Kỷ yếu các Đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2012

pdf 139 trang Gia Huy 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỷ yếu các Đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfky_yeu_cac_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_cua_he_truyen_thong_gi.pdf

Nội dung text: Kỷ yếu các Đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2012

  1. BỘ Y TẾ TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRUNG ƯƠNG KỶ YẾU CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỆ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE NĂM 2012 Hà Nội, 2013 1
  2. BAN BIÊN SOẠN CHỦ BIÊN TTƯT.BSCKI. Đặng Quốc Việt Giám đốc Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương BIÊN TẬP TS.Nguyễn Thị Kim Liên - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương ThS.BS. Trịnh Ngọc Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương ThS. BS. Lý Thu Hiền - Phó trưởng phòng Khoa học và Đào tạo CN. Phùng Thị Thảo - Cán bộ phòng Khoa học và Đào tạo CN. Nguyễn Thị Lý - Cán bộ phòng Khoa học và Đào tạo 2
  3. MỤC LỤC 1. Khảo sát kiến thức về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng của người dân Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2012 5 2. Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh cúm A/H5N1 của người dân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 18 3. Thực trạng đăng tải tin, bài, ảnh trên tờ tin sức khỏe cho mọi người giai đoạn 2006-2011 và nhu cầu năm 2012 của các đơn vị thuộc ngành y tế Cần Thơ 30 4. Nghiên cứu đề xuất các hình thức cảnh báo tác hại của thuốc lá trên bao bì sản phẩm 39 5. Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của cán bộ truyền thông tỉnh Đồng Tháp về bệnh tay chân miệng năm 2011-2012 49 6. Thực trạng và giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại xã Hồng Lộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh 50 7. Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV tại nhà cho người sống chung với HIV/AIDS tại huyện Kiến Thụy và quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng 57 8. Đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông ngành y tế năm 2012 63 9. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân tại tỉnh Quảng Nam 72 10. Khảo sát vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại tỉnh Quảng Nam 80 11. Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa năm 2011 87 12. Sự cần thiết phải xây dựng mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe tích cực 96 13. Khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại tỉnh Quảng Nam 99 14. Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về truyền thông giáo dục sức khỏe của cán bộ y tế xã, phường- tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 109 15. Xây dựng mô hình điểm phòng truyền thông giáo dục sức khỏe tại trạm y tế xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 119 3
  4. 16. Thực trạng chăm sóc thai sản và các yếu tố liên quan trong phụ nữ đến khám và sinh đẻ tại khoa phụ sản bệnh viện đa khoa huyện Thới Bình năm 2010- 2011 123 4
  5. KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE THIẾT YẾU TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI DÂN BÀ RỊA – VŨNG TÀU, NĂM 2012 BSCKI. Nguyễn Văn Lên, Nguyễn Thị Thanh An, Cao Thị Phương Thủy Trung tâm Truyền thông GDSK Bà Rịa – Vũng Tàu Tóm tắt nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ người dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng, nghiên cứu mô tả cắt ngang triển khai từ tháng 10-11/2012 đối với chủ hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi trên 82 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2012 có kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng là 65,0%. Có mối liên quan giữa kiến thức về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng với nghề nghiệp làm công nhân, nhóm nghề nghiệp khác với nhóm CBCNV nhà nước. Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng ở nhóm nghề nghiệp CBCNV nhà nước cao hơn 2 nhóm công nhân và nhóm nghề nghiệp khác. Nguồn cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng mà người dân được tiếp nhận từ đài truyền hình là 82,2%; cán bộ y tế, cơ sở y tế là 82,1%; đài phát thanh là 77,4%; báo là 66%; qua tranh ảnh tuyên truyền (tờ rơi, áp phích, ) là 64,0%; nghe từ người thân bạn bè là 50,1%. 1. Đặt vấn đề Chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân là nhiệm vụ rất nặng nề của ngành y tế. Để người dân chủ động tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình là vấn đề then chốt trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Muốn vậy, trước hết phải tuyên truyền phổ biến nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho mọi người dân. Mặt khác, từ năm 2005 đến nay, Bộ Y tế đều ban hành chương trình hành động TT-GDSK theo kế hoạch 5 năm, trong đó có yêu cầu đánh giá các chỉ số đầu kỳ và cuối kỳ để so sánh hiệu quả hoạt động của chương trình. Để có bộ chỉ số nền về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng của người dân Bà Rịa-Vũng Tàu theo chương trình hành động TT-GDSK giai đoạn 2012- 2015 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng thời để có số liệu làm căn cứ thẩm định xã/phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo chuẩn mới. Hơn nữa, hiện cũng chưa có điều tra tương tự nào được tiến hành tại Bà Rịa-Vũng Tàu; do đó tiến hành Khảo sát kiến thức chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng của người dân Bà Rịa-Vũng Tàu là rất cần thiết để từ đó có những can thiệp phù hợp trong những năm tiếp theo. 2. Mục tiêu nghiên cứu 5
  6. 1. Xác định tỉ lệ người dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng. 2. Xác định tỉ lệ các nguồn cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng mà người dân được tiếp nhận. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chủ hộ gia đình (vợ hoặc chồng) đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1.Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 3.2.2.Thời gian và địa điểm - Thời gian: 10 – 11/2012 - Địa điểm: tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu. 3.2.3.Chọn mẫu - Các chủ hộ gia đình (vợ hoặc chồng) trong trong danh sách có trẻ dưới 5 tuổi của chương trình suy dinh dưỡng đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời gian nghiên cứu. - Cỡ mẫu: N= 900 hộ dân. - Kỹ thuật chọn mẫu: Bước 1 Sử dụng phương pháp chọn mẫu 30 cụm từ danh sách 82 xã/phường của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bước 2 Trong mỗi cụm đã được xác định, chọn ngẫu nhiên 3 tổ. Bước 3 Trong mỗi tổ của các xã/phường chọn 10 hộ điều tra, mỗi hộ phỏng vấn 1 đối tượng là vợ hoặc chồng. Chọn hộ gia đình: Dựa vào danh sách trẻ em dưới 5 tuổi ở xã/phường, chọn một con số bất kỳ tương ứng với số thứ tự một trẻ trong danh sách, chọn hộ gia đình có trẻ 3.2.5.đó là hPhươngộ gia đình pháp đầ ux ửtiên, lý và ti ếphânp theo tích là cácsố li hệộu kế tiếp gần nhất trong tổ đến khi đủ 10 hộ. -3.2.4. Nh Phươngập liệu b phápằng ph thuần thmậềpm s ốEpidata liệu: và phân tích số liệu bằng phần mềm R - Gián tiếp qua bộ câu hỏi tự điền. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Đặc tính của đối tượng nghiên cứu Trong 900 đối tượng tham gia nghiên cứu, nữ giới chiếm 81,8%, nam giới chiếm 18,2%. Đa số đối tượng tham gia trong nghiên cứu là dân tộc Kinh, chiếm tỷ lệ 97,5%. 6
  7. Các nhóm nghề cán bộ nhà nước, công nhân, nông dân, buôn bán chiếm các tỷ lệ tương đương là 15,6%, 16%, 15% và 20%. 15% CBCNV nhà nước 34% 16% Công nhân làm nông nghiệp Buôn bán 15% Khác 20% Biểu đồ 1. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 40 35,7 33 35 30 Tiểu học 25 Trung học cơ sở 20 16,8 Phổ thông trung học 15 9,8 10 4,7 Trung cấp 5 0 Đại học và sau đại học Tiểu học Trung học Phổ thông Trung cấp Đại học và cơ sở trung học sau đại học Biểu đồ 2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu Đối tượng có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất 35,7%, tiếp đó là trình độ học vấn trung học cơ sở với 33,0%. Có tới 16,8% có trình độ học vấn thấp ở mức tiểu học. 4.2. Kiến thức về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng - Kiến thức về bệnh tay chân miệng: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức thiết yếu đúng về phòng bệnh tay chân miệng đạt 90,9%. Bảng 1: Kiến thức về cách phòng bệnh tay chân miệng Cách phòng bệnh tay chân miệng Tần số (n=900) Tỷ lệ (%) Rửa tay, vật dụng đồ chơi thường xuyên với xà bông 885 98,3 Cho trẻ ăn chín, uống chín 767 85,2 Đến cơ sở y tế khi trẻ có sốt và các nốt bóng nước ở lòng 829 92,1 bàn tay, bàn chân, mông, gối Không cho trẻ đến lớp khi nghi ngờ bị bệnh 733 81,4 Số người trả lời phòng bệnh bằng cách rửa tay, vật dụng đồ chơi thường xuyên với xà bông là cao nhất 98,3%. - Kiến thức về bệnh sốt xuất huyết: Người dân có kiến thức thiết yếu đúng về bệnh sốt xuất huyết là 82,3%. 7
  8. 120 97.3 100 88.1 80.1 80 60 40 20 7,4 0 Sốt cao đột ngột Xuất hiện các nốt Có thể chảy máu Không biết chấm dưới da mũi hoặc chảy máu chân răng Biểu đồ 3. Kiến thức về dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết Số đối tượng nêu được các chấm nốt xuất huyết dưới da là dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết chiếm tỷ lệ cao với 97,3%. Còn 7,4% chưa biết dấu hiệu của bệnh. 100 96.7 93.3 95 92.1 93 92.8 90 83.3 85 80 75 Súc rửa, Thả cá Dọn phế Diệt lăng Diệt muỗi Ngủ mùng, đậy kín thải quẳng bằng hóa mặc áo dài chất, nhang tay Biểu đồ 4. Kiến thức về cách phòng bệnh chống bệnh sốt xuất huyết Người dân trả lời súc rửa thường xuyên, đậy kín nắp đồ vật chứa nước để phòng chống sốt xuất huyết chiếm tỷ lệ cao nhất 96,7%. - Kiến thức về bệnh cúm A/H5N1: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức thiết yếu đúng về bệnh cúm A/H5N1 là 87,4%. 100 94,1 95 91,9 88,7 90 85 80,2 80 75 70 Rửa tay thường Ăn chín uống sôi Không ăn thịt gia Sử dụng thịt gia xuyên cầm bị bệnh cầm đã kiểm dịch Biểu đồ 5. Kiến thức về biện pháp phòng chống bệnh cúm A/H5N1 Số có câu trả lời không ăn thịt gia cầm bệnh và sử dụng thịt gia cầm đã kiểm dịch đạt tỷ lệ cao tới 94,1% và 91,9%. - Kiến thức về bệnh cúm A/H1N1: Tỷ lệ người dân có kiến thức thiết yếu đúng về bệnh cúm A/H1N1 chiếm 73,4%. 8
  9. 100 88,9 91,4 90 80 75,4 70 62,4 60 50 40 30 20 10 0 Rửa tay thường Súc miệng bằng các Đeo khẩu trang nơi Thông thoáng nơi ở, xuyên với xà bông, dung dịch sát khuẩn đông người nơi sinh hoạt nước sát khuẩn . Biểu đồ 6. Kiến thức về biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm Số đối tượng có câu trả lời đeo khẩu trang nơi đông người để phòng bệnh cúm là cao nhất với 91,4%. - Kiến thức về bệnh sốt rét: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức thiết yếu đúng về bệnh sốt rét chiếm 63,8%. - Kiến thức về bệnh tiêu chảy: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức thiết yếu đúng về bệnh tiêu chảy thấp, chỉ đạt 45,4%. 120 95,6 100 90,3 74,7 80 73,7 70,4 64 62,4 60 40 20 0 Đi ngoài Phân Nôn liên Khát nước Ăn hoặc Sốt Phân có nhiều lần nhiều tục uống kém máu nước Biểu đồ 7. Kiến thức về triệu chứng bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ Có 95,6% đối tượng trả lời triệu chứng nặng của tiêu chảy phải đưa ngay đến cơ sở y tế là đi ngoài nhiều lần, 98% trả lời ăn chín uống sôi để phòng bệnh tiêu chảy. - Kiến thức về bệnh lao phổi: Có 74,2% đối tượng có kiến thức thiết yếu đúng về bệnh lao phổi. Bảng 2: Kiến thức về triệu chứng thường gặp của bệnh lao phổi Các triệu chứng Tần số (n=900) Tỷ lệ (%) Ho khạc kéo dài trên 2 tuần 849 94,3 Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi 818 90,9 9
  10. Sốt nhẹ về chiều 760 84,4 Ra mồ hôi đêm 553 61,4 Đau tức ngực, có khi khó thở 739 82,1 - Kiến thức về bệnh phong: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức thiết yếu đúng về bệnh phong chiếm 68,7%. 100 80 80,7 80 71,6 70,4 60 40 20 9,1 0 Da màu trắng Da tổn thương Cấu véo không Không cảm giác Không biết hơi hồng không ngứa đau nóng lạnh Biểu đồ 8. Nhận biết dấu hiệu của bệnh phong Số đối tượng nêu được các dấu hiệu của bệnh phong đạt tỷ lệ thấp nhất là 70,4%, cao nhất là 80,7%. Vẫn có 9,1% người dân trả lời không biết về kiến thức trên. - Kiến thức về HIV/AIDS Bảng 3: Kiến thức về con đường không lây truyền HIV/AIDS Con đường không lây truyền HIV/AIDS Tần số (n=900) Tỷ lệ (%) Các giao tiếp thông thường: bắt tay, ôm hôn nhẹ 785 87,2 Ho, hắt hơi, nước bọt, nước mắt, mồ hôi 617 68,6 Cùng làm việc, cùng học, ở cùng nhà, ngồi cùng 758 84,0 Dùng chung nhà vệ sinh, bể bơi công cộng 675 75,0 Muỗi, các côn trùng đốt không làm lây nhiễm HIV 543 60,3 Tất cả đều đúng 76 8,4 Không biết 36 4,0 Vẫn còn 4% đối tượng tham gia nghiên cứu không biết về những đường không lây nhiễm HIV/AIDS. - Kiến thức về bệnh đái tháo đường: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức thiết yếu đúng về bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ 40,3%. 10
