Lập kế hoạch cho nhà máy tại khâu chuẩn bị sản xuất

pdf 6 trang Gia Huy 2360
Bạn đang xem tài liệu "Lập kế hoạch cho nhà máy tại khâu chuẩn bị sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflap_ke_hoach_cho_nha_may_tai_khau_chuan_bi_san_xuat.pdf

Nội dung text: Lập kế hoạch cho nhà máy tại khâu chuẩn bị sản xuất

  1. LẬP KẾ HOẠCH CHO NHÀ MÁY TẠI KHÂU CHUẨN BỊ SẢN XUẤT Nguyễn Thị Tiểu Song, Nguyễn Thị Mỹ, Trương Thị Phương, Trần Thị Thơm, Phạm Thị Thúy Quyên, Nguyễn Hồng Vy Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên, ThS. Thi Minh Tuấn TÓM TẮT Trang phục là nhu cầu thiết yếu của con người, để đáp ứng nhu cầu đó, ngành may công nghiệp đã ra đời và ngày một phát triển. Có thể nói, khâu chuẩn bị sản xuất trong một nhà máy may là một công việc quan trọng trong quá trình sản xuất đại trà. Chuẩn bị sản xuất bắt đầu từ chuẩn bị về nguyên phụ liệu, chuẩn bị thiết kế và chuẩn bị về công nghệ. Chuẩn bị nguyên phụ liệu là tổ chức, kiểm tra, phân loại, thống kê, bảo quản và chuyển giao nguyên phụ liệu cho tổ cắt và chuyền may. Chuẩn bị về thiết kế là quá trình hoàn thiện cấu trúc của sản phẩm được thực hiện qua các công việc như: thiết kế mẫu, ra mẫu cứng, giác sơ đồ, cuối cùng là chuẩn bị về công nghệ. Đây là quá trình lập các tài liệu, tiêu chuẩn đi kèm theo mẫu thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ, số lượng công nhân, số thiết bị, bố trí vị trí làm việc và thiết kế mặt bằng phân ưởng. Chính vì vậy, các nhà máy may luôn chú trọng đến công tác chuẩn bị sản xuất tại nhà máy của mình để các bộ phận sản xuất chạy theo đ ng như kế hoạch đã xây dựng. Bài báo giới thiệu khâu chuẩn bị sản xuất tại nhà máy may giúp các bộ phận sản xuất chạy theo đ ng như kế hoạch đã xây dựng. Từ khóa: chuẩn bị sản xuất, chuẩn bị thiết kế, chuẩn bị công nghệ, tổ cắt, kỹ thuật. 1 TỔNG QUAN LẬP KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ SẢN XUẤT 1.1 Lập kế hoạch sản xuất Kế hoạch sản xuất là xây dựng lên các công việc cụ thể và vạch ra tiến trình thực hiện chúng sao cho phù hợp với các điều kiện đã có sẵn và các điều kiện có thể đạt được nhằm đạt được mục tiêu ban đầu của nhà máy sản xuất. Lập kế hoạch sản xuất giúp duy trì hoạt động sản xuất ổn định, ước lượng nguồn lực chính xác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng cường sự phối hợp hoạt động của các phòng ban, giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu, cải thiện năng suất lao động, giao hàng đ ng hẹn, đảm bảo an toàn, nâng cao tinh thần, giảm chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Việc lập kế hoạch sản xuất là phải xác định trước, dự kiến trước một cách có hệ thống tất cả các công tác cần và phải cố gắng làm được, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của công tác triển khai sản xuất. Đây là bước đầu tiên để có thể dễ dàng thực hiện các bước còn lại. 935
  2. 1.2 Chuẩn bị sản xuất Chuẩn bị sản xuất (CBSX) là tập hợp các công việc về tổ chức, nghiên cứu, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, kế hoạch có liên quan mật thiết với nhau nhằm đảm bảo cho hệ thống sản xuất đủ điều kiện để sản xuất đại trà và thực hiện được chương trình sản xuất đề ra.Với tốc độ sản xuất nhanh như ngày nay thì khái niệm CBSX đã mở rộng và kết nối đầy đủ đến tất cả các công đoạn trước khi chính thức sản xuất đại trà. Chuẩn bị sản xuất tốt sẽ cho phép tăng mức độ sẵn sàng cho hệ thống sản xuất để chuyển đổi sang sản xuất đại trà, ảnh hưởng đến năng suất lao động, sản lượng sản xuất, mức độ an toàn trong môi trường sản xuất, chi phí về