Đánh giá tác động tiềm năng của hiệp định thương mại EVFTA lên nhập khẩu ngành hàng thịt Việt Nam

pdf 22 trang Gia Huy 18/05/2022 1770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá tác động tiềm năng của hiệp định thương mại EVFTA lên nhập khẩu ngành hàng thịt Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tac_dong_tiem_nang_cua_hiep_dinh_thuong_mai_evfta_l.pdf

Nội dung text: Đánh giá tác động tiềm năng của hiệp định thương mại EVFTA lên nhập khẩu ngành hàng thịt Việt Nam

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI EVFTA LÊN NHẬP KHẨU NGÀNH HÀNG THỊT VIỆT NAM Assessing the potential impact of the European Vietnam free trade agreement on Vietnam meat import ThS. Doãn Nguyên Minh Khoa Kinh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế, Trường Đại Học Thương Mại, Email: minhdn@tmu.edu.vn TÓM TẮT Tuy rằng, tác động của các FTAs là một chủ đề rất quen thuộc trong các nghiên cứu trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế, các nghiên cứu mang tính cụ thể về tác động của các hiệp định thƣơng mại thế hệ mới lên một ngành hàng nhất định ở Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, bài viết này nhắm đến việc đánh giá tác động tiềm năng của hiệp định thuong mại Việt Nam- Châu Âu (EVFTA) lên nhập khẩu ngành hàng thịt (mã HS 02). Để làm đƣợc việc này, bài viết sử dụng lý thuyết cân bằng một phần và công cụ giả định SMART để ƣớc lƣợng tác động của EVFTA. Kết quả của mô hình cho thấy, EVFTA có tác động rất mạnh trong việc thúc đẩy nhập khẩu thịt từ EU sang Việt Nam, tuy vậy tăng trƣởng này không đƣợc phân phối đều theo quốc gia xuất khẩu hay ngành hàng. Bài viết cũng cố gắng đƣa ra các kiến nghị cho doanh nghiệp và nhà nƣớc Việt Nam. Từ khóa: EVFTA, Việt Nam, EU, Thịt, SMART, FTAs, nhập khẩu 293
  2. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 ABSTRACT Despite the abundancy of research dedicated to investigating the effect of FTAs in international trade, the quantity of research specifically study the impact of new generation FTAs on specific sectors in Vietnam is rather limited. Therefore, this paper aim at quantifying the potential effect of the European-Vietnam free trade agreement (EVFTA) on Vietnam‘s meat import. In order to tackle such task, this paper utilize SMART simulation in order to quantidy the effect of EVFTA. The resutl shows clear indication of positive effect of EVFTA on Vietnam meat import, however, this effect is unevenly distributed both export nations wise and products-wise. Keywords: EVFTA, Vietnam, EU, Meat sector, SMART, FTAs, Import 1. GIỚI THIỆU Trong thƣơng mại quốc tế hiện nay, các hiệp định thƣơng mại tự do là một công cụ đƣợc sử dụng để khuyến khích và tạo động lực phát triển cho các hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia. Việc phát triển kinh tế dựa trên việc ký kết các hiệp định thƣơng mại quốc tế (Free trade agreement FTA) càng đƣợc đặc biệt chú trọng trong bối cảnh hiệp định thƣơng mại đa phƣơng (multilateral trade agreement) WTO đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán vòng đàm phán gần nhất – DOHA. Chính vì sự quan trọng này, nên việc đánh giá tác động của các FTAs hiện nay là một vấn đề rất đƣợc chú ý trong các nghiên cứu về thƣơng mại quốc tế. Việt nam hiện nay đang tham gia tổng cộng là 12 hiệp định thƣơng mại tự do khác nhau (Trung tâm WTO và hội nhập, 2019), bao gồm cả các hiệp định ASEAN+ và các hiệp định song phƣơng với các đối tác thƣơng mại lớn nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Gần đây, Việt nam đã chính thức kí kết các hiêp định thƣơng mại tự do thế 294
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 hệ mới, với mức độ giảm thuế sâu và mức độ bao phủ nhiều dòng hàng nhƣ CPTPP (hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái Bình Dƣơng) và EVFTA (Hiệp định thƣơng mại Việt Nam-Châu Âu). Các hiệp định thƣơng mại thế hệ mới mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam cơ hội để tiếp cận nhiều thị trƣờng với tiềm năng nhu cầu lớn, cũng nhƣ đa dạng hóa và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc. Nhận ra mức độ quan trọng của các hiệp định thƣơng mại quốc tế và đặc biệt là các hiệp định thƣơng mại thế hệ mới. Bài viết này nhắm đến việc đánh giá tác động tiềm năng của hiệp định thƣơng mại giữa Việt Nam và 28 nƣớc Châu Âu- EVFTA lên nhập khẩu thịt tại Việt Nam. Ngành hàng thịt là ngành hàng đặc biệt nhạy cảm cho những nền kinh tế đang phát triển và phụ thuộc nhiều vào nông sản nhƣ Việt Nam. Vì vậy, thịt nhập khẩu vào Việt Nam thƣờng chịu mức thuế rất cao, từ 15% đến 40% (Biểu thuế MFN lên nhập khẩu thịt đƣợc trình bày trong phụ lục 1). Nên, cam kết của Việt Nam giảm