  11. 91,7 49,3 6,2 Đường máu Đường trong Không biết tăng nước tiểu Biểu đồ 9. Kiến thức về dấu hiệu mắc bệnh đái tháo đường Có 91,7% đối tượng trả lời đái tháo đường là đường máu tăng cao hơn bình thường; còn 6,2% đối tượng không biết về bệnh đái tháo đường. - Kiến thức về tăng huyết áp: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức thiết yếu đúng về bệnh tăng huyết áp chiếm 56,4%. 100 92,4 91,3 90 80 67,6 70 60 50 34,8 40 30 20 10 3,7 0 Nhức đầu Nóng bừng Hay hồi ộp, Nhiều khi Không biết mặt lo âu, cáu không có gắt biểu hiện gì Biểu đồ 10. Kiến thức về biểu hiện của tăng huyết áp Vẫn có 3,7% đối tượng không biết về biểu hiện của tăng huyết áp và 3,3% không biết về các yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp. - Kiến thức về bệnh trầm cảm: 65,1% đối tượng có kiến thức thiết yếu đúng về bệnh trầm cảm Bảng 4: Kiến thức về dấu hiệu của bệnh trầm cảm Tần số Tỷ lệ Biểu hiện của bệnh trầm cảm (n=900) (%) Mất quan tâm và thích thú, khí sắc trầm 729 81,0 Rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tập trung và chú ý 738 82,0 Mất định hướng không gian, thời gian 579 64,3 Có ý tưởng hay hành vi tự sát hoặc tự huỷ hoại 614 68,2 Không biết 70 7,8 11
  12. - Kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt: Tỷ lệ đối tượng được phỏng vấn có kiến thức thiết yếu đúng về bệnh tâm thần phân liệt chiếm 52,4%. Bảng 5: Kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt Bệnh tâm thần phân liệt Tần số Tỷ lệ (%) (n=900) Một bệnh loạn thần nặng 626 69,6 Bệnh chịu tác động mạnh của môi trường tâm lý gia đình, 694 77,1 xã hội không thuận lợi Bệnh do bệnh lý của não gây ra 701 77,9 Bệnh do ma quỷ gây ra 101 11,2 Không biết 75 8,3 - Kiến thức về tiêm chủng: 75% đối tượng có kiến thức thiết yếu đúng về tiêm chủng. Bảng 6: Kiến thức về các loại vắc xin tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi Các loại vắc xin tiêm chủng cho Tần số (n=900) Tỷ lệ % trẻ dưới 1 tuổi hiện nay Lao 821 91,2 Sởi 869 96,6 Bại liệt 844 93,8 Bạch Hầu 803 89,2 Ho gà 804 89,3 Uốn ván 804 89,3 Viêm gan B 760 84,4 Viêm màng não mủ do Hib 614 68,2 - Kiến thức về phục hồi chức năng: Có 75,1% đối tượng có kiến thức thiết yếu đúng về chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Còn 9,1% đối tượng trả lời không biết về những kiến thức trên. - Kiến thức về sữa mẹ:Tỷ lệ người dân được phỏng vấn có kiến thức thiết yếu đúng về nguồn sữa mẹ chiếm 71,6%. 100 93,4 85,9 90 84,6 81,2 81,8 80 70 60 50 40 30 20 10 3,3 0 Gắn bó tình Mẹ co hồi tử Mẹ chậm có Phòng ung Ít tốn kém Không biết cảm mẹ con cung nhanh kinh trở lại thư cho mẹ Biểu đồ 11. Kiến thức về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ 12
  13. Vẫn có 3,8% người dân trả lời không biết về lợi ích của nguồn sữa mẹ và 3,3 người dân không biết về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ. - Kiến thức về chăm sóc trẻ tại nhà:Số đối tượng có kiến thức đúng về chăm sóc trẻ tại nhà chiếm 56,6%. Còn 3,7% người dân trả lời không biết về nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung và 3,2% người dân trả lời không biết về chăm sóc tại nhà khi trẻ bị ho, sốt. - Kiến thức về tác hại của thuốc lá: 80,7% đối tượng có kiến thức đúng về tác hại của thuốc lá 120 96,7 100 90 79,8 80 70,7 60 40 20 1,4 0 Gây ung thư Gây nhồi máu Gây bệnh phổi Gây bệnh răng Không biết phổi cơ tim và các mạn tính và lợi bệnh tim mạch Biểu đồ 12. Kiến thức về tác hại của thuốc lá Có tới 96,7% đối tượng nói được hút thuốc lá gây ung thư phổi. Vẫn có 1,4% trả lời không biết về tác hại của thuốc lá. - Kiến thức về nguồn nước sạch: Bảng 7: Kiến thức về nguồn nước sạch Nguồn nước sạch Tần số (n=900) Tỷ lệ (%) Bể chứa nước mưa 242 26,9 Giếng khơi 249 27,7 Nước máng lần 70 7,8 Giếng khoan 530 58,9 Nhà máy nước 826 91,8 Không biết 24 2,7 Còn 2,7% đối tượng phỏng vấn không biết nguồn nước nào là nguồn nước sạch. - Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thức ăn:Tỷ lệ đối tượng được phỏng vấn có kiến thức thiết yếu đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thức ăn chiếm 76,4%, 2,1% đối tượng không biết về nơi chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh và 1,7% đối tượng không biết về dụng cụ chứa rác hợp vệ sinh. - Kiến thức về sức khỏe sinh sản: Đối tượng có kiến thức thiết yếu đúng của người dân về sức khỏe sinh sản là 36,7%. 13
  14. 100 82,8 80 60 40 18,3 19,8 20 10,1 1 0 Tùy tình trạng 2 năm 3-5 năm Trên 5 năm Không biết sức khỏe Biểu đồ 13. Kiến thức về khoảng cách giữa các lần sinh con - Kiến thức về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng:Trong 900 đối tượng tham gia nghiên cứu, đối tượng có kiến thức chung đúng về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng chiếm tỉ lệ 65,0%. 4.3. Kênh truyền thông người dân nhận thông tin Bảng 8: Kênh truyền thông người dân nhận thông tin Kênh thông tin Tần số (n=900) Tỷ lệ (%) Do cán bộ y tế tuyên truyền; cơ sở y tế 739 82,1 Báo in 594 66,0 Đài phát thanh 697 77,4 Đài truyền hình 740 82,2 Nghe từ người thân bạn bè 451 50,1 Qua tranh ảnh truyên truyền (tờ rơi, áp phích) 576 64,0 Người dân được cung cấp kiến thức từ nguồn thông tin đài truyền hình và từ cán bộ y tế tuyên truyền, cơ sở y tế chiếm tỷ lệ cao, tương ứng là 82,2% và 82,1%, nguồn thông tin từ đài truyền thanh chiếm tỷ lệ 77,4%, những nguồn thông tin còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn. 5. Bàn luận 5.1.Đặc tính của mẫu nghiên cứu Đối tượng tham gia nghiên cứu đa số là nữ giới (81,8%) vì nghiên cứu ưu tiên phỏng vấn các bà mẹ, thường là người chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ và các thành viên trong gia đình. Đối tượng tham gia phỏng vấn đa số là các bà mẹ có con < 5 tuổi (chọn đối tượng dựa theo danh sách trẻ em <5 tuổi của chương trình suy dinh dưỡng) vì điều kiện con còn nhỏ nên các bà mẹ thường ở nhà chăm sóc con cái và nội trợ. Mặt bằng trình độ học vấn của các đối tượng điều tra chủ yếu là trung học cơ sở, trung học phổ thông phản ánh khách quan vì hiện nay các bà mẹ trẻ thường tối thiểu cũng học hết trung học cơ sở. 14
  15. 5.2. Kiến thức về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng Bà Rịa – Vũng Tàu hiện đang xếp thứ 3 về số ca mắc bệnh tay chân miệng trong khu vực phía Nam, trong đó có 3 ca tử vong. Theo nhận định, trong các tháng cuối năm, tình hình bệnh tay chân miệng vẫn diễn biến phức tạp, nhất là ở nhóm trẻ gia đình tại cộng đồng. Trước tình hình đó thời gian vừa qua các sở, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai công tác phòng chống bệnh, tăng cường công tác truyền thông để người dân thay đổi hành vi, chủ động tham gia phòng, chống bệnh tay chân miệng, vì thế hiểu biết của người dân về phòng chống bệnh tay chân miệng đã tăng cao (90,9%). Hiện nay toàn tỉnh đã ghi nhận gần 1.300 ca sốt xuất huyết trong đó có 1 trường hợp tử vong (tại Xuyên Mộc). Thành phố Vũng Tàu có số ca mắc cao nhất, với gần 620 ca. Xử lý kịp thời và ngăn chặn có hiệu quả đường lây truyền bệnh; thường xuyên diệt bọ gậy, lăng quăng tại cộng đồng thông qua hoạt động của mạng lưới cộng tác viên; phát huy tối đa các phương tiện truyền thông đại chúng cùng tham gia Nhờ đó nâng cao được nhận thức của người dân về phòng chống sốt xuất huyết (82,3%). Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện dịch cúm trên gia cầm xảy ra tại nhiều địa phương bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp và nguy cơ lan sang người là rất lớn. Trước thực tế đó tỉnh đã triển khai tăng cường công tác truyền thông trực tiếp tại cộng đồng trong việc phòng, chống dịch cúm A/H5N1 và đã mang lại hiệu quả, nâng cao được kiến thức của cộng đồng (87,4%). Đến nay dịch sốt rét trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã được đẩy lùi, tỷ lệ mắc thấp nên sự quan tâm của người dân về bệnh cũng giảm xuống, vì thế hiểu biết của người dân về bệnh sốt rét qua điều tra cũng không cao (63,8%). 5.3.Nguồn cung cấp thông tin qua phương tiện truyền thông Thời gian qua, công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong phòng chống bệnh tật luôn chiếm vị trí quan trọng. Nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ y tế đã phối hợp với các ngành, đoàn thể của địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống bệnh tật cho nhân dân, cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng thì đài truyền hình, đài phát thanh đã trở thành kênh thông tin hiệu quả để truyền tải kiến thức đến với người dân. 6. Kết luận - Tỉ lệ người dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (năm 2012) có kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng chiếm 65,0%. - Nguồn cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng mà người dân được tiếp nhận từ đài truyền hình là 82,2%; từ cán bộ y tế, cơ sở y tế là 82,1%; từ đài phát thanh là 77,4%; từ báo in là 66,0%; qua tranh ảnh truyên truyền (tờ rơi, áp –phích, ) là 64,0%; nghe từ người thân bạn bè là 50,1%. 7. Kiến nghị 15
  16. - Hiện nay tình hình các bệnh nguy hiểm, mới nổi và tái nổi diễn biến phức tạp, khó lường; các bệnh mạn tính không lây cũng ngày một chiếm tỷ lệ cao, cần tăng cường và duy trì thường xuyên các hoạt động truyền thông. Kết quả tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết đạt cao vì thời gian qua công tác truyền thông làm rất quyết liệt. Kết quả tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh sốt rét thấp vì thời gian qua công tác truyền thông có phần lơ là do dịch sốt rét đã được đẩy lùi và hiện khá ổn. - Kênh truyền thông trực tiếp qua nhân viên y tế, qua đài phát thanh truyền hình là rất hiệu quả, vì vậy trong thời gian tới cần chú trọng ưu tiên, đẩy mạnh các kênh truyền thông này. Bên cạnh đó cần nâng cao hơn nữa hiệu quả các phương tiện truyền thông khác để hỗ trợ nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng. - Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 với các tiêu chí đòi hỏi, kiến thức của người dân về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng vừa rộng vừa cao hơn chuẩn của giai đoạn trước. Kết quả của điều tra này đưa ra tỷ lệ kiến thức chung đúng không cao (65,0%) là phù hợp. Mặt khác, theo chương trình hành động TT-GDSK đến năm 2015 cũng yêu cầu căn cứ vào điều tra đầu kỳ để có mục tiêu phấn đấu cho các năm tiếp theo, vì vậy, đề nghị Sở Y tế điều chỉnh chỉ tiêu này hàng năm cho phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế - Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (2010), Hỏi đáp phòng chống bệnh cúm A (H1N1), NXB Hà Nội. 2. Bộ Y Tế - Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (2008), Hướng dẫn kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước uống và nhà tiêu hộ gia đình, NXB Hà Nội. 3. Bộ Y Tế - Dự án tăng cường giám sát và phòng chống đại dịch cúm ở người (2008), Tài liệu tập huấn phát hiện, báo cáo kịp thời các ca bệnh H5N1 ở người và kiểm soát sự lây lan, NXB Hà Nội. 4. Dự án tăng cường CSSKBĐ - Bộ Y tế (2000), Thực hành truyền thông giáo dục sức khỏe về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại cộng đồng, NXB Y học. 5. Hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam (2010), Hỏi đáp về an toàn vệ sinh thực phẩm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, NXB Y học. 6. Ngành tâm thần học Việt Nam (2003), Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng cho các bệnh loạn thần nặng mãn tính, NXB Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Út (2005), Bài giảng bệnh học da liễu, NXB Y Học. 8. Phạm Long Trung (1999), Bệnh học Lao phổi tập II, NXB Đà Nẵng. 9. Trường Đại học Y khoa Thái Bình – Bộ môn Nội (2006), Bệnh học nội Khoa tập I, NXB Y học. 16
  17. 10. WHO – Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương (2012), Tài liệu tập huấn truyền thông về bệnh tay chân miệng. 17
  18. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH CÚM A/H5N1 CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HÀ VỊ, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN, NĂM 2012 BSCK II. Tạc Văn Nam Trung tâm Truyền thông GDSK Bắc Kạn Tóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 400 chủ hộ gia đình tại xã Hà Vị, huyện Bạch thông với mục tiêu đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của người dân trong dự phòng bệnh cúm A/H5N1 tại tỉnh Bắc Kạn và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến những hành vi này. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 80% người được hỏi biết nguồn lây cúm A/H5N1 là từ gia cầm, 71% biết cúm A/H5N1 là do vi rút gây ra, 75% biết biểu hiện của bệnh. Thái độ của của người dân về bệnh cúm A/H5N1: 73% đồng ý cúm A/H5N1 là bệnh rất nguy hiểm; 70% cho rằng cần thiết phải phòng bệnh cúm A/H5N1, 88% đồng ý khi bị bệnh cúm A/H5N1 cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Thực hành của của người dân về bệnh cúm A/H5N1: 78% thực hiện vệ sinh nguồn nước sạch sẽ, 72% thường xuyên tẩy uế chuồng trại gia cầm. Nghiên cứu cũng tìm ra mối liên quan giữa kiến thức và thái độ với thực hành phòng chống cúm A/H5N1. 1. Đặt vấn đề Cúm là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể bùng phát thành đại dịch gây nguy hiểm cho loài người trên toàn cầu. Bệnh cúm A/H5N1 xuất hiện lần đầu tiên ở Hồng Kông vào năm 1997. Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm cúm A/H5N1 cao ở gia cầm và cũng có số trường hợp lây truyền từ gia cầm sang người cao so với các quốc gia khác trên thế giới (tính đến tháng 9 năm 2012 đã có 123 ca mắc trong đó tử vong 61 người), chỉ xếp thứ hai sau Indonesia. Hiện nay dịch bệnh cúm A/H5N1 vẫn đang là mối nguy hiểm có thể làm nhiều người mắc, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của nhân dân đồng thời ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội và cả chính trị quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Với tỉnh Bắc Kạn, tháng 3 năm 2010, tại xã Như Cố, huyện Chợ Mới đã xảy ra một vụ dịch cúm A/H5N1 cả trên gia cầm và trên người dẫn đến hiện tượng nhiều người bị lây nhiễm cúm A/H5N1 từ gia cầm, trong đó có 02 ca dương tính với virus cúm A/H5N1, một ca phải chuyển tuyến tới bệnh viện Nhiệt đới Quốc gia điều trị. Trong tháng 10 năm 2011, có một trường hợp tử vong là một bệnh nhân nam tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì cũng có yếu tố dịch tễ liên quan tới việc tiếp xúc trực tiếp với gia cầm ốm, chết và xét nghiệm bệnh phẩm cho dương tính với virus cúm A/H5N1. Trên địa bàn tỉnh hàng năm vẫn xuất hiện gia cầm, thủy cầm chết hàng loạt, ngành thú y đã xét nghiệm mẫu bệnh phẩm và có dương tính với virus cúm A, đây là nguồn bệnh nguy hiểm có nguy cơ cao lây sang người. 18
