Kiểm tra thời gian vận hành hệ thống Server 2008

pdf 6 trang hoanguyen 3670
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra thời gian vận hành hệ thống Server 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkiem_tra_thoi_gian_van_hanh_he_thong_server_2008.pdf

Nội dung text: Kiểm tra thời gian vận hành hệ thống Server 2008

  1. “Chuyên trang dành cho kỹ thuật viên tin học” CHIA SẺ - KINH NGHIỆM - HỌC TẬP - THỦ THUẬT Kiểm tra thời gian vận hành hệ thống Server 2008 Biết được lượng thời gian hệ thống đã vận hành là một thông tin rất hữu dụng với các quản trị viên hệ thống. Đôi khi chúng ta có thể cần đến thông tin này để lựa chọn thời điểm phù hợp để khôi phục lại hệ thống khi có sự cộ xảy ra. Mặc dù có rất nhiều công cụ nhóm ba cho phép chúng ta kiểm tra chính xác thời gian vận hành của máy chủ Windows Server 2008, tuy nhiên chúng ta có thể sử dụng các tiện ích sẵn có được tích hợp trong hệ điều hành này. Dưới đây là 6 phương pháp đơn giản mà chúng ta có thể sử dụng để kiểm tra thời gian vận hành của máy chủ Windows Server 2008. 1. Sử dụng Task Manager Trong Windows Vista và Windows Server 2008, Task Manager đã được cải tiến để hiển thị thông tin bổ sung về hệ thống. Một trong những thông tin này là thời gian vận hành của máy chủ. 1. Phải chuột lên thanh Taskbar, rồi click chọn Task Manager. Ngoài ra chúng ta có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+Esc để mở Task Manager. 2. Trong Task Manager, lựa chọn tab Performance. 3. Thời gian vận hành hiện tại của hệ thống được thể hiển trong System. 1 of 6
  2. 2. Sử dụng System Information Utility Đây có thể là một trong những biện pháp đơn giản nhất để thực hiện tác vụ này. Tiện ích dòng lệnh Systeminfo sẽ kiểm tra và hiển thị nhiều số liệu hệ thống khác nhau như ngày cài đặt, những bản vá đã được cài đặt, Mở Command Prompt rồi nhập lệnh sau: Systeminfo Ngoài ra chúng ta có thể chỉ lấy thông tin về thời gian vận hành hệ thống bằng lệnh sau: systeminfo | find "System Boot Time:" 2 of 6
  3. 3. Sử dụng tiện ích Uptime Microsoft đã phát hành một công cụ có tên Uptime.exe. Đây là một công cụ dòng lệnh đơn giản giúp phân tích những thông tin hiệu lực và tin cậy của máy tính. Nó có thể làm việc cục bộ hay từ xa. Trong dạng đơn giản, công cụ này sẽ hiển thị thời gian vận hành của hệ thống. Một tùy chọn nâng cao cho phép chúng ta truy cập vào những thông tin chi tiết hơn, như thời gian tắt, số lần khởi động lại, số lần hệ thống bị sập và bản cài đặt Service Pack. Công cụ Uptime.exe cho phép chúng ta đánh giá tính hiệu lực của máy chủ với hệ điều hành Windows NT 4.0 SP4 hoặc cao hơn. Để sử dụng công cụ này thực hiện các bước sau: 1. Tải uptime.exe tại đây, và lưu nó vào một thư mục, tốt nhất nên lưu vào thư mục trong đường dẫn hệ thống (như System32). 2. Vào Start | All Programs | Accessories sau đó phải chuột lên Command Prompt chọn Run as administrator. Ngoài ra chúng ta có thể nhập CMD vào hộp Search của menu Start, khi thấy biểu tượng Command Prompt, click chọn rồi giữ Ctrl+Shift và nhấn Enter. 3. Truy cập vào vị trí chúng ta đã lưu tiện ích Uptime.exe. 4. Chạy tiện ích Uptime.exe, chúng ta có thể bổ sung kí tự /? Vào lệnh để lấy nhiều tùy chọn hơn. 3 of 6
  4. 4.Sử dụng tiện ích NET STATISTICS Một phương pháp khác chúng ta có thể áp dụng để thực hiện tác vụ này đó là sử dụng tiện ích NET STATISTICS. Chúng ta chỉ cần mở Command Prompt rồi nhập lệnh sau: net statistics workstation Những thông tin hiển thị sẽ cho chúng ta biết hệ thống đãn vận hành bao lâu, dù vậy trong một số trường hợp thông tin này không chính xác như các phương pháp khác. 5. Sử dụng Event Viewer Phương pháp này có thể được coi là là phương pháp tốt nhất, tuy nhiên chúng ta sẽ phải thực hiện khá nhiều thao tác. Nó không chỉ hiển thị ngày chính xác hay thời lượng tính từ lần khởi động lại cuối cùng, mà còn hiển thị những thông tin quan trọng cho biết lí do máy tính phải khởi động là và thời điểm khởi động lại. Chúng ta cần kiểm tra Event ID 6005, một sự kiện cho chúng ta biết thời điểm máy tính khởi động, ngoài ra có rất nhiều các sự kiện khác. 1. Mở công cụ Server Manager bằng cách phải chuột vào biểu tượng Computer chọn Manage. Truy 4 of 6
  5. cập vào Event Viewer. Ngoài ra chúng ta có thể mở Event Viewer bằng cách nhập eventvwr.msc vào hộp Run, hoặc chạy công cụ này trong Administrative Tools. 2. Click vào Event Viewer (Local) trong bảng điều hướng bên trái. 3. Trong bảng ở giữa, click vào kiểu sự kiện Information rồi di chuyển xuống phía dưới cho tới khi thấy Event ID 6005. Click đúp vào Event này chúng ta sẽ thấy mọi thông tin của 6005 Event ID sẽ được hiển thị. Chúng ta có thể kiểm tra danh sách này , chú ý ngày và giờ của mỗi sự kiện khởi động lại, 5 of 6
  6. Lưu ý: Chúng ta có thể tạo một Custom Viewđể tìm mọi sự kiện 6005. 6. Sử dụng WMI Chúng ta chỉ cần copy đoạn mã sau vào một file văn bản rồi lưu file này với phần mở rộng VBS. Sau khi hoàn thành, click đúp vào file này để lấy thời gian vận hành của hệ thống theo phút. strComputer = "." Set objWMIService = GetObject("winmgmts:\" & strComputer & "rootcimv2") Set colOperatingSystems = objWMIService.ExecQuery _ ("Select * From Win32_PerfFormattedData_PerfOS_System") For Each objOS in colOperatingSystems intSystemUptime = Int(objOS.SystemUpTime / 60) strMessage = "System uptime is " & intSystemUptime & " minutes" msgBox strMessage, 0, "System Uptime" Next Xian (Theo Petri) Công ty TNHH đầu tư phát triển tin học GC Com Chuyên trang kỹ thuật máy vi tính cho kỹ thuật viên tin học Điện thoại: (073) - 3.511.373 - 6.274.294 Website: 6 of 6