Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về truyền thông giáo dục sức khỏe của cán bộ y tế xã, phường – tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011

pdf 10 trang Gia Huy 21/05/2022 6020
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về truyền thông giáo dục sức khỏe của cán bộ y tế xã, phường – tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhao_sat_kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_ve_truyen_thong_giao_du.pdf

Nội dung text: Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về truyền thông giáo dục sức khỏe của cán bộ y tế xã, phường – tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011

  1. KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ CỦA CÁN BỘ Y TẾ XÃ, PHƯỜNG – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2011 Lê Trung Quân, Nguyễn Minh Dũng, Hầu Văn Nam, Tôn Thất Hiền, Thái Văn Khoa, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Phương Huy, Nguyễn Văn Cương Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Thừa Thiên Huế Tóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT-GDSK) của cán bộ y tế xã phường đã phỏng vấn và quan sát 888 người tại Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy tỷ lệ thái độ rất đúng chiếm 67,7% nhưng tỷ lệ thực hành tốt chỉ chiếm 14,3% và không có cán bộ y tế (CBYT) nào có kiến thức loại tốt. Vẫn còn thiếu hụt về kiến thức: chỉ 7,9% CBYT biết các dấu hiệu cơn sốt rét điển hình, 5,0% biết được đầy đủ các bước chế biến của một bữa ăn bổ sung. Trong thực hành kỹ năng truyền thông, chỉ có 22,1% thực hiện thảo luận để giải quyết khó khăn với đối tượng. Nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa tìm hiểu thông tin y học, tham gia thực hiện và được đào tạo các các nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia về y tế với kiến thức, mối liên quan giữa thời gian công tác, sự hài lòng về mức thu nhập với thái độ và mối liên quan giữa sự tham gia đóng vai trong tập huấn, có đầy đủ tài liệu truyền thông với thực hành về TT-GDSK. 1. Đặt vấn đề Trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ Việt Nam, trạm y tế xã, phường là nơi đầu tiên người dân tiếp cận khi ốm đau. Nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường là tổ chức thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu. CBYT xã, phường có vai trò quan trọng trong vận động và thực hiện công tác xã hội hoá y tế nói chung và đặc biệt là công tác TT- GDSK, các lời khuyên của họ đều thiết thực hữu ích, dễ được người dân chấp nhận làm theo. Để thực hiện tốt nhiệm vụ TT-GDSK người truyền thông cần được trang bị kiến thức về y học, kiến thức về tâm lý, khoa học hành vi, đặc biệt là kỹ năng truyền thông, giao tiếp. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm TT-GDSK Trung ương năm 2004, nguồn cung cấp thông tin sức khỏe đến với người dân thông qua cán bộ y tế là 92,3%, và 65,1% người dân cho rằng nguồn thông tin này là dễ hiểu. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu người dân tìm kiếm thông tin về sức khỏe và làm sao để nguồn thông tin này chính xác, dễ hiểu, dễ được người dân chấp nhận thì cần phải thường xuyên đào tạo về kiến thức và kỹ năng TT-GDSK cho đội ngũ CBYT. Trên cơ sở đó, việc đánh giá năng lực hoạt động TT-GDSK của CBYT tại trạm y tế xã, phường nhằm đưa ra các giải pháp, xây dựng một kế hoạch chương trình đào tạo kỹ năng TT-GDSK phù hợp cho cho đội ngũ cán bộ y tế xã, phường. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành truyền thông giáo dục sức khoẻ của cán bộ y tế xã, phường - tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011. 109
