Sự phát triển của tiền kỹ thuật số trên thế giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

pdf 14 trang Gia Huy 18/05/2022 1880
Bạn đang xem tài liệu "Sự phát triển của tiền kỹ thuật số trên thế giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsu_phat_trien_cua_tien_ky_thuat_so_tren_the_gioi_va_ham_y_ch.pdf

Nội dung text: Sự phát triển của tiền kỹ thuật số trên thế giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

  1. 188 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN KỸ THUẬT SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM TS. Đặng Hương Giang Khoa Tài chính Ngân hàng – ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp TÓM TẮT Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0, tiền kỹ thuật số (TKTS) và các giao dịch liên quan đến TKTS ngày càng thâm nhập mạnh vào đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu. Với vai trò cơ quan quản lý tiền tệ, yêu cầu đặt ra đối với Ngân hàng trung ương (NHTW) là chú trọng đánh giá lợi ích và rủi ro của TKTS; linh hoạt và sáng tạo trong ứng xử với TKTS; đảm bảo bảo mật thông tin, an ninh mạng và ổn định hệ thống tài chính; tăng cường phối hợp quốc tế trong quản lý, phát hành TKTS. Bài viết thông qua tìm hiểu về sự phát triển TKTS thế giới, nghiên cứu thái độ và mức độ quan tâm của các NHTW các quốc gia về việc phát hành TKTS từ đó đề xuất một số các kiến nghị về chính sách để có các phản ứng kịp thời với loại tiền tệ này. Từ khoá: Tiền kỹ thuật số, Digital Currency, kinh tế số, CMCN 4.0 1. MỞ ĐẦU Mặc dù mới chỉ có NHTW Trung Quốc thông báo phát hành TKTS và một số NHTW đã tuyên bố rằng họ không quan tâm đến việc phát hành loại TKTS, nhưng nếu một số quốc gia quyết định phát hành loại tiền tệ này thì quyết định của họ có thể tác động đến các đồng tiền chủ chốt trên thế giới và điều này cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các NHTW khác nếu việc phát hành TKTS tạo ra các kết quả tích cực. Chính vì thế, theo dõi liên tục sự phát triển trong lĩnh vực này sẽ có những hàm ý chính sách quan trọng vì nó sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những phản ứng phù hợp và cần thiết đối với những thay đổi diễn ra ở các quốc gia khác. Xuất phát từ quan điểm khác nhau về TKTS, TKTS NHTW (Central Bank Digital Currency – CBDC), các quốc gia / NHTW đã đưa ra những quy định về quản lý, kiểm soát các giao dịch liên quan đến đồng tiền này và bắt đầu nghiên cứu, thử nghiệm CBDC. Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của TKTS trên thế giới và thái độ, kinh nghiệm của NHTW các nước, một số hàm ý chính sách quan trọng sẽ giúp Việt Nam bắt nhịp với xu hướng phát triển của TKTS, đồng thời phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro với hệ thống tài chính, tiền tệ và nền kinh tế.
  2. 189 2. TỔNG QUAN VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ 2.1. Khái niệm tiền kỹ thuật số Tiền kỹ thuật số (Digital Currency) là một dạng tiền tệ chỉ có sẵn ở dạng kỹ thuật số hoặc điện tử, và không ở dạng vật lý. TKTS số là vô hình và chỉ có thể được sở hữu và giao dịch bằng cách sử dụng máy tính hoặc ví điện tử được kết nối với Internet hoặc các mạng được chỉ định. Ngược lại, các loại tiền tệ vật chất, như tiền giấy fiat và tiền đúc, là hữu hình và chỉ có thể giao dịch bởi những người nắm giữ chúng có quyền sở hữu vật lý của họ. TKTS thật sự đã từng xuất hiện từ năm 1996. Một trong những đồng tiền đầu tiên là E-gold và được bảo đảm bằng vàng. Một loại TKTS số nổi tiếng khác là Liberty Reserve – xuất hiện năm 2006 – người dùng có thể đổi Đô la hay Euro thành Đô la hay Euro Liberty Reserve, sau đó giao dịch tự do với những người khác với mức phí 1%. Cả hai dịch vụ đều theo hình thức tập trung, thường được dùng để rửa tiền và do đó đã bị chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa. Dịch vụ thanh toán trực tuyến như PayPal (thành lập năm 1998) hoạt động tương tự, được đảm bảo bằng tiền tệ truyền thống, ngoại trừ việc dịch vụ có thêm nhiều giới hạn và tuân thủ luật của chính phủ giúp đảm bảo sự tồn tại của nó. TKTS cũng được gọi là tiền thuật toán, bao gồm các loại: tiền điện tử, tiền mã hóa, tiền ảo (electronic money, electronic currency, or cyber cash ).[5] 2.2. Đặc điểm tiền kỹ thuật số TKTS có tất cả các thuộc tính nội tại như tiền tệ vật lý và chúng cho phép các giao dịch tức thời có thể được thực hiện liền mạch để thực hiện thanh toán qua biên giới khi được kết nối với các thiết bị và mạng được hỗ trợ. Loại tiền tệ này được lưu trữ và luân chuyển bằng điện tử. Bất kỳ đồng tiền nào được mã hoá theo 1 và 0 đều thoả mãn định nghĩa này. TKTS cung cấp nhiều lợi thế. Vì thanh toán bằng TKTS được thực hiện trực tiếp giữa các bên giao dịch mà không cần bất kỳ trung gian nào, các giao dịch thường là tức thời và từ 0 đến thấp. Phí này tốt hơn so với các phương thức thanh toán truyền thống liên quan đến NH hoặc thanh toán bù trừ. Giao dịch điện tử dựa trên TKTS cũng mang lại sự lưu giữ hồ sơ cần thiết và minh bạch trong giao dịch. 2.3. Phân loại tiền kỹ thuật số Theo Ngân hàng Thế giới, các loại TKTS là những dạng tiền có giá trị được xác định bằng đơn vị tài khoản riêng, khác với tiền điện tử – chỉ đơn thuần là một cơ chế thanh toán kỹ thuật số, đại diện và mệnh giá bằng tiền mặt.”
