Kết quả khảo sát của các bên liên quan và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành công nghệ chế biến thủy sản

pdf 13 trang Gia Huy 2730
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả khảo sát của các bên liên quan và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành công nghệ chế biến thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfket_qua_khao_sat_cua_cac_ben_lien_quan_va_de_xuat_cac_giai_p.pdf

Nội dung text: Kết quả khảo sát của các bên liên quan và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành công nghệ chế biến thủy sản

  1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN Nguyễn Thế Hân, Phạm Thị Hiền, Vũ Lệ Quyên, Đỗ Trọng Sơn, Trần Thị Huyền và Ngô Thị Hoài Dương Bộ môn Công nghệ Chế biến Thủy sản, Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Tra ng TÓM TẮT Trong thời đại ngày nay, chất lượng đào tạo đại học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nâng cao chất lượng là đào tạo là một đòi hỏi cấp thiết của các cơ sở đào tạo đại học, để bắt kịp sự phát tri ển về kinh tế và khoa học kỹ thuật. Một trong những giải pháp để đổi mới chương trình giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo đó là thu thập ý kiến của các bên liên quan. Xuất phát từ yêu cầu này, Bộ môn Công nghệ Chế biến Thủy sản, Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang, đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của sinh viên năm cuối, cựu sinh viên và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa về chất lượng đào tạo của ngành. Kết quả khảo sát đã phản ánh trung thực mức độ hài lòng của sinh viên và người s ử dụng lao động đối với quá trình đào tạo hiện nay của trường ta đồng thời giúp làm rõ được nguyên nhân của nhiều vấn đề còn tồn và cũng là cơ sở để một số biện pháp đã được đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo ngành Công nghệ Chế biến thủy sản. 1. Mục Tiêu Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên sắp tốt nghiệp ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản, cựu sinh viên và Nhà tuyển dụng (các công ty CBTS) tại Khánh Hòa về chất lượng đào tạo và góp ý cho chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản. Đây là cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng phục vụ công tác tự đánh giá chương trình đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN), đồng thời cung cấp cho Nhà trường những thông tin hữu ích để điều chỉnh, cải tiến chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và chất lượng giảng viên nhằm từng buớc nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1.Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng đào tạo và góp ý cho chương t rình đào tạo ngành Công nghệ chế biến thủy sản. - Khách thể nghiên cứu: Sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản. - Đối tượng khảo sát: Sinh viên khóa 54, 55 hệ đại học chính quy ngành CNCBTS. 48
  2. Cựu sinh viên (khóa 53 - 43) ngành Chế biến Thủy sản Một số doanh nghiệp chế biến thủy sản thuộc các loại hình khác nhau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa - Hình thức khảo sát: Gặp trực tiếp người được khảo sát, hướng dẫn điền mẫu khảo sát và thu thập thông tin theo bảng hỏi đã thiết kế. 2.2. Xây dựng mẫu khảo sát: Mẫu khảo sát xây dựng dựa trên các nội dung do Phòng Đảm bảo chất lượng và Thanh tra đã xây dựng, có bổ sung thêm một số thông tin đặc thù cho ngành Công nghệ chế biến thủy sản. Nội dung của mẫu khảo sát gồm các nội dung chính sau: - Thông tin chung về doanh nghiệp; - Một số thông tin chung về việc làm của sinh viên; - Chất lượng của các sinh viên tốt nghiệp từ ngành công nghệ chế biến thủy sản; - Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. 