  2. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của CBYT xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của CBYT xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: CBYT xã, phường, thị trấn của tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2011-3/2012 3.3. Địa điểm nghiên cứu: tại 152 TYT xã, phường, thị trấn tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.4 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 3.4.1. Cỡ mẫu: toàn bộ 888 CBYT đang công tác tại các TYT xã phường, thị trấn. 3.4.2. Chọn mẫu: chọn những CBYT thuộc biên chế của trạm, đây là những cán bộ đang và sẽ tiếp tục công tác ổn định lâu dài tại trạm, là đối tượng sẽ tiếp tục hưởng lợi sau khi có những kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu. Loại trừ các trường hợp CBYT thuộc đơn vị y tế tuyến tỉnh hoặc huyện đang công tác tăng cường tại các trạm y tế theo chương trình đưa bác sĩ về trạm y tế xã, CBYT thuộc biên chế trạm đang đi học dài hạn trên 3 tháng tại thời điểm nghiên cứu không thể sắp xếp được thời gian để tham gia phỏng vấn. 3.4.3. Công cụ thu thập số liệu: Thiết kế bộ câu hỏi cho các đối tượng điều tra dựa vào giáo trình “ Một số khái niệm cơ bản về truyền thông- giáo dục sức khỏe” và nội dung “Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010”. Thiết kế phần đánh giá thực hành dựa vào bảng kiểm kỹ năng truyền thông trực tiếp, chi tiết hóa các nội dung trong bảng kiểm thành các tiêu chí cụ thể.Thiết kế phần đánh giá trang thiết bị, tài liệu truyền thông dựa vào hướng dẫn đánh giá hoạt động TT-GDSK tuyến huyện, xã. 3.4.4. Xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 11.5. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Trong 888 CBYT xã được điều tra, nhóm tuổi từ 36-45 tuổi chiếm 31,3%, tiếp theo là nhóm tuổi từ 26- 35 tuổi và 46-55 tuổi (28,0% và 25,5%). Tỷ lệ CBYT là nữ cao hơn nam (65,0% so với 35,0%). Dân tộc Kinh chiếm 88,7%. Số năm công tác của CBYT phổ biến ở mức trên 10 năm (chiếm tỷ lệ 53,2%), tiếp theo là dưới 5 năm (34,1%), từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ thấp (12,7%). 14,1% CBYT có mức thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng. CBYT có trình độ cao đẳng, trung cấp Y Dược chiếm tỷ lệ 62,2%, CBYT có trình độ đại học Y Dược chiếm 15,9%. Có 12,0% cán bộ không có bằng cấp chuyên môn Y Dược (chủ yếu là cán bộ làm công tác dân số). 110
  3. 4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về TT-GDSK của CBYT xã, phường Các hình thức truyền thông trực tiếp (TT) là một hoạt động truyền thông thường xuyên của CBYT nhưng tỉ lệ không biết hoặc hiểu sai là 20,7%. Tỷ lệ biết được dấu hiệu cơn sốt rét điển hình thấp 7,9%. Tỷ lệ không biết, sai về dấu hiệu bệnh ung thư là 15,5%. Thực hành dinh dưỡng là một hoạt động truyền thông thường xuyên của Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (CTPCSDDTE) nhưng tỷ lệ CBYT biết đầy đủ các bước chế biến thức ăn cho trẻ chỉ là 5,0%. Vẫn còn một số thiếu hụt về kiến thức về bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng (BVSKTTCĐ), 73,6% không biết hoặc bao gồm tâm thần phân liệt (TTPL), động kinh và trầm cảm và 23,3% không biết hoặc sai các biểu hiện của bệnh TTPL. Bảng 1: Thiếu hụt kiến thức về khái niệm cơ bản TT-GDSK và một số chương trình mục tiêu quốc gia y tế Nội dung Tần số Tỷ lệ % CBYT không biết hoặc kể sai tên các hình thức truyền thông TT 184 20,7 CBYT biết