Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với hoạt động gia công quốc tế ở Việt Nam hiện nay

pdf 14 trang Gia Huy 18/05/2022 2730
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với hoạt động gia công quốc tế ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoan_thien_thu_tuc_hai_quan_doi_voi_hoat_dong_gia_cong_quoc.pdf

Nội dung text: Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với hoạt động gia công quốc tế ở Việt Nam hiện nay

  1. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Improving the management of customs procedures for export outsourcing activities in Vietnam Ths. Mai Thanh Huyền Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Ở Việt Nam, thời gian gần đây, hoạt động gia công hàng hóa cho nƣớc ngoài đang phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ. Trong khi đó, thủ tục hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu là một trong những thủ tục phức tạp nhất và đòi hỏi cán bộ hải quan phải giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp ngay từ giai đoạn đầu tiên đến khi thực hiện xong việc thanh khoản hợp đồng với đối tác. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng những sơ hở, những điểm chƣa hoàn thiện trong công tác quản lý thủ tục hải quan đối với hoạt động này để thực hiện hành vi gian lận thƣơng mại, gây thất thu ngân sách nhà nƣớc, đồng thời tác động xấu, cản trở phƣơng thức sản xuất, kinh doanh này tại Việt Nam. Hiện trạng này cần đƣợc khắc phục trong thời gian tới. Từ khóa: Gia công quốc tế, thủ tục hải quan, gia công ABSTRACT In Vietnam, Recently, the international processing are growing strongly both in scale and speed. Meanwhile, the customs procedure for export 870
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 processing is one of the most complicated and requires customs officers to supervise and inspect enterprises from the first stage until the com- pletion of contract liquidation with partners. In fact, many businesses have taken advantage of loopholes and gaps in the management of cus- toms procedures for this activity to conduct trade frauds, causing loss of state budget revenues. At the same time, it has a negative impact, hin- dering this mode of production and business in Vietnam. This situation needs to be overcome in the near future. Keywords: International processcing; customs procedure; outsourcing 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh liên kết chuỗi giá trị toàn cầu hiện nay, gia công quốc tế là một hình thức phân công lao động quốc tế đồng thời là một phƣơng thức kinh doanh xuất nhập khẩu đƣợc sử dụng rộng rãi. Ở Việt Nam, hoạt động gia công hàng hoá cho doanh nghiệp nƣớc ngoài đang phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ. Thủ tục hải quan đối với hoạt động gia công là một trong những thủ tục phức tạp nhất và đòi hỏi cán bộ hải quan phải giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp ngay từ giai đoạn đầu tiên đến khi thực hiện xong việc thanh khoản hợp đồng với đối tác. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng những sơ hở, những điểm chƣa hoàn thiện của thủ tục hải quan đối với hoạt động gia công quốc tế để thực hiện hành vi gian lận thƣơng mại gây thất thu ngân sách nhà nƣớc đồng thời tác động xấu, cản trở phƣơng thức kinh doanh này tại Việt Nam. Quản lý hải quan hiện đại đòi hỏi công tác làm thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp nhanh chóng hơn nhƣng vẫn đảm bảo sự chính xác, giảm rủi ro trong công tác quản lý nhà nƣớc. Do đó, để vừa tạo thuận lợi cho hoạt động gia công phát triển, vừa thực hiện tốt việc quản lý nhà nƣớc đối với phƣơng thức này, việc nghiên cứu và hoàn thiện thủ tục hải quan đối với hoạt động gia công quốc tế là thực sự cần thiết. 871