thời gian sử dụng các nguồn lực khác nhau cho quá trình chuẩn bị sản xuất, ảnh hưởng chung đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm CBSX còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản xuất liên quan đến thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ, đồng thời ảnh hưởng đến thời gian giao hàng cho khách. Vì vậy, có thể nói CBSX có vị trí quan trọng trong quản trị sản xuất, giúp cho hệ thống sản xuất có tính ổn định cao, luôn chủ động trong toàn bộ quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của cả nhà máy sản xuất. 2 CHUẨN BỊ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP MAY Hình 1. Sơ đồ chuẩn bị sản xuất 2.1 Chuẩn bị nguyên phụ liệu Kiểm tra nguyên phụ liệu (NPL): sau khi nguyên phụ liệu nhập về kho công ty, phải trải qua quá trình kiểm tra chất lượng, số lượng, ánh màu vải, để có cơ sở đảm bảo chất lượng khi đưa vào sản xuất đại trà. Xây dựng bảng mẫu: bảng mẫu NPL là bảng thống kê bằng ký hiệu và mẫu vật thật của tất cả NPL cần dùng cho một mã hàng. Nó được dùng để hướng dẫn sử dụng NPL trong quá trình sản xuất; là phương tiện để kiểm soát màu, chủng loại, kích thước của NPL tất cả các công đoạn sản xuất; tạo tính đồng bộ, thống nhất về NPL trong sản xuất. 936
  3. Định mức NPL: là số lượng NPL cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm theo quy trình công nghệ nhất định. Nhằm xác định số lượng NPL tiêu hao cho một đơn hàng; căn cứ để xác định giá thành sản phẩm; căn cứ để cấp phát NPL cho các đơn vị; thước đo đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất; phản ánh trình độ sản xuất trong nhà máy. Chuẩn bị NPL: nguyên phụ liệu trong ngành may bao gồm các sản phẩm của ngành kéo sợi và ngành dệt như vải, vải lót, vải dựng, chỉ may, dây kéo, Ngoài ra, còn có sản phẩm của các ngành phụ thuộc khác như nút, móc, thun, Nắm được tính chất của NPL, chúng ta sẽ sử dụng chúng có hiệu quả kinh tế hơn trong sản xuất, sẽ bảo quản vật liệu tốt hơn, tránh được lỗi cho sản phẩm may do chất lượng của vật liệu không đảm bảo. NPL may có những tính chất chung, đồng thời cũng có những tính chất riêng và công dụng riêng. Do đó chúng ta cần nắm vững những tính chất này mới xử lý tốt trong quá trình cắt, may nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Vải là nguyên liệu chính của ngành may. Vải chính: thành phần của vải, tính chất vật lý, tính chất hóa học, nhận dạng vải. Vải lót: vải lót có tính chất cơ – lý – hóa giống vải chính. Phụ liệu: chỉ may, dây kéo, nút, mex, nhãn, các phụ liệu đóng gói, NPL là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, kiểu dáng của sản phẩm. Vì vậy phải kiểm tra 100% chất lượng NPL và lựa chọn được PL phù hợp với sản phẩm và đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Bên cạnh đó thực hiện tốt khâu lựa chọn NPL còn có thể tiết kiệm được chi phí. Kho nguyên liệu trong nhà máy đư c sắp xếp thành 2 khu vực: Khu vực tạm chứa: nguyên liệu nhập vào chưa qua đo đếm. Khu vực chính thức: gồm các nguyên phụ liệu đã được đo đếm, kiểm tra, phân loại số lượng chính xác, hợp quy cách có thể đưa vào sản xuất được. Hình 2. Sơ đồ tổ chức kho nguyên phụ liệu của nhà máy 937
