Khái quát công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở xã tân Quy Tây, thành phố Sa Đéc
Bạn đang xem tài liệu "Khái quát công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở xã tân Quy Tây, thành phố Sa Đéc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khai_quat_cong_tac_cham_soc_va_bao_ve_tre_em_o_xa_tan_quy_ta.pdf
Nội dung text: Khái quát công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở xã tân Quy Tây, thành phố Sa Đéc
- KHÁI QUÁT CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM Ở XÃ TÂN QUY TÂY, THÀNH PHỐ SA ĐÉC SV.Nguyễn Sơn Giang Lớp: ĐHCTXH15 GVHD: ThS.Nguyễn Thị Bích Hưng Tóm tắt: Bài báo tìm hiểu khái quát về công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở xã Tân Quy Tây – Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Bài báo nêu lên những thành tựu, cũng như những khó khăn trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong thời gian qua, trong đó tập trung các khía cạnh như công tác chăm sóc sức khỏe, công tác giáo dục trẻ em, công tác bảo vệ trẻ em, trách nhiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Qua đó đưa ra một số giải pháp để thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. Từ khóa: Trẻ em, xã Tân Quy Tây, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ. 1. Mở đầu Đƣợc thành lập vào ngày 10 tháng 9 năm 1981 theo quyết định số 62/QĐ_HĐBT, Xã Tân Quy Tây là một xã vùng ven thuộc Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Với hơn 4000 nhân khẩu đang sinh sống, trong đó có 1065 trẻ em (năm 2016). Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và chăn nuôi, hiện đang phát triển thêm nghề trồng hoa kiểng. Cùng với sự lãnh chỉ đạo và quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phƣơng, sự đồng lòng của các ban ngành đoàn thể và nhân dân, năm 2015 xã Tân Quy Tây đã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (Theo quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và đƣợc công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là động lực to lớn thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng phát triển, nâng cao chất lƣợng đời sống của nhân dân. Theo đó, xã Tân Quy Tây, thành phố Sa Đéc cũng là một trong những xã, phƣờng của thành phố quan tâm và thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong thời gian qua, là một trong những xã, phƣờng trên địa bàn đi tiên phong trong việc đăng ký thực hiện chỉ thị số 34/2014/QĐ-TTg về thực hiện tiêu chuẩn xã, phƣờng, thị trấn phù hợp với trẻ em. Qua 03 năm thực hiện (giai đoạn 2014 – 2016) xã Tân Quy Tây đều đạt tiêu chuẩn xã, phƣờng, thị trấn phù hợp với trẻ em và luôn 45
- dẫn đầu trong 09 xã, phƣờng của Thành phố. Qua đó, cho thấy xã Tân Quy Tây đã có nhiều cố gắng trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong thời gian qua. 2. Nội dung chính 2.1. Những thành tựu đạt được trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở xã Tân Quy Tây 2.1.1. Công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em luôn đƣợc cấp ủy Đảng, chính quyền xã quan tâm chỉ đạo và thực hiện nhiều biện pháp thiết thực, đồng bộ. Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo các ban ngành liên quan, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đầu tƣ ngân sách xây mới Trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn, trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại, qua đó kịp thời phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em với những kết quả nhƣ sau: “Tỷ lệ trẻ em dƣới một tuổi đƣợc tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin thuộc chƣơng trình tiêm chủng mở rộng trong năm 2016 đạt từ 98% trở lên; trẻ em dƣới 6 tuổi đƣợc cung cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ trẻ em dƣới năm tuổi bị suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) qua các năm giảm, năm 2016 đạt tỷ lệ dƣới 10%; tỷ lệ trẻ em đƣợc khám sức khỏe tổng quát ít nhất 01 (một) lần trong năm đạt tỷ lệ 80% trở lên (năm 2016); 100% trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi đƣợc cha mẹ đƣa đến trạm y tế xã uống Vitamin A, 100% trẻ em từ 6 – 13 tuổi đƣợc tham gia bảo hiểm y tế, với các em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo cũng đƣợc hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nƣớc; trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, lang thang kiếm sống, làm việc xa gia đình tỷ lệ dƣới 1%; trẻ em bị tai nạn, thƣơng tích dẫn đến thƣơng tật hay tử vong qua các năm đều giảm, năm 2016 không có trƣờng hợp nào xảy ra.”[1] Bên cạnh đó, chính quyền địa phƣơng thƣờng xuyên cử cán bộ xuống tận nhà để thăm hỏi và tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết, chƣơng trình phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em, thực hiện tuyên truyền trên loa phát thanh của xã, đạt đƣợc nhiều kết quả tốt: từ năm 2014 đến nay tỷ lệ trẻ em bị bệnh sốt xuất huyết giảm dần, năm 2016 dƣới 10%, suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi giảm và dần mang tính vững chắc, Xã Tân Quy Tây có 03 ấp và mỗi ấp đều có cộng tác 46
