Kiến thức cơ bản về Tỷ giá hối đoái

pdf 77 trang Gia Huy 19/05/2022 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiến thức cơ bản về Tỷ giá hối đoái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkien_thuc_co_ban_ve_ty_gia_hoi_doai.pdf

Nội dung text: Kiến thức cơ bản về Tỷ giá hối đoái

  1. Phần: Tỷ giá hối đoái 1. Các loại tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế? Đặc điểm m ỗi loại? . Căn cứ vào phạm vi sử dụng: o Tiền tệ thế giới: là tiền tệ được các quốc gia đương nhiên thừa nhận làm phương tiện thanh toán quốc tế, phương tiện dự trữ quốc tế mà không cần phải có sự thừa nhận trong các Hiệp định ký kết giữa các Chính phủ nhiều bên hoặc hai bên. Vàng là tiện tệ thế giới. . Không dùng vàng để thể hiện giá cả cũng như tính toán tổng trị giá hiệp định và/hoặc hợp đồng. . Không dùng vàng để thanh toán hàng ngày của các giao dịch phát sinh giữa các quốc gia. . Tiền giấykhông được đổi ra vàng một cách tự do thông qua hàm lượng vàng của tiền mặt. . Vàng là tiền tệ dự trữ của các quốc gia trong thanh toán quốc tế. . Vàng chỉ được dùng làm tiền tệ chi trả giữa những nước mắc nợ và nước chủ nợ cuối cùng sau khi không tìm được các công cụ trả nợ khác thay thế. o Tiền tệ quốc tế: là tiền tệ chung của một khối kinh tế quốc tế, ra đời từ một Hiệp định tiền tệ ký kết giữa các nước thành viên, còn gọi là tiền tệ hiệp định. . Hiệp định tiền tệ Bretton Woods của IMF thừa nhận USD là tiền tệ quốc tế. . Hiệp định tiền tệ Jamaica cho ra đời SDR – “quyền rút vốn đặc biệt”. SDR là đồng tiền tín dụng của IMF dành cho Ngân hàng trung ương các nước thành viên vay, không được đổi ra vàng, giá trị củaSDR được xác định trên cơ sở rổ tiền tệ quy định (5 đồng tiền chủ yếu của thế giới: USD, JNY, GBP, DEM, FF) SDR chưa có chức năng phương tiện thanh toán quốc tế. . Hiệp định thanh toán bù trừ nhiều bên ký kết giữa các nước thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế quốc tế xã hội chủ nghĩa (SEV) cho ra đời đồng tiền quốc tế xã hội chủ nghĩa Rúp chuyển khoản (Transferable Rouble) không được đổi ra các loại ngoại tệ khác một cách tự do, phạm vi sử dụng chỉ giới hạn trong giao dịch giữa các nước thành viên. . EURO là đồng tiền chung của Châu Âu theo Hiệp ước Maastricht. EURO vừa là tiền tệ đa quốc gia thực hiện chức năng tiền tệ quốc gia, vừa là tiền tệ quốc tế khu vực thực hiện chức năng tiền tệ quốc tế. o Tiền tệ quốc gia: là tiền tệ của từng quốc gia riêng biệt. Có 2 hình thái: tiền mặt (cash), tiền tín dụng (credit money) gồm tiền tín dụng bằng giấy truyển thống và tiền tín dụng điện tử. 1
  2. . Tất cả tiền tệ quốcgia đều không được đổi ra vàng thông qua hàm lượng vàng. . Hầu hết tiền tệ của các quốc gia đều tuyên bố thả nổi, trừ các nước nghèo hoặc đang bị bao vây phong tỏa kinh tế mức thả nổi tiền tệ của các quốc gia không như nhau: Cơ chế thả nổi tự do: các nước có nền kinh tế thị trường phát triển (G8). Cơ chế thả nổi có điều tiết: nhóm các nước đang phát triển. . Tiền tệ quốc gia tham gia vào thanh toán quốc tế phụ thuộc vào vị trí của tiền tệ quốc gia đó trên thị trường tiền tệ quốc tế và sự lựa chọn tự do của các bên trong các hiệp định thương mại, hiệp định thanh toán và các hợp đồng. . Mức độ quản lý ngoại hối của các nước không giống nhau. . Sức mua tiền tệ của các quốc gia biến động theo chiều cánh kéo. . Căn cứ vào sự chuyển đổi của tiền tệ: o Tiền tệ tự do chuyển đổi (Free convertible currency): là tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối kinh tế có tiền tệ đó cho phép bất cứ ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền y ê u c ầu hệ thống Ngân hàng nước đó chuyển đổi tự do tiền tệ này ra các tiền tệ nước khác mà không cần phải có giấy phép. . Tự do chuyển đổi toàn bộ . Tự do chuyển đổi từng phần Chủ thể chuyển đổi: người cư trú và người phi cư trú. Mức độ chuyển đổi Nguồn thu nhập tiền tệ o Tiền tệ chuyển khoản (Transferable currency): là tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối kinh tế quy định những khoản thu nhập bằng tiền tệ này sẽ được ghi vào tài khoản mở tại các Ngân hàng chỉ định sẽ được quyền chuyển khoản sang tài khoản chỉ định của một bên khác ở cùng một Ngân hàng hoặc một Ngân hàng ở nước khác khi có yêu cầu mà không cần giấy phép. o Tiền tệ clearing (Clearing currency): là tiền tệ quy định trong hiệp định thanh toán bù trừ hai bên ký kết giữa Chính phủ hai nước với nhau. . Không được tự do chuyển đổi sang các tiền tệ khác, không được chuyển khoản sang các tài khoản khác, chỉ được ghi Có và ghi Nợ trên tài khoản clearing do hiệp định quy định, cuối năm sẽ tiến hành bù trự bên Có và bên Nợ của tài khoản, bên nào dư Nợ sẽ phải trả bằng ngoại tệ tự do hoặc chuyển sang tài khoản vay nợ năm sau hoặc là trả nợ bằng hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của nước chủ nợ. 2
  3. . Hiệp định thanh toán clearing có thể quy định mở tài khoản clearing một bên hoặc hai bên. 2. Tiền tự do chuyển đổi là gì? Cho ví dụ. . Tiền tệ tự do chuyển đổi (Free convertible currency): là tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối kinh tế có tiền tệ đó cho phép bất cứ ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền yêu cầu hệ thống Ngân hàng nước đó chuyển đổi tự do tiền tệ này ra các tiền tệ nước khác mà không cần phải có giấy phép. o Tự do chuyển đổi toàn bộ: USD, EURO, GBP, JBY, AUD, SGD, CHF, ATS, MYR, CAD, SEK o Tự do chuyển đổi từng phần: thường được Nân hàng Việt Nam giao dịch là PHP, TWD, THB, KRW, IDR, EGP . Chủ thể chuyển đổi: Người cư trú (Resident) phải có giấy phép mới chuyển đổi ngoại tệ và Người phi cư trú (Non-resident) được tự do chuyển đổi ngoại tệ . Mức độ chuyển đổi: từ hạng mức nào đó do luật quy định trở lên, muốn chuyển đổi thì phải có giấy phép chuyển đổi ngoại tệ, dưới hạng mức đó thì được tự do chuyển đổi ngoại tệ. . Nguồn thu nhập tiền tệ: các nguồn thu nhập bằng tiền của những người phi cư trú từ hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ quốc tế, từ hoạt động đầu tư nước ngoài tại các nước có tiền tệ đó sẽ được chuyểnđổi tự do; còn các nguồn thu nhập khác phi thương mại hoặc dịch vụ, phi đầu tưmuốn chuyển đổi phải có giấy phép. 3. Tỷ giá hối đoái là gì? Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái? . Khái niệm: o Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định Giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia gọi là tỷ giá hối đoái. VD: Một người nhập khẩu tại Mỹ phải bỏ ra 160000 USD để mua một tờ séc trị giá 100000 GBP để trả tiền hàng nhập khẩu từ nước Anh. Như vậy giá 1 GBP là 1.60 USD; đây làtỷ g i á h ối đoái giữa đồng bảng Anh và đồng đô-la Mỹ . o Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau. . Trong chế độ bản vị vàng, tiền tệ trong lưu thông là tiền đúc bằng vàng và giấy bạc ngân hàng được tự do chuyển đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng của nó. Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền đúc bằng vàng của hai nước với nhau hoặc là so sánh hàm lượng vàng của hai giấy b ạc ngân hàng của hai nước với nhau. So sánh hàm lượng vàng giữa hai tiền tệ với 3
  4. nhau là ngang giá vàng (gold parity), hay nói cách khác, ngang giá vàng của tiền tệ là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng. . Trong chế độ bản vị hối đoái vàng dựa vào USD – chế độ tiền tệ Bretton Wooods, tỷ giá chính thức tiền tệ của các thành viên được xác định dựa vào cơ sở so sánh hàm lượng của tiền tệ các nước thành viên với hàm lượng vàng của USD. . Trong chế độ tiền tệ hậu Bretton Woods, tiền tệ của tất cả các quốc gia đều không được đổi ra vàng thông qua hàm lượng vàng, ngang giá vàng không còn là cơ sở để tính tỉ giá hối đoái. Việc so sánhhai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của hai tiền tệ với nhau gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ (Purchasing Power Parity). 4. Các loại ngoại hối quy định trong Pháp lệnh ngoại hối 2005? . Ngoại tệ (Foreign Currency) tồn tại trong các hình thái là tiền giấy, tiền kim loại, tiền tài khoản gồm có: o Đồng tiền quốc gia khác o Đồng tiền chung châu Âu (EURO) o Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) . Phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ gồm có: o Séc (Check) o Hối phiếu và Kỳ phiếu (Bill of Exchange, Promissory Note) o Thẻ tín dụng (Credit Card) . Các loại chứng từ có giá ghi bằng ngoại tệ gồm có: o Cổ phiếu (Stock) o Trái phiếu doanh nghiệp (Corporate Bond) o Trái phiếu Chính phủ (Government Bond) o Chứng chỉ quỹ đầu tư (Investment Unit) o Các chứng từ phái sinh (Derivative Documents) . Vàng thuộc dự trữ ngoại hối của Nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. . Tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. 4
  5. 5. Các loại tỷ giá phân loại theo các phương tiện thanh toán quốc tế? . Tỷ giá chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer Exchange Rate – T/T Rate) – Tỷ giá điện hối là tỷ giá mà Ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng kèm theo trách nhiệm là Ngân hàng phải chuyển ngoại tệ cho người thụ hưởng bằng phương tiện chuyển tiền điện tử (Electronic Funds Transfer – EFT). o Đặc điểm: . Là t ỷ giá cơ bản của một quốc gia . Tốc độ thanh toán nhanh . Chi phí cao . Tỷ giá chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T) – Tỷ giá thư hối là tỷ giá mà Ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng không kèm theo trách nhiệm chuyển tiền bằng phương tiện điện tử mà Ngân hàng sẽ chuyển lệnh thanh toán ra bên ngoài bằng con đường thư tín thông thường. o Đặc điểm: . Không thông dụng trong thanh toán quốc tế. . Tốc độ thanh toán rất chậm. . Chi phí rẻ. . Tỷ giá séc là tỷ giá mà Ngân hàng bán séc ngoại tệ cho khách hàng kèm theo trách nhiệm chuyển séc đến người thụ hưởng quy định trên séc. o Tỷ giá séc bằng tỷ gi á điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh trên tỷ giá điện hối kể từ khi mua séc cho đếnkhi séc được trả tiền. . Tỷ giá hối phiếu Ngân hàng trả tiền ngay là tỷ giá mà Ngân hàng bán hối phiếu ngoại tệ trả tiền ngay cho khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu. Khách hàng sẽ ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho người khác màkhách hàng là người có nghĩa vụ trả ngoại tệ cho anh ta. Người được chuyển nhượng khi nhận được hối phiếu sẽ xuất trình đến Ngân hàng chỉ định trên hối phiếu để nhận tiền ngay sau khí xuất trình. o Cách tính tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay cũng tương tự như cách tính tỷ giá séc, nếu khác là lãi suất được tính là lãi huy động ngoại tệ. . Tỷ giá hối phiếu Ngân hàng trả chậm là tỷ giá mà Ngân hàng bán hối phiếu ngoại tệ trả chậm cho khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu. Khách hàng sẽ ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho người khác mà khách hàng là người có nghĩa vụ trả tiền cho anh ta. Khi hối phiếu đến hạn thanh toán, người được chuyển nhượng sẽ xuất trình hối phiếu đến Ngân hàng chỉ định trên hối phiếu để nhận tiền. o Tỷ giá hối phiếu trả chậm bằng tỷ giá điện hối trừ số tiền lãi phát sinh từ lúc Ngân hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu đó được trả tiền. Thời hạn này thường bằng thời hạn trả 5
  6. tiền ghi trên hối phiếu cộng với thời gian chuyển tờ hối phiếu đó từ Ngân hàng bán hối phiếu đến Ngân hàng trả tiền ghi trên hối phiếu. . Ngoài ra còn có các loại tỷ giá khác: o Tỷ giá giao ngay, tỷ giá có kỳ hạn. o Tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra. o Tỷ giá mở cửa, tỷ giá đóng cửa. o Tỷ giá tiền mặt, tiền giá chuyển khoản. 6. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái? . Mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước o Quốc gia nào có mức độ lạm phát lớn hơn nước kia thì đồng tiền của nước đó có sức mua thấp hơn nước kia. o Nếu các nhân tố khác tác động đến lạm phát là không đổi, chỉ tính riêng tác động của lạm phát, ta có thể dự đoán được sự biến động của tỉ giá trong tương lai. VD: Xét đồng tiền của hai quốc g i a Mỹ(USD) và Pháp (FRF) trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động giữa hai quốc gia tương đương nhau, quản lýngoại hối tự do và tỷgiá hối đoái được xác định theo ngang giá sức mua. - Tỷgi á trước lạm phát: USD = a FRF - Lạm phát ở Mỹlà IA, lạm phát ở Pháp lá IF; ta có tỷgiá sau lạm phát: USD + USD.IA = a.FRF + a.FRF.IF USD (1 + IA) = FRF (1 + IF).a USD = a.FRF + a.FRF.(IF – IA)/(1+IA) - Nếu mức độ lạm phát tại Mỹnhỏ: 1+ IA -> 1 Tỷgiá sau lạm phát sẽ là: USD= a.FRF + a.FRF.(IF – IA) . Cung và cầu ngoại hối trên thị trường o Cung và cầu ngoại hối trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và nhạy bén đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. o Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối bao gồm: 6
