Kinh doanh biên mậu và vai trõ đối với thành phố cảng biển

pdf 18 trang Gia Huy 18/05/2022 2220
Bạn đang xem tài liệu "Kinh doanh biên mậu và vai trõ đối với thành phố cảng biển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_doanh_bien_mau_va_vai_tro_doi_voi_thanh_pho_cang_bien.pdf

Nội dung text: Kinh doanh biên mậu và vai trõ đối với thành phố cảng biển

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 KINH DOANH BIÊN MẬU VÀ VAI TRÕ ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ CẢNG BIỂN Cross-border business and its role in the port city PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn1, TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai2 1,2)Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng, Email: 1)sonnt@dhhp.edu.vn, 2)maintt@dhhp.edu.vn TÓM TẮT Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh biên mậu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã phát triển tƣơng đối nhanh, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của các quốc gia.Kinh doanh biên mậu có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào tuyến đƣờng vận chuyển, mặt hàng, quy định của các quốc gia và yêu cầu của các thƣơng nhân. Với các địa phƣơng có cảng biển, sự tham gia vào kinh tế biên mậu càng sâu rộng khi tiến hành thực hiện các mô hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất và kinh doanh kho ngoại quan. Các hoạt động này mang lại nhiều tác động tích cực đối với kinh tế địa phƣơng. Bài viết dƣới đây đề cập đến kinh doanh biên mậu và vai trò của nó đối với thành phố cảng biển. Từ khóa: kinh doanh biên mậu, xuất nhập khẩu, ngoại thƣơng, thành phố cảng biển SUMMARY In recent years, cross-border business activities in the world in general and in Vietnam in particular have developed relatively quickly, playing 445
  2. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 an important role in the economic development of nations. Cross-border trading can take many different forms, depending on shipping routes, commodities, national regulations and traders' requirements. For locali- ties with seaports, the participation in the border trade is more and more intensive when implementing the business models of temporary import for re-export and bonded warehouse business. These activities have brought many positive impacts on the local economy. The following article addresses the cross-border business and its role in the port city. Keywords: border trading, temporary import for re-export, bonded warehouse business, seaport city 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với các nƣớc có chung biên giới đƣờng bộ, việc mua bán trao đổi, giao nhận hàng hoá giữa hai nƣớc đó sẽ đƣợc tiến hành ngay tại khu vực cửa khẩu trên đƣờng biên giới chung mà không qua quãng đƣờng vận chuyển quốc tế. Tại các khu vực cửa khẩu biên giới này, các hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá thƣờng diễn ra nhộn nhịp, sôi động, bao gồm cả các hoạt động mua bán theo hợp đồng thƣơng mại giữa thƣơng nhân hai nƣớc và hoạt động mua bán của cƣ dân sinh sống ở khu vực biên giới hai nƣớc. Đồng thời, kéo theo đó là hàng loại các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho việc mua bán trao đổi hàng hoá ở khu vực biên giới này. Những hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra tại khu vực biên giới này đƣợc gọi là kinh doanh biên mậu. Hoạt động kinh doanh biên mậu với những đặc điểm riêng của nó không những góp phần phát triển kinh tế các địa phƣơng có biên giới đƣờng bộ mà còn có vai trò quan trọng đối với các thành phố cảng biển. Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua việc khảo cứu các tài liệu thứ cấp, công trình khoa học đã công bố, sách và các báo cáo, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn của tác giả và thực tế hoạt động kinh doanh biên mậu hiện tại qua thành phố cảng biển Hải Phòng. Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia trong lĩnh vực kinh doanh này, cùng với việc 446
