách, quy định về quản lý về dự trữ ngoại hối chưa cao. - Chưa có văn bản quy định tổng thể về quy trình quản lý DTNH, mới chỉ có văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của các thành viên tham gia quản lý dự trữ ngoại hối. - Chưa có văn bản quy định hướng dẫn xây dựng hệ thống nhóm chỉ tiêu dự trữ ngoại hối làm cơ sở cho các nhà quản lý tuân theo cũng như để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý DTNH. - Đối với việc sử dụng Quỹ Dự trữ Ngoại hối cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước, theo Nghị định số 50, tại Điều 15, Khoản 1: “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình chính phủ quyết định việc sử dụng ngoại hối từ Quỹ Dự trữ Ngoại hối cho nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà 349
  6. nước. Trong trường hợp sử dụng ngoại hối để tạm ứng và cho vay, Bộ Tài chính có trách nhiệm thu hồi và hoàn trả theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật.”. Thực tế điều này gây tranh cãi. Trong phiên họp thường kỳ cuối tháng 4, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước cùng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối nhằm bổ sung vốn đầu tư phát triển, đảm bảo an toàn tài chính, tiền tệ quốc gia. Có ý kiến cho rằng việc dùng dự trữ ngoại hối quốc gia để tài trợ cho chi tiêu ngân sách không hiếm trên thế giới, nhất là trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, biến cố đột xuất như chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, Đợt giá dầu tuột dốc kéo dài từ giữa năm ngoái đến nay, nhiều quốc gia như Ả rập Xê út, Libya, Oman, Iraq, Iran và kể cả Nga đã phải dốc quỹ dự trữ ngoại hối để bù đắp cho phần thiếu hụt ngân sách từ xuất khẩu dầu mỏ. Trong trường hợp Việt Nam, dự trữ ngoại hối sử dụng cho việc đầu tư phát triển, không phải là mục đích cấp bách, cần phải xem xét lại. Có ý kiến cho rằng phần ngoại tệ rút ra từ quỹ dự trữ ngoại hối chỉ để Chính phủ chi tiêu và sẽ hoàn lại, không phải mất đi. Khoản này vẫn là một hạng mục tài sản của Ngân hàng Nhà nước như mọi khoản đầu tư từ nguồn quỹ dự trữ ngoại hối khác vào các sản phẩm tài chính trên thế giới, và vẫn được phản ánh trên bảng cân đối tài sản của Ngân hàng Nhà nước. Có ý kiến cho rằng cần tính đến tính thanh khoản của khoản cho vay. Điều khác biệt chủ yếu giữa các khoản đầu tư của Ngân hàng Nhà nước trên các thị trường tài chính quốc tế với khoản cho vay Chính phủ là các khoản đầu tư của Ngân hàng Nhà nước thường vào các tài sản có tính thanh khoản cao (trái phiếu Chính phủ, các loại giấy tờ có giá khác) nên khả năng thu hồi trong thời gian ngắn. Điều này sẽ đảm bảo quỹ dự trữ ngoại hối đúng nghĩa là quỹ dự trữ - luôn sẵn sàng cho lấy ra để sử dụng khi cần. - Chưa có văn bản quy định về việc quản lý nguồn ngoại tệ tại Bộ tài chính và cơ chế phối hợp với NHNN. Mặc dù theo quy định, DTNHNN do NHNN quản lý, nhưng một lượng lớn là nguồn thu từ xuất khẩu nguyên liệu thô (như dầu thô) dưới sự kiểm soát của Bộ Tài chính. Hay nói cách khác, ngoại hối của nước ta không tập trung hết về một mối là NHTW. Bên cạnh đó, mức độ độc lập của NHNN hiện nay còn thấp, thể hiện ở việc Chính phủ sẽ quyết định chính sách cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi chính sách. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao năng lực hoạt động của NHNN với vai trò là một NHTW trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù đã đạt 350