2.3. Số mẫu khảo sát: - Khảo sát 12 doanh nghiệp chế biến thủy sản thuộc các loại hình, quy mô khác nhau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. - Khảo sát 19 cựu sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến thủy sản đang làm việc, học tập và sinh sống tại Khánh Hòa và một số tỉnh/thành trong cả nước, từ khóa 43 đến khóa 53. - Khảo sát 62 sinh viên K54 và K55 ngành CNCBTS hệ đại học 2.4. Xử lý số liệu: - Số liệu được tính toán và trình bày bằng phần mềm Excel phiên bản 2007. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kết quả khảo sát từ doanh nghiệp CBTS 3.1.1.Thời gian thích nghi công việc của kỹ sư chế biến t hủy sản Có đến 50% số doanh nghiệp đánh giá sinh viên ngành chế biến thủy sản sau khi ra trường chỉ cần dưới 3 tháng để thích ứng với công việc; số còn lại đánh giá thời gian thích nghi là từ 3 tháng đến 12 tháng; không có doanh nghiệp nào đánh giá trên 12 tháng (Biểu đồ 1). Kết quả này cho thấy thời 49
  3. gian để sinh viên ngành công nghệ chế biến thủy sản thích nghi với công việc tại công ty là khá ngắn, chất lượng đào tạo ngành công nghệ chế biến thủy sản đã đáp ứng khá tốt yêu cầu thực tế. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 20% số doanh nghiệp cho rằng sinh viên cần từ 6 – 12 tháng để thích nghi với công việc. Điều nay cho thấy chất lượng sinh viên ngành công nghệ chế biến thủy sản sau khi ra trường còn chưa đồng đều, một số sinh viên cần thời gian dài để tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng trước khi làm việc. 0% 20% Dưới 3 3 - dưới 6 50%, 6 - dưới 12 Trên 12 30% Biểu đồ 1: Thời gian thích nghi công việc (tháng) của kỹ sư CBTS từ ĐHNT 3.1.2.Nhận xét của cơ quan về chất lượng của sinh viên tốt nghiệp từ Ngành công nghệ chế biến thủy sản 1. Về kiến thức của sinh viên tốt nghiệp: Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về kiến thức của sinh được thể hiện ở Bảng 1. Hầu hết các doanh nghiệp đánh giá kiến thức của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ chế biến thủy sản ở mức khá. Trong đó, kiến thức chuyên môn đánh giá theo mức độ tốt, khá, trung bình lần lượt là 10, 70 và 20%; không có doanh nghiệp nào đánh giá ở các mức yếu, kém. Kiến thức về quản lý được điều hành của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ chế biến thủy sản được đánh giá khá cao (70% ở mức khá) . Tuy nhiên, kiến thức về chung về văn hóa, xã hội, pháp luật cũng như hiểu biết về các vấn đề thực tế của ngành được các doanh nghiệp đánh giá mở mức thấp; cụ thể, có trên 50% doanh nghiệp đánh giá ở mức độ trung bình. Kết quả này cho thấy sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ chế biến thủy sản có kiến thức nền tảng và chuyên môn vững vàng, nhưng hiểu biết về văn hóa, xã hội và các vấn đề liên quan đến ngành nghề còn hạn chế. Kết quả này giải thích tại sao sinh viên chỉ cần một khoảng thời gian ngắn để thíc h nghi với công việc. Kết quả cũng phản ánh đúng thực tế hiện nay đó là một bộ phận lớn sinh viên ít hoặc không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Để khắc phục tình trạng này, nhóm khảo sát đưa ra một số đề xuất: đổi mới chương trình đào tạo theo hướng đưa mộ t số học phần về xã hội, pháp luật, các vấn đề chung của ngành chế biến thủy sản; đổi mới nội dung, phương pháp giảng 50
  4. dạy các học phần văn hóa, xã hội; có giải pháp thiết thực, cụ thể để sinh viên tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội vì cộng đồng; tổ ch ức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, Bảng 1: Về kiến thức của sinh viên tốt nghiệp Mức độ STT Tiêu chí T K TB Y K KNXĐ Tổng 1 Kiến thức nền tảng 10% 60% 10% 10% 0% 10% 100% 2 Kiến thức chuyên môn 10% 60% 20% 10% 0% 0% 100% 3 Kiến thức về quản lý, điều hành 20% 70% 10% 0% 0% 0% 100% 4 Kiến thức chung về văn hóa, xã hội 10% 10% 80% 0% 0% 0% 100% 5 Kiến thức chung về phát luật của nhà