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nƣớc, các chính sách và quy định của Việt Nam về kinh doanh biên mậu, các tác giả đã tổng hợp thành những lý luận về hoạt động kinh doanh biên mậu, làm rõ mô hình vận hành và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố cảng biển trong mối liên kết kinh tế vùng, địa phƣơng. 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH BIÊN MẬU 2.1. Khái niệm Hoạt động kinh doanh biên mậu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá quốc tế của các thƣơng nhân đƣợc diễn ra tại khu vực biên giới đƣờng bộ của các nƣớc có chung đƣờng biên giới cùng với các hoạt động dịch vụ quốc tế có liên quan. Kinh doanh biên mậu không giống với hoạt động giao dịch qua biên giới của ngƣời dân sống ở khu vực quanh vùng biên giới. Kinh doanh biên mậu là hoạt động thƣơng mại quốc tế, thực hiện trao đổi hàng hoá qua biên giới hai quốc gia lân cận theo hợp đồng thƣơng mại quốc tế, đƣợc ký kết giữa các thƣơng nhân hai nƣớc với nhau. Việc xuất – nhập khẩu hàng hoá phải đƣợc khai báo hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu, nộp thuế và thực hiện theo các quy định về quản lý ngoại thƣơng của hai quốc gia liên quan, phù hợp với luật pháp quốc tế và thông lệ buôn bán quốc tế. Còn hoạt động giao dịch của cƣ dân biên giới là các hoạt động trao đổi hàng hoá phi mậu dịch. Cƣ dân biên giới không cần đăng ký kinh doanh với hải quan hay chính quyền sở tại, đƣợc thực hiện theo các hiệp định/thoả thuận giữa chính phủ hai nƣớc lân bang. Theo hình thức này, việc mua bán của cƣ dân biên giới chủ yếu là để tiêu dùng, đƣợc mua bán với số lƣợng ít, giá trị giao dịch thấp và đƣợc miễn thuế trong hạn định. Trong hoạt động kinh doanh biên mậu, các thƣơng nhân tham gia phải có đăng ký kinh doanh và làm thủ tục xuất nhập khẩu, nộp thuế theo quy định trƣớc khi đƣa hàng qua biên giới. Hàng hoá mua bán theo hợp đồng thƣơng mại quốc tế, có số lƣợng và giá trị lớn, đƣợc mua bán nhằm mục đích kinh doanh, thu lợi nhuận. 447
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Trong bài viết này, việc nghiên cứu đƣợc thực hiện đối với hoạt động kinh doanh biên mậu, không đề cập tới các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá qua biên giới của cƣ cân vùng biên. Các thuật ngữ ―Kinh doanh biên mậu‖, ―Biên mậu‖, ―Mua bán, trao đổi hàng hoá qua biên giới‖ đều đƣợc hiểu với nghĩa áp dụng cho hoạt động mua bán qua biên giới đƣợc thực hiện theo hợp đồng thƣơng mại hoặc hợp đồng dịch vụ quốc tế, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, theo các quy định về xuất nhập khẩu. 2.2. Đặc điểm Hoạt động kinh doanh biên mậu qua các cửa khẩu biên giới đƣờng bộ là một lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu đặc thù, có nhiều đặc điểm đặc trƣng khác biệt so với hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu cảng biển hay hàng không. - Kinh doanh biên mậu là hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú cả về chủ thể kinh doanh, hàng hoá và phƣơng thức kinh doanh. Hoạt động kinh doanh biên mậu thƣờng không đòi hỏi quy trình kinh doanh chặt chẽ, chuyên nghiệp nhƣ kinh doanh quốc tế thông thƣờng, nhƣng có độ linh hoạt cao. Chủ thể kinh doanh có thể nhận làm thêm nhiều công việc khác liên quan, kể cả vận tải, lƣu trữ hàng hoá, môi giới Hàng hoá đƣợc kinh doanh khá đa dạng nhƣ nguyên liệu, khoáng sản, nông lâm sản, thuỷ sản, sản phẩm chế biến, chế tạo, hàng hoá có xuất xứ từ nhiều nguồn. Trong một số trƣờng hợp, do đặc thù kinh doanh, có thể có một số chủng loại hàng hoá đƣợc phép kinh doanh biên mậu nhƣng không đƣợc phép nhập khẩu tiêu thụ nội địa. Ví dụ nhƣ mặt hàng thuốc lá điếu đƣợc kinh doanh chuyển khẩu, kho ngoại quan tại Việt Nam trong giai đoạn những năm 1990 đến đầu những năm 2000. Kinh doanh biên mậu cũng đa dạng về phƣơng thức thực hiện. Dựa trên các chính sách ƣu đãi cho khu vực biên giới, hoạt động kinh doanh biên mậu có thể thực hiện dƣới hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, dịch vụ kho ngoại quan, quá cảnh hàng hoá. Việc xuất khẩu hàng hoá có thể thực hiện theo cả con đƣờng 448
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 chính ngạch lẫn tiểu ngạch qua các cửa khẩu trên biên giới chung của hai nƣớc. - Các cửa khẩu xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hoá đa dạng. Phần lớn hàng hoá đƣợc giao dịch, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, là những cửa khẩu song phƣơng hay cửa khẩu quốc gia, đƣợc quy định chính thức để giao thƣơng hàng hoá. Tuy nhiên, vẫn còn lƣợng hàng hoá không nhỏ đƣợc xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, cặp chợ biên giới của cƣ dân hai bên. - Kinh doanh biên mậu là lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị lợi dụng để buôn lậu, gian lận thƣơng mại. Hoạt động kinh doanh biên mậu diễn ra không chỉ tại các cửa khẩu quốc tế hoặc các cửa khẩu chính có đầy đủ lực lƣợng chức năng và phƣơng tiện quản lý, mà còn diễn ra ở các cửa khẩu phụ, lối mở Việc đa dạng hoá về cửa khẩu xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hoá một mặt giúp cho chủ hàng thuận tiện hơn trong xuất nhập khẩu, nhanh chóng giải phóng hàng. Mặt khác, việc xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu phụ, lối mở thƣờng khó kiểm soát, dễ bị lợi dụng để gian lận thƣơng mại. - Kinh doanh biên mậu gắn chặt với hoạt động an ninh quốc phòng. Mọi hoạt động kinh tế ở khu vực biên giới đều phải đƣợc đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia. 2.3. Phân loại Kinh doanh biên mậu có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào tuyến đƣờng vận chuyển, mặt hàng, quy định của các quốc gia và yêu cầu của các thƣơng nhân. Các hình thức kinh doanh biên mậu bao gồm: - Kinh doanh tạm nhập, tái xuất: là hoạt động mua hàng hoá của một nƣớc, nhập khẩu vào nội địa, vận chuyển đến cửa khẩu biên giới và tiến hành xuất khẩu cho thƣơng nhân nƣớc láng giềng theo hợp đồng bán hàng đã ký trƣớc đó. Việc mua bán hàng hoá nhằm vào giá trị và hƣởng lợi nhuận chênh lệch giá, chứ không nhằm vào giá trị sử dụng. Tham gia tạm nhập tái xuất có ba thƣơng nhân từ các quốc gia khác nhau. 449
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 - Chuyển khẩu: là hoạt động mua bán ba bên tƣơng tự tạm nhập tái xuất. Song hàng hoá chỉ đƣợc vận chuyển đến khu vực cửa khẩu rồi tiến hành xuất đi nƣớc khác, không tiến hành thủ tục nhập khẩu. Trong một số trƣờng hợp đặc biệt, hàng đƣợc chuyển chở thẳng từ nƣớc xuất khẩu sang nƣớc nhập khẩu, không qua nƣớc chuyển khẩu. - Kinh doanh kho ngoại quan: là hoạt động kinh doanh dịch vụ kho bãi, đặt dƣới sự giám sát của hải quan, theo hợp đồng thuê kho. Hàng hoá đƣa vào kho ngoại quan có thể là hàng hoá từ nƣớc ngoài, chờ nhập khẩu vào trong nƣớc hoặc xuất đi nƣớc thứ ba hoặc nhập khẩu tiêu thụ nội địa; có thể là hàng hoá từ trong nƣớc chờ xuất khẩu. - Dịch vụ quá cảnh hàng hoá: là hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hoá qua lãnh thổ một nƣớc tới một cửa khẩu khác, giao cho chủ hàng. - Thanh toán biên mậu: là hoạt động thanh toán tại khu vực biên giới, phục vụ cho các hoạt động kinh doanh biên mậu. - Biên mậu chính ngạch và biên mậu tiểu ngạch: hàng hoá biên mậu chính ngạch đƣợc thực hiện theo các hợp đồng ngoại thƣơng chặt chẽ, thực hiện thanh toán theo thông lệ quốc tế, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan hải quan và các cơ quan chuyên ngành. Hàng hoá biên mậu tiểu ngạch chủ yếu đƣợc sử dụng để mua bán phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng tại khu vực biên giới. Hàng hoá tiểu ngạch thƣờng đƣợc hƣởng một số ƣu đãi về thuế, kiểm soát chuyên ngành. Ngƣời mua thƣờng lợi dụng các chính sách này để yêu cầu ngƣời bán giao hàng tiểu ngạch. - Xuất nhập khẩu hàng hoá trực tiếp hoặc qua uỷ thác: là hoạt động ngoại thƣơng thông thƣờng, đƣợc thực hiện và chịu sự quản lý, điều chỉnh bởi các quy định về quản lý ngoại thƣơng. Việc giao dịch do thƣơng nhân hai nƣớc thực hiện theo hợp đồng ngoại thƣơng đã đƣợc ký kết. Trong các hình thức nêu trên, kinh doanh tạm nhâp – tái xuất và kinh odanh khoa ngoại quan là hai hình thức phổ biến, có sự liên quan chặt chẽ với hoạt động xuất nhập khẩu tại các cảng biển ở Việt Nam. 450