thuế nhập khẩu về 0 trong khoảng thời gian từ 3 đến 10 năm cho rất nhiều dòng hàng thịt sẽ tạo nên tác động rất lớn đối với thị trƣờng thịt nội địa Việt Nam, cũng nhƣ sẽ ảnh hƣởng đến những nƣớc xuất khẩu thịt chính sang Việt Nam nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ Vì vậy việc lƣợng hóa các tác động tiềm năng của hiệp định EVFTA nói chung và tác động của EVFTA lên ngành hàng thịt nói riêng là cần thiết để giúp cho các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp cũng nhƣ nhà nƣớc Việt Nam có một cái nhìn khái quát cũng nhƣ đánh giá chính xác của hiệp định này lên một thị trƣờng nhảy cảm của Việt Nam. Để lƣợng hóa và đƣa ra một giả định chính xác về tác động tiềm năng (ex-ante) của EVFTA lên ngành hàng thịt của Việt Nam, tác giả sử dụng mô hình cân bằng cục bộ (Partial Equulibrium model-PE) và giả lập SMART đƣợc đƣa ra bởi World Integrated Trade Solution (WITS)- World Bank. Tác giả sử dụng dữ liệu là kim ngạch nhập khẩu thịt của Việt Nam từ các bạn hàng quốc tế và lịch trình cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam theo hiệp định thƣơng mại Việt Nam, Châu 295
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Âu. Bài viết sẽ đƣợc bố cục nhƣ sau, phần đầu tiên sẽ đƣa ra tổng quan về các nghiên cứu liên quan, phần tiếp theo sẽ đƣa ra phƣơng pháp nghiên cứu và số liệu, tiếp theo tác giả sẽ đƣa ra kết quả của mô hình cũng nhƣ đƣa ra các bàn luận, đánh giá, phần cuối cùng sẽ kết luận về các vấn đề đẫ nêu lên trong bài viết. 2. TỔNG QUAN Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thƣơng mại tự do lên dòng thƣơng mại thƣờng sử dụng mô hình trọng lực và đánh giá dựa trên số liệu tổng hợp để đánh giá tác động ―sau khi‖ (ex-post) các FTAs có hiệu lực từ 5-10 năm. Tuy vậy, các nghiên cứu về tác động của FTAs lên dòng thƣơng mại không đƣa ra đƣợc một kết quả thống nhất. Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Jan Tinbergen (1962), một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên sử dụng mô hình trọng lực (gravity model) để đánh giá tác động của hiệp định thƣơng mại tự do thấy rằng, tác động của các hiệp định FTAs lên dòng thƣơng mại không có ý nghĩa thống kê (statistically insignificant), hay, việc ký kết các FTAs đƣợc cho là không có ảnh hƣởng đến thƣơng mại quốc tế. Trong khi đó, kết quả của Aitken (1973), Abrams (1980) và Brada và Mendez (1985) cho thấy rằng, các hiệp định thƣơng mại tự do và đặc biệt là khối liên minh châu âu (EC) có tác dụng thúc đẩy thƣơng mại quốc tế giữa các thành viên nội khối. Các kết quả có phần đối nghịch này đƣợc giải thích là do sự khác nhau trong việc sử dụng mô hình định lƣợng và cách sử lý dữ liệu khác nhau của các nhà nghiên cứu. Các nghiên cứu định lƣợng sử dụng mô hình trọng lực thƣờng sử dụng các biến kiểm soát khác nhau (ngoại trừ những biến độc lập cố định nhƣ GDP, và khoảng cách địa lí), cũng nhƣ các phƣơng pháp xử lý dữ liệu khác nhau ví dụ nhƣ mô hình bình phƣơng nhỏ nhất (OLS), phƣơng pháp Tobit, phƣơng pháp PPML (Poisson Maximum likelihood). Hơn nữa, việc sử dụng biến giả để đại diện cho FTAs thƣờng không tính việc, các quốc gia tham gia vào một FTA thƣờng là các quốc gia đã có sẵn lƣợng thƣơng mại song phƣơng lớn. Việc không tính đến các yếu tố mà một quốc gia tham gia hoặc 296
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 đƣợc lựa chọn để tham gia vào FTA cũng sẽ gây ảnh hƣởng đến độ chính xác của kết quả mô hình (Baier, Bergstrand, 2007). Bên cạnh các nghiên cứu đánh giá xem FTAs có thật sự có tác động lên dòng thƣơng mại quốc tế hay không (và nếu có thì là bao nhiêu phần trăm), các nghiên cứu liên quan đến tác động tiềm năng (ex-ante) của các FTAs, đặc biệt là FTAs thế hệ mới rất phổ biến. Các nghiên cứu này thƣờng sử dụng các công cụ mô phỏng (simulation) ví dụ nhƣ SMART hay CGE và dựa trên các lý thuyết nhƣ cân bằng tổng thể (General equilibrium) hay cân bằng một phần (Partial Equilibrium), để đánh giá các tác động có thể xảy ra đối với cả nền kinh tế hay một ngành hàng cụ thể khi một quốc gia tham gia vào một hiệp định FTAs. Các nghiên cứu sử dụng CGE để đánh giá tổng thể về nền kinh tế rất thƣờng xuyên đƣợc sử dụng để đánh giá các FTAs thế hệ mới nhƣ Li (2014) đánh giá tác động RCEP lên đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI); Itakura và Lee (2014) sử dụng CGE để đánh gía tác động của TPP và RCEP lên nông nghiệp Nhật Bản; Li, Scollay, Gilbert (2017) đánh giá tác động của CPTPP lên đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI); Lu (2018) đánh giá tác động của của CPTPP và EVFTA lên xuất khẩu may mặc Việt Nam; Khan, Zada, Mukhopadhyay (2018) đánh giá tác động của CPTPP lên nền kinh tế Pakistan; Itakura