  19. Một trong nhiều nguyên nhân làm lây nhiễm cúm từ gia cầm sang người còn phổ biến là do người dân thiếu kiến thức về bệnh, chưa có thái độ tích cực đối với sự nguy hiểm của bệnh, còn lơ là chủ quan với dịch bệnh. Hành vi phòng chống bệnh chưa được chú trọng. Các trường hợp mắc bệnh cúm A/H5N1 thường là do tiếp xúc trực tiếp hoặc ăn thịt gia cầm chết, bị bệnh. Tình hình thực hiện vệ sinh môi trường ở các xã miền núi, vùng cao của tỉnh Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội. Do phong tục tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ làm ảnh hưởng đến việc khai báo khi có dịch và tiêu hủy gia súc gia cầm. Đây là những yếu tố gây gia tăng lây lan bệnh cúm A/H5N1 từ gia cầm sang người. Cho đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn chưa có một nghiên cứu đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về phòng chống bệnh cúm A/H5N1, nên chúng tôi chọn xã Hà Vị, huyện Bạch Thông là địa điểm để tiến hành nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cúm A/H5N1 của người dân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông ra sao? Yếu tố nào làm ảnh hưởng tới hành vi này? Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh cúm A/H5N1 của người dân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, năm 2012”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh cúm A/H5N1 của người dân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông. 2. Xác định một số yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành của người dân trong phòng chống bệnh cúm A/H5N1. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chủ hộ trong các hộ gia đình (từ 18 tuổi trở lên). - Tiêu chuẩn lựa chọn: Hộ gia đình có nuôi gia cầm, thủy cầm, đang sinh sống ổn định tại địa phương, đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ: Hộ không có đủ điều kiện trên, chủ hộ không có khả năng khai thác thông tin điều tra, không đồng ý tham gia nghiên cứu. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: - Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang - Cỡ mẫu: Cỡ mẫu tính theo công thức: pq n Z 2 . 1 / 2 2 d Z: là chỉ số giới hạn của khoảng tin cậy 95% là 1,96 p: = 0,5 (Tính giá trị cao nhất) q = 1 – p = 0,5 d = sai số tối đa 5% = 0,05 19
  20. Thay vào công thức tính được n= 384, làm tròn là n=400. Như vậy số đối tượng cần điều tra làn 400 chủ hộ. Phương pháp chọn mẫu: Lập danh sách các hộ dân đáp ứng các tiêu chí lựa chọn sau đó bốc thăm ngẫu nhiên chọn 400 chủ hộ. 3.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2012 đến tháng 10/2012. 3.4. Địa điểm nghiên cứu: xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 3.5. Xử lý số liệu: Số liệu nhập vào máy và xử lý bằng phần mềm vi tính EPI-INFO 6.04. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về bệnh cúm A/H5N1 4.1.1. Kiến thức của người dân về bệnh cúm A/H5N1. - Tỷ lệ người dân biết nguồn lây cúm A/H5N1 từ gia cầm là 80% - Tỷ lệ người dân biết bệnh cúm A/H5N1 lây qua đường hô hấp chiếm 79% - Tỷ lệ người dân biết biểu hiện bệnh cúm A/H5N1là 75% - Tỷ lệ người dân biết bệnh cúm A/H5N1 do vi rút gây ra là71% 4.1.2. Thái độ về bệnh cúm A/H5N1 - Tỷ lệ người dân đồng ý cúm A/H5N1 là bệnh rất nguy hiểm đạt 73 % - Tỷ lệ người dân cho là cần thiết phải phòng bệnh cúm A/H5N1 chiếm 70% - Tỷ lệ người dân đồng ý khi bị bệnh cúm A/H5N1 cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất chiếm 88% 4.1.3. Thực hành phòng bệnh cúm A/H5N1 - Tỷ lệ thực hiện giữ nguồn nước sạch là 78% - Tỷ lệ thường xuyên tẩy uế chuồng trại gia cầm 72% - Tỷ lệ đeo khẩu trang và các phương tiện bảo hộ khi tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng là như nhau 68% - Tỷ lệ người dân cho rằng phải thực hiện triệt để yêu cầu của cán bộ thú y cũng như y tế về phòng chống bệnh cúm gia cầm chỉ đạt 58% - Tỷ lệ cho rằng cần tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho gia cầm rất thấp với 32% 4.1.4. Đánh giá kiến thức, thái đ ộ, thực hành của người dân về phòng, chống cúm A/H5N1 70 % 58 60 52 ệ l 48 50 Tốt ỷ T 40 36 Trung bình 26 30 23 22 Chưa tốt 19 20 16 10 0 Kiến thức Thái độ Thực hành Biều đồ 1. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống cúm A/H5N1 20
  21. Biều đồ 1 cho thấy, tỷ lệ người dân có kiến thức mức độ tốt là 58%, tuy nhiên thực hành ở mức độ tốt chỉ có 48%. 4.2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành của người dân trong phòng bệnh cúm A/H5N1 Bảng 1: Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức phòng bệnh cúm A/H5N1 Kiến thức Kiến thức Kiến thức tốt Kết quả chưa tốt Trung bình p Nghề nghiệp Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Làm ruộng (n=369) 90 22,5 62 15,5 217 54,25 CBVC và Hưu trí (n=17) 0 0 9 2,25 8 2 Buôn bán (n=5) 1 0,25 2 0,5 2 0,5 >0,05 Nội trợ (n=1) 0 0 1 0,25 0 0 Khác (n=8) 1 0,25 2 0,5 5 1,25 Tổng 92 23 76 19 232 58 Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp đến hành vi phòng cúm A/H5N1 của người dân (p>0,05). Bảng 2: Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức phòng chống cúm A/H5N1 Kết quả Kiến thức Kiến thức Kiến thức tốt chưa tốt Trung bình p Học vấn Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Mù chữ và biết đọc biết 1 0,25 8 2 1 0,25 viết (n=10) Tiểu học (n=41) 6 1,5 32 8 3 0,75 THCS (n=264) 72 18 12 3 180 45 >0,05 Phổ thông Trung học 13 3,25 24 6 48 12 trở lên (n=85) Tổng 92 23 76 19 232 58 Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn với hành vi phòng bệnh cúm A/H5N1 của người dân (p>0,05). Bảng 3: Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế và kiến thức phòng chống cúm A/H5N1 Kết quả Kiến thức Kiến thức Kiến thức tốt chưa tốt Trung bình Điều kiện p kinh tế Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Nghèo (n=41) 8 2 24 6 9 2,25 Cận nghèo (n=61) 11 2,75 30 7,5 20 5 >0,05 Không nghèo (n=298) 73 18,25 22 5,5 203 50,57 Tổng 92 23 76 19 232 58 21
  22. Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa điều kiện kinh tế hộ gia đình với hành vi phòng bệnh cúm A/H5N1 của người dân (p>0,05). Bảng 4: Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông tại các hộ gia đình đến hành vi phòng chống cúm A/H5N1 Kết quả Ki ế n thức Kiến thức Kiến thức chưa tốt Trung bình tốt p Phương tiện Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ truyền thông lượng (%) lượng (%) lượng (%) Không có đài, ti vi (n=5) 2 0,5 0 0 3 0,75 Có đài hoặc ti vi (n=395) 90 22,5 76 19 229 57,25 >0,05 Tổng 92 23 76 19 232 58 Nhận xét: Không thấy sự ảnh hưởng của phương tiện truyền thông tại các hộ gia đình đến hành vi phòng bệnh cúm A/H5N1 của người dân (p>0,05). Bảng 5: Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành phòng chống cúm A/H5N1 Thực hành Thực hành Thực hành Kết quả chưa tốt trung bình tốt p Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Kiến thức lượng (%) lượng (%) lượng (%) Chưa tốt (n=92) 88 22 04 01 0 0 Trung bình (n=76) 43 10,75 22 5,5 11 2,75 <0,05 Tốt (n=232) 13 3,25 38 9,5 181 45,25 Tổng 144 36 64 16 192 48 Nhận xét: Có mối liên quan giữa kiến thức với thực hành phòng chống cúm A/H5N1. Người dân có kiến thức tốt thì thực hành việc phòng chống cúm A/H5N1 cũng tốt hơn và ngược lại (p< 0,05). Bảng 6: Mối liên quan giữa thái độ với thực hành phòng chống cúm A/H5N Kết quả Thực hành Thực hành Thực hành tốt chưa tốt Trung bình p Thái độ đối Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ với bệnh cúm lượng (%) lượng (%) lượng (%) Chưa tốt (n=104) 82 22,5 16 4 6 1,5 Trung bình (n=88) 54 13,5 28 7 6 1,5 p<0,01 Tốt(n=208) 8 2,0 20 5 180 45 Tổng 144 36 64 16 192 48 Nhận xét: Có mối liên quan giữa thái độ với thực hành phòng chống bệnh cúm A/H5N1. Người dân có thái độ tốt thì thực hành việc phòng chống cúm A/H5N1 cũng tốt hơn và ngược lại. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01. 22
  23. 5. Bàn luận 5.1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người dân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn về phòng chống bệnh cúm A/H5N1. Hiểu biết của người dân về bệnh cúm A/H5N1 khá: Tỷ lệ người dân biết nguồn lây bệnh là từ gia cầm đạt cao nhất (80%); Tỷ lệ người dân biết bệnh cúm A/H5N1 lây qua đường hô hấp chiếm 79%; Tỷ lệ người dân biết biểu hiện bệnh cúm A/H5N1 cũng khá cao (75%), Tỷ lệ người dân biết bệnh cúm gia cầm là do virus cúm A/H5N1 gây ra là 71%. Thái độ của của người dân về bệnh cúm A/H5N1 tương đối tốt: Tỷ lệ người dân đồng ý là cúm A/H5N1 là bệnh rất nguy hiểm đạt 73%; tỷ lệ người dân cho rằng cần thiết phải phòng bệnh cúm A/H5N1 cũng chiếm tới 70%. Tỷ lệ người dân đồng ý khi bị bệnh cúm A/H5N1 cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất chiếm 88%. Thực hành của người dân về bệnh cúm A/H5N1 đạt mức khá: Tỷ lệ người dân thực hiện giữ vệ sinh nguồn nước sạch đạt 78%; thường xuyên tẩy uế chuồng trại gia cầm là 72%; tỷ lệ người cho rằng phải đeo khẩu trang và các phương tiện bảo hộ khi tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng đạt đến 68%. Tuy nhiên tỷ lệ người dân cho rằng phải thực hiện triệt để yêu cầu của cán bộ thú y cũng như y tế về phòng chống bệnh cúm A/H5N1 là thấp 58%. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành theo các mức độ tốt, trung bình và chưa tốt cho thấy: Tỷ lệ người dân có kiến thức ở mức độ tốt (58%) cao hơn thái độ tốt (52%) và thực hành tốt (48%). Trong khi đó, thực hành mức độ chưa tốt lại chiếm cao hơn tỷ lệ cao nhất (36%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Phạm Quang Thái tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên và kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ, thực hành của người dân trong việc dự phòng cúm A/H5N1 tại 3 xã, phường thuộc tỉnh Thái Bình, do nhóm sinh viên Trường Đại học Y Thái Bình thực hiện năm 2007. 5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phòng bệnh cúm A/H5N1 Kết quả nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế hộ gia đình và thực trạng phương tiện truyền thông mà gia đình có đến kiến thức về bệnh cúm A/H5N1 của người dân. Tuy nhiên, có ảnh hưởng rõ rệt của kiến thức phòng chống cúm A/H5N1 đến thực hành phòng bệnh cúm A/H5N1 của người dân. Người dân có kiến thức tốt thì việc thực hành phòng chống cúm A/H5N1 cũng tốt hơn và ngược lại (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05). Thái độ của người dân có ảnh hưởng đến thực hành phòng bệnh cúm A/H5N1. Người dân có thái độ tốt thì việc thực hành phòng chống cúm A/H5N1 cũng tốt hơn và ngược lại (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01). Như đã phân tích ở trên, tỷ lệ nghèo đói ở xã nghiên cứu thấp (năm 2011 là 23%), thấp hơn so với mặt bằng chung, điều kiện kinh tế tốt (trong khi đối tượng thuộc hộ nghèo trong diện điều tra chỉ chiếm 10,25%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa 23