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 3. MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH DOANH BIÊN MẬU PHỔ BIẾN 3.1. Kinh doanh tạm nhập – tái xuất Trong các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, tạm nhập tái xuất (TNTX) và chuyển khẩu là hình thức kinh doanh cổ điển, song lại đƣợc nhiều thƣơng nhân ƣa thích bởi những lợi ích mà nó mang lại. Việc mua bán hàng hoá không phải tập trung để sử dụng trong nƣớc mà nhằm bán sang nƣớc khác để hƣởng chênh lệch giá. Hoạt động kinh doanh TNTX và chuyển khẩu là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, mở rộng hoạt động thƣơng mại quốc tế và lợi ích quốc gia. Tái xuất khẩu (Re-export) là hoạt động kinh doanh quốc tế, theo đó, thƣơng nhân sẽ xuất khẩu trở lại nƣớc ngoài những hàng hoá trƣớc đây đã nhập khẩu, chƣa qua chế biến ở nƣớc tái xuất (Nguyễn Thái Sơn, 2014). Mục đích của hoạt động này không phải nhằm vào giá trị sử dụng mà nhằm vào giá trị, thƣơng nhân tái xuất thu đƣợc một lƣợng ngoại tệ nhờ chênh lệch giá mua và giá bán. Theo Công ƣớc Kyoto 1973 về đơn giản hoá và hài hoá hoá thủ tục hải quan, Nghị định thƣ Brusell 1999 (sửa đổi Công ƣớc Kyoto 1973) thì ―Tạm nhập (temporary admission) là thủ tục Hải quan đối với hàng hoá nhất định, đƣợc đƣa vào lãnh thổ Hải quan có điều kiện, đƣợc miễn hoàn toàn hoặc một phần thuế nhập khẩu, hàng hoá đó phải đƣợc nhập khẩu với một mục đích cụ thể và phải đƣợc dự định tái xuất trong một thời gian nhất định, mà không đƣợc thay đổi nào, ngoại trừ hao mòn bình thƣờng do việc sử dụng chúng‖. Định nghĩa này cũng tƣơng tự nhƣ định nghĩa tại khoản a, điều 1, Công ƣớc tạm quản Istanbul 1990, ―Tạm quản‖ là chế độ hải quan mà theo đó một số hàng hoá (bao gồm cả các phƣơng tiện vận tải) đƣợc nhập vào lãnh thổ hải quan mà không phải đóng thuế nhập khẩu và các loại thuế khác và không bị áp dụng các hạn chế hay cấm nhập khẩu đối với các loại hàng mang tính chất kinh tế kể cả các phƣơng tiện vận tải đƣợc nhập với mục đích rõ ràng 451
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 và sẽ tái xuất trong thời hạn xác định mà không bị làm thay đổi, cải biến trừ trƣờng hợp giảm giá trị thông thƣờng do quá trình sử dụng. (2) (3) Nước tái xuất Thƣơng nhân (1) Thƣơng nhân (1) Thƣơng nhân xuất khẩu TNTX nhập khẩu Nước xuất khẩu Nước nhập khẩu (5) (4) Hình 3.1: Sơ đồ (1b) (1b) giao dịch tạm nhập – tái xuất L/C giáp lƣng L/C gốc Giải thích sơ đồ: (1): Thƣơng nhân TNTX ký hợp đồng mua hàng (tạm nhập) từ thƣơng nhân xuất khẩu, ký hợp đồng bán hàng (tái xuất) cho thƣơng nhân nhập khẩu. Việc đàm phán ký kết 2 hợp đồng này có thể diễn ra đồng thời hoặc lệch thời gian. (1b): Trong trƣờng hợp cần đảm bảo thanh toán, các bên có thể thoả thuận thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ. (2): Thƣơng nhân xuất khẩu giao hàng cho thƣơng nhân TNTX. (3): Thƣơng nhân TNTX làm thủ tục tạm nhập khẩu, thủ tục tái xuất khẩu và giao hàng cho thƣơng nhân nhập khẩu theo hợp đồng đã ký. (4): Thƣơng nhân nhập khẩu tiến hành thanh toán cho thƣơng nhân TNTX. (5): Thƣơng nhân TNTX thanh toán cho thƣơng nhân xuất khẩu. Phần lớn khoản thanh toán nhận đƣợc từ thƣơng nhân nhập khẩu sẽ đƣợc dùng để thanh toán cho thƣơng nhân xuất khẩu. Phần nhỏ còn lại là doanh thu của thƣơng nhân TNTX 452