  3. 190 TKTS bao gồm: tiền ảo, tiền mã hóa. TKTS có thể được quy định hoặc không được kiểm soát. Trong trường hợp trước đây, nó có thể được quy đổi thành một loại tiền pháp định (tiền fiat) – nghĩa là, một NHTW của một quốc gia có thể phát hành một hình thức kỹ thuật số của ghi chú tiền tệ fiat của mình. Mặt khác, một loại tiền ảo thường không được kiểm soát và do đó tạo thành một loại TKTS. 2.3.1 Tiền ảo (Virtual currency) Theo ECB đồng tiền ảo là một loại TKTS không chịu sự quản lý, được phát hành bởi những người phát triển phần mềm (developers) thường đồng thời là người kiểm soát hệ thống; được sử dụng và chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định. Ví dụ, tiền ảo Pokecoins trong trò chơi Pokemon GO hoặc khoản tiền Facebook được sử dụng cho quảng cáo hay các trò chơi trên app Facebook Theo đó, có thể thấy tiền ảo và tiền điện tử rất khác nhau. Tiền ảo không phải là tiền pháp định nên không gắn với quyền mặc định được chuyển đổi sang tiền pháp định và được NHTW đảm bảo. Các tổ chức phát hành tiền ảo cũng không chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của NHTW. Đồng thời, phạm vi hoạt động của tiền ảo thường khá hẹp chỉ trong phạm một cộng đồng và sử dụng cho mục đích nhất định (thí dụ, game online). Nói cách khác, tiền ảo mang nhiều đặc điểm của hàng hóa trao đổi hơn là một đồng tiền. Mặc dù vậy, hiện nay tiền ảo đang từng bước phát triển với loại tiền ảo có thể quy đổi (convertible virtual currency) nhưng chỉ gắn trách nhiệm của tổ chức phát hành mà không gắn với trách nhiệm của NHTW và phạm vi hoạt động cũng chỉ ở phạm vi một cộng đồng như nêu trên. Tiền ảo là một loại TKTS chỉ có sẵn ở dạng điện tử và không tồn tại ở dạng vật lý. Nó được lưu trữ và giao dịch chỉ thông qua phần mềm được chỉ định, ứng dụng di động hoặc máy tính hoặc qua ví kỹ thuật số chuyên dụng và các giao dịch xảy ra qua Internet hoặc qua các mạng chuyên dụng an toàn. Tiền ảo được coi là một tập hợp con của nhóm TKTS, cũng bao gồm tiền điện tử. Thuật ngữ tiền ảo ra đời vào khoảng năm 2012, khi ECB định nghĩa tiền ảo để phân loại các loại TKTS trong một môi trường không được kiểm soát, được phát triển và kiểm soát bởi các nhà phát triển của nó và được sử dụng làm phương thức thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo cụ thể. 2.3.2 Tiền mã hoá (Cryptocurrency) Tiền mã hóa được tạo ra bởi các thuật toán mã hóa phức tạp, được giao dịch, trao đổi hoàn toàn trên môi trường Internet và hiện nay chưa chịu sự quản lý của bất kỳ cá nhân
  4. 191 hay tổ chức nào [3] (trừ khi được NHTW trực tiếp phát hành). Thí dụ điển hình của tiền mã hoá là Bitcoin, Ethereum Có thể xác định gốc của tiền mã hóa là tiền ảo nhưng đang phát triển để có nhiều đặc điểm của tiền điện tử như khả năng chuyển đổi thành tiền pháp định, khả năng thanh toán, còn khả năng tích trữ giá trị thì ít hơn (do luôn biến động nhiều) Mặc dù vậy, tiền mã hoá vẫn còn khoảng cách rất xa để trở thành tiền điện tử với lý do quan trọng nhất là sự công nhận của NHTW các quốc gia. Khi NHTW các quốc gia không thừa nhận, đồng tiền mã hoá sẽ không được đảm bảo và không có khả năng quy đổi ở phạm vi rộng như tiền điện tử. Hiện nay tiền mã hoá đang được phát triển theo hướng khai thác những lợi thế, ưu điểm của công nghệ chuỗi khối - blockchain (chi phí giao dịch thấp, độ an toàn bảo mật cao, tiện lợi, nhanh chóng ) hơn là theo hướng sử dụng đồng tiền mã hoá như 1 đồng tiền thực sự. Một yếu tố giúp phân biệt rõ cryptocurrency như Bitcoin với các đồng TKTS khác đó là chúng phi tập trung. Không có trung tâm tập trung nào (như nhóm các nhà phát triển game chẳng hạn) có quyền tự ý kiểm soát nguồn cung tiền. Trong khi đó những nhà phát triển tiền ảo có thể kiểm soát theo ý muốn (hoặc cho chúng biến mất hoàn toàn), còn Bitcoin chạy trên hệ thống mạng ngang hàng – các máy tính tham gia cùng đồng thuận cho tiêu chuẩn tương tự. Không như các đồng tiền được tập