  3. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Theo điều tra, trong năm 2018 cả nƣớc có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công hàng hóa với nƣớc ngoài. Trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp nhận gia công, chiếm khoảng 98%. Năm 2018, xuất siêu của Việt Nam đạt 7,2 tỷ USD, tuy nhiên riêng lĩnh vực gia công, sản xuất XK thì kim ngạch xuất siêu đạt 65,35 tỷ USD (xuất 222,24 tỷ USD so với nhập 156,89 tỷ USD). Tổng phí gia công các doanh nghiệp Việt Nam thu đƣợc từ hoạt động nhận gia công, lắp ráp hàng hóa cho nƣớc ngoài đạt 8,6 tỷ USD. Cụ thể nhƣ sau: Bảng 1: Bảng thống kê hàng hóa gia công tại Việt Nam năm 2018 Nguồn: TCHQ TT Nhóm hàng Số ngoại Tỷ lệ phần Tỷ lệ giá trị Tỷ lệ phí gia tệ thu trăm so với NVL NK về để công trên đƣợc tổng chi gia công so với tổng giá trị ( USD) phí gia tổng giá trị hàng hàng hóa sau công hóa sau gia công gia công 1 Dệt may 4.1 tỷ 48% 67.1% 24.5% 2 Giày dép 2.7 tỷ 32% 47% 27.3% 3 Lắp ráp điện 268 triệu 3.1% 78.9% 32.4% thoại 4 Lắp ráp điện 63 triệu 0.7% 76.4% 30.9% tử máy tính 5 Gia công hàng 1.4 tỷ 16.2% 74.7% 305 hóa khác 872
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Dệt may 0.70% 16.20% Giày dép 3.10% 48% Lắp ráp điện thoại 32% Lắp ráp điện tử máy tính Gia công hàng hóa khác Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện hàng hóa gia công tại Việt Nam năm 2018 - Về số ngoại tệ thu đƣợc đứng đầu là nhóm hàng dệt may với 4,1 tỷ USD, chiếm 48% tổng phí gia công. Đối với hoạt động gia công hàng dệt may, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) là các đối tác chính với 3,5 tỷ USD phí gia công, chiếm 85% tổng phí gia công thu đƣợc từ ngành này. Trong đó, các thƣơng nhân đến từ Hàn Quốc đặt thuê gia công nhiều nhất với phí gia công Việt Nam thu đƣợc gần bằng các đối tác còn lại với gần 2 tỷ USD, chiếm tới 48,1% số tiền thu đƣợc từ gia công hàng dệt may; tiếp đến là Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông. - Thứ hai là hoạt động gia công giày dép với nguồn nguyên liệu đầu vào thuộc về đối tác nƣớc ngoài với số tiền thu đƣợc là 2,7 tỷ USD, chiếm 32% tổng phí gia công. Các đối tác lớn đặt thuê gia công mặt hàng này là: Hàn Quốc 1,2 tỷ USD, chiếm 43,9%; Đài Loan 678 triệu USD, chiếm 24,8%; Trung Quốc 322 triệu USD, chiếm 11,8%; Hồng Kông 165 triệu USD, chiếm 6% và Hoa Kỳ 149 triệu USD, chiếm 873
  5. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 5,4%. Trong năm 2016, Việt Nam đã thực hiện gia công Giày dép cho 5 đối tác lớn trên với số tiền thu đƣợc chiếm tới 92% tổng số tiền thu đƣợc từ gia công Giầy dép. - Thứ ba là hoạt động gia công lắp ráp điện thoại: Số tiền thu đƣợc từ hoạt động lắp ráp điện thoại với linh kiện thuộc sở hữu của các đối tác nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn với 3,1% (268 triệu USD), chủ yếu từ các thị trƣờng Trung Quốc với số tiền Việt Nam thu đƣợc là 142 triệu USD, chiếm 53,1% tổng số tiền phí gia công thu đƣợc từ gia công lắp ráp điện thoại; thu từ Nhật Bản 84 triệu USD, chiếm 31,4% và từ Hàn Quốc 32 triệu USD, chiếm 12%. - Thứ tƣ là lắp ráp hàng điện tử máy tính: Phí gia công thu đƣợc từ việc lắp ráp hàng điện tử máy tính chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp với 0,7% (63 triệu USD) tổng phí gia công mà Việt Nam thu đƣợc. Trong đó, tiền phí gia công thu đƣợc từ một số đối tác chiếm tỷ trọng cao trong tổng phí gia công hàng điện tử máy tính nhƣ: Hàn Quốc 39 triệu USD, chiếm 61%; Nhật Bản 10,4 triệu USD, chiếm 16,4%; Đài Loan 7 triệu USD chiếm 10,5%; Trung Quốc 3,6 triệu USD, chiếm 5,6%. - Các hoạt động gia công nhóm hàng hóa khác (tấm module năng lƣợng mặt trời, xuồng phao cứu sinh, tấm tản nhiện ) cho đối tác nƣớc ngoài gửi nguyên liệu thu đƣợc 1,4 tỷ USD, chiếm 16,1%. Phí gia công thu đƣợc từ một số nƣớc đạt giá trị cao nhƣ: Hàn Quốc 439 triệu USD, chiếm 31,8%; Trung Quốc 230 triệu USD, chiếm 16,7%; Đài Loan 211 triệu USD, chiếm 15,3%; Nhật Bản 209 triệu USD, chiếm 15,3%. So với giá trị hàng hóa sau gia công, số tiền Việt Nam thu đƣợc từ hoạt động gia công, lắp ráp hàng hóa với nguyên liệu đầu vào do chủ sở hữu nƣớc ngoài cung cấp chiếm 26,4%. 