Kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 3130
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkiem_toan_vien_va_chat_luong_kiem_toan_tai_cac_cong_ty_kiem.pdf

Nội dung text: Kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam

  1. KIỂM TOÁN VIÊN VÀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM AUDITORS AND AUDIT QUALITY AT INDEPENDENT AUDIT COMPANIES IN VIETNAM ThS. Lại Thị Thu Thủy Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Mục đích của nghiên cứu này là để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán, bao gồm: trình độ chuyên môn, mức độ chuyên sâu ngành nghề khách hàng, kinh nghiệm, thái độ thận trọng nghề nghiệp và ý thức đạo đức nghề nghiệp. Nghiên cứu được thực hiện tại 10 công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam với khoảng 250 kiểm toán viên. Có 250 phiếu điều tra được gửi đến các kiểm toán viên và thu lại được 228 phiếu, đạt tỷ lệ 91%. Bài viết kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đó là, trình độ chuyên môn, mức độ chuyên sâu ngành nghề khách hàng, kinh nghiệm, thái độ thận trọng nghề nghiệp và ý thức đạo đức nghề nghiệp có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Kết quả phân tích cho thấy: 1) trình độ chuyên môn, mức độ chuyên sâu ngành nghề khách hàng, kinh nghiệm, thái độ thận trọng nghề nghiệp và ý thức đạo đức nghề nghiệp có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán; 2) trình độ chuyên môn, thái độ thận trọng nghề nghiệp là các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng kiểm toán. Từ khóa: chất lượng kiểm toán, quan điểm kiểm toán viên, kinh nghiệm, thái độ thận trọng, trình độ chuyên môn Abstract The aims of this research are to analyze determinant factors affecting the audit quality, namely: technical competence, industry expertise, experience, due care and ethical standard. The location of this research was in 10 independent audit companies in Vietnam with around 250 auditors. There were 250 questionnaires distributed around December 2015 until February 2016, and 228 questionnaires returned, so response rate was 91%. This paper tests the hypothesis that technical competence, industry expertise, experience, due care and ethical standard affect audit quality. The results show that: 1) technical competence, industry expertise, experience, due care and ethical standard affects audit quality; 2) technical competence and due care were the dominant factors affecting audit quality. Key words: Audit Quality, Auditor’s Perception, Due care, Experience, Technical competence 137
  2. Đặt vấn đề Kiểm toán độc lập là một bộ phận đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế, điều này thực sự rất có ý nghĩa trong thời kỳ hội nhập của nền kinh tế nước ta. Dựa vào kết quả kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán có được các thông tin khách quan, chính xác theo đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình. Tuy nhiên, những vi phạm của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán đã bị xử lý và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng những năm gần đây cho thấy để đảm bảo vai trò của kiểm toán độc lập thì chất lượng kiểm toán là một vấn đề cần phải được quan tâm hàng đầu. Khung lý thuyết về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính Các quan điểm về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA 220), “Chất lượng kiểm toán là mức độ thỏa mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán đồng thời thỏa mãn về mong muốn có được những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị được kiểm toán với thời gian định trước và giá phí thích hợp” Theo quan điểm này, để đánh giá chất lượng kiểm toán thì cần đánh giá mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng về chất lượng dịch vụ kiểm toán. Đối tượng sử dụng ở đây thường bao gồm: đơn vị được kiểm toán, các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý. Đối với đơn vị được kiểm toán (công ty khách hàng), chất lượng kiểm toán được đảm bảo khi có sự thỏa mãn về khả năng đáp ứng và sự chia sẻ với khách hàng của kiểm toán viên, giúp họ nhận được ý kiến về tính khách quan và trung thực của các thông tin trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán, có được sự đảm bảo rằng mọi sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính đều được phát hiện và được báo cáo đồng thời nhận được các ý kiến tư vấn của kiểm toán viên giúp họ hoàn thiện hệ thống kế toán cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ. Đối với các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý, một cuộc kiểm toán có chất lượng là khi họ cảm thấy thỏa mãn về độ tin cậy, tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán, qua đó họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn hoặc các quyết định về quản lý, điều hành thích hợp. Dưới góc nhìn của kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập, chất lượng kiểm toán được đảm bảo khi kiểm toán viên tuân thủ đầy đủ chuẩn mực nghề nghiệp, tuân thủ các quy trình, thủ tục kiểm toán do công ty kiểm toán xây dựng, thỏa mãn khách hàng trong việc tư vấn từ đó nâng cao uy tín với khách hàng đồng thời cần đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của công ty. Chất lượng kiểm toán còn được nhìn nhận theo quan điểm phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính: DeAngelo (1981) là nhà nghiên cứu đầu tiên định nghĩa: “Chất lượng kiểm toán là khả năng phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán” trong đó khả năng phát hiện sai phạm phụ thuộc vào năng lực của kiểm toán viên (auditor’s competence), kiểm toán viên cần có đủ trình độ và kinh nghiệm để có thể phát hiện được sai sót còn việc báo cáo các sai phạm phụ thuộc và liên quan đến tính độc lập của kiểm toán viên (auditor’s independence) đối với công ty được kiểm toán. Quan điểm chất lượng kiểm toán là khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính được coi là quan điểm phổ biến của nhiều nhà nghiên cứu về chất lượng kiểm toán. Palmrose (1988), Bradshaw (2001) và nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng chất lượng kiểm toán được hiểu là khả năng kiểm toán viên phát hiện và báo cáo về những sai sót trong việc trình bày và công bố các báo cáo kiểm toán của đơn vị được kiểm toán. Như vậy, chất lượng kiểm toán được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau cũng như luôn tồn tại một khoảng cách về mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng đối với chất lượng 138
  3. kiểm toán. Theo quan điểm của các tác giả, chất lượng kiểm toán sẽ được đảm bảo khi kiểm toán viên tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, tuân thủ các quy trình, thủ tục kiểm toán do công ty kiểm toán xây dựng trong suốt quá trình kiểm toán, từ đó phát hiện và báo cáo các sai sót còn tồn tại trong báo cáo tài chính, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin trên báo cáo tài chính. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính Từ các quan điểm về chất lượng kiểm toán có thể thấy, chất lượng kiểm toán phụ thuộc vào các nhân tố có liên quan đến khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trên báo cáo tài chính cũng như việc tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên. Theo tổng quan nghiên cứu về chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, các nhân tố này bao gồm nhóm nhân tố thuộc về chính kiểm toán viên, nhóm nhân tố thuộc về công ty kiểm toán, nhóm nhân tố khác có tính chất môi trường. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả tập trung vào nhóm nhân tố thuộc về chính các kiểm toán viên, bao gồm: trình độ của kiểm toán viên, mức độ chuyên sâu ngành nghề khách hàng, kinh nghiệm của kiểm toán viên, thái độ nghề nghiệp của kiểm toán viên và ý thức đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. Trình độ chuyên môn kiểm toán viên Trình độ chuyên môn chủ yếu nói đến các bằng cấp mà kiểm toán viên đã đạt được thông qua việc tham gia các khóa đào tạo trình độ chuyên môn bắt buộc theo qui định. Các kiểm toán viên có trình độ chuyên môn thông thường là các kiểm toán viên có chứng chỉ CPA, ACCA có chất lượng, nắm vững chuẩn mực kế toán, kiểm toán, thuế cũng như có khả năng phát hiện các sai phạm trọng yếu. Trình độ chuyên môn kiểm toán viên có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của khách hàng cũng như chất lượng của báo cáo tài chính (Kym Boon, Jill McKinnon và Philip Ross, 2008). Kết quả nghiên cứu định lượng của Carcello, Hermanson và McGrath (1992) cũng kết luận trình độ chuyên môn của kiểm toán viên là một trong 5 nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Mức độ chuyên sâu ngành nghề khách hàng