Định hướng khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

pdf 15 trang Gia Huy 18/05/2022 2010
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội trên địa bàn Thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdinh_huong_khoi_nghiep_doanh_nghiep_xa_hoi_tren_dia_ban_than.pdf

Nội dung text: Định hướng khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

  1. ĐỊNH HƯỚNG KHỞI NGHIỆP DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SOCIAL ENTERPRISE STARTUP ORIENTATIONS IN HAI PHONG CITY TS. Nguyễn Thị Mỵ ThS. Đồng Thị Thu Huyền Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Bài viết làm rõ được những yếu tố cần thiết khi khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội, cơ hội và thách thức xây dựng và phát triển doanh nghiệp xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các định hướng khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội tại thành phố trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020. Từ khóa: khởi nghiệp doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội Abstract Articles clarify the necessary elements when social enterprise startups, opportunities and challenges for construction and development of social enterprises in Hai Phong city. On this basis, the authors offer social enterprise startup orientations during the period from 2017 to 2020 in the city. Keyword: enterprise startup, social enterprise Đặt vấn đề: Trong ba thập niên trở lại đây, phong trào doanh nghiệp xã hội (DNXH) đã phát triển mạnh ra khỏi biên giới các quốc gia và trở thành một vận động xã hội có quy mô và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Ở Việt Nam, DNXH là một khái niệm rất mới, mặc dù ở thời điểm hiện tại trên cả nước đã có khoảng gần 1000 tổ chức được cho là đang hoạt động theo mô hình DNXH. Những năm gần đây, DNXH đang ngày được quan tâm, thúc đẩy phát triển tại Việt Nam. Khái niệm DNXH đang dần trở nên quen thuộc đặc biệt với những người trẻ trên con đường khởi nghiệp. Làn sóng khởi nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và thế hệ trẻ. Dù vậy, là doanh nghiệp thông thường khởi nghiệp vốn đã vất vả tồn tại, là DNXH còn khó khăn gấp trăm lần vì bạn phải dung hoà lợi ích giữa các bên, nỗ lực để sống sót và bền vững đồng thời không quên đi những cam kết với cộng đồng của mình. Thực tế cho thấy đã có nhiều DNXH do người trẻ sáng lập ở nước ta như: Tò He, Vietherb, Hoa Sữa Những thành công bước đầu của loại hình DNXH. Tuy nhiên, số lượng DNXH ở nước ta vẫn còn ít, quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa cao, khả năng giải quyết những vấn đề xã hội còn thấp và việc phân bố các DNXH chưa đều và rộng khẳp trên toàn quốc. Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, thương mại và công nghệ của Vùng Duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ ba cả nước, lớn thứ hai miền Bắc sau Hà Nội. Tính đến nay, Hải Phòng là thành phố đông dân thứ ba ở 542
  2. Việt Nam. Hiện nay, thành phố đã và đang tồn tại và phát triển một số tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức, quỹ, hội, câu lạc bộ từ thiện hướng về cộng đồng. Nhưng thực tế thống kê cho thấy chưa có một tổ chức nào được công nhận là DNXH trên địa bàn thành phố. Thực trạng này đặt ra vấn đề cho các, tổ chức, chính quyền thành phố là làm sao trong thời gian tới có thể thúc đẩy khởi nghiệp DNXH để các doanh nghiệp này thực hiện mục tiêu tối cao là phát triển xã hội hướng tới ba mục tiêu: Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mang tính sáng tạo phù hợp với nhu cầu của cộng đồng có hoản cảnh đặc biệt; tạo cơ hội hoà nhập xã hội cho các cá nhân và cộng đồng yếu thế thông qua các chương trình đào tạo phù hợp, tạo cơ hội việc làm; đưa ra các giải pháp mới cho những vấn đề xã hội chưa được đầu tư rộng rãi như biến đổi khí hậu, năng lượng thay thế, tái chế Bài viết tìm hiểu các cơ hội và thách thức khi khởi nghiệp DNXH trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng khởi nghiệp DNXH tại thành phố từ năm 2017 đến năm 2020. NỘI DUNG: 1. Khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội Làn sóng khởi nghiệp và hỗ trợ khỏi nghiệp ở nước ta hiện nay được đánh giá là “nóng”, “rất nóng”, và sẽ còn “nóng hơn nữa”. Vậy “khởi nghiệp” là gì? Theo dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét tại kỳ hợp thứ 2 Quốc hội khoá 14, nhiều khái niệm chưa từng xuất hiện trong luật bắt đầu được luật hoá. Về khái niệm “khởi nghiệp” dự thảo quy định: “Khởi nghiệp là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình hình thành, lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán”. Khái niệm DNXH được sử dụng từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, nở rộ ở các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Hàn quốc Loại hình doanh nghiệp này đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới trong thập kỷ vừa qua và hứa hẹn trở thành trào lưu của hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, sẽ luôn luôn tồn tại những quan điểm đa dạng và khác biệt về DNXH. Trong Chiến lược phát triển DNXH năm 2002, Chính phủ Anh định nghĩa: “DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”. Tổ chức OECD định nghĩa: “DNXH là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. DNXH thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường”. Tổ chức hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng - CSIP của Việt Nam đưa ra quan điểm: “DNXH là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. DNXH lấy lợi 543