được biểu hiện của cơn sốt rét điển hình 70 7,9 CBYT không biết, sai các dấu hiệu cần cảnh giác với ung thư 138 15,5 CBYT biết đầy đủ các bước chế biến bữa ăn bổ sung cho trẻ 44 5,0 CBYT không biết hoặc biết không đầy đủ 3 RLTT thuộc chương 654 73,6 trình BVSKTTCĐ (TTPL, động kinh, trầm cảm) CBYT không biết hoặc sai các biểu hiện của bệnh TTPL 207 23,3 Kết quả kiến thức chung về TT-GDSK không có CBYT nào đạt loại tốt, loại khá chiếm tỷ lệ thấp (20,4%), loại trung bình chiếm 53,9%. Vẫn còn 25,7% CBYT có kiến thức xếp loại kém. 100% CBYT đồng ý rằng hoạt động TT-GDSK là một nội dung quan trọng đối với các CTMTQGYT, trong đó ở mức độ rất đồng ý là 89,5%. 92,5% CBYT cho rằng trách nhiệm thực hiện công tác TT-GDSK là của tất cả CBYT, chỉ một số ít (7,5%) cho rằng trách nhiệm này thuộc về trưởng trạm y tế. Kết quả thái độ chung về TT-GDSK, mức độ rất đúng chiếm tỷ lệ 67,7%, mức độ đúng chiếm 32,3%. Không có CBYT nào có thái độ sai đối với TT-GDSK Trong việc đánh giá thực hành kỹ năng truyền thông TT, số CBYT đạt loại tốt và khá với tỷ lệ thấp (14,3 và 24,0%), phần lớn vẫn là loại trung bình (42,7%), CBYT bị loại kém là 19,0%. Bảng 2: Các thiếu hụt về thực hành kỹ năng TT-GDSK trực tiếp Nội dung Tần số Tỷ lệ % CBYT thảo luận để giải quyết khó khăn với đối tượng 196 22,1 CBYT đặt câu hỏi để kiểm tra xem đối tượng có hiểu vấn đề 255 28,7 111
  4. CBYT hứa hỗ trợ giúp đỡ thực hiện những điều sẽ làm 147 16,6 CBYT đạt được cam kết với đối tượng những điều sẽ làm 215 24,2 CBYT bỏ qua tiêu chí thảo luận và giải quyết khó khăn cho đối tượng truyền thông, chỉ có 22,1% số người thực hiện tiêu chí này. Các kỹ năng kiểm tra, khuyến khích và cuối cùng là cam kết, nhiều CBYT không thực hiện các tiêu chí này và kết quả đạt được là khá thấp dưới 30%. 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về TT-GDSK của CBYT xã, phường Bảng 3: Yếu tố liên quan đến kiến thức về TT-GDSK của CBYT Đạt Không đạt Yếu tố P Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tham gia ≥ 3 CTMTQGYT 87 33,0 177 67,0 p 0,05 chuyên môn Khác 497 66,5 250 33,5 Thời gian ≥5 năm 438 74,9 147 25,1 p<0,05 công tác <5 năm 163 53,8 140 46,2 Hài lòng với Đủ 89 83,2 18 16,8 P<0,05 mức thu nhập Không đủ 512 65,6 269 34,4 Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời gian công tác, sự hài lòng về mức thu nhập với kết quả thái độ chung của CBYT về TT-GDSK. Bảng 5: Các yếu tố liên quan đến thực hành truyền thông trực tiếp 112
  5. Đạt Không đạt Yếu tố P Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Trang thiết bị Đầy đủ 182 40,8 264 59,2 p>0,05 truyền thông Không đầy đủ 158 35,7 284 64,3 Tài liệu Đầy đủ 193 44,3 243 55,7 p 0,05). Mức độ thực hành đạt chiếm tỷ lệ lớn hơn ở CBYT có đầy đủ tài liệu truyền thông (44,3%) so với CBYT có không đầy đủ (32,5%) (p<0,05). Trong số những cán bộ được tập huấn kỹ năng thực hành TT-GDSK (n=570), CBYT có tham gia thực hành đóng vai thì mức độ thực hành đạt (66,0%) cao hơn nhóm không tham gia đóng vai trong tập huấn (22,8%). 5. Bàn luận 5.1. Về đặc điểm của CBYT xã, phường Nghiên cứu cho thấy giữa các nhóm từ 26 đến 55 tuổi, nhóm từ 26-35 tuổi chiếm 28,0%, nhóm từ 36-45 tuổi chiếm 31,3% và nhóm từ 46-55 tuổi chiếm 25,5%. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và phân công nguồn nhân lực một cách hợp lý, phục vụ cho công tác TT-GDSK tại tuyến xã. Bên cạnh đó, nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam (65,0% và 35,0%), đây cũng là một điểm mạnh, rất phù hợp cho truyền thông các chương trình y tế, phần lớn tập trung vào các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Trong công tác truyền thông, CBYT là nữ giới thường có tinh thần trách nhiệm, tận tình, chu đáo, tính tình nhẹ nhàng, nếu CBYT là nữ sẽ dễ tiếp cận với đối tượng cần được truyền thông, tư vấn là phụ nữ và trẻ em hơn là nam giới. CBYT dân tộc Kinh chiếm 88,7%. Các dân tộc khác chiếm 11,3% trong đó tập trung chủ yếu ở 2 huyện miền núi A Lưới (66,4%) và Nam Đông (26,3%). Số năm công tác của CBYT phổ biến ở mức trên 10 năm, chiếm tỷ lệ cao nhất (53,2%), với tỷ lệ cao CBYT có thâm niên công tác kết hợp với độ tuổi từ 36-55 là nguồn nhân lực quan trọng, có nhiều kinh nghiệm về công tác TT-GDSK cũng như tạo được uy tín trong cộng đồng. 5.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về TT-GDSK của CBYT xã, phường 5.2.1. Kiến thức về TT-GDSK của CBYT xã, phường Một số thiếu hụt về kiến thức TT-GDSK của CBYT đã được xác định. Một câu hỏi rất đơn giản là kể tên các hình thức truyền thông trực tiếp, kết quả tỷ lệ cán bộ kể tên được 3 hình thức truyền thông trực tiếp trở lên chỉ có 37,6% và 20,7% không kể được hình thức nào. Điều này cũng cho thấy, có thể những CBYT không kể được tên hình thức truyền thông trực tiếp nào rằng chưa bao giờ hoặc rất ít khi thực hiện hoặc tham gia tổ chức thực hiện 3 hình thức truyền thông trực tiếp thường xuyên tiến hành tại 113
  6. trạm y tế và cộng đồng đó là: tư vấn, thăm hộ gia đình, nói chuyện sức khỏe tại các buổi họp thôn, tổ. Tỷ lệ CBYT nhận biết được các triệu chứng của bệnh sốt rét không cao, biết đầy đủ 2 đặc điểm của triệu chứng sốt rét chỉ chiếm 7,9%, trong đó tỷ lệ biết sốt rét là bệnh diễn biến thành cơn có chu kỳ chỉ chiếm 24,5% và biết đặc điểm của cơn sốt diễn tiến 3 giai đoạn: rét, nóng, vã mồ hôi chiếm 53,9%, kết quả này tương tự với nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng (26,8% và 54,3%). Tuy sốt rét chỉ gặp nhiều ở miền núi và các vùng sâu vùng xa, nhưng do đặc điểm di cư tự do, người bệnh sốt rét có thể mang mầm bệnh từ vùng có dịch đến vùng không có dịch, và chỉ cần xuất hiện muỗi anopheles trên địa bàn là đủ điều kiện để dịch có thể xảy ra. Việc không nắm bắt được triệu chứng bệnh, không những gây khó khăn cho vấn đề chẩn đoán, bỏ sót nguồn lây mà còn giảm hiệu quả trong việc truyền thông để người dân tự phát hiện bệnh kịp thời, có thể hình thành tâm lý chủ quan với dịch của các cán bộ y tế ở các vùng không có dịch sốt rét lưu hành và có thể dẫn đến bùng phát dịch tại những vùng này. Chương trình ung thư bắt đầu được triển khai tại Thừa Thiên Huế từ 2008, so với các chương trình y tế khác thì đây là chương trình khá mới, có thể đây là nguyên nhân khiến cho 15,5% CBYT không biết dấu hiệu nào hoặc hiểu sai các dấu hiệu nghi ngờ. Việc tổ chức hướng dẫn thực hành nấu 1 bữa ăn dinh dưỡng cho các bà mẹ là một trong những hoạt động quan trọng của chương trình PCSDDTE và thường xuyên được tổ chức tiến hành, nhưng kết quả cho thấy số CBYT biết đầy đủ 5 bước chế biến một bữa ăn bổ sung cho trẻ rất thấp (5,0%). Điều này có thể lý giải là công tác này một số trạm y tế giao khoán cho nữ hộ sinh tiến hành, những CBYT khác không làm, không thực hành thì họ không biết, hoặc biết không đầy đủ các bước là điều dễ hiểu. Ba rối loạn tâm thần thuộc chương trình BVSKTTCĐ giai đoạn 2006-2010 gồm: bệnh tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm đã được triển khai nhưng có 73,6% CBYT không biết hoặc biết không đầy đủ, có đến 23,3% CBYT không biết hoặc hiểu sai các biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt (TTPL). Các kiến thức về sức khỏe tâm thần là tương đối khó so với các chương trình khác, và vẫn còn tâm lý ỷ lại của một bộ phận CBYT, xem đây là nhiệm vụ chuyên môn đơn thuần của bác sỹ, y sĩ. Vì vậy, cần xây dựng và thiết kế các thông điệp truyền thông về sức khỏe tâm thần một cách khoa học và phù hợp hơn, cũng như ưu tiên đào tạo, tập huấn về chương trình này. Nhìn chung, kiến thức chung về TT-GDSK của CBYT tuyến xã phường vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ và thấp hơn so với mong đợi. Kết quả tổng hợp chung cho thấy không có CBYT nào đạt loại tốt, loại khá cũng chiếm tỷ lệ thấp (20,4%), phần lớn là loại trung bình, chiếm hơn phân nửa (53,9%) và vẫn còn một tỷ lệ đáng kể CBYT bị loại kém (25,7%). 5.2.2. Thái độ về TT-GDSK của cán bộ y tế xã, phường 114
  7. 100% CBYT đồng ý rằng hoạt động TT-GDSK là một nội dung quan trọng đối với các CTMTQGYT, trong đó ở mức độ rất đồng ý là 89,5%. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ tuy không thể thay thế được các hoạt động chuyên môn của CTMTQGYT, nhưng nó góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của CTMTQGYT đó. Nhận thức được điều này, đa số CBYT đều cho rằng trách nhiệm thực hiện công tác TT-GDSK là nhiệm vụ của tất cả CBYT (92,5%), chỉ một số rất ít (7,5%) cho rằng trách nhiệm này thuộc về trưởng trạm y tế. Nhìn chung, tỷ lệ CBYT có mức độ thái độ chung đúng là khá tốt, 67,7% có thái độ mức rất đúng, mức độ đúng là 32,3% và không có CBYT nào có thái độ sai đối với TT-GDSK. 5.2.3.Thực hành về TT-GDSK của cán bộ y tế xã, phường Kỹ năng truyền thông trực tiếp là một kỹ năng truyền thông quan trọng mà bất cứ truyền thông viên (TTV) nào cũng cần được trang bị qua các lớp đào tạo, tập huấn và thực hiện thường xuyên trong công tác TT-GDSK. Tuy nhiên qua nghiên cứu vẫn còn một số thiếu hụt trong kỹ năng này cần được tập trung công tác đào tạo, tập huấn trong thời gian đến. Kết quả thực hành kỹ năng truyền thông trực tiếp, số CBYT đạt loại tốt và khá rất ít (14,3% và 24,0%), phần lớn vẫn là loại trung bình (42,7%). Vẫn còn số CBYT bị loại kém (19,0%). Kỹ năng hỏi là một kỹ năng quan trọng trong truyền thông trực tiếp bằng cách sử dụng các câu hỏi mở. Nghiên cứu cho thấy phần lớn CBYT chỉ hỏi 1-2 câu (59,7%), hỏi 3-4 câu chiếm 29,2% và 11,1% người không đặt câu hỏi nào. Về nội dung các câu hỏi thì tỷ lệ CBYT đặt câu hỏi để tìm ra được những điều đối tượng đã biết (77,4%), tìm ra được những điều đối tượng đã làm đúng (45,3%), tìm ra được những điều đối tượng đã làm chưa đúng (40,3%) và tìm ra được những khó khăn đối tượng (19,9%). Nhìn vào kết quả trên, phần lớn nội dung câu hỏi đều thiên về khai thác sự hiểu biết của đối tượng, còn đi sâu vào hành vi đúng và chưa đúng hoặc khó khăn khi thực hiện hành vi mới đều rất thấp. Điều này làm giảm hiệu quả của công tác truyền thông, khi khuyên nhủ đối tượng, CBYT sẽ chỉ cung cấp thông tin mang tính một chiều là chính. Kỹ năng khuyên nhủ là kỹ năng quan trọng nhất, chiếm nhiều thời gian nhất trong một cuộc truyền thông trực tiếp và là kỹ năng có liên quan mật thiết đến kỹ năng hỏi. Nếu không hỏi để khai thác tốt thông tin thì khi khuyên nhủ truyền thông viên sẽ cung cấp thông tin mang tính 1 chiều hoặc áp đặt một cách chủ quan đối với những điều đối tượng nên làm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng đã phản ảnh vấn đề trên, nội dung khuyên nhủ của CBYT phần lớn là bổ sung, cung cấp thông tin (92,1%), kế đến là hướng dẫn điều cần làm (74,8%) và rất ít CBYT tiến hành thảo luận giải quyết khó khăn để giúp đỡ đối tượng (22,1%). Kỹ năng kiểm tra khá đơn giản, dễ làm nhưng đa số CBYT đều bỏ qua, có đến 71,3% không thực hiện kỹ năng này. Cùng với tiêu chí đặt câu hỏi kiểm tra (trong kỹ năng kiểm tra) để đánh giá nhanh về kiến thức của đối tượng có hiểu vấn đề được trao 115
