Kinh nghiệm quốc tế trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp FDI và bài học cho Việt Nam

pdf 5 trang Gia Huy 18/05/2022 1900
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm quốc tế trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp FDI và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_quoc_te_trong_cong_tac_thanh_tra_kiem_tra_thue_d.pdf

Nội dung text: Kinh nghiệm quốc tế trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp FDI và bài học cho Việt Nam

  1. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ThS. Trần Thị Hoa Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp Tóm tắt Thực tế rằng các doanh nghiệp FDI không chỉ có tác động tích cực, mà còn có tác động ngược chiều đối với nền kinh tế nước ta. Với tư cách là công cụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra thuế chính là việc xem xét tại chỗ việc làm của các doanh nghiệp này có đúng quy định chính sách pháp luật về thuế hay không, từ đó sử dụng các biện pháp chế tài thích hợp nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng này. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó xác định chính xác doanh thu và chi phí thực sự của doanh nghiệp FDI, dẫn đến hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp này diễn ra khá phổ biến. Đây là một trong những trở ngại lớn nhất cho vấn đề thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp FDI, đòi hỏi phải có nghiên cứu hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với loại hình doanh nghiệp này. Từ khóa: Doanh nghiệp FDI, Thanh tra, Kiểm tra thuế, Cơ quan thuế I. TÌNH TRẠNG TRỐN THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP FDI Theo báo cáo của Thanh tra Tổng cục Thuế, trong năm 2017, ngành thuế đã tập trung nhân lực vào công tác trọng tâm chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI có giao dịch liên kết, liên tục khai lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Toàn ngành thuế đã thực hiện 70.102 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt gần 79% kế hoạch năm nay và bằng 97% so với cùng kỳ năm 2017. Qua đó, tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra hơn 12.800 tỉ đồng, giảm lỗ gần 19.800 tỉ đồng và giảm khấu trừ hơn 1.250 tỉ đồng. Theo đánh giá của thanh tra, số tiền truy thu chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp FDI (chiếm 40% tổng số thu). Tuy nhiên, con số trên chỉ phản ánh một góc của bức tranh về thực trạng trốn thuế của doanh nghiệp FDI. Báo cáo của 63 cục thuế, hơn 100 chi cục thuế trên cả nước thực sự khiến không ít người phải giật mình. Cụ thể, kết quả thanh tra tại 870 DN FDI có tới 720 DN vi phạm. Đáng lưu ý là tại một số đơn vị, tỷ lệ vi phạm lên đến 100% như Cục thuế Bắc Giang thanh tra 16 doanh nghiệp thì cả 16 đều vi phạm. Tỷ lệ này diễn ra tương tự tại Hòa Bình (16/16), Gia Lai (15/15) Tại một số tỉnh, thành khác dù không đến 100% nhưng tỷ lệ này cũng rất lớn như Hà Nội thanh tra 332 doanh nghiệp thì phát hiện có 326 đơn vị vi phạm, số tiền giảm lỗ hơn 1.500 tỉ đồng, truy thu, phạt, truy hoàn gần 498 tỉ đồng. TP.HCM thanh tra 193 doanh nghiệp FDI, có tới 164 doanh nghiệp vi phạm, giảm lỗ hơn 870 tỉ đồng và truy thu, phạt gần 173 tỉ đồng. Còn tại 1.240 DN bị kiểm tra, có tới 942 DN vi phạm. Cục thuế Bắc Giang kiểm tra 106 DN có 106 DN vi phạm, tỷ lệ này cũng xảy ra tại Đồng Nai 39/39, Gia Lai 30/30, Hải Phòng 45/45, Thái Nguyên 46/46, Quảng Ngãi 80/80 199