Cũng là một trong năm nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán theo kết quả nghiên cứu của Carcello, Hermanson và McGrath (1992), mức độ chuyên sâu của kiểm toán viên là một vấn đề quan trọng để đảm bảo chất lượng kiểm toán. Theo các nghiên cứu của Kym Boon, Jill McKinnon và Philip Ross (2008), việc kiểm toán viên, người được giao nhiệm vụ kiểm toán, có sự hiểu biết sâu về lĩnh vực chuyên ngành của khách hàng thường được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng kiểm toán. Theo Kwon (1996), kiểm toán viên có hiểu biết chuyên sâu có khả năng đánh giá được tính hợp lý trong các ước tính kế toán và các xét đoán quan trọng của khách hàng khi lập và trình bày BCTC, từ đó sẽ làm tăng áp lực khách hàng phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán. Maletta và Wright (1996) cho rằng, trong từng ngành kinh doanh khác nhau của khách hàng kiểm toán luôn tiềm ẩn những rủi ro kiểm toán đặc trựng, theo đó cần các kiểm toán viên am hiểu sâu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng để giảm thiểu các rủi ro này. Kinh nghiệm Trong nghiên cứu thực nghiệm của mình, Carcello, Hermanson, & McGrath (1992) thấy rằng kinh nghiệm kiểm toán có mối quan hệ tích cực với chất lượng kiểm toán, là một trong năm nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Kolodner (1996) xác định 2 thước đo của yếu tố kinh nghiệm là thời gian làm việc của kiểm toán viên và tần suất thực hiện công việc kiểm toán của kiểm toán viên. Thời gian làm việc lâu dài của công việc kiểm toán dẫn đến một kiểm toán viên đạt được kinh nghiệm về chuyên môn tổng quát hơn, 139
  4. do đó cho phép các công ty kiểm toán có được năng lực hơn. Mặt khác, tần suất thực hiện các công việc kiểm toán của kiểm toán viên sẽ khuyến khách kiểm toán viên tích lũy kiến thức về lĩnh vựa kinh doanh của khách hàng, hệ thống cũng như rủi ro, do đó sẽ dẫn đến chất lượng kiểm toán cao (Knapp, 1991). Tuy nhiên nhiều kinh nghiệm có thể dẫn đến nhiệm kỳ dài của kiểm toán viên dẫn đến sự thiên vị trong phán đoán của kiểm toán viên và cuối cùng dẫn đến chất lượng kiểm toán thấp (Suyono, 2012) Thái độ nghề nghiệp Behn và cộng sự (1997) cho rằng, một số đối tượng, như cơ quan quản lý và cộng đồng luôn mong muốn kiểm toán viên có một thái độ hoài nghi để thực hiện cuộc kiểm toán. Chen và cộng sự (2009) đã ghi nhận một mối quan hệ tích cực giữa thái độ hoài nghi nghề nghiệp và chất lượng kiểm toán. Bên cạnh đó, Kym Boon và các cộng sự (2008), cho rằng nếu các kiểm toán viên đang thực hiện cuộc kiểm toán với sự thận trọng nghĩa là người sử dụng báo cáo kiểm toán sẽ hài lòng hơn với chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính. Ý thức đạo đức nghề nghiệp Treadway (1987) khi phân tích tính cách của từng kiểm toán viên đã chỉ ra rằng ý thức đạo đức nghề nghiệp của từng kiểm toán viên là một trong những tính cách cần có của kiểm toán viên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng báo cáo tài chính. Trong một nghiên cứu khác, Kym Boon (2008) cùng đưa ra kết luận tương tự, ý thức đạo đức nghề nghiệp là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua đó cũng làm ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với chất lượng dịch vụ kiểm toán. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết về chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các tác giả trên thế giới, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố thuộc về kiểm toán viên có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam như sau: Trình độ chuyên môn (CM) H1 H2 Mức độ chuyên sâu (NN) H3 Kinh nghiệm (KN) Chất lượng kiểm toán H4 Thái độ nghề nghiệp (TD) H5 Ý thức đạo đức (YT) Hình 1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC 140