  7. . Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của các cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa thì có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối. Ngược lại thì cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối. . Thu nhập thực tế (tức là mức độ tăng GNP thực tế) tăng lênsẽ làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. . Những nhu cầu ngoại hối bất ngờ tăng lên do thiên tai, hạn hán, lũ lụt, mất mùa, chiến tranh cũng như do nạn buôn lậu hàng nhập khẩu gây ra. . Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước: nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn nước khác hoặc cao hơn LIBID thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra đó, do đó sẽ làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, tỷ g i á h ối đoái sẽ giảm xuống. . Các nhân tố khác: thuế XNK, quota, hạn ngạch, 7. Thanh toán quốc tế là gì? Các chủ thể tham gia vào thanh toán quốc tế? . Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác hay giữa một quốc gia với các tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng củacác nước liên quan. . Các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế o Ngân hàng trung ương . Vai trò: Thay mặt Chính phủ ký kết, thực hiện các Hiệp định về tiền tệ và tín dụng quốc tế. Ngân hàng của các Ngân hàng trong hoạt động tiền tệ và thanh toán quốc tế. . Nhiệm vụ: Chủ trì lập và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối. Thay mặt Chính phủ kýcác Điều ước quốc tế, Luật quốc tế về tiền tệ và tín dụng. Đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế. Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng và thực hiện các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước. 7
  8. Quản lý và cung ứng các công cụ lưu thông tín dụng sử dụng trong thanh toán quốc nội và quốc tế. Thực hiện các hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. . Ngân hàng thương mại o Chức năng trung gian tín dụng . Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ và tín dụng, với một hệ thống mạng lưới chi nhánh và đại lý rộng khắp cả nước đã huy động được các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hình thành trong xã hội để phân phối lại cho nền kinh tế quốc dân theo nguyên tắc tín dụng. . Chức năng trung gi an tín dụng là chức năng cơ sở của Ngân hàng thương mại, quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. o Chức năng trung gian thanh toán . Các chủ thể trong nền kinh tế đem gửi tiên tệ tạm thời nhàn rỗi vào Ngân hàng Thương mại, một mặt để hưởng lãi tiền gửi và mặt khác coi Ngân hàng là người giữ tiền của mình. . Tiền gửi vào Ngân hàng thường được lưu giữa trong hệ thống tài khoản như tài khoản tiền gửi có kỳ h ạn hoặc không kỳ hạn, tài khoản tiền lương, tàikhoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, . Các chủ tài khoản có thể ủy thác cho Ngân hàng nắm giữ tài khoản thu hộ hoặc chi hộ các khoản tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh của mình với các chủ tài khoản khác mở tại Ngân hàng nắm giữ tài khoản đó hoặc tại các ngân hàng trong và ngoài nước. . Nếu thu chi tiền tệ giữa các tài khoản của những người cư trú với nhau thì gọi là thanh toán trong nước, ngược lại, giữa tài khoản của người cư trú với tài khoản của người phi cư trú thì gọi là thanh toán quốc tế. o Chức năng tạo ra những công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt thực hiện có hiệu quả chức năng phương tiện lưu thông tiền tệ . Ngân hàng sáng tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng như séc (check), chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được (Negotiable certificate of deposits) thay cho tiền mặt trong lưu thông hàng hóa và hoặc dịch vụ. Các chức năng của Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. Chức năng trung sáng tạo ra các công vụ lưu thông tín dụng thay cho tiền mặt thực hiện có hiệu quả chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ chỉ có thể phát huy được trên cơ sở chức năng trung gian tín dụng, đồng thời dựa vào chức năng này mà chức năng trung gian 8
  9. thanh toán mới có cơ hội để mở rộng về quy mô và tiết kiệm có hiệu quả chi phí lưu thông tiền mặt. . Các chủ thể khác o Bao gồm các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong lĩnh vực phi Ngân hàng như kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập khẩu lao động và chuyên gia, du lịch, vận tải, giao nhận, bảo hiểm, đầu tư và các hoạt động ngoại giao, quân sự, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật và xã hội. o Các chủ thể này tham gia hoạt động thanh toán quốc tế với tư cách là người ủy thác cho ngân hàng thu hộ những khoản phải thu và ra lệnh cho ngân hàng chi những khoản phải chi cho nước ngoài. 8. Phương pháp tính tỷ giá chéo và tác dụng của nó? . Phương pháp tính tỷ giá chéo: tham khảo SGK. . Tác dụng: 9. Khái niệm Cán cân thanh toán quốc tế? Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế? . Khái niệm: cán cân thanh toán quốc tế là bảng cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi bằng một đồng tiền nào đó giữa người cư trú và người phi cư trú trong một khoản thời gian nhất định. (Pháp lệnh ngoại hối 2005) o Kỳ lập cán cân thanh toán quốc tế thường là 1 năm nhưng cũng có thể tùy theo yêu cầu mà cán cân thanh toán quốc tế có thể được lập và báo cáo thường xuyên hơn. o Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây: a) Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng); b) Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế); c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam; d) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài; đ) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này; e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ; 9
  10. g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài; h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. o Người không cư trú là các đối tượng không quy định tại khoản 2 Điều này. Nhận xét . “Quốc tịch” và “Người cư trú” không nhất thiết phải trùng nhau. . Các tổ chức quốc tế như Qũy tiền tệ quôc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Liên hợp quốc(UNO), là người không cư trú với mọi quốc gia. . Các đại sứ quán, căn cứ quân sự nước ngoài, các lưu học sinh, khách du lịch không kể thời hạn cư trú là người không cư trú với nước đến và là người cư trú với nước đi. . Các công tyđa quốc gi a là người cư trú đồng thời tại nhiều quốc gia. o Các khoản thu và các khoản chi: Tiêu chí để đưamột giao dịch kinh tế vào BP là giao dịch đó phải được tiến hành giữa người cư trú và người không cư trú. o Đồng tiền được sử dụng trong ghi chép BP: Cán cân thanh toán quốc tế của một nước có thể hạch toán, ghi chép bằng bất kỳ đồng tiền nào (quy đổi theo tỷ giá chéo) do quốc gia ấy quy định sử dụng. . Cán cân thanh toán quốc tế được chia ra thành 2 loại o Cán cân thanh toán quốc tế trong một thời kỳ nhất định - bảng cân đối các khoản đã thu thực tế và các khoản đã chi thực tế bằng một đồng tiền nào đó giữa người cư trú và người phi cư trú trong một thời kỳ nhất định việc thu và chi đã dứt điểm. o Cán cân thanh toán quốc tế tại một thời điểm nhất định - bảng cân đối các khoản đã thu thực tế và các khoản đã chi thực tế, các khoản sẽ thu và các khoản sẽ chi bằng một đồng tiền nào đó giữa người cư trú và người phi cư trú vào một thời điểm nhất định việc thu và chi là chưa dứt điểm. Cán cân thanh toán quốc tế tại một thời điểm nhất định phản ánh cụ thể hơn sự biến động cung cầu ngoại hối, tỷgiá hối đoái và các lĩnh vực kinh tế của quốc gia (VD: xuất/ nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; tiếp nhận đầu tư nước ngoài; đầu tư ra nước ngoài ) Cán cân thanh toán quốc tế luôn cân bằng; chỉ có cán cân thanh toán vãng lãi, cán cân di chuyển vốn và tín dụng có thể dư thừa hay thiếu hụt. Khi ghi chép cán cân thanh toán quốc tế, hàng xuất khẩu được tính theo trị giá FOB, hàng nhập khẩu tính theo trị giá CIFhoặc CFR. . Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế: 10
  11. o Hạng mục thường xuyên - Cán cân thanh toán vãng lai phản ánh các khoản thu và chi làm tăng và giảm tài sản tài chính về sở hữu của một quốc gia này với một quốc gia khác. Cán cân thanh toán vãng lai đóng vai trò quan trọng trong đánh giá thực chất cán cân thanh toán quốc tế. . Cán cân thương mại: phản ánh xuất nhập khẩu hàng hóa; chiếm tỷ t r ọng chủ yếu trong cán cân thanh toán vãng lai; nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu cán cân thương mại dư thừa; nếu xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu cán cân thương mại thiếu hụt. . Cán cân dịch vụ: phản ánh thương mại dịch vụ; đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, cán cân dịch vụ thường dư thừa; nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu cán cân dịch vụ dư thừa; nếu xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu cán cân dịch vụ thiếu hụt; các giao dịch gắn liền với cán cân dịch vụ: du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, . Cán cân thu nhập: các hạng mục gắn liền với cán cân thu nhập gồm có: thu nhập xuất phát từ lao động, thu nhập xuất phát từ đầu tư (lợi tức, cổ tức, trái tức và các khoản thu nhập khác có được từ lĩnh vực này); phụ thuộc vào các yếu tố sau: số lượng lao động, tiền lương laođộng, số vốn đầu tư, mức sinh lời của những khoản đầu tư, . Chuyển giao một chiều: các khoản viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền,bằng hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho người cư trú và ngược lại. o Hạng mục vốn - Cán cân di chuyển vốn và tín dụng phản ánh các khoản thu và chi làm tăng hay giảm tài sản tài chính về quyền sử dụng của một nước này với một nước khác. Cán cân di chuyển vốn và tín dụng đóng một vai trò quan trọng đối với cán cân thanh toán quốc tế khi cán cân thanh toán vãng lai thiếu hụt. . Cán cân vốn ngắn hạn: luồng vốn ngắn hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia được phân theo tiêu chí chủ thể, gồm có: khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. . Cán cân vốn dài hạn: luồng vốn dài hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia được phân theo tiêu chí chủ thể, gồm có: khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân; theo tiêu chí khách thể gồm có: vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp và vốn dài hạn khác. o Hạng mục chênh lệch phản ánh sai số do ghi chép - thống kê. Nếu hạng mục chênh lệch là số dương phản ánh nguồn vốn chảy vào, hạng mục chênh lệc là số âm phản ánh nguồn vốn chảy ra. o Hạng mục dự trữ chính thức phản ánh mức độ thay đổi về khối lượng ngoại tệ, vàng, tài sản dự trữ mà các tổ chức tiền tệ nắm giữ. 11
  12. . Hạng mục dự trữ chính thức gồm có: vàng, ngoại tệ, đồng SDR gửi tại IMF, vị thế dự trữ tại IMF. . Sự thay đổi về khối lượng nới các bộ phận cấu thành hạng mục dự trữ chính thức đo lường mức dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán vãng lai và cán cân dịch chuyển vốn và tín dụng của một nước. 10. Thị trường ngoại hối? Đặc điểm c ủa thị trường ngoại hối? Thành viên tham gia thị trường ngoại hối? . Khái niệm: thị trường hối đoái là nơi tập trung các giao dịch, trao đổi và mua bán ngoại hối; ngoại hối bao gồm ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế khác. Trung tâm của thị trường hối đoái là thị trường liên ngân hàng - nơi tập trung các giao dịch, trao dổi và mua bán ngoại hối trực tiếp với nhau. o Hệ thống hối đoái Anh - Mỹ: thị trường hối đoái chỉ mang tính chất tượng trưng;các giao dịch, trao đổi và mua bán ngoại hối được thực hiện thường xuyên giữa các ngân hàng và các nhà môi giới một cách trực tiếp thông qua các phượng tiện như điện thoại, telex, o Hệ thống hối đoái Châu Âu: các giao dịch trên thị trường hối đoái được tập trung ở các trung tâm giao dịch; các giao dịch, trao đổi và mua bán ngoại hối được thực hiện giữa các chủ thể khác nhau chứ không dừng ở mức đa số giữa các ngân hàng và các nhà môi giới; các Ngân hàng thương mại lớn có đại lý, chi nhánh tại các quốc gi a đối tác đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch và ảnh hưởng đến hoạt động của những Ngân hàng có quy mô nhỏ hơn. . Các đặc điểm của thị trường hối đoái: o Thị trường có quy mô rất lớn, tổng doanh thu (tổng giá trị hợp đồng giao dịch) đạt 1.5 nghìn tỷ đô-la trong một ngày. o Thị trường hoạt động liện tục (24/24). o Thị trường có mức độ nhạy c ảm với thông tin cao (thông tin kinh tế, chính trị, xã hội, ). o Thị trường mang tính chất quốc tế. . Thành viên tham gia thị trường hối đoái: o Các chủ thể có nhu cầu về ngoại hối. o Các chủ thể với mục đích tìm kiếm lợi nhuận: các nhà đầu cơ tiến hành kinh doanh chênh lệch giá, các nhà môi giới, o Ngân hàng Trung ương (tìm hiểu Ngân hàng Trung ương tham gia thị trường ngoại hối như thế nào?) 11. Giao dịch kỳ hạn? Đặc điểm v ận dụng? 12
