Improving the investment environment to attract foreign direct investment into thai nguyen province

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 2330
Bạn đang xem tài liệu "Improving the investment environment to attract foreign direct investment into thai nguyen province", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfimproving_the_investment_environment_to_attract_foreign_dire.pdf

Nội dung text: Improving the investment environment to attract foreign direct investment into thai nguyen province

  1. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 177 - 184 IMPROVING THE INVESTMENT ENVIRONMENT TO ATTRACT FOREIGN DIRECT INVESTMENT INTO THAI NGUYEN PROVINCE Dinh Thi Vung* TNU - University of Economics and Business Administration ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 02/11/2021 Investment environment is one of the factors that have a great influence on attracting foreign direct investment. In the past few years, Thai Revised: 16/12/2021 Nguyen province has been achieved certain achievements in improving Published: 16/12/2021 the investment environment to attract foreign direct investment. However, how to further improve the quality of attracting foreign direct KEYWORDS investment is an issue that Thai Nguyen province needs to study. The author has analyzed the investment environment of Thai Nguyen Improve province through the provincial competitiveness index, the impact of Investment environment the investment environment on attracting foreign direct investment to Investment Thai Nguyen province. Secondary data sources are generalized and analyzed by descriptive statical methods, comparative statistics. The Foreign direct investment research results show that, Thai Nguyen province’s investment Thai Nguyen environment has been basically improved, foreign direct investment was declined in the period 2016 -2020. The study proposed some solutions to improve the investment environment to attract foreign direct investment into Thai Nguyen province more effectively. These solutions have great implications for the development of both economics and society, as well as improving people’s quality of life. CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH THÁI NGUYÊN Đinh Thị Vững Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 02/11/2021 Môi trường đầu tư là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn tới hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong những năm Ngày hoàn thiện: 16/12/2021 qua, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu nhất định trong Ngày đăng: 16/12/2021 việc cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể nâng cao hơn nữa vốn TỪ KHÓA đầu tư trực tiếp nước ngoài là bài toán mà tỉnh Thái Nguyên cần phải xem xét. Nghiên cứu của tác giả đã phân tích môi trường đầu tư của Cải thiện tỉnh Thái Nguyên thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tác Môi trường đầu tư động của môi trường đầu tư đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước Đầu tư ngoài vào tỉnh Thái Nguyên. Nguồn số liệu thứ cấp được phân tích, tổng hợp bằng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh. Kết quả Đầu tư trực tiếp nước ngoài nghiên cứu cho thấy, môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên về cơ bản Thái Nguyên được cải thiện, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh có chiều hướng giảm trong giai đoạn 2016- 2020. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào Thái Nguyên có hiệu quả hơn. Những giải pháp này có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân. DOI: *Email: dtvung@tueba.edu.vn 177 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 177 - 184 1. Giới thiệu Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp: yếu tố về pháp luật, kinh tế, chính trị - xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và các lợi thế của mỗi quốc gia, địa phương. Do vậy, có thể nói môi trường đầu tư là một trong những nhân tố có sức ảnh hưởng lớn tới hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào mỗi địa phương. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc Vùng Trung du Miền núi phía Bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa Vùng Trung du miền núi với Đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí địa lý tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Hệ thống đường giao thông thuận lợi như tuyến đường cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội, Thái Nguyên – Chợ Mới. Đặc biệt, Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 trong cả nước nên tỉnh có nguồn lao động đáp ứng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2020 tăng 4,24% so với năm 2019, cao hơn mức tăng trưởng 2,91% của cả nước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,85%; khu vực dịch vụ tăng 3,26%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,09%. Kết quả này đã đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016-2020 đạt 10,48%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 58,03%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,43%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 30,54% [1]. Đây là những điều kiện thuận lợi cho tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút dòng vốn FDI. Kể từ năm 1993, với dự án FDI đầu tiên của nước Singapore với số vốn trên 21,7 triệu USD, đến nay, tỉnh Thái Nguyên là một trong số các tỉnh miền núi phía Bắc thu hút vốn FDI lớn nhất. Theo kết quả từ Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, dự án còn hiệu lực của tỉnh đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 là 162 dự án. Số dự án FDI được cấp giấy phép năm 2020 là 20 dự án với tổng số vốn đăng kí đạt 365,89 triệu USD [2]. Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI là một trong những vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về môi trường đầu và vốn FDI, mỗi nghiên cứu phản ánh từng khía cạnh khác nhau. Trong [3]-[5] đã đề cập đến chỉ số PCI. Theo đó chỉ số PCI phản ánh khách quan, trung thực môi trường đầu tư của từng địa phương nên việc nâng cao chỉ số này cũng là một nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư. Nghiên cứu [3] đã tập trung phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên thông qua chỉ số PCI và các yếu tố cấu thành. Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự [6] đã cung cấp một cách khái quát về FDI ở Việt Nam, chỉ ra tầm quan trọng của thị trường lao động và cơ sở hạ tầng trong thu hút nguồn vốn này. Nghiên cứu [7] của Trịnh Việt Hùng và các cộng sự đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư FDI và lấy ví dụ điển hình tại tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu [8] về đầu tư FDI và những tác động đến kinh tế tỉnh Thái Nguyên đã đánh giá tác động về kinh tế của nguồn vốn FDI đối với tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2017. Theo nghiên cứu cho thấy, FDI có những đóng góp tích cực tới sự phát triển kinh tế địa phương thông qua đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngân sách nhà nước và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên còn nhỏ so với quy mô, lợi nhuận và giá trị sản xuất được tạo ra, tác động lan tỏa của FDI còn hạn chế. Để thu hút được vốn FDI có chất lượng đòi hỏi tỉnh Thái Nguyên phải tích cực cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho hoạt động FDI. Để góp phần thực hiện mục tiêu trên, bài báo này đánh giá kết quả cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống Môi trường đầu tư tại địa bàn địa phương cấp tỉnh được thể hiện thông qua các chỉ tiêu thành phần chỉ số PCI. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phân tích môi trường đầu tư thông qua chỉ số PCI, xem xét ảnh hưởng của môi trường đầu tư trong việc thu hút vốn FDI để đánh giá những tồn tại và đưa ra các giải pháp quản lý tốt hơn. 178 Email: jst@tnu.edu.vn
  3. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 177 - 184 2.2. Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã công bố: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên qua các năm, đề tài nghiên cứu, các báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các bài báo liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 2.3. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để phân tích môi trường đầu tư cũng như tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây. Chỉ rõ các dự án đầu tư được cấp phép theo ngành kinh tế, theo đối tác; các chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Phương pháp so sánh: Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu nhằm so sánh các chỉ số thành phần của chỉ số PCI, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Nguyên trong giai đoạn 2016- 2020 để thấy được sự cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên; sự thay đổi tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, biến động của từng ngành, đối tác đầu tư. 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Chỉ số PCI tỉnh Thái Nguyên PCI được xem là tiếng nói quan trọng của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh địa phương, là kênh thông tin tham khảo tin cậy về địa điểm đầu tư. Những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Sự cải thiện này được thể hiện rõ thông qua điểm tổng hợp chỉ số PCI của tỉnh. Trong giai đoạn 2016 – 2019, điểm tổng hợp chỉ số PCI của tỉnh Thái Nguyên có xu hướng tăng. Tuy nhiên, kết quả xếp hạng năm 2020 bị giảm so với năm 2016 được thể hiện rõ qua bảng 1. Bảng 1. Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020 Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành 2016 61,82 7 Tốt 2017 64,45 15 Khá 2018 64,24 18 Khá 2019 67,71 12 Tốt 2020 66,56 11 Khá (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) Hình 1. PCI tỉnh Thái Nguyên so với một số tỉnh 179 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 177 - 184 Năm 2016, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thái Nguyên đứng ở vị trí thứ 7 trong số 63 tỉnh. Đây là vị trí xếp hạng cao nhất của tỉnh trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Năm 2017, PCI của tỉnh Thái Nguyên xếp ở vị trí thứ 15, mặc dù kết quả xếp hạng đi xuống nhưng điểm tổng hợp tăng 3,63 điểm so với năm 2016. Năm 2018, 2019 Thái Nguyên lần lượt xếp ở vị trí thứ 18, 12 và được xếp vào nhóm điều hành khá, tốt. Năm 2020, điểm tổng hợp PCI của tỉnh đạt 66,56 điểm xếp thứ 11 tăng một bậc so với năm 2019 [9]. Kết quả đạt được là nhờ nỗ lực của toàn tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, theo dữ liệu tỉnh Thái Nguyên đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư nhưng có thể thấy các địa phương trong cả nước cũng rất nỗ lực cải thiện nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để có thể hấp dẫn các nguồn vốn đầu tư. PCI tỉnh Thái Nguyên so với một số tỉnh (Hình 1). Quảng Ninh là tỉnh mà trong nhiều năm dẫn đầu về chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh. Năm 2020, điểm PCI của tỉnh đạt 75,09 điểm. Xếp thứ 10 là tỉnh Bắc Ninh với điểm PCI là 66,74 điểm. So với một số tỉnh như Phú Thọ, Bắc Giang thì Thái Nguyên được các doanh nghiệp đánh giá cao hơn. Phú Thọ xếp thứ 22 và Bắc Giang xếp thứ 27 trong năm 2020. Điểm thành phần PCI của Thái Nguyên giai đoạn 2016 -2020 được tập hợp qua Hình 2. Gia nhập thị trường 9 Thiết chế pháp lý & 8 Tiếp cận đất đai anh ninh trật tự 7 6 5 4 2016 Đào tạo lao động 3 Tính minh bạch 2 2017 1 0 2018 2019 Dịch vụ hỗ trợ doanh Chi phí thời gian nghiệp 2020 Tính năng động của Chi phí không chính chính quyền tỉnh thức Cạnh tranh bình đẳng Hình 2. Điểm thành phần PCI Thái Nguyên giai đoạn 2016- 2020 Với sự ổn định về chính trị tại Thái Nguyên cùng với việc không ngừng hoàn thiện các quy định pháp lý, xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư của tỉnh; hoàn thiện các thủ tục hành chính đồng bộ ở các ngành, các cấp; tăng cường hiệu quả hoạt động một cửa, một cửa liên thông. Thủ tục nộp thuế, hoàn thuế hiện nay đều thông qua hệ thống điện tử sẽ giúp doanh nghiệp giảm được nhiều thời gian. Đăng kí kinh doanh điện tử, thủ tục cấp phép kinh doanh giảm xuống còn 15 đến 20 ngày. Điểm đánh giá chi phí thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra qua các năm được cải thiện rõ. Năm 2019 chỉ tiêu này của tỉnh chỉ đạt 6,63 nhưng đến năm 2020 tăng lên 7,7 điểm. Ngoài ra, các chỉ tiêu về chi phí không chính thức tăng 0,58 điểm so với năm 2019, tính năng động của chính quyền tỉnh, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự, tiếp cận đất đai tỉnh Thái Nguyên đã cải thiện tương đối tốt so với các năm trước đó. Năm 2020, các chỉ tiêu đều đạt điểm cao nhất xét trong giai đoạn 2016- 2020. Về đào tạo lao động, năm 2020 tỉnh đánh giá đạt 7,42, giảm 0,46 điểm so với năm 2019 [9]. Như vậy, lãnh đạo tỉnh cần triển khai các giải pháp quyết liệt hơn nữa để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, chỉ tiêu về tính minh bạch năm 180 Email: jst@tnu.edu.vn
  5. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 177 - 184 2020 đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp được đánh giá 5,58 điểm. Đây là số điểm thấp nhất trong giai đoạn 2016 – 2020. Sự tác động của môi trường đầu tư tới hoạt động thu hút FDI có thể thấy rõ trong những năm qua tại Thái Nguyên. Môi trường đầu tư tốt, được cải thiện đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư thì họ sẵn sàng bỏ vốn đầu tư và ngược lại. Cho nên, Thái Nguyên cần phải có những giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những tiềm lực thực tế của địa phương, đảm bảo sự bền vững trong thu hút vốn FDI. 3.2. Cải thiện môi trường đầu tư góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có những giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, với sự canh tranh giữa các địa phương, dịch bệnh kéo dài, lượng vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn 2016 đến 2020 (Bảng 2). Bảng 2. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với tổng vốn đầu tư Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Chỉ tiêu Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) 88.907,6 53.236,1 45.121,9 40.432,3 41.302,7 VĐT trực tiếp nước ngoài (tỷ đồng) 68.085,4 31.451,5 20.968,8 12.116,8 11.589,3 VĐT trực tiếp nước ngoài/TổngVĐT (%) 76,58 59,08 46,47 29,97 28,06 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2020 và tính toán của tác giả) Năm 2016, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 68.085,4 tỷ đồng, chiếm hơn 76% trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh. Đây là con số ấn tượng trong thu hút FDI của tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thì kết quả đạt được trong việc thu hút vốn FDI là một cố gắng, nỗ lực lớn của tỉnh Thái Nguyên trong xu hướng vận động xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư. Từ năm 2017 đến năm 2020, vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên có sự giảm đáng kể. Số vốn FDI năm 2017 đạt 31.451,5 tỷ đồng giảm 40,12% so với năm 2016. Từ năm 2018 đến năm 2020, vốn FDI đạt lần lượt là 20.968,8 tỷ đồng; 12.116,8 tỷ đồng và 11.589,3 tỷ đồng. Tỉnh Thái Nguyên xác định thu hút FDI là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất – kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, doanh nghiệp và đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, lãnh đạo địa phương đã tích cực chỉ đạo các Sở, ngành tạo điều kiện giải quyết các thủ tục hành chính nhanh nhất theo quy định, đồng hành với nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện, định kỳ thường xuyên đối thoại, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các dự án FDI đi vào hoạt động không chỉ giúp địa phương tăng trưởng xuất khẩu, tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương mà còn tạo hiệu ứng, tác động lan tỏa tới các nhà đầu tư khác tìm đến Thái Nguyên như một địa điểm đầu tư, kinh doanh hiệu quả. Theo kết quả tổng hợp từ Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên [2], các dự án FDI đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Cụ thể, lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 hơn 80% dự án FDI đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 133 dự án. Môt số ngành như thông tin và truyền thông; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; cấp nước, xử lý chất thải chỉ có 01 dự án được đầu tư. Nhóm ngành hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đã dần thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Song số vốn thực hiện vẫn còn hạn chế so với số vốn đăng ký. Ngành nông nghiệp thu hút được 2 dự án với số vốn đăng ký là 6,99 triệu USD (Bảng 3). Khu vực có vốn FDI đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Thái Nguyên. Tuy nhiên, qua dữ liệu thu thập được có thể thấy cơ cấu phân bổ vốn vào tỉnh vẫn còn chưa hợp lý. 181 Email: jst@tnu.edu.vn
  6. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 177 - 184 Bảng 3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2020) Số DA được Vốn đăng ký Vốn TH lũy kế Ngành kinh tế cấp phép (Tr.USD) (Tr.USD) Công nghiệp chế biến, chế tạo 133 8.470,31 7.337,92 Xây dựng 6 35,20 3,88 Dịch vụ lưu trú, ăn uống 3 11,06 11,36 Hoạt động kinh doanh bất động sản 3 27,05 13,42 Thương mại 7 7,80 0,85 Nông nghiệp 2 6,99 2,28 Thông tin và truyền thông 1 1,33 1,03 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 5 13,58 0,22 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1 3,57 0,10 Cấp nước, xử lý chất thải 1 7,12 3,56 Tổng số 162 8.583,99 7.374,61 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2020) Theo đối tác đầu tư, Hàn Quốc là đối tác chính với 112 dự án chiếm 69,14%, số vốn đăng ký là 7.312,64 triệu USD. Hồng Kông là một quốc gia mà những năm gần đây có sự đầu tư mạnh vào tỉnh Thái Nguyên, 12 dự án, số vốn đăng ký hơn 14 triệu USD. Với 11 dự án được cấp phép, Trung Quốc là đối tác chủ lực thứ 2, tiếp theo là Đài Loan với 7 dự án, còn lại là các nước Nhật Bản (4); Singapore (4); Đức (5); Malaysia (2); Brunei (2); Ấn Độ (1) và Seychelles (2). Nhờ các dự án FDI của Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore mà Thái Nguyên từ một tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp chủ yếu trông chờ vào công nghiệp luyện kim, khai khoáng đã dịch chuyển sang công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ. Trong giai đoạn tới, Thái Nguyên cần xây dựng chiến lược đầu tư để có thể thu hút đầu tư nhiều hơn từ các nước Châu Âu và Mỹ nhằm đa dạng hóa nguồn vốn FDI. Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các ngành sản xuất kinh doanh ở các quốc gia trên thế giới đều bị ảnh hưởng nặng nề. Các doanh nghiệp FDI phải đối mặt với nhiều khó khăn: đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí sản xuất cao, nguyên liệu đầu vào, lao động không ổn định, Tỉnh Thái Nguyên đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch một cách quyết liệt, xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thực hiện mục tiêu vừa kiểm soát dịch bệnh đồng thời duy trì hoạt động sản xuất. Năm 2020, có 20 dự án FDI được cấp giấy phép với số vốn đăng ký là 365,89 triệu USD. Hàn Quốc là đối tác có 9 dự án, Hồng Kông 5 dự án. Còn lại là Trung Quốc (1), Ấn Độ (1), Singapore (1), Đức (1), Seychelles (2). 