và Lee (2019) đánh giá tác động của CPTPP và RCEP của các nƣớc thành viên nằm trong cùng một chuỗi cung ứng toàn cầu. Các đánh giá chuyên biệt về một ngành hàng nhất định sử dụng mô hình cân bằng bán phần có hạn chế hơn về số lƣợng cũng nhƣ độ đa dạng thị trƣờng đƣợc sử dụng để phân tích, ví dụ nhƣ Kumar và Ahmed (2014) sử dụng SMART để đánh giá tác động của hiệp định thƣơng mại tự do Nam Á (SAFTA) lên một số các dòng hàng nhạy cảm, hoặc Othineo và Shinyekwa (2011) sử dụng SMART để đánh giá tác động của liên minh thuế quan đông phi (East Africa customs union) lên Uganda. Llano, Perez và Steinberg (2019) mở rộng phạm vi nghiên cứu và đánh giá tác động của thuế quan của Mỹ lên ngành hàng sắt lên các khu vực kinh tế khác nhau. Veeramani và Saini 297
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 đánh giá tác động của hiệp định ASEAN và Ấn độ lên ngành trồng chọt. Ngoài các nghiên cứu quốc tế, các nghiên cứu sử dụng công cụ giả định SMART tại Việt Nam cũng có phần hạn chế về mặt số lƣợng. Vu (2016) sử dụng SMART để định lƣợng tác động tiềm năng của EVFTA lên nhập khẩu thuốc y tế Việt Nam từ EU, Anh, Ngọc (2011) đánh giá tác động tiềm năng của hiệp đinh RCEP lên nhập khẩu ô tô tại Việt Nam. Tác động của RCEP lên mặt hàng ô tô tại Việt Nam đƣợc tiếp tục nghiên cứu bởi Tu, Ngoc và Hƣơng vào năm 2017 Từ việc đánh giá tổng quan các nghiên cứu đánh giá các tác động cả trƣớc (ex-ante) và sau (expost) của các FTAs lên dònng thƣơng mại nói chung và các FTAs thế hệ mới nhƣ CPTPP và EVFTA nói riêng lên dòng thƣơng mại Việt Nam nói riêng, tác giả nhận thấy các nghiên cứu đánh giá và đặc biệt là đánh giá định tính tác động của EVFTA lên một ngành hàng là còn chƣa đa dạng. Vì vậy trong bài viết này, tác giả ngắm đến việc sử dụng mô hình SMART và lý thuyết cân bằng bán phần để đánh giá tác động của EVFTA lên ngành hành thịt của Việt Nam. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Các nghiên cứu đánh giá tác động tiềm năng của FTAs lên dòng thƣơng mại có thể đƣợc thực hiện bởi rất nhiều các phƣơng pháp định lƣợng khác nhau, nhƣng phổ biến nhất là hai mô hình: mô hình cân bằng toàn phần (Computable General Equilibrium-CGE) sử dụng công cụ giả định GTAP (Global Trade Analysis Project) và mô hình cân bằng một phần (Partial Equilibrium-PE) sử dụng công cụ giả định SMART (Single Market Partial Equilibrium Simulation Tool). Hai mô hình này có thể đƣợc sử dụng để đánh giá các góc cạnh khác nhau của một hiệp định thƣơng mại lên dòng thƣơng mại và có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Để đánh giá một cách toàn bộ về tác động của FTAs lên nền kinh tế, các nhà nghiên cứu thƣờng sử dụng mô hình CGE. CGE có thể định lƣợng đƣợc mức độ ảnh hƣởng (tăng giảm) của 298
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 các FTAs lên các chỉ số kinh tế vĩ mô ví dụ nhƣ tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thƣơng mại, đầu tƣ, việc làm, tích kiệm, giá cả hoặc còn có thể đánh giá tác động lên các ngành hàng liên quan, thay thế mà không chịu ảnh hƣởng của việc cắt giảm thuế. Tuy vậy, CGE không thể đánh giá đƣợc tác động của việc cắt giảm thuế quan theo hiệp định thƣơng mại tự do lên một ngành hàng hoặc một nhóm ngành hàng nhất định. Để đánh giá đƣợc tác động của FTAs lên các dữ liệu đƣợc cắt nhỏ hơn (mã HS 4 số hoặc 6 số), mô hình cân bằng bán phần (PE) thƣờng đƣợc sử dụng hơn. Điểm mạnh của PE là có thể đánh giá đƣợc tác động của hiệp định thƣơng mại tự do lên thƣơng mại, tạo dựng thƣơng mại (trade creation), chệch hƣớng thƣơng mại (trade diversion), doanh thu thuế quan (tariff revenue) của một ngành hàng có mã HS 6 số. Việc định lƣợng các tác động đến các ngành hàng có mã HS 6 số có thể giúp cho chính phủ, cũng nhƣ các doanh nghiệp có một cái nhìn sâu và chi tiết hơn về từng ngành hàng liên quan. Mô hình cân bằng bán phần (PE) chỉ đƣa ra phƣơng trình cân bằng cho một ngành hàng nhất định (Board 2009). Mô hình cân bằng PE dựa trên phƣơng trình cân bằng bán phần. Với phƣơng trình thể hiện nhu cầu nhập khẩu của nƣớc j với mặt hàng i đƣợc sản xuất tại nƣớc k là Mijk = f (Yj, Pij, Pik) Và phƣơng trình thể hiện cung xuất khẩu của nƣớc k với mặt hàng i là Xijk = f(Pikj) Cung và cầu của hai nƣớc j và k cho mặt hàng i sẽ đƣợc cân bằng khi phƣơng trình sau đƣợc thỏa mãn Mijk= Xijk(1) Khi hiệp định thƣơng mại đƣợc kí và thuế nhập khẩu của mặt hàng thay đổi, giá của mặt hàng i tại nƣớc j từ nƣớc k sẽ đƣợc thể hiện bởi phƣơng trình 299