  13. . Định nghĩa: nghiệp vụ mua bán ngoại hối có kỳ h ạn là một loại giao dịch mà các điều kiện, điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại hối được giao kết vào thời điểm ký kết hợp đồng và việc thực hiện các điều kiện, điều khoản này lại diễn ra vào môt thời điểm xác định trong tương lai, theo một tỷ giá đã được quy định từ trước giữa các bên. . Đặc điểm: o Hợp đồng mua bán ngoại hối có kỳ hạn: . Người lập hợp đồng mua bán ngoại hối có kỳ hạn: Ngân hàng Thương mại. . Địa điểm giao dịch: quầy OTC. . Khối lượng giao dịch của mỗi hợp đồng: tùy theo thỏa thuận giữa các bên. . Ngày giao nhận: tùy theo thỏa thuận giữa các bên. . Chi phí hợp đồng: phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay và mức chênh lệch lãi suất (offered spread). . Ngày thanh toán: trả vào ngày hợp đồng quy định thanh toán theo tỷ giá đã thỏa thuận trước. o Tỷ giá có kỳ hạn: . Tỷ giá có kỳ h ạn là tỷ giá áp dụng cho tương lai nhưng lạixác định trước ở thời điểm hiện tại. . Cũng giống như tỷ giá giao ngay, tỷ giá có kỳ hạn được báo nguyên giá. . Sự chênh lênh giữa tỷ giá có kỳ h ạn và tỷ giá giao ngay phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: tương quan sức mua giữa 2 đồng tiền của 2 quốc gia; chênh lệch lãi suất cho vay giữa hai quốc gia. . Công thức lượng hóa: Rf = Rs + Rs.K.(Id – Iu) Rf: tỷ giá có kỳ hạn Rs: tỷ giá giao ngay K: hệ số thời hạn cho vay trong 1 năm ( N/360, N/12) Id, Iu: lãi suất cho vay củađồng tiền định giá và đồng tiền yết giá . Nếu lãi suất của đồng tiền yết giá lớn hơn lãi suất của đồng tiền định giá, tỷ giá có kỳ hạn bằng tỷ giá giao ngay trừ điểm khấu trừ (discount rate). . Nếu lãi suất của đồng tiền yết giá nhỏ hơn lãi suất của đồng tiền định giá, tỷ g i á có kỳ hạn bằng tỷ giá giao ngay cộng điểm gia tăng (premium). 13
  14. o Vận dụng nghiệp vụ mua bán ngoại hối có kỳ hạn: nghiệp vụ mua bán ngoại hối có kỳ hạn với đặc điểm tỷ giá có kỳ hạn là tỷ giá áp dụng cho tương lai nhưng lại xác định trước ở thời điểm hiện tại cho phép các chủ thể tham gia giao dịch ngoại hối tự bảo hiể m cho mình trước những những rủi ro biến động tỷ g i á h ối đoái theo chiều hướng bất lợi và kiếm được một khoản lãi chắc chắn. 12. Giao dịch swap? Đặc điểm v ận dụng? . Định nghĩa: o Giao dịch SWAP là giao dịch mua và bán đồng thời một lượng ngoai tệ nhất định theo những ngày giá trị khác nhau. o Giao dịch SWAP có thể là: kết hợp một giao dịch giao ngay và một giao dịch có kỳ h ạn hoặc kết hợp hai giao dịch có kỳ h ạn nhưng có ngàygi á trị khác nhau. o Giao dịch SWAP là nghiệp vụ hối đoái kép, hai nghiệp vụ được tiến hành cùng một lúc với cùng một lượng ngoại tệ nhưng theo hai hướng ngược nhau. . Đặc điểm của tỷ giá hoán đổi: o Tỷ giá hoán đổi (swap rate) = Tỷ giá kỳ hạn – Tỷ giá giao ngay o Tỷ gi á hoán đổi hay còn gọi là điểm kỳ hạn phân loại theo số tuyệt đối bao gồm: điểm gia tăng (premium) và điểm khấu trừ (discount rate). o Tỷ gi á hoán đổi phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất cho vay giữahai đồng tiền (đồng tiến yết gi á, đồng tiền định giá). . Vận dụng nghiệp vụ hoán đổi: giao dịch SWAP với cơ chế tín dụng của mình cho phép Ngân hàng phối hợp mua và bán ngoại tệ giao ngay với mua và bán ngoại tệ có kỳ hạn theo hướng ngược lại nhằm kiếm được một khoản lãi chắc chắn hoặc bảo tồn vốn trước các rủi ro tiền tệ biến động. 13. Giao dịch tương lai? Đặc điểm v ận dụng? . Định nghĩa: nghiệp vụ ngoại hối tương lai là nghiệp vụ tiến hành thỏa thuận mua và bán một lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ g i á c ố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai, được xác định bởi sở giao dịch. (nghiệp vụ này ở VN chưa được áp dụng) . Đặc điểm của giao dịch tươnglai: o Sau khi ký hợp đồng, người mua phải ký quỹ m ột khoản tiền theo quy định cho mỗi hợp đồng nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng. o Trong các giao dịch tương lai, khách hàng có thể kết thúc hợp đồng bất cứ lúc nào bằng cách ký một hợp đồng khác mua (nếu hợp đồng trước là hợp đồng bán) và ký một hợp đồng bán (nếu hợp đồng trước là hợp đồng mua) với cùng một số tiền và ngày thanh toán, 14
  15. tuy nhiên, tỷ g i á c ủa hai hợp đồng này là khác nhau nhằm đảm bảo cho chủ thể giao dịch có lời. . Vận dụng giao dịch tương lại: Giao dịch tương lai là một giao dịch khống nhằm chống lại rủi ro hối đoái và kiếm một khoản lãi. 14. Giao dịch quyền chọn? Đặc điểm v ận dụng? . Hợp đồng quyền chọn tiền tệ (Currency Options): là một công cụ tài chính, cho phép ngƣời mua hợp đồng có quyền (chứ không phải là nghĩa vụ), mua hoặc bán một đồng tiền nhất định, tại mức tỷ giá đã thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian nhất định. . Giao dịch quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ là một loại giao dịch được thực hiện trên cơ sở ký hợp đồng quyền chọn mua (Call Option) hoặc quyền bán (Put Option) một lượng ngoại tệ nhất định, theo một giá quy định và việc thực hiện hợpđồng sẽ xảy ra trong tương lai (vào ngàyđáo hạn hoặc trước ngàyđáo hạn). . Đặc điểm: o Option Châu Âu chỉ được thực hiện vào ngàyđáo hạn. o Option Mỹ có thể được thực hiện vào bất kỳ thời gian nào trước ngàyđáo hạn. o Call Option (Quyền chọn mua) l à m ột quyền chọn mua trao cho người mua quyền mua một lượng ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định với một giá nhất định. o Put Option (Quyền chọn bán) l à m ột quyền chọn bán trao cho người mua quyền bán một lượng ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định với một giá nhất định. . Vận dụng: nghiệp vụ quyền lựa chọn mua bán ngoại hối cho phép các chủ thể tham gia giao dịch ngoại hối tự bảo hiểm cho mình trước những những rủi ro biến động tỷ g i á h ối đoái theo chiều hướng bất lợi và kiếm được một khoản lãi. 15. Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế? Theo lý thuyết, người ta sẽ điều chỉnh CCTTQT không ở trạng thái cân bằng (nghĩa là CC vốn và CC vãng lai có tổng khác 0). Tuy nhiên, trên thực tế, người ta chỉ điều chỉnh CCTTQT trong trường hợp bị thiếu hụt mà thôi. . Biện pháp vay nợ (vay dự trữ) làm tăng tài khoản dự trữ chính thức để cân bằng CCTTQT. . Áp dụng các chính sách và biện pháp tác động lên cung cầu ngoại hối như chính sách chiết khấu cao, thu hồi vốn đầutư ở nước ngoài, bán rẻ các chứng khoán nước ngoài, phá giá tiền tệ để kích thích xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư vào nước mình . Xuất ngoại hối (vàng để trả nợ) . Tuyên bố vỡ nợ 16. So sánh giao dich kỳ hạn và giao dịch tương lai? 15
  16. . Khái niệm: o Giao dịch kỳ hạn (Forward): là giao dịch mà hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. o Giao dịch tương lai (Future): giao dịch mua bán các hợp đồng ngoại tệ giao sau. Hợp đồng giao sau (Future contract) là một thỏa thuận mua bán một lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngàytrong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch. . Khác nhau: o Niêm yết trên sở giao dịch: một giao dịch tương lai được xử lý trên một Sở giao dịch, cho phép giá cả được hình thành hợp lýhơn, do các bên mua bán được cung cấp thông tin đầy đủ và công khai. o Xoá bỏ rủi ro tín dụng: trong các giao dịch tương lai được niêm yết trên sở giao dịch, cả hai bên bán và mua đều không bao giờ biết về đối tác giao dịch của mình. Công ty thanh toán bù trừ sẽ phục vụ như một trung gian trong tất cả các giao dịch. Người bán bán cho công ty thanh toán bù trừ, và người mua cũng mua qua công ty thanh toán bù trừ. Nếu một trong hai bên không thực hiện được hợp đồng thì vẫn không ảnh hưởng gì đến bên kia. o Tiêu chuẩn hoá: các hợp đồng kỳ h ạn có thể được thảo ra với một hàng hoá bất kỳ , khối lượng, chất lượng, thời gian giao hàng bất kỳ , theo thoả thuận chung giữa hai bên mua bán. Tuy nhiên, các hợp đồng tương lai niêm y ế t trên sở giao dịch đòi hỏi việc giao nhận một khối lượng cụ thể của một hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, theo một thời hạn được ấn định trước. o Điều chỉnh việc đánh giá theo mức giá thị trường (Marking to market): trong các hợp đồng kỳ hạn, các khoản lỗ, lãi chỉ được trả khi hợp đồng đến hạn. Với một hợp đồng tương lai, bất kỳ món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ thể là nếu giá của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đã thoả thuận (giá thực hiện hợp đồng) thì bên bị thiệ t hại do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho bên được lợi từ sự thay đổi gi á đó. Trên thực tế, vì không bên nào biết về đối tác của mình trong giao dịch, nên những người thua đều trả tiền cho công ty thanh toán bù trừ, và công ty này sẽ trả tiền cho những người thắng. Phần: Phương tiện thanh toán 17. So sánh Séc thương mại và Séc du lịch? . Giống nhau: đều là séc nên phải tuân thủ theo những quy tắc, nội dung phát hành séc theo Luật CCCNVN. . Khác nhau: Điểm so sánh Séc thương m ạ i Séc du lịch 16
  17. - Trong thương mại, mua bán hàng - Trong du lịch, học tập. Mục đích sử dụng hóa. - Thanh toán các khoản nợ thương - Thanh toán các khoản chi tiêu khi ở mại và dịch vụ. nước ngoài. Trường hợp áp dụng Thường thì 2 bên mua bán giao hàng Thường áp dụng cho người đi du trực tiếp cho nhau. lịch, du học sinh nước ngoài. - Các tổ chức mở tài khoản cho - Ngân hàng. Người phát hành khách hàng (thường làNgân hàng). - Chủ tài khoản có tài khoản tại các - Chủ tài khoản có tài khoản tại các Người ký phát tổ chức nêu trên. tổ chức nêu trên. - Có thời hạn: - Vô thời hạn. + trả ngay: 8 ngàykể từ ngày phát séc. Thời hạn hiệu lực + 20 ngày làm việc nếu lưuthông ngoài nước trong cùng mộtChâu. + 70 ngày nếu sécđược trảở một nước không cùng Châu. - Số tiền trên séc số tiền trong tài Điều kiện phát hành khoản đã mở ở các tổ chức (trừ trường hợp thấu chi over draft). - Bằng mệnhgiá hóa đơn. - Có nhiều mức mệnh giá nhất định Mệnh giá (phải được trả bằng tiền mặt). 18. Trình bày các loại Séc trong thanh toán quốc tế? . Séc ghi tên (Nominated check): là loại séc ghi rõ tên Người thụ hưởng. Loại séc này không thể chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu, chỉ có Người thụ hưởng có tên trên séc mới được lĩnh tiền ở Ngân hàng. . Séc vô danh (Nameless check): là loại séc không ghi tên Người thụ hưởng, chỉ ghi câu “Trả cho người cầm séc”. Bất cứ ai cầm séc nàycũng có thể trở thành người thụ hưởng. Đối với séc này, khi chuyển nhượng không cần ký hậu, mà chỉ cần trao tay. . Séc theo lệnh (Check to order): là loại séc có ghi trả theo lệnh của Người thụ hưởng có tên trên séc. Trên tờ séc ghi “Trả theo lệnh của ông X”. Lo ại này có thể chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu như các kýhậu của hối phiếu. . Séc gạch chéo (Crossed check): là loại séc mà trên mặt trước của nó có hai gạch chéo song song với nhau. Séc gạch chéo không thể dùng để rút tiền mặt, thường được dùng chuyển khoản qua Ngân hàng. Séc gạch chéo do Người thụ hưởng gạch chéo bằng 2 cách: o Séc gạch chéo thường (Check crossed generally): gạch chéo không tên tức là giữa hai gạch song song không ghi tên Ngân hàng lĩnh hộ tiền. 17
  18. o Séc gạch chéo đặc biệt (Check crossed specially): gạch chéo có ghi tên tức là giữa hai gạch song song có ghi tên một Ngân hàng nào đó chỉ có Ngân hàng đó mới có quyền lĩnh tiền hộ mà thôi. Mục đích của séc gạch chéo là nhằm tránh dùng séc để rút tiền mặt và nếu là séc gạch chéo có tên Ngân hàng thì có nghĩa là Người thụ hưởng séc chính thức nhờ Ngân hàng đó lĩnh hộ tiền cho mình và chỉ có Ngân hàng đó màthôi. . Séc chuyển khoản (Check transferable): là loại séc mà Người ký phát ra lệnh cho Ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trả sang một tài khoản khác của một người khác trong hoặc khác Ngân hàng. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng được và không thể lĩnh được tiền mặt. . Séc xác nhận (Certified check): là loại séc được Ngân hàng xác nhận việc trả tiền. Mục đích của việc xác nhận này là nhằm đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc, chống phát séc khống, Ngân hàng xác nhận trên tờ séc “Xác nhận số tiền trả đến ngày tại Ngân hàng ” và kýtên.Bắt đầu từ lúc xác nhận séc, Ngân hàng sẽ trích số tiền của séc từ tài khoản củakhách hàng sang lưu ký tại tài khoản séc xác nhận trong suốt thời hạn hiệu lực của séc. . Séc du lịch (Traveller check): là loại séc do Ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ một chi nhánh hay đại lý nào của Ngân hàng đó. Trên séc du lịch phải có chữ ký của Người thụ hưởng. Khi lĩnh tiền tại Ngân hàng được chỉ định, Người thụ hưởng phải ký tại chỗ để Ngân hàng kiểm tra, nếu đúng, Ngân hàng mới trả tiền. Thời hạn hiệu lực của séc du lịch là vô hạn. . Séc cá nhân quốc tế (Private check): là séc của các chủ tài khoản mở ở Ngân hàng phát hành. Các chủ tài khoản này thường gồm doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân miễn không phải là Ngân hàng. . Séc Ngân hàng quốc tế (Bank’s check): là séc của Ngân hàng này phát hành ra lệnh cho Ngân hàng đại lý nắm giữ tài khoản của mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản đó trả cho Người thụ hưởng có tên trên séc. . Séc điện tử: được thiết lập trên cơ sở séc giấynhưng điểm khác biệt là sử dụng dữ liệu điện tử để tạo lập nội dung, ký tên, ký hậu séc và chuyển giao séc bằng phương tiện điện tử thông thường hoặc kỹ thuật số. 19. Hối phiếu là gì? Đặc điểm c ủa hối phiếu? . Khái niệm: o Đạo luật Hối phiếu Anh quốc 1882: Hối phiếu là một mệnh lệnh vô điều kiện của một người ký phát (Drawer) cho một người khác (Drawee), yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu. 18