trung hoá khác, Bitcoin được đào theo tỉ lệ được kiểm soát về mặt toán học, nguồn cung chỉ phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường tự do. Đây cũng là yếu tố phân biệt Bitcoin với tiền tệ truyền thống như đô la vốn cần phải tuân theo quyết định của NHTW. Mật mã vốn có trong crypto currency cũng làm chúng ẩn danh hơn khi so với bất kỳ loại tiền thật hay tiền ảo nào khác vì các loại tiền đó đều bị NH hay nhà phát triển theo dõi. Ranh giới đang mờ dần trong thế giới tiền tệ. Khi NH đều có NH trực tuyến có mặt khắp nơi, tiền theo phương diện vật lý đang trở nên cổ hủ. Tiền điện tử đã chiếm lĩnh nhưng TKTS đang bước một bước tiến xa hơn: lần đầu tiên trong lịch sử, con người suy nghĩ về khái niệm con số (hay giá trị của số tiền đó) thay vì đồng xu, tiền giấy hay hoá đơn. Một khi mọi người đã nhận ra cốt lõi “tiền mặt” trên thế giới đều tồn tại trong máy tính của các NH mà không hề có sự đảm bảo giá trị nào, họ sẽ không còn thấy khác biệt đáng kể giữa tiền truyền thống và tiền điện tử nữa.
  5. 192 2.4. Tiền kỹ thuật số NHTW (CBDC) Tiền kỹ thuật số NHTW hay TKTS pháp định có 2 hình thức phát hành của TKTS: được phát hành bởi một NHTW của một quốc gia theo hình thức quy định, được gọi là TKTS NHTW (CBDC) và dạng không được kiểm soát thường được gọi là tiền ảo và có thể nằm dưới sự kiểm soát của các nhà phát triển tiền tệ, tổ chức sáng lập hoặc giao thức mạng được xác định, thay vì được kiểm soát bởi một cơ quan quản lý tập trung. [2] Tiền kỹ thuật số NHTW là tiền pháp định (tiền fiat) dưới dạng kỹ thuật số được phát hành, kiểm soát và bảo đảm bởi NHTW của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có chủ quyền. CBDC ra đời nhằm mục tiêu số hóa tiền mặt; cung cấp một phương thức khả thi để kiểm soát nền kinh tế số; nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với đầy đủ các chức năng của tiền pháp định, CBDC được dự định là có thể trao đổi 1:1 với các hình thức tiền khác (tiền giấy, coin và tiền gửi NH). Có 2 mô hình CBDC tùy theo mục đích và phạm vi sử dụng: (i) Mô hình CBDC bán buôn giới hạn việc sử dụng cho thị trường và tổ chức tài chính, phục vụ thanh toán liên NH của các tổ chức tín dụng; (ii) Mô hình CBDC bán lẻ - phát hành rộng rãi cho công chúng để sử dụng thanh toán bán lẻ dưới hình thức giá trị tiền pháp định của tiền gửi hoặc ví điện tử cá nhân mở tại NHTW hoặc dưới dạng mã token. 3. SỰ PHÁT TRIỂN TIỀN KỸ THUẬT SỐ TRÊN THẾ GIỚI Năm 2019, các quốc gia G7, gồm có Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ, cùng với Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi đảm bảo "các tiêu chuẩn cao nhất về quy định tài chính" đối với đề xuất TKTS Libra của Facebook Inc., nhằm ngăn chặn khả năng rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động bất hợp pháp khác. NHTW Nhật Bản (BoJ) thông báo đã thành lập một bộ phận mới để đẩy nhanh nghiên cứu về khả năng phát hành một loại TKTS. Nhóm TKTS thuộc BoJ, với tiền thân từ nhóm nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số được thành lập hồi tháng 2/2020, sẽ phụ trách nghiên cứu TKTS chung với các NHTW lớn khác, gồm NHTW Châu Âu (ECB) và NHTW (BoE).[4]
  6. 193 Bảng 1: Quan điểm và tiến độ triển khai TKTS CBDC của một số quốc gia phát triển trên thế giới STT Quốc gia Quan điểm Tiến độ triển khai CBDC 1 Thụy Ủng hộ Sử dụng TKTS thí điểm là đồng e-Krona từ năm 2017 Điển 2 Pháp Tích cực Đề xuất xây dựng đồng tiền CBDC chung khối EU, NHTW Pháp đã xây dựng kế hoạch thử nghiệm đồng CBDC từ đầu năm 2020. 