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Pijk = Pijk(1 + tijk) (2) Từ ba phƣơng trình (1), (2) và ta sẽ có đƣợc phƣơng trình về tạo dựng thƣơng mại và chệch hƣớng thƣơng mại bằng cách lấy đạo hàm của phƣơng trình (1) và (2), từ đó thay thế sự thay đổi về giá từ phƣơng trình (2) ta sẽ có đƣợc sự thay đổi về tạo dƣng thƣơng mại và chệc hƣớng thƣơng mại. Từ đó có thể tính đƣợc tổng sự thay đổi về thƣơng mại bằng cách cộng tác động chệch hƣớng thƣơng mại và tạo dựng thƣơng mại Dựa trên lý thuyết về mô hình cân bằng bán phần (PE), công cụ giả định SMART sẽ tính toán sự thay đổi về thƣơng mại dựa trên mức thuế sẽ đƣợc thay đổi theo hiệp định thƣơng mại tự do và kim ngạch thƣơng mại của ngành hàng đó trong năm đƣợc chọn ở hiện tại. Vì vậy, SMART có thể đƣợc coi nhƣ một công cụ để thiết lập giả định (Counter-factual) để trả lời câu hỏi ―nếu nhƣ?‖ việc cắt giảm thuế quan trong tƣơng lai đƣợc áp dụng vào hiện tại thì dòng thƣơng mại sẽ bị thay đổi ra sao. SMART đƣợc sử dụng dựa trên các giả định sau đây về đƣờng cung xuất khẩu và đƣờng cầu nhập khẩu Chỉ có một nhà nhập khẩu duy nhất trong mô hình, các nhà xuất khẩu phải cạnh tranh nhau để xuất khẩu sang thị trƣờng của nƣớc xuất khẩu, vì vậy đƣờng cung xuất khẩu thƣờng sẽ co giãn hoàn hảo, hay nói cách khác sẽ có độ co giãn là dƣơng vô cùng, và đƣờng cung sẽ nằm ngang Giả định Armington: ngƣời tiêu dùng có thị yếu khác nhau về các sản phẩm đƣợc nhập khẩu từ các nhà nhập khẩu khác nhau. Do có thị hiếu khác nhau về các sản phẩm, nên dòng nhập khẩu sẽ không tập trung về một nƣớc xuất khẩu, nếu nƣớc xuất khẩu đó đƣợc hƣởng các thuế quan ƣu đãi đặc biệt Nhu cầu của ngƣời tiêu dùng sẽ đƣợc chia thành hai bƣớc, bƣớc một, ngƣời tiêu dùng quyết định tổng cầu cho mặt hàng dựa vào chỉ số giá tiêu dùng, bƣớc hai: ngƣời mua quyết định cầu của các chủng loại khác nhau của mặt hàng dựa trên tổng nhu cầu sử dụng 300
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 3.2. Dữ liệu Một thế mạnh của SMART là công cụ SMART yêu cầu rất ít dữ liệu đầu vào, và chính SMART cũng đƣợc thiết kế bởi ngân hàng thế giới- World Bank để chứa dữ liệu về kim ngạch thƣơng mại song phƣơng cũng nhƣ thuế quan đánh trên từng dòng hàng (lên đến mã HS 6 hoặc 8 số) giữa các quốc gia khác nhau. Vì vậy, để đánh giá tác động của EVFTA lên nhập khẩu thịt của Việt Nam, tác giả sử dụng kim ngạch nhập khẩu song phƣơng của Việt Nam với tất cả các bạn hàng trên thế giới đối với các mã HS từ 0201.10.00 đến 0210.99.90. Năm đƣợc chọn để thiết lập giả định là năm 2018, vì vậy số liệu về kim ngạch song phƣơng giữa Việt Nam và bạn hàng sẽ ứng với năm giả định là năm 2018. Số liệu về kim ngạch nhập khẩu của các mã HS nêu trên từ các nƣớc EU sang Việt Nam có thể dễ dàng đƣợc trích xuất từ nguồn dữ liệu của UNCTAD-TRAINS thông qua SMART. 3.3. Thiết kế giả định Để đánh giá đƣợc một cách chính xác nhất tác động của hiệp định thƣơng mại EVFTA lên dòng thƣơng mại Việt Nam, tác giả đã đƣa ra các giả định nhƣ sau Giả định 1: Hiệp định EVFTA đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt và tất cả các dòng hàng thịt đƣợc cam kết sẽ đƣợc cắt giảm hoàn toàn thuế quan trong vòng 10 năm từ năm 2018-2028. Giả định 2: Việt Nam cắt giảm hoàn toàn thuế nhập khẩu theo cam kết của hiệp định EVFTA cho ngành hàng thịt trong khoảng thời gian từ 2018-2028. Đồng thời cắt Việt Nam cắt giảm hoàn toàn thuế quan cho các nƣớc trong hiệp định CPTPP từ 2018-2028 Mô hình SMART đƣợc tính toán dựa trên 3 độ co giãn, đó là độ co giãn cầu, co giãn cung và co giãn Armington, việc kết quả của mô hình có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn ba độ co giãn trên cho mô hình. Độ co giãn cầu nhập khẩu (import elasticity) đã đƣợc mặc định trong SMART là 1.5. Độ co giãn cung xuất khẩu (ex- port elasticity) đƣợc định nghĩa là sự thay đổi về cung xuất khẩu khi có 301
  10. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 sự thay đổi về giá, lý thuyết của SMART đƣa ra giả thuyết một ngƣời nhập khẩu và nhiều ngƣời xuất khẩu, vì vậy đƣờng cung xuất khẩu trong SMART đƣợc giả định là nằm ngang, hay có giá trị là 99 trong SMART. Vì lƣợng nhập khẩu của Việt Nam là tƣơng đối nhỏ, cũng nhƣ thị trƣờng thịt của Việt Nam là tƣơng đối nhỏ so với các nhà xuất khẩu, vì vậy, giả định cung co giãn hoàn hảo (99) là phù hợp và sẽ đƣợc tác giả sử dụng trong mô hình. Độ co giãn Armington, hay còn gọi là độ co giãn thay thế đƣợc dựa trên sự thay đổi về cầu nhập khẩu đối với các hàng hóa có nguồn gốc từ các nƣớc xuất khẩu khác nhau với tƣơng quan là sự thay đổi về giá (Kapuscinski, Warr, 1999). Việc lựa chọn độ co giãn Armington có sự quan trọng đặc biệt trong việc quyết định độ chính xác của ƣớc lƣợng trong mô hình SMART. Tác giả sẽ sử dụng trong bài viết độ co giãn Armington đƣợc ƣớc lƣợng bởi Hertel và cộng sự (2007). Hertel và cộng sự sử dụng mô hình hồi quy để ƣớc lƣợng độ co giãn Armington cho một