  19. o Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005: Hối phiếu đòi nợ là giấy t ờ có giá do Người ký phát lập, yêu cầu Người bị kýphát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho Người thụ hưởng. o Hối phiếu bao gồm những nội dung chính sau: . Là l ệnh đòi tiền vô điều kiện. . Trên mặt hối phiếu có thể ghi “Tiêu đề”, song cũng có thể không ghi, điều đó còn tùy thuộc vào Luật của mỗi nước quy định. . Một số tiền nhất định. . Người kýphát cho Người bị ký phát. . Người thụ hưởng. . Thời hạn và địa điểm thanh toán. . Ngày và địa điểm ký phát. . Đặc điểm: o Tính trừu tượng . B/E được lập dựa trên cơ sở hợp đồng thương mại giữa người mua và người bán, nhưng B/E trở thành nghĩa vụ trả tiền độc lập. . Hiệu lực của B/E không phụ thuộc vào nguyên nhân sinh ra B/E B/E khống (luật các nước đều nghiêm cấm). o Tính bắt buộc trả tiền . Việc trả tiền của Người bị kýphát là vô điều kiện, trừ khi B/E ký phát sai luật. . Người ký phát là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc thanh toán cho Người thụ hưởng (nếu đã chuyển nhượng mà Người bị ký phát từ chối thanh toán/chấp nhận). o Tính lưu thông . Là chứng từ có giá, có tính trừu tượng và có tính bắt buộc trả tiền nên B/E có tính lưu thông. . Có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng/trả nợ, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp vay vốn, chiết khấu và tái chiết khấu. (Đọc thêm SGK trang 92 – 94) 20. Các loại Hối phiếu trong thanh toán quốc tế? 19
  20. . Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu: o Hối phiếu trả tiền ngay (At sight Draft): là loại hối phiếu trong đó quy định Người bị ký phát phải trả tiền ngay khi hối phiếu được xuất trình. Khái niệm “trả ngay” còn phụ thuộc vào tập quán thanh toán hoặc luật lệ quy định (trả ngay vào lúc xuất trình hoặc trả ngay vào ngày kế tiếp của ngày xuất trình). o Hối phiếu kỳ hạn/trả chậm (Usance Draft, Time Draft): là loại hối phiếu trong đó quy định Người bị ký phát sẽ phải trả tiền khi hối phiếu đến hạn thanh toán quy định trên hối phiếu. Nếu quy định thời hạn trả chậm hối phiếu là X ngày thì ngày trả tiền là X ngày tính từ ngày Người bị ký phát chấp nhận hối phiếu trở đi. . Căn cứ vào việc trả tiền hối phiếu có kèm theo chứng từ hay không: o Hối phiếu trơn ( C l e a n Draft): là loại hối phiếu mà việc trả tiền hối phiếu chỉ dựa vào hối phiếu, không dựa vào các chứng từ gửi kèm theo. Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu này thường dùng để thu tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng hoặc được dùng để đòi tiền mua hàng của những thương nhân nhập khẩu tin cậy . o Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Draft): là loại hối phiếu mà việc trả tiền hối phiếu không những chỉ dựa vào hối phiếu, mà còn dựa vào các chứng từ gửi kèm theo. Loại hối phiếu này thường được sử dụng làm phương tiện đòi tiền của các phương thức thanh toán kèm chứng từ. . Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng của hối phiếu: o Hối phiếu đích danh (Nominated Draft): là hối phiếu được ghi rõ tênNgười thụ hưởng không kèm theo từ “theo lệnh”. Hối phiếu này không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu hối phiếu. Loại hối phiếu này ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế vì muốn thu tiền người nước ngoài thì phải chuyển nhượng hối phiếu đó cho Ngân hàng. o Hối phiếu theo lệnh (Order Draft): là loại hối phiếu ghi rõ tên Người thụ hưởng hối phiếi kém theo từ “theo lệnh”. Chuyển nhượng hối phiếu này dễ dàng và chỉ bằng thủ tục ký hậu. . Căn cứ vào người ký phát hối phiếu: o Hối phiếu thương mại: là hối phiếu do người bán kýphát đòi tiền người mua khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hợp đồng thương mại. o Hối phiếu Ngân hàng: là hối phiếu do Ngân hàng phát hành ra lệnh cho Ngân hàng đại lý của mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của Ngân hàng phát hành hối phiếu để trả cho Người thụ hưởng chỉ định trên hối phiếu. 21. Nội dung của Hối phiếu? . Tiêu đề hối phiếu: hối phiếu phải ghi tiêu đề của nó, nếu không ghi, hối phiếu sẽ vô hiệu. Ghi tiêu đề để trong lưu thông dễ nhận biết đó là hối phiếu nhằm tránh nhầm lẫn với các công cụ khác. 20
  21. o Ghi tiêu đề cùng với thứ tiếng lập B/E o Luật các nước chịu ảnh hưởng bởi hệ thống Luật Anh, Mỹ không yêu cầu hối phiếu phải ghi tiêu đề, miễn là trong nội dung có diễn đạt từ “hối phiếu”. o Luật các nước chịu ảnh hưởng của Công ước Geneva 1930 (ULB 1930) và Luật Việt Nam yêu cầu bắt buộc phải ghi tiêu đề. . Số hiệu Hối phiếu: các hối phiếu sẽ được ghi số để dễ dàng khi dẫn chiếu. Số hiệu hối phiếu do Người kýphát đặt ra (nếu dùng trong L/C thì thường là số hiệu quy định trong L/C). Tuy nhiên, đây lànội dung không bắt buộc và không làm ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hối phiếu. . Lệnh đòi tiền vô điều kiện: hối phiếu là một lệnh đòi tiền, không phải là một yêu cầu đòi tiền. Người trả tiền hối phiếu không thể đặt điều kiện cho việc trả tiền, nếu đặt như thế, lưu thông hối phiếu sẽ gặp khó khăn. . Số tiền hối phiếu là một số tiền nhất định: số tiền nhất định là một số tiền được ghi một cách đơn giản và rõ ràng, người ta có thể nhận dạng ngay ra số tiền đó là bao nhiêu mà không cần phải tính toán dù là phép tính đơn gi ản. Để đảm bảo tính xác thực của số tiền, Luật thường quy định số tiền vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. o Luật Trung Quốc và ISBP quy định nếu có sự sai khác giữa số tiền ghi bằng số và số tiền ghi bằng chữ thì hối phiếu vô hiệu. o Luật các nước Châu Âu, Mỹ, Việt Nam cho phép chọn số tiền ghi bằng chữ là số tiền thanh toán. Nếu số tiền ghi bằng chữ hoặc bằng số nhiều lần và không trùng nhau thì sẽ thanh toán số tiền nhỏ hơn. o Luật của một số nước là thành viên Công ước Geneva 1930 (ULB 1930) cho phép ghi số tiền của hối phiếu nhiều hơn một lần bằng chữ hoặc nhiều hơn một lần bằng số, không nhất thiết phải ghi vừa bằng số, vừa bằng chữ Nếu phát sinh sự khác nhau giữa các số tiền ghi bằng chữ hoặc các số tiền ghi bằng số thì cho phép chọn số tiền nhỏ hơn làm số tiền thanh toán. . Địa điểm trả tiền: là nơi mà Người thụ hưởng hối phiếu xuất trình hối phiếu để đòi tiền. Hối phiếu phải ghi rõ địa điểm trả tiền. Luật một số nước quy định nếu thiếu địa điểm trả tiền thì hối phiếu sẽ vô hiệu. Luật CCCNVN quy định nếu hối phiếu không ghi rõ địa điểm trả tiền thì sẽ lấy địa điểm kinh doanh hoặc nơi thường trú củaNgười bị kýphát làm địa điểm thanh toán. . Thời hạn trả tiền hối phiếu: o Thời hạn trả tiền ngay . “Ngay sau khi nhìn thấy b ản thứ của hối phiếu này ” . “Ngay sau ngày tháng năm của bản thứ của hối phiếu này ” . “At sight of this first Bill ofExchange ” 21
  22. . “At sight of this first Bill of Exchange ” . “After sight of this first Bill of Exchange ” (Payable at sight, Payable on presentation, Payable on demand). o Thời hạn trả tiền sau . “X ngày sau khi nhìn thấy b ản thứ của hối phiếu này ” . “X ngày k ể từ ngày ký phát bản thứ của hối phiếu này ” . “Đến ngày tháng năm của bản thứ của hối phiếu này ” . “On the future fixed day” . “At 90 days after the date of this first Bill of Exchange ” . “At 90 days sight ofthis first Bill of Exchange ” . “At X days after acceptance ” . “At 180 days from Bill of Lading date sight of this first Bill of Exchange ” Luật Việt Nam quy định sẽ coi hối phiếu không ghi rõ thời hạn hối phiếu là hối phiếu trả tiền ngay. Những cách ghi thời hạn trả tiền hối phiếu mơ hồ, tối nghĩa khiến cho người ta không thể xác định được thời hạn của hối phiếu sẽ làm cho hối phiếu vô hiệu. . Thời hạn xuất trình: o Thanh toán ngay: 1 năm (ULB 1930) và 90 ngày(Luật Việt Nam) kể từ ngày ký phát và thanh toán/từ chối trong vòng 3 ngày (Luật Việt Nam). o Thanh toán sau: nếu không quy định, nghĩa là At sight B/E. Nếu quy định khác với 5 hình thức trên thì coi như vô hiệu. o Theo ULB và Luật Việt Nam: thời hạn xuất trình để yêu cầu chấp nhận là 1 năm kể từ ngày ký phát và chấp nhận/từ chối thanh toán trong vòng 2 ngày. . Tên và địa chỉ của Người ký phát, Người bị ký phát, Người thụ hưởng: tên và địa chỉ của những chủ thể của hối phiếu phải đầy đủ và rõ ràng. Nếu thiếu hoặc không rõ ràng thì sẽ không vận hành được hối phiếu. o Người thụ hưởng có thể là Người ký phát, hoặc một người khác do Người ký phát chỉ định, hoặc bất kỳ người nào được chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu, hoặc người cầm phiếu. Cách ghi: . Đích danh: “Pay to Mr. A”, “Pay to Co. A (only)” ít được sử dụng do khó chuyển nhượng. 22
  23. . Theo lệnh: “Pay to the order of ” ở Việt Nam thì thường là hối phiếu theo lệnh Ngân hàng. . Vô danh: “To the bearer ” chuyển nhượng bằng hình thức trao tay. o Người bị ký phát là Ngân hàng phát hành L/C nếu thanh toán bằng L/C, hoặc là nhà nhập khẩu nếu thanh toán bằng các phương thức khác (nhờ thu, mở sổ ). . Địa điểm và ngày ký phát: thường ghi chung ở mục 4. o Ngày tháng ký phát hối phiếu là ngày phát sinh quyền đòi tiền củaNgười kýphát đối với Người bị kýphát, là căn cứ để xác định thời hạn trả tiền của hối phiếu, nếu như kỳ h ạn trả tiền phụ thuộc vào ngày ký phát hối phiếu nội dung bắt buộc. o Hối phiếu được lập ở đâu sẽ được ghi địa điểm ở đó. Đối với hối phiếu quốc tế, địa điểm ký phát hối phiếu có ý nghĩa quan trọng để suy ra nguồn luật điều chỉnh hối phiếu đó. Phần lớn luật các nước cho phép bỏ trống địa điểm ký phát hối phiếu mà lấy địa chỉ ghi bên cạnh tên Người ký phát hối phiếu là địa chỉ ký phát hối phiếu, ngược lại, nếu bên cạnh tên Người kýphát không có ghi địa chỉ thì hối phiếu đó sẽ vô hiệu. Luật CCCNVN quy định, nếu địa điểm kýphát không được xác định cụ thể trên hối phiếi, thì hối phiếu đó sẽ được coi là phát hành tại địa điểm kinh doanh hoặc nơi thường trú củaNgười ký phát. . Chữ ký của người ký phát: Người ký phát hối phiếu ký vào mặt trước ở góc bên phải cuối cùng của hối phiếu. Cách ký do Luật ở nơi kýphát hối phiếu quy định. 22. Quyền và nghĩa vụ của người ký phát và người bị ký phát hối phiếu? . Quyền và nghĩa vụ của Người ký phát: o Quyền lợi: . Tạo lập hối phiếu để đòi tiền Người bị ký phát hoặc bất cứ người nào do anh ta chỉ định. . Tạo lập hối phiếu quy định việc trả tiền theo lệnh của Người ký phát hoặc theo lệnh của bất cứ người nào do Người ký phát chỉ định. . Nhận tiền từ Người bị ký phát hối phiếu. . Xin chiết khấu hối phiếu tại Ngân hàng để nhận được tiền trước khi hối phiếu đến hạn trả tiền. . Xin thế chấp hối phiếu tại Ngân hàng để vay tiền. . Chuyển nhượng quyền hưởng lợi hối phiếu cho một hay nhiều người khác hoặc hủy b ỏ tờ hối phiếu. 23
  24. . Các quyền pháp lýđối với các lợi ích tương lai khác của hối phiếu như quyền khiếu nại trước Tòa án hoặc Trọng tài khi bị vi phạm. o Nghĩa vụ: . Trong trường hợp hối phiếu đã được chuyển nhượng cho một người khác mà người khác đó không thu được tiền của hối phiế u , thì Người ký phát hối phiếu phải có nghĩa vụ trả tiền cho người đó. . Người ký phát đã ký tên không phải là tên của chính mình sẽ phải chịu trách nhiệm như thể lả ký tên của mình. . Người ký phát có thể phủ nhận hoặc hạn chế trách nhiệm của mình bằng lời văn ghi trên hối phiếu. Tuy nhiên, điều quy định này chỉ có giá trị ràng buộcriêng đối với Người ký phát hối phiếu. . Quyền và nghĩa vụ của Người bị ký phát: o Quyền lợi: . Không chịu trách nhiệm đối với hối phiếu trước khi chấp nhận thanh toán hối phiếu. . Chấp nhận hoặc từ chối trả tiền hối phiếu. . Thu lại hối phiếu hoặc hủy b ỏ nó sau khi đãtrả tiền hối phiếu. . Thực hiện nghĩa vụ quy định trên hối phiếu chỉ khi nào hối phiếu đến hạn thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. . Kiểm tra dây chuyền ký hậu chuyển nhượng xem có hợp thức hay không trước khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền hối phiếu. o Nghĩa vụ: . Trả tiền hối phiếu đối với hối phiếu trả tiền ngay khi xuất trình. . Chấp nhận trả tiền đối với hối phiếu trả chậm khi hối phiếu được xuất trình. . Thực hiện các nghĩa vụ khác do Luật hối phiếu quy định. 23. Chấp nhận trả tiền hối phiếu? Tại sao phải chấp nhận? Các hình thức của chấp nhận hối phiếu? . Khái niệm: chấp nhận là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ của Người bị kýphát đồng ý trả tiền hối phiếu vô điều kiện. o Chấp nhận trả tiền hối phiếu là thừa nhận nợ và cam kết trả nợ đúng hạn. o Chấp nhận là hành vi đầu tiên để hối phiếu được lưuthông. 24