  2. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp FDI. Để có thể thực hiện tốt công tác này, Việt Nam cần vận dụng tốt những kinh nghiệm quốc tế trên cơ sở đó vận dụng vào tình hình thực tế trong nước. II. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI - Về mô hình tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế. Hầu hết các nước đều có hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế được tổ chức theo hệ thống ngành dọc gắn với mô hình tổ chức Cơ quan thuế (CQT) (Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh). Tại Mỹ và Úc, chức năng thanh tra, kiểm tra do các Ban nghiệp vụ (Mỹ) hoặc các Vụ, Cục thực hiện, không tổ chức bộ phận thanh tra, kiểm tra riêng tại cấp trung ương. Các nước có tổ chức Ban quản lý đối tượng nộp thuế lớn đều thành lập riêng bộ phận thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế (nằm trong Ban quản lý đối tượng nộp thuế lớn) như Australia, Pháp, Hà Lan, New Zealand, Anh, Mỹ, Canada, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore và Hàn Quốc. Hầu hết CQT các nước đều có thẩm quyền điều tra trốn thuế và bộ phận điều tra trốn thuế thường được tập trung tại cấp trung ương. Riêng Nhật Bản cấp vùng cũng có thẩm quyền điều tra trốn thuế. Mỹ là quốc gia có thẩm quyền điều tra rộng nhất: Ban điều tra của Mỹ là lực lượng bán vũ trang, chịu trách nhiệm điều tra các vi phạm thuế mang tính hình sự, kể cả các tội phạm liên quan đến rửa tiền và buôn bán ma túy và có các chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Tỷ trọng viên chức làm công tác thanh tra, kiểm tra ở các nước chiếm khoảng trên dưới 30% tổng số cán bộ (Nhật Bản: 28%, Anh: 31%, Cục Thuế Thượng Hải-Trung Quốc trên 30%). - Về lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra. Ở các nước phát triển, công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm được tập trung, thống nhất theo chỉ đạo cấp trung ương. Hàng năm, cấp trung ương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tập trung vào đối tượng, ngành, nghề nhất định, phê duyệt, điều chỉnh tỷ lệ đối tượng thanh tra, kiểm tra giữa các ngành nghề. Theo kinh nghiệm của CQT Anh thông thường kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế được xây dựng theo cơ cấu: 40% do CQT trung ương xây dựng; 10% do lựa chọn ngẫu nhiên; 50% do Cục Thuế và Chi cục Thuế xây dựng. - Về các cách thức tiến hành thanh tra, kiểm tra. Ở các nước phát triển, hiện đang áp dụng các hình thức thanh tra, kiểm tra sau: + Thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở phân tích rủi ro: Thanh tra, kiểm tra tại trụ sở CQT: Là hình thức thanh tra, kiểm tra các rủi ro không nghiêm trọng và có giá trị truy thu không trọng yếu. Thanh tra, kiểm tra tại cơ sở: Thường là các vụ việc có rủi ro nghiêm trọng, không thuộc phạm vi thanh tra tại trụ sở CQT. 200
  3. + Thanh tra, kiểm tra ngẫu nhiên: Là loại hình thanh tra, kiểm tra mang tính chất chọn lựa xác suất nhằm kiểm tra, đánh giá tình hình chung về việc tuân thủ pháp luật. thanh tra, kiểm tra ngẫu nhiên có thể được xác định theo chủ đề. - Về thời gian thanh tra, kiểm tra. Hầu hết các nước đều quy định thời gian thanh tra, kiểm tra tương đối dài, từ một vài tháng đến một vài năm, tuỳ theo tính chất, quy mô cuộc thanh tra, kiểm tra, điều tra thuế. Thời gian thanh tra, kiểm tra tại cơ sở kinh doanh là 02 tháng và có thể kéo dài 08 tháng nếu được Lãnh đạo CQT cho phép, thanh tra, kiểm tra tại trụ sở CQT thì thời gian là 01 tháng, có thể kéo dài 02 tháng (Indonesia); Thời gian thu thập tài liệu phân tích thông tin (thanh tra, kiểm tra tại trụ sở CQT) từ 30 ngày đến 45 ngày; Thời gian thanh tra, kiểm tra đối tượng nhỏ khoảng 6 tháng; đối tượng lớn là một năm và điều tra thuế là 2 năm (Anh). - Về kiểm soát chất lượng thanh tra, kiểm tra. Các nước đều xây dựng hệ thống chuẩn mực thanh tra, kiểm tra để kiểm soát chất lượng thanh tra, kiểm tra. Hệ thống chuẩn mực từng nước có sự khác biệt nhất định nhưng đều bao gồm các nhóm chuẩn mực sau: Chuẩn mực 1: Kế hoạch thanh tra, kiểm tra; Chuẩn mực 2: Bằng chứng