2. Thực trạng thủ tục hải quan đối với hoạt động gia công quốc tế của Việt Nam hiện nay Nhằm tạo cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với loại hình nhập nguyên liệu để gia công, sản xuất, xuất khẩu, chế xuất, nhiều văn bản quan trọng đã đƣợc ban hành. Điển hình 874
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 nhƣ: Thông tƣ số 194/2010/TT-BTC, ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tƣ số 117/2011/TT-BTC, ngày 15/08/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thƣơng nhân nƣớc ngoài; Thông tƣ số 38/2015/TT-BTC, ngày 25/03/2015 quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tƣ số 39/2018/TT-BTC, ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tƣ số 38/2015/TT-BTC, ngày 25/03/2015 quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, ngày 20/4/2018 sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thƣơng Quy trình thủ tục hải quan đối với hoạt động gia công quốc tế của Việt Nam hiện nay Sơ đồ 2: Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhận gia công cho thƣơng nhân nƣớc ngoài Nguồn: Tổng cục Hải quan (2018) 875
  7. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Qua quy trình quản lý hoạt động GC xuất khẩu, chúng ta nhận thấy các khâu thực hiện trong quy trình quản lý hải quan đối với hoạt động GC xuất khẩu đƣợc sắp xếp một cách hợp lý theo trình tự thời gian, từ khi thƣơng nhân thông báo hợp đồng GC xuất khẩu, nhập khẩu nguyên phụ liện sản xuất, xuất khẩu sản phẩm cho đến khi thƣơng nhân thanh khoản hợp đồng GC xuất khẩu. Trong các khâu của quy trình quản lý hải quan đối với hoạt động GC xuất khẩu thì khâu đăng ký định mức và xuất khẩu sản phẩm là đặc biệt quan trọng, trong đó định mức nguyên phụ liệu trên đơn vị sản phẩm là quan trọng nhất. Bởi vì đây là những khâu mà thƣơng nhân dễ lợi dụng để gian lận, gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nƣớc. Đối với khâu xuất khẩu, thƣơng nhân dễ lợi dụng chính sách ƣu đãi, miễn kiểm tra đối với hàng hóa thực tế để xuất khẩu hàng hóa ít hơn so với khai báo nhằm tiêu thụ trong nƣớc phần chênh lệch, gian lận thuế thì đối với khâu thông báo định mức tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm cao hơn thực tế để gian lận thuế phần chênh lệch. Nếu nhƣ đối với sản phẩm xuất khẩu, cơ quan hải quan có thể dùng các biện pháp nghiệp vụ khác để phòng ngừa việc xuất khẩu hàng hóa khống nhƣ xác định trọng lƣợng trên vận đơn (bill of lading), kiểm tra chứng từ thanh toán thì đối với gian lận định mức, việc kiểm tra định mức thực tế của doanh nghiệp đối với một số mặt hàng đôi khi không thể phát hiện đƣợc, vì thực tế có những nguyên phụ liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất, không cấu thành nên sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp có thể lợi dụng điểm này để kê khai không chính x ác nhằm gian lận thuế. Cụ thể doanh nghiệp có thể lợi dụng những kẽ hở sau để gian lận sau đây: - Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá theo hình thức mua đứt bán đoạn nhƣng núp dƣới danh nghĩa là nhập nguyên liệu vật tƣ về để gia công nhằm trốn thuế nhập khẩu. 876