3 Anh Xem xét Ưu tiên xây dựng đồng CBDC riêng hơn là tham gia vào đồng CBDC chung của khối EU. NHTW Anh đang tham gia nhóm nghiên cứu xây dựng CBDC của BIS cùng NHTW Nhật, Canada, Thuỵ Điển 4 Nhật Bản Thận trọng Quan sát chặt chẽ đồng DCEP của Trung quốc và ủng xem xét hộ TKTS nhưng NHTW Nhật vẫn khá thận trọng với CBDC do lo ngại các rủi ro đối với hệ thống NHTM, hệ thống tài chính và khả năng chấp nhận của công chúng 5 Mỹ Không ủng NHTW Mỹ vẫn đang xem xét việc sử dụng TKTS. Tuy hộ nhiên dường như có xu hướng không ủng hộ khi không chủ động xem xét sửa đổi các quy định pháp lý cũng như các yêu cầu về hoạt động. 6 Nga Không ủng NHTW ngăn chặn người dân tham gia mua bán các loại hộ TKTS. Tuy nhiên NHTW Nga cũng chuẩn bị các nền tảng công nghệ và pháp lý để mã hoá các tài sản thực như xây dựng dự thảo “Tài sản thực điện tử và các quy định số hoá tài sản thực”, thông qua dự luật về quyền kỹ thuật số vào 10/2019. Nguồn: Viện đào tạo và nghiên cứu BIDV [1] Các quốc gia G7 sẽ đưa vấn đề TKTS ra thảo luận tại cuộc họp ở Mỹ, dự kiến vào cuối tháng Tám hoặc đầu tháng Chín năm 2020 nhằm chia sẻ những vấn đề tiềm ẩn và kiến thức của họ liên quan đến đồng tiền kỹ thuật số do các NHTW phát hành. Động thái của các nước này được đưa ra khi Trung Quốc được cho là đi tiên phong trong việc phát hành loại TKTS sau khi NHTW Trung Quốc (PBoC) vào tháng Một cho hay họ đang có tiển
  7. 194 triển "thuận lợi" cho việc phát triển một loại TKTS nhờ sự hỗ trợ của chính phủ. TKTS do PBoC phát hành có thể dẫn đến việc sử dụng rộng rãi hơn đồng nhân dân tệ trên toàn cầu, một động thái được coi là thách thức đối với sự thống trị của đồng USD trong giao dịch toàn cầu. Bảng 2: Quan điểm và tiến độ triển khai TKTS (CBDC) của một số quốc gia mới nổi và đang phát triển STT Quốc gia Quan điểm Tiến độ triển khai CBDC Tiên phong Ủng hộ mạnh mẽ và quyết tâm đưa đồng nhân dân tệ số 1 Trung quốc phát hành (DCEP) trở thành đồng TKTS có kiểm soát đầu tiên trên đồng CBDC thế giới. 2 Bahamas Ủng hộ Phát hành TKTS vào năm 2019 Đồng Barbadian phiên bản KTS dựa trên công nghệ 3 Barbados Ủng hộ Blockchain được phát hành từ 2016 4 Urugauy Ủng hộ Hoàn thành thử nghiệm TKTS The e-Peso năm 2018 Thử nghiệm sử dụng đồng Libra điện tử dự kiến cuối 5 Thổ Nhĩ Kỳ Ủng hộ 2020 NHTW Campuchia đang thực hiện dự án phát triển đồng TKTS riêng, dựa trên công nghệ Blockchain, 6 Campuchia Ủng hộ phiên bản thử nghiệm được sử dụng năm 2019. NHTW nước này sử dụng hệ thống đóng do NHTW kiểm soát Phát triển CBDC để thực hiện giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Tiến hành thử nghiệm việc giao dịch 7 Thái Lan Ủng hộ đồng CBDC ngoài lãnh thổ, tuy nhiên chưa có kế hoạch áp dụng với toàn bộ nền kinh tế Quốc đảo Dự kiến phát hành đồng CBDC với tên gọi Marshallese 8 Ủng hộ Marshall Sovereign (SOV) trong tương lai gần Arab Saudi NHTW các nước đã quyết định sẽ cùng tham gia phát và các tiểu hành đồng CBDC với tên gọi Aber để sử dụng trên thị 9 Ủng hộ vương quốc trường liên ngân hàng Ả Rập Nguồn: Viện đào tạo và nghiên cứu BIDV [1]
  8. 195 3.1. Tiền kỹ thuật số của Trung Quốc NHTW Trung Quốc (PBOC) gần như đang ở những bước cuối cùng trong giai đoạn thử nghiệm trước khi đi vào sử dụng chính thức đồng nhân dân tệ kỹ thuật số có chủ quyền - Digital Currency/Electronic Payments (DCEP). Đồng tiền này sẽ được sử dụng để mô phỏng các hoạt động NH hàng ngày bao gồm thanh toán, gửi tiền và rút tiền từ các ví điện tử. 3.1.1. Cơ chế lưu hành và quản lý đồng DCEP Đồng DCEP hoạt động trên cơ chế điều hành 2 lớp. Lớp thứ nhất, PBOC sẽ phát hành và thu hồi đồng tiền thông qua hệ thống các Ngân hàng thương mại (NHTM). Lớp thứ hai, các NHTM sẽ chịu trách nhiệm cho việc phân bổ đồng DCEP đến công chúng. Một điểm đáng chú ý là đồng DCEP đại diện cho tiền trong lưu thông (M0), chứ không phải tiền gửi không kỳ hạn (M1) mà các NHTM thường sử dụng để cho vay lại các công ty và hộ gia đình. Người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ tải ví điện tử về điện thoại di động của mình và nạp tiền điện tử DCEP từ tài khoản của họ tại các NH. Sau đó, họ có thể sử dụng DCEP để thanh toán hoặc nhận tiền từ bất kỳ ai có ví điện tử, giống như việc sử dụng tiền mặt thông thường. Tiền từ tài khoản NH liên kết sẽ được chuyển đổi thành TKTS trên cơ sở một đổi một. Không giống như các nền tảng