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Tuy nhiên, trong quy định pháp luật và thực tế kinh doanh tại Việt Nam, hoạt động TNTX có những điểm khác biệt so với các công ƣớc quốc tế. Tại quyết định số 1311/1998/QĐ-BTM của Bộ Thƣơng mại, Tạm nhập tái xuất đƣợc quy định trong Quy chế này là việc thƣơng nhân Việt Nam mua hàng của một nƣớc để bán cho một nƣớc khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam (Bộ Thƣơng mại, 1998). Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 quy định tại điều 29 rằng: Tạm nhập, tái xuất là việc hàng hoá đƣợc đƣa từ nƣớc ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam (Quốc hội, 2005). Chủ thể tham gia giao dịch tái xuất gồm 3 bên: - Thƣơng nhân xuất khẩu: Nhà sản xuất hoặc kinh doanh hàng hoá tại nƣớc xuất khẩu. - Thƣơng nhân nhập khẩu: Nhà kinh doanh nƣớc nhập khẩu, mua hàng và nhập khẩu để tiêu thụ nội địa. - Thƣơng nhân kinh doanh tạm nhập – tái xuất: Thực hiện mua hàng từ thƣơng nhân xuất khẩu và bán hàng cho thƣơng nhân nhập khẩu để hƣởng chênh lệch giá và lợi nhuận khác từ các dịch vụ liên quan. Hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hàng hoá tạm nhập - tái xuất tại Việt Nam đƣợc thực hiện theo các quy định tại Luật Hải quan, Luật Thƣơng mại, Thông tƣ 05/2014/TT-BCT của Bộ Công thƣơng quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá, Thông tƣ 94/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định thủ tục kiểm tra, giám sát đối với một số loại hàng hoá tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và chuyển vào kho ngoại quan, Thông tƣ 38/2015/TT- BTC quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, cùng các quy định pháp luật khác có liên quan. 453
  10. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 1. Xin cấp Mã số TNTX 2a. Ký hợp đồng nhập khẩu 2b. Ký hợp đồng xuất khẩu 3. Xin Giấy phép TNTX 4. Làm thủ tục với hãng tàu 5. Làm thủ tục hải quan tạm nhập 6a. Làm thủ tục hải quan tái xuất 6b. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu tiêu thụ nội địa 7. Vận chuyển hàng hoá lên cửa khẩu biên giới 8. Làm thủ tục hải quan biên giới 9. Nhận yêu cầu xuất hàng 10. Đƣa hàng ra cửa khẩu xuất 11. Chứng nhận thực xuất 12. Làm thủ tục thanh khoản Hình 3.2. Quy trình tạm nhập, tái xuất hàng hoá qua cửa khẩu cảng Hải Phòng Quy trình, thủ tục thực hiện TNTX hàng hoá từ cửa khẩu cảng Hải Phòng đến các cửa khẩu biên giới đƣợc thực hiện theo sơ đồ tại hình 3.2: 454
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 3.2. Kinh doanh kho ngoại quan Kho ngoại quan (Customs Bonded Warehouse) là một khu vực lƣu trữ hàng hoá đặc biệt, thƣờng đƣợc thành lập ở khu vực cửa khẩu của một quốc gia. Tại đó cho phép lƣu trữ hàng hoá để chờ nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất đi một nƣớc thứ ba, hoặc lƣu trữ hàng hoá chờ xuất khẩu mà không phải trả bất kỳ khoản thuế nào. Kho ngoại quan và hàng hoá trong kho đƣợc đặt dƣới sự giám sát chặt chẽ của hải quan nƣớc sở tại. Quan hệ giữa thị trƣờng nội địa với khu vực kho ngoại quan đƣợc coi là quan hệ xuất nhập khẩu với thị trƣờng nƣớc ngoài. Kho ngoại quan đƣợc quản lý theo một quy chế riêng, cho phép hàng hoá gửi vào (nhập kho) và lấy ra (xuất kho) rất thuận tiện, nhanh chóng, và đơn giản về thủ tục. Hàng hoá đƣa vào khoa ngoại quan không chịu sự điều chỉnh của các quy định, chính sách đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thông thƣờng. Hàng hoá gửi để tạm lƣu giữ, bảo quản trong Kho ngoại quan nếu là hàng xuất khẩu là hàng đã làm xong thủ tục hải quan để xuất khẩu; nếu là hàng từ nƣớc ngoài đƣa vào là hàng chờ chuyển tiếp đi nƣớc khác hoặc chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam, chƣa phải nộp thuế nhập khẩu. Chủ hàng đƣợc bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá của mình gửi trong Kho ngoại quan. Tại Việt Nam, theo quy định của Luật Hải quan 2014, tại điểm 10, điều 4: ―Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lƣu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan đƣợc gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nƣớc ngoài đƣa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nƣớc ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam‖. Đây là khu vực kho, bãi đƣợc thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lƣu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hoá từ nƣớc ngoài, hoặc từ trong nƣớc đƣa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan đƣợc ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng, dƣới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan hải quan. Kho ngoại quan đƣợc phép thành lập ở các khu vực sau: 455