nước, ngành, địa phương 0% 20% 60% 0% 20% 0% 100% 6 Hiểu biết thực tế và các vấn đề đương đại của ngành nghề 0% 50% 50% 0% 0% 0% 100% 2. Về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp: Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế (Từ điển Tiếng Việt). Trong phạm vi khảo sát, nhóm đã tiến hành lấy ý kiến của doanh nghiệp về các kỹ năng cứng và mềm của sinh viên tốt nghiệp ngành chế biến thủy sản dựa trên 13 tiêu chí (Bảng 2). Nhìn chung, phần lớn các doanh nghiệp đánh giá kỹ năng của sinh viên tốt nghiệ p ở mức độ trung bình và khá, có 7/13 kỹ năng có doanh nghiệp đánh giá ở mức độ yếu, chỉ có 6/13 kỹ năng có doanh nghiệp đánh giá tốt nhưng ở tỷ lệ thấp (dưới 30%). Các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp đánh giá thấp (trên 60% doanh ng hiệp đánh giá ở mức trung bình và yếu) bao gồm: ứng dụng tin học trong công việc; lập kế hoạch, dự án; khả năng phân tích, tổng hợp; khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Đặc biệt, có trên 90% doanh nghiệp đánh giá kỹ năng lập kế hoạch, dự án của sinh viên tốt nghiệp ở mức trung bình và yếu. Về kỹ năng cứng, tay nghề chuyên môn của sinh viên cũng được đánh giá khá thấp khi có đến 50% doanh nghiệp đánh giá ở mức độ trung bình; kỹ năng vận dụng kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng hợp vào thực tiễn được đá nh giá cao hơn khi có lần lượt 70 và 60% số doanh nghiệp đánh giá ở mức độ tốt và khá. Như vậy, so với kiến thức kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp được đánh giá thấp hơn, đặc biệt ở nhóm kỹ năng mềm. Do vậy, nhóm khảo sát đề xuất trong thời gian tới cần bổ sung các học phần giáo dục kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo, lồng ghép các nội dung về kỹ năng mềm vào giảng dạy các học phần cơ sở và chuyên ngành, có giải pháp thiết thực để tổ chức Đoàn - Hội tham gia vào quá trình đào tạo và thường xuyên mở lớp đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên. 51
  5. Bảng 2: Về kỹ năng/khả năng của SV tốt nghiệp ST KNX Tổn Mức độ T K TB Y K T Đ g Tiêu chí 10 40 50 0 100 1 Kỹ năng nghiệp vụ, tay nghề chuyên môn % % % 0% % 0% % Khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn công 20 50 20 10 0 100 2 việc % % % % % 0% % 30 30 10 30 0 100 3 Kỹ năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào thực tiễn công việc % % % % % 0% % 20 60 20 0 100 4 Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc % % % 0% % 0% % 20 40 40 0 100 5 Khả năng ứng dụng tin học trong công việc 0% % % % % 0% % 50 40 10 0 100 6 Khả năng tổ chức, quản lý, điều hành 0% % % % % 0% % 10 60 30 0 100 7 Khả năng lập kế hoạch, dự án 0% % % % % 0% % 10 30 60 0 100 8 Khả năng phân tích, tổng hợp % % % 0% % 0% % 50 50 0 100 9 Khả năng giao tiếp, trình bày (nói, viết) 0% % % 0% % 0% % 20 80 0 100 10 Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề 0% % % 0% % 0% % 10 40 50 0 100 11 Khả năng làm việc độc lập % % % 0% % 0% % 40 40 20 0 100 12 Khả năng làm việc nhóm 0% % % % % 0% % Khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa dạng và hội nhập 40 50 10 0 100 13 quốc tế 0% % % % % 0% % 3. Về phẩm chất của sinh viên tốt nghiệp: Phẩm chất của sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Kết quả đánh giá phẩm chất của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến thủy sản dựa trên 11 tiêu chí (Bảng 3). Các tiêu chí được doanh nghiệp đánh cao bao gồm: ý thức học tập cầu tiến; ý thức trách nhiệm; ý thức tổ chức kỷ luật; quan hệ bạn bè đồng nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, với tỷ lệ đánh giá khá và tốt trên 90%. Tuy nhiên, một số tiêu chí được đánh giá thấp như: tính cần cù, chịu khó; tính cẩn thận, chu đáo và tính năng động sáng tạo, với tỷ lệ đánh giá trung bình và yếu gần 50%. Kết quả này cho thấy sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến thủy sản được đánh giá cao về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và quan hệ với đồng nghiệp, nhưng tính cần cù và sáng tạo trong công việc không cao. Trên cơ sở đó, nhóm khảo sát đề xuất cần tăng cường giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, phát huy tính chủ động và sáng tạo của sinh viên trong quá trình đào tạo lý thuyết cũng như thực hành, thực tập. 52