  3. ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu xã hội/ môi trường và mục tiêu kinh tế”. Trước năm 2014, ở Việt Nam chưa có một văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động của DNXH, cũng chưa có một loại hình doanh nghiệp hay một địa vị pháp lý dành riêng cho DNXH. DNXH chưa có một khái niệm chính thức nào. Luật doanh nghiệp sử đổi ban hành tháng 11/2014 đã đi vào lịch sử, mở ra một chương mới cho cộng đồng doanh nghiệp Việt khi lần đầu tiên khai sinh khái niệm DNXH đàng hoàng trong hệ thống pháp lý. Theo Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014, DNXH phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Đối với các bạn trẻ, có nhiều xu hướng khởi nghiệp, và lựa chọn phát triển theo mô hình DNXH là một hướng đi mới, nhiều tiềm năng. Những thông lệ tốt khi khởi nghiệp DNXH bao gồm: • Phẩm chất của doanh nhân xã hội: Doanh nhân xã hội (social entrepreneur): là những người nhìn nhận được những vấn đề của xã hội và sử dụng những nguyên lý của kinh doanh (entrepreneurship) để tổ chức, quản lý và tạo ra những thay đổi về mặt xã hội nhằm giải quyết những vấn đề đó. Nếu các doanh nhân thông thường đo sự thành công của mình bằng lợi nhuận hay doanh thu thì các doanh nhân xã hội lại tập trung vào việc tạo ra các nguồn vốn xã hội. Một doanh nghiệp do DNXH thành lập nên có được coi là thành công hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đó có giải quyết được những vấn đề xã hội như mình đề ra hay không. Doanh nhân và doanh nhân xã hội đều đòi hỏi có kỹ năng lãnh đạo và quản lý. Nhưng doanh nhân xã hội đòi hỏi các kỹ năng phức tạp hơn, vì họ đóng hai vai trò lãnh đạo: lãnh đạo tổ chức của mình và lãnh đạo cả cộng đồng họ phục vụ. Một đặc điểm khác biệt giữa khởi nghiệp thương mại thông thường không nhất thiết đòi hỏi đổi mới và sáng tạo. Trong khi đó, khởi nghiệp vì xã hội nhất thiết phải có yếu tố đổi mới và sáng tạo, đổi mới trong giải pháp giải quyết vấn đề xã hội hoặc đối tượng thị trường phục vụ. Do đó, doanh nhân xã hội đòi hỏi khả năng sáng tạo cao. Đồng thời, doanh nhân xã hội thường có động cơ đạo đức - xã hội hơn là theo đuổi lợi nhuận thuần túy, họ mong muốn đóng góp cho phúc lợi xã hội. • Khởi tạo ý tưởng kinh doanh: Để khởi nghiệp một DNXH cần bắt đầu từ “ý tưởng sáng tạo” về nhu cầu sản phẩm hay dịch cụ có thể kinh doanh tạo lợi nhuận, nhưng lại có tác dụng phục vụ các nhu cầu cấp thiết trong sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng, sinh hoạt của cộng đồng; đi liền với ý tưởng đó là cam kết dành phần lớn lợi nhuận thặng dư để tạo ra thêm những sáng kiến, dự án, DNXH mới tiếp tục theo cách đó. Các sáng kiến DNXH cần bắt nguồn và hướng tới khôi phục, làm giàu các bản sắc tốt đẹp riêng có của mỗi cộng đồng về sinh kế, văn hoá và môi trường. 544
  4. • Tìm kiếm nguồn vốn: Nguồn vốn đầu tư khởi nghiệp DNXH rất đa dang: Nguồn tài chính của chủ doanh nghiệp, vay ưu đãi hoặc vay quy đổi cổ phẩn, và một nguồn vốn quan trọng của DNXH là vốn xã hội. Các doanh nghiệp này cần phải phát triển vốn xã hội. Bản thân những doanh nhân xã hội phải dựa nhiều vào các mạng lưới mối quan hệ như là một nguồn lực quan trọng để phát triển niềm tin vào tính đạo đức, tâm thiện nguyền của xã hội. Theo đánh giá của nhóm khảo sát, hiện đầu tư xã hội (các quỹ đầu tư) đang được coi là nguồn tài chính phù hợp cho DNXH. Các quỹ đầu tư quốc tế bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho các DNXH tại Việt Nam trong một vài năm trở lại đây, nhưng hầu hết các nhà đầu tư này vẫn đang trong giai đoạn thăm dò thị hiếu thị trường hoặc thử nghiệm và chưa có một hoạt động đầu tư đáng kể nào được thực hiện cụ thể và trực tiếp với các DNXH. • Lựa chọn các mô hình kinh doanh Một DNXH không thể sống hoàn toàn dựa vào tài trợ, DNXH cũng cần có câu chuyện kinh doanh rõ ràng của mình dựa trên 9 cấu phần chính sau đây: Tuyên bố giá trị: Có thể coi là phần quan trọng nhất vì nó giúp bạn trả lời câu hỏi: bạn khác biệt gì với đối thủ cạnh tranh và khách hàng cảm nhận được giá trị gì từ những sản phẩm, dịch vụ bạn mang lại? Để kiểm định giá trị của mình, bạn có thể lựa chọn một trong số 11 tiêu chí sau đây:Tính mới; Hiệu quả; Khả năng tùy biến; Giải quyết vấn đề; Thiết kế; Thương hiệu/ Địa vị; Giá cả; Tiết kiệm chi phí; Giảm thiểu rủi ro; Khả năng tiếp cận; Tiện ích/Khả dụng. Phân khúc khách hàng: Bạn cần xác định rõ loại phân khúc khách hàng nào mà bạn đang nhắm tới trong những loại phân khúc khách hàng này: Thị trường đại trà; Thị trường khe; Thị trường phân khúc; Nền tảng đa diện. Đi kèm với việc xác định phân khúc, bạn nên trả lời câu hỏi mỗi phân khúc khách hàng đang có khoảng bao nhiêu khách hàng. Kênh tiếp cận khách hàng: Có nhiều loại kênh khác nhau với chức năng khác nhau, vì vậy bạn cần chỉ rõ bạn đã, đang và sẽ dùng kênh nào để: Nâng cao nhận thức của khách hàng; Giúp khách hàng đánh giá giá trị; Mang giá trị đến cho khách hàng; Hỗ trợ sau bán hàng. Khi xây dựng danh mục các kênh của mình bạn cần cân nhắc, đó là kênh bạn đang sở hữu hay đang hợp tác với người khác, đó là kênh bạn tiếp cận trực tiếp hay gián tiếp. Nguồn doanh thu: Là điều quan trọng tiếp theo bạn phải làm rõ để đảm bảo tính bền vững của mô hình kinh doanh. Với DNXH, ngoài nguồn doanh thu bán sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp còn có thể có nguồn tài trợ, hỗ trợ, đây cũng có thể là nguồn thu quan trọng của doanh nghiệp. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần chỉ rõ, các nguồn doanh thu đó đến từ đâu, là bao nhiêu và chiếm tỉ trọng như thế nào trong từng doanh thu. Quan hệ khách hàng: Đây là lúc DNXH chỉ rõ mình duy trì quan hệ với khách hàng như thế nào? Thông qua hỗ trợ trực tiếp cá nhân, hay hỗ trợ đặc biệt, để khách hàng tự phục vụ, dịch vụ tự động hóa, duy trì cộng đồng hay cùng nhau tạo ra giá trị mới. Hoạt động chính: Bạn chỉ ra những hoạt động chính để vận hành mô hình kinh doanh của mình. Những tuyên bố giá trị của bạn, kênh để truyền tải giá trị, quan hệ khách 545
  5. hàng và những nhân tố thuộc dòng doanh thu đang tác động đến hoạt động chính của doanh nghiệp như thế nào. Nguồn lực chính: Tài sản con người, giải pháp kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, tài chính v v đều là những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. Cấu trúc chi phí: Sẽ là sai lầm nếu doanh nghiệp không chỉ ra được mình đang tốn chi phí cho những hoạt động, đầu vào gì để cả mô hình vận hành được. Đối tác chính: Đây là lúc bạn chỉ ra đối tác chính cho mô hình kinh doanh của bạn, đó có thể là những cộng đồng, hiệp hội, nhà cung cấp v.v Với một doanh nghiệp thông thường, việc dừng lại ở 9 cấu phần là đủ để tạo một bức tranh đầy đủ về hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đối với DNXH “Tác động” còn là cấu phần thứ 10 trong mô hình kinh doanh. Tác động: Bạn phải chỉ ra được, những khác biệt mà bạn tạo ra cho mọi người, cho xã hội, cho môi trường. Tác động bạn tạo ra trong nội bộ như thế nào, tác động hướng vào người dùng là gì, tác động mà người tài trợ mong đợi là gì và tác động mà các bên liên quan quan tâm là gì? Mặc dù tác động là khó đo lường, bạn cần suy nghĩ đến những chỉ số đo lường sự thay đổi, hãy đặt cho mình câu hỏi: tại sao bạn biết có sự thay đổi và bạn đo lường sự thay đổi đó như thế nào? Để làm được điều này bạn nên xuất phát từ mục tiêu ban đầu, bạn định thay đổi điều gì? Và ai là nhân vật trung tâm trong câu chuyện thay đổi của bạn? Với những doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này, bạn hãy nhớ ba nhân tố: Tuyên bố giá trị, Phân khúc khách hàng, Dòng doanh thu là những điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến và hoàn thiện trước khi hiểu và viết lên các cấu phần còn lại. • Cách thức marketing truyền thông Mỗi một hoạt động kinh doanh trên thị trường đều hướng đến 3 mục tiêu lớn nhất: lợi nhuận, thị trường và thương hiệu. Để đạt được các mục tiêu này, doanh nghiệp phải chú trọng đến marketing – sự kết hợp có chiến lược các hoạt động liên quan đến công việc kinh doanh. Đặc biệt là đối với DNXH – loại hình doanh nghiệp tuy không còn quá mới, nhưng vẫn khá lạ lẫm ở Việt Nam, thì việc quảng bá hình ảnh nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng càng quan trọng hơn cả. Hiện nay, các DNXH chủ yếu quan tâm hơn tới đối tượng hưởng lợi hơn là khách hàng thị trường tiêu thụ. Vì thế mà sản phẩm, dịch vụ của DNXH thường có mức giá cao hơn so với mức giá trung bình trên thị trường, điều này khiến DNXH mất đi lợi thế so với các loại hình doanh nghiệp khác. Điều này đòi hỏi phải có một hướng đi rõ ràng để có thể vừa xây dựng hoạt động kinh doanh hiệu quả, vừa đảm bảo mục tiêu xã hội của dự án. Đối với DNXH khách hàng là những người yêu quý sản phẩm của họ, những câu chuyện xã hội mà họ kể bằng truyền miệng hoặc trên mạng xã hội. Điều này tạo lợi thế cho DNXH chi phí markting gần như bằng không, nhưng thực tế DNXH muốn phát triển cần có một chiến lược marketing hiệu quả hơn. Hiện nay, đối với DNXH đang nổi cộm lên hai hình thức marketing với nhiều tranh cãi. Hình thức Marketing “storytelling” dựa trên xây dựng, phát triển và lan toả những câu chuyện lý thú, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh của hãng. Ngược lại là hình thức “storydoing”, một phương thức marketing mới mẻ và ngày càng thể hiện được tính hiệu quả đang dần được 546
  6. ưa chuộng. “Storydoing” được tạo bởi hai yếu tố: câu chuyện và hành động. Nói cách khác, “storydoing” cho phép thương hiệu và khách hàng tương tác với nhau, cùng viết nên những câu chuyện làm nổi bật các giá trị văn hoá của công ty và quan trọng hơn là phản ánh phong cách khách hàng. • Cách thức đo lường kết quả kinh doanh: Đánh giá hiệu quả hoạt động của DNXH như thế nào là một trong những câu hỏi quan trọng nhất đối với cách nhìn nhận về vai trò của DNXH từ phía công chúng cũng như những người làm chính sách. Mức độ thành công của một doanh nghiệp truyền thống trong một năm thường được đánh giá số lượng lợi nhuận luôn được tiền tệ hóa chính xác ở dòng cuối cùng của bảng cân đối tài chính cuối năm đó. Việc đánh giá hiệu quả của một DNXH lại phải dựa trên cả hai hệ tiêu chí về giá trị xã hội và kinh tế. Đây là điều mà hơn ai hết, các doanh nhân xã hội sáng lập và nhà đầu tư xã hội luôn thấu hiểu đối với DNXH của mình, tuy nhiên lại là đặc điểm mà công chúng và người làm chính sách cần nâng cao nhận thức về mô hình mới này. 2. Các vấn đề xã hội và nguồn lực của thành phố Hải Phòng: cơ hội và thách thức 2.1 Các vấn đề xã hội Trên địa bàn thành phố Hải Phòng còn phát sinh rất nhiều các vấn đề xã hội cần sự chung tay góp sức của cả chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và nhân dân. Đòi hỏi sự ra đời của các DNXH. Nhưng theo thống kê hiện nay trên địa bàn thành phố chưa có một DNXH nào chính thức được thành lập theo luật doanh nghiệp năm 2014. Đây là một hạn chế của thành phố cần giải quyết trong thời gian tới để hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế xã hội địa phương. Các vấn đề xã hội quan trọng của thành phố tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các DNXH có thể hướng tới như sau: • Tội phạm và tệ nạn xã hội: Hải Phòng là môt thành phố có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, với hệ thống giao thông thuận lợi do đó hàng năm thu hút số lượng lớn khách du lịch, đây cũng là một trong những điều kiện dễ làm phát sinh các tội phạm và tệ nạn xã hội. Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng người mãn hạn tù, những người trót đi sai đường vào các tệ nạn xã hội sau khi đi cải tạo về là một lĩnh vực lâu nay bị bỏ ngỏ. Họ rất cần được hỗ trợ về việc làm, nghề nghiệp, tư vấn pháp luật, hòa nhập cộng đồng Tệ nạn ma tuy là một trong những vấn nạn nổi cộm nhất ở Hải Phòng. Người nghiện ma tuý có chiều hướng gia tăng, phức tạp với quy mô và tính chất nghiêm trọng. Do đó số lượng bệnh nhân vào các trại cai nghiện không ngừng tăng (năm 2016 các trung tâm giáo dục lao động động xã hội đã tiếp nhận quản lý điều trị cai nghiện cho 2.249 người nghiện bằng 214 % so với năm 2015, và bằng 167% so với năm 2014). Một số lượng lớn người nghiện được hoà nhập cộng đồng hàng năm (năm 2014 là 1.116 người, năm 2015 là 1.317 người và năm 2016 lên đến trên 2.000 người). Vậy một vấn đề đặt xã hội đã tìm ra con đường nào đi dành cho những người cai nghiện thành công? 547
  7. Bảng 1: Thống kê công tác cai nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng 2014 - 2016 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 STT Nội dung (Người) (Người) (Người) 1 Số bệnh nhân năm trước chuyển sang 932 1.110 845 2 Số bệnh nhân vào trong năm 1.344 1.052 2.249 3 Số người về hoà nhập cộng đồng 1.166 1.317 2.006 4 Số bệnh nhân hiện đang quản lý 1.110 845 1.088 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2014, 2015 và 2016 của chi cục phòng chống tệ nạn xã hội) Tình hình tội phạm trên thành phố vẫn và đang diễn biến phức tạp. Nổi nên là tội phạm hình sự (Giết người do nguyên nhân xã hội, cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông, ). Tội phạm kinh tế: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hoá trốn thuế, sản xuất kinh doanh buôn bán hàng giả, tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp. Tội phạm ma tuý được kiềm chế nhưng vẫn còn nhiều tiềm ẩn. Bảng 2: Thống kê tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng 2014 - 2016 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số Số Số STT Nội dung Vụ Vụ Vụ người người người việc việc việc bị bắt bị bắt bị bắt Tội phạm về trật tự xã 1 756 1.493 738 1.258 730 1.172 hội Tội phạm vi phạm về 2 trật tự quản lý kinh tế và 175 178 174 chức vụ 3 Tội phạm về ma tuý 389 768 443 869 465 1.124 Tội phạm và vi phạm 4 228 251 340 pháp luật về môi trường (Nguồn: Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống tội phạm 2014, 2015 và 2016) • Xoá đói giảm nghèo Thực hiện chương trình chỉ tiêu quốc gia về giảm nghèo, Hải Phòng được đánh giá là một trong những địa phương triển khai có hiệu quả công tác này. Chương trình giảm nghèo của thành phố thực sự đi vào lòng dân, nhiều họ nghèo được hưởng thụ những chủ trương chính sách của trung ương và thành phố cũng như sự giúp đỡ của cộng đồng. Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố giảm còn 2,36% (theo chuẩn nghèo ban hành theo Quyết định số 09/2011/QĐ – TTg ngày 30/01/2011), đạt 97% kế hoạch năm. Tính đến cuối năm 2016, toàn thành phố có 15.528 hộ nghèo (theo chuẩn nghèo ban hành theo Quyết định số 59/2015/QĐ – TTg ngày 19/11/2015), chiếm tỷ lệ 2,81% (giảm 5.277 hộ so với 548
  8. điều tra cuối năm 2015, tương đương giảm 25,36%). Việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn thành phố tiếp tục được đẩy mạnh, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững. Các hộ nghèo có thu nhập tăng lên thấy rõ phần lớn là nhờ vay được vốn sản xuất kinh doanh, lao động có việc làm và tự tổ chức làm dịch vụ Rõ ràng, giảm tỷ lệ đói nghèo một cách bền vững tiếp tục là một trong những thách thức cơ bản của thành phố trong thời gian tới. Và để giải quyết vấn đề này không có gì hiệu quả bằng cách tạo lập sinh kế bền vững cho người nghèo. Đi đôi với sự hỗ trợ của nhà nước, cần có sự giúp sức của các tổ chức, các doanh nghiệp trong việc tạo việc làm, dạy nghề cho người nghèo. • Bảo trợ trẻ em: Hải Phòng là đô thị loại 1 cấp quốc gia, thành phố trực thuộc trung ương, gồm 15 quận, huyện với 223 xã, phường và thị trấn, tổng số dân gần 2 triệu người, trong đó trẻ em dưới 16 tuổi thống kê năm 2016 là 493.065 trẻ, chiếm tỷ lệ khoản 25% so với tổng dân số trên địa bàn thành phố. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2016 là 5.445 trẻ (có xu hướng tăng so với năm 2015 là 91 trẻ, và nhiều hơn so với năm 2014 là 14 trẻ). Trẻ em bị tổn thương và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt năm năm 2016 là 13.677 trẻ. Như vậy, bảo vệ và trợ giúp trẻ em đang là một thách thức lớn với xã hội. Cùng với Nhà nước, các DNXH có thể tham gia rất nhiều trong lĩnh vực này như tư vấn, dạy học, dạy nghề, tạo sân chơi, kết nối thông tin, cung cấp nhà ở, quần áo, thức ăn, chăm sóc y tế. Bảng 3: Thống kê trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2014 - 2016 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 STT Chỉ tiêu (Người) (Người) (Người) Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (10 nhóm theo Luật 5.431 5.354 5.445 BVCSTE) Số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ 2.508 1 2.417 2.321 rơi 2 Số trẻ em bị khuyết tật, tàn tật 2.529 2.554 2.819 3 Số trẻ em là nạn nhân chật độc hoá học 152 150 97 4 Số trẻ em nhiễm HIV/AIDS 51 64 149 5 Trẻ em lao động trong đó: Số trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, nguy 9 5.1 7 7 hiểm 5.2 Số trẻ em tham gia hoạt động kinh tế và lao động 56 40 0 6 Số trẻ em lang thang 0 0 0 7 Số trẻ em bị xâm hại tình dục 4 5 3 8 Số trẻ em nghiện ma tuý 0 0 0 9 Số người chưa thành niên vi phạm pháp luật 118 112 49 10 Số trẻ em làm việc xa ra đình 4 5 0 (Nguồn: Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em năm 2014, 2015 và 2016) 549
  9. • Chăm sóc người cao tuổi: Tính đến cuối năm 2016, tổng số người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hải Phòng là 236.987 người, chiếm tỷ lệ trên 12% so với tổng dân số thành phố (nhiều hơn so với năm 2015 là 99 người và nhiều hơn so với năm 2014 là 208 người). Số người cao tuổi trên 80 tuổi trở lên đang được hưởng trợ cấp xã hội khá lớn. Số người cao tuổi cô đơn, bị khuyết tật hoặc thuộc hộ nghèo có xu hướng ngày càng tăng. Do đó việc đầu tư hỗ trợ người cao tuổi về chăm sóc sức khoẻ, được tham gia éac hoạt động văn hoá, thể thao, còn hạn chế. Bảng 4: Thống kê người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2014 – 2016 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Tổng dân số trung bình Người <1.900.000 <1.900.000 1.963.000 2 Tổng số hộ dân Hộ 538.964 539.128 552.372 Số hộ có người cao tuổi Hộ 88.912 88.935 127.195 3 Trong đó số hộ hiện chỉ có người cao tuổi (sống một mình hoặc chỉ Hộ 7.996 8.140 10.204 có người cao tuổi sống với nhau) Tổng số người cao tuổi (từ 60 tuổi Người 236.779 236.888 236.987 trở lên) 4 Trong đó số người từ đủ 80 tuổi trở Người 83.178 85.793 99.544 lên 5 Số người cao tuổi thuộc hộ nghèo Người 6.623 6.765 12.684 Số người cao tuổi thuộc hộ cận 6 Người 7.805 7.885 8.180 nghèo Số người cao tuổi là người dân tộc 7 Người 0 0 46 thiểu số Số người cao tuổi là người khuyết 8 tật (có chứng nhận của cấp có thẩm Người 7.987 8.014 8.273 quyền (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác người cao tuổi năm 2014, 2015, và 2016) Các nguồn lực xã hội • Nguồn nhân lực Nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn Hải Phòng bởi nơi đây có sẵn nguồn nhân lực dồi dào cả về số lượng lẫn chất lượng. Xác định nhân lực là một trong 3 yếu tố đột phá phát triển, thành phố đã tập trung các nguồn lực, giải pháp phát triển mạnh các loại hình giáo dục - đào tạo. Hải Phòng là địa phương đi đầu xây dựng phát triển mô hình trường ngoài công lập với việc mỗi năm thu hút trên dưới 10.000 học sinh, sinh viên. Các trường công lập cũng được quan tâm đầu tư nâng cấp mở rộng và nâng cao về chất lượng như Đại học Hải 550
  10. Phòng, Đại học Y - Dược , trong đó, nhiều cơ sở đào tạo tiếp tục khẳng định được thương hiệu, vị thế, như các trường: Đại học Hàng Hải, Đại học Hải Phòng, Đại học Dân lập Hải Phòng và các trường cao đẳng nghề như: Bách Nghệ, Công Nghiệp, Duyên Hải, Du lịch, Giao thông vận tải Trung Ương II, Viettronics Mặt khác, nguồn nhân lực từ sinh viên của Hải Phòng rất được chú ý ở tính năng động, sáng tạo, bản lĩnh dám nghĩ dám làm. Sinh viên cả nước nói chung và Hải Phòng nói riêng hiện nay rất chủ động tham gia các buổi hội thảo, sự kiện, câu lạc bộ nên tiếp cận nhanh hơn với những kiến thức hiện đại của thế giới, trong đó có các vấn đề về DNXH. Ngoài ra, tinh thần thiện nguyện đang ngày càng ăn sâu vào tiềm thức của sinh viên và người dân Hải Phòng. Hiện nay có rất nhiều sinh viên và người dân trên địa bàn thành phố làm tình nguyện viên cho các tổ chức từ thiện trong và ngoài thành phố. Đây là những tiền đề đầu tiên cho sự ra đời của các DNXH đúng nghĩa tại Hải Phòng. • Tinh thần doanh nhân Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn và biến động, trên địa bàn thành phố không ít những doanh nghiệp giải thể, phá sản. Năm 2016 đã có 95 doanh nghiệp và 63 chi nhánh, văn phòng đại diện làm tểu tục giải thể. Tuy nhiên khối doanh nghiệp vẫn đang ngày một trưởng thành. Năm 2016 Hải Phòng cấp đăng ký thành lập mới cho 2.511 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 18.789,76 tỷ đồng, tăng 6,2% về doanh nghiệp và tăng 78,54% về số vốn so với cùng kỳ. Hiện nay có khoảng hơn 16.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố, đứng thứ 6 về số lượng doanh nghiệp sau các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương và Đà Nẵng. Cùng với sự phát triển và lớn mạnh của thành phố, đã xuất hiện thêm nhiều lớp doanh nhân mới. Họ là những người trẻ và thật sự năng động, sáng tạo, phát huy tinh thần dám nghĩ dám làm của các doanh nhân từng trải đi trước. Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp góp phần cung cấp nguồn lực vật chất và kinh nghiệm quý báu cho các DNXH. Có thể số lượng doanh nghiệp nói trên trở thành nguồn “đầu vào” cho khối DNXH. • Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng Hải Phòng là thành phố cảng biển, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, cực tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển quan trọng của cả nước và quốc tế, gắn kết Hải Phòng với các tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế. Lợi thế so sánh đã tạo cho Hải Phòng phát triển kinh tế biển, chủ yếu là ngành cảng - hàng hải, du lịch biển, thủy sản, dầu khí và các dịch vụ kinh tế biển Với tiềm năng lợi thế và vai trò cầu nối quan trọng, thành phố Hải Phòng có điều kiện rất thuận lợi để giao lưu liên kết, hội nhập và hợp tác kinh tế với thế giới bên ngoài, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (khu vực có nền kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của thế giới); trong hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, đồng thời là cực tăng trưởng quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vị trí hỗ trợ đắc lực cho Thủ đô Hà Nội. Vị trí địa lý thuận lợi, là một trong những cơ hội để Hải Phòng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các DNXH trên thế giới, đồng thời tạo ra những lĩnh vực kinh tế đặc trưng của Hải Phòng mà các doanh nhân xã hội có thể xây dựng ý tưởng và thành lập DNXH và thu hút vốn đầu 551
  11. tư nước ngoài với những nét riêng có của thành phố để tạo công ăn việc làm cho tầng lớp đáy của xã hội. Tổng diện tích của thành phố Hải Phòng khoảng 151.900 ha, bao gồm cả huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long). Hiện nay, trên địa bàn thành phố còn hơn 3.721 ha đất chưa sử dụng, chiếm hơn 2% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố. Đây là yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc của phát triển của thành phố và cũng là điều kiện thuận lợi cho các DNXH hình thành và phát triển. • Các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài, các tổ chức thiện nguyện và các hợp tác xã Hải Phòng tính đến năm 2016 đã hợp tác với 46 tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài. Các tổ chức này đã có những hỗ trợ tích cực về y tế, sinh kế, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ xử lý các vấn đề về môi trường Ngoài ra thành phố ngày càng mở rộng cả về số lượng và quy mô các tổ chức thiện nguyện để mang cho những người có hoàn cảnh đặc biệt “cần câu” để họ kiếm những “con cá” bằng đôi tay của mình. Toàn thành phố Hải Phòng hiện có 324 hợp tác xã, đơn vị kinh tế thị trường đang hoạt động. Trong đó có 157 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Trong 5 năm qua, chỉ riêng đóng góp chỉ riêng đóng góp cho an sinh xã hội, khu vực kinh tế tập thể hợp tác xã và các doanh nghiệp ở Hải Phòng đã tạo việc làm cho trên 300 nghìn lao động. Có những đơn vị tham gia phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới với số tiền từ 200 đến 300 triệu đồng/năm. Nhiều hợp tác xã và doanh nghiệp cũng tham gia vào các chương trình giúp đỡ cộng đồng từ 10 đến 15 triệu đồng/năm Các hợp tác xã, các tổ chức NGO, và các tổ chức từ thiện này có thể phát triển thành các DNXH trong tương lai. 3. Định hướng khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2017 - 2020 Trong bối cảnh nhiều vấn đề xã hội và môi trường búc xúc ở Việt nam chưa được giải quyết và có xu hướng trở nên cấp bách hơn trước quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, DNXH đã được phát triển như một giải pháp tích cực trong việc giải quyết các vấn đề này. Để khuyến khích và duy trì sự hoạt động của các DNXH, đòi hỏi phải có những biện pháp toàn diện với sự tham gia của rất nhiều bên liên quan, trong đó, Chính phủ đóng vai trò quan trọng. Về phía chính sách pháp luật Nhà nước • Chính sách ưu đãi khởi nghiệp DNXH Sự phát triển của DNXH sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội theo hướng văn minh, tiến bộ, phù hợp với định hướng XHCN ở nước ta, vì vậy đây không chỉ là xu thế chung của thế giới mà còn rất cần thiết ở Việt Nam. Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng vai trò của Nhà nước với hệ thống pháp luật và chính sách là những điều kiện thiết yếu để các DNXH phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần sớm hoàn thiện pháp luật và chính sách để gia tăng tác động xã hội của các DNXH ở Việt Nam. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi giúp gia tăng số lượng các DNXH như: Tài trợ vốn khởi nghiệp trong thời gian đầu, hỗ trợ tài chính cho các DNXH; Cung cấp tài chính: Các khoản tài trợ không hoàn lại hoặc cho vay lãi suất thấp, trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, đồng thời tránh sự ỷ lại của DNXH, 552
  12. tăng cường tính tự vững; Hỗ trợ tài chính gắn chặt với hiệu quả của hoạt động xã hội: hỗ trợ 50% lương của mỗi người khuyết tật được DNXH tạo việc làm, giảm dần trong 5 năm; Hỗ trợ 50% tiền thuê nhà, sinh hoạt phí cho giáo viên tham gia dự án dạy nghề cho trẻ em đường phố, người mãn hạn tù của các DNXH; Về lâu dài, Nhà nước có thể thực hiện các chính sách hỗ trợ gián tiếp để phát triển nguồn tài chính bền vững cho DNXH, thành lập quỹ phát triển DNXH bằng Ngân sách Nhà nước tài trợ trên cơ sở trích một tỷ lệ nhất định (10% từ các khoản thu thuế tiêu thụ đặc biệt), mở rộng quỹ bằng nhận tài trợ từ các tổ chức thiện nguyện, nhà đầu tư xã hội trong và ngoài nước; Miễn, giảm thuế cho các DNXH trong một số lĩnh vực Nhà nước cần khuyến khích (liên quan đến phúc lợi xã hội). • Bổ sung quy định công nhận và khuyến khích thành lập DNXH của các chủ thể kinh doanh ở các quy mô khác nhau Quy định pháp luật của Nhà nước cần sớm bổ sung các quy định công nhận và khuyến khích quyền thành lập DNXH của các chủ thể kinh doanh ở các quy mô khác nhau. Cụ thể: ban hành nghị định của Chính phủ trong đó công nhận và khuyến khích các hoạt động kinh doanh vì mục tiêu xã hội của các cá nhân kinh doanh, các hộ kinh doanh mà không nhất thiết buộc các chủ thể phải thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014; công nhận các hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã 2012 có cam kết mục tiêu xã hội là các “hợp tác xã DNXH” để các hợp tác xã này có cơ sở pháp lý để hoạt động và được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật. Hiện nay có một số lượng đông đảo các tổ chức từ thiện ở Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng đang hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp cộng đồng thông qua các hình thức như các tổ chức NGO, các trung tâm bảo trợ người già, trẻ em, người tàn tật trong cả khu vực công lẫn khu vực tư. Mặc dù pháp luật hiện hành đã cho phép các cơ sở từ thiện chuyển đổi sang hình thức DNXH, nhưng vẫn cần có các quy định hướng dẫn cụ thể về cách thức tổ chức, hoạt động và sự trợ giúp của nhà nước để bảo đảm hoạt động của các cơ sở này không bị gián đoạn do sự chuyển đổi. Về phía cơ quan quản lý thành phố Hải Phòng • Nâng cao nhận thức xã hội về DNXH: Nhận thức của xã hội của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân Hải Phòng chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của DNXH dẫn đến việc hình thành và hoạt động của các DNXH gặp khó khăn. Trong nhận thức của cộng đồng luôn có sự phân biệt rạch ròi giữa các hoạt động thương mại vì mục đích lợi nhuận và các hoạt động xã hội, phi lợi nhuận. DNXH thường bị hiểu sai và hoài nghi về mục tiêu xã hội khi vận hành dưới hình thức doanh nghiệp, là những rào cản nhất định đối với DNXH khi làm việc với các bên liên quan, làm gia tăng chi phí về thời gian, nguồn lực, cơ hội và hạn chế khả năng tạo tác động tích cực, bền vững. Tình trạng thiếu hụt nhận thức còn diễn ra ngay trong nội bộ khối các tổ chức tình nguyện. Các tổ chức này thường e ngại khi hợp tác với các công ty do sợ bị mang tiếng thương mại hóa. Do đó dẫn đến thực trạng trên địa bàn thành phố chưa có một DNXH chính thức được thành lập. Vấn đề đặt ra với cơ quan chức năng của thành phố là cần nâng cao nhận thức xã hội về loại hình DNXH qua các chiến dịch truyền thông, hội thảo và hội nghị về DNXH. Sự tham gia tích cực của cộng đồng có thể giúp các DNXH trên địa bàn hình thành phát triển mạnh hơn. 553
  13. • Tổ chức các cuộc thi tìm kiếm sáng kiến DNXH Ý tưởng kinh doanh là một nhân tố quan trọng quyết định đến thành công quá trình khởi nghiệp của doanh nghiệp. Cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố nên tổ chức nhiều các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng DNXH để tìm ra những DNXH và dự án tiềm năng. Cơ quan thành phố cũng nên định hướng ý tưởng kinh doanh DNXH dựa trên thực trạng tình hình xã hội và nguồn lực tiềm năng của thành phố như tập trung phát triển DNXH để tạo công ăn việc làm cho những người mãn hạn tù, và người cải tạo, cai nghiện về hoà nhập cộng đồng; phát triển DNXH trong lĩnh vực dịch vụ như: dịch vụ tẩm quất bấm huyệt của người mù, dịch vụ tư vấn cho các đối tượng nhiễm HIV/AIDS, nghiện ngập • Hỗ trợ mặt bằng cho các DNXH khởi nghiệp Hải Phòng còn một hơn 3.000 ha đất chưa sử dụng, do đó để khuyến khích DNXH phát triển, thành phố nên xây dựng mặt bằng cho các DNXH thuê với giá rẻ để làm văn phòng, bán hàng. Việc làm này giúp DNXH giảm được chi phí hoạt động, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Từ đó, DNXH mới có thể khởi nghiệp bền vững và thành công. • Chính sách ưu tiên các sản phẩm dịch vụ của DNXH Hải Phòng nên ban hành các chính sách, quy định cơ quan thành phố, khu vực công của thành phố ưu tiên các sản phẩm, dịch vụ của DNXH khi mua sắm, thuê ngoài nhưng phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng so với các doanh nghiệp khác. Đồng thời, thành phố cần thực hiện đấu thầu công khai, cạnh tranh để các DNXH có thể tham gia cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công ích như: xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, sinh kế bền vững . 3.3. Về phía các trường đại học, cao học, tổ chức nghiên cứu Để khuyến khích thành lập và phát triển DNXH tại Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung, có vai trò quan trọng của các trường đại học, cao học và các tổ chức nghiên cứu. Thông qua các hoạt động đào tạo, nghiên cứu về DNXH, các trường đại học, cao học và đơn vị nghiên cứu có thể đưa DNXH đến gần hơn với cộng đồng, khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của DNXH trong nền kinh tế. Các trường Đại học, cao học và tổ chức nghiên cứu trước hết cần là nơi truyền cảm hứng và bồi dưỡng cho sinh viên, học viên nói chung để các bạn nhận biết và có ý thức góp phần giải quyết vấn đề xã hội trong bất cứ công việc gì mà sinh viên làm trong tương lai. Những người trẻ hoàn toàn cũng có thể lựa chọn DNXH và các tổ chức xã hội như một cơ hội việc làm và xây dựng lộ trình sự nghiệp lâu dài và bền vững cho mình gắn bó với một lý tưởng cao đẹp là tạo ra sự phát triển xã hội. Nhờ thế, có thể thu hút được nguồn nhân lực tài năng làm việc và đóng góp cho DNXH. Về lâu dài, các trường đại học, cao học có thể xây dựng một chuyên ngành riêng dành cho DNXH nhằm cung cấp cho các sinh viên, học viên những kiến thức và kỹ năng chuyên biệt cần thiết. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo nên những thế hệ doanh nhân xã hội tài năng trong tương lai. Ngoài ra, cần có các khóa đào tạo ngắn hạn nhằn bổ sung kiến thức và kỹ năng quản lý điều hành cho đội ngũ những người lãnh đạo các DNXH. 554