  12. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 - Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là đầu mối giao lƣu hàng hoá giữa Việt Nam với nƣớc ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. - Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc biệt khác (sau đây viết là Khu công nghiệp). - Kho ngoại quan, hàng hoá, phƣơng tiện vận tải ra, vào hoặc lƣu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Ở các nƣớc cũng quy định tƣơng đối giống nhau về kho ngoại quan. Theo quy định của Mỹ "Kho ngoại quan là một toà nhà hoặc khu vực đƣợc bảo vệ khác, trong đó, hàng hóa chịu thuế có thể đƣợc lƣu trữ, chế tác, hoặc trải qua hoạt động sản xuất mà không phải nộp thuế. Nó có thể đƣợc quản lý bởi nhà nƣớc hoặc doanh nghiệp tƣ nhân. Việc thành lập kho ngoại quan phải đƣợc Chính phủ phê duyệt." (DTUSCS, 2001). Tại Nhật Bản, Kho ngoại quan là khu vực, các tòa nhà hoặc các cơ sở vật chất khác do Bộ trƣởng Tài chính chỉ định hoặc do Cục trƣởng Cục hải quan đồng ý thành lập là nơi để lƣu giữ, bảo quản hàng hóa nƣớc ngoài hoặc hàng hóa sẽ đƣợc xuất khẩu, hoặc để gia công chế biến, sản xuất và trƣng bày hàng hóa nƣớc ngoài (VietnamExport a, 2009). Tại Trung Quốc, thuật ngữ "kho ngoại quan" đã đề cập trong các quy định hiện nay đề cập đến các kho hàng đƣợc thành lập trên cơ sở phê duyệt của Hải quan cho phép độc quyền quản lý hàng hóa ngoại quan và những hàng hoá khác mà chƣa hoàn thành thủ tục hải quan (China, 2003). Kho ngoại quan tại Pháp đƣợc Hải quan cấp phép. Hàng hóa đƣa vào kho ngoại quan đƣợc miễn trừ tất cả các loại thuế cũng nhƣ những biện pháp hạn chế kinh tế khác (VietnamExport b, 2009) Hoạt động kinh doanh kho ngoại quan đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng thuê kho giữa chủ hàng (thƣơng nhân có hàng hoá gửi trong kho ngoại quan) và chủ kho ngoại quan (doanh nghiệp đƣợc phép kinh doanh kho ngoại quan). Hợp đồng thuê kho phải ghi những nội dung về tên hàng, số lƣợng, chất lƣợng hàng hoá, thời hạn thuê kho, các dịch vụ 456
  13. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 bổ sung, chi phí và thanh toán. Hợp đồng thuê kho phải đƣợc đăng ký với cơ quan hải quan trong thời hạn quy định. Chủ hàng có trách nhiệm khai báo với cơ quan hải quan về hàng hoá đƣa vào kho ngoại quan. Chủ kho có trách nhiệm bảo quản hàng hoá đƣợc gửi trong kho và giao hàng theo chỉ định của chủ hàng. Hải quan (3) (2) (5) Chủ hàng (1) Chủ kho (4) ngoại quan (6) Hình 3.3: Sơ đồ hoạt động kinh doanh kho ngoại quan Giải thích sơ đồ: (1)Chủ kho ký kết hợp đồng thuê kho ngoại quan với chủ hàng. (2)Chủ kho đăng ký hợp đồng với cơ quan hải quan (3)Chủ hàng có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho ngƣời đại diện hợp pháp làm thủ tục hải quan để đƣa hàng vào gửi trong kho ngoại quan. Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, chấp thuận cho hàng đƣợc gửi vào kho và xác nhận lƣợng hàng gửi. (4)Chủ kho nhận hàng, sắp xếp bảo quản hàng hoá đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng trong thời gian lƣu kho. Chủ kho thực hiện các dịch vụ khác theo thoả thuận trong hợp đồng hoặc thoả thuận khác với chủ hàng dƣới sự giám sát của hải quan. (5)Chủ hàng hoặc ngƣời đại diện hợp pháp làm thủ tục đƣa hàng ra khỏi kho ngoại quan. (6) Chủ kho xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan theo chỉ định của chủ hàng. Hàng hoá có thể đƣợc xuất cho ngƣời mua nội địa tại cửa kho ngoại quan hoặc xuất đi nƣớc ngoài tại các cửa khẩu quy định. Trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất phải chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan hải quan. 457