  6. Bảng 3: Về phẩm chất của sinh viên tốt nghiệp Mức độ STT Tiêu chí T K TB Y K KNXĐ Tổng 1 Ý thức học tập cầu tiến 10% 80% 10% 0% 0% 0% 100% 2 Ý thức trách nhiệm 40% 60% 0% 0% 0% 0% 100% 3 Ý thức tổ chức, kỷ luật 30% 70% 0% 0% 0% 0% 100% 4 Ý thức tập thể, cộng đồng 10% 60% 30% 0% 0% 0% 100% 5 Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp 10% 80% 10% 0% 0% 0% 100% 6 Tính nghiêm túc, trung thực 30% 40% 30% 0% 0% 0% 100% 7 Tính cần cù, chịu khó 40% 20% 10% 30% 0% 0% 100% 8 Tính cẩn trọng, chu đáo 10% 20% 50% 20% 0% 0% 100% 9 Tính năng động, sáng tạo 20% 30% 40% 10% 0% 0% 100% 10 Khả năng chịu áp lực cao trong công việc 40% 20% 20% 20% 0% 0% 100% 11 Đạo đức nghề nghiệp 10% 90% 0% 0% 0% 0% 100% 3.2. Kết quả khảo sát từ cựu sinh viên CBTS 3.2.1.Thời gian tìm được việc làm phù hợp với ngành đã học kể từ lúc tốt nghiệp Thời gian tìm được việc của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến thúy sản khá ngắn, có đến trên 73% cựu sinh viên tìm được việc làm trong khoảng thời gian dưới 6 tháng (Biểu đồ 2). Lý do sinh viên tìm được việc sớm sau khi tốt nghiệp có thể là do nhu cầu lao động ngành Công nghệ chế biến thủy sản cao, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến thủy sản – Trường Đại học Nha Trang đáp ứng tốt yêu cầu thực tế. Lý do cụ thể để giải thích kết quả này cần được đánh giá một cách chi tiết trong những lần khảo sát sau. Tuy nhiên, vẫn còn một số cựu sinh viên phải mất hơn 01 năm để tìm được việc. Điều này cho thấy chất lượng đào tạo chưa đồng đều. Trong thời gian tới, Nhà trường cần tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng cứng và mềm của sinh viên, liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp, có các hoạt động cụ thể hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Biểu đồ 2 : Thời gian tìm được việc làm phù hợp với ngành đã học kể từ lúc tốt nghiệp. 53
  7. 3.2.2. Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản Phần lớn thu nhập của sinh viên tốt nghiệp nằm trong khoảng từ 5 – 10 triệu VNĐ/tháng (gần 58%) và dưới 5 triệu đồng/tháng (gần 32%), số có thu nhập trên 10 triệu chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 10%). Kết quả này cho thấy thu nhập của kỹ sư làm việc trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản và các cơ quan quản lý Nhà nước về thủy sản khá cao so với thu nhập trung bình của lao động Việt Nam (chỉ vào khoảng 3,8 triệu đồng/tháng) (Tổng cục thống kê, 2015). Biểu đồ 3: Thu nhập bình quân từ cơ quan trong 1 tháng. 3.2.3. Mức độ phù hợp của ngành đã học với tính chất công việc hiện nay của cựu sinh viên Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của ngành đã học với tính chất công việc hiện t ại cho thấy có trên 60% cựu sinh viên được khảo sát đánh giá phù hợp và rất phù hợp (Biểu đồ 4). Điều này cho thấy có mối liên hệ khá cao giữa công việc hiện tại và ngành học của cựu sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản, chứng tỏ số lượng sinh viên tốt nghiệp được khảo sát làm đúng ngành khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng khá lớn (trên 30%) cựu sinh viên đánh giá chỉ phù hợp một phần và 5% đánh giá không phù hợp, cho thấy có một bộ phận sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến thủy sản đã làm trái ngành hoặc kiến thức, kỹ năng tích lũy được trong quá trình đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Khảo sát này được thực hiện trên nhiều khóa sinh viên tốt nghiệp nên chưa thể đưa ra nguyên nhân của thực trạng trên. Khảo sát tiếp theo cần tập trung vào một khóa tốt nghiệp nhất định. Biểu đồ 4: Mức độ phù hợp của ngành đã học với tính chất công việc hiện nay. 54