số các ngành hàng cơ bản và so sánh độ co giãn đƣợc ƣớc lƣợng này với độ co giãn Armington đƣợc giới thiệu bởi GTAP. Mô hình của Hertel và cộng sự giải quyết đƣợc vấn đề của các bài viết trƣớc là không quan sát đƣợc một cách hiệu quả sự đa dạng về giá của các mặt hàng có nguồn gốc khác nhau. Độ co giãn Armington đƣợc ƣớc lƣợng thƣờng lớn hơn so với ƣớc lƣợng của GTAP. Theo Hertel và các cộng sự, độ co giãn Armington cho các mặt hàng thịt trâu bò (Bovine meat products) sẽ là 7.7 và các loại thịt khác (Meat products nec) là 8.8 và sẽ đƣợc tác giả sử dụng trong bài viết này. 4. KẾT QUẢ CỦA GIẢ ĐỊNH 4.1. T ác động của EVFTA lên tổng quan nhập khẩu thịt tại Việt Nam từ EU Cả hai giả định đƣợc tác giả đƣa ra cho thấy rằng, việc kí kết hiệp định thƣơng mại tự do EVFTA sẽ có tác động tích cực lên nhập khẩu thịt từ các nƣớc thuộc Liên Minh Châu Âu EU sang Việt Nam. Tác động tích cực này sẽ là hệ quả của hai hiện tƣợng, thứ nhất là do mặt hàng thịt từ EU sẽ rẻ hơn trƣớc do đƣợc cắt giảm thuế quan nhập khẩu 302
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 từ Việt Nam. Thứ hai là mặt hàng thịt nhập khẩu từ EU sẽ rẻ hơn so với thịt nhập khẩu từ các nƣớc khác trên thế giới do thịt từ EU đƣợc nhận ƣu đãi thuế quan từ EVFTA. Bảng 1 thể hiện kết quả của hai giả định đƣợc nêu. Bảng 1: Kết quả về sự thay đổi nhập khẩu thịt EU về Việt Nam theo hai giả định (Đơn vị: Nghìn USD) Chỉ số Giả định 1 Giả định 2 Kim ngạch nhập khẩu 174815 174815 trước hiệp định (‘000 USD) Kim ngạch nhập khẩu sau 261167 260791 hiệp định (‘000 USD) Tổng trị giá thay đổi nhập 86353 85976 khẩu (‘000 USD) Phần trăm thay đổi nhập 49,18 48,18 khẩu (%) Từ kết quả trên có thể thấy, hiệp định EVFTA có tác động rất lớn lên nhập khẩu thịt từ EU sang Việt Nam. Tổng phần trăm thay đổi nhập khẩu trong 10 năm từ 2018-2028 là xấp xỉ 49%, phần trăm thay đổi nhập khẩu giảm từ 49% xuống 48% nếu ảnh hƣởng của CPTPP đƣợc tính đến. Việc giảm phần trăm thay đổi nhập khẩu này là do một phần dòng hàng sẽ đƣợc chuyển hƣớng sang các nƣớc xuất khẩu thịt thuộc hiệp định CPTPP nhƣ Nhật Bản, hay Australia. Quy mô tác động của hiệp định EVFTA lên nhập khẩu thịt của Việt Nam là khá lớn, lí do là vì các mặt hàng thịt nhập khẩu từ EU sang Việt Nam đang phải chịu mức thuế khá cao, phần lớn các mã hàng đang chịu thuế 20% và có những mã hàng phải chịu thuế đến 40%. 303
  12. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 4.2. Ảnh hƣởng của hiệp định EVFTA lên các nƣớc thanh viên EU Trong bài viết này, tác giả không coi Anh là thành viên của Liên Minh Châu Âu EU trong cả hai giả định vì Anh đã có lộ trình rời khỏi EU trong năm 2018. Ảnh hƣởng của EVFTA lên các nƣớc thành viên EU đƣợc thể hiện tại bảng 2. Nhìn chung các nƣớc thành viên EU đều sẽ tăng xuất khẩu thịt sang Việt Nam do Việc cắt giảm thuế sâu. Bảng 2: Ảnh hƣởng của EVFTA lên xuất khẩu thịt của các nƣớc thành viên EU sang Việt Nam Giả định 1 Giả định 2 Xuất Thay Phần Xuất Thay Phần khẩu đổi kim trăm khẩu đổi kim trăm Quốc gia trước ngạch thay đổi trước ngạch thay đổi EVFTA (‘000 (%) EVFTA (‘000 (%) (‘000 USD) (‘000 USD) USD) USD) Poland 50631 26626 52.59 50631 26407 52.16 Netherlands 42559 18906 44.42 42559 18840 44.27 Germany 28662 10346 36.10 28662 10330 36.04 Italy 17771 6201 34.89 17771 6180 34.78 France 9678 8894 91.90 9678 8881 91.77 Ireland 6505 1364 20.97 6505 1360 20.91 Belgium 5294 4013 75.80 5294 4008 75.70 Denmark 3775 2952 78.20 3775 2945 78.03 Lithuania 2937 1398 47.58 2937 1393 47.43 Greece 2067 738 35.73 2067 736 35.61 Bulgaria 1414 3580 253.17 1414 3580 253.15 Romania 1188 447 37.61 1188 446 37.49 304
  13. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Portugal 644 200 31.08 644 186 28.85 Croatia 568 200 35.14 568 199 35.04 Cyprus 474 211 44.56 474 211 44.42 Sweden 280 133 47.50 280 133 47.34 Czech Repub- lic 201 78 38.79 201 76 37.84 Slovenia 166 67 40.50 166 67 40.38 Austria 0 0 0 0 0 0 Estonia 0 0 0 0 0 0 Finland 0 0 0 0 0 0 Hungary 0 0 0 0 0 0 Latvia 0 0 0 0 0 0 Lumxemburg 0 0 0 0 0 0 Malta 0 0 0 0 0 0 Slovakia 0 0 0 0 0 0 Spain 0 0 0 0 0 0 Phần lớn, các nƣớc EU đều sẽ có tăng trƣởng xuất khẩu lớn sang Việt Nam dƣới sự ảnh hƣởng của EVFTA, với mức độ tăng trƣởng xuất khẩu nhỏ nhất là từ Ireland với xấp xỉ 20%, và lớn nhất là Bulgaria với mức tăng trƣởng là 251%. Trung bình, xuất khẩu thịt từ các nƣớc EU sang Việt Nam sẽ tăng trƣởng từ 30-40%. Đặc biệt, có những quốc gia nhƣ Bulgaria có mức độ tăng trƣởng là 251%, là mức độ tăng trƣởng rất lớn nếu nhƣ thuế quan nhập khẩu thịt tại Việt Nam đƣợc đƣa về 0. Lí do của sự tăng trƣởng mạnh mẽ này là do các dòng hàng thịt xuất khẩu từ Bulgaria sang Việt Nam bao gồm 02.05.00, 02.06.29, 02.06.49, 02.06.90, 02.07.14, 02.07.45, đều là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, vì vậy các dòng hàng này sẽ có cƣờng độ tăng trƣởng xuất 305