thanh toán trực tuyến khác đã được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc, bao gồm cả Alipay của Ant Financial và WeChat Pay của Tencent, hệ thống DCEP hỗ trợ các giao dịch thanh toán ngay cả khi không có kết nối Internet. Chức năng "chạm" cho phép hai người dùng chỉ cần chạm điện thoại vào nhau là đã có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền. 3.1.2. Nguyên nhân Trung Quốc muốn có tiền kỹ thuật số của riêng mình Phiên bản đồng TKTS có chủ quyền của Trung Quốc được thiết lập để "cách mạng hóa" khả năng của các cơ quan quản lý trong việc giám sát kỹ lưỡng hệ thống tài chính và thanh toán của quốc gia vì các quan chức sẽ có được nhiều quyền lực hơn để theo dõi cách sử dụng tiền của công dân. Khi mọi hoạt động kinh doanh và tài chính được giao dịch trực tuyến, cấu trúc tín dụng của toàn xã hội trở nên dễ xác định hơn. Theo đó, thông tin dòng tiền và dữ liệu tín dụng được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu có thể được truy xuất bất cứ lúc nào, đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số và giám sát đối với các công dân đã thực hiện hành vi rửa tiền, trốn thuế hoặc các hành vi phạm tội khác có liên quan. Đại dịch Covid-19 cũng có thể là chất xúc tác để tăng tốc việc thanh toán không dùng tiền mặt vì lo ngại tiền giấy có thể khiến virus Covid-19 lây lan. Nhận thức về các tiêu chuẩn vệ sinh và chi phí liên quan đến việc phát hành tiền giấy cũng có thể được cải thiện khi áp dụng các loại TKTS.
  9. 196 Sự ra mắt TKTS của Trung Quốc cũng phù hợp với chính sách của nước này trong mục tiêu quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và cải thiện tình trạng tiền dự trữ nếu đồng DCEP được sử dụng trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới. So với tiền giấy, nhân dân tệ kỹ thuật số cũng sẽ giảm chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp và người dân ở các quốc gia khác. PBOC bắt đầu đưa ra khái niệm về một loại TKTS của quốc gia vào năm 2014 trước sự thành công của các nền tảng thương mại điện tử là Alibaba, Tencent và Yahoo. Năm 2019, giao dịch qua điện thoại di động đạt 347 nghìn tỷ nhân dân tệ (49 nghìn tỷ USD), với cứ mỗi 5 giao dịch thì có đến 4 giao dịch được thực hiện qua điện thoại di động. Viện nghiên cứu TKTS của PBOC, phụ trách phát triển và thử nghiệm TKTS, được thành lập vào năm 2017, cũng đã mời các NHTM nhà nước lớn và các tổ chức có ảnh hưởng khác để hỗ trợ trong việc thiết kế hệ thống DCEP.[6] 3.1.3. Sự khác biệt giữa DCEP của Trung Quốc với những loại tiền kỹ thuật số khác DCEF là một dạng TKTS của đồng Nhân dân tệ nên sẽ không có sự đầu cơ nào trên giá trị của nó và đồng tiền ảo này sẽ không cần sự hỗ trợ của rổ tiền tệ. Điều này tạo nên sự khác biệt giữa đồng DCEP so với Bitcoin và các loại tiền ảo khác. Hơn nữa, đồng DCEP được quản lý riêng bởi PBOC theo một hệ thống tập trung, hoàn toàn trái ngược với hầu hết các hình thức tiền điện tử khác, chẳng hạn như Bitcoin, hoạt động dưới một mạng máy tính công cộng, phi tập trung dựa trên nền tảng blockchain hoặc công nghệ sổ cái phân tán, tồn tại ngoài tầm kiểm soát của cơ quan trung ương. Hệ thống DCEP không sử dụng công nghệ blockchain, tăng cường sự hiện diện của PBOC trong hệ thống tài chính và nguy cơ can thiệp chính trị. Về mặt lý thuyết, quyền lực lớn hơn được trao cho PBOC bởi DCEP sẽ cho phép NHTW có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với tổng khối lượng cung tiền trong nền kinh tế. Mặc dù vậy, DCEP hoạt động thông qua một hệ điều hành hai lớp. PBOC phát hành DCEP cho các NHTM mà không sử dụng blockchain, nhưng các NH và các cơ quan khác được phép sử dụng công nghệ để phân phối đồng DCEP cho người dân. Theo các nhà phân tích, điều này sẽ khiến cho các thông tin về hoạt động kinh doanh được tạo ra nhiều hơn, giúp PBOC duy trì sự ổn định của giá trị đồng nhân dân tệ và điều chỉnh chu kỳ bùng nổ và phá sản của hoạt động kinh tế hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro bong bóng tín dụng trong hệ thống tài chính. 3.2. Tiền kỹ thuật số của Facebook Được giới thiệu ngày 18/6/2019 bởi Facebook và 27 tổ chức đồng sáng lập khác, Libra là một đồng TKTS, dự kiến được tạo ra từ khối chuỗi (blockchain), được cho là có