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 - Doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị bằng hình thức mua bán thƣơng mại nhƣng núp dƣới hình thức thuê máy móc, thiết bị của nƣớc ngoài về phục vụ gia công để đƣợc miễn thuế nhập khẩu. Sau khi nhập về Việt Nam doanh nghiệp bán ra thị trƣờng để kiếm lời. - Khai tăng trị giá thanh toán và đã thanh toán đối với 01 tờ khai xuất. - Khai nhiều- xuất ít nhằm hợp thức hóa nguyên liệu vật tƣ đã tiêu thụ nội địa. - Khai ít - xuất nhiều chủ yếu vào các thị trƣờng có hạn ngạch nhằm trốn tránh sự kiểm soát bằng hạn ngạch xuất khẩu. - Khai tăng định mức tiêu hao nguyên vật liệu (định mức thực tế để sản xuất ra sản phẩm thấp hơn khai báo) nhằm tạo ra nhiều sản phẩm dƣ thừa để tiêu thụ nội địa. - Doanh nghiệp nhập khẩu một số lƣợng lớn nguyên vật liệu để gia công tiêu thụ nội địa hết. Sau đó doanh nghiệp bỏ trốn hoặc mất tích không tìm thấy địa chỉ. - Doanh nghiệp còn hoạt động nhƣng chây ỳ không đến thanh khoản hợp đồng gia công. - Nhập sản phẩm hoàn chỉnh từ nƣớc ngoài vào nhƣng gắn nhãn mác Việt Nam để xuất sang một số thị trƣờng quản lý bằng hạn ngạch nhƣ Mỹ, EU. Một số hạn chế trong quản lý thủ tục hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu ở Việt Nam Một là, hệ thống cơ sở pháp lý đối với hoạt động gia công xuất khẩu còn chƣa đầy đủ và chƣa đồng bộ. Mặc dù Chính phủ và Bộ tài chính cũng nhƣ Tổng cục hải quan những năm gần đây đã luôn đổi mới và cập nhật hệ thống cơ sở pháp lý hải quan nói chung và hoạt động gia công quốc tế nói riêng tuy nhiên vấn đề pháp lý đối với thủ tục hải quan gia công xuất khẩu vẫn còn chƣa đầy đủ. Ví dụ nhƣ quy 877
  9. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 trình về kiểm tra cơ sở sản xuất theo Thông tƣ 38/2015/TT-BTC có hiệu lực, có bắt buộc phải tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất của tất cả DN đang làm gia công, SXXK hay không vì trên thực tế có những doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công xuất khẩu nhiều năm trƣớc (trƣớc khi Thông tƣ 38/2015/TT-BTC có hiệu lực) và đang thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, SXXK, Hải quan Khu chế xuất thì có phải kiểm tra lại hay không Ngoài ra, một số vƣớng mắc liên quan đến thanh khoản hợp đồng gia công chuyển tiếp; tiêu chí kiểm tra đối với DN ƣu tiên; phân loại hồ sơ hoàn thuế mới chỉ có văn bản hƣớng dẫn, chƣa có quy định trong văn bản pháp quy. Bên cạnh đó, việc thực hiện theo phƣơng thức quản lý mới vẫn còn nhiều lúng túng, quy định của pháp luật cũng chƣa quy định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa từ khi nhập khẩu, lƣu kho, sử dụng đến khi xuất khẩu sản phẩm Có thể thấy rằng các nội dung pháp lý cần đƣợc hoàn thiện hơn nữa để thuận lợi hơn trong việc tổ chức thực hiện quy trình. Hai là, hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan còn bất cập Khi triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, TCHQ đã xây dựng một hệ thống tiêu chí quản lý rủi ro riêng để làm căn cứ quyết định phân luồng và quyết định tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa. Thông tin chủ yếu của hệ thống này là thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ phục vụ cho việc phân luồng tờ khai và cũng còn những hạn chế nhất định cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế công việc. Hiện tại, các thông tin thu thập đƣợc nằm trên nhiều hệ thống, không đầy đủ và trùng lắp, rất khó khăn cho việc cập nhật, khai thác, xử lý và sử dụng, do đó cần có giải pháp để khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó, quy trình nghiệp vụ và hệ thống công nghệ thông tin còn một số bất cập: Thiếu quy trình quản lý hàng hóa xuyên suốt từ khi xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng hàng hóa đúng mục đích đã đăng ký với cơ quan Hải quan; 878