thanh tra, kiểm tra và thu thập bằng chứng thanh tra, kiểm tra; Chuẩn mực 3: Kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra; Chuẩn mực 4: Tài liệu làm việc và Báo cáo thanh tra, kiểm tra. - Về ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra thuế. Nhóm các nước phát triển có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra thuế cao và tại cấp trung ương thường thành lập bộ phận “Thanh tra, kiểm tra máy tính”. Theo kinh nghiệm các nước (Australia, New Zealand, Nhật bản, Hồng Kông, Trung quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan ) hiện tại do tính hiệu quả, thanh tra, kiểm tra máy tính chỉ nên áp dụng đối với những người nộp thuế (NNT) lớn, có hoạt động đa dạng, đa quốc gia - Công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ thanh tra, kiểm tra. Những tiêu chuẩn cơ bản thanh tra, kiểm tra viên cần phải có gồm: Có kiến thức chuyên sâu về luật thuế; Có kiến thức về kế toán theo chuẩn mực trong nước và quốc tế và mối liên kết giữa các yêu cầu về kế toán tài chính và kế toán cho mục đích thuế; Có kỹ năng thanh tra, kiểm tra, phân tích kinh tế; Có tính nhạy bén, làm việc độc lập và chịu được áp lực công việc; Có kiến thức thành thạo về sử dụng máy vi tính (bao gồm kiến thức cơ bản về hệ điều hành, mô hình lưu trữ dữ liệu, các ứng dụng cơ sở và ứng dụng chuyên ngành sử dụng cho thanh tra, kiểm tra); Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Các nước đều chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng viên chức thuế. Một số Tổng cục Thuế các nước có trung tâm đào tạo riêng. Nhiều trung tâm được đầu tư hiện đại xếp hạng quốc 201
  4. tế hoặc khu vực như Trung tâm đào của Nhật Bản, Malaysia, Pháp Thanh tra, kiểm tra viên khi mới được tuyển dụng đều được dự các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo cơ bản. - Về hiện đại hóa thanh tra, kiểm tra thuế nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Trong quá trình tiến hành cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thuế, các quốc gia đều đặt trọng tâm vào việc hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế với mục tiêu là nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế dựa trên cơ sở phân tích rủi ro, đổi mới nội dung, phương pháp và tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật ở mức độ cao, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Nói chung hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế là khuynh hướng phổ biến trên thế giới bởi nó mang lại những lợi ích to lớn cho đối tượng nộp thuế, giảm mạnh những chi phí tuân thủ pháp luật về thuế cho NNT, giảm chi phí hành chính, nguồn lực; tăng chất lượng, hiệu quả và hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra thuế cho Nhà nước, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng về thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và tăng thu cho Ngân sách nhà nước (NSNN). III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI Để áp dụng được các kinh nghiệm tiên tiến của các nước trên thế giới vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, ngoài việc hoàn thiện những điều kiện nội tại trong ngành thuế như: xây dựng được một hệ thống quản lý thuế tương đối hiệu quả, hiện đại trên tất cả các lĩnh vực quản lý thuế, các quy trình quản lý rõ ràng, đội ngũ nhân viên được đào tạo, hệ thống dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế phát triển, các chế tài thưởng phạt đầy đủ và được áp dụng có hệ thống, các hoạt động thanh tra, kiểm tra được lập kế hoạch và đặt mục tiêu đúng đắn, áp dụng các kỹ thuật thanh tra, kiểm tra tiên tiến, công nghệ thông tin hỗ trợ một cách hiệu quả, hoạt động của hệ thống quản lý thuế và được hiện đại hoá không ngừng thì những điều kiện khách quan như