  8. 3.2.4. Mức độ đáp ứng của của các kiến thức và các kỹ năng chuyên môn đối với công việc hiện nay của SV sau khi tốt nghiệp Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng của kiến thức và các kỹ năng chuyên môn được học đối với công việc hiện nay được trình bày ở biểu đồ 5 và 6. Có đến 63,16% cựu sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến thủy sản được khảo sát cho rằng kiến thức chuyên môn chỉ đáp ứng một phần công việc; trong khi đó tỷ lệ đánh giá đáp ứng tốt và rất tốt lần lượt là 31,58 và 5,26% (biểu đồ 5). Kết quả này phản ánh thực tế phần lớn sinh viên tốt nghiệp cần một khoảng thời gian nhất định để thích nghi với công việc, thông qua ti ếp cận thực tế và các lớp đào tạo ngắn hạn. Biểu đồ 5 : Mức độ đáp ứng của các kiến thức chuyên môn được học đối với công việc hiện nay Kết quả tương tự cũng được thể hiện đối với mức độ đáp ứng của các kỹ năng chuyên môn/tay nghề được đào tạo đối với y êu cầu công việc hiện nay của cựu sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản. Theo đó, có đến gần 70% sinh viên tốt nghiệp được khảo sát đánh giá chỉ đáp ứng một phần và hoàn toàn không đáp ứng (Biểu đồ 6). Dựa trên kết quả này, nhóm khảo sát đề xuất trong thời gian tới đổi mới chương trình đào tạo, theo hướng tăng cường thời lượng thực hành, thực tập; liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất tại phòng thí nghiệm. Biểu đồ 6: Mức độ đáp ứng của các kỹ năng chuyên môn/t ay nghề được đào tạo đối với yêu cầu công việc hiện nay 3.2.5. Mức độ đáp ứng của của các kiến thức và các kỹ năng chuyên môn đối với công việc hiện nay 55
  9. Có gần 70% cựu sinh viên được khảo sát cho rằng các kỹ năng mềm được tích lũy trong quá trình học tại Trường chỉ đáp ứng một phần và hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại. Kết quả này phù hợp với đánh giá của doanh nghiệp (báo cáo khảo sát doanh nghiệp) về kỹ năng mềm của sinh viên tốt nghiệp. Những kết quả này đặt ra yêu cầu đối với Nhà trư ờng cần phải trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên trong quá trình đào tạo bằng cách lồng ghép nội dung kỹ năng mềm (khả năng tự học, giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo, ) cho sinh viên trong các học phần đang đào tạo, bổ sung mộ t số học phần về kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo, tăng cường các hoạt động ngoại khóa và thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về kỹ năng mềm cho sinh viên. Biểu đồ 7: Mức độ đáp ứng của kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo, ) đào tạo đối với yêu cầu công việc hiện nay 3.3.Kết quả khảo sát sinh viên K54, K55 1. Lĩnh vực 1: Mục tiêu và chương trình đào tạo Kết quả đánh giá về mục tiêu và chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế biến thủy sản, dựa trên 5 tiêu chí, được thể hiện ở Bảng 4. Mức độ cho từng tiêu chí được sinh viên đánh giá khác nhau. Theo đó, tiêu chí “ngành học có mục tiêu rõ ràng và phù hợp với yêu cầu xã hội” được đánh giá ở mức đúng là cao nhất (44%), tiếp theo là tiêu chí “sinh viên có đủ thông tin về chương trình đào tạo” (33%). Tiêu chí “tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành hợp lý” có tỷ lệ sinh viên đánh giá ở mức đúng thấp nhất với 10%. Kết quả này cho thấy mục tiêu của chương trình đào tạo và thông tin về chương trình đào tạo khá rõ ràng; nhưng việc phân bố giữa lý thuyết và thực hành còn bất hợp lý. Điều này phản ánh đúng thực tế hiện nay. Theo đó, sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận với chương trình đào tạo của ngành, nội dung giảng dạy của từng học phần trên website của Trường, Khoa và Bộ môn. Về phân bố lý thuyết và thực hành, theo phản án qua nhiều kênh, sinh viên thường cho rằng thời gian thực hành còn ít; cơ sở vật chất phục vụ thực hành còn thiếu thốn cùng với thời gian học lý thuyết nhiều, nên một nhóm thực hành đông, có nhiều thời điểm phải tranh thủ mọi thời gian để thực hành cho xong, dẫn đến hiệu quả/kết quả không cao. Với hai tiêu chí “chương trình đào tạo mềm dẻo, tạo 56