3.3. Đánh giá 3.3.1. Những kết quả đạt được - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát với tốc độ lây lan nhanh, diễn biến khó lường, mức độ nguy hiểm được đánh giá là chưa từng có trong lịch sử đã tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu. Nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng do phải tạm dừng, hủy hoặc thu hẹp quy mô, tiêu thụ hàng hóa giảm sút, sản xuất – kinh doanh trong nhiều lĩnh vực bị ngưng trệ, nhiều lao động mất việc làm, thu nhập giảm sâu Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên năm 2020 đạt 4,18% đứng thứ 4/10 tỉnh, thành phố vùng Thủ đô (sau Bắc Giang, Hưng Yên và Hà Nam), đứng thứ 7/14 tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Theo ước tính của ngành Thống kê, tăng trưởng kinh tế năm nay của tỉnh Bắc Ninh đạt trên 1%, Vĩnh Phúc đạt trên 2%, Hải Dương trên 3% và Hà Nội gần 4% - Với sự ổn định về chính trị tại Thái Nguyên cùng với việc không ngừng hoàn thiện các quy định pháp lý, xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư của tỉnh; hoàn thiện các thủ tục hành chính đồng bộ ở các ngành, các cấp; tăng cường hiệu quả hoạt động một cửa, một cửa liên thông. Điều này được thể hiện rõ thông qua điểm của các chỉ tiêu về chi phí thời gian và tính năng động của chính quyền tỉnh. 182 Email: jst@tnu.edu.vn
  7. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 177 - 184 - Chú trọng phát triển hệ thống giao thông hạ tầng, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Từ khi cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên hoàn thành, kết nối thuận lợi với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng bắc bộ, hoạt động đầu tư vào Thái Nguyên phát triển mạnh, trong đó có những dự án FDI với số vốn rất lớn, công nghệ hiện đại, tạo ra giá trị gia tăng cao. Tỉnh Thái Nguyên chuẩn bị đầu tư hoàn thiện đoạn tuyến vành đai 5 kết nối với Quốc lộ 37. Đường Việt Bắc kéo dài kết nối cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên với khu du lịch hồ Núi Cốc với số vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng đang đẩy nhanh tiến độ. Hiện nay, tỉnh đang khẩn trương đầu tư mở rộng, nâng cấp đường ĐT 266 nối huyện Phú Bình với thị xã Phổ Yên, thành phố Sông Công đi qua các khu, cụm công nghiệp tạo thuận lợi cho đi lại, vận chuyển hàng hóa, thu hút đầu tư. Đường ĐT 261 cũng đang được đầu tư nâng cấp, tạo thế phát triển vùng sườn đông Tam Đảo. 3.3.2. Một số tồn tại - Tính minh bạch và tiếp cận thông tin là một chỉ tiêu thành phần cấu thành lên PCI. Tuy nhiên, so với các năm trước, năm 2020 chi tiêu này bị giảm điểm mạnh nhất. Đây là chỉ tiêu đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện có sự cạnh tranh mạnh như hiện nay, tỉnh Thái Nguyên cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện được tính minh bạch và tiếp cận hơn nữa. - Lao động của tỉnh Thái Nguyên đầy tiềm năng cho phát triển kinh tế. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của toàn tỉnh năm 2017 ước tính là 769,9 nghìn người. Tỉnh Thái Nguyên có nhiều thế mạnh trong việc đào tạo nguồn nhân lực, là một trong những tỉnh tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề khu vực miền núi phía Bắc. Chỉ tiêu đào tạo, đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm hiện cũng đang bị các doanh nghiệp đánh giá giảm điểm so với năm 2019. - Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều thành tựu thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, cơ cấu phân bổ vốn FDI vào tỉnh vẫn chưa hợp lý giữa các ngành kinh tế. Công nghiệp, chế biến, chế tạo dẫn đầu dòng vốn FDI. Tỉnh Thái Nguyên cần có các chính sách đặc thù. Đặc biệt, cần xem xét việc bình đẳng các ưu đãi đầu tư giữa các doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh. 3.4. Một số đề xuất cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên Một là, cải cách thủ tục hành chính. Hoàn thiện các quy định pháp lý, xây dựng các cơ chế chính sách về đầu tư của tỉnh. Trên cơ sở quy định của Đảng và Nhà nước, các Sở, Ban, ngành tập trung rà soát, đề xuất chỉnh sửa, bổ sung và ban hành mới các cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư. Tất cả các Sở, Ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh tổ chức tổng kết đánh giá hoạt động một cửa và một cửa liên thông đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết các năm báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh. Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực qua các năm của tỉnh từ đó xây dựng được các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động cả về kỹ thuật, chuyên môn. Phân bổ hợp lý lao động giữa các ngành, lĩnh vực. So sánh nhu cầu lao động và khả năng đáp ứng lao động hiện có của tỉnh để dự tính lượng lao động thiếu hút cho từng ngành, làm cơ sở cho đào tạo lao động. Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, bắt kịp yêu cầu đổi mới về mặt pháp lý cũng như ứng dụng được công nghệ vào trong sản xuất. Ba là, đẩy nhanh khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp. Các tài liệu về ngân sách đủ chi tiết được công bố ngay sau khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt để doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh. 183 Email: jst@tnu.edu.vn
  8. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 177 - 184 Bốn là, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Rà soát lại quy hoạch kết cấu hạ tầng đối với từng huyện, thành phố dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế của từng địa phương. Trên cơ sở đó có kế hoạch điều chỉnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo có tính liên kết giữa các ngành, các cơ quan quản lý trong tỉnh để tránh sự chồng chéo gây lãng phí. Tập trung đầu tư cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng cần ưu tiên, đảm bảo tính kết nối giữa các phương thức vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy); đầu tư phát triên hệ thống thông tin hiện đại; đầu tư phát triển các nguồn năng lượng đáp ứng điều kiện sản xuất. Năm là, xác định thu hút đầu tư là giải pháp đột phá nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư bằng chủ trương "3 đồng hành, 5 hỗ trợ". Cụ thể là đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn thiện thể chế và thực hiện cơ chế đối thoại để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Ðồng thời, tỉnh thực hiện cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư; tạo môi trường thân thiện; xây dựng thương hiệu sản phẩm. 4. Kết luận Môi trường đầu tư có vai trò rất quan trọng trong thu hút vốn FDI. Khi môi trường đầu tư ổn định, có định hướng phát triển rõ ràng thì sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Những năm gần đây chính quyền các địa phương trong cả nước đều rất xem trọng chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Giai đoạn 2016- 2020, tỉnh Thái Nguyên đã có rất nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, tỉnh cần có giải pháp quyết liệt hơn nữa để có thể cải thiện một số chỉ tiêu như: tính minh bạch và tiếp cận thông tin; đào tạo lao động. Tác giả định hướng sẽ nghiên cứu đầy đủ hơn về cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên, so sánh môi trường đầu tư của tỉnh với một số tỉnh có điều kiện tương đồng và ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới thu hút vốn FDI để có thêm căn cứ khoa học để giải quyết vấn đề đặt ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] Thai Nguyen Provincial Committee, Report on the performance of socio – economic development tasks in 2020; socio – economic development goals and tasks in 2021, November 23th, 2020. [2] Thai Nguyen Provincial Statistics Office, Statistical yearbook of Thai Nguyen province 2020, Statistical Publishing House, Hanoi. [3] T. T. H. Nguyen, T. H. Ta, and T. H. N. Do, “Efforts in improving investment environment: The perspective from PCI of Thai Nguyen province, Vietnam,” European Journal of Business and Management Research, vol. 6, no. 4, pp. 131-136, 2021. [4] T. T. T. Le, T. T. H. Pham, and V. C. Le, “Improving the provincial competitiveness index of Phu Tho province,” Journal of Science and Technology, University of Hung Vuong, vol. 17, no. 4, pp. 51-65, 2019. [5] T. T. Diep, “Additional Approaches to Assess the Vietnam Provincial Competitiveness Index (PCI),” International Business Research, vol. 7, no. 3, pp. 1-12, February 2014. [6] N. A. Nguyen and T. Nguyen, Foreign direct investment in Vietnam: An overview and analysis the determinants of spatial distribution across provinces. HCM City: Development and Policies Research Center, 2007. [7] V. H. Trinh et at, “Factors affecting the attraction of foreign direct investment capital. Case study in Thai Nguyen province,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 118, no. 04, pp. 185-190, 2014. [8] T. H. Nguyen, “Foreign direct investment and its impact on Thai Nguyen province’s Economy,” Journal of Finace, vol. 2, no. 715, pp. 100-105, October 2019. [9] Vietnam Chamber of Commerce and Industry, PCI Report, 2020. [Online]. Available: [Accessed October 19, 2021]. 184 Email: jst@tnu.edu.vn