  5. Các giả thuyết nghiên cứu: H1: Tồn tại quan hệ thuận chiều giữa trình độ chuyên môn của kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán H2: Tồn tại quan hệ thuận chiều giữa mức độ chuyên sâu ngành nghề của kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán H3: Tồn tại quan hệ thuận chiều giữa kinh nghiệm của kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán H4: Tồn tại quan hệ thuận chiều giữa thái độ nghề nghiệp của kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán H5: Tồn tại quan hệ thuận chiều giữa ý thức đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán Các biến trong mô hình và tiêu chí đo lường Biến phụ thuộc: Chất lượng kiểm toán (CL) được đo lường bởi các tiêu chí phát triển từ mô hình của Behn và cộng sự (1997) và tác giả bao gồm: Thỏa mãn kỳ vọng của khách hàng (CL1), Thỏa mãn trên mức kỳ vọng của khách hàng (CL2), Tạo ra/cung cấp các giá trị gia tăng ngoài kiểm toán (CL3), Nâng cao độ tin cậy về thông tin tài chính (CL4), Góp phần cải thiện uy tín và hình ảnh của công ty kiểm toán (CL5), Cải thiện uy tín và hình ảnh của khách hàng (CL6), Thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng BCTC (CL7), Thoả mãn đối với tính khách quan và độ tin cậy của kết quả kiểm toán (CL8), Thoả mãn về ý kiến đóng góp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (CL9), Báo cáo kiểm toán được lập và phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng kiểm toán (CL10), Chi phí dịch vụ kiểm toán ở mức hợp lý (CL11). Các biến độc lập trong mô hình: * Trình độ chuyên môn kiểm toán viên (CM) được đo lường bởi các tiêu chí: - CM1: Có kiến thức chuyên môn chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính và thuế (Carcello et al. (1992); Behn et al. (1997) - CM2: Cập nhật kiến thức hàng năm do Hiệp hội hành nghề tổ chức (Parasuraman et al. (1988); Saxby et al. (2004)) - CM3: Có chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề (Carcello et al. (1992)) * Mức độ chuyên sâu nghề nghiệp (NN): Các tiêu chí thuộc tính của nhân tố này bao gồm: - NN1: Các thành viên của nhóm kiểm toán viên rất am hiểu về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp (Carcello et al. (1992); Behn et al. (1997)) - NN2: Có khả năng nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro có liên quan đến doanh nghiệp (Carcello et al. (1992)) - NN3: Có khả năng tự nghiên cứu và trau dồi các kiến thức liên quan đến kế toán, kiểm toán và các lĩnh vực hoạt động của khách hàng (Carcello et al. (1992); Chen et al. (2001)) * Kinh nghiệm (KN) được đo lường bởi các tiêu chí: - KN1: Kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán đã làm công việc kiểm toán ít nhất 3 năm (Carcello et al. (1992)) 141
  6. - KN2: Trưởng nhóm kiểm toán đã thực hiện công việc trưởng nhóm ít nhất 2 năm (Carcello et al. (1992)) - KN3: Người quản lý công ty kiểm toán đã có kinh nghiệm quản lý kiểm toán ít nhất 2 năm (Carcello et al. (1992)) - KN4: Công ty kiểm toán đã thực hiện công việc kiểm toán ít nhất 3 năm (Carcello et al. (1992)) * Thái độ nghề nghiệp (TD): Các tiêu chí đo lường nhân tố này bao gồm: - TD1: Các thành viên trong nhóm kiểm toán làm việc với thái độ thận trọng trong suốt quá trình làm việc (Behn et al. (1997)) - TD2: Thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp (Mackevičius, J., & Vaicekauskas, D. (2014)) - TD3: Tập trung cao độ và tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp trong cuộc kiểm toán (Behn et al. (1997)) - TD4: Xem xét, cân nhắc tất cả các khía cạnh trong cuộc kiểm toán trước khi đưa ra ý kiến kết luận kiểm toán (Behn et al. (1997)) * Ý thức đạo đức nghề nghiệp (YT) Tiêu chí thuộc tính của nhân tố này là: - YT1: Tư cách đạo đức nghề nghiệp (Mackevičius, J., & Vaicekauskas, D. (2014)) - YT2: Có thái độ khách quan, công bằng khi tiến hành kiểm toán (WarmingRasmussen and Jensen (1998)) - YT3: Luôn có ý thức tuân thủ các nguyên tắc của nghề nghiệp (WarmingRasmussen and Jensen (1998)) Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn các kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam. Tác giả dụng bảng câu hỏi gồm 28 biến quan sát để thu thập dữ liệu của 250 kiểm toán viên làm việc tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam, bằng 2 cách: phát câu hỏi trực tiếp và gửi bảng câu hỏi online thông qua công cụ Google Document. Thời gian nghiên cứu là từ 01/12/2015 – 02/02/2016. Bảng hỏi được xây dựng dựa theo các tiêu chí đo lường các nhân tố với mức điểm cho mỗi câu hỏi có giá trị từ 1 đến 5 theo thang điểm Likert Sau khi loại bỏ các bảng trả lời không phù hợp, chỉ còn 228 bảng trả lời được sử dụng để đưa vào phân tích. Các dữ liệu sau khi thu thập đã được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Độ tin cậy thang đo được kiểm tra theo hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên được chấp nhận. Kết quả nghiên cứu Kiểm định thang đo Mô hình nghiên cứu gồm 6 thành phần chính với 28 biến đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính: (1) Trình độ chuyên môn kiểm toán viên: 3 biến; (2) Mức độ chuyên sâu ngành nghề khách hàng: 3 biến, (3) Kinh nghiệm: 4 biến; (4) 142