  14. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 khẩu lớn nếu thuế nhập khẩu lên càng dòng hàng này trở về 0. Kể cả khi tác động của CPTPP đƣợc tính dến trong giả định 2, thì sự tăng trƣởng về xuất khẩu thịt của các nƣớc EU cũng bị giảm đi không đáng kể chỉ giao động trong khoảng 100 nghìn USD. Điều này có thể là do các nƣớc thuộc hiệp định CPTPP không chiếm thị phần xuất khẩu thịt lớn sang Việt Nam, vì vậy kể cả khi thuế nhập khẩu đƣợc bãi bỏ thì lƣợng chếch hƣớng thƣơng mại cũng không quá lớn Một nhƣợc điểm lớn của SMART là SMART không tính đến các ảnh hƣởng theo chiều rộng (extensive margin) của các hiệp định thƣơng mại tự do, vì vậy theo mô hình SMART, các nƣớc thuộc liên minh EU hiện tại đang không có quan hệ thƣơng mại về mặt hàng thịt với Việt Nam cũng sẽ không mở có tăng trƣởng sau khi hiệp định thƣơng mại EVFTA đƣợc kí kết. Tuy vậy, về mặt lý thuyết thƣơng mại quốc tế, việc bãi bỏ thuế quan có thể có các ảnh hƣởng theo chiều rông, có nghĩa là, hai quốc gia có thể mở rộng thƣơng mại đến các mặt hàng chƣa từng đƣợc trao đổi trƣớc đây, hoặc bắt đầu tạo dựng quan hệ thƣơng mại với nhau dƣới sự ảnh hƣởng của việc bãi bỏ thuế quan theo hiệp định thƣơng mại tự do. Vì vậy, các nƣớc đang không có quan hệ thƣơng mại trong ngành hàng thịt với Việt Nam nhƣ Áo, Estonia, Phần Lan, Hunga- ry, Latvia, Luxembourg, Malta, Slovakia, Tây Ban Nha thật sự có thể sẽ có những tăng trƣởng nhất định, tuy vậy SMART không đƣợc trang bị để có thể ƣớc lƣợng đƣợc các tăng trƣởng này 4.3. Ảnh hƣởng của hiệp định EVFTA lên các dòng hàng thịt Việt Nam hiện tại đang nhập khẩu và cam kết cắt giảm thuế cho rất nhiều mã hàng thịt từ các nƣớc EU. Bảng 3 thể hiện sự thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu của từng mã HS 6 số. Danh sách các mã hàng của ngành hàng thịt cùng mô tả hàng hóa sẽ đƣợc thể hiện ở phụ lục 1. 306
  15. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Bảng 3: Ảnh hƣởng của hiệp định thƣơng mại EVFTA lên nhập khẩu thịt có mã HS 6 số từ EU về Việt Nam Giả định 1 Giả định 2 Xuất khẩu Thay đổi Phần trăm Xuất khẩu Thay Phần trăm Mã HS trước kim thay đổi trước đổi kim thay đổi EVFTA ngạch (%) EVFTA ngạch (%) (‘000 USD) (‘000 (‘000 USD) (‘000 USD) USD) 0201 14077.3 15.9 0.11313 14077.3 6 0.04215 020110 17.0 0.0 0.00000 17.0 0 0.00000 020120 1127.7 0.4 0.03857 1127.7 0 0.03857 020130 12932.6 15.5 0.11978 12932.6 5 0.04251 0202 2000956.2 1758.1 0.08786 2000956.2 801 0.04002 020210 98.8 10.9 11.01862 98.8 0 0.00000 020220 34231.2 165.0 0.48215 34231.2 91 0.26533 020230 1966626.3 1582.2 0.08045 1966626.3 710 0.03610 0203 78672.4 21918.9 27.86096 78672.4 21055 26.76250 020311 138.3 384.5 278.01770 138.3 381 275.27263 020312 191.2 1247.8 652.74402 191.2 1248 652.74402 020319 16778.4 12.7 0.07595 16778.4 13 0.07504 020321 227.9 5.7 2.51727 227.9 6 2.51727 020322 2403.0 187.8 7.81523 2403.0 113 4.70581 020329 58933.7 20080.4 34.07280 58933.7 19295 32.73992 0204 17786.4 13.2 0.07441 17786.4 13 0.07441 020410 527.7 0.0 0.00000 527.7 0 0.00000 020421 369.3 0.0 0.00000 369.3 0 0.00000 020422 1079.6 0.0 0.00000 1079.6 0 0.00000 020423 312.2 0.0 0.00000 312.2 0 0.00000 307
  16. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 020430 10.7 0.0 0.00000 10.7 0 0.00000 020441 366.1 0.0 0.00000 366.1 0 0.00000 020442 10412.1 13.2 0.12710 10412.1 13 0.12710 020443 2272.0 0.0 0.00000 2272.0 0 0.00000 020450 2436.6 0.0 0.00000 2436.6 0 0.00000 0205 14287.6 6242.6 43.69253 14287.6 6243 43.69253 020500 14287.6 6242.6 43.69253 14287.6 6243 43.69253 0206 650840.7 3421.5 0.52570 650840.7 2963 0.45529 020610 14506.0 326.3 2.24940 14506.0 2 0.01565 020621 6927.7 1.8 0.02652 6927.7 0 0.00000 020622 209.5 3.6 1.72581 209.5 4 1.69716 020629 400636.7 675.7 0.16867 400636.7 630 0.15718 020630 376.0 17.6 4.68578 376.0 10 2.72604 020641 36.2 52.6 145.29168 36.2 53 145.29168 020649 208010.1 2253.7 1.08346 208010.1 2248 1.08080 020680 65.0 3.6 5.47697 65.0 4 5.47697 020690 20073.6 86.6 0.43129 20073.6 13 0.06534 0207 646645.4 23002.0 3.55712 646645.4 21857 3.38012 020711 1023.9 44.2 4.31363 1023.9 44 4.31363 020712 666.3 48.8 7.32381 666.3 47 7.05622 020713 1987.8 357.0 17.95819 1987.8 347 17.45370 020714 623053.4 15324.1 2.45951 623053.4 14191 2.27770 020724 1.6 0.0 0.00000 1.6 0 0.00000 020725 478.2 0.0 0.00000 478.2 0 0.00000 020726 37.0 0.0 0.00000 37.0 0 0.00000 020727 5771.5 210.4 3.64580 5771.5 210 3.64580 020741 145.5 0.3 0.23505 145.5 0 0.23505 020742 22.1 4.6 20.87047 22.1 5 20.87047 308