  24. thấy ảnh hưởng của tình hình kinh tế của người dân với hành vi của họ về phòng bệnh cúm A/H5N1. Tuy nhiên, thu nhập thấp cũng có thể là nguyên nhân chi phối đến việc mua vắc xin về tiêm phòng cho gia cầm (chỉ có 32% cho rằng cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho gia cầm). Vấn đề này cũng phù hợp với nhận xét trong phạm vi toàn quốc của nhóm chuyên gia Bộ Y tế đưa ra. Như vậy, rõ ràng mức sống của người dân cũng có thể là yếu tố chi phối mạnh mẽ tới hành vi của họ về dự phòng cúm A/H5N1, tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi lại chưa thấy có sự liên quan tình hình kinh tế hộ gia đình đến kiến thức về phòng bệnh cúm A/H5N1. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy có sự liên quan giữa kiến thức của người dân với thực hành của họ về dự phòng bệnh theo quan hệ tỷ lệ thuận. Nhóm người có kiến thức tốt thì tỷ lệ thực hành tốt cũng cao hơn và ngược lại. Như vậy, kiến thức kém sẽ dẫn đến thực hành kém về dự phòng bệnh. Tuy nhiên, ở đây cũng cho thấy một nhóm người tuy có kiến thức tốt nhưng việc thực hành mới chỉ dừng lại ở mức trung bình, chưa chắc chắn đã chuyển thành hành vi tốt. Như vậy, có thể thấy sự tương quan rõ ràng theo tỷ lệ thuận giữa kiến thức và thực hành của người dân trong vấn đề dự phòng cúm A/H5N1. Điều đó cho thấy, chỉ có kiến thức tốt thôi chưa đủ, còn phải phối hợp với nhiều yếu tố khác như vấn đề phát triển kinh tế, việc đẩy mạnh các các hoạt động truyền thông ở địa phương nhằm thu hút mọi người cùng tham gia, hay việc thay đổi các phong tục, thói quen, tập quán nhằm đưa tỷ lệ thực hành mức trung bình hiện nay đang rất cao ở đối tượng có kiến thức dự phòng cúm A/H5N1 tốt thành thực hành tốt. Đồng thời thúc đẩy nhóm người dân có kiến thức trung bình và yếu cùng tham gia, được nâng cao nhận thức và thực hành về dự phòng cúm A/H5N1. Một mặt cần đẩy mạnh công tác giáo dục dự phòng bệnh cúm A/H5N1, một mặt cần xây dựng các mô hình mẫu trực quan để xây dựng nhận thức cho người dân, giúp người dân nhanh chóng thay đổi hành vi của mình. Về mối liên quan giữa thái độ và thực hành về dự phòng cúm A/H5N1, chúng tôi cũng nhận thấy có mối liên quan giữa thái độ về vệ sinh môi trường của người dân với mức độ thực hành vệ sinh môi trường của họ. Có kiến thức tốt chưa chắc đã thực hành tốt, bằng chứng là tất cả những chủ hộ có kiến thức tốt, việc thực hành dự phòng cúm A/H5N1 chưa đạt đến mức tốt mà chỉ đạt trung bình. Tuy nhiên người dân có thái độ tốt đã thực hành tốt. Điều này phù hợp với nhận định trong các loại tài liệu về khoa học hành vi giáo dục sức khỏe. Trong 4 yếu tố cấu thành hành vi sức khỏe gồm có 3 yếu tố quyết định đó là kiến thức, thái độ và thực hành. Mục đích và quan trọng nhất trong TT-GDSK là phải giúp người dân hướng tới việc thực hành hành vi có lợi, chứ không đơn thuần là chỉ nâng cao kiến thức hay thái độ. Vì có kiến thức tốt thì vẫn cần phải có thái độ tốt, chỉ khi như vậy thì mới tiến hành thực hành tốt những hành vi có lợi nói chung và những hành vi phòng bệnh cúm A/H5N1 nói riêng. 24
  25. 6. Kiến nghị 1. Ngành Y tế cần có sự quan tâm, đầu tư về nguồn lực để nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của người dân trong phòng chống bệnh cúm A/H5N1, bằng việc tăng cường công tác TT-GDSK, phát triển đa dạng các loại tài liệu truyền thông, lồng ghép phối hợp các phương pháp, hình thức thông tin-giáo dục-truyền thông tại các thôn bản và hộ gia đình. 2. Xây dựng mô hình điểm về thực hành phòng chống cúm A/H5N1 tại các hộ gia đình của một số thôn bản, sau đó đánh giá kết quả và nhân rộng mô hình. Hoặc phải có những nghiên cứu khoa học can thiệp sâu, đánh giá hiệu quả trước – sau can thiệp về sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của người dân, trong đó có cả đánh giá sự thay đổi về cả định tính và định lượng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người - Hội nghị Báo cáo Nghiên cứu Đánh giá giữa kỳ Kế hoạch Hành động Truyền thông phòng chống đại dịch cúm ở người giai đoạn 2008 – 2012, Hà Nội ngày 20/4/2011. 2. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người - Tiểu ban tuyên truyền (2008), Nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông thay đổi hành vi rửa tay bằng xà phòng phòng bệnh cúm A dựa vào cộng đồng tại 5 tỉnh trong cả nước, Hà Nội. 3. Bộ Y tế (2006), Khoa học hành vi và giáo dục sức khoẻ, NXB Y học, Hà Nội. 4. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A/H1N1, (Quyết định số 2762/QĐ-BYT ngày 31/7/2009). 5. Trần Hữu Bích (2005), Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống Cúm gia cầm của người dân tại 5 tỉnh (Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tây, Nam Định và Thái Bình). 6. Phạm Ngọc Cương (2008), Đánh giá KAP của người dân và thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo phòng chống dịch cúm A/H5N1 tại tỉnh Ninh Bình. 7. Phạm Ngọc Đính và cộng sự (2005), Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi virus cấp do vi rút cúm A/H5N1 tại Việt Nam năm 2004. 8. Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn (2009-2012), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2009, 2010, 2011 và 6 tháng 2012. 9. Phạm Quang Thái (2011), Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng huy động cộng đồng truyền thông cải thiện hành vi phòng bệnh cúm A cho người dân ở xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên – LA CKII. 10. CARE international (2004), Nghiên cứu cắt ngang về kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống cúm gia cầm ở các hộ gia đình chăn nuôi quy mô nhỏ và cán bộ y tế tại 4 tỉnh Long An, An Giang, Bình Định, Sơn La, tr 45,47. 25
  26. SO SÁNH THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH SAU 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12/2000 CỦA CHÍNH PHỦ CN. Phan Văn Hớn và cộng sự Trung tâm Truyền thông GDSK Bình Định Tóm tắt nghiên cứu Năm 2011, Trung tâm Truyền thông GDSK Bình Định tiến hành đề tài đánh giá thực trạng hút thuốc tại tỉnh, có so sánh với kết quả khảo sát được tiến hành 10 năm trước đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá trong cộng đồng nói chung có giảm (17,5% năm 2011 so với 28,8% năm 2001). Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới lá 46,6% và hút thuốc ở nữ giới là 0,6%. Tuổi bắt đầu hút thuốc trung bình là 21 tuổi. Một số nghề có tỷ lệ người đang hút thuốc lá cao: như lái xe 55,10%; nhóm ngành khác như thợ may, thợ xây, ở nhà, 37,07%; bộ đội 30%; nông dân 27,74%. Đa số nhận thông tin về các tác hại thuốc lá qua truyền hình 82,6%, qua loa công cộng 60,4%. Ảnh hưởng của thuốc lá tới sức khỏe là lý do chủ yếu khiến người hút thuốc bỏ thuốc. Tuy nhiên, có tới 47,8% những người cai thuốc lại quay trở lại hút. 1. Đặt vấn đề Thuốc lá hiện nay được xem là một nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi ước tính có đến 50-60% nam giới và 8-10% nữ giới hút thuốc lá và có mức tiêu thụ thuốc lá theo đầu người cao nhất thế giới. Thuốc lá có tác hại rất lớn đến sức khỏe, điều đó đã được khẳng định qua rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Hút thuốc lá không chỉ gây ra các bệnh, các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp mà còn gây nên các bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư miệng, lưỡi, thanh quản, thực quản, bàng quang, tụy tạng, làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thai chết lưu, giảm cân nặng trẻ sơ sinh, đột quị, bệnh mạch máu ngoại biên và nhiều bệnh khác. Tại Bình Định, năm 2001 để thực hiện Nghị quyết số 12/2000 ngày 14/8/2000 của Chính phủ về “Chính sách Quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2000- 2010”, Ban chỉ đạo Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) tỉnh tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng hút thuốc lá ở Bình Định. Theo khảo sát, tỷ lệ hút thuốc lá chung của Bình Định là 28,8%; trong đó 50,1% nam giới hút thuốc lá, 1,4% nữ giới hút thuốc. Trong những năm qua thực trạng sử dụng thuốc lá/thuốc lào tại tỉnh Bình Định có nhiều chuyển biến rõ nét; bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại như: tỷ lệ hút thuốc khá cao, nhiều vấn đề liên quan PCTHTL tại cộng đồng còn khó khăn khi triển khai thực hiện như: hút thuốc lá nơi công cộng còn phổ biến, chưa thực hiện triệt để chống quảng cáo thuốc lá, bán buôn, bán lẻ thuốc lá Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Bình Định tiến hành đề tài nhằm đánh giá thực trạng hút thuốc lá, thuốc lào ở tỉnh sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 12/2000 của Chính phủ. 26
  27. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng hút thuốc lá và cai thuốc của người dân tại tỉnh Bình Định năm 2011. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: chủ hộ hoặc là người đại diện gia đình từ 18 tuổi trở lên. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu được tính theo công thức: n = 4p(1-p)/e2 Trong đó: n: số đối tượng cần nghiên cứu cộng đồng dân cư chung: p: tỷ lệ hút thuốc lá dự đoán (theo nghiên cứu của Bình Định năm 2000, tỷ lệ chung chủ yếu nam giới là 28%, do vậy p=0,28) e: sai số mong muốn (chọn e=0,05) Thay vào công thức tính được n = 320 người. Để giảm yếu tố chủ quan cần nhân đôi số mẫu là 320 x 2 = 640. Chọn mẫu nghiên cứu: Chọn 30 cụm để tiến hành điều tra, mỗi cụm điều tra 21 hộ gia đình. Cách chọn cụm theo phương pháp tỷ lệ cỡ dân số (PPS) 3.4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05 đến tháng 11 năm 2012. 3.5. Thu thập và xử lý số liệu: - Số liệu được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn. - Xử lý số liệu bằng phần mềm Epi-Info 2000. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng hút thuốc năm 2011 so với năm 2001 Bảng 1: Thực trạng hút thuốc lá năm 2011 Tỷ lệ (%) Nội dung khảo sát Năm 2001 Năm 2011 Tỷ lệ hút thuốc lá chung 28,8 17,5 Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới 50,1 42,2 Tỷ lệ hút thuốc lá ở nữ giới 1,4 0,6 Lứa tuổi bắt đầu hút thuốc/số người từng hút Dưới hoặc bằng 15 tuổi 7,5 7,1 Trên 15 tuổi 77,6 92,9 Thời gian hút thuốc của người đang hút/số người đang hút Từ 10-20 năm 28,7 28,3 Trên 20 năm 27,4 61,5 Loại thuốc đang hút Thuốc có đầu lọc 90,4 97,5 Không đầu lọc 6,2 1,0 Thuốc tự quấn 6,2 1,5 27
  28. Kết quả bảng 1 cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá năm 2011 là 17,5% năm 2001 tỷ lệ này là 28,8%. Tỷ lệ hút thuốc trong nam giới là 42,2%, nữ giới là 0,6%. Lứa tuổi bắt đầu hút thuốc chủ yếu là trên 15 tuổi (chiếm 92,9%). Thời gian hút thuốc trên 20 năm chiếm đa số (61,5%). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số điếu thuốc hút trung bình trong một ngày tăng lên từ 11 điếu (năm 2001) lên 13 điếu (năm 2011). Số tiền trung bình để mua thuốc trong một tháng tăng từ 52.000 đồng năm 2001 lên 212.000 năm 2011. Thuốc đầu lọc là loại thuốc được đa số người hút sử dụng (90,4% năm 2001 và 97,5% năm 2011). Ngoài ra nghiên cứu cũng đưa ra: - Tuổi bắt đầu hút thuốc trung bình là 21 tuổi. - 67,5% cơ quan, nơi làm việc của người được hỏi có quy định cấm hút thuốc lá. - Một số nghề có tỷ lệ người đang hút thuốc lá cao: lái xe 55,10%; nhóm ngành khác như thợ may, thợ xây, ở nhà, . 37,07%; bộ đội 30%; nông dân 27,74%. - 51,2% người hút thuốc có thói quen hút thuốc nơi công cộng mặc dù 96% số người hút thuốc biết sẽ bị phạt tiền nếu hút thuốc tại nơi quy định cấm, 20,5% hút ngay cả khi có trẻ em bên cạnh. 23,5% vẫn tiếp tục hút tại nơi công cộng dù cho có người nhắc nhở, 23,5% xin lỗi và vẫn tiếp tục hút 4.2. Kênh cung cấp thông tin về tác hại thuốc lá Bảng 2: Kênh cung cấp thông tin về tác hại thuốc lá Nội dung khảo sát Năm 2001 (%) Năm 2011 (%) Truyền hình 70 82,6 Phát thanh, loa công cộng 11,2 60,4 Báo in, tờ tuyên truyền 5 27,8 Cán bộ y tế 4,6 12,9 95,7% số người được hỏi biết tác hại của thuốc lá (năm 2001 tỷ lệ này là 90%). Đa số nhận thông tin về các tác hại thuốc lá qua truyền hình (82,6%), qua loa công cộng (60,4%). Chỉ có 12,9% số người được hỏi biết các tác hại của thuốc lá qua cán bộ y tế. Tỷ lệ nhận các thông tin về tác hại thuốc lá qua các kênh năm 2011 đều cao hơn năm 2001. 4.3. Thực trạng cai nghiện thuốc lá Bảng 3: Lý do bỏ thuốc và các khó khăn khi thực hiện cai thuốc Nội dung khảo sát Năm 2001 (%) Năm 2011(%) Lý do bỏ thuốc lá của người từng thực hiện cai nghiện thuốc lá Nhận biết được tác hại đến sức khoẻ của mình 51,4 54,0 Bỏ thuốc lá vì bệnh tật 18,8 36,4 Vì tốn tiền 11,0 17,0 Những khó khăn gặp phải khi thực hiện cai thuốc lá Do người xung quanh vẫn còn hút 33,3 20,0 Không vượt qua cơn thèm thuốc 29,9 40,0 Do người khác mời 18,4 20,0 Do nhu cầu công việc nên phải hút 8,0 8,0 Cai thuốc lá thất bại 48,8 47,8 28
  29. Kết quả bảng 3 cho thấy, 54% quyết định bỏ thuốc vì biết tác hại của thuốc lá, 36,4% bỏ thuốc vì có bệnh tật, 17% bỏ thuốc vì thấy rằng mua thuốc tốn tiền. Những khó khăn chủ yếu gặp phải khi cai nghiện thuốc lá là do không vượt qua được cơn thèm thuốc (40%), do người khác mời (20%). Có tới 47,8% số người đã bỏ thuốc quay trở lại hút thuốc. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra số lần trung bình để cai thành công thuốc lá đối với người cai thành công là 2 lần. Một số đối tượng/ngành nghề có tỷ lệ cai thuốc thất bại cao: lái xe 72,7%; thợ xây, thợ may 62,6%, CBVC: 60,7%; nông dân 60%; kinh doanh-buôn bán 48%, công nhân 40%; cán bộ hưu trí 33,3%. 5. Kết luận Kết quả nghiên cho thấy sau 10 năm triển khai Nghị quyết số 12/2000 ngày 14/8/2000 của Chính phủ về “Chính sách Quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2000-2010”, thực trạng hút thuốc tại tỉnh Bình Định năm 2011 đã có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể như sau: - Tỷ lệ hút thuốc là 17,5% (năm 2001 là 28,8%) Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số điếu thuốc mà người hút hút trung bình trong một ngày tăng lên từ 11 điếu (năm 2001) lên 13 điếu (năm 2011). - 54% quyết định bỏ thuốc vì biết tác hại của thuốc lá, 36,4% bỏ thuốc vì có bệnh tật, 17% bỏ thuốc vì thấy rằng mua thuốc tốn tiền. Những khó khăn chủ yếu gặp phải khi cai nghiện thuốc lá là do không vượt qua được cơn thèm thuốc (40%), do người khác mời (20%). 47,8% số người đã bỏ thuốc quay trở lại hút thuốc (năm 2001 là 48,8%). 29