  10. 197 mức độ biến động thấp, độ an toàn cao hơn so với các đồng tiền KTS hiện nay (như Bitcoin, Ethereum ), ra đời với mục đích tạo ra một hạ tầng tài chính và tiền tệ toàn cầu đơn giản, dễ tiếp cận và dễ sử dụng cho hàng tỷ người. Mặc dù về mặt ý tưởng, đồng Libra đang cố gắng giải quyết các vấn đề của các đồng TKTS trước đây, song về mặt kỹ thuật, đồng Libra chưa thực sự có quá nhiều điểm nổi bật và dự kiến sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức khi đi vào hoạt động. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến Libra nhận được nhiều sự quan tâm chính là vì triển vọng trở thành một phương tiện thanh toán xuyên biên giới khởi nguồn từ mạng lưới người dùng Facebook hiện nay và các dịch vụ đi kèm của các thành viên sáng lập ban đầu. Facebook hiện có 2,4 tỷ người dùng, gấp gần 70 lần số người hiện đang có ví tiền mã hóa (35 triệu, theo Statista). Trong số 2,4 tỷ người này bao gồm cả những người đã có hoặc chưa có tài khoản NH. Nhưng nếu cộng số người dùng Facebook và những người không dùng Facebook, chưa có tài khoản NH, và nếu được cộng đồng, nhà quản lý chấp nhận, số người dùng đồng Libra sẽ ít nhất là trên 2,4 tỷ người trong tương lai. Ở thời điểm hiện tại, không phải nhiều quốc gia chấp nhận tiền KTS như một phương tiện thanh toán hợp pháp; thậm chí, loại tiền này còn bị cấm ở một số quốc gia. Các quy định pháp lý áp dụng cho TKTS nhìn chung còn chưa đầy đủ, kể cả ở các quốc gia cho phép giao dịch chúng. Ngay từ khi chưa ra mắt, đồng Libra đã vấp phải nhiều sự phản đối từ một số nhà lập pháp và chính trị gia trên thế giới. Ngay sau khi ngày công bố 18/6/2019, Facebook đã bị một số Nghị sĩ Mỹ yêu cầu tạm dừng phát triển hoàn toàn dự án Libra và phải điều trần trước Quốc hội; trong khi Bộ trường Tài chính Pháp cho rằng không thể để Libra trở thành một loại tiền tệ tương tự như tiền tệ do NHTW phát hành. Những lo ngại khác bao gồm việc Facebook có thể trở thành một “NH ngầm”, nguy cơ về hoạt động rửa tiền, tội phạm Mặc dù đã có bước tiếp cận và làm việc với các NHTW và Chính phủ một số nước, đặc biệt là các quốc gia cho phép giao dịch TKTS, song chắc chắn Facebook và các thành viên sáng lập còn rất nhiều việc phải làm trước khi đồng Libra và các ứng dụng khác có thể đi vào hoạt động hợp pháp. Ngoài ra, vấn đề bảo mật, an toàn vẫn là thách thức lớn đối với việc phát triển của Libra. Nhìn chung Facebook đã thực hiện khá nhiều “động thái” nhằm tạo ra một sự độc lập tương đối giữa hoạt động của Facebook và các vấn đề liên quan đến Libra: (i) thành lập một công ty con Calibra như 1 ví điện tử và nhằm tách dữ liệu thanh toán bằng đồng Libra riêng; (ii) chỉ có một phiếu bầu, tương tự như những thành viên sáng lập khác, đảm bảo quyền bình đẳng và tránh độc quyền thống lĩnh; (iii) cho phép người dùng sử dụng ví
  11. 198 Calibra độc lập mà không nhất thiết phải dùng Libra thông qua Facebook, Messenger hay WhatsApp Tuy nhiên, không thể phủ nhận, Libra vẫn là ý tưởng và dự án mà Facebook đã khởi động, các đối tác, thành viên sáng lập cũng được tiếp cận và chọn lựa bởi Facebook. Vẫn còn rất nhiều câu hỏi và tranh cãi xung quanh việc Facebook sẽ kiểm soát như thế nào và ở mức độ nào với Libra? Nếu kiểm soát quá mức (như tự mình thực hiện việc phê duyệt từng giao dịch và kiểm soát từng người dùng), Libra có thể biến thành một PayPal thứ hai. Ngược lại, nếu không nắm toàn quyền kiểm soát (ví dụ giao công việc này cho một sàn giao dịch), Facebook khó có thể kiếm lợi nhuận hơn và khó kiểm soát các hoạt động phi pháp, rửa tiền; việc giao cho Hiệp hội Libra cũng có rủi ro ở chỗ Hiệp hội này được tạo ra thông qua các sự thỏa hiệp và không có gì đảm bảo sẽ giải quyết được vấn đề tìm kiếm lợi nhuận và ngăn chặn rửa tiền cũng như đạt được sự đồng thuận nhanh chóng, hiệu quả khi vận hành trong tương lai. 