  17. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 020743 134.7 269.5 200.10022 134.7 270 200.10022 020744 147.1 7.2 4.86782 147.1 7 4.86782 020745 12754.4 6716.6 52.66071 12754.4 6717 52.66071 020752 80.7 0.0 0.00000 80.7 0 0.00000 020755 332.8 0.0 0.00000 332.8 0 0.00000 020760 8.4 19.3 228.90283 8.4 19 228.90283 0208 550.5 276.4 50.20017 550.5 276 50.20017 020810 258.9 272.1 105.12598 258.9 272 105.12598 020890 291.7 4.2 1.45335 291.7 4 1.45335 0209 4265.6 5953.7 139.57453 4265.6 5954 139.57453 020910 4265.3 5953.7 139.58441 4265.3 5954 139.58441 020990 0.3 0.0 0.00000 0.3 0 0.00000 0210 7681.7 1161.9 15.12501 7681.7 974 12.67739 021011 235.1 6.2 2.62236 235.1 6 2.62236 021012 36.1 1.2 3.35615 36.1 1 3.35615 021019 1532.4 355.5 23.19879 1532.4 356 23.19879 021020 1956.5 22.0 1.12348 1956.5 22 1.12348 021093 67.9 0.0 0.00000 67.9 0 0.00000 021099 3853.7 777.0 20.16229 3853.7 589 15.28337 Theo kết quả của mô hình SMART, phần lớn các dòng HS của mặt hàng thịt đều sẽ tăng trƣởng ở một mức nhất định dƣới sự tác động của việc cắt giảm thuế xuống 0%. Đặc biệt là có các ngành hàng nhƣ 02.03.11 (thịt cả con và nửa con), 02.03.12 (Thịt mông đùi, thịt vai và các mảnh của chúng, có xƣơng), 02.06.41 (Gan), 02.07.43 (Gan béo, tƣơi hoặc ƣớp lạnh), 02.07.60 (Gà lôi), 02.08.10 (Thỏ hoặc thỏ rừng), 02.09.10 (Mỡ lợn) là những dòng HS có mức tăng trƣởng dự tính vƣợt quá 100%, có những ngành hàng có mức tăng trƣởng đến 200% và 309
  18. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 600%. Tuy vậy, cũng có những dòng HS không hề có sự thay đổi về kim ngạch nhập khẩu, những mặt hàng này hoặc đã có mức thuế nhập khẩu khá thấp, hoặc không có kim ngạch nhập khẩu nhiều, vì vậy việc cắt giảm thuế không thực sự có tác động lên các dòng HS này. Khi tác động của CPTPP đƣợc tính đến trong giả định 2, rất nhiều các dòng hàng không giữ đƣợc mức độ tăng trƣởng nhƣ giả định 1 và có mức tăng giảm từ 1-5% so với giả định 1. 4.3. Đánh giá và kiến nghị Việc lƣợng hóa ảnh hƣởng của hiệp định thƣơng mại Việt Nam- EU EVFTA lên dòng hàng thịt của Việt Nam là rất cần thiết cho doanh nghiệp và nhà nƣớc để có đƣợc một cái nhìn chi tiết và có những hành động hoặc chính sách phù hợp để thúc đẩy hoặc ngăn ngừa rủi ro đến từ sự tăng trƣởng này. Theo kết quả của mô hình SMART, mức độ tăng trƣởng xuất khẩu mặt hàng thịt của các nƣớc EU sang Việt Nam là rất lớn, có những nƣớc có mức độ tăng trƣởng lên đến 250% ví dụ nhƣ Bulgaria. Việc này cho thấy rằng các nƣớc thuộc Liên minh Châu Âu EU vẫn sẽ là các đối tác quan trọng trong tƣơng lai của Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam cần sát sao hơn, cũng nhƣ cần chủ động nắm rõ các tác động của hiệp định EVFTA Không chỉ vậy, tăng trƣởng nhập khẩu thịt về Việt Nam sẽ tập trung vào các bạn hàng nhƣ Phần Lan, Hà Lan, Đức Pháp, vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức là sự cạnh tranh lớn từ các công ty từ các quốc gia phát triên, có trình độ kỹ thuật cũng nhƣ chất lƣợng và năng suất cao hơn. Các công ty nội địa Việt Nam cần chủ động nâng cao khả năng sản xuất, chất lƣợng sản phẩm và chuẩn bị để đối đầu với sự cạnh tranh rất lớn đến từ các nƣớc trực thuộc EU Sự tăng trƣởng đối với các mã HS cũng không thực sự đều nhau, tăng trƣởng nhập khẩu thịt về Việt Nam tập trung chính vào các dòng HS 02.03.11 (thịt cả con và nửa con), 02.03.12 (Thịt mông đùi, thịt vai 310
  19. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 và các mảnh của chúng, có xƣơng), 02.06.41 (Gan), 02.07.43 (Gan béo, tƣơi hoặc ƣớp lạnh), 02.07.60 (Gà lôi), 02.08.10 (Thỏ hoặc thỏ rừng), 02.09.10 (Mỡ lợn). Các doanh nghiệp nội địa Việt Nam có thể chủ động tăng cƣờng năng lực cạnh tranh và sản xuất của các mặt hàng này, hoặc đa dạng hóa sản xuất để tránh việc phải cạnh trnah trực tiếp với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. 5. KẾT LUẬN Sử dụng mô hình cân bằng bán phần và công cụ giả định SMART, bài viết này nhắm vào việc đánh giá tác động tiềm năng (ex ante) của hiệp định thƣơng mại tự do EVFTA lên nhập khẩu thịt vào Việt Nam. Bài viết có mục đích lƣợng hóa tác động của EVFTA và cung cấp cho doanh nghiệp cũng nhƣ nhà nƣớc Việt Nam một cái nhìn chi tiết về ngành hàng thịt Việt Nam để có các hành động phù hợp. Tác giả đặt ra hai giả định, một giả định về tác động của EVFTA và giả định thứ hai tính đến cả tác động của EVFTA và CPTPP lên ngành hàng thịt Việt Nam. Trong cả hai giả định, kết quả đều cho thấy rằng, nhập khẩu thịt từ EU vào Việt Nam sẽ tăng trƣởng rất mạnh dƣới sự ảnh hƣởng của hiệp định EVFTA. Tuy vậy, sự tăng trƣởng này không đƣợc phân bố đều giữa các quốc gia và các mã HS khác nhau. Các nƣớc nhƣ Phần Lan, Đức, Pháp có mức tăng trƣởng xuất khẩu thịt sang Việt Nam cao hơn hẳn so với các nƣớc khác thuộc Liên minh Châu Âu. Không chỉ thế, tăng trƣởng nhập khẩu cũng tập trung vào một vài mã HS nhất định, có những mã HS có mức tăng trƣởng rất lớn (lên đến 600%) Bài viết cũng đƣa ra một vào kiến nghị nhất định cho doanh nghiệp và nhà nƣớc Việt Nam để xử lý cũng nhƣ tận dụng sự tăng trƣởng này. Tuy vậy, tác giả cũng nhận thấy những mặt hạn chế trong nghiên cứu, đặc biệt là những hạn chế về mặt phƣơng pháp nghiên cứu. Giả định SMART tuy rằng là một công cụ rất hữu ích trong việc đánh giá các tác động của FTAs đến kim ngạch của các dòng hàng, nhƣng SMART lại không đƣợc dựa trên một nền tảng lý thuyết vững chắc. 311