  10. nhiều thuận lợi cho sinh viên” và “nội dung chương trình đào tạo có khối lượng vừa phải”, đa số sinh viên đánh giá ở mức tương đối đúng , với tỷ lệ lần lượt là 60 và 62%. Kết quả này cho thấy việc đăng ký học phần của sinh viên còn gặp khó khăn, chồng chéo; nhiều học phần không được mở thường xuyên để tạo điều kiện cho sinh viên đăng ký học; chương trình học còn nặng về lý thuyết, một số học phần chưa phù hợp với thực tế. Điều đáng quan tâm là tất cả 05 tiêu chí đều có sinh viên đánh giá mở mức không đúng, với tỷ lệ cao nhất cho tiêu chí “tỷ lệ phân bố lý thuyết và thực hành hợp lý” (36%). Do vậy, trong thời gian tới nhà Trường cần tiếp tục điề u chỉnh chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn công việc sau khi ra trường của sinh viên; phân bố các học phần phù hợp giữa các học kỳ và cải tiến phần mềm đào tạo, để tạo điều kiện cho sinh viên đăng ký môn học dễ dàng, thuận lợi. Bảng 4: Kết quả đánh giá về mục tiêu và chương trình đào tạo Mức độ STT Đ TĐĐ KĐ N Tổng Tiêu chí 1 Ngành học có mục tiêu rõ ràng và phù hợp với yêu cầu xã hội 44% 49% 5% 2% 100% 2 Chương trình đào tạo mềm dẻo, tạo nhiều thuận lợi cho SV 17% 60% 22% 0% 100% 3 Nội dung chương trình đào tạo có khối lượng vừa phải 19% 62% 17% 2% 100% 4 Tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành hợp lý 10% 54% 36% 0% 100% 5 SV có đủ thông tin về chương trình đào tạo 33% 60% 6% 0% 100% Đ; Đúng; TĐĐ: Tương đối đúng; KĐ: Không đúng; N: Không nhận xét 2.2. Lĩnh vực 2: Đội ngũ giảng viên Khảo sát về hoạt động giảng dạy của giảng viên cho thấy 63% sinh viên đánh giá ở mức đúng cho tiêu chí “hầu hết các giảng viên có kiến thức chuyên môn tốt, cập nhật” cao nhất trong số các tiêu chí khảo sát (Bảng 5), chỉ có 5% ý kiến trả lời ở mức không đúng. Như vậy, kiến thức chuyên môn của các giảng viên giảng dạy ngành Công nghệ chế biến thủy sản được sinh viên sắp tốt nghiệp đánh giá khá cao. Trong khi đó, tiêu chí “sinh viên được đánh giá đúng, công bằng trong kiểm tra, thi” có tỷ lệ sinh viên đánh giá ở mức đúng thấp nhất với 29%. Kết quả phản ánh một thực tế rằng rất nhiều sinh viên còn cho rằng việc đánh giá thi, kiểm tra còn chưa đúng và công bằng. Ngoài ra, rất nhiều sinh viên đánh giá việc đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy của giảng viên còn ở mức thấp, với tỷ lệ tương đối đúng là 60% và không đúng là 5%. Có 4/5 tiêu chí được đánh giá ở mức độ đúng ở mức dưới 50%. Như vậy, đội ngũ giảng viên mới chỉ đáp ứng một phần mong muốn của sinh viên . Trong thời gian tới, Nhà trường cần: (i) có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giờ giảng của giảng viên thông qua: tạo điệu kiện cho giảng viên học tập, nâng cao trình độ; giảm tải các công việc hành chính để giảng viên có thời gian đầu tư vào bài giảng, giáo trình giảng dạy; tuyên dương giảng viên có chất lượng giảng dạy được sinh viên đánh giá cao, (ii) bố trí hợp lý thời gian họp, sinh hoạt 57