  30. THỰC TRẠNG ĐĂNG TẢI TIN, BÀI, ẢNH TRÊN TỜ TIN SỨC KHỎE CHO MỌI NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2006-2011 VÀ NHU CẦU NĂM 2012 CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÀNH Y TẾ CẦN THƠ CN. Mai Anh Tuấn Trung tâm Truyền thông GDSK TP Cần Thơ Tóm tắt nghiên cứu Mặc dù giáo dục sức khỏe không thay thế được dịch vụ y tế, nhưng nó rất cần thiết để giúp cho người dân lựa chọn sử dụng đúng đắn và sáng suốt các dịch vụ y tế có sẵn một cách có hiệu quả. Để giáo dục sức khỏe tốt, cần phải có và sử dụng một cách hiệu quả nhất các phương tiện giáo dục sức khỏe, trong đó “Tờ tin Sức khỏe cho mọi người” (TTSKCMN) của ngành Y tế TP Cần Thơ là phương tiện không thể thiếu trong công tác này. Kết quả đánh giá thực trạng và nhu cầu đăng tải tin, bài, ảnh trên tờ tin Sức khỏe cho mọi người cho thấy: giai đoạn 2006-2012 tờ tin đã cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ và chỉ tiêu ngành Y tế TP Cần Thơ giao, tuy nhiên số lượng tin, bài, ảnh còn nhiều hạn chế. Có 506 tin, bài, ảnh của các đơn vị khảo sát được chọn đăng trên TTSKCMN, thể loại được chọn đăng nhiều nhất là bài (188 bài). Có 35/39 đơn vị có tin, bài, ảnh được đăng tải. Về nhu cầu được đăng tải tin, bài, ảnh trên TTSKCMN năm 2012 cho thấy: 37/41 đơn vị có nhu cầu đăng tải. 91,9% đơn vị có nhu cầu được cấp miễn phí TTSKCMN. Gần 80% các đơn vị có nhu cầu được đào tạo nâng cao kỹ năng viết báo và chụp ảnh báo chí. 1. Đặt vấn đề Trung tâm Truyền thông GDSK Cần Thơ, tiền thân là Ban Tuyên truyền Y tế trực thuộc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang được thành lập vào tháng 3 năm 1983; đến năm 1990 chuyển thành Phòng Giáo dục sức khỏe thuộc Trung tâm Y học dự phòng tỉnh Hậu Giang. Cuối năm 1996, Sở Y tế thành lập Trung tâm Chăm sóc sức khỏe ban đầu, sau đổi tên thành Trung tâm Sức khỏe lao động và Môi trường tỉnh Cần Thơ. Lúc bấy giờ hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của tỉnh Cần Thơ là một bộ phận do trung tâm này phụ trách. Ngày 01 tháng 6 năm 2006, Trung tâm Truyền thông GDSK TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở bộ phận chuyên trách truyền thông của Trung tâm Sức khỏe lao động và Môi trường TP Cần Thơ. Trải qua quá trình gần 30 năm hình thành và phát triển, hoạt động truyền thông GDSK của ngành Y tế tỉnh Hậu Giang nay là Cần Thơ đã đóng góp nhiều vào công cuộc chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó “Tờ tin Sức khỏe cho mọi người” là phương tiện không thể thiếu. Thời gian qua, đặc biệt giai đoạn 2006 – 2011, mặc dù Ban Biên tập Tờ tin (được trình bày dưới ấn phẩm “Tờ tin Sức khỏe cho mọi người” do Trung tâm Truyền thông GDSK TP Cần Thơ thực hiện) đã nhiệt tình biên tập và ưu tiên chọn đăng thông tin của mạng lưới, nhưng số lượng tin, bài, ảnh được đăng tải trên Tờ tin rất hạn chế. Đặc biệt năm 2012, lần đầu tiên, Trung tâm Truyền thông GDSK TP Cần Thơ giao chỉ tiêu cộng 30
  31. tác tin, bài, ảnh trên tờ tin Sức khỏe cho mọi người quan tâm đến chất lượng được đăng tải. Thêm nữa, Sở Y tế TP Cần Thơ còn giao chỉ tiêu tin, bài, ảnh đăng trên website của ngành từ tháng 02/2012. Như vậy các đơn vị trực thuộc Sở Y tế TP Cần Thơ có nhu cầu đăng tải tin, bài, ảnh rất lớn. Nhu cầu của các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa tuyến thành phố, TTYT/TTYTDP, bệnh viện tuyến quận/huyện đăng tin bài trên tờ tin của ngành Y tế Cần Thơ cao là lý do tiến hành khảo sát vấn đề này. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở để xây dựng hàng loạt các giải pháp (kế hoạch) triển khai một trong các hoạt động của Chương trình hành động Truyền thông Giáo dục sức sức khỏe giai đoạn (2011 – 2015) trên địa bàn TP Cần Thơ, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 08/CT-BYT ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế về tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định thực trạng đăng tải tin, bài, ảnh trên Tờ tin Sức khỏe cho mọi người giai đoạn (2006 – 2011) của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 2. Xác định được nhu cầu đăng tải tin, bài, ảnh trên Tờ tin Sức khỏe cho mọi người năm 2012 của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 3.2. Đối tượng nghiên cứu - 56 Tờ tin Sức khỏe cho mọi người từ tháng 6/2006 đến tháng 12/2011. - 41 cơ sở y tế: trung tâm chuyên khoa, bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến thành phố; trung tâm y tế, trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện tuyến quận/huyện; các cơ sở y tế ngoài công lập (bệnh viện tư); Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Quân Y 121. 3.3. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập nhu cầu đăng tải tin, bài, ảnh trên Tờ tin ngành Y tế TP Cần Thơ trong năm 2012 của các đơn vị thuộc ngành y tế Cần Thơ thông qua mẫu khảo sát gửi các đơn vị. Mẫu khảo sát được thử nghiệm tại Phòng Truyền thông GDSK Trung tâm Y tế Dự phòng quận Ninh Kiều, trên 01 Tờ tin Sức khỏe cho mọi người – số Xuân năm 2012. - Thống kê số tin, bài, ảnh của các đơn vị thuộc ngành Y tế Cần Thơ được đăng trên Tờ tin Sức khỏe cho mọi người từ tháng 06/2006 đến tháng 12/2011 3.4. Xử lý số liệu: Nhập liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel. 31
  32. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng tin, bài, ảnh được đăng tải trên tờ tin Sức khỏe cho mọi người (TTSKCMN) của các đơn vị thuộc ngành Y tế thành phố Cần Thơ Bảng 1: Số lượng tin, bài, ảnh được đăng tải trên TTSKCMN của các đơn vị thuộc ngành Y tế thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2011 Số lượng Tổng Thể loại cộng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tin 33 16 08 41 40 20 158 Bài 27 30 24 39 24 44 188 Ảnh 19 27 22 34 33 25 160 Cộng 79 73 54 114 97 89 506 Trong 06 năm qua, có 506 tin, bài, ảnh của các đơn vị khảo sát được chọn đăng trên TTSKCMN, thể loại được chọn đăng nhiều nhất là bài (188 bài, chiếm tỷ lệ 37,15%). Năm 2009 là năm có số tin, bài, ảnh được được đăng tải nhiều nhất (114 tin, bài, ảnh). 11.3 11.4 12 10.8 10 8.9 8 6.6 6 6 4 2 0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Biểu đồ 1. Số tin, bài, ảnh trung bình của mỗi TTSKCMN giai đoạn 2006 – 2011 Giai đoạn từ tháng 6/2006 đến 12/2011 trung bình có 9 tin, bài, ảnh được đăng trên một TTSKCMN, nhiều nhất là năm 2006 (11,3 tin, bài, ảnh/TTSKCMN) và ít nhất là năm 2008 (6 tin, bài, ảnh/TTSKCMN). Có 35 đơn vị có tin, bài, ảnh được đăng tải trên TTSKCMN giai đoạn (2006 – 2011), chiếm tỉ lệ 85,37%. Trong đó, các đơn vị không có tin, bài, ảnh chọn đăng gồm: BVĐKTQ, BVQY 121, BVĐKCR, BVĐKTN, BVKHPĐ, BVĐKVT. 32
  33. Bảng 2: Tổng hợp loại nội dung tin, bài, ảnh được đăng tải trên TTSKCMN của các đơn vị thuộc ngành Y tế thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2011 STT ĐƠN VỊ TIN BÀI ẢNH Minh Minh Hoạt Người Hoạt họa họa Tổng động Tổng Khoa tốt Sưu Phóng Tổng động cho cho tin cộng của hợp giáo việc tầm sự hợp của bài được đơn vị tốt đơn vị được đăng đăng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) 1 Đơn vị y tế tuyến thành phố 16 4 37 3 0 2 84 1 5 96 248 Bệnh viện ngoài công lập 2 1 1 0 1 0 0 1 0 2 1 7 tại thành phố Cần thơ Bệnh viện trực thuộc Bộ Y 3 1 0 7 0 0 0 6 0 1 11 26 tế và quân khu IX Bệnh viện và TTYT 4 109 26 6 12 9 3 17 0 13 30 225 quận/huyện 127 31 50 16 9 5 108 1 21 138 506 TỔNG CỘNG 158 188 160 506 33
  34. Trong số tin, bài, ảnh được đăng tải giai đoạn (2006 – 2011) thể loại nội dung được đăng nhiều nhất là ảnh “Minh họa cho bài được đăng của đơn vị”, với 138 ảnh; đứng thứ hai là tin “Hoạt động của đơn vị”, với 127 tin; đứng thứ ba là bài “Tổng hợp”, với 108 bài. Các đơn vị thuộc tuyến thành phố có số lượng tin bài nhiều nhất (248), bệnh viện ngoài công lập có số lượng tin bài ít nhất (7). 4.2. Nhu cầu đăng tải tin, bài, ảnh năm 2012 Nhu cầu đăng tải tin, bài, ảnh được khảo sát tại 41 đơn vị thuộc ngành Y tế Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 37 đơn vị có nhu cầu đăng tải tin, bài, ảnh trong năm 2012, chiếm tỷ lệ 90,24%. Một số đơn vị không có nhu cầu đăng tải tin, bài, ảnh gồm: BVYHCT, BVĐKHMCL, BVQTPSPC, BV 121. 91,9% các đơn vị có nhu cầu gửi tin, bài, ảnh qua email, 13,5% muốn chuyển qua fax, 10,8% muốn chuyển qua đường bưu điện Trong số 37 đơn vị có nhu cầu đăng tải tin, bài, ảnh trên TTSKCMN năm 2012: 32 đơn vị có nhu cầu cộng tác tin (chiếm 86,48%), 25 đơn vị có nhu cầu cộng tác bài (chiếm 67,56%), 26 đơn vị có nhu cầu cộng tác ảnh (chiếm 70,27%). 4.2.1. Nhu cầu đăng tin trên TTSKCMN năm 2012 - Bình quân mỗi đơn vị có nhu cầu đăng tải 3,75 tin trên TTSKCMN. Các đơn vị có nhu cầu đăng tổng số có 138 tin, chỉ tiêu được giao là 118. - Có 94 tin hoạt động có nhu cầu đăng tải trên TTSKCMN, trung bình một đơn vị có nhu cầu đăng 2,5 tin hoạt động. - Có 44 tin tổng hợp có nhu cầu đăng tải trên TTSKCMN, trung bình một đơn vị có nhu cầu đăng 1,2 tin tổng hợp. 4.2.2. Nhu cầu đăng bài trên TTSKCMN năm 2012 40,0 37,5 35,0 30,0 25,0 21,3 18,8 % 20,0 15,0 11,3 11,3 10,0 5,0 0,0 Bài Tổng hợp Bài Người tốt việc Bài Sưu tầm Bài Phóng sự Bài Khoa giáo tốt Biểu đồ 2. Phân loại nội dung bài cộng tác cho TTSKCMN 2012 Biểu đồ 2 cho thấy nhu cầu đăng tải bài theo nội dung trên TTSKCMN năm 2012, như sau: 9 bài khoa giáo (chiếm 11,3%); 17 bài người tốt việc tốt (chiếm 21,3%); 15 34
  35. bài sưu tầm (chiếm 18,8%); 9 bài phóng sự (11,3%); 30 bài tổng hợp (chiếm 37,5%). Tổng số bài có nhu cầu đăng là 80 bài trong khi chỉ tiêu được giao là 38 bài. 4.2.3. Nhu cầu đăng ảnh trên TTSKCMN năm 2012 Các đơn vị có nhu cầu đăng tổng số 144 ảnh trên TTSKCMN năm 2012, trong đó: 47 ảnh hoạt động của đơn vị, 64 ảnh minh họa cho tin được đăng, 33 ảnh minh họa cho bài được đăng. 4.2.3. Nhu cầu cộng tác với TTSKCMN năm 2012 theo số tờ tin - 8 đơn vị có nhu cầu cộng tác 12 số/năm, chiếm 21,6%; - 4 đơn vị có nhu cầu cộng tác 6 số/năm, chiếm 10,8%; - 12 đơn vị có nhu cầu cộng tác 3 số/năm, chiếm 32,4%; - 4 đơn vị có nhu cầu cộng tác thỉnh thoảng, chiếm 10,8%; - 9 đơn vị có nhu cầu cộng tác khi có hoạt động diễn ra, chiếm 24,3%. 4.2.4. Nhu cầu nhận và phân phối TTSKCMN 3 đơn vị có nhu cầu mua trợ giá TTSKCMN (chiếm 8,10%); 34 đơn vị có nhu cầu cấp miễn phí cho ban giám đốc TTSKCMN (chiếm 91,90%). Bảng 3: Số lượng muốn được nhận và phân phối TTSKCMN hàng tháng Số Trung bình số Nhận và phân phối TTSKCMN lượng TTSKCMN/đơn vị Tuyến thành phố (21 đơn vị) 221 10,52 Tuyến quận/huyện (15 đơn vị) 239 15,93 Tuyến xã/phường/thị trấn (85 đơn vị) 879 10,34 Bảng 3 cho thấy mỗi đơn vị y tế tuyến thành phố có nhu cầu nhận và phân phối trung bình 10,5 TTSKCMN, đơn vị y tế tuyến quận/huyện có nhu cầu nhận và phân phối trung bình 15,9 TTSKCMN; con số này đối với đơn vị tuyến xã/phường/thị trấn là 10,34 TTSKCMN. 4.2.5. Nhu cầu trả nhuận bút Về nhu cầu được trả nhuận bút cho tác giả có tin, bài, ảnh đăng tải trên TTSKCMN: 51,4% đơn vị muốn được nhận 100%, 18,9% đơn vị có nhu cầu nhận 50% còn 50% hỗ trợ in ấn và phân phối, 16,2% đơn vị không cần nhận nhuận bút mà hỗ trợ 100% cho in ấn và phân phối, 13,51% đơn vị không có ý kiến. 4.2.6. Nhu cầu nâng cao kỹ năng viết báo và chụp ảnh báo chí - 29 đơn vị có nhu cầu nâng cao kỹ năng viết báo, chiếm tỷ lệ 78,38%; - 27 đơn vị có nhu cầu nâng cao kỹ năng chụp ảnh báo chí, chiếm tỷ lệ 72,97%. 35
  36. - 73 cán bộ phụ trách GDSK và 32 đối tượng là cán bộ, viên chức làm trong ngành có khả năng viết báo và chụp ảnh cần nâng cao kỹ năng viết báo và chụp ảnh báo chí. 5. Bàn luận Tờ tin Sức khỏe cho mọi người được Trung tâm Truyền thông GDSK TP Cần Thơ phát hành giai đoạn (2006 – 2011) đã cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ và chỉ tiêu ngành Y tế TP Cần Thơ giao. Thực trạng đăng tải tin, bài, ảnh trên TTSKCMN của các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa tuyến thành phố, bệnh viện ngoài công lập, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Quân khu IX, bệnh viện và TTYT/TTYTDP quận/huyện (gọi chung là mạng lưới truyền thông GDSK) giai đoạn 2006 – 2011, có đặc điểm là các trung tâm YTDP tuyến quận/huyện có nhiều tin, bài, ảnh được đăng tải trên TTSKCMN vì trong giai đoạn này, đầu mối chủ yếu của hoạt động truyền thông GDSK là cán bộ phụ trách GDSK của các TTYTDP tuyến quận/huyện. Một số đơn vị do mới thành lập hoặc chia tách, như: CCATVSTP, CCDS-KHHGD, các bệnh viện ngoài công lập, nên có số lượng tin, bài, ảnh đăng tải còn hạn chế. Đăng tải tin, bài, ảnh trên TTSKCMN giai đoạn 2006 – 2011 của các đơn vị thuộc ngành Y tế TP Cần Thơ còn khiêm tốn về số lượng. Nguyên nhân một phần là do cộng tác viên chưa có kỹ năng viết báo và chụp ảnh, một phần là do chưa có đủ trang thiết bị phục vụ cho công việc này, thêm nữa là họ chưa thật sự có nhu cầu đăng tải và chỉ tiêu giao tin, bài hàng năm chưa có tính thuyết phục. Với chỉ tiêu tin, bài hiện nay mà ngành Y tế TP Cần Thơ giao cho các đơn vị trực thuộc thì chỉ một mình cán bộ phụ trách GDSK không đáp ứng được. Chính vì vậy mà họ có nhu cầu rất lớn về đối tượng nhất là cán bộ, viên chức làm trong ngành có khả năng viết báo và chụp ảnh kể cả những công tác viên yêu thích công việc này trên từng địa bàn (đơn vị). Trong giai đoạn 2006 – 2011, số lượng tin đăng tải trên TTSKCMN chiếm đa số vì so với viết bài viết tin dễ hơn. Trong khuôn khổ của một tờ tin, tin được chọn đăng tải nhiều hơn vì số từ của một tin ít hơn của một bài chính. Mặc dù chỉ tiêu ảnh không được giao, nhưng có tới 144 ảnh được chọn đăng. Điều này hoàn toàn hợp lý, vì “Một bức tranh đáng giá một nghìn từ”, các đơn vị muốn minh họa thêm cho tin, bài được đăng tải, đồng thời góp cho hình thức của Tờ tin thêm phong phú. Nhu cầu đăng tải tin, bài, ảnh trên TTSKCMN năm 2012 của các đơn vị thuộc ngành Y tế TP Cần Thơ quản lý rất cao, chiếm tỉ lệ 90,24%. Có tới 21/41 đơn vị được giao chỉ tiêu tin, bài, chính vì vậy mà các đơn vị có nhu cầu đăng tin, bài rất lớn. Mặt khác, có tới 20/41 đơn vị không được giao chỉ tiêu, nhưng họ lại có nhu cầu đăng tải tin, bài, ảnh với số lượng nhiều nhằm chuyển tải thông tin hoạt động của đơn vị thông qua Tờ tin. Năm 2012, đối tượng mà các đơn vị có nhu cầu phân phối Tờ tin gồm: ban giám đốc, khoa/phòng trong đơn vị, góc GDSK các đơn vị tuyến thành phố; tuyến quận/huyện, gồm: ban giám đốc TTYT/TTYTDP, khoa/phòng, góc GDSK, ủy ban nhân 36