  7. được số lượng khá lớn về dự trữ ngoại hối, nhưng dự trữ ngoại hối tại Việt Nam còn khá khiêm tốn. Với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2016 ở mức 173,3 tỷ USD, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã gần đạt được yêu cầu 12 tuần nhập khẩu. Nếu tính theo dự trữ ngoại hối trong khu vực thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam mới ở mức khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Trong khi đó, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt được 18 tháng, Singapore là 6 tháng, Philippines là 10 tháng, Brunei là 8 tháng, Thái Lan là 7 tháng. Do đó gia tăng lượng dự trữ ngoại hối hợp lý để chủ động hơn trước các tình huống rủi ro là điều có thể thấy trong tương lai, rộng hơn đây cũng là một cơ sở quan trọng để các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, các nhà đầu tư quốc tế nhìn vào khi đánh giá về Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. 3. Một số giải pháp - Một là, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quản lý ngoại hối. Hiện nay văn bản cao nhất mới là Pháp lệnh. Do đó, cần phải có văn bản về quản lý ngoại hối có giá trị pháp lý cao hơn là Luật Ngoại hối để tăng hiệu lực thực thi các chính sách về quản lý ngoại hối. Do đó, việc đăng ký xây dựng Luật Ngoại hối thay thế Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi giai đoạn 2015 - 2018 là cần thiết, nhằm đảm bảo tính nhất quán, ổn định lâu dài, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu hướng quốc tế. - Hai là, cần có quy định lại về việc quản lý ngoại tệ theo hướng toàn bộ ngoại tệ mà Bộ Tài chính thu được từ nguồn xuất khẩu dầu thô, vốn vay, viện trợ, phải bàn giao cho NHNN để quản lý tập trung ngoại tệ và tăng quy mô DTNH. Trong trường hợp Bộ Tài chính cần ngoại tệ để thanh toán, NHNN sẽ bán lại ngoại tệ cho Bộ Tài chính. - Ba là, bổ sung văn bản quy định tổng thể về quy trình quản lý DTNH cũng như văn bản quy định hệ thống nhóm chỉ tiêu dự trữ ngoại hối, bao gồm nhóm chỉ tiêu về tính an toàn, thanh khoản, sinh lời. - Bốn là, cần nâng cao hơn nữa tính độc lập của NHTW. Tính độc lập trong hoạt động của NHNNVN còn rất thấp, nhất là trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao năng lực hoạt động của NHNN với vai trò là một NHTW trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, cần thiết phải có sự thay đổi các quy định trong 351
  8. Luật NHNN hiện tại để có thể nâng cao hơn nữa vị thế độc lập của NHNN, đặc biệt trong việc quản lý và sử dụng DTNHNN sao cho có hiệu quả. Hạn chế hoạt động can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối nhằm thực hiện mục tiêu tiếp tục cải thiện quy mô DTNHNN. - Năm là, cần xem xét đưa ra các quy định để tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý DTNH, thông qua việc công bố trên trang web của NHNN các chỉ tiêu như quy mô DTNH, cơ cấu DTNH, DTNH tính theo tuần nhập khẩu, nợ nước ngoài, tạo lập niềm tin cho người dân vào việc ổn định tỷ giá và chính sách tiền tệ. Sáu là, việc chính phủ vay NHTW, để phù hợp với thông lệ quốc tế và hạn chế rủi ro, việc vay này Chính phủ phải giải trình và ấn định thời gian trả đầy đủ trong năm ngân sách. Thời hạn tối đa của khoản vay là 12 tháng và phải tính lãi. Đây thực tế chỉ là những khoản vay ngắn hạn, do đó các điều kiện phải chặt chẽ. Chính phủ giải trình xem khoản vay đó sử dụng vào việc gì. Qua đó, Quốc hội cũng như nhân dân có thể giám sát tính hiệu quả của các khoản vay. - Bảy là, NHNN phải quan tâm hơn nữa đến phát triển nhân lực theo khía cạnh chất lượng để đào tạo ra các cán bộ chuyên trách, đội ngũ chuyên gia giỏi với khả năng chuyên sâu. Cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn và liên kết với các NHTW các nước và các tổ chức tài chính, để cử cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài, đảm bảo có được đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế. Tài liệu tham khảo 1. Chính phủ vay dự trữ ngoại hối: Cảnh báo những nguy cơ; www. Vietnamnet.vn 10/5/2015. 2. Ngân hàng Nhà nước; Báo cáo thường niên 2007-2016. 3. Quản lý ngoại hối, những vấn đề lớn, www. Tinnhanhchungkhoan.vn 17/5/2015. 4. Nghị định số 50/2014/NĐ-CP, ngày 20/5/2014 của Chính phủ về quản lý DTNH Nhà nước. 5. IMF Viet Nam country report 2007- 2016. 352