  25. Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005, điều 18 – 22 . Tại sao phải chấp nhận: hối phiếu là lệnh đòi tiền của một bên đối với bên kia, do vậy h ối phiếu phải được bên kia chấp nhận thanh toán thì hối phiếu mới đủ độ tin cậy . M ột hối phiếu đủ độ tin cậy thì chuyển nhượng, lưuthông mới dễ dàng. Tuy nhiên, hối phiếu vẫn có thể lưu thông trước khi được chấp nhận thanh toán vì Người ký phát hối phiếu có trách nhiệm thanh toán hối phiếu cho Người thụ hưởng nếu hối phiếu phát ra và đã được chuyển nhượng mà Người bị ký phát từ chối trả tiền hối phiếu. . Các hình thức của chấp nhận hối phiếu: o Chấp nhận trên mặt trước của hối phiếu có nghĩa là Người bị ký phát thể hiện đồng ý thanh toán hối phiếu bằng cách ghi các từ như “đồng ý ” , “chấp nhận” và kýtên, ghi ngày tháng. o Chấp nhận bằng văn thư riêng biệt có nghĩa là Người bị ký phát tạo lập một văn bản chấp nhận, trong đó thể hiện đồng ý thanh toán, ghi ngày tháng và kýtên.Văn bản chấp nhận này có thể là giấy t ờ truyền thống hoặc chứng thư điện tử và phải được chuyển đến tay Người thụ hưởng hối phiếu. . Nguyên tắc chấp nhận: o Chấp nhận cũng phải vô điều kiện, nếu đặt ra điều kiện trong chấp nhận thì chấp nhận đó vô hiệu. o Có thể chấp nhận trả tiền từng phần hoặc toàn phần. o Mọi sự chấp nhận làm thay đổi nội dung của hối phiếu được coi là từ chối chấp nhận hoặc là chấp nhận có điều kiện. o Chấp nhận xảy ra sau khi hối phiếu hết hạn hiệu lực hoặc hết hạn thanh toán được coi là vô hiệu. 24. Bảo lãnh thanh toán hối phiếu? Hình thức bảo lãnh? Nguyên tắc bảo lãnh thanh toán hối phiếu? . Khái niệm: bảo lãnh thanh toán hối phiếu là việc một Người thứ ba (gọi là Người bảo lãnh) cam kết đối với Người thụ hưởng hối phiếu sẽ thực hiện nghĩa vụ trả tiền thay cho Người bị ký phát (gọi là Người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà Người được bảo lãnh không thanh toán đúng hạn hoặc không đầyđủ số tiền hối phiếu. . Hình thức bảo lãnh: o Bảo lãnh bằng văn thư riêng biệt thường do Người bảo lãnh phát hành, trong đó thể hiện cam kết của Người bảo lãnh sẽ trả tiền cho Người thụ hưởng hối phiếu theo các điều kiện và nội dung của bảo lãnh, nếu Người bị ký phát không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. 25
  26. o Bảo lãnh trực tiếp trên hối phiếu là việc tiến hành bảo lãnh bằng cách ghi ngay trên mặt của hối phiếu nội dung cam kết bảo lãnh của Người bảo lãnh. Người bảo lãnh ghi “Đã bảo lãnh” (“Guaranteed”) hoặc “Aval” và kýtên. . Nguyên tắc bảo lãnh: o Bảo lãnh là vô điều kiện. o Bảo lãnh phải ghi tên Người được bảo lãnh, nếu không ghi thì coi như là bảo lãnh cho Người ký phát hối phiếu. o Người được bảo lãnh là Người bị ký phát hối phiếu hoặc Người chấp nhận hối phiếu. o Có thể bảo lãnh từng phẩn trị giá của hối phiếu. o Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh, Người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của Người được bảo lãnh đối với các bên có liên quan đến lưu thông hối phiếu. 25. Lưu thông hối phiếu trả ngay? Lưu thông hối phiếu trả chậm ? . Hối phiếu trả ngay là hối phiếu trong đó quy định Người bị ký phát phải trả tiền ngay khi hối phiếu xuất trình tới họ.  Giao dịch cơ sở  Thực hiện giao dịch cơ sở  Ký phát hối phiếu trả tiền ngay đòi tiền Người bị ký phát  Trả tiền ngay sau khi xuất trình hối phiếu . Hối phiếu trả chậm là hối phiếu trong đó quy định Người bị ký phát phải trả tiền sau một khoảng thời gian nhất định kể từ n g à y h ối phiếu xuất trình hoặc kể từ ngày ký phát hối phiếu hoặc một ngày cụ thể trong tương lai. 26
  27.  Giao dịch cơ sở  Thực hiện nghĩa vụ  Yêu cầu Người bị ký phát ký chấp nhận thanh toán  Hoàn trả hối phiếu đã chấp nhận cho Người ký phát 26. Lưu thông séc? Đặc thù củalưu thông séc là có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền mặt. . Lưu thông chuyển giao séc là việc lưu thông séc từ địa điểm phát hành séc đến địa điểm trả tiền séc nhưng không làm thay đổi quyền sở hữu séc của Người thụ hưởng. . Lưu thông chuyển nhượng séc là việc chuyển giao séc từ Người thụ hưởng nàysang Người thụ hưởng khác có làm thay đổi quyền hưởng lợi séc giữa những người thụ hưởng. o Ký hậu séc (Endorsement): giống như kýhậu hối phiếu và kỳ phiếu. . Nội dung ký hậu: Người ký hậu là Người thụ hưởng hiện hành ghi trên séc. Ký hậu có hiệu lựckhi Người thụ hưởng kế tiếp tiếp nhận séc. Người ký hậu chuyển nhượng séc cho Người thụ hưởng kế tiếp để trả nợ, tuy nhiên nghĩa vụ trả nợ vẫn chưa được coi là đã hoàn thành, nếu như Người thụ hưởng kế tiếp chưa nhận được tiền từ Ngân hàng trả tiền. Người thụ hưởng hiện hành có thể ký hậu chuyển nhượng séc cho Người ký phát séc, nếu như anh ta cần chuyển nhượng quyền hưởng lợi séc cho Người ký phát séc hoặc có thể ký hậu chuyển nhượng cho bất cứ người nào ký trên tờ séc. 27
  28. Thể hiện bằng ngôn ngữ ý chí chuyển nhượng quyền hưởng lợi séc cho một người khác. o Chuyển nhượng cho một người đích danh. o Chuyển nhượng cho bất cứ người nào cầm séc hoặc chỉ ký mà không chỉ định ai là Người thụ hưởng kế tiếp. o Chuyển nhượng theo lệnh của một người đích danh. Ký hậu phải vô điều kiện. Nếu ký hậu có kèm theo một hay một số điều kiện nào đó, thì coi như là không có các điều kiện đó, kýhậu vẫn có hiệu lực ngoại trừ các yêu cầu bắt buộc của ký hậu. Ký hậu phải chuyển nhượng toàn bộ quyền hưởng lợi của séc, việc chuyển nhượng một phần quyền hưởng lợi của séc là vô hiệu. Ký hậu miễn truy đòi là kýhậumà Người ký hậu ghi thêm là không được đòi tiền Người ký hậu. Trong trường hợp séc không được thanh toán, Người thụ hưởng đang cầm séc vẫn có quyền đòi lại tiền từ Người ký phát. Người thụ hưởng séc quốc tế không thể tự mình thu tiền từ tờ séc, mà phải ủy q u y ền cho Ngân hàng thu hộ theo phương thức thanh toán nhờ thu ký hậu ủy q u y ền. Ký hậu ủy q u y ền không làmthayđổi quyền sở hữu séc của Người ký hậu ghi “For collection”. . Hình thức ký hậu: Ký hậu vào mặt sau của séc, không ký vào mặt trước của séc nhằm tránh với ký bảo lãnh thanh toán. Có thể ký hậu vào một tiếp phiếu. Tiếp phiếu phải được gắn với séc và thể hiện là một bộ phận cấu thành nội dung của séc. Người ký hậu chuyển nhượng séc phải ký bằng tay (ký gốc) là ký trực tiếp vào tờ séc. Chữ ký của Người ký phát phải là chữ ký của người chủ tài khoản mà séc ra lệnh rút tiền từ tài khoản đó hoặc là chữ ký ủy quyền. o Bảo lãnh thanh toán: là việc người thứ ba cam kết với Người thụ hưởng sẽ thanh toán vô điều kiện toàn bộ hay từng phần số tiền của séc nếu khi xuất trình mà séc không được trả tiền. . Nội dung bảo lãnh: Người bảo lãnh là một người thứ ba, không thể là Người kýphát cũng như Ngân hàng trả tiền. 28
  29. Nội dung bảo lãnh phải ghi rõ bảo lãnh cho ai: Người kýphát hay Người ký hậu. Một bảo lãnh không ghi rõ cho ai được coi là bảo lãnh cho Người ký phát. Bảo lãnh là không thể hủy b ỏ trong thời hạn hiệu lực của séc, ngoại trừ trường hợp séc vô hiệu. Bảo lãnh thanh toán séc là bảo lãnh độc lập, có nghĩa là người bảo lãnh thực thi nghĩa vụ thanh toán của mình như đã cam kết trong nội dung bảo lãnh ghi trên séc, ngoài ra không bị chi phối bởi các yếu tố, nội dung khác. Séc chứa đựng các quyền hợp pháp đối với lợi ích tương lai của séc mang lại cho Người thụ hưởng. Bảo lãnh séc chỉ giới hạn về nghĩa vụ thanh toán séc, chứ không bảo lãnh việc thực thi các quyền khác của séc. . Hình thức bảo lãnh: Bảo lãnh thanh toán séc được ghi ngay vào mặt trước củaséc “nhận bảo lãnh”, “bảo lãnh” cho ai và kýtên. Không ghi bảo lãnh ở mặt sau để tránh nhầm lẫn với ký hậu Người bảo lãnh bị ràng buộc trách nhiệm với tất cả những người có liên quan đã được chỉ định trên séc. Có thể bảo lãnh bằng một tiếp phiếu, nếu như không thể ghi vào mặt trước của séc. Tiếp phiếu phải thể hiện là một bộ phận cấu thành nội dung của séc. Bảo lãnh bằng một văn thư riêng biệt cũng được áp dụng khá phổ biến trong thanh toán quốc tế. Văn thư đó là “Thư bảo lãnh” (“Letter of guarantee”) Người bảo lãnh chỉ bị ràng buộc trách nhiệm đối với người nào được quy định trong thư bảo lãnh, tức Người thụ hưởng củaThư bảo lãnh. 27. Nội dung của Séc? . Séc là một lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho Ngân hàng rút một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm séc. . Theo Luật Thống nhất về séc thuộc Công ước Geneva 1931, séc phải chứa đựng các nội dung sau đây: o Tiêu đề “Séc” ở mặt trước tờ séc để dễ nhận biết séc nhằm tránh nhầm lẫn với các công cụ tín dụng khác. Ngôn ngữ của tiêu đề phải cùng ngôn ngữ của nội dung séc. o Một lệnh vô điều kiện để trả một số tiền nhất định: 29
  30. . Việc chấp hành lệnh của Ngân hàng mở tài khoản là vô điều kiện vì Ngân hàng không quan tâm đến nguyên nhân của việc người gửi tiền vào và rút tiền ra khỏi tài khoản của chủ tài khoản. . Cách ghi số tiền trên Séc tương tự như Hối phiếu. o Tên của Người bị ký phát: o Địa điểm trả tiền: là nơi mà Người thụ hưởng xuất trình séc để nhận tiền hoặc là nơi mà Người thụ hưởng séc chỉ định cho Ngân hàng nhờ thu xuất trình séc để nhận tiền. Địa điểm trả tiền ghi trên séc là địa chỉ của Ngân hàng màngười phát hành séc mở tài khoản (ngay tại địa chỉ Ngân hàng cư trú hoặc chi nhánh, Ngân hàng đại lýđược ủy q u y ền). o Thời hạn trả tiền: chỉ có thể là trả tiền ngay khi xuất trình. Một lệnh rút tiền phải có giá trị thực hiện ngay, không có kỳ h ạn, vì đặc điểm của lưu thông séc là có gi á trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ. o Địa điểm và ngày phát hành séc: . Thời hạn hiệu lực của séc tính từ ngày phát hành séc đến ngày do Luật Séc quy định ngày phát hành séc phải được ghi trên séc. . Séc được tạo lập ở đâu thìphải tuân thủ luật ở nơi đó. Trong một số trường hợp, người ta coi địa chỉ ghi bên cạnh tên Người kýphát séc là địa chỉ phát hành, bởi vì Người ký phát séc phải hiểu và tuân thủ Luật Séc củanước mình. o Chữ ký của người ký phát séc: khi mở tài khoản tại Ngân hàng, chủ tài khoản phải lưu giữ chữ ký của mình hoặc chữ ký ủy q u y ền tại Ngân hàng mở tài khoản. Chữ ký trên séc phải giống hệt chữ ký của chủ tài khoản hoặc chữ ký ủy q u y ền. Ký séc phải ký bằng tay, các loại kýkhác đều vô giá trị. . Một séc ghi thiếu những nội dung bắt buộc trên sẽ trở nên vô hiệu, trừ một số trường hợp sau: o Một séc không thể xác định được địa điểm trả tiề n , thì địa chỉ ghi bên cạnh tên Người bị ký phát được coi là địa điểm trả tiền. Trong trường hợp có nhiều địa chỉ ghi bên cạnh Người bị ký phát, thì lấyđịa chỉ đầu tiên. o Một séc không thể xác định được địa điểm trả tiền cũng như không có bất cứ địa chỉ nào ghi bên cạnh tên Người bị ký phát, séc có thể được thanh toán tại địa điểm kinh doanh chính của Người bị ký phát. o Một séc không thể xác định được địa điểm phát hành séc, thì lấyđịa chỉ ghi bên cạnh tên Người kýphát là địa điểm phát hành. . Luật Công cụ chuyển nhượng năm Việt Nam 2005 khác một chút về nội dung suy đoán đối với séc có ghi thiếu một vài nội dung bắt buộc. o Nếu trên séc không ghi địađiểm thanh toán, thì séc đó phải được xuất trình để thanh toán tại địa chỉ của Người bị ký phát. 30
