Lợi thế của các ngành kinh tế trong bối cảnh tự do hóa thương mại nhìn từ góc độ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 18/05/2022 4660
Bạn đang xem tài liệu "Lợi thế của các ngành kinh tế trong bối cảnh tự do hóa thương mại nhìn từ góc độ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfloi_the_cua_cac_nganh_kinh_te_trong_boi_canh_tu_do_hoa_thuon.pdf

Nội dung text: Lợi thế của các ngành kinh tế trong bối cảnh tự do hóa thương mại nhìn từ góc độ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng LỢI THẾ CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Nguyễn Thị Kim Anh Trường Đại học An Giang ntkanh@agu.edu.vn 1. Giới thiệu Xu thế toàn cầu hóa đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới, bởi lẽ không một quốc gia nào có thể phát triển một cách toàn diện khi phát triển cô lập. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới như: Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh Á Âu; Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) và gần đây nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Câu trả lời về tác động thực sự của các hiệp định này đến kinh tế Việt Nam nói chung và các công ty nói riêng sẽ tiếp tục được làm rõ trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng cục thống kê khảo sát về mức độ sẵn sàng tham gia hội nhập quốc tế của nhiều công ty niêm yết (CTNY) ở Việt Nam đã cho thấy có đến 83,9% công ty ủng hộ Việt Nam tham gia, ký kết các hiệp định thương mại quốc tế (trong đó có 53,3% công ty rất ủng hộ; 30,6% công ty ủng hộ nhưng vẫn lo lắng). Kết quả này phần nào cho thấy triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam, là một trong những cú hích quan trọng trong việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam thành thị trường mới nổi. Trong đó, hiệu quả hoạt động của các CTNY là một chỉ báo quan trọng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Không giống với nhiều doanh nghiệp khác, CTNY là đối tượng đại diện cho sự biến động của nền kinh tế. Trong đó, hiệu quả hoạt động của CTNY được thị trường (nhà đầu tư) đánh giá một cách liên tục. Khi tham gia tự do hóa thương mại thì sự đánh giá này còn được thực hiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài từ nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, CTNY còn phải hội nhập với các thị trường chứng khoán ở nhiều nước với nhiều tiêu chuẩn khắt khe như điều kiện niêm yết, phát hành chứng khoán, chuẩn mực thương mại, minh bạch và công bố thông tin tài chính, quản trị công ty Bài viết tập trung phân tích tác động tổng thể và chi tiết ở một số ngành chịu tác động trực tiếp từ các FTA. Qua đó giúp các CTNY Việt Nam nhận diện những cơ hội và thách thức, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững trên thị trường chứng khoán và đóng góp vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Khái niệm FTA FTA truyền thống: Vũ Văn Hà (2017) khái niệm “hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên”. FTA thế hệ mới: 238
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Vũ Thanh Hương (2017) cho rằng FTA thế hệ mới thường đi xa hơn phạm vi loại bỏ thuế quan, hàng rào phi thuế quan và bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết trong khuôn khổ GATT/WTO cũng như một loạt vấn đề thương mại mới mà WTO chưa quy định, với phạm vi cam kết bao gồm nhiều lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, sở hữu trí tuệ, hợp tác hải quan, chính sách cạnh tranh, quyền lợi người lao động, môi trường 2.2. Phân loại FTA Theo số lượng thành viên tham gia: FTA song phương, FTA đa phương, FTA hỗn hợp, FTA khu vực. Theo hình thức khác: FTA Bắc – Bắc, FTA Bắc – Nam, FTA Nam – Nam. 2.3. Đặc điểm FTA thế hệ mới Thứ nhất, mức độ tự do hóa thương mại cao: không chỉ thuế quan được xóa bỏ mà các hàng hóa, dịch vụ, độ mở của nền kinh tế cao hơn, nên sự dịch chuyển thương mại giữa các nước (nhất là các nước thành viên) sẽ nhiều hơn. Thứ hai, phạm vi cam kết rộng, linh hoạt: cam kết còn liên quan đến những hoạt động phi thương mại như: sở hữu trí tuệ, lao động, thể chế kinh tế Bên cạnh đó, những nước đang phát triển sẽ có thời gian để điều chỉnh chính sách phù hợp. Thứ ba, cơ chế giám sát chặt chẽ, nghiêm khắc trong quá trình thực thi, hình thức xử phạt cũng rất nặng. Cơ chế giải quyết tranh chấp cũng tốt hơn, khi quyền lợi của một bên bị ảnh hưởng thì có thể khởi kiện mà không phân biệt chủ thể. Thứ tư, không phân biệt trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Điều này có nghĩa là thành viên của FTA có thể bao gồm những nước đang phát triển và những nước phát triển cao (hàng đầu thế giới). 2.4. Tác động của FTA Tác động tĩnh: nghĩa là khi các FTA được ký kết sẽ có tác động tạo thương mại hoặc làm chuyển hướng thương mại. Hoạt động xuất nhập khẩu giữa các thành viên diễn ra nhiều hơn do thuế suất giảm, đồng thời những nước không là thành viên sẽ bị thiệt hại và làm thay đổi chính sách của quốc gia đó. Tác động động: tác động sâu đến từng thành viên FTA ở một số khía cạnh: quy mô thị trường, tính đa dạng sản phẩm, sự cạnh tranh, thu hút dòng vốn đầu tư Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng khi thông tin tích cực (như đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng) được phản ánh (một cách hợp lý) vào trong giá thì giá trị thị trường của cổ phiếu các CTNY trên Sàn giao dịch chứng khoán sẽ tăng, ngược lại giá cổ phiếu sẽ giảm. Tuy nhiên, tài chính hành vi giải thích sự thay đổi giá cổ phiếu chủ yếu dựa trên yếu tố tâm lý. Vì vậy, câu trả lời trên sẽ được cụ thