Hoạt động cung ứng dịch vụ logistics tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp Delta International Co.,ltd
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động cung ứng dịch vụ logistics tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp Delta International Co.,ltd", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- hoat_dong_cung_ung_dich_vu_logistics_tai_viet_nam_nghien_cuu.pdf
Nội dung text: Hoạt động cung ứng dịch vụ logistics tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp Delta International Co.,ltd
- HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP DELTA INTERNATIONAL CO.,LTD LOGISTICS SERVICE PROVISION IN VIETNAM: EMPICICAL STUDY OF DELTA INTERNATIONAL CO., LTD PGS.TS Vũ Trí Dũng - Trung tâm Pháp Việt - Viện đào tạo về Quản lý NCS. Đinh Vân Oanh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết tập trung phân tích tình hình hoạt động logistics của các doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó phân tích tình huống điểm hình của công ty Delta International. Từ đó đưa ra một số nhận định chung về thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ logistics tại Việt Nam tạo cơ sở đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại Việt Nam. Từ khóa: logistics, dịch vụ logistics, dịch vụ hậu cần Abstract The article focuses on the situation of logistics activities of enterprises in Vietnam, analysing the typical situations of Delta International Co.Ltd. Based on that basis, some general comments on the current performance of logistics service provision in Vietnam as well as solutions to improve the quality of this service are provided Keywords: logistics, logistics services, logistic services Đặt vấn đề Đi cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, ngành công nghiệp dịch vụ đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Theo xu hướng chung của khu vực dịch vụ, hoạt động logistics tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, công nghiệp logistics hiện đóng góp tới hơn 20% GDP của Việt Nam. Tỷ trọng hàng hóa vận chuyển có xu hướng tăng lên rõ rệt, trung bình tỷ trọng chi phí cho logistics trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam hiện nay là 20-25%, một con số rất cao so với các nước phát triển trên thế giới (chỉ dưới 10%). Trong khi đó, khách hàng ngày càng có xu hướng thuê ngoài, sử dụng dịch vụ logisics trọn gói. Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức tại Việt Nam nhưng tại châu Á tỷ lệ mua ngoài là khá cao (Vận tải: 95%; Kho bãi: 74%; Khai báo hải quan: 84%; Đại lý vận tải: 64%; Thu hồi: 34%; Đóng gói, làm nhãn, lắp ráp: 32%). Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam có thể phát triển, lớn mạnh theo xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh của thị trường dịch vụ logistics ngày càng tăng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Trước hết và chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Đó là các doanh nghiệp lớn, hoạt động lâu năm trên lĩnh vực này như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, Vinalines, Vietrans, Vinatrans, Vietfracht, Vosa, Vietnam Airlines v.v Ngoài ra, thành phần kinh tế tư nhân cũng đã tham gia tích cực vào thị trường này như công ty vận tải Biển Đông, công ty TNHH tiếp vận Thăng Long, công ty CP VinLinks v.v Đồng thời, một lực lượng lớn các văn phòng đại diện, 774
- các hãng, các công ty lớn của nước ngoài trực tiếp liên doanh, liên kết nhằm tìm kiếm và chia sẻ thị trường. Riêng trong lĩnh vực vận tải container và thu gom hàng lẻ để vận chuyển bằng đường biển đã có một số hãng lớn trong 30 hãng tàu hàng đầu thế giới trực tiếp mở công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam hoặc thiết lập đại lý, tìm kiếm đối tác. Thêm vào đó, có khoảng 300 văn phòng đại diện tại Hà Nội và 700 văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh (chính thức hoặc không chính thức) cũng tiến hành các hoạt động logistics. Là một trong những công ty logistics có uy tín, Công ty TNHH Quốc tế Delta (Delta International Co., Ltd) đã cung cấp dịch vụ logistics với chất lượng cao và được thị trường đánh giá tích cực. Tuy nhiên, dưới áp lực cạnh tranh và do tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế mấy năm vừa qua, Công ty cũng phải đối mặt với một số vấn đề. Bài viết này tập trung vào việc hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của Công ty TNHH Quốc tế Delta như một trường hợp nghiên cứu cụ thể. 1. Cơ sở lý thuyết Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ Logistics (CLM) quốc tế “Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng” (Carla Reed - Global Logistics and Transportation). Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra khái niệm “logistics” mà đưa ra khái niệm “dịch vụ logistics”: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao (Điều 233- Luật Thương mại Việt Nam năm 2005). Nhìn chung, dù có sự khác nhau về từ ngữ và cách diễn đạt, cách trình bày nhưng trong nội dung, tất cả đều cho rằng logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm, qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Khái niệm logistics theo nghĩa rộng luôn gắn liền với khái niệm chuỗi logistics - khái niệm logistics xây dựng trên cơ sở chu trình thực hiện. Chuỗi logistics có thể được biểu diễn dưới dạng lưu đồ trên cơ sở kết hợp của logistics đầu vào và đầu ra. Sơ đồ 1. Chuỗi logistics (Nguồn: vlr.vn) 775
- Trong lĩnh vực logistics, các thành viên tham gia chuỗi thường được qui ước gọi là các công ty dịch vụ 3PL (Third Party Logistics provider), nghĩa là Công ty cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3. Xét về phạm vi, dịch vụ logistics trong ASEAN được coi là gồm 11 phân ngành sau: (1). Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa trong vận tải biển; (2). Dịch vụ kho bãi; (3). Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa; (4). Các dịch vụ bổ trợ khác; (5). Dịch vụ chuyển phát; (6). Dịch vụ đóng gói; (7). Dịch vụ thông quan; (8). Dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, loại trừ vận tải ven bờ; (9). Dịch vụ vận tải hàng không (được đàm phán trong khuôn khổ Hội nghị các Quan chức Cao cấp về vận tải trong ASEAN); (10). Dịch vụ vận tải đường sắt quốc tế và (11). Dịch vụ vận tải đường bộ quốc tế. Theo thực tiễn hoạt động, dịch vụ logistics bao gồm: Mua sắm nguyên vật liệu; Dịch vụ khách hàng; Quản lý hoạt động dự trữ; Dịch vụ vận tải và Hoạt động kho bãi. Hoạt động cung ứng dịch vụ logistics tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó, chủ yếu là: (i) về cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý; (ii) cơ sở hạ tầng; (iii) cạnh tranh. Hệ thống Logistics quốc gia bao gồm: (i) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics; (ii) các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics; (iii) các tổ chức cung cấp kiến thức logistics, (iv) hệ thống cơ sở hạ tầng và (v) khung thể chế pháp lý. Sơ đồ 2. Mô hình về các mối quan hệ trong hệ thống logistics (Nguồn: Haasis, H - D., Institute for Shipping Economics and Logistics, Bremen, Germany) Bài viết này chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp về hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam và nghiên cứu tình huống với ví dụ cụ thể là công ty Delta. 2. Thực trạng hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam 2.1 Bối cảnh chung: Dịch vụ logistics nước ta bắt đầu phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở của dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận. Hiện nay, cả nước có khoảng 1.200 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics (so với con số 700 trước năm 2005) như dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ , đại lý vận tải, đại lý giao nhận, dịch vụ logistics chủ yếu tập trung tại khu 776
- vực TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.Có thể phân loại ngành dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay như sau: Doanh nghiệp giao nhận bao gồm các mảng: Nhận hàng container (FCL) như STG, TMS, VNL, VNF, GMD; Nhận hàng lử (LCL) như SFI, TMS, VNF; Đại lý hãng vận tải nhận hàng như GMD, HMH, SFI, TMS và NVF Các doanh nghiệp vận tải nội địa (Các doanh nghiệp đại diện như GMD, TMS, HAH, VFC, Tân cảng, Sài Gòn, Vietnamairlines, Vietjet Air ) Các doanh nghiệp kinh doanh Dịch vụ cảng biển (Cát Lái, Đình Vũ và Tân Vũ) và cảng hàng không (Nội Bài và Tân Sơn Nhất) Các doanh nghiệp vận tải quốc tế bao gồm vận tải biển (GMD, VFC, VOS, VST, VNA, TJC, VTO, VIP, PVT ) và hàng không (Vietnamairlines, Vietjet air). Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam chủ yếu làm đại lý, hoặc đảm nhận từng công đoạn như là nhà thầu phụ trong dây chuyển logistics cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế. Trên 25 doanh nghiệp logistics đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam nhưng chiếm trên 70-80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics của nước ta. 2.2 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp logistics Việt Nam: Hoạt động điều phối logistics tại Việt Nam hiện tại chỉ phát triển đến mức độ làm đại lý trung gian giao nhận hàng hóa giữa chủ hàng và hãng vận tải, thực hiện các nghiệp vụ kiểm kê, lưu kho quản lý hàng hóa. Một số ít các công ty trên thị trường đang đi đầu mở rộng mô hình trung tâm phân phối, mức độ phát triển công nghệ cao hơn các kho hàng truyền thống, đáp ứng nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp. Theo thống kê từ hiệp hội logistics Việt Nam, tổng cộng có hơn 1,200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điều phối logistics, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Trong đó, các công ty điều phối logistics nước ngoài chiếm khoảng 80% thị phần, các công ty trong nước phần lớn chỉ hoạt động trong một phân khúc nhỏ của ngành như dịch vụ giao nhận hàng hóa, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ, 2.2.1 Mức độ phát triển trong dịch vụ vận tải: Giao nhận hàng hóa (Forwarding): Hoạt động giao nhận hàng hóa phát triển mạnh mẽ từ khi Việt Nam thực hiện các chính sách mở cửa, gia nhập vào các hiệp định tự do thương mại. Khi hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ cũng là lúc phát sinh nhu cầu ủy thác các công ty nhận hàng xuất khẩu hoặc ngược lại. Hoạt động giao nhận hàng gồm hai mảng: Giao nhận hàng nguyên container (FCL) như các công ty GMD, HMH, STG và giao nhận hàng lẻ (LCL) điển hình là SFI. Vận tải đa phương thức: Hoạt động giao nhận hàng hóa phát triển hơn khi các công ty không chỉ đơn thuần nhận ủy thác từ chủ hàng mà còn tư vấn đưa ra các gói vận tải hàng hóa trọn gói với mức giá cước tối ưu. Việc vận tải này bao gồm nhiều phương thức từ lựa chọn hãng vận tải nội địa thủy bộ đưa hàng đến cảng sau đó lựa chọn hãng tàu, hãng hàng không vận tải quốc tế tích hợp trên một hợp đồng vận tải duy nhất. Dịch vụ này mang lại nhiều giá trị gia tăng cho chủ hàng, các công ty giao nhận hiện tại đều có khả năng phát triển dịch vụ này. 777