  4. - Phương pháp tiến hành kiểm tra đo đếm NPL: Trước khi kiểm tra đo đếm tất cả các nguyên phụ liệu phải được phá kiện từ 2 đến 3 ngày. Kiểm tra sơ bộ về số lượng, màu sắc và sắp xếp NPL theo quy định. Chú ý khi phá kiện tránh làm làm rách hoặc hỏng NPL. Với những nguyên liệu đựng trong bao thì dựng đứng theo hình trụ, xong mở dây khâu miệng bao, kiểm tra số lượng, màu sắc, ký hiệu, sắp xếp vải theo quy định, không được dùng dao kéo tránh làm rách nguyên liệu. Trong khi phá kiện nếu phát hiện hàng không đ ng chủng loại nguyên liệu hoặc không đ ng số lượng ghi trên phiếu, không đ ng màu sắc phải kịp thời báo cáo để xác định cụ thể cho từng loại kiện. Sau khi kiểm tra sơ bộ xong cần ghi lại theo phiếu bên ngoài ở kiện nguyên phụ liệu. - Kiểm tra số lượng nguyên liệu: Có hai phương pháp kiểm tra số lượng vải: thủ công, bằng máy. Đối với vải cuộn tròn chính xác nhất là kiểm tra bằng máy. Nếu không có máy có thể dựa vào số liệu ghi trên phiếu hoặc có thể kiểm tra theo hai cách: dùng thước đo bán kính để xác định chiều dài của cây vải. Phương pháp này không chính xác cần phải tiến hành đo nhiều lần trên cùng một chủng loại nguyên liệu với cây vải có chiều dài khác nhau để đưa ra thông số bình quân; dùng trọng lượng xác định chiều dài: dùng cân có độ chính xác cao xác định trọng lượng của từng cây vải cùng chủng loại sau đó tiến hành so sánh xác định chiều dài. Trong quá trình kiểm tra nếu thấy điều gì nghi vấn cần dỡ ra kiểm tra lại toàn bộ. - Kiểm tra khổ vải: dùng thước có chiều dài lớn hơn khổ vải để đo, đặt thước vuông góc với chiều dài vải, cứ 5 mét đo một lần. Tuỳ thuộc theo từng loải vải có lỗ chân kim lớn hay nhỏ, mép biên uốn lượn ta xác định theo quy định kỹ thuật. - Kiểm tra chất lượng vải: Lỗi do quá trình dệt; lỗi do quá trình in, nhuộm. - Kiểm tra phụ liệu: màu, chủng loại, chỉ số, số lượng, - Bảo quản NPL: đặt ở nơi thoáng mát, cao ráo tránh ẩm thấp, để xa hóa chất gây cháy nổ. Che đậy tránh bụi, hư hỏng trong quá trình vận chuyển. 2.2 Chuẩn bị kỹ thuật Gồm bước: nghiên cứu mẫu sản xuất (mẫu đối): nghiên cứu mẫu mỹ thuật, nghiên cứu sản phẩm mẫu; may mẫu: là uá trình may mẫu để kiểm chứng uá trình thiết kế đảm bảo sản phẩm sau khi gia công đạt được những yêu cầu về chất lượng, quy cách may và thông số của sản phẩm; nhảy mẫu có phương pháp: phương pháp tia, phương pháp nhóm, phương pháp tỷ lệ; cắt mẫu cứng: thiết kế mẫu cắt gọt, thiết kế mẫu thành phẩm, cắt gia mẫu cứng; giác sơ đồ: là một quá trình sắp xếp các chi tiết của một hay nhiều sản phẩm cùng một cỡ hay nhiều cỡ số lên trên bề mặt vải hoặc giấy sao cho diện tích sử dụng là ít nhất và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Sau đó dùng bút chì vẽ các đường bao xung quanh mẫu. 2.3 Chuẩn bị về công nghệ Chuẩn bị các tài liệu công nghệ, thiết kế các trang thiết bị công nghệ, chuẩn bị ban hành các định mức, tham gia vào các công việc lập kế hoạch và kiểm soát thực hiện quá trình chuẩn bị công nghệ. 938
  5. Chuẩn bị công nghệ có thể tiến hành tập trung. Phòng kỹ thuật công nghệ của nhà máy đảm nhiệm hầu hết các nhiệm vụ chính của công tác này như: tập trung chuẩn bị công nghệ được sử dụng tại nhà máy. Đối với sản xuất đại trà thường áp dụng hình thức chuẩn bị công nghệ theo dạng phi tập trung có sự tham gia từ các bộ phận công nghệ tại các phân ưởng (tham gia vào thiết kế quy trình công nghệ tại phân ưởng; giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến chế tạo các chi tiết của sản phẩm). Ngoài ra, Phòng kỹ thuật công nghệ cũng sẽ chịu trách nhiệm thiết kế quy trình công nghệ sản xuất, tính SAM cho một đơn hàng hay xây dựng mục tiêu hiệu suất cho nhà máy, kết nối quá trình sản xuất giữa các phân ưởng sản xuất, chuẩn bị các công cụ, dụng cụ sản xuất, tiêu chuẩn hóa và đồng bộ hóa các trang bị công nghệ, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm soát các công việc của các bộ phận công nghệ dưới các phân ưởng. C các mảng lớn