  31. o Nếu trên séc không ghi địa điểm thanh toán và không rõ địa chỉ của Người bị ký phát, thì séc đó sẽ được xuất trình tại địa điểm kinh doanh chính của Người bị ký phát. o Các tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm các yếu tố khác mà không làm phát sinh thêm các nghĩa vụ pháp lý củacác bên như số hiệu tài khoản mà Người kýphát séc được sử dụng để ký phát séc và các yếu tố khác. 28. Kỳ phiếu là gì? Nội dung của Kỳ phiếu? . Kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do Người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho Người thụ hưởng quy định trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh của người này để trả cho một người khác. . Nội dung của kỳ phiếu: o Tiêu đề “Kỳ phiếu” ghi ở mặt trước. o Cam kết hứa trả vô điều kiện một số tiền nhất định. o Địa điểm trả tiền. o Thời hạn Kỳ phiếu rõ ràng cụ thể. o Tên, địa chỉ củaNgười tạo lập, Người thụ hưởng. o Ngày và địa điểm tạo lập. o Chữ ký củaNgười tạo lập. . Một kỳ phiếu nếu thiếu các nội dung nêu trên sẽ coi là vô hiệu, trừ một số nội dung sau: o Nếu địa điểm trả tiền không thể xác định trên ký phiếu, thì sẽ coi địa chỉ ghi bên cạnh tên Người tạo lập hoặc điểm kinh doanh của Người tạo lập làđịa điểm trả tiền của kỳ phiếu, tùy theo quy định của pháp luật. o Nếu địa điểm tạo lập không thể xác định trên kỳ p h i ếu, thì sẽ coi địa chỉ ghi bên cạnh tên Người tạo lập hoặc địa điểm kinh doanh của Người tạo lập là địa điểm tạo lập kỳ phiếu, tùy theo quy định của pháp luật. 29. So sánh Hối phiếu và Kỳ phiếu? . Giống nhau: gọi chung làthương phiếu, đều là các công cụ lưu thông tín dụng thay cho tiền mặt chấp hành chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ, là công cụ thanh toán quốc tế. . Khác nhau: Hối phiếu Kỳ phiếu - Công cụ đòi tiền. - Công cụ cam kết trả tiền. - Người kýphát hối phiếu là Người thụ hưởng hối - Người lập phiếu là người có nghĩa vụ trả tiền cho 31
  32. phiếu. Người thụ hưởng ghi trên kỳphiếu. - Hối phiếu do một Người kýphát tạo lập ra. - Kỳphiếu có thể do một Người tạo lập hoặc do nhiều Người tạo lập một kỳphiếu. - Thời hạn trả tiền hối phiếu g ồ m có thời hạn trả - Kỳhạn kỳphiếu phải được xác định rõ ràng, cụ tiền ngay và thời hạn trả tiền về sau. Nguyên tắc thể trên kỳphiếu. ghi kỳhạn trả tiền hối phiếu phải là vô điều kiện. - Trong lưu thông,hối phiếu là trái vụ một bên cho - Trong lưu thông,kỳ phiếu k phát sinh y ê u cầu nên nghiệp vụ chấp nhận thanh toán,bảo lãnh chấp nhận thanh toán kỳphiếu (vì do con nợ viết thanh toán là người bạn đường của lưu thông hối ra để hứa trả một số tiền nhất định cho chủ nợ). phiếu (Người kýphát có thể chuyển nhượng quyền hưởng lợi hối phiếu chưa dc chấp nhận cho một người khác và người đó vẫn có thể tiếp nhận hối phiếu mà k sợ bị Người bị kýphát hối phiếu từ chối chấp nhận thanh toán). - Được ưa chuộng trong giao dịch quốc tế - Không được ưa chuộng - Nội dung của hối phiếu: - Nội dung của kỳphiếu: + Là lệnh đòi tiền vô điều kiện; + Tiêu đề “Kỳ phiếu” ghi ở mặt trước. + Trên bề mặt của hối phiếu có thể ghi “Tiêu + Cam kết hứa trả vô điều kiện một số tiền nhất đề”, song cũng có thể k ghi “Tiêu đề”, điều đó định. còn tùy thuộc vào luật của mỗi nước quy định. + Địa điểm trả tiền. + Một số tiền nhất định; + Thời hạn Kỳphiếu rõ ràng cụ thể. + Người kýphát cho Người bị kýphát; + Tên, địa chỉ của Người tạo lập, Người thụ + Người thụ hưởng; hưởng. + Thời hạn và địa điểm thanh toán; + Ngày và địa điểm tạo lập. + Ngày và địa điểm kýphát; + Chữ kýcủa Người tạo lập. 30. Các loại ký hậu hối phiếu áp dụng trong thanh toán quốc tế? Trong những trường hợp nào, người thụ hưởng phải ký hậu hối phiếu? . Ký hậu là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ ở mặt sau hối phiếu của Người thụ hưởng đồng ý chuyển nhượng quyền hưởng lợi của mình cho một người khác được chỉ định trên hối phiếu. Ký hậu là một thủ tục chuyển nhượng hối phiếu. . Các loại ký hậu: o Ký hậu để trắng (Blank endorsement) là việc ký hậu không chỉ định tên người thụ hưởng kế tiếp do thủ tục ký hậu mang lại. Có hai cách ký hậu để trắng: . Người ký hậu chỉ ký tên; . Người ký hậu kýtên và kèm câu “Trả cho - Pay to” hoặc câu “Trả theo lệnh bất cứ ai - Pay to the order of any ”. Việc chuyển nhượng hối phiếu không cần phải kýhậu nữa, mà chỉ bằng cách trao tay, ai nhặt được hối phiếu thì người đó sẽ đương nhiên trở thành người thụ hưởng hối phiếu. 32
  33. Ưu điểm là dễ dàng lưu thông. Nhược điểm là rủi ro quá lớn, nếu để hối phiếu rơi vào tay người khác. o Ký hậu đích danh hay ký hậu hạn chế (Nominated or restrictive endorsement) là ký hậu chỉ định rõ tên Người thụ hưởng kế tiếp do thủ tục ký hậu mang lại. . Chỉ có người nào được chỉ định là Người thụ hưởng kế tiếp thì người đó mới được quyền hưởng lợi số tiền của Hối phiếu. Ngư ời thụ hưởng kế tiếp không được quyền ký hậu để chuyển nhượng hối phiếu cho một người khác. VD: “Trả cho Công ty G - Pay to company G” Công tyA ký. o Ký hậu theo lệnh đích danh(To order endorsement) là cách ký hậu trong đó chỉ định Người bị ký phát hoặc trả cho ai đó hoặc trả theo lệnh của ai đó. VD: “Trả theo lệnh Công ty G - Pay to the order of Company G” Công tyA ký. Người thụ hưởng hối phiếu có thể là Công tyG và cũng có thể làmột ai đó còn tùy thuộc vào lệnh của công ty G. . Ký hậu theo lệnh tạo điều kiện để Hối phiếu được chuyển nhượng liên tục từ người này sang người khác bằng cách ký hậu nối tiếp. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu cuối cùng phải được thực hiện trước khi hối phiếu đến hạn thanh toán. Trong thanh toán quốc nội cũng như quốc tế, ký hậu theo lệnh rất phát triển và đã trở thành một tập quán trong chuyển nhượng các công cụ chuyển nhượng. o Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement) là cách ký hậu trong đó người ký hậu ghi thêm câu miễn truy đòi lại tiền: “Trả tiền theo lệnh công ty G, miễn truy đòi. Pay to the order of Company G, without recourse” Công ty A ký. VD: “Trả theo lệnh công ty G. Công ty A đã ký” “Trả theo lệnh công ty K, miễn truy đòi. Công ty G đã ký” “Trả theo lệnh công ty H, miễn truy đòi. Công ty K đã ký”. Đến hạn thanh toán của Hối phiếu, Công ty H xuất trình Hối phiếu đòi tiền công ty B. Trong trường hợp Công ty H bị Công ty B từ chối thanh toán, Công ty H sẽ đòi lại tiền Công ty A là Người ký phát Hối phiếu và mất quyền truy đòi lại tiền Công ty K, bởi vì Công ty K đã ghi “miễn truy đòi” khi ký hậu chuyển nhượng cho Công ty H. 31. Ký hậu Séc? Yêu cầu về nội dung và hình thức ký hậu Séc? . Ký hậu séc cũng như kýhậu hối phiếu và kỳ phiếu, là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ ở mặt sau séc của Người thụ hưởng đồng ý chuyển nhượng quyền hưởng lợi của mình cho một người khác được chỉ định trên séc. Ký hậu là một thủ tục chuyển nhượng séc. Do đặc thù của lưu thông séc là có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ, cho nên ký hậu séc cần tôn trọng những quy định sau đây: 33
  34. . Những yêu cầu về nội dung ký hậu séc: o Người ký hậu là Người thụ hưởng hiện hành ghi trên séc. o Ký hậu có hiệu lực khi Người thụ hưởng kế tiếp tiếp nhận séc. o Người ký hậu chuyển nhượng séc cho Người thụ hưởng kế tiếp là để trả nợ, tuy nhiên nghĩa vụ trả nợ vẫn chưa được coi là đã hoàn thành, nếu như Người thụ hưởng kế tiếp chưa nhận được tiền từ Ngân hàng trả tiền. o Người thụ hưởng hiện hành có thể ký hậu chuyển nhượng séc cho Người ký phát séc, nếu như anh ta cần chuyển nhượng quyền hưởng lợi séc cho Người ký phát séc hoặc có thể ký hậu chuyển nhượng cho bất cứ người nào đã kýtrêntờ séc. o Thể hiện bằng ngôn ngữ ý chí chuyển nhượng quyền hưởng lợi séc cho một người khác. Có mấy loại ý chí chuyểnnhượng: . Chuyển nhượng cho một người đích danh: với cách ký hậu này, séc sẽ không được chuyển nhượng kế tiếp bằng thủ tục ký hậu tiếp theo. . Chuyển nhượng cho bất cứ người nào cầm séc hoặc chỉ ký mà không chỉ định ai là Người thụ hưởng kế tiếp: gọi là ký hậu để trắng hoặc ký hậu cho người cầm séc. Với cách ký hậu này, việc chuyển nhượng séc thực hiện bằng cách trao tay, không cần ký hậu kế tiếp nữa. Ký hậu để trắng có thể biến thành ký hậu đích danh bằng cách điền tên người khác vào trước chữ ký của người ký hậu. . Chuyển nhượng theo lệnh của một người đích danh: với cách ký hậu theo lệnh này, séc có thể tiếp tục ký hậu cho đến khi nào hết thời hạn phải xuất trình séc. o Ký hậu phải vô điều kiện. Nếu ký hậu có kèm theo một hay một số điều kiện nào đó, thì coi như là không có các điều kiện đó, ký h ậu vẫn có hiệu lực ngoại trừ các điều kỉện đã nêu. o Ký hậu phải chuyển nhượng toàn bộ quyền hưởng lợi của séc,việc chuyển nhượng một phần quyền hưởng lợi của séc là vô hiệu, bởi vì không thể thực hiện việc chia sẻ quyền lợi phát sinh của séc cho nhiều Người thụ hưởng. o Ký hậu miễn truy đòi là loại ký hậu mà Người ký hậu ghi thêm vào ý chí chuyển nhượng là không được đòi lại tiền Người ký hậu. Trong trường hợp séc không được thanh toán, Người thụ hưởng đang cầm séc vẫn có quyền đòi lại tiền Người ký phát séc. o Người thụ hưởng séc quốc tế không thể tự mình thu tiền từ tờ séc, mà phải ủy q u y ền cho Ngân hàng thu hộ theo phương thức thanh toán nhờ thu. Ngân hàng muốn thu được tiền của séc thì phải chứng minh mình là người được Người thụ hưởng ủy q u y ền đứng ra thu tiền séc, vì vậy, ký hậu ủy q u y ền phát sinh. o Ký hậu ủy q u y ền không làmthay đổi quyền sở hữu séc từ Người ký hậu sang Ngân hàng. Để tránh nhầm lẫn với ký hậu chuyển nhượng, ký hậu ủy q u y ền phải thể hiện ý chí ủy quyền của Người ký hậu, ví dụ ghi “Để nhờ thu. For collection”. 34
  35. . Những yêu cầu về hình thức ký hậu séc: o Ký hậu vào mặt sau của séc, không ký vào mặt trước nhằm tránh với ký bảo lãnh thanh toán séc. o Có thể ký hậu vào một tiếp phiếu. Tiếp phiếu phải được gắn với séc và thể hiện là một bộ phận cấu thành nội dung của séc. o Người ký hậu chuyển nhượng séc phải ký bằng tay hay còn gọi là ký gốc tức là ký trực tiếp vào tờ séc. Chữ ký của Người ký phát séc phải là chữ ký của người chủ tài khoản mà séc ra lệnh rút tiền từ tài khoản đó hoặc là chữ ký ủy quyền. 32. Bảo lãnh thanh toán Séc? Yêu cầu về nội dung bảo lãnh và hình thức bảo lãnh? . Bảo lãnh thanh toán Séc là việc người thứ ba cam kết với người thụ hưởng séc sẽ thanh toán vô điều kiện toàn bộ hay từng phần số tiền của séc nếu khi xuất trình mà séc không được trả tiền. . Những yêu cầu về nội dung bảo lãnh: o Người bảo lãnh là một người thứ ba, không thể làNgười kýphát cũng như không thể là Ngân hàng trả tiền. o Nội dung bảo lãnh phải ghi rõ là bảo lãnh cho ai: Người kýphát séchayNgười ký hậu séc. Một bảo lãnh không ghi rõ là bảo lãnh cho ai thì được coi là bảo lãnh cho Người ký phát séc. o Bảo lãnh là không thể hủy b ỏ trong thời hạn hiệu lực của séc, ngoại trừ trường hợp séc vô hiệu. o Bảo lãnh thanh toán séc là bảo lãnh độc lập, có nghĩa là người bảo lãnh thực thi nghĩa vụ thanh toán của mình như đã cam kết trong nội dung bảo lãnh ghi trên séc, ngoài ra không bị chi phối bởi các yếu tố, nội dung khác. o Séc chứa đựng các quyền hợp pháp đối với lợi ích tương lai của séc mang lại cho người thụ hưởng séc. Bảo lãnh séc chỉ giới hạn về nghĩa vụ thanh toán séc, còn không bảo lãnh việc thực thi các quyền khác của séc. . Những yêu cầu về hình thức bảo lãnh: o Bảo lãnh thanh toán séc được ghi ngay vào mặt trước của séc bằng một từ đơn giản như “nhận bảo lãnh”, “bảo lãnh” cho ai và ký tên. Không ghi bảo lãnh ở mặt sau để tránh nhầm lẫn với ký hậu séc. o Có thể bảo lãnh bằng một tiếp phiếu, nếu như không thể ghi bảo lãnh vào mặt trước của séc, tuy nhiên, tiếp phiếu phải thể hiện là bộ phận cấu thành nội dung của séc. o Bảo lãnh bằng một văn thư riêng biệt cũng được áp dụng khá phổ biến trong TTQT. Văn thư đó là “Thư bảo lãnh - L e t t e r of guarantee”. Đặcđiểm của bảo lãnh bằng văn thư riêng biệt là Người bảo lãnh chỉ bị ràng buộc trách nhiệm đối với người nào được quy định 35
  36. trong thư bảo lãnh, tức là người thụ hưởng của thưbảo lãnh. Ngược lại nếu bảo lãnh ký ngay trên tờ séc, người bảo lãnh sẽ phải bị ràng buộc trách nhiệm đối với tất cả những người có liên quan đã được chỉ định trên séc: Người thụ hưởng đầu tiên, Người ký hậu, Người ký phát, Người bị ký phát. 33. Thời hạn xuất trình Séc? Địa điểm xuất trình? Thực hiện trả tiền? . Thời hạn xuất trình séc: khi séc được chuyển giao đến địa điểm thanh toán quy định trên séc thì séc phải được xuất trình để đòi tiền. o Thời hạn xuất trình quy định trong Luật Công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005 là 30 ngày kể từ ngàykýphát, nhưng không thể chậm quá 6 tháng kể từ ngày ký phát séc. o Trong Luật Thống nhất về séc theo Công ước Geneva 1930 là 8 ngày kể từ ngày ký phát séc, nếu séc lưu thông trong nước, là 20 ngày, nếu séc lưu thông ra nước khác nhưng cùng một châu lục, là 70 ngày, nếu séc lưu thông sangchâu lục khác. o Đối với séc xuất trình sau thời hạn xuất trình, thì việc thanh toán có thể như sau: . Phải có lýdo chính đáng và xác thực, ví dụ như trường hợp bất khả kháng. Trong trường hợp này, thời hạn xuất trình sẽ được lui lại đúng bằng thời hạn bất khả kháng. . Không có lýdo chính đángvà xác thực, séc vẫn có thể được thanh toán, bởi thì theo nguyên tắc, muốn phát hành séc, người ký phát phải có số dư Có trên tài khoản. Tuy nhiên, việc thanh toán không thể bắt buộc là ngay, mà có thể áp dụng nguyên tắc xếp nhu cầu thanh toán loại séc này vào trật tự thanh toán ưu tiên và không có thông báo đình chỉ thanh toán séc bởi Người kýphát. Thông báo đình chỉ thanh toán chỉ có hiệ u lực, nếu nó được ký phát sau thời hạn xuất trình do luật định. o Việc xuất trình séc có thể được thanh toán sau thời hạn xuất trình do luật định, nhưng không thể kéo dài quá thời hạn hiệu lực của séc. . Địa điểm xuất trình séc: địa điểm xuất trình séc được ghi trên séc, nếu không ghi thì séc được phép xuất trình tại địa chỉ ghi bên cạnh tên Người kýphát séc. Trong trường hợp này, theo quy định của Luật Công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005, địa điểm xuất trình là địa chỉ kinh doanh chính của Người ký phát séc. . Thực hiện trả tiền: o Người thụ hưởng séc có thể yêu cầu trả tiền toàn phần hay từng phần số tiền ghi trên séc. Số tiền đã trả từng phần phải được thể hiện trên bề mặt của séc hoặc thể hiện trong một văn thư riêng biệt. o Người thụ hưởng séc có thể yêu cầu trả tiền séc trước thời hạn xuất trình do luật định, bởi vì séc có số dư Có. Số dư Có luôn tồn tại trong thời hạn xuất trình séc. 36
