Hướng dẫn tự học Mạng máy tính - Tuần 2: Các lệnh cơ bản

pdf 5 trang hoanguyen 4260
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn tự học Mạng máy tính - Tuần 2: Các lệnh cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhuong_dan_tu_hoc_mang_may_tinh_tuan_2_cac_lenh_co_ban.pdf

Nội dung text: Hướng dẫn tự học Mạng máy tính - Tuần 2: Các lệnh cơ bản

  1. Tuần 2 – Các lệnh cơ bản Các lệnh cơ bản liên quan tới IP trên môi trường Console Ghi chú : Trình biên dịch lệnh Dos cmd.exe giúp chúng ta có thể thực hiện các lệnh Dos ngay trong Windows. Từ cửa sổ Run gõ cmd để khởi động cửa sổ lệnh. 1. HOSTNAME hostname : Hiển thị tên của máy, lệnh chỉ có tác dụng khi máy bạn đã cài giao thức TCP/IP 2. IPCONFIG Hiển thị tất cả các giá trị đã đựơc thiết lập cho mạng dùng giao thức TCP/IP hiện tại trên máy bạn. Lệnh này được dùng phổ biến trên hệ thống dùng giao thức cấp phát địa chỉ động (DHCP) để giúp người dùng kiểm tra cấu hình hiện tại mà DHCP đang thiếp lâp cho hệ thống. ipconfig [/all | /renew [adapter] | /release [adapter]] all hiển thị tất cả thông tin có thể. Nếu không có tham số này, ipconfig chỉ hiển thị địa chỉ IP, mặc nạ mạng (subnet mask), và cổng nối mặc định (default getway) cho mỗi card mạng gắn trên máy. /renew [adapter] yêu cầu DHCP cấp phát địa chỉ mới. /release [adapter] thoát khỏi các thiết lập của DHCP. Thiết lập này không có tác dụng trên hệ thống cụ bộ, nó chỉ có tác dụng trên máy khách dùng DHCP. Bài HDTH MMT – BM MMT – Khoa CNTT – ĐH KHTN TpHCM
  2. Tuần 2 – Các lệnh cơ bản 3. PING Phân tích sự kết nối đến một máy từ xa trên mạng. Lệnh này chỉ có hiệu lực khi máy bạn đã cài giao thức TCP/IP. ping [-t] [-a] [-n count] [-l length] [-f] [-i ttl] [-v tos] [-r count] [-s count] [[-j computer-list] | [-k computer-list]] [-w timeout] destination-list -t dùng lệnh ping liên tục cho đến khi bạn tự ngắt nó bằng cách đóng cửa sổ lệnh. -a phân tích địa chỉ đến một tên máy. -n count số gói dữ liệu gửi đi để phân tích. Mặc định là 4 gói. -l length độ lớn của một gói dữ liệu gửi đi để phân tích. Mặc định là 32 bytes, tối đa của giá trị length là 65.527 bytes. -f gửi đi một cờ hiệu không phải là một phân mãnh trong gói dữ liệu. Gói dữ liệu chỉ phân mãnh bởi cổng kết nối trên đường truyền. -i ttl thiết lập thời gian thực hiện lệnh. -v tos thiết lập kiểu dịch vụ. -r count xác định số đường truyền gửi và nhận các gói dữ liệu. Thấp nhất là 1, cao nhất là 9. -s count chỉ định -j computer-list chỉ ra lộ trình truyền dữ liệu qua danh sách các máy được liệt kê trong computer-list. Những máy tính liền kề trong danh sách có thể bị chia cắt bởi các cổng nối. Tối đa là 9 máy trong danh sách tính bằng địa chỉ IP. Bài HDTH MMT – BM MMT – Khoa CNTT – ĐH KHTN TpHCM
  3. Tuần 2 – Các lệnh cơ bản -k computer-list chỉ ra lộ trình truyền dữ liệu qua danh sách các máy được liệt kê trong computer-list. Những máy tính liền kề trong danh sách không thể bị chia cắt bởi các cổng nối. Tối đa là 9 máy trong danh sách tính bằng địa chỉ IP. -w timeout số phần trăm giây tạm dừng destination-list danh sách các máy tính từ xa cần phân tích đường truyền. 4. TRACERT Công cụ phân tích đường đi của một gói dữ liệu. 5. PATHPING Là lệnh tổng hợp chức năng của 2 lệnh PING và TRACERT cho chúng ta biết thông tin trả về là kết quả của 2 lệnh. PATHPING thử gửi các gói dữ liệu trên mỗi router trên đường truyền đến một máy xác định trên mạng trong một khoảng thời gian và tính toán kết quả thu được đựa trên các truyền và số gói nhận được tại nơi đến. Sau đó Pathping sẽ hiển thị phần trăm số gói dữ liệu bị mất tại mỗi router hoặc mỗi đường truyền, từ đó bạn có thể xác định vấn đề của mạng ở chỗ nào để khắc phục. pathping [-n] [-h maximum_hops] [-g host-list] [-p period] [-q num_queries [-w timeout] [-T] [-R] target_name -n không giải quyết địa chỉ thành tên máy. -h maximum_hops số bước truyền tối đa cần phân tích. Bài HDTH MMT – BM MMT – Khoa CNTT – ĐH KHTN TpHCM
  4. Tuần 2 – Các lệnh cơ bản -g host-list cho phép các máy liền kề trong danh sách có thể bị chia cắt bởi các cổng nối trung gian, là danh sách các máy cần phân tích dữ liệu đi qua chúng. -p period khoảng thời gian giữa các bước truyền lệnh. Mặc định là 250 mili giây. -q num_queries số lần truy vấn đối mỗi máy trên đường đi -w timeout khoảng thời gian đợi để nhận phản hồi. Mặc định là 3000 mili giây. -T gắn độ ưu tiên cấp 2 cho các gói dữ liệu đi qua các thiết bị mạng trên đường truyền. -R kiểm tra nếu thiết bị mạng hỗ trợ Giao thức dành riêng tài nguyên (Giao thức Internet dùng để truyền dữ liệu đúng giờ và theo thứ tự trên mạng TCP/IP) thì cho phép các máy tính dự trữ một số dung lượng chắc chắn của một dãi tầng cho một dòng dữ liệu. target_name điểm đến cuối cùng của dữ liệu. Có thể nhập địa chỉ IP hoặc tên máy 6. NETSTAT Hiển thị tình hình hoạt động của các giao thức và các kết nối TCP/IP hiện tại. netstat [-a] [-e] [-n] [-s] [-p protocol] [-r] [interval] -a hiển thị tất cả các kết nối và các cổng đang lắng nghe. -e hiển thị các thông kê về Enthernet. -n hiển thị địa chỉ và số cổng dưới định dạng số. -s hiển thị trạng thái của từng giao thức. Bài HDTH MMT – BM MMT – Khoa CNTT – ĐH KHTN TpHCM
  5. Tuần 2 – Các lệnh cơ bản -p protocol hiển thị các kết nối giao thức được chỉ tên TCP hoặc UDP. -r hiển thị nội của bảng lộ trình. interval không thời gian tính bằng giây trễ giữa các hiển thị. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài HDTH MMT – BM MMT – Khoa CNTT – ĐH KHTN TpHCM