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM Tại Việt Nam, Chính phủ, NH Nhà nước chưa chấp nhận TKTS là tiền tệ hay phương tiện thanh toán, việc dùng TKTS làm phương tiện thanh toán là vi phạm quy định pháp luật. Việc chấp nhận TKTS trong giai đoạn này có thể là chưa phù hợp đối với thực tiễn ở Việt Nam.[7] Tuy nhiên, Việt Nam không thể đi ngược lại với xu thế phát triển của TKTS cũng như sự bùng nổ của các giao dịch liên quan đến đồng tiền này. Vì vậy, Việt Nam cần sớm có những giải pháp phù hợp bắt nhịp với xu thế thế giới một cách thận trọng, có quan sát và vận dụng. 4.1. Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm, đánh giá tác động việc phát hành tiền kỹ thuật số Thực tế, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát hành DCEP từ năm 2014 và thực hiện nhất quán việc triển khai bất chấp các quan điểm khác nhau, trái ngược của các quốc gia, tổ chức quốc tế. Kế hoạch nên được xây dựng với lộ trình, nội dung cụ thể, chi tiết về đơn vị đầu mối chính, cơ chế vận hành, thời gian thử nghiệm, chính thức v.v. Một điểm cốt yếu cần lưu ý là cần có cách tiếp cận mở song vẫn kiểm soát được rủi ro. Đánh giá tác động của việc Trung Quốc triển khai đồng DCEP và các nước phát hành đồng TKTS khác nhằm: (1) xác định phương án tham gia và thái độ chấp nhận phù hợp;
  12. 199 (2) đánh giá tổng thể, bài bản, thường xuyên về sự phụ thuộc vào vốn đầu tư (FDI, FII) của Trung Quốc để có kế hoạch, kịch bản ứng phó khi đồng DCEP được Trung Quốc sử dụng rộng rãi, trong cả thanh toán và đầu tư quốc tế; (3) xây dựng kế hoạch ứng phó với sự phát triển của đồng DCEP trong thanh toán biên mậu và du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc. 4.2. Thúc đẩy thói quen thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển hệ thống thanh toán quốc gia Thúc đẩy thói quen thanh toán không dùng tiền mặt nhằm hướng tới xã hội không tiền mặt, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa bắt kịp xu thế thế giới: (i) Việt Nam cần sớm ban hành "Chiến lược tổng thể về hệ thống thanh toán quốc gia"; ban hành Nghị định thay thế Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt (đã áp dụng từ năm 2016); (ii) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hành lang pháp lý (gồm cả dạng thí điểm – sandbox) đối với các mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số, Fintech, mobile money, cho vay ngang hàng .v.v.; (iii) Thực hiện tốt cấu phần giáo dục tài chính trong Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (qua kênh Mobile như một số quốc gia đang thực hiện; nên quy định giáo dục tài chính cá nhân như là môn học bắt buộc từ bậc phổ thông trung học) từ đó hướng dẫn, phổ biến kiến thức về TKTS và các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt với người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Nâng cấp hệ thống thanh quyết toán tức thời (RGTS), cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phi NH được tiếp cận RGTS, tiến tới cho phép TKTS được tích hợp một cách hiệu quả vào hệ thống thanh toán quốc gia. Nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia và đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư và cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu. Các bộ, ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng và nhất quán thực thi chiến lược tổng thể về hệ thống thanh toán quốc gia (Việt Nam đã có một số đề án nhưng khá rời rạc, thiếu nhất quán, đồng bộ, thiếu cập nhật); trong đó, thanh toán không tiền mặt cần có đột phá. Đồng thời, các bộ, ngành liên quan cần phối hợp quản lý các giao dịch thanh toán, chuyển tiền (gồm cả TKTS) xuyên biên giới nhằm đảm bảo cam kết hội nhập, mở cửa, nhưng vẫn kiểm soát được rủi ro. Nền tảng công nghệ chuỗi khối (blockchain) là một xu thế và sẽ được ứng dụng rộng rãi do nhiều ưu điểm của công nghệ này. Vì vậy, NHNN, Bộ Tài chính, các bộ, ngành theo lĩnh vực của mình và các tổ chức tài chính, trung gian thanh toán, doanh nghiệp công nghệ cần sớm tìm hiểu, tiếp cận, xây dựng hành lang pháp lý (gồm cả dạng thí điểm -