  20. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Cũng nhƣ SMART và PE không thể đánh giá đƣợc tác động của những ngành hàng thay thế hoặc liên quan đến ngành hàng thịt. Cũng nhƣ SMART không tính đến sự hiệu quả, nên các ƣớc lƣợng của SMART về chệch hƣớng thƣơng mại sẽ lớn hơn thực tế. Vì vậy, tác giả muốn mở rộng hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai và sử dụng các công cụ khác nhƣ CGE để có thể đƣa ra đƣợc một cái nhìn cụ thể hơn về ảnh hƣởng của EVFTA tới Việt Nam. Trích dẫn Aitken, N. D. (1973). The effect of the EEC and EFTA on European trade: A temporal cross-section analysis. The American Economic Re- view, 63(5), 881-892. Anh, T. T., & Ngoc, L. M. (2011). An assessment of the potential economic impacts of RCEP on Vietnam automobile sector1. The. World, 2013. Baier, S. L., & Bergstrand, J. H. (2007). Do free trade agreements actu- ally increase members' international trade?. Journal of international Economics, 71(1), 72-95. Board, S (2009). Partial equilibrium: Positive analysis, UCLA Economics. Availbale at: re6.pdf Brada, J. C., & Mendez, J. A. (1985). Economic integration among de- veloped, developing and centrally planned economies: A comparative analysis. The Review of Economics and Statistics, 549-556. 312
  21. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Hertel, T., Hummels, D., Ivanic, M., & Keeney, R. (2007). How confident can we be of CGE-based assessments of Free Trade Agreements?. Economic Modelling, 24(4), 611-635. Itakura, K., & Lee, H. (2019). Estimating the Effects of the CPTPP and RCEP in a General Equilibrium Framework with Global Value Chains. Kapuscinski, C. A., & Warr, P. G. (1999). Estimation of Arming- ton elasticities: an application to the Philippines. Economic Model- ling, 16(2), 257-278. Kumar, S., & Ahmed, S. (2014). Impact of sensitive lists under SAFTA: Quantitative assessment using a partial equilibrium modeling. European Journal of Globalization and Development Research, 10(1). Khan, M. A., Zada, N., & Mukhopadhyay, K. (2018). Economic impli- cations of the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans- Pacific Partnership (CPTPP) on Pakistan: a CGE approach. Journal of Economic Structures, 7(1), 2. Lee, H., & Itakura, K. (2014). TPP, RCEP, and Japan‘s agricultural pol- icy reforms. OSIPP DiscussionPaper, Osaka School of International Public Policy, Osaka. Li, Q. (2014, August). Analyzing Effects of RCEP on Foreign Direct Investment in a Firm Heterogeneity CGE Framework. In CGE Work- shop, Melbourne, Australia. Li, Q., Scollay, R., & Gilbert, J. (2017). Analyzing the effects of the Regional Comprehensive Economic Partnership on FDI in a CGE framework with firm heterogeneity. Economic Modelling, 67, 409-420. 313
  22. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Llano, C., Pérez, J., Steinberg, F., & Hewings, G. J. (2019). Glob- al and regional effects of the US tariffs on iron, steel and alumini- um: A SMART combination of models with a focus on Spain. Re- gional Science Policy & Practice, 11(3), 525-547. Lu, S. (2018). Evaluation of the Potential Impact of CPTPP and EVFTA on Vietnam's Apparel Exports: Are We Over-optimistic about Vietnam's Export Potential?. Othieno, L., & Shinyekwa, I. (2011). Trade, revenue and welfare effects of the East African Community Customs Union Principle of Asymmetry on Uganda: an application of Wits-Smart simulation model (No. 677-2016-46674). Tinbergen, Jan J. (1962) "Shaping the world economy; suggestions for an international economic policy." Tu, T. A., Ngoc, L. M., & Hƣơng, N. Q. (2017). An Assessment of the Potential Economic Impacts of RCEP on Vietnam Automo- bile Sector. SECO/WTI Academic Cooperation Project Working Paper Series, 5. Trung tâm WTO và hội nhập 2019, Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 7/2019, Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam- VCCI, Truy cập tại hop-cac-fta-cua-viet-nam-tinh-den-thang-112018 314