  37. o Đối với séc có nhiều ký hậu, khi trả tiền cần kiểm tra tính hợp thức của dây chuyền ký hậu. Việc ký hậu chuyển nhượng séc chỉ có thể được thực hiện trong khoảng thời gian dành cho việc xuất trình do luật định. Một dây chuyền ký hậu vượt ra khỏi khoảng thời gian quy định đó là không hợp thức. Những Người thụ hưởng séc sau thời hạn xuất trình không thể buộc ngân hàng nắm giữ tài khoản của người ký phát séc trả tiền. o Séc có thể xuất trình tại trung tâm thanh toán bù trừ, nếu như trên séc có quy định rõ ràng. o Séc, số tiền từ chối, lý do từ chối, ngày xuất trình, người ký phát và ký tên. 34. Cách thức quy định thời gian thanh toán và số tiền thanh toán trong hối phiếu? . Thời gian thanh toán trong hối phiếu: có hai loại thời hạn trả tiền là thời hạn trả tiền ngay và thời hạn trả tiền về sau. o Cách ghi thời hạn hối phiếu trả tiền ngay: . “Ngay sau khi nhìn thấy b ản thứ của hối phiếu này ”hoặc . “Ngay sau ngày tháng năm của bản thứ của hối phiếu này ” o Cách ghi thời hạn hối phiếu trả tiền về sau: . “X ngày sau khi nhìn thấy b ản thứ của hối phiếu này ” hoặc . “X ngày kể từ ngày ký phát bản thứ của hối phiếu này ” hoặc . “Đến ngày tháng năm của bản thứ của hối phiếu này ”. o Những cách ghi thời hạn trả tiền hối phiếu mơ hồ, tối nghĩa khiến cho người ta không thể xác định được thời hạn của hối phiếu thì luật hầu hết các nước đều quy định cách ghi đó sẽ làm cho hối phiếu vô hiệu, nhưng cũng có luật một số nước (trong đó có VN) quy định sẽ coi hối phiếu đó như là hối phiếu trả tiền ngay. o Hầu hết luật của các nước đều quy định nguyên tắc ghi kỳ h ạn trả tiền hối phiếu phải là vô điều kiện, nếu biến nó thành có điều kiện thì hối phiếu đó sẽ vô hiệu. . Số tiền thanh toán trong hối phiếu o Số tiền hối phiếu là một số tiền nhất định, có nghĩa là một số tiền được ghi một cách đơn giản và rõ ràng, người ta có thể nhận dạng ra ngay số tiền đó là bao nhiêu mà k cần phải tính toán dù cho là phép tính đơn giản. o Để đảm bảo tính xác thực của số tiền, luật thường quy định số tiền vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Song đề phòng do sơ suất mà có sự khác nhau giữa số tiền bằng số và số tiền bằng chữ, luật cần phải có quy định hoặc là hối phiếu đó vô hiệu (như luật Trung Quốc), hoặc là cho phép chọn số tiền ghi bằng chữ là số tiền thanh toán (như luật của hầu hết các nước ở châu Âu, Hoa Kỳ , và VN) hoặc cho phép chọn số tiền nhỏ hơn (chưa thấy luật nào quy định). 37
  38. o Cũng có luật của một số nước (là thành viên công nước Geneva 1930) còn cho phép ghi số tiền của hối phiếu nhiều hơn một lần bằng chữ hoặc nhiều hơn một lần bằng số, k nhất thiết là phải ghi vừa bằng số, vừa bằng chữ. Trong trường hợp này nếu phát sinh có sự khác nhau giữa các số tiền ghi bằng chữ hoặc giữa các số tiền ghi bằng số thì giải quyết thế nào? Hầu hết luật của các nước này cho phép chọn số tiền nhỏ hơn là số tiền thanh toán. 35. So sánh hối phiếu dùng cho phương thức nhờ thu và hối phiếu dùng c h o phương thức tín dụng chứng từ? . Hối phiếu nhờ thu dùng trong thanh toán bằng D/A (Documents against Acceptance) - chấp nhận thanh toán khi nhận chứng từ (nhờ thu chấp nhận chứng từ). . Hối phiếu theo L/C dùng trong thanh toán bằng L/C trả chậm. . Trên Hối phiếu theo L/C có ghi số, ngày L/C; Hối phiếu nhờ thu không có. . Hối phiếu theo L/C kýphát đòi tiền ngân hàng phát hành; Hối phiếu nhờ thu ký phát đòi tiền người mua. 36. Thẻ ngân hàng? So sánh thẻ ngân hàng và séc? . Thẻ Ngân hàng là một công cụ tín dụng do tổ chức tài chính phát hành và cấp cho khách hàng (gọi là chủ thẻ), trong đó dành quyền cho khách hàng có thể dùng nó nhiều lần để rút tiền mặt cho chính mình hoặc ra lệnh rút một số hoặc tất cả số tiền hiện có trên tài khoản mở ở tổ chức phát hành thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ (người cung ứng dịch vụ, hàng hóa). Thẻ Ngân hàng sinh sau đẻ muộn hơn so với Séc, nhưng nó có hiều tính năng vượt trội hơn séc. . So sánh với lưu thông séc trong thanh toán, thẻ Ngân hàng có những điểm khác biệt sau đây: o Séc làm bằng giấy d o m ột Người ký phát lập ra trao cho một Người thụ hưởng hoặc chuyển nhượng séc cho một người khác, hoặc xuất trình séc đến Ngân hàng để nhận tiền trong thời hạn xuất trình do luật định, đến đây lưu thông séc kết thúc. Như vậy séc có thời hạn xuất trình, có thời hạn hiệu lực và Người phát hành séc chỉ được sử dụng séc một lần từ địa điểm kýphát séc đếnđịa điểm trả tiền sau là séc hết hiệu lực. Thẻ Ngân hàng là một loại thẻ nhựa do tổ chức phát hành thẻ chuyển giao cho chủ thẻ và chủ thẻ sử dụng nó để thanh toán cho đến khi nào hết số tiền trên tài khoản của chủ thẻ mở ở tổ chức phát hành thẻ. Như vậy t h ẻ không có quy định thời hạn xuất trình và chủ thẻ được quyền sử dụng nó nhiều lần cho đến khi nào sử dụng hết số tiền trên tài khoản o Người thụ hưởng “séc theo lệnh” có thể hoặc là nhận tiền bằng cách xuất trình séc để nhận tiền hoặc là ký hậu chuyển nhượng séc cho một người khác nhằm mục đích thanh toán. Ngược lại đơn vị chấp nhận thẻ chỉ có thể nhận tiền từ thẻ văn phòng mà không thể chuyển nhượng quyền nhận tiền cho người khác. Thẻ Ngân hàng là loại thẻ đích danh, không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu như séc . 38
  39. o Séc và thẻ đều là tài sản tài chính vô hình. Giá trị của nó không phụ thuộc vài hình thái vật chất, mà phụ thuộc vào các quyền pháp lýđối với lợi ích tương lai chứa đựng trong séc hoặc thẻ sẽ mang lại cho người sở hữu chúng quyết định. Vì vậy chúng phải có chung một đặc điểm là được xã hội thừa nhận và pháp luật bảo vệ. Trong lưu thông séc và thẻ, sự thừa nhận của xã hội là cái có sau, cái có trước là xã hội phải nhận dạng được chúng một cách dễ dàng, nhanh chóng và xác thực. Do đặc điểm của mỗi loại là không giống nhau nên cách nhận dạng cũng không như nhau. o Séc làm bằng giấy theo mẫu thống nhất của tổ chức phát hành và cung ứng séc trắng cho khách hàng. Nội dung của séc phải được thể hiện bằng ngôn ngữ viết và phải ký bằng tay giống như mẫu chữ kýđăngkýtại Ngân hàng khi mở tài khoản. Khi trả tiền, Ngân hàng sẽ kiểm tra bằng mắt thường nếu thấyđúng mẫu, đúng chữ ký và không tẩy xóa thì Ngân hàng mới chấp nhận thanh toán. Thẻ Ngân hàng làm bằng nhựa theo mẫu riêng của từng tổ chức phát hành, gắn kết từ tính hoặc chip điện tử để ghi các thông tin cá nhân chủ thẻ, số tiền hiện có và mã số Pin. Việc nhận dạng thẻ được thực hiện bằng máy tại các điểm chấp nhận thẻ . . Từ những điểm khác biệt của thẻ trong lưu thông thanh toán, thẻ Ngân hàng có những ưu điểm sau đây: o Tính tiện ích: là một công cụ tín dụng thay cho tiền mặt chấp hành chức năng phương tiện lưu thông, thẻ ngân hàng tạo cho khách hàng sự tiện lợi mà không có công cụ thanh toán nào có thể sánh được. Đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, thẻ ngân hàng có thể dùng để thanh tóan ở bất cứ nơi nào mà không cần đem theo tiền mặt hay séc du lịch, không phụ thuộc vào quy mô số tiền họ cần thanh toán. Thẻ được coi như là công cụ thanh toán ưu việt nhất trong số các công cụ thanh toán phi thương mại. o Tính an toàn và nhanh chóng: chủ thẻ có thể tiếp cận trực tiếp với tài khoản của mình mở ở ngân hàng từ hệ thống chuyển tiền điện tử (electronic fund transfer system - EFTS), mà điển hình là hệ thống máy ATM. Qua máy ATM, chủ thẻ có thể rút tiền mặt, chuyển khoản, xem số dư có tài khoản của mình, thậm chí có thể nạp tiền vào tài khoản của mình qua máy ATM. Nhờ vào hệ thống thanh toán bù trừ liên Ngân hàng (clearing house interbank payment system - CHIPS) mà người ta đã kết nối máy ATM của nhiều Ngân hàng với nhau ở trong nước và ngoài nước khiến cho việc thanh toán trở nên hết sức nhanh chóng. o Lệnh rút tiền của thẻ chỉ được máy tiếp nhận, nếu như máy được nhập mã số cá nhân Pin chính xác. Khác với séc chữ ký củaNgười ký phát thẻ là chữ ký không thayđổi và phù hợp với mẫu chữ kýđã đăngký tại Ngân hàng, mã số cá nhân Pin thật sự là chữ kýđiện tử, chữ ký này luôn có thể thay đổi nhằm đảm bảo bí mật của thẻ. Sự thay đổi này là do chủ thẻ tự thực hiện và chỉ có chủ thẻ biết được mã số của mình. Nhờ vào kỹ thuật này, sử dụng thẻ an toàn hơn sử dụng séc. o Tính linh họat: nhờ vào 2 tính ưu việt nêu trên của thẻ ngân hàng, cho nên, thẻ ngân hàng phát triển rất đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau thích hợp với mọi loại đối tượng trong 39
  40. xã hội. Đối với khách hàng có thu nhập thấp có loại thẻ thường, có thu nhập cao, có loại thẻ vàng. Đối với khách hàng có nhu cầu vay mượn tại Ngân hàng có loại thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng lại chia thành loại có hạn ngạch, loại không có hạn ngạch, loại vay một lần, loại vay tuần hoàn. 37. Phân loại thẻ ngân hàng theo tính chất thanh toán của thẻ? . Thẻ tín dụng: là loại thẻ cho phép chủ thẻ sử dụng với hạn mức tín dụng nhất định để thanh toán các khoản giao dịch về mua hàng hóa và dịch vụ mà không cần phải làm đơn xin vay Ngân hàng. Để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của mình, Ngân hàng phát hành thẻ thường cấp cho chủ thẻ một thời hạn ưu đãi không tính lãi khi sử dụng thẻ. Thời hạn này dài hay ngắn có thể khác nhau tuỳ theo chính sách tín dụng của Ngân hàng. . Thẻ ghi nợ: là loại thẻ do Ngân hàng phát hành cho người có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng cho phép chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán cho chủ hàng toàn bộ hay một phần số dư của tài khoản. Việc thanh toán này được tiến hành trên cơ sở chuyển khoản tiền từ tài khoản của chủ thẻ sang tài khoản củangười bán hàng. Chủ thẻ được chi tiêu trong phạm vi mình có, nhưng để gia tăng tính cạnh tranh sản phẩm thẻ của mình, các Ngân hàng có thể cấp cho chủ thẻ một mức thấu chi. . Thẻ rút tiền mặt: là loại thẻ với chức năng chuyên biệt để rút tiền mặt tại các máy ATM hoặc ở các Ngân hàng. Chủ thẻ phải chuyển tiền vào tài khoản mở ở Ngân hàng hoặc phải được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng thẻ được. Số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền trên tài khoản tiền gửi. . Thẻ thanh toán: khách hàng bỏ tiền ra mua thẻ thanh toán. Mỗi một loại thẻ có một mệnh giá chuẩn (ví dụ 100 USD, 200 USD, 500 USD, ). Mỗi lần sử dụng thẻ thì số tiền trên thẻ bị trừ dần. Thẻ này thường được sử dụng để mua bán hàng hóa có giá trị tương đối nhỏ như xăng dầu ở các trạm bán xăng tự động, gọi điện thoại, thanh toán phí cầu đường. 38. Các chủ thể tham gia trên thị trường thẻ? . Chủ thẻ có thể là cá nhân hoặc là người được các công ty ủy q u y ền nếu là thẻ công tyđược Ngân hàng phát hành cấp thẻ để sử dụng. Chỉ có chủ thẻ mới có quyền sử dụng thẻ đứng tên mình để thanh toán tiền hàng hàng hóa hay dịch vụ hay rút tiền mặt trong giới hạn Ngân hàng quy định. Chủ thẻ có thể gồm: o Chủ thẻ chính: là người đứng tên xin cấp thẻ và được Ngân hàng phát hành cấp thẻ để sử dụng. o Chủ thẻ phụ: là người được cấp thẻ theo đề nghị của chủ thẻ chính. o Quyền hạn: . Sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hay rút tiền mặc tại máy ATM tại Ngân hàng thanh toán hay tại đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ. . Khiếu nại Ngân hàng phát hành trong các trường hợp sau : 40