  37. dân, đài truyền thanh, phòng y tế và ban, ngành, đoàn thể; tuyến xã/phường/thị trấn, gồm: ủy ban nhân dân, loa văn hóa thông tin, ban, ngành, đoàn thể, TYT, góc GDSK, cộng tác viên các chương trình y tế và tình nguyện viên sức khỏe cộng đồng, nhu cầu phân phối này so với kế hoạch mà Trung tâm Truyền thông GDSK TP. Cần Thơ phân phối hàng tháng là chưa đáp ứng. 6. Kiến nghị Đối với Sở Y tế TP Cần Thơ - Bổ sung thêm kinh phí để Trung tâm Truyền thông GDSK TP Cần Thơ thực hiện các việc như: tăng thêm số trang in ấn nhằm đáp ứng nhu cầu của mạng lưới truyền thông GDSK; hỗ trợ chi trả nhuận bút cho cộng tác viên có tin, bài, ảnh được đăng tải; tổ chức tập huấn kỹ năng viết báo, chụp ảnh, phân phối TTSKCMN; mua sắm trang thiết bị phục vụ viết tin, chụp ảnh. - Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị cộng tác tin, bài, ảnh cho TTSKCMN. Đối với Trung tâm Truyền thông GDSK TP Cần Thơ - Tăng cường tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng viết báo, kỹ năng chụp ảnh báo chí – tổ chức theo hình thức cuốn chiếu từng quận/huyện, từng đơn vị, cần mở rộng đối tượng để có lực lượng cộng tác viên đa dạng, phong phú. - Nếu các đơn vị có nhu cầu đăng tải nhiều (vượt quá số trang phát hành hàng tháng), thì tăng cường biên tập tin, bài đăng tải trên website ngành Y tế. - Kịp thời phản hồi cho các cộng tác viên có tin, bài viết chưa đạt. - Giao chỉ tiêu tin, bài, ảnh cho 100% đơn vị mạng lưới truyền thông GDSK. - Sản xuất và phát hành Tờ tin đúng thời gian quy định. - Chủ động định hướng đề cương trước mỗi quý và trực tiếp đặt bài các đơn vị. - Chi trả nhuận bút và tặng Tờ tin cho cộng tác viên. - Có kế hoạch họp báo định kỳ mỗi quý một lần. Tổ chức họp mặt cộng tác viên mỗi năm một lần. - Hỗ trợ trang thiết bị cho đơn vị để phục vụ viết tin, bài và chụp ảnh. Đối với các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa tuyến thành phố, bệnh viện ngoài công lập, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Quân khu IX, bệnh viện và TTYT/TTYTDP quận/huyện. - Ban Giám đốc: Giao chỉ tiêu viết tin, bài cho từng khoa, phòng của đơn vị; tạo điều kiện để có nhiều cán bộ tham dự tập huấn nâng cao kỹ năng viết tin và chụp ảnh báo chí. - Cán bộ phụ trách hoạt động truyền thông GDSK: Là đầu mối nhận tin, bài, ảnh kịp thời chuyển cho Ban Biên tập TTSKCMN; kịp thời nhận và phân phối 37
  38. TTSKCMN hàng tháng. Động viên, khuyến khích cộng tác viên trong đơn vị và trên địa bài viết và gửi tin, bài. - Tất cả tin, bài, ảnh gửi cộng tác gửi qua thư điện tử. Đối với cộng tác viên của TTSKCMN - Chủ động gửi cộng tác cho Ban Biên tập TTSKCMN. - Điều chỉnh và bổ sung kịp thời những thông tin chưa chính xác khi có yêu cầu. - Thường xuyên góp ý cho TTSKCMN về hình thức, nội dung và những thông tin chưa chính xác được đăng tải. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổ chức Y tế Thế giới (2006), Giáo dục sức khỏe, Hà Nội, tr. 189, 194. 2. Mai Anh Tuấn (2012), Hiện trạng trang thiết bị và phương tiện làm việc của hệ truyền thông giáo dục sức khỏe thành phố Cần Thơ năm 2011, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2011, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr. 133. 3. Trung tâm Truyền thông GDSK Quảng Nam (2011), Khảo sát ý kiến bạn đọc về Thông tin Y – Dược và Sức khỏe Quảng Nam sau 2 năm phát hành, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học về truyền thông giáo dục sức khỏe giai đoạn 2001 – 2010, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr. 105, 106. 4. Nguyễn Như Ý – Chủ biên (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin, tr. 37, 86, 600, 601, 1.645. 38
  39. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC HÌNH THỨC CẢNH BÁO TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TRÊN BAO BÌ SẢN PHẨM BSCKI. Võ Thu Tùng Trung tâm Truyền thông GDSK thành phố Đà Nẵng Tóm tắt nghiên cứu Năm 2012, Trung tâm truyền thông GDSK thành phố Đà Nẵng đã tiến hành Nghiên cứu hình ảnh cảnh báo tác hại trên bao bì thuốc lá với mục tiêu mô tả thực trạng về tình hình in cảnh báo trên bao thuốc và đề xuất về các hình thức in cảnh báo trên bao thuốc một cách hiệu quả. Bằng phương pháp phỏng vấn sâu kết hợp với quan sát các hình thức in cảnh báo sức khoẻ trên các vỏ bao thuốc lá. Kết quả cho thấy Việt Nam chưa thực hiện đúng cam kết thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá về việc in cảnh báo bằng hình ảnh tác hại thuốc lá trên bao bì sản phẩm. Quy định bắt buộc về in lời cảnh báo bằng tiếng Việt trên vỏ bao thuốc lá tại Việt Nam có từ năm 1996. Tuy nhiên việc in cảnh báo sức khoẻ vẫn chỉ mới bằng lời và hầu hết đều dừng ở mức 30% vỏ bao thuốc lá. Trong khi đó, một số nước trên thế giới in hình ảnh cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá có hiệu quả rất lớn trong việc cảnh báo tác hại của thuốc lá. 1. Đặt vấn đề Theo kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) tại Việt Nam vào năm 2010, Việt Nam có 47,4% nam, 1,4% nữ và 23,8% người trưởng thành đang hút thuốc lá; trong đó có 81,8% người hút thuốc hàng ngày và 26,9% người hút thuốc lào. Đồng thời, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở Việt Nam cũng rất cao với 67,6% người bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà và 49% người bị phơi nhiễm tại nơi làm việc. Khói thuốc cũng là nguyên nhân của 40.000 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Tổ chức Y tế thế giới ước tính, nếu không có các biện pháp ngăn chặn thì đến năm 2020, 10% dân số Việt Nam sẽ tử vong vì các bệnh liên quan đến sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh nhằm đảm bảo quyền của những người tiêu dùng được biết về các thông tin chính xác về sản phẩm mà họ sử dụng, những hậu quả đối với sức khoẻ, tính gây nghiện và nguy cơ chết người từ việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá, có tác dụng giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng kể cả đối với những người có trình độ học vấn thấp hoặc không biết chữ. Đây là biện pháp truyền thông có hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho nhà nước và là xu thế chung trên thế giới. Mặc dù Việt nam đã có những quy định cụ thể về việc in cảnh báo trên vỏ bao thuốc lá, song các quy định này đã thực hiện đến đâu? thực trạng hình ảnh cảnh báo trên vỏ bao thuốc lá như thế nào? Giải pháp nào phù hợp nhất? để trả lời cho các câu hỏi trên chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu đề xuất các hình thức cảnh báo tác hại của thuốc lá trên bao bì sản phẩm“. 39
  40. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng về tình hình in cảnh báo trên vỏ bao thuốc lá. 2. Đề xuất về các hình thức in cảnh báo trên vỏ bao thuốc một cách hiệu quả. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Tháng 10 năm 2012. - Địa điểm: Thành phố Đà Nẵng. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Đại diện chính quyền các cấp của tỉnh Đà Nẵng. - Đại diện các sở ban ngành có liên quan đến nghị quyết 12/NQ-CP và quyết định 1315/QĐ-TTg. - Đại diện các hàng quán, các quầy bán thuốc lá lẻ, các đại lý thuốc lá, nơi công cộng trong nhà. - Các tổ chức chính trị xã hội. - Vỏ bao thuốc lá các loại. 3.3. Phương pháp thu thập thông tin - Nghiên cứu các văn bản pháp luật và các kết quả đã nghiên cứu liên quan đến in cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá. - Phỏng vấn sâu đại diện chính quyền các cấp, đại diện các sở ban ngành có liên quan đến nghị quyết 12/NQ-CP và quyết định 1315/QĐ-TTg, đại diện các hàng quán (cafê, quán ăn, nhà hàng), các quầy bán thuốc lá lẻ, các đại lý thuốc lá, nơi công cộng trong nhà (sân vận động, nhà ga, bến xe, rạp chiếu bóng, ). Đã thực hiện 36 cuộc phỏng vấn sâu. - Thảo luận nhóm trọng tâm các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội các cấp. 10 cuộc thảo luận nhóm trọng tâm (nhóm 8 -10 người) đã được thực hiện - Quan sát thu thập các hình thức in cảnh báo sức khoẻ trên các vỏ bao thuốc lá, việc treo dán các quy định về thuốc lá Địa điểm quan sát: các điểm bán thuốc lẻ, các đại lý (mua mẫu bao thuốc lá). 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 4.1. Tình hình thực hiện in cảnh báo sức khoẻ trên vỏ bao thuốc lá ở các nước trên thế giới và một số nước trong khu vực 4.1.1. Trên thế giới Công ước khung về kiểm soát thuốc lá bắt buộc các nước ký cam kết phải thực hiện quy định về in cảnh bảo bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá. 40
  41. Theo kết quả thống kê mới nhất của Vinacosh, hiện tại, đã có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã áp dụng quy định in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá. Việc in cảnh báo bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá đã được nhiều nước thực hiện một cách nghiêm túc và đã đem lại những kết quả tích cực, góp phần thay đổi cả về nhận thức và hành vi của những người hút thuốc lá. Cảnh báo sức khỏe của Canada Tại Canada, nơi đã sử dụng cảnh báo hình ảnh từ nhiều năm nay, khoảng một nửa số người hút thuốc cho biết hình ảnh đó làm họ nghĩ nhiều hơn về tác hại thuốc lá và muốn cai thuốc, 1/6 cho biết đã ít nhất một lần cất bao thuốc đi vì không muốn người khác nhìn thấy lời cảnh báo. 4.1.2. Tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á Singapore: in cảnh báo bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc vào năm 2004, chỉnh sửa và thêm hình ảnh vào năm 2006. Diện tích cảnh báo bao gồm cả hình ảnh và chữ đã chiếm 50% mặt trước và sau của vỏ bao thuốc. Trên hình ảnh cảnh báo nước này còn cho in cả số điện thoại hỗ trợ cai nghiện thuốc lá. Kết quả nghiên cứu tại nước này cũng cho thấy, hình ảnh cảnh báo đã làm cho khoảng 2/3 số người hút thuốc biết nhiều hơn về tác hại thuốc lá, 1/2 hút ít đi và 1/4 có thêm quyết tâm bỏ thuốc. Thái Lan: Từ cuối tháng 3-2005, Thái Lan đã qui định in ảnh các tệ hại của những bệnh nhân do hút thuốc và dòng chữ cảnh báo trên một nửa mỗi vỏ bao thuốc lá nhằm khuyến cáo nguy cơ nhiễm các bệnh ung thư và tim mạch. Năm 2009, Thái Lan đã chỉnh sửa và đưa ra 9 hình ảnh cảnh báo sức khoẻ bắt buộc phải in trên nhãn bao thuốc lá. Tại Thái Lan, kể từ khi áp dụng in hình ảnh lên nhãn bao thuốc, 92% người hút đã muốn bỏ, 62% giảm hút. Gần 78% thanh niên nước này tiếp nhận thông tin về tác hại của thuốc lá qua nhãn bao thuốc, ngoài truyền hình ra không có kênh truyền thông nào khác bao phủ rộng như vậy. 41
  42. Cảnh báo trên bao thuốc lá tại Thái Lan Malaysia: cũng đã thực hiện in cảnh báo bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc vào năm 2009, với diện tích cảnh báo là 40% mặt trước, 60% mặt sau. Trên hình ảnh cảnh báo nước này cũng cho in cả số điện thoại hỗ trợ cai nghiện thuốc lá. Brunây: bắt đầu in cảnh báo bằng cả hình ảnh và lời từ tháng 12/2008, với diện tích là 50% mặt trước và sau của vỏ bao thuốc lá. 4.2. Tình hình in cảnh báo sức khoẻ trên bao thuốc lá ở Việt Nam Quy định bắt buộc về in lời cảnh báo bằng tiếng Việt trên vỏ bao thuốc lá tại Việt Nam có từ năm 1996. Thực hiện các quy định của Chính phủ và Bộ Y tế, bắt đầu từ 1/4/2008. Tuy nhiên, lời cảnh báo sức khoẻ thường chỉ chiếm 2-2,5cm2 trong diện tích 150cm2 của vỏ bao; lại nằm ở phía bên cạnh vỏ bao thuốc và ở vị trí rất khó thu hút được sự chú ý của người hút. Chưa kể, câu cảnh báo: ''Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe'', chưa nêu được tác hại cụ thể của thuốc lá. Hiện tại thay bằng câu: “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” dòng chữ cảnh báo dù được đặt ở vị trí dễ nhìn hơn nhưng được in khá đơn giản. Nội dung cảnh báo chưa khẳng định rõ ràng, thủ phạm chính của ung thư là thuốc lá. Chữ “có thể” đã không thật sự gây tác động mạnh. Không ít người lầm tưởng rằng, hút thuốc lá chỉ có thể gây một căn bệnh ung thư và không gây ra các căn bệnh khác. Trong khi thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hàng loạt các bệnh mà thuốc lá có thể gây ra như ung thư phế quản, các bệnh tim mạch, xuất huyết não, ung thư vòm họng, ảnh hưởng đến thai nhi Hầu hết các Công ty thuốc lá trong nước đã thực hiện việc in cảnh báo sức khoẻ trên vỏ bao thuốc lá. Tuy nhiên, các quy định của Việt Nam cũng chỉ đưa ra 2 lời cảnh báo và không bắt buộc sử dụng luân phiên nên đã làm giảm đi hiệu quả khuyến cáo. Việc cứ in mãi một hai câu như thế trong thời gian dài sẽ khiến cho người tiêu dùng dễ nhàm chán và không còn để ý nữa. Trong khi các công ty thuốc lá lại tìm cách thay đổi mẫu mã 42