sau: Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm là những uy định cụ thể về kỹ thuật của một mã hàng, được thể hiện dưới dạng văn bản và theo một bố cục nhất định. Trình tự ây dựng yêu cầu kỹ thuật: lập thông tin của mã hàng bao gồm, mô tả hình dáng sản phẩm, lập bảng nguyên phụ liệu, xây dựng bảng mẫu và định mức cho nguyên phụ liệu: bảng mẫu NP là bảng thống kê bằng k hiệu và mẫu vật thật của tất cả các loại NP cần d ng cho một mã hàng. Xây dựng định mức thời gian chế tạo sản phẩm, thiết kế dây chuyền sản uất may: thời gian định mức được sử dụng để lập kế hoạch, điều độ sản uất cho các chuyền và đặc biệt sử dụng để cân đối chuyền may. Lập kế hoạch khâu chuẩn bị sản xuất cho nhà máy tháng 04/2021 Với các công đoạn cần thiết trong khâu chuẩn bị sản xuất, nhà máy có thể lên kế hoạch chuẩn bị cho nhà máy mình trong một thời điểm nhất định, để có cơ sở kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề phát sinh trên những công đoạn cần thiết trước khi sản xuất đại trà, nhằm đảm bảo khi vào sản xuất đại sẽ mang lại sự ổn định cao, nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cho nhà máy, đảm bảo đ ng như Kế hoạch sản xuất của nhà máy đã đề ra. Bảng 1. Bảng lập kế hoạch chuẩn bị sản xuất – Tháng 04/2021 Mẫu đối Ngày Số Ngày Phụ Rập+ Ngày Khách Mã đồng Vải Ghi STT Màu lư ng giao liệu Ngày Ngày Ngày Sơ cắt hàng hàng bộ chính chú (PCS) hàng may nhận may duyệt đồ hàng NPL mẫu mẫu mẫu 1 Alim MT01 Pink 9,800 25/3 25/4 25/3 25/3 20/3 22/3 24/3 28/3 4/4 2 Alim MT02 Blue 7,900 25/3 25/4 24/3 25/3 22/3 23/3 27/3 30/3 4/4 3 Alim MT03 Blue 6,800 29/3 29/4 30/3 31/3 26/3 27/3 31/3 4/4 7/4 4 Alim MT04 Red 8,800 3/4 29/4 3/4 3/4 27/3 29/3 1/4 5/4 7/4 5 Alim MT05 Red 8,600 2/4 30/4 2/4 2/4 29/3 30/3 6/4 8/4 10/4 TỔNG CỘNG: 41,990 3 KẾT LUẬN Chuẩn bị sản xuất là công việc quan trọng khi sản xuất một đơn hàng. Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu không chỉ được xem là vật tư quan trọng mà còn là tài sản của nhà máy, 939
  6. việc kiểm tra nhằm ổn định chất lượng nguyên phụ liệu trước khi sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Chuẩn bị về công tác kỹ thuật như: nghiên cứu mẫu, may mẫu, thiết kế hay giác sơ đồ, sẽ tạo ra những sản phẩm theo đ ng yêu cầu của khách hàng. Còn với công tác chuẩn bị sản xuất về mặt công nghệ thì giúp nhà máy xây dựng được hệ thống sản xuất theo tiêu chuẩn, góp phần nâng cao năng suất, hiệu suất thông qua việc bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, bố trí thiết bị sản xuất bố trí phù hợp, Khâu chuẩn bị sản xuất tại nhà máy may có thể nói là trung tâm của của cả một quy trình sản xuất. Kết quả của khâu chuẩn bị sản xuất sẽ quyết định phần lớn đến chất lượng, năng suất cũng như việc đơn hàng có đáp ứng được chất lượng và tiến độ sản xuất, giao hàng cho khách hàng hay không. Chuẩn bị sản xuất là bước thiết yếu, quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các công đoạn còn lại. Vì vậy, nhà máy cần phải thực hiện tốt khâu chuẩn bị sản xuất khi sản xuất bất kỳ đơn hàng nào trong nhà máy của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015), Quản lý chất lượng ngành may, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. [2] Nguyễn Thị Ngọc Sương (2015), Đồ án công nghệ, Đại học SPKT TP.Hồ Chí Minh. [3] Tài liệu vầ chuẩn bị sản xuất trong ngành may. [4] Trần Thanh ương (2007), Lập kế hoạch sản xuất ngành may, Đại học SPKT TP.Hồ Chí Minh. [5] Thi Minh Tuấn (2021), Bài giảng chuyên đề lập kế hoạch sản xuất ngành may, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 940