  7. Thái độ nghề nghiệp: 4 biến; (5) Ý thức đạo đức nghề nghiệp: 3 biến và chất lượng kiểm toán (11 biến) Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại biến rác trước. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-Tổng correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo phải có độ tin cậy alpha lớn hơn 0.60 (Nunnally & Burnstein 1994). Sau đó các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.50 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại. Kết quả bảng 1 cho thấy các biến đều có độ tin cậy alpha từ 0.70 trở lên, hệ số tương quan biến tổng đều > 0.3 và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu. Các yếu tố này sẽ được sử dụng trong phần nghiên cứu tiếp theo. Bảng 1: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha Nhân tố Cronbach’s Alpha Trình độ chuyên môn (CM) 0.771 Mức độ chuyên sâu ngành nghề (NN) 0.882 Kinh nghiệm (KN) 0.829 Thái độ nghề nghiệp (TD) 0.858 Ý thức đạo đức (YT) 0.818 Chất lượng kiểm toán (CL) 0.780 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Bảng 2: KMO và kiểm định Bartlett KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .760 Approx. Chi-Square 3305.414 Bartlett's Test of Sphericity Df 136 Sig. .000 Kết quả bảng 2 cho thấy, hệ số KMO = 0,760 > 0.5 nên phân tích EFA là thích hợp cho dữ liệu thực tế. Kiểm định Bartlett có sig. <0.05 nên biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. 143
  8. Bảng 3: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần cuối ma trận xoay Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 TD1 .878 TD4 .877 TD3 .839 TD2 .748 KN2 .850 KN1 .843 KN3 .787 KN4 .763 NN3 .914 NN2 .900 NN1 .871 YT3 .862 YT2 .843 YT1 .834 CM3 .854 CM1 .815 CM2 .782 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 5 iterations. Phân tích hồi quy tuyến tính Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy Model Summaryb Mode R R Square Adjusted R Std. Error of Durbin- l Square the Estimate Watson 1 .507a .257 .249 .27862 1.750 a. Predictors: (Constant), NN, KN, TD, YT, CM b. Dependent Variable: CL ANOVAa Model Sum of df Mean F Sig. Squares Square Regression 12.206 5 2.441 31.447 .000b 1 Residual 35.244 454 .078 Total 47.450 459 a. Dependent Variable: CL b. Predictors: (Constant), NN, KN, TD, YT, CM Coefficientsa Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Coefficients Coefficients Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 144
  9. (Constant) 2.133 .121 17.642 .000 TD .085 .016 .221 5.457 .000 .994 1.006 KN .076 .019 .163 3.969 .000 .973 1.028 1 CM .098 .017 .236 5.623 .000 .925 1.081 YT .088 .019 .196 4.653 .000 .926 1.080 NN .056 .014 .163 3.951 .000 .965 1.036 a. Dependent Variable: CL Từ kết quả phân tích hồi quy có hệ số kiểm định F = 31,447 với giá trị Sig. <0.05 cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp với bộ dữ liệu nghiên cứu. Giá trị R2 hiệu chỉnh = 0.249 (24,9%) nghĩa là các biến độc lập giải thích được 24,9% cho biến phụ thuộc. Kiểm định Durbin Watson = 1.750 trong khoảng 1<D<3 nên không có hiện tượng tương quan của các phần dư. Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy đa biến, các giá trị sig đều <0.05 nên có thể kết luận các biến độc lập đều có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc. Ngoài ra, hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến. Từ thông số thống kê ở bảng 4, phương trình hồi quy tuyến tính đa biến của các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam như sau: CL = 2,133 + 0.085*TD + 0.076*KN + 0.098*CM + 0.088*YT + 0.056 * NN Hệ số beta đều dương, các biến độc lập đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc tức là khi trình độ, mức độ chuyên sâu, kinh nghiệm, thái độ nghề nghiệp và ý thức đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên càng cao thì chất lượng kiểm toán càng được đảm bảo, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 của mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận. Kết luận và kiến nghị Kết quả hồi quy cho thấy, 2 nhân tố CM, TD có hệ số beta cao nhất (0.236 và 0.221) bởi vậy 2 nhân tố thuộc về kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam lần lượt là: Trình độ chuyên môn và thái độ nghề nghiệp của kiểm toán viên. Đồng thời, cũng từ kết quả hồi quy, các nhân tố thuộc kiểm toán viên đều có ảnh hưởng thuận chiều với chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính, điều này cũng tương đồng thuận các kết quả của các nhà nghiên cứu trước như Carcello, Hermanson và McGrath (1992), Behn và cộng sự (1997), Kym Boon (2008). Theo đó, để nâng cao chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam, tác giả đề xuất một số kiến nghị có liên quan đến các kiểm toán viên như sau: Nâng cao trình độ chuyên môn cho kiểm toán viên: Các công ty kiểm toán cần thường xuyên tổ chức các khóa học để không ngừng nâng cao cũng như cập nhật các kiến thức nghề nghiệp cho các kiểm toán viên của công ty, bên cạnh đó bản thân các kiểm toán viên cần có ý thức học tập, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về kế toán, kiểm toán, luật, ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu của các cuộc kiểm toán. Về thái độ nghề nghiệp của kiểm toán viên: Để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên cần đảm bảo việc tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật cũng như tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khi hành nghề kiểm toán. Phải thực hiện công việc kiểm toán với thái độ thận trọng cao nhất, luôn có thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình kiểm toán. Về mức độ chuyên sâu ngành nghề của kiểm toán viên: các ngành nghề kinh doanh của khách hàng kiểm toán là rất đa dạng: xây dựng, ngân hàng, bất động sản, sản xuất thương mại, bởi vậy trước hết đòi hỏi kiểm toán viên cần có ý thức tự trau dồi, nâng cao hiểu biết về các ngành nghề của khách hàng đáp ứng yêu cầu kiểm toán. Bên cạnh đó, trong những trường hợp cần thiết như kiểm toán tại các khách hàng có ngành nghề kinh doanh phức tạp, kiểm toán viên có thể đề xuất tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước. Lựa chọn các kiểm toán viên có kinh nghiệm: Đặc biệt với các cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp, công ty kiểm toán cần lựa chọn các kiểm toán viên có kinh nghiệm nghề nghiệp để đảm bảo khả năng phát hiện các sai phạm trọng yếu. 145
  10. Nâng cao ý thức đạo đức của kiểm toán viên: Thực hiện thường xuyên việc phổ biến các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tại công ty kiểm toán cũng như tại các lớp bồi dưỡng đào tạo và cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên. Bên cạnh đó, công ty kiểm toán cần theo dõi chặt chẽ việc tuân thủ các chính sách và chuẩn mực có liên quan đến ý thức đạo đức của kiểm toán viên. Nếu phát hiện có sự vi phạm cần có các chế tài xử lý nghiêm khắc. Hạn chế của nghiên cứu Bên cạnh các kết quả nêu trên, bài viết cũng còn những hạn chế nhất định do quy mô mẫu khảo sát còn khiêm tốn vì thế ảnh hưởng phần nào tới tính đại diện của dữ liệu điều tra. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng chỉ mới nhìn nhận dưới góc độ chủ thể kiểm toán nên chưa thể bao quát khi thiếu các khảo sát từ phía khách hàng kiểm toán và người sử dụng báo cáo tài chính. Các hạn chế này sẽ được khắc phục bằng các nghiên cứu mở rộng trong thời gian tới. 146
  11. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Angus Duff (2004), “Dimension of Audit quality”, University of Paisley 2. Bùi Thị Thủy (2014), luận án tiến sĩ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Đại học kinh tế quốc dân 3. Eko Suyono (2012), “Determinant Factors Affecting The Audit Quality: An Indonesian Perspective Audit Quality and Auditor Reputation: Evidence from Japan” 4. Francis (2011), “A framework for understanding and researching audit quality”, Auditing: a journal of practice and theory 5. Kym Boon (2007), “Compulsory audit tendering and audit quality evidence from Australian local government”, Macquarie University, Australia. 6. Kym Boon, Jill McKinnon & Philip Ross (2008), “Audit Service Quality in Compulsory Audit Tendering: Preparer Perceptions and Satisfaction” 7. L.E DeAngelo (1981), “Auditor Independence, “Lowballing” and Disclosure Regulation” 8. Ngô Thế Chi và Bùi Văn Mai (2006), “Giải pháp phát triển kiểm toán độc lập ở Việt Nam đến năm 2015” 9. Yenni Carolina (2013), “An Empirical Study of Auditor Independence, Competence and Audit Tenure on Audit Quality Evidence from North Jakarta, Indonesia” 147