  8. đổi, thì tiêu chí cam kết nhằm đánh giá sự thay đổi thái độ của đối tượng sau khi được truyền thông. Đây là kỹ năng không khó nhưng chỉ có 24,2% CBYT thực hiện. 5.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và TT-GDSK của CBYT Mức độ kiến thức chung đạt cao hơn ở những CBYT có tham gia vào hoạt động từ 3 CTMTQGYT trở lên so với CBYT tham gia ít hơn 3 chương trình (33,0% so với 15,1%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Điều này có thể giải thích được là ngoài kiến thức, thái độ có thể chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như niềm tin, kinh nghiệm sống và ảnh hưởng của những người xung quanh. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ thái độ chung mức độ rất đúng cao 74,9% ở nhóm CBYT có thời gian công tác từ 5 năm trở lên. Trái lại nhóm CBYT công tác dưới 5 năm thì mức độ thái độ rất đúng thấp hơn (53,8%) (p<0,05). Như vậy cũng có thể thấy rằng khi thời gian công tác lâu hơn, CBYT tích lũy kinh nghiệm thu được trong cuộc sống, trong công việc hàng ngày và họ càng có thái độ tốt hơn về công tác TT-GDSK. Tỷ lệ thái độ rất đúng ở những CBYT cho rằng mức thu nhập hàng tháng đủ đảm bảo nhu cầu cho sinh hoạt, chi tiêu là 83,2%, nhóm cho rằng không đủ là 65,6% (p<0,05). Như vậy, có thể thấy ràng, khi đời sống kinh tế của CBYT được đảm bảo, họ có thái độ đúng đối công tác TT-GDSK. 116
  9. Nghiên cứu không cho thấy sự liên quan nào giữa việc CBYT có đầy đủ trang thiết bị hay không và mức độ thực hành đạt. Nhóm CBYT có đầy đủ trang thiết bị thì mức độ thực hành đạt là 40,8%, nhóm CBYT có không đầy đủ thì mức độ này là 35,7%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trong khi đó, nhóm CBYT có đầy đủ tài liệu truyền thông thì mức độ thực hành đạt chiếm 44,3%, tỷ lệ này cao hơn nhóm không có đầy đủ tài liệu truyền thông (32,5%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy có thể thấy rằng tài liệu truyền thông có thể ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành của CBYT, trong khi đó thiết bị truyền thông như: âm ly, loa đài thì không. Điều này có thể giải thích là các trang thiết bị truyền thông chủ yếu là phương tiện để chuyển tải thông tin đến người dân, và đặc biệt hiện nay CBYT ít tham gia vào hoạt động viết bài phát thanh, soạn và đọc các tin tức, nội dung truyền thông chủ yếu phát từ các băng, đĩa hình tiếng đã được cung cấp sẵn. Trong khi đó tài liệu truyền thông luôn là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho CBYT trong khi truyền thông trực tiếp. Có thể là khi có đầy đủ tài liệu truyền thông, CBYT có hứng thú và giúp cho họ tự tin hơn trong khi truyền thông, và họ thường xuyên thực hiện công tác truyền thông trực tiếp từ đó nâng cao kỹ năng thực hành của mình. Nghiên cứu cũng quy định tiêu chuẩn có trên 3 loại tranh lật là tiêu chuẩn bắt buộc để đánh giá trạm y tế có đầy đủ tài liệu truyền thông hay không vì đây là tài liệu truyền thông quan trọng nhất, chứa đựng nhiều nội dung, thường được sử dụng nhiều trong truyền thông trực tiếp và bền hơn các loại tài liệu khác. Từ kết quả nghiên cứu này, cần có kế hoạch tăng cường sản xuất đầy đủ các chủng loại tài liệu truyền