  10. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 các quy trình nghiệp vụ, phần mềm do các đơn vị xây dựng còn thiếu tính liên thông, liên kết, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý Ba là, thiếu phần mềm quản lý gia công tập trung gây khó khăn cho cơ quan Hải quan cũng nhƣ doanh nghiệp. Cụ thể, trong thủ tục thông báo hợp đồng gia công, phần mềm quản lý gia công hiện nay cũng chƣa kiểm tra đƣợc tình trạng tồn đọng hợp đồng chƣa thanh khoản tại chi cục khác mà chỉ kiểm tra đƣợc trong phạm vi một chi cục. Việc nhập các tiêu chí của hợp đồng gia công nhƣ: số điện thoại, số tài khoản, họ tên, chứng minh thƣ nhân dân, địa chỉ cƣ trú không thực hiện đƣợc; việc theo dõi các tiêu chí này hiện vẫn thực hiện bằng thủ công. Bên cạnh đó, hiện nay dữ liệu hợp đồng gia công chỉ có trong phạm vi một chi cục, đồng nghĩa với việc không có dữ liệu theo dõi hợp đồng gia công quá hạn của thƣơng nhân trong phạm vi cả nƣớc, nên đối với hợp đồng gia công tồn đọng tại các chi cục Hải quan khác quá hạn chƣa thanh khoản, chƣa ấn định thuế và cƣỡng chế thuế thì hệ thống kế toán KT559 chƣa báo để dừng làm thủ tục hải quan theo Luật Quản lý thuế. 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - Đối với nhà nƣớc + Xây dựng khuôn khổ pháp lý về hải quan về cơ bản đầy đủ, đồng bộ về chính sách và thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về hải quan nhằm đáp ứng các yêu cầu: Nâng cao thẩm quyền của cơ quan hải quan nhằm thực thi hữu hiệu pháp luật hải quan, nâng cao tính minh bạch, áp dụng phƣơng pháp quản lý hải quan hiện đại, quy định đầy đủ các chế độ quản lý và thủ tụchải quan theo hƣớng đơn giản, hài hoà phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. + Tiếp tục hoàn thiện chính sách về quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hoá gia công với thƣơng nhân nƣớc ngoài để đảm 879
  11. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 bảo đƣợc sự minh bạch, thống nhất, đồng bộ, dể hiểu, dể thực hiện phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đồng thời quá trình đổi mới phải đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của Việt Nam. - Đối với Tổng cục hải quan Để hỗ trợ các Cục hải quan địa phƣơng thực hiện tốt việc quản lý đối với họat động GC xuất khẩu tại đơn vị, TCHQ cần thực hiện một số công việc sau: + Thứ nhất, để hỗ trợ hải quan địa phƣơng quản lý hiệu quả định mức nguyên vật liệu, là một trong những biện pháp quan trọng nhằm quản lý hiệu quả hoạt động GC xuất khẩu, TCHQ cần có một trung tâm thực nghiệm (có thể là một bộ phận của Trung tâm phân tích phân loại tại Miền Bắc và Miền Nam) chuyên về kiểm tra tính chính xác, hợp lý trong việc xây dựng định mức sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp trên toàn quốc, có so sánh đối chiếu định mức sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau, để kịp thời phát hiện, kiểm tra các định mức đƣợc xây dựng cao hơn thực tế sản xuất. + Thứ hai, việc ứng dụng CNTT vào quản lý hợp đồng GC xuất khẩu từ khi nhập khẩu nguyên phụ liệu cho đến khi xuất khẩu sản phẩm, thanh khoản hồ sơ đã mang lại hiệu quả thiết thực, có tác động rất lớn đến quan hệ giao dịch giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp, hơn nữa trong điều kiện đã đƣợc vi tính hóa, mọi công việc đều đƣợc thực hiện theo một cách thức nhất định và nhƣ vậy các quy định của nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động này đều đƣợc thực hiện thống nhất, đảm bảo sự đối xử công bằng giữa các doanh nghiệp. Do vậy để hoàn chỉnh chƣơng trình quản lý thanh khoản, TCHQ cần nâng cấp đƣờng truyền để tiến tới cài đặt dữ liệu quản lý tập trung tại cấp TCHQ, giúp quản lý đƣợc chặt chẽ thống nhất trong phạm vi cả nƣớc và các Cục hải quan địa phƣơng có thể khai thác dữ liệu chung khi cần thiết. 880