  43. và màu sắc liên tục, với nhiều hình thức đẹp và bắt mắt. Nhiều hãng đưa ra các thông điệp hết sức lôi cuốn, quảng cáo trá hình, làm lu mờ đi câu cảnh báo trên bao thuốc. Trên thực tế, Việt Nam cũng đã sản xuất thuốc lá có in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh trên các vỏ bao thuốc lá để xuất khẩu sang Singapore. Nội dung và diện tích cảnh báo tuân thủ theo đúng quy định của Singapore, tức 50% mặt trước và sau của vỏ bao thuốc. Năm 2007, Bộ Y tế đã có quyết định số 02/2007/QĐ-BYT ngày 15/01/2007 về vệ sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá yêu cầu bắt buộc in cảnh báo về sức khỏe bằng chữ hoặc bằng hình ảnh trên diện tích tối thiểu là 30% của bề mặt trước và sau của vỏ bao thuốc lá. Bộ Y tế cũng đưa ra 5 mẫu cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh đi kèm với các dòng chữ: "Hút thuốc gây ung thư phổi", "Hút thuốc có hại cho thai nhi và trẻ nhỏ", "Hút thuốc gây chảy máu não", "Hút thuốc gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính", "Hút thuốc lá gây hôi miệng và hỏng răng". Mỗi mẫu cảnh báo trên phải được in luân phiên 2 năm một lần trên vỏ bao thuốc lá. 5 mẫu cảnh báo của BYT Song những hình ảnh cảnh báo này đã không được thực hiện vì sau đó Chính phủ ban hành Nghị định 119/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 quy định: về cảnh báo sức khoẻ thì chỉ dùng một trong hai câu: "Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi" hoặc "Hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. 43
  44. - Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam (Chỉ thị số 12/2007/CT-TTg), bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, in nội dung lời cảnh báo sức khỏe chiếm khoảng 50% diện tích của mỗi vỏ bao thuốc lá. - Theo quy định của Công ước Khung thì: trong vòng 3 năm kể từ khi ký tham gia công ước, chính phủ nước đó phải thực hiện việc in cảnh báo về sức khoẻ trên vỏ bao thuốc lá; và phải đảm bảo chiếm 50% hoặc lớn hơn diện tích trưng bày chính nhưng không được nhỏ hơn 30% của các diện tích trưng bày chính của bao thuốc; có thể dưới hình thức chữ, hình ảnh hoặc cả chữ và hình ảnh. Tuy nhiên cho đến nay, các quy định này đều chưa được thực hiện, việc in cảnh báo sức khoẻ vẫn chỉ mới bằng lời và hầu hết đều dừng ở mức 30% diện tích vỏ bao thuốc lá. Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường Việt Nam còn xuất hiện rất nhiều các loại thuốc lá nhập lậu và thuốc lá giả. Theo kết quả quan sát từ nghiên cứu này, nhiều loại thuốc lá lậu hoặc giả đang được bày bán tại các điểm bán thuốc lá lẻ hoặc được nhiều người mang đi bán dạo tại các quán nhậu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Một số mẫu bao thuốc lá mua được từ một người bán thuốc lá dạo ở Đà Nẵng Hầu hết trên vỏ bao của những loại thuốc lá này đều không in lời cảnh báo sức khoẻ theo quy định hiện hành của nước ta. 4.3. Ý kiến của người dân về in cảnh báo sức khoẻ trên vỏ bao thuốc lá: Năm 2009, Bộ Y tế đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Trợ giúp Phát triển Cộng đồng tiến hành “Đánh giá hiệu quả của hệ thống cảnh báo sức khỏe hiện tại in trên vỏ bao thuốc lá ở Việt Nam”. Nghiên cứu được tiến hành trên 1.200 người dân tại 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, chỉ có 39% nhớ được nội dung cảnh báo “hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi”; 5,9% nhớ được nội dung cảnh báo “hút thuốc lá có thể gây bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính”; 54% số người hút thuốc lá không hề quan tâm tới ảnh hưởng sức khỏe khi nhìn lời cảnh báo sức khỏe. Hơn một nửa số người được hỏi cho rằng, lời cảnh báo hiện tại trên vỏ bao thuốc lá 44
  45. chưa nói hết tác hại do thuốc lá gây ra; 60% số người hút thuốc lá nói rằng lời cảnh báo hiện tại không có tác dụng làm cho họ muốn bỏ thuốc. Nhiều ý kiến đều cho rằng cảnh báo bằng chữ và hình ảnh phải chiếm 50% đến 70% diện tích mặt chính của vỏ bao thuốc mới mong người hút “giật mình” mỗi khi cầm điếu thuốc. Kết quả phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm nhóm từ nghiên cứu này cũng cho thấy, hầu hết ý kiến đều cho rằng: việc in cảnh báo trên vỏ bao thuốc hiện nay mới chỉ thực hiện bằng chữ chứ chưa có hình ảnh cụ thể. Lời cảnh báo vẫn mang tính chung chung, chưa cụ thể và chưa đủ mạnh. “Việc cảnh báo trên bao thuốc tôi thấy vẫn chưa có mấy người sợ, họ biết là ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng họ vẫn hút“. Người bán quán cà phê “Thuốc lá nhập có cả hình ảnh, ở mình chưa thấy, chỉ thấy có mấy câu, hình như 2 câu thì phải“. Chủ một đại lý thuốc lá “Lời cảnh báo vừa dài dòng, vừa chưa cụ thể, vừa chưa đủ mạnh“. Thảo luận nhóm Hội Nông dân huyện Hoà Vang “Lời cảnh báo còn nhẹ quá, chưa đủ sức cảnh báo so với độ đẹp của bao thuốc“ Lãnh đạo Trung tâm Thể thao Đà Nẵng Nhiều ý kiến cũng cho rằng: việc in cảnh báo trên bao thuốc có tác dụng nhất định đến hành vi của người hút thuốc lá. Nếu tiếp tục in lời cảnh báo bằng chữ thì phải có nội dung cụ thể, rõ ràng, chỉ rõ tất cả những tác hại do thuốc lá gây ra. Nên bỏ đi 2 từ "có thể" vì nó làm cho câu cảnh báo không đủ sức răn đe. Và nhất là nên sớm đưa cảnh báo bằng hình ảnh trên bao thuốc như các nước trên thế giới. "Tôi có thấy một bao thuốc lá ở Mỹ có câu đại loại như “Hút thuốc lá sẽ làm bạn gái chia tay bạn” biện pháp cảnh báo tác hại thuốc lá trên bao thuốc có thể có hiệu quả, vì vậy cần duy trì nhưng cải tiến thêm cách cảnh báo“ Thảo luận nhóm Hội Nông dân huyện Hoà Vang "Tôi thấy chưa đủ sức răn đe người hút thuốc, nếu thay chữ “có thể” trong câu “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” thành chữ “sẽ” thì hiệu quả hơn". Người bán quán cà phê "Việc cảnh báo trên bao thuốc lá cũng ít nhiều có tác động, cần phải in cảnh báo bằng các hình ảnh cho họ sợ hơn". Người bán quán cà phê "Chúng ta cần đưa các hình ảnh dễ gây sốc và sợ hơn". Lãnh đạo Trung tâm Thể thao Đà Nẵng 45
  46. "Cần có hình ảnh như hình ung thư phế quản, hình phổi bị đốt cháy. Học theo tranh cổ động của WHO, gắn liền tác hại thuốc lá với thế hệ trẻ". Thảo luận nhóm Đoàn thanh niên quận Ngũ Hành Sơn 4.4. Luận điểm của các công ty thuốc lá Việc in cảnh báo bằng hình ảnh luôn vấp phải sự phản ứng từ các công ty sản xuất thuốc lá. Bằng nhiều lý do, họ cố biện minh và tìm đủ mọi cách trì hoãn việc in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh. Theo nghiên cứu của Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, các công ty thuốc lá đều cho rằng: - Ngành công nghiệp thuốc lá hàng năm đã đóng thuế cho nhà nước hàng tỷ USD. - Không có bằng chứng là cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh có tác dụng. - Việc thay đổi mẫu mã, in màu sẽ gây tốn kém khiến công nhân ngành này thất nghiệp. - Việc in cảnh báo bằng hình ảnh phải cần nhiều thời gian để thực hiện. - Quy định này là vi phạm quyền tự do ngôn luận và bản quyền nhãn hiệu. Tuy nhiên, hàng chục nghiên cứu trên Thế giới và tại Việt Nam đã cho thấy rằng, người hút thuốc lá đã đọc, hiểu rõ và thay đổi hành vi sau khi tiếp cận với các cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh mạnh. Việc in cảnh báo sức khỏe hình ảnh cũng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho các quốc gia, bởi vì "chỉ tính riêng 3 bệnh được lựa chọn trong nghiên cứu này thuốc lá gây ra khoảng 50% chi phí xã hội liên quan đến bệnh nhân nội trú và 804 tỷ đồng (khoảng 50 triệu đô la Mỹ), và 0,11% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hay 18% kinh phí chính phủ dành cho y tế và 19% kinh phí do các công ty thuốc lá đóng góp cho nhà nước". Các nước trên Thế giới cũng chỉ cần 6-9 tháng để thực hiện in cảnh báo bằng hình ảnh. Và đặc biệt, những nước với các hệ thống luật pháp khác nhau đã áp dụng qui định cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh mà không gặp những khó khăn pháp lý nào. 5. Đề xuất và kiến nghị 5.1. Đề xuất Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xin đề xuất một số hình thức in cảnh báo tác hại của thuốc lá trên vỏ bao thuốc như sau: - In cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh chiếm ít nhất 50% diện tích 2 mặt chính của vỏ bao thuốc lá. - Sử dụng nhiều hình ảnh và thông điệp cảnh báo khác nhau. Điều này sẽ làm giảm sự nhàm chán và giúp cung cấp nhiều thông tin về tác hại của thuốc lá cho người tiêu dùng. - Sử dụng quay vòng các thông điệp và thường xuyên có sự đổi mới để gây sự tò mò và chú ý của cộng đồng. 46
  47. - Nội dung thông điệp cần: Cung cấp thông tin toàn diện về tác hại sức khỏe. Các thông điệp khác nhau có tác động đến các đối tượng khác nhau. Có lời khuyên bỏ thuốc và số điện thoại hỗ trợ cai nghiện thuốc lá. - Trước hết, nên áp dụng ngay 5 mẫu cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh đã được Bộ Y tế đưa ra theo quyết định số 02/2007/QĐ-BYT ngày 15/01/2007. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với Trung ương - Cần nhanh chóng ban hành quy định và lộ trình thực hiện việc in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá phù hợp với các khuyến cáo của Công ước Khung và xu thế chung của thế giới. - Có quy định và lộ trình thực hiện in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh trên tất cả các sản phẩm có liên quan đến thuốc lá. - Dựa vào kinh nghiệm của các nước để xây dựng và áp dụng những hình ảnh cảnh báo sức khoẻ một cách hiệu quả nhất. Nên học tập và làm theo kinh nghiệm của Thái Lan, Malaysia, Singapore. - Cần ban hành các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. 5.2.2. Đối với thành phố - Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. - Vận động các Công ty sản xuất thuốc lá đóng trên địa bàn thành phố đi tiên phong trong việc in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh. - Kiểm soát chặt chẻ nguồn thuốc lá nhập lậu, tăng cường kiểm tra và xử phạt nghiêm các cá nhân, tổ chức buôn bán các loại thuốc lá nhập lậu, các loại thuốc lá không in cảnh báo sức khoẻ. - Đẩy mạnh thông tin - tuyên truyền – giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và hành vi của người dân đối với việc in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh. Làm sao cho mọi người tiêu dùng sản phẩm này đều biết được rằng: họ có quyền được biết toàn bộ sự thật về những tác hại của việc sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc thụ động gây ra. Qua đó, giúp người dân bày tỏ sự ủng hộ việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế, Tổng cục thống kê, Đại học Y Hà Nội, Nghiên cứu điều tra toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (GATS) 2010. 47
  48. 2. Bộ Y tế, Trung tâm Nghiên cứu và Trợ giúp Phát triển Cộng đồng, Đánh giá hiệu quả của hệ thống cảnh báo sức khỏe hiện tại in trên vỏ bao thuốc lá ở Việt Nam 2009. 3. Chỉ thị số 12/2007/CT-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, (5/2007). 4. Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng (Ban hành kèm theo Quyết định số 1338/UBND-QĐ ngày 22/2/2010 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng). 5. Phạm Quỳnh Nga, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt nam, Nghiên cứu về cảnh báo sức khỏe hình ảnh trên bao bì thuốc lá 2009. 6. Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 của Thủ tướng chính phủ quy định về sản xuất và kinh doanh thuốc lá (7/2007). 7. Vũ Xuân Phú (2005), Chi phí cho ba bệnh liên quan đến thuốc lá - Nghiên cứu chính sách phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam. 8. Quyết định 1315/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch thực hiên Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (8/20090. 9. Quyết định số 02/2007/QĐ – BYT ngày 15 tháng 1 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Vệ sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá. 10. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá. 2003. 48