- viên phụ trách về trẻ em, nhằm kịp thời hỗ trợ trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trên địa bàn. Tổ chức tuyên truyền thƣờng xuyên cho phụ huynh trẻ em về quyền trẻ em, luôn nắm bắt tình hình kịp thời tránh việc trẻ em bị lạm dụng lao động nặng nhọc, bị bạo lực ảnh hƣởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nhờ vậy, cho đến nay trên địa bàn toàn xã không có trƣờng hợp trẻ em lao động sớm, nặng nhọc hay bị bạo lực, Với kết quả trên, cho thấy đƣợc thời gian qua công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em tại xã Tân Quy Tây có những chuyển biến tích cực, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của chính quyền địa phƣơng và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả của các cấp ban ngành đoàn thể có liên quan, đặc biệt là nâng cao ý thức của các bậc phụ huynh trong việc quan tâm chăm sóc sức khỏe và sự phát triển thể lực của con em mình. 2.1.2. Về công tác giáo dục cho trẻ em Hoạt động giáo dục cho trẻ em cũng đƣợc cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng đặc biệt quan tâm. Hệ thống trƣờng lớp đƣợc đầu tƣ, với một trƣờng mầm non và một trƣờng tiểu học trên địa bàn xã, hƣớng tới sẽ đầu tƣ xây dựng thêm một trƣờng trung học cơ sở để đáp ứng nhu cầu học tập của các em. Trƣờng, lớp đƣợc trang bị cơ sở vật chất khang trang và hiện đại, đăng ký thực hiện xây dựng và đánh giá đạt chuẩn “Trường học an toàn, thân thiện với trẻ em” của Bộ giáo dục và Đào tạo, phục vụ tốt nhu cầu dạy và học, từ đó quy mô và chất lƣợng giáo dục từng bƣớc đƣợc nâng lên.Năm 2016 tỷ lệ trẻ em đến trƣờng, lớp mầm non đạt từ 90% trở lên, phấn đấu năm 2017 đạt 100%; tỷ lệ trẻ em vào lớp 1 đúng độ tuổi quy định đạt tỷ lệ 99,7% năm 2016; trẻ em tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tƣơng đƣơng chiếm từ 99% trở lên; tỷ lệ trẻ em bỏ học giữa chừng giảm qua các năm, năm 2016 chỉ còn dƣới 5%. Với kết quả này xã Tân Quy Tây nằm trong top đầu của 09 xã, phƣờng trên địa bàn Thành phố Sa Đéc về tỷ lệ trẻ em bỏ học giữa chừng ít, và đạt chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh Đồng Tháp đề ra; 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và khó khăn đều đƣợc hỗ trợ kịp thời để tiếp tục đƣợc đến trƣờng, với nhiều hình thức.” [1] Chính quyền địa phƣơng luôn lồng ghép công tác giáo dục trẻ em vào các cuộc vận động nhƣ:“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các phong trào “Người lớn gương mẫu – Trẻ em chăm ngoan”, “Ông bà cha mẹ mẫu mực – Con cháu hiếu thảo” hay phong trào“ Nuôi con khỏe, dạy con ngoan – Xây dựng 47
- gia đình hạnh phúc”, thành lập Câu lạc bộ “Trẻ em”, câu lạc bộ “Ông bà cháu” duy trì sinh hoạt định kỳ hàng tháng, .thông qua đó dã dần nâng cao vai trò, ý thức, trách nhiệm của cộng đồng, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống và tri thức cho trẻ em. Song song đó công tác xã hội hóa giáo dục cũng đƣợc quan tâm thực hiện bằng các công việc cụ thể: vận động các tổ chức chính trị - xã hội, các mạnh thƣờng quân, các nhà hảo tâm quyên góp, ủng hộ xây dựng quỹ học bỗng khuyến học cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn. “Từ năm 2014 đến nay tổng kinh phí vận động hỗ trợ cho quỹ khuyến học dành cho trẻ em của xã đạt số tiền hàng trăm triệu đồng, trên 2000 quyển tập, 120 chiếc xe đạp, 500 thẻ bảo hiểm y tế và 300 nón bảo hiểm. Hỗ trợ kịp thời cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn có điều kiện tiếp tục học tập.” [2] Thành lập mô hình “Tủ sách trẻ em – Cùng em học tập” tại ủy ban nhân dân xã với nhiều nguồn sách khác nhau giúp các em có điều kiện tìm kiếm thêm thông tin, tài liệu phục vụ mục đích học tập. Tủ sách cũng là nơi giúp các em có hoàn cảnh khó khăn không thể mua nhiều sách giáo khoa để học tập đến để tìm kiếm tài liệu học tập, mở rộng thêm kiến thức, hiểu biết của mình.Qua đó, tỷ lệ trẻ em từ 6 – 13 tuổi trên địa bàn xã Tân Quy Tây đảm bảo đều biết chữ, tỷ lệ trẻ tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở ngày càng cao. Có thể thấy rằng đạt đƣợc những kết quả đó là sự nỗ lực của cả một hệ thống, sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phƣơng và các ban ngành đoàn thể, sự đòng lòng thực hiện của các bậc phụ huynh và cả sự nỗ lực trong học rập của các em. 2.1.3. Về công tác nâng cao đời sống tinh thần cho trẻ em Cùng với các chƣơng trình chăm sóc sức khỏe, giáo dục và công tác bảo vệ trẻ thì những hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho trẻ em cũng đƣợc các ban ngành, đoàn thể quan tâm và thực hiện. Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo cho Đoàn thanh niên và bộ phận lao động Thƣơng binh- Xã hội thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao, câu lạc bộ, diễn đàn trẻ em, trẻ em đối thoại với lãnh đạo Ủy ban, .qua đó tạo môi trƣờng cho các em tự tin thể hiện bản thân mình, 48
- đƣợc nói lên ƣớc mơ, tâm tƣ nguyện vọng của mình, tạo cơ hội cho các em giao lƣu học hỏi lẫn nhau. Thông qua các hoạt động đã trang bị cho trẻ em những kỹ năng sống cơ bản, kỹ năng tự bảo vệ mình, tránh bị xâm hại, ngƣợc đãi, phòng tránh tai nạn,thƣơng tích, với những kết quả đáng ghi nhận: “Tỷ lệ trẻ em đƣợc thực hiện quyền tham gia (tham dự tọa đàm diễn đàn trẻ em các cấp, trao đổi đóng góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến trẻ em) đạt tỷ lệ từ 70% trở lên; xây dựng đƣợc một điểm vui chơi, giải trí và tổ chức hoạt động văn hóa, rèn luyện thể chất cho trẻ em; thông qua những hoạt động phát hiện những em có năng khiếu để bồi dƣỡng và rèn luyện, những lớp năng khiếu đƣợc mở (võ cổ truyền, múa, dân vũ, ) thu hút đông đảo các em tham gia và tham gia có chất lƣợng; tổ chức đƣợc 04 lớp tập huấn cho trẻ em về quyền trẻ em và kỹ năng sống cho hơn 200 trẻ em tuổi từ 8 – 12 tuổi; dịp hè hằng năm tổ chức những lớp phổ cập bơi miễn phí với số lƣợng tham gia đông đảo của các em, nhờ vậy tỷ lệ trẻ em đuối nƣớc hằng năm của địa phƣơng giảm đáng kể, 03 năm liên tục từ 2014 – 2016 xã không có trƣờng hợp trẻ em bị đuối nƣớc.” [1] Ngoài ra, còn thƣờng xuyên tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn vào ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Tết Nguyên đán, Tết trung thu, Tháng hành động vì trẻ em, qua các nguồn hỗ trợ, vận động đã phần nào giúp các em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn cũng đƣợc vui chơi nhƣ các bạn khác. Mặc dù vậy, công tác chăm lo cho đời sống tinh thần cho trẻ em trên địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn nhất định. 2.2. Những vấn đề đặt ra trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở xã Tân Quy Tây Mặc dù có sự chỉ đạo và quan tâm của Đảng ủy và chính quyền địa phƣơng, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong việc triển khai thực hiện, song công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em của địa phƣơng còn gặp một số khó khăn nhƣ: (Theo kết quả khảo sát thực tế bằng bảng hỏi tại địa phương) + Nguồn nhân lực phụ trách công tác trẻ em chƣa trang bị đủ kiến thức và kỹ năng. Đa số đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em của xã chủ yếu là kiêm nhiệm, thƣờng xuyên thay đổi nên chƣa có sự tập trung, việc triển khai hoạt động chƣa đồng đều. 49
- + Địa điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế cả về chất lƣợng và số lƣợng, do kinh phí còn hạn chế, chƣa có sự quản lý chặt chẽ. Với một khu vui chơi giải trí đặt tại trung tâm của xã (ấp Tân Thành) thì đa số chỉ có các em của ấp Tân Thành đƣợc tham gia, còn trẻ em của hai ấp còn lại của xã không đƣợc tham gia do xa nhà. Vì vậy cần xây dựng mỗi ấp một khu vui chơi giải trí để đảm bảo tất cả trẻ em của xã đều đƣợc tham gia + Kinh phí chi cho những hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em còn hạn chế, đa số là sự dụng ngân sách chung và ngân sách phân bổ của cấp tỉnh, nguồn ngân sách xã hội hóa không đủ đáp ứng. Cụ thể năm 2016 nguồn ngân sách tỉnh phân bố cho hoạt động xây dụng xã, phƣờng, thị trấn phù hợp với trẻ em là 7 triệu/năm/ xã, phƣờng, thị trấn; ngân sách của xã giành cho công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em là 5 triệu/năm. + Sự gia tăng về nạn trầm cảm ở trẻ em cũng nhƣ các căn bệnh liên quan đến thần kinh ở trẻ ( bệnh trầm cảm) đang là những yếu tố tác động trực tiếp đến cuộc sống và ảnh hƣởng đến sự phát triển, hình thành nhân cách của trẻ em. Năm 2016 xã có 05 trƣờng hợp trẻ em mắc bệnh trầm cảm so với năm 2015 tăng 03 trƣờng hợp. + Mặc dù là xã nông thôn mới, kinh tế có sự phát triển hơn trƣớc, tuy nhiên phần lớn ngƣời dân vẫn sống bằng nghề làm nông và làm thuê.Vì thế, sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến con em mình còn hạn chế, đa số là rất ít quan tâm. Đây cũng là “rào cản” đối với chính quyền địa phƣơng trong việc triển khai và phối hợp hoạt động với phụ huynh của trẻ em. “Có thể nói, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lƣợc, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lƣợng nguồn năng lực cho tƣơng lai. Vì thế chính quyền địa phƣơng và các ban ngành đoàn thể xã Tân Quy Tây cần nỗ lực hơn nữa, tập trung nguồn lực, có kế hoạch lâu dài để thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc nhƣ: Chỉ thị 55-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em [3];” “Quyết định 19/2004/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chƣơng trình ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng 50
- nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm, các địa phƣơng đã đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em bỏ học, lang thang kiếm sống; Chƣơng trình mục tiêu hành động vì trẻ em tỉnh Ðồng Tháp giai ðoạn 2001 – 2010 và xây dựng Chýõng trình mục tiêu hành động vì trẻ em tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2020, Tiếp tục duy trì và phát triển các phong trào, các câu lạc bộ đội nhóm trẻ em, thực hiện tốt 15 tiêu chí xã, phƣờng phù hợp với trẻ em, theo Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định Tiêu chuẩn xã, phƣờng, thị trấn phù hợp với trẻ em. Đặc biệt để thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại xã Tân Quy Tây trong tình hình mới không lúc nào hết cần sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể có liên quan và đặc hiệt là sự phối hợp của các bậc phụ huynh các em.” [4] 3. Kết luận Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Tháp trong tình hình mới là một quá trình lâu dài, giải quyết đồng bộ và toàn diện nhiều nội dung liên quan đến sự phát triển toàn diện của các em. Đối với xã Tân Quy Tây, thuộc Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, là một xã nông thôn mới nhiều năm liền thực hiện tốt tiêu chí xã, phƣờng thị trấn phù hợp với trẻ em theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ. Vì vậy, để công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở xã Tân Quy Tây đƣợc phát triển theo hƣớng bền vững trong những năm tới là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Nhƣng để đáp ứng đƣợc yêu cầu này, chính quyền địa phƣơng cần có những quan tâm thích đáng, nhanh chóng khắc phục những vấn đề còn tồn tại. Xác định đầu tƣ cho trẻ em là đầu tƣ cho tƣơng lai đất nƣớc; chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em có tính chiến lƣợc lâu dài, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trƣờng và toàn xã hội; để công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Quy Tây cần tiếp tục thực hiện tốt Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trƣờng, phát huy vai trò của cộng đồng trong việc chung tay xây dựng môi trƣờng sống an toàn, tạo điều kiện cho trẻ em đƣợc sống trong môi trƣờng an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện; Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, xây dựng xã, phƣờng, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em, tạo những sân chơi phù hợp để tránh tai nạn thƣơng tích. Bên cạnh đó tiếp tục quan tâm, động 51
- viên và có chính sách hỗ trợ kịp thời đối với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn giúp các em vƣợt qua khó khăn vƣơn lên trong cuộc sống. Tài liệu tham khảo [1]. Báo cáo của Ủy ban nhân dân xã Tân Quy Tây về Tổng kết Chƣơng trình mục tiêu hành động vì trẻ em tỉnh Đồng Tháp, ngày 19/11/2016 [2]. Báo cáo của bộ phận Lao động Thƣơng binh & Xã hội xã về Công tác vận động hỗ trợ cho công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em xã Tân Quy Tây, ngày 4/10/2016 [3]. Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp (2015), Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Tháp trong tình hình mới. [4]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp (2012), Chƣơng trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020, ngày 17/10/2012 của Thủ tƣớng chính phủ ban hành kèm theo quyết định số 1555/QĐ –TTg. [5]. neu-cao-trach-nhiem-chung-tay-gop-suc-45353.html 52