  14. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 1. Ký hợp đồng thuê kho ngoại quan với chủ hàng nƣớc ngoài 2. Làm thủ tục với hãng tàu 3. Làm thủ tục hải quan nhập hàng vào kho ngoại quan tại Chi cục HQ KV 3 4. Làm thủ tục hải quan xuất hàng ra kho ngoại quan tại Chi cục HQ KV 3 5a. Vận chuyển hàng hoá lên cửa khẩu biên giới 5b. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu tiêu 6. Làm thủ tục hải quan biên giới thụ nội địa 7. Nhận yêu cầu xuất hàng 8. Đƣa hàng ra cửa khẩu xuất 9. Chứng nhận thực xuất 10. Làm thủ tục thanh khoản tại Chi cục HQ KV 3 Hình 3.2: Quy trình kinh doanh kho ngoại quan đối với hàng hoá từ nƣớc ngoài xuất lên cửa khẩu biên giới qua cửa khẩu cảng Hải Phòng Việc thành lập, hoạt động của kho ngoại quan đƣợc điều chỉnh bởi Luật Hải quan 2014, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Thông tƣ 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 458
  15. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động kinh doanh kho ngoại quan đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan từ cửa khẩu cảng Hải Phòng đến các cửa khẩu biên giới đƣợc thực hiện theo sơ đồ tại hình 3.2. 4. VAI TRÕ CỦA KINH DOANH BIÊN MẬU VỚI THÀNH PHỐ CẢNG BIỂN Việt Nam có chung 4.150 km đƣờng biên giới với ba nƣớc Trung Quốc, lào, Campuchia trải dài qua 25 tỉnh biên giới của Việt nam. Dọc tuyến biên giới có 23 cửa khẩu quốc tế, 27 cửa khẩu chính, 65 cửa khẩu phụ và nhiều đƣờng mòn, lối mở. Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thƣơng, 57% lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính, 17% qua cửa khẩu phụ và 12% qua các điểm kiểm tra hàng hoá. Việt Nam cũng là quốc gia có tuyến ờ biển trải dài dọc theo đất nƣớc. Từ những năm cuối thế kỷ XX, các cảng biển Việt nam đã có sự phát triển mạnh mẽ và phát huy tốt vai trò cửa ngõ giao thƣơng với thế giới. Các thành phố cảng biển nhƣ Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã thực sự trở thành điểm kết nối nội địa với quốc tế và thực hiện tốt liên kết kinh tế vùng với các địa phƣơng, đặc biệt là các tỉnh biên giới. Trong đó, hoạt động kinh doanh biên mậu từ Hải Phòng đi các tỉnh biên giới phía Bắc phát triển mạnh mẽ, sôi động từ đầu những năm 199x. Có thể thấy, hoạt động kinh doanh biên mậu có vai trò quan trọng đối với thành phố cảng biển nhƣu sau: - Thứ nhất, kinh doanh biên mậu góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống cư dân. Thông qua các hoạt động kinh doanh biên mậu nhƣ xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, kinh doanh kho ngoại quan sẽ giúp cho các thành phố cảng biển phát huy lợi thế địa lý thuận lợi của địa phƣơng có cửa khẩu cảng biển, phát triển hoạt động thƣơng mại góp phần tích cực trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hơn nữa, các hoạt động này cùng với hàng loạt các hoạt động phụ trợ nhƣ giao nhận, kho bãi và phƣơng tiện vận chuyển hàng hóa đã tạo ra 459
  16. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 công ăn việc làm, thu nhập cho ngƣời dân giúp cải thiện đời sống dân cƣ của thành phố cảng biển, các khu vực lân cận và cƣ dân vùng biên. - Thứ hai, kinh doanh biên mậu góp phần gia tăng hoạt động ngoại thương và xuất nhập khẩu hàng hoá tại các cửa khẩu cảng biển. Trong kinh doanh biên mậu, một trong hai cửa khẩu nhập, xuất là cửa khẩu biên giới đƣờng bộ. Hàng hoá thƣờng đƣợc tạm nhập vào cửa khẩu cảng biển rồi tái xuất qua cửa khẩu biên giới đƣờng bộ, hoặc ngƣợc lại. Cửa khẩu cảng biển đƣợc xem nhƣ cánh cửa quan trọng trong mua bán, thƣơng mại hàng hóa giữa các nƣớc Do vậy kinh doanh biên mậu càng phát triển sẽ càng thức đẩy gia tăng hoạt động ngoại thƣơng và xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu cảng biển. Cảng biển cũng là nơi lý tƣởng để đặt các kho ngoại quna lƣu trũ hàng hoá chờ nhập, chờ xuất. - Thứ ba, kinh doanh biên mậu thúc đẩy phát triển hoạt