trình độ dân trí, đặc biệt là ý thức tuân thủ tự nguyện của NNT, tình hình kinh tế xã hội của đất nước cũng phải đạt đến một mức độ phát triển nhất định. Qua nghiên cứu kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế tại một số nước, những nội dung có thể vận dụng để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra của Việt Nam trong thời gian tới là: Áp dụng các chuẩn mực trong thanh tra, kiểm tra để nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra, kiểm tra thuế: Xây dựng hệ thống tiêu chí phục vụ kỹ thuật phân tích, đánh giá hiệu quả thanh tra, kiểm tra. Đồng thời xây dựng các mô hình đánh giá hiệu quả thanh tra, kiểm tra theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và sắc thuế. Áp dụng phương pháp phân tích rủi ro trong thanh tra, kiểm tra là một hướng quản lý hiện đại, tiên tiến nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, hết sức quan tâm đến khâu lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra và vận dụng phương pháp chọn xác suất một tỷ lệ nhất định để thực hiện thanh tra, kiểm tra ngẫu nhiên NNT. 202
  5. Cơ cấu lại bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế các cấp theo hướng chuyên môn hóa, hình thành các bộ phận chịu trách nhiệm một hoặc một vài khâu trong quy trình thanh tra, kiểm tra: bộ phận chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích rủi ro, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra; bộ phận thực hiện thanh tra, kiểm tra và xác định thuế; bộ phận đặc biệt chịu trách nhiệm về phân tích ở những thông tin liên quan đến việc trốn thuế và điều tra tội phạm Chuẩn hóa quy trình thanh tra, kiểm tra thuế theo đối tượng nộp thuế (lớn, vừa). Ở các nước phát triển, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm phần lớn các hoạt động kinh tế của một quốc gia, nếu tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế vào các đối tượng này sẽ làm cho các doanh nghiệp này phải gánh chịu chi phí tuân thủ lớn, trong khi hiệu quả thu về cho CQT là không cao. Các doanh nghiệp nhỏ phải gánh chịu chi phí tuân thủ trên đầu người cao gấp năm lần đối với doanh nghiệp lớn (Theo tổ chức hợp tác phát triển châu Âu OECD). Do đó cần tập trung vào thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp lớn, kinh doanh các mặt hàng nhạy cảm, được dư luận đặc biệt quan tâm, đem lại cả hiệu quả về kinh tế lẫn xã hội. Kiến nghị các cơ quan ban hành chính sách sửa đổi Luật Quản lý thuế: bổ sung chức năng điều tra cho thanh tra, kiểm tra thuế. Chuẩn hoá lực lượng thanh tra, kiểm tra về số lượng và chất lượng (đạt ít nhất 30% tỷ lệ cán bộ thanh tra, kiểm tra /Tổng số cán bộ công chức). Tuyển chọn và bồi dưỡng cán bộ thanh tra, kiểm tra theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ thanh tra, kiểm tra: Xây dựng hệ thống tích hợp thông tin, dữ liệu từ doanh nghiệp và thông tin bên ngoài (Ngân hàng và tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý vốn, cơ quan Hải quan, hiệp hội ngành nghề, cơ quan thống kê, cơ quan công an ) Quy định thời gian thanh tra, kiểm tra dài hơn để đảm bảo cán bộ thanh tra, kiểm tra có đủ thời gian thu nhập, phân tích thông tin và kiểm định nội dung phân tích. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PTS. Lê Văn Ái (1996), Thuế Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội. 2. Ban hợp tác quốc tế - Tổng Cục thuế (2009) - Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước - Nhà xuất bản Hà Nội 3. Bộ Tài Chính (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020; Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2015, NXB Tài chính, Hà Nội. 4. Bộ tài chính (2010), Thông tư số 66 /2010/TT-BTC ngày 22 tháng 4 năm 2010 về việc hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết 203