  41. Sai sót hay nghi ngờ có sai sót trong bản kê các giao dịch thẻ do Ngân hàng phát hành thành lập và gửi cho chủ thẻ theo định kỳ . Đơn vị chấp nhận thẻ từ chối thanh toàn thẻ và yêu cầu chủ thẻ thanh toán bằng tiền mặt hay các phương tiện thanh toán khác cho các hàng hoá dịch vụ cung ứng; tự ý nâng giá hàng hoá dịch vụ hoặc theo yêu cầu chủ thẻ phải trả thêm phụ phí khi nhận thanh toán bằng thẻ. Các vi phạm hợp đồng sử dụng thẻ khác của Ngân hàng phát hành. . Các quyền khác theo hợp đông sử dụng thẻ. o Nghĩa vụ: . Cung cấp đầyđủ và chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành thẻ khi xin sử dụng thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ. . Thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho Ngân hàng phát hành các khoản vay, lãi và phí phát sinh do việc sử dụng thẻ theo quy định của Ngân hàng. . Chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ cùng chịu trách nhiệm chung và trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện các điều khoản của hợp động sử dụng thẻ. . Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng sử dụng thẻ. . Ngân hàng phát hành thẻ (NHPHT) là ngân hàng được ngân hàng nhà nước (NHNN) cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ. o Đối với thẻ nội địa, NHPHT phải có năng lực tài chính, không vi phạm pháp luật, đảm bảo hệ thống trang thiết bị phù hợp tiên chuẩn an toàn cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, có đội ngũcán bộ đủ năng lực chuyên môn để vận hành và quản lý. o Đối với thẻ quốc tế NHPHT phải đuợc NHNN cấp giấy phép hoạt động ngoại hối và cho phép thực hiện dịch vụ TTQT, phải là thành viên của tố chức thẻ quốc tế. o Quyền hạn: . Xem xét việc phát hành thẻ cho chủ thẻ và hướng dẫn chủ thẻ cách sử dụng cũng như các quy định cần thiết khi sử dụng thẻ. . Thu các khoản lãi và phí trong các họat động phát hành và thah toán thẻ. . Yêu cầu ngân hàng thanh toán thẻ và đơn vị châp nhận thẻ cung cấp thông tin và thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong họat động thanh toán thẻ và không phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại do việc không tuân thủ các yêu càu này gây ra . o Nghĩa vụ: 41
  42. . Tuân thủ các quy định về phát hành thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế và NHNN. . Đăng ký mẫu thẻ và nhãn hiệu thương mại in trên thẻ tại NHNN. . Thanh toán đầy đủ kịp thời của ngân hàng thanh toán thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ đối với các giao dịch thẻ đúng hợp đồng. . Trách nhiệm khác theo hợp đồng sử dụng thẻ và hợp đồng thanh toán tẻ . Ngân hàng thanh toán thẻ (NHTTT) là những Ngân hàng chỉ làm chức năng trung gian thanh toán giữa chủ thẻ và NHPHT. NHTTT nhận thanh toán thẻ qua mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ mà nó ký hợp đồng thanh toán thẻ. Khi tham gia thanh toán thẻ, NHTTT thu được các khoản phí chiết khấu địa lý, đồng thời cung cấp các dịch vụ đại lýkhác cho các đơn vị chấp nhận thẻ như: dịch vụ thấu chi, xử lí tổng kết, giải quyết khiếu nại, thắc mắc cho các đơn vị chấp nhận thẻ. o Quyền hạn . Yêu cầu NHPHT thanh toán đầy đủ và kịp thời đối với các giao dịch thẻ được thực hiện theo đúng hợp đồng sử dụng thẻ. . Yêu cầu ĐVCNT hoàn trả tiền đv các giao dịch thực hiện không đúng hợp đồng thanh toán thẻ, thu giữ thẻ không hợp lý. . Yêu cầu ĐVCNT cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các giao dịch thẻ của chủ thẻ tại ĐVCNT. . Các quyền khác theo hợp đồng thanh tóan thẻ. o Nghĩa vụ: . Hướng dẫn các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và bảo mật trong thanh toán thẻ đối với ĐV CNT theo quy định của NHPHT và phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra do không thực hiện đúng các quy định đó. . Cung cấp kịp thời và đầy đủ bản tin cảnh giác (warning bulletin) do tổ chức thẻ quốc tế cung cấp. . Trách nhiệm khác theo hợp đồng thanh toán thẻ. . Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) là đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với NHTTT hoặc với NHPHT. ĐVCNT có thể là nhà hàng, khách sạn, sân bay, cửa hàng, siêu thị hay các đơn vị nhận ứng tiền mặt hoặc các NH đại lý. o Quyền hạn: . Yêu cầu NHPHT, NHTTT thanh toán một cách đầyđủ, kịp thời các giao dịch thẻ được thực hiện theo đúng hợp đồng. . Kiểm tra tính hiệu lực của thẻ hoặc tiêu chuẩn thẻ theo quy định của NHPHT hoặc NHTTT và từ chối chấp nhận thẻ hoặc tiêu chuẩn theo quy định của NHPHT 42
  43. hoặc NHTTT và từ chối chấp nhận thẻ không còn hiệu lực, hay không đủ các tiêu chuẩn quy định. . Các quyền khác theo hợp đồng thanh toán thẻ. o Nghĩa vụ: . Giữ bí mật các thông tin liên quan đến thẻ và chủ thẻ trừ trường hợp chủ thẻ đồng ý hay NHPHT và NHTTT yêu cầu. . Thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ liên quan đến các giao dịch thẻ của chủ thẻ mà NHTTT hoặc NHPHT yêu cầu và hướng dẫn. . Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng. . Tổ chức thẻ quốc tế (TCTQT) là tổ chức quốc tế cấp phép thành viên cho các NHPHT và NHTTT, các tổ chức này có nhiệm vụ chính là: o Cung cấp một mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quy trình thanh toán, cấp phép của các NH thành viên. o Đưa ra các luật lệ quy định về thẻ thanh tóan. o Là trung gian giải quyết các tranh chấp khiếu nại giữa các thành viên. o Xây dụng các chương trình khuếch trương mở rộng thương hiệu của mình. o Phát triển các sản phẩm mới về thẻ. . Các chủ thể khác o NHNN là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói chung. Nhiệm vụ chủ yếu của NHNN là đưa ra các văn bản pháp quy có liên quan; tiếp nhận hồ sơ, xem xét và cho phép các NHTM phát hành thẻ; kiểm tra và giám sát hoạt động của các NH đảm bảo không trái pháp luật, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thẻ thanh toán. o Hiệp hội các NH thanh toán thẻ: là một tổ chức do các NHPHT và NHTTT thành lập để có thể trao đổi những vướng mắt trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, cùng phối hợp tìm ra giải pháp. 39. Điều kiện thành lập Séc? Khi thanh toán Séc, ngân hàng có trách nhiệm k i ểm tra gì? . 40. So sánh Séc và Hối phiế u? . Giống nhau: . Khác nhau: 43
  44. Hối phiếu Séc - Do người XK phát hành để đòi tiền người NK. - Do chủ tờ séc phát hành để chi trả cho người XK hoặc để rút tiền mặt. - Về hình thức, hối phiếu được thể hiện dưới dạng - Về hình thức, séc cũng được thể hiện dưới dạng văn bản, do các pháp nhân và thể nhân tự quyết văn bản nhưng do ngân hàng in sẵn theo mẫu, định, được lập thành 1 hay nhiều bản, mỗi bản đều được chia làm 2 phần có đường cắt bằng răng cưa đánh số thứ tự và có giá trị ngang nhau. ở giữa để tách rời, gồm: phần cuống séc để người phát hành lưu và phần táchrời để trao cho người thụ hưởng. Người kýphát là các tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng. - Kỳhạn trả tiền của hối phiếu là phụ thuộc vào - Séc thì có tính chất thời hạn, tức là séc chỉ có giá qui định của từng loại hối phiếu mà không phụ trị tiền tệ và thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của thuộc vào phạm vi không gian lưu hành. nó chưa hết đối với séc thương mại, thời hạn này được ghi trên séc, tuỳ thuộc vào phạm vi không gian mà séclưu hành và luậtpháp các nước qui định. - Trong TTQT, tuỳ theo phương thức thanh toán - Việc thanh toán bắt buộc phải thông qua Ngân mà người trả tiền cho hối phiếu có thể khác nhau, hàng. là người NK nếu là phương thức nhờ thu, là Ngân hàng nếu là phương thức L/C. Phần: Các điều kiện thanh toán trong Hợp đồng muabán ngoại thương 41. Nêu các điều kiện về tiền tệ (phân loại tiền tệ, nêu các điều kiện đảm bảo hối đoái). . Phân loại tiền tệ: câu 1. . Các điều kiện đảm bảo hối đoái: o Đảm bảo bằng vàng: . Trong chế độ bản vị vàng, mỗi đồng tiền đều gắn với 1 hàm lượng vàng nhất định, vì vậy t ỷ giá luôn ổn định nên trong chế độ bản vị vàng thì các hợp đồng ngoại thương không cần thiết phải có điều kiện đảm bảo bằng vàng. . Ngày nayđồng tiền thả nổi nên giá vàng thường xuyên biến động có khi tăng cao cũng có khi giảm thấp (do nhiều nguyên nhân khác nhau) do đó 2 bên sẽ thỏa thuận với nhau nếu có biến động về giá vàng khi thanh toán so với giá vàng tại thời điểm ký kết hợp đồng thì 2 bên sẽ điều chỉnh hợp đồng phù hợp với giá trị hiện tại. o Đảm bảo ngoại hối: lựa chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định mối quan hệ tỷ giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị tiền tệ của hợp đồng thanh toán. Có 2 cách: . Trong HĐ quy định đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán là một, và đồng thời xác định tỷ giá giữa đồng tiền đó và 1 đồng tiền khác (thường là đồng tiền 44
  45. tương đối ổn định). Khi trả tiền nếu tỷ giá đó thay đổi thì giá trị HĐ, hàng hóa cũng phải thay đổi tương ứng. . Trong hợp đồng quy định đồng tiền tính toán là một đồng tiền (thường là đồng tiền tương đối ổn định) và 1 đồng tiền khác dùng để thanh toán (tùy thuộc vào sử thỏa thuận trong HĐ). Khi trả tiền, căn cứ vào tỷ giá giữa 2 loại đồng tiền này để tính ra số tiền phải thanh toán. Cần chú ý tới vấn đề tỷ giá thanh toán là tỷgiá nào. Người ta thường lấy tỷgiá trung bình giữa tỷgi á cao nhất và tỷgiá thấp nhất của ngày trước hôm ngày trả tiền. Trong trường hợp 2 đồng tiền cùng sụt giá 1 mức độ như nhau thì đảm bảo ngoại hối mất tác dụng. Ngoài ra người ta còn kết hợp đảm bảo bằng vàng và đảm bảo ngoại hối, gọi là đảm bảo hỗn hợp để đảm bảo giá trị tiền tệ của HĐ ngoại thương. Người ta sẽ chọn 1 loại làm đồng tiền tính giá và xác địnhhàm lượng vàng của đồng tiền đó. Khi thanh toán nếu gi á vàng thay đổi thì giá trị của HĐ cũng được thay đổi theo. Sau đó số tiền thanh toán sẽ căn cứ vào tỷ giá giữa đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán. o Đảm bảo bằng rổ tiền tệ: ngàynay TGHĐ biến động mạnh kể cả là ngoại tệ mạnh nên dùng rổ tiền tệ là thích hợp nhất. Trong rổ tiền tệ, loại tiền này có thể tăng, loại khác có thể giảm mà mức độ tăng giảm khác nhau. Có 2 cách quy định: . Đồng tiền tính toán được dựa vào bình quân tỷ giá biến động của mỗi loại tiền tệ trong rổ. . Được dựa vào tỷ lệ biến động bình quân TGHĐ của cả rổ. o Sử dụng các HĐ ngoại hối phái sinh 42. Nêu điều kiện về thời gian (trả trước, trả sau, trả ngay và các công thức liên quan , các điều kiện cơ sở giao hàng liên quan đến thời hạn thanh toán). . Trả trước: trả toàn bộ hoặc từng phần giá trị HĐ trong 1 thời gian nhất định, có thể là sau khi HĐ được kí/phê duyệt hoặc sau khi bên XK chấp nhận đơn đặt hàng của bên NK, nhưng phải trước khi giao hàng. Tuỳ m ục đích mà được chia làm 2 dạng: o Đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của người NK (Performance Bond) . Thời gian trả trước xảyra trước ngày giao hàng một số ngày nhất định (10 đến 15 ngày). . Số tiền trả trước không tính lãi. . Số tiền trả trước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tính chất của đảm bảo thực hiện hợp đồng quyết định. Trường hợp kí hợp đồng giá cao hơn giá thị trường thì: Tiền ứng trước = Số lượng hàng hoá * (Giá kí trong hợp đồng – Giá thị trường). 45
  46. Trường hợp người XK không tin tưởng vào người NK thì: Tiền ứng trước = Tiền lãi vay ngân hàng + Tiền phạt vi phạm hợp đồng. Với Tiền lãi vay ngân hàng =PA*{(1+R)N – 1}, trong đó: PA: tổng gi á trị hợp đồng, R: lãi suất vay ở nước XK, N: thời hạn vay. . Người NK cấp tín dụng c h o người XK: o Thời gian trả trước xảy ra sau ngày kí hợp đồng hoặc hợp đồng có hiệu lực, thường tứ 1 đến 3 tháng hoặc dài hơn nếu người NK trường vốn và người XK yêu cầu. o Số tiền trả trước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu vay của người XK và khả năng cấp tín dụng của người NK o Lãi cho vay được tính bằng cách khấu trừ vào giá hàng nhập khẩu: Chiết khấu giá trị DP = PA*{(1+R)N – 1}/Q giá thấp hơn hàng nhập khẩu trả ngay. . Trả ngay: o COD (cash on delivery): người NK trả tiền ngaykhi người XK hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không trênphương tiện vận tải tại nơi giao hàng chỉ định. . Các điều kiện cơ sở giao hàng: EXW, FAS, DAF, FCA. . Các bằng chứng pháp lí hoàn thành giao hàng: Hoá đơn có xác nhận của người NK hay B/L Received for shipment hoặc AWB, RWB, PR - Post Receipt. . Người XK thông báo cho người NK bằng: telex, fax, telephone, post hoặ c thông báo trực tiếp cho người đại diện người NK ở nước XK. Người NK trả tiền sau khi nhận được thông báo đó. o COB (cash on board): người NK trả tiền ngaykhi người XK hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng chỉ định. . Các điều kiện cơ sở giao hàng: FOB, CFR, CIF. . Các bằng chứng pháp lí hoàn thành giao hàng: B/L Shipped on Board, hoặc B/L Received for shipment đã được ghi chú “On Board”. . Thông báo nêu rõ số B/L, ngày phát hành, ngày hàng hoá được bốc lên tàu, ngày dự kiến tàu đến, tên tàu hoặc photo B/L gửi cho người NK. Người NK trả tiền sau khi nhận được thông báo đó. o At sight: người NK trả tiền ngay khi người XK sau khi nhận được chứng từ thanh toán do người XK gửi tới. . Bộ chứng từ gồm 2 phần: chứng từ gửi hàng và chứng từ tài chính. . Gửi chứng từ phụ thuộc vào phương thức thanh toán trong hợp đồng hoặc qui định trong L/C. 46