  14. Kết luận Khi một nền kinh tế ngày một phát triển đi đôi với hàng loạt vến đề xã hội phát sinh về môi trường, giáo dục, y tế quá tải, thực phẩm an toàn, xử lý rác thải, ô nhiễm không khí . Thì sự đồng hành của doanh nghiệp cùng với Chính phủ để giải quyết các vấn đề xã hội là điều cần thiết. Do đó đã đến lúc mô hình kinh doanh DNXH này cần nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Nhìn chung, DNXH ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sơ khai, tiềm năng phát triển còn rất lớn. Cùng với việc luật hoá những quy định về DNXH và tạo ra những cơ chế, chính sách thuận lợi, mô hình DNXH cho thấy nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển trong tương lai, là mảnh đất màu mỡ cho các bạn trẻ có hoài bão làm giàu và sống có ich. Tại Hải Phòng, khởi nghiệp DNXH đang trở thành một vấn đề “nóng” hiện nay. Để khuyến khích khởi nghiệp DNXH ở Hải Phòng cần có sự phối hợp cả từ phía chính sách, luật của Chính Phủ, phía cơ quan chính quyền thành phố và cả các trường đại học, cao học, các tổ chức nghiên cứu. Với sự cố gắng nỗ lực từ các bên, chắc rằng trong những năm tới, DNXH sẽ nở rộ trên thành phố hoa phượng đỏ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Ban chỉ đạo 799 thành phố Hải Phòng (2014), “Báo cáo số 143/BC-TTBCĐ, ngày 02 tháng 12 năm 2014 về tình hình, kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm năm 2014 – Thành phố Hải Phòng”. 2) Ban chỉ đạo 799 thành phố Hải Phòng (2015), “Báo cáo số 1514/BC-TTBCĐ, ngày 02 tháng 12 năm 2015 về tình hình, kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm năm 2015 – Thành phố Hải Phòng”. 3) Ban chỉ đạo 799 thành phố Hải Phòng (2016), “Báo cáo số 312/BC-BCĐ, ngày 02 tháng 12 năm 2016 về tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017”. 4) Bộ kế hoạch và đầu tư (2016), “Dự thảo luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”. 5) Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hải Phòng (2014), “Báo cáo số 117/BC- CCPCTNXH, ngày 26 tháng 12 năm 2014 về tổng kết công tác năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015”. 6) Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hải Phòng (2015), “Báo cáo số 117/BC- CCPCTNXH, ngày 26 tháng 12 năm 2015 về tổng kết công tác năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016”. 7) Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hải Phòng (2016), “Báo cáo số 117/BC- CCPCTNXH, ngày 26 tháng 12 năm 2016 về tổng kết công tác năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017”. 8) Đồng tác giả Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phan Kiều Oanh, Trần Thị Hồng Gấm (2012), “Báo cáo viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và hội đồng Anh tại Việt Nam, Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, bối cảnh và chính sách”. 555
  15. 9) Phan Thị Thanh Thuỷ (2015), “ Tạp trí khoa học đại học quốc gia Hà nội: Luật học, tập 31, số 4, ngày 18 tháng 06 năm 2015 về hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam” 10) Quốc hội (2014), “Luật số 68/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2014, Luật doanh nghiệp”. 11) Sở lao động – Thương binh và xã hội (2015), “Báo cáo số 06/BC-SLDTBXH, ngày 22 tháng 01 năm 2015 về tổng kết công tác người cao tuổi năm 2014”. 12) Sở lao động – Thương binh và xã hội (2016), “Báo cáo số 08/BC-SLDTBXH, ngày 22 tháng 01 năm 2016 về tổng kết công tác người cao tuổi năm 2015”. 13) Sở lao động – Thương binh và xã hội (2017), “Báo cáo số 03/BC-SLDTBXH, ngày 09 tháng 01 năm 2017 về tổng kết công tác người cao tuổi năm 2016”. 14) Sở lao động – Thương binh và xã hội (2015), “Báo cáo số 103/ BC-SLDTBXH&BĐG, ngày 02 tháng 01 năm 2015 về kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em năm 2014”. 15) Sở lao động – Thương binh và xã hội (2016), “Báo cáo số 193/ BC-SLDTBXH&BĐG, ngày 29 tháng 12 năm 2016 về kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em năm 2016”. 16) Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2015), “Báo cáo số 280/BC-UBND, ngày 21 tháng 11 năm 2015 về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2015, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2016”. 17) Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2016), “Báo cáo số 275/BC-UBND, ngày 21 tháng 11 năm 2016 về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2016, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2017”. 18) Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2016), “Quyết định số 248/QĐ-UBND, ngày 05 tháng 02 năm 2016 về việc phê duyệt kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2015”. 19) Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2017), “Quyết định số 19/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 01 năm 2017 về việc phê duyệt kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2016”. 20) Các Website: www.csip.vn www.britishcouncil.vn 556