  49. KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA CÁN BỘ TRUYỀN THÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG NĂM 2011 – 2012 Nguyễn Thị Diệu Hiền Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Đồng Tháp Tóm tắt nghiên cứu Hầu hết người dân hiện nay đã được tiếp cận các thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng (TCM). Truyền thông về tình hình dịch bệnh TCM đã được phổ biến rộng rãi đến cộng đồng với hình thức truyền thông đa dạng như truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, phát thanh bằng loa, đài) và truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ y tế, truyền thông viên Tuy nhiên, kiến thức, thực hành của người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Để nâng cao nhận thức của người dân về bệnh tay chân miệng, đội ngũ cán bộ y tế và truyền thông viên giữ vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ này có kiến thức, kỹ năng tốt thì hiệu quả truyền thông sẽ cao. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ của người làm truyền thông về bệnh TCM. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 931 cán bộ y tế, giáo viên và truyền thông viên tại các xã phường thuộc 12 huyện/thị/thành phố của tỉnh Đồng Tháp trong năm 2011 kết quả cho thấy kiến thức của đội ngũ này còn nhiều hạn chế: 23% người được hỏi biết TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính, 45% biết nguyên nhân gây bệnh là do vi rút đường ruột gây ra, 85,2% cho rằng bệnh lây truyền qua tiếp xúc với da, niêm mạc; chỉ có 1,9% cho rằng bệnh lây qua đường tiêu hóa. Kiến thức về các biểu hiện của bệnh: 66,1% cho rằng bệnh có biểu hiện nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, miệng. 100% người được hỏi biết rằng chưa có vắc xin phòng bệnh. Kiến thức về cách phòng và chăm sóc trẻ mắc TCM của đối tượng nghiên cứu khá tốt: 96,1% cho rằng để phòng bệnh TCM cần giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay và rửa đồ chơi của trẻ. Các đối tượng nghiên cứu cũng kiến nghị để người dân quan tâm hơn về dịch bệnh TCM, cần tăng cường truyền thông qua báo, đài, loa phát thanh tại huyện, xã, phát tờ rơi, treo áp phích, truyền thông trực tiếp qua các cuộc thảo luận nhóm, nói chuyện sức khỏe Nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị: Mở rộng hơn mạng lưới cộng tác viên; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, mở rộng thêm các lớp tập huấn nâng cao kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ tuyền thông; hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thích hợp nhằm thu hút đội ngũ cộng tác viên tham gia; tăng cường các hoạt động truyền thông có sử dụng tranh, ảnh gây ấn tượng cho người xem. 49
  50. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM TẠI XÃ HỒNG LỘC, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH BS. Bùi Quang Tâm, CN. Nguyễn Thị Thanh Loan, Đoàn Thị Mỹ Loan, Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Hà Tĩnh Tóm tắt nghiên cứu Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. SDD trẻ em gồm có nhiều thể: thể thấp còi, nhẹ cân, thể phù, thể teo đét, . . . Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi đề cập đến tình trạng SDD trẻ em ở thể thấp còi và nhẹ cân tại Xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng SDD trẻ em ở xã Hồng Lộc còn cao 23,6%, đặc biệt là SDD thể thấp còi 26,3%; 70% trẻ SDD sống trong các gia đình có 3-4 con, hộ gia đình nghèo và cận nghèo chiếm 84%. Kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ còn nhiều hạn chế: chỉ có 45% biết tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin A và cho trẻ uống thuốc tẩy giun, 55% biết SDD sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con; 56% biết ăn uống hợp lý sẽ phòng tránh được SDD; 85% bà mẹ cho trẻ bú bình trong 6 tháng đầu. Để hạn chế tình trạng SDD ở trẻ em, cần có sự quan tâm, đầu tư của các cấp các ngành và sự cố gắng của đội ngũ cộng tác viên tại cơ sở, đặc biệt cần nâng cao kiến thức hiểu biết cơ bản trong việc nuôi dưỡng trẻ, nhất là giai đoạn trẻ dưới 5 tuổi. 1. Đặt vấn đề Hơn ai hết, những người làm cha, mẹ luôn mong muốn con mình được khoẻ mạnh và phát triển toàn diện, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng đạt được nguyện vọng này. Lý do không phải chúng mắc trọng bệnh mà trẻ bị SDD, thường gặp nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở những mức độ khác nhau. SDD không những gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tâm thần và vận động của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến sức lao động của xã hội sau này, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. Trong những năm qua tình trạng dinh dưỡng trẻ em ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung đã được cải thiện đáng kể nhưng tỷ lệ SDD vẫn còn cao, đặc biệt là SDD thể thấp còi. Theo điều tra dân số gần đây nhất cho thấy tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam cao thứ 13 trên thế giới (khoảng 2,5 triệu trẻ SDD thấp còi và 1,54 triệu trẻ SDD nhẹ cân, chiếm tỷ lệ 27,5 % tổng số trẻ). Còn tại Hà Tĩnh hiện nay tỷ lệ SDD chung là 27%, đặc biệt SDD thể thấp còi là khá cao 32,9% và có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương. Đây cũng là một trở lực quan trọng của phát triển và hội nhập, nên rất cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể phòng chống SDD cho các vùng khó khăn, tập trung ưu tiên cho những vùng có tỷ lệ SDD cao là rất cần thiết. Hồng Lộc là xã miền núi của huyện Lộc Hà với 12 thôn. Đời sống kinh tế của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, môi trường bị ô nhiễm, tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu hướng gia tăng. Chương trình phòng chống SDD của trẻ em dưới 5 tuổi đã và đang 50
  51. được thực hiện song hiệu quả còn chưa cao. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Đánh giá thực trạng, nguyên nhân SDD ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà. 2. Đánh giá kiến thức nuôi con của các bà mẹ có con bị SDD tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà. 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần cải thiện, nâng cao nhận thức trong phòng chống SDD và hạn chế gia tăng trẻ bị SDD. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. - Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. - Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi và thể nhẹ cân tại xã, ngoại trừ các bà mẹ không trực tiếp nuôi trẻ hoặc bị tâm thần, câm, điếc hoặc chối từ hợp tác. 3.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 3.3. Phương pháp thu thập thông tin - Tổ chức cân nặng và đo chiều cao dựa trên tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới để xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ (575 trẻ dưới 5 tuổi). - Phỏng vấn dựa vào phiếu thu thập thông tin để tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SDD trẻ em: 120 cuộc phỏng vấn. - Thu thập thông tin từ báo cáo tổng kết của Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản tỉnh; Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh; Sở Lao động – thương binh xã hội tỉnh; Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Lộc Hà và Trạm y tế xã Hồng Lộc năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012. 3.4. Nhập và xử lý số liệu Kết quả phiếu thu thập thông tin được làm sạch trước khi nhập dữ liệu, phân tích số liệu bằng phần mềm Excell. 3.5. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2012 3.6. Địa điểm nghiên cứu: xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh 51
  52. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng trẻ bị suy dinh dưỡng tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dựa vào chuẩn cân nặng và chiều cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho trẻ dưới 5 tuổi. Kết quả điều tra 575 trẻ dưới 5 tuổi tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh cho thấy có 134 trẻ SDD (chiếm tỷ lệ 23,6%). Trong số trẻ SDD thì số trẻ trai chiếm 37,5%, trẻ gái chiếm 62,5%. 23% trẻ bị SDD thể nhẹ cân theo tuổi (tỷ lệ này ở trẻ trai là 17,5 %; ở trẻ gái là 24,6%); 26.3% trẻ bị SDD chiều cao theo tuổi ( tỷ lệ này trẻ trai là 24,5 %; ở trẻ gái là 27,7%). 16% 5 tuæi 4 tuæi 12% 45% 3 tuæi D•íi 3 tuæi 27% Biểu đồ 1. Tình trạng suy dinh dưỡng theo độ tuổi Kết quả biểu đồ 1 cho thấy, trong tổng số 134 trẻ SDD, trẻ 5 tuổi chiếm 45%; 4 tuổi chiếm 27%; 3 tuổi chiếm 12 % và dưới 3 tuổi chiếm16%. 4.2. Yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ và kiến thức nuôi con của các bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng tại xã Hồng Lộc, Lộc Hà. 4.2.1. Một số đặc điểm gia đình của nhóm trẻ SDD Điều kiện kinh tế gia đình: Trong tổng số 134 trẻ bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ thuộc hộ nghèo chiếm 19%, thuộc hộ cận nghèo chiếm 65%. Số con trong các gia đình có trẻ SDD: có 3 con chiếm 40%, 4 con chiếm 30%. Số gia đình có 1-2 con chỉ chiếm 30%. Tình trạng nguồn nước sinh hoạt: Hộ gia đình sử dụng nước giếng đào chiếm 45%; sử dụng nước giếng khoan chiếm 22% và sử dụng nước mưa chiếm 23%. Trình độ học vấn và nghề nghiệp và của cha/mẹ trẻ:Tỷ lệ bố mẹ học tiểu học: 40%, trung học cơ sở là 55%; trung học phổ thông là10%; cao đẳng & trung cấp là 5 %. Nghề nghiệp của cha/mẹ trẻ: làm ruộng chiếm 75%; buôn bán chiếm 45%; công nhân chiếm 12%, công chức, viên chức chiếm 9%; nghề khác chiếm 40%. 52
  53. 4.2.2. Kiến thức của bà mẹ về phòng chống suy dinh dưỡng Bµ mÑ nhËn thøc ®•îc cần bổ sung Vitamin, tÈy giun 45% 55% 45% Bµ mÑ kh«ng nh©n thøc ®•îc cần bổ sung Vitamin, tÈy giun 55% Biểu đồ 2. Nhận thức của bà mẹ về cần thiết bổ sung vitamin A và tẩy giun cho trẻ Kết quả biểu đồ cho thấy có 45% bà mẹ nhận thức được tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin A và uống thuốc tẩy giun. 55% còn lại không nhận thấy được vai trò của uống bổ sung vitamin A và uống thuốc tẩy giun đối với các trẻ nhỏ. 60% 50% Bµ mÑ biÕt con m×nh bÞ SDD 40% 55% 56% Bµ mÑ biÕt SDD ¶nh 30% 45% h•ëng SK con m×nh 20% Bµ mÑ biÕt ¨n uèng hîp lý sÏ phßng được SDD 10% cho trẻ 0% Biểu đồ 3. Nhận thức của bà mẹ về tình trạng SDD ở trẻ Nhận thức, hiểu biết về suy dinh dưỡng trẻ em của các bà mẹ ở mức độ thấp: 45% bà mẹ biết con mình bị SDD; 55% bà mẹ biết SDD sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con; 56% bà mẹ biết ăn uống hợp lý sẽ phòng tránh được SDD. 4.2.3. Thực hành nuôi dưỡng trẻ 15% 17% 68% Bó mÑ Bó b×nh Bó mÑ vµ bó b×nh Biểu đồ 4.Thực hành nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng đầu 53
  54. Chỉ có 15% trẻ SDD được bú mẹ trong 6 tháng đầu; 17% số trẻ SDD được bú bình và 68 % vừa được bú mẹ và bú bình. Tỷ lệ trẻ ăn bổ sung/ăn sam khi trẻ dưới 6 tháng chiếm 80%. Thực hành của các bà mẹ trong chăm sóc trẻ để phòng chống SDD còn hạn chế: 22% bà mẹ quá kiêng khem khi trẻ bị ốm; 67% bà mẹ không biết cách chế biến bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng; 55% bà mẹ không chú trọng vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh bé sống; 45% không cho con ăn nhiều bữa trong ngày; 40% cho con ăn quà vặt trước bữa ăn 4.2.4. Nguồn thông tin về SDD mà bà mẹ nhận được 100% 92% 80% 60% Tivi 60% Tõ s¸ch b¸o 45% Tõ c¸n bé y tÕ 40% 30% Tõ ®µi ph¸t thanh 15% Tõ nhµ tr•êng 20% 0% Biểu đồ 3. Các nguồn thông tin về SDD mà bà mẹ thu nhận được 92% bà mẹ nhận được thông tin về SDD từ ti vi; 60% từ cán bộ y tế, 45% từ đài phát thanh; 30% từ nhà trường và 15 % từ sách báo. 4.2.5. Nơi khám và tư vấn trẻ SDD 10% 6% Tr¹m y tÕ 5% 32% CTV YT th«n Khoa DD YTDP Phßng y tÕ TT DS-KHHG§ 47% Biểu đồ 4. Nơi khám và tư vấn trẻ SDD 54
  55. Tỷ lệ đến khám và tư vấn tại trạm y tế là 32%, đến nhân viên y tế thôn: 47%; đến khoa dinh dưỡng thuộc Trung tâm y tế huyện Lộc Hà: 5%; đến Phòng y tế: 6%, đến Trung tâm Dân số- KHHGĐ huyện: 10%. Hầu hết các bà mẹ đều thích được tư vấn tại trạm y tế và cộng tác viên dinh dưỡng. 5. Bàn luận Từ thực tế đó cho thấy tỷ lệ trẻ bị SDD tại xã Hồng Lộc, Lộc Hà vẫn còn cao, đặc biệt là thể thấp còi. Trong đó tỷ lệ SDD ở bé gái cao hơn bé trai; trẻ bị SDD hầu hết rơi vào gia đình có từ 3 con trở lên, do đó nhóm trẻ sống trong gia đình thiếu ăn thường được ít quan tâm, chăm sóc chu đáo nên bị SDD cao hơn các nhóm khác; trẻ SDD chủ yếu ở nhóm hộ gia đình sử dụng nước giếng đào; gia đình có bố mẹ trình độ văn hoá thấp, đặc biệt là làm nghề nông nghiệp; tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ ăn sam sớm nhiều hơn so với trẻ ăn sam muộn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự hiểu biết chung của các bà mẹ về kiến thức phòng chống SDD còn hạn chế Nguyên nhân của vấn đề này là do Hồng Lộc là một xã nghèo miền núi, một số bộ phân dân cư đang ở mức chưa đủ ăn về số lượng. Cộng tác viên dinh dưỡng hiện nay đã đủ về số lượng nhưng kiến thức còn yếu, phụ cấp của chương trình còn eo hẹp; nguồn kinh phí chưa huy động được tại địa phương mà chỉ dựa vào Trung ương và tỉnh. Bên cạnh đó, có một số trẻ bị SDD lại xảy ra cả ở con em những gia đình khá giả nhưng do các bậc cha mẹ thiếu kiến thức về nuôi dưỡng trẻ đúng phương pháp nên cho trẻ ăn uống không hợp lý, chăm sóc không đúng phương pháp. Để hạn chế tình trạng SDD trẻ em, các can thiệp cần tác động nhằm nâng cao nhận thức cho các bà mẹ và hướng dẫn cho họ phương pháp chăm sóc con hợp lý. Ngay từ những tuần đầu tiên mang thai người mẹ cần ăn đủ chất đạm, canxi và iốt. Ngoài ra người mẹ cần ăn đủ sắt, đủ vitamin A và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai tăng trưởng và là nguồn dự trữ giúp trẻ phát triển trong những tháng đầu sau khi sinh. 6. Kiến nghị - Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của ngành Y tế và ngành Giáo dục mầm non trong chiến lược phòng chống SDD trẻ em. - Nhà trường tư vấn dinh dưỡng hợp lý cho phụ huynh đặc biệt phụ huynh có trẻ SDD. - Nhà trường cần chăm sóc tập trung vào nhóm trẻ bị SDD thể thấp còi. - Nhà trường và phụ huynh tổ chức chế độ ăn riêng cho trẻ bị SDD. - Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các mô hình can thiệp tại các trường mẫu giáo để kiểm soát phòng chống SDD. - Các cơ sở y tế (Bệnh viện, Trung tâm CSSKSS, cơ sở y tế tư nhân, ) cần thực hiện tư vấn cho các bậc cha mẹ có con bị SDD khi họ mang con đến khám. - Phát triển các sách báo, tài liệu truyền thông về phòng chống SDD trẻ em để phổ biến cho nhà trường và phụ huynh. 55