  13. 200 sandbox) để người dân, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam có thể ứng dụng, khai thác và kiểm soát rủi ro nền tảng công nghệ khối chuỗi này. 4.3. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý tiền kỹ thuật số NHNN cần chủ động phối hợp với NHTW các quốc gia và các tổ chức quốc tế nghiên cứu, chuẩn hóa các vấn đề liên quan đến TKTS nói chung và TKTS do NHTW phát hành nói riêng. NHNN và các tổ chức phát hành TKTS cần phối hợp tuân thủ quy định về phòng, chống rửa tiền, chống trốn thuế; nghiên cứu cơ chế lưu giữ, chia sẻ và bảo mật thông tin liên quan đến giao dịch TKTS phù hợp với qui định của Việt Nam và pháp luật quốc tế; và tăng cường ứng dụng CNTT, nâng cao hiệu quả giám sát các hoạt động thanh toán xuyên biên giới liên quan đến TKTS, đảm bảo cam kết hội nhập, an toàn, an ninh mạng và an toàn tài chính quốc gia. Các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động của việc xuất hiện đồng Libra; từ đó có phương án về cách tiếp cận, ứng xử và kịch bản quản lý, giám sát phù hợp. Từ kinh nghiệm quốc tế, đến nay có thể thấy việc quản lý TKTS nói chung và đồng Libra nói riêng (nếu đồng tiền này đi vào hoạt động) của Việt Nam nên theo hướng thận trọng, có quan sát và vận dụng. Các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền điện tử, tiền KTS cần phải được cấp phép theo tiêu chuẩn nhất định. Hoạt động của các tổ chức, cá nhân trên cần phải thường xuyên được giám sát chặt chẽ, đảm bảo tính minh bạch. Bên cạnh đó, cũng cần có những quy chế đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ liên quan đến TKTS như quy định về việc phân tách giữa tài sản của khách hàng với tài sản của công ty, phải đáp ứng các yêu cầu về tài chính, chuyên gia, quy trình và CNTT. 5. KẾT LUẬN TKTS có thể coi là một phát minh của nhân loại, là xu thế, sẽ còn tiếp tục tồn tại; mặc dù có thể có những đồng tiền thoái trào, nhưng những đồng tiền mới lại xuất hiện, với những ưu điểm nổi trội hơn, bù đắp được những nhược điểm của các đồng tiền trước đó. Hơn nữa, công nghệ chuỗi khối (blockchain), với những ưu điểm vượt trội, sẽ được ứng dụng ngày càng nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực tài chính - NH. Do đó, không thể ngăn cấm hoàn toàn mà vấn đề là nên quản lý, kiểm soát như thế nào. Theo đó, Chính phủ cần có phương thức quản lý phù hợp. Cụ thể, việc chấp nhận đồng TKTS trong giai đoạn này có thể là chưa phù hợp đối với thực tiễn ở Việt Nam; tuy nhiên, cũng không thể đi ngược lại với xu thế, với yêu cầu thực tiễn là cấm sử dụng đồng tiền này. Với lợi ích và xu thế phát triển TKTS của NHTW Trung Quốc và Facebook đã thúc đẩy tiến trình này, đã đến lúc NHTW các nước trong đó có cả Việt Nam cần nghiêm túc coi đây là một việc mang tầm chiến lược.
  14. 201 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cấn Văn Lực, 2020, “Quản lý TKTS, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách với Việt Nam”, BIDV. 2. BIS (2018), Central bank digital currencies, truy cập ngày 12/8/2020. 3. BIS (2015), Digital currencies, truy cập ngày 15/8/2020. 4. ECB (2019), Exploring anonimity in central bank digital currencies en.pdf truy cập ngày 10/8/2020. 5. ECB, (2020), Tiered CBDC and the financial system, truy cập ngày 10/8/2020. 6. Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV (2020), “Trung Quốc thử nghiệm tiền Nhân dân tệ kỹ thuật số, hàm ý chính sách đối với Việt Nam thế nào?”, Báo cáo nhanh liên quan đến động thái thử nghiệm tiền Nhân dân tệ kỹ thuật số. 7. Thế Vũ, 2020, Những tác động của TKTS đối với chính sách tiền tệ, Tạp chí Tài chính.