động logicstic và vận tải nội địa. Hàng hóa phục vụ xuất nhập khẩu tại biên giới đƣờng bộ rất đa dạng, phong phú về chủng loại. Chúng đƣợc thu gom hoặc tập kết tại nhiều địa điểm nhƣ tại các kho hàng tại địa phƣơng vùng biên giới, kho cảng biển hoặc kho ngoại quan. Những hàng hóa này có thể đƣợc vận chuyển theo nhiều phƣơng thức khác nhau nhƣ vận tải đƣờng bộ, vận tải đƣờng sắt, vận tải đƣờng thủy nội địa hoặc kết hợp vận tải đa phƣơng thức. Tùy vào đặc điểm của hàng hóa và yêu cầu của mỗi hợp đồng xuất nhập khẩu mà các nhà xuất nhập khẩu sẽ lựa chọn các phƣơng thức vận chuyển hàng hóa phù hợp, đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Quá trình giao nhận, vận chuyển những mặt hàng này trong kinh doanh biên mậu sẽ góp phần thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Logicstic và vận tải nội địa. Với hệ thống gần 20 kho ngoại quan trên địa bàn Hải Phòng và hàng chục doanh nghiệp kinh do- anh tạm nhập tái xuất, đã làm cho hoạt động xuất nhập khẩu, logistics, vận tải nội địa của thành phố Hải Phòng phát triển nóng trong hơn 20 năm qua. 460
  17. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 - Thứ tư, kinh doanh biên mậu góp phần tăng thu ngân sách địa phương của thành phố cảng biển. Hiện nay, hầu hất các cảng biển đều thực hiện thu phí cảng và đặc biệt thu phí, lệ phí hàng hóa xuất nhập khẩu theo các quy định tại Luật phí và lệ phí. Các khoản thu này nhằm bổ sung cho ngân sách các thành phố cảng biển để tiếp tục đầu tƣ, duy tu, nâng cấp hệ thống hạ tần giao thông, tiện ích công cộng sau cảng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung, các doanh nghiệp kinh doanh biên mậu nói riêng. Điển hình ở thành phố Hải Phòng, từ năm 2017, UBND thành phố đã triển khai thu phí sử dụng công trình dịch vụ, kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng Hải Phòng với hàng háo tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan với mức 2,2 triệu đồng/container 20‖ hàng khô, 4,4 triệu đồng cho cong hàng khô 40‖, mức tƣơng ứng đối với hàng lạnh là 2,3 và 4,8 triệu đồng, hàng rời, hàng lỏng là 50.000đ/tấn. Các khoản thu này đã tạo nguồn kinh phí lớn cho thành phố trong việc nâng cấp, sửa chữa và phát triển hệ thống hạ tầng thành phố, phục vụ xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế - xã hội. 5. KẾT LUẬN Các thành phố cảng biển với lợi thế về địa lý là một trọng những thế mạnh để phát triển kinh tế ngoại thƣơng. Bên cạnh hoạt động xuất nhập khẩu truyền thống. các thành phố cảng biển có khả năng phát triển kinh tế biên mậu với những hoạt động đặc trƣng là tạm nhập tái xuất và kinh doanh kho ngoại quan, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển hoạt động logicstics và vận tải của các địa phƣơng này và góp phần tăng thu ngân sách cho địa phƣơng. Để tận dụng đƣợc những lợi thế về cảng biển để phát triển kinh tế, các thành phố này cần tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm các đối tác, thị trƣờng, tăng cƣờng liên kết kinh tế vùng, địa phƣơng để mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh biên mậu. 461
  18. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Bộ Thƣơng mại (1998), Quyết định số 1311/1998/QĐ-BTM của Bộ Thương mại ban hành Quy chế kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu và Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất (2) Quốc hội (2005), Luật Thương mại Việt Nam (3) Nguyễn Thái Sơn (2014), Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế, NXB Giáo dục (4) Vietnam Export (a) (2009), Tìm hiểu về kho ngoại quan Nhật Bản, ban/vn253260.html, truy cập 13/9/2019 (5) Vietnam Export (b) (2009), Tìm hiểu về kho ngoại quan tại Pháp, phap/vn251869.html, truy cập 13/9/2019 (6) China (2003), Provisions of the Customs of the People's Republic of China on the Administration of Bonded Warehouses and the Goods Stored Therein. (7) DTUSCS (2001), US customs warehouse, Department of the Treasury U.S. Customs Service 462