  11. chung và kế hoạch công tác, đảm bảo hài hòa giữa Nhà trường, Khoa và Bộ môn để giảng viên có thể lên lớp đúng và đủ. Bảng 5: Kết quả đánh giá về đội ngũ giảng viên Mức độ STT Đ TĐĐ KĐ N Tổng Tiêu chí 1 Hầu hết các GV có kiến thức chuyên môn tốt, cập nhật 63% 32% 5% 0% 100% 2 Hầu hết các GV có phương pháp sư phạm tốt 41% 51% 6% 2% 100% 3 Hầu hết các GV đều nhiệt tình, sẳn sàng giúp đỡ SV 44% 44% 11% 0% 100% 4 Hầu hết các GV đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy 35% 60% 5% 0% 100% 5 SV được đánh giá đúng, công bằng trong kiểm tra, thi 29% 57% 13% 2% 100% 2.3. Lĩnh vực 3: Đáp ứng của khóa học Khảo sát sự hài lòng về tổng thể của khóa học thì có phần lớn sinh viên đánh giá ở mức độ tương đối đúng cho cả 05 tiêu chí, mức độ đúng có tỷ lệ đánh giá ở mức khá thấp (dưới 30%), có đến 4/5 tiêu chí được đánh giá ở mức độ không đúng ở mức trên 19% (Bảng 6). Như vậy, về tổng thể thì đa số sinh viên sắp tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến thủy sản mới chỉ hài lòng một phần về chương trình đào tạo mà mình đã được học tại Trường. Điều đáng quan tâm đó là có đến hơn 90% số sinh viên được khảo sát đánh giá tiêu chí “sinh viên tự tin về khả năng đáp ứng các yêu cầu của nghề nghiệp” chỉ ở mức tương đối đúng và không đúng, chỉ có 5% ở mức đúng. Điều này cho thấy phần lớn sinh viên cho rằng những kiến thức và kỹ năng tích lỹ được trong quá trình học chưa thể thể giúp sinh viên tự tin khi bắt đầu công việc. Kết quả này một lần nữa khẳng định sự quan trọng của việc tăng cường cho sinh viên tiếp cận với thực tế sản xuất, giải quyết những vấn đề của thực tế và trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi còn học tại Trường. Bảng 6: Kết quả đánh giá của sinh viên về khả năng đáp ứng của khóa học Mức độ STT Đ TĐĐ KĐ N Tổng Tiêu chí 1 Khóa học đáp ứng được các mục tiêu đào tạo của ngành 19% 62% 19% 0% 100% 2 Khóa học cung cấp cho SV đủ những kiến thức cần thiết, cập nhật 24% 68% 6% 2% 100% 3 Khóa học giúp SV phát triển đạo đức, nhân cách 30% 49% 21% 0% 100% 4 Khóa học giúp SV phát triển những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp 19% 54% 27% 0% 100% 5 SV tự tin về khả năng đáp ứng các yêu cầu của nghề nghiệp 5% 59% 35% 2% 100% 2.4. Lĩnh vực 4: Quản lý và phục vụ đào tạo Kết quả khảo sát về công tác sinh viên và phục vụ đào tạo cho thấy: có tới 4/5 tiêu chí được đánh giá ở mức đúng chỉ là dưới 10%, được đánh giá ở mức đúng cao nhất là tiêu chí “thư viện có đủ tài liệu tham khảo cho hầu hết các môn học” (32%). Kết quả này cho thấy còn một số lượng lớn sinh viên chưa hài lòng về công tác quản lý và phục vụ đào tạo của Nhà trường. Đánh giá về “Cán bộ, nhân viên văn phòng có thái độ phục vụ SV tốt”, có tới trên 50% cho rằng không đúng (Bảng 7). Như 58
  12. vậy, hầu hết sinh viên gặp khó khăn khi làm việc với cán bộ văn phòng, cán bộ phục vụ. Điều này phản ánh đúng thực tế rằng mặc dù trong những năm qua nhà Trường đã có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả và thái độ phục vụ của cán bộ văn phòng, phòng ban nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ chưa giải quyết thấu đáo và cởi mở những việc phát sinh của sinh viên một trong quá trình học tại Trường. Kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh chương trình đào tạo, nhà Trường cần nhanh chóng cải thiện việc quản lý và phục vụ sinh viên; mà trước hết là nâng cao ý thức, trách nhiệm, tình thương của cán bộ văn phòng, cán bộ phòng ban với sinh viên. Bảng 7: Kết quả đánh giá của sinh viên về vấn đề quản lý và phục vụ đào tạo Mức độ STT Đ TĐĐ KĐ N Tổng Tiêu chí Công tác tổ chức đào tạo của Khoa, Trường tạo thuận lợi 1 cho SV 10% 49% 38% 3% 100% 2 Cán bộ, nhân viên văn phòng có thái độ phục vụ SV tốt 8% 38% 51% 3% 100% 3 Thư viện có đủ tài liệu tham khảo cho hầu hết các môn học 32% 51% 14% 3% 100% 4 Nhà trường có đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập 10% 59% 30% 2% 100% 5 Nhà trường có đủ trang thiết bị phục vụ thực tập, thực hành 8% 54% 35% 3% 100% 2.4. Lĩnh vực 5: Điều kiện sinh hoạt và đời sống Để đảm bảo chất lượn g đào tạo, thì bên cạnh chương trình giảng dạy, chất lượng của giảng viên và quá trình phục vụ đào tạo, thì các điều kiện sinh hoạt và đời sống cũng đóng góp vai trò rất lớn. Năm (05) yếu tố bao gồm: “các hoạt động Đoàn và Hội có tác dụng tốt, thiết thực”; “nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa, văn nghệ của SV”; “nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu thể dục, thể thao của SV”; “nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu ăn, ở của SV”; và “nhà trường chăm lo tốt sức khỏe của SV”, được lấy ý kiến của sinh viên. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sinh viên đánh giá đúng giao động từ 8 27%, mức tương đối đúng từ 43 60%, và mức không đúng từ 2 5% (Bảng 8). Trong các tiêu chí thì “nhà trường chăm lo tốt sức khỏe của sinh viên” được đánh giá thấp nhất với tỷ lệ đánh giá đúng là 8%. Như vậy, đa số sinh viên mới chỉ cho rằng điều kiện sinh hoạt và đời sống tại Trường mới chỉ đáp ứng một phần mong muốn của sinh viên, đòi hỏi nhà Trường cần có giải pháp tổng thể bên canh hoạt động đổi mới chương trình đào tạo. Các giải pháp có thể làm ngay đ ó là: (i) đưa các hoạt động Đoàn-Hội, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động vì cộng đồng vào tiêu chí đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên; tạo điều kiện về môi trường, kinh phí và thời gian cho sinh viên tham gia vào các hoạt động này; (ii) nâng cao chất lượng phục vụ của các căn tin trong trường; (iii) hợp tạc với các cơ sở khám chữa bệnh để khám sức khỏe định kỳ cho sinh viên với giá thành hợp lý; tăng cường vài trò của bộ phận y tế Trường trong việc tư vấn, phát thuốc cho sinh viên; và (iv) nâng cao chất lượng sống của sinh viên nội/ngoại trú. 59
  13. Bảng 8: Kết quả đánh giá của sinh viên về vấn đề sinh hoạt và đời sống tại Trường trong quá trình học tập Mức độ STT Đ TĐĐ KĐ N Tổng Tiêu chí 1 Các hoạt động Đoàn và Hội có tác dụng tốt, thiết thực 17% 60% 19% 3% 100% 2 Nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa, văn nghệ của SV 24% 65% 10% 2% 100% 3 Nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu thể dục, thể thao của SV 27% 54% 19% 0% 100% 4 Nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu ăn, ở của SV 25% 56% 16% 3% 100% 5 Nhà trường chăm lo tốt sức khỏe của SV 8% 43% 44% 5% 100% Kết Luận: - Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp ngành CNCBTS ở mức khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội. Tuy nhiên, Có một tỷ lệ khá lớn cựu sinh viên tốt nghiệp ngành CNCBTS không làm đúng ngành. - Sinh viên khi tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng, tay nghề tích lũy được từ Nhà trường mới đáp ứng được một phần công việc hiện tại. - Đặc biệt, kỹ năng mềm của SV khi tốt nghiệp còn yếu. - Cựu sinh viên và sinh viên đều hài lòng về môi trường sinh sống học, học tập tại Trường hơn chất lượng đào tạo. - Về kiến thức của sinh viên, nhìn chung được các doanh nghiệp đánh giá cao; đa số sinh viên ra trường có khả năng thích nghi nhanh với công việc. - Về phẩm chất, sinh viên ra trường còn thiếu tính sáng tạo, sự cần cù trong lao động. Đề xuất ý kiến: - Nhà trường cần tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tăng cường thời lượng thực hành/thực tập/thực tế và đào tạo những kỹ năng mềm. - Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, thực hành, nghiên cứu khoa học cho sinh viên. - Tăng cường điều kiện sinh hoạt, học tập và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia vào các hoạt động Đoàn – Hội, hoạt động ngoại khóa. - Tạo cơ hội để cựu sinh viên đóng góp cho quá trình đào tạo của nhà T rường. - Cần có giải pháp cụ thể để huy động sự tham gia của nhiều tổ chức khác nhau vào quá trình đào tạo của Nhà trường; đặc biệt chú trọng đến khả năng sáng tạo và các kỹ năng mềm cho sinh viên. 60