  12. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 + Thứ ba, Ban hành văn bản quy định chi tiết về KTSTQ, hoàn chỉnh lại quy trình KTSTQ cho phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế. Ngoài hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, cần phải xây dựng những tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật (cẩm nang) kiểm tra về các hình thức gian lận trong đó có gian lận các chính sách ƣu đãi về thuế, gian lận định mức, về kiểm toán doanh nghiệp + Thứ tƣ, hoàn thiện hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan. Trong quản lý, thông tin đóng vai trò rất quan trọng. Thông tin giúp cho nhà quản lý ra quyết định một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nếu nguồn thông tin cung cấp càng chính xác, kịp thời thì quyết định sẽ chính xác, kịp thời, mọi việc sẽ đạt kết quả tốt. Ngƣợc lại, nếu thông tin cung cấp không chính xác, chậm thì quyết định sẽ không chính xác, không kịp thời, công việc sẽ bị thất bại. Khi triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, TCHQ đã xây dựng một hệ thống tiêu chí quản lý rủi ro riêng để làm căn cứ quyết định phân luồng và quyết định tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa. Thông tin chủ yếu của hệ thống này là thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ phục vụ cho việc phân luồng tờ khai và cũng còn những hạn chế nhất định cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế công việc. Hiện tại, các thông tin thu thập đƣợc nằm trên nhiều hệ thống, không đầy đủ và trùng lắp, rất khó khăn cho việc cập nhật, khai thác, xử lý và sử dụng, do đó cần có giải pháp để khắc phục tình trạng này. Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan cần tập trung, thống nhất, hỗ trợ cho tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan và phối hợp với hải quan các nƣớc trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, làm cơ sở ra quyết định cho các cấp lãnh đạo cũng nhƣ công chức thừa hành đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý của ngành Hải quan. Vì vậy TCHQ cần hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin quản lý rủi ro hiện tại thành hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan làm cơ 881
  13. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 sở để xem xét ra quyết định thông quan, quản lý rủi ro và thực hiện phòng chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan. Hệ thống này phải đƣợc thu thập, xử lý, lƣu trữ tập trung tại TCHQ để quản lý, vận hành và phân cấp cho các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm cập nhật, khai thác, sử dụng phục vụ quản lý nhà nƣớc về hải quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2010), Thông tƣ số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Bộ Tài chính (2011), Thông tƣ số 117/2011/TT-BTC ngày 15/08/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thƣơng nhân nƣớc ngoài. 3. Chính phủ (2018), Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định thƣơng nhân Việt Nam đƣợc nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thƣơng nhân nƣớc ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. 4. Chính phủ (2018), Nghị định 59/2018/NĐ-CP 5. Bộ Tài chính (2015), Thông tƣ 38/2015/TT-BTC quy định mới về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan 6. Cục HQTH, Báo cáo tổng kết công tác năm và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2007,2008,2009,2010,2011. 7. Phạm Ngọc Hữu (2008), Một số thủ đoạn gian lận trong quá trình xuất khẩu sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, Bản tin Nghiên cứu hải quan số 02/2008. 8. Tổng cục hải quan (2009), Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2009 ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thƣơng mại. 882
  14. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 9. Tổng cục hải quan (2011), Quyết định 2344/QĐ-TCHQ ngày 25/10/2010 ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hoá gia công với thƣơng nhân nƣớc ngoài. 10. Tổng cục hải quan, thống kê hải quan. 11. Mai Thanh Huyền (2019), Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan đối với hoạt động gia công quốc tế, Đề tài cấp trƣờng Đại học Thƣơng mại. 883