thông, đặc biệt là tranh lật. Trong số những CBYT có tham dự các lớp tập huấn, đào tạo có nội dung thực hành kỹ năng truyền thông (n=570), thì tỷ lệ mức độ thực hành đạt ở nhóm có tham gia đóng vai thực hành cao hơn nhóm không tham gia đóng vai (26,1% so với 7,4%), (p<0,05). Từ kết quả này, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch các lớp tập huấn về kỹ năng truyền thông, trong đó chú trọng đến số lượng học viên vừa đủ, không nhiều quá và phải dành thời gian cho mọi học viên được đóng vai thực hành. 6. Kiến nghị - Cần tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức và thực hành TT-GDSK cho đội ngũ CBYT xã phường, tập trung vào nhóm điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh Tổ chức nhiều hình thức lồng ghép để CBYT có điều kiện tìm hiểu và cập nhật thêm thông tin y học. - Xây dựng, biên soạn đầy đủ, cập nhật thông tin tài liệu tập huấn về TT-GDSK để cung cấp cho tuyến y tế cơ sở. - Lãnh đạo ngành y tế cần có giải pháp để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho CBYT cơ sở. TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
  10. 1. Cục Y tế dự phòng (2007), Báo cáo nghiên cứu nhu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực phòng chống bệnh truyền nhiễm của 60 huyện trong địa bàn dự án khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, Hà Nội, tr.26-39. 2. Nguyễn Tiến Lân (2003), Nghiên cứu tình hình hoạt động của trạm y tế xã tỉnh Kon- tum năm 2002-2003, Luận án chuyên khoa II, Đại học Y Dược Huế, tr.67. 3. Tạc Văn Nam (2010), “Thực trạng nguồn lực phục vụ công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ của ngành y tế tỉnh Bắc Kạn năm 2007-2008 và đề xuất một số giải pháp đến 2015”, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học về TT-GDSK giai đoạn 2001-2010, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ Thuật, Hà Nội, tr.122-130. 4. Nguyễn Quang Thuận và Cs (2007), “ Một số khái niệm cơ bản về truyền thông- giáo dục sức khỏe’’, Khoá học về các kỹ năng truyền thông- giáo dục sức khoẻ, Trung tâm TT- GDSK Trung ương, Hà Nội, tr.8-12. 5. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội. 6. Trung tâm truyền thông GDSK TW-Dự án Y tế Nông thôn (2010), “Thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ tại 13 tỉnh dự án y tế nông thôn”, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học về TT-GDSK giai đoạn 2001-2010, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ Thuật, Hà Nội, tr.294-300. 7. Hashim D.S, Al Kubais W. and Al DulaymeA (2003), “Knowledge, attitudes and practices survey among health care workers and tuberculosis patients in Iraq”, Eastern Mediterranean Health Journal, Vol. 9, No.4, 2003, p.718-731. 8. Malaria Research Lead Program of the South African Medical Research Council (2008), Brief report Evaluation of Malaria Health Education Interventions using Knownledge, Attitudes and Practices (KAP) in South Africa, pp.5. 9. Nighat Nisar, Muddasir Mirza, Majid Hafeez Qadri (2010), “Knowledge, Attitude and Practices of mothers regarding immunization of one year old child at Mawatch Goth, Kemari Town, Karachi”, Pak J Med Sci, 26(1), pp.183-186. 10. Nguyen Toan Tran, Richard Taylor, Song Il Choe, Hae Suk Pyo, Ok Suk Kim, Hyon Chol So (2011), “Knowledge, Attitude and Practice (KAP) Concerning Cervical Cancer and Screening among Rural and Urban Female Healthcare Practitioners in the Democratic People’s Republic of Korea” Asian Pacific Journal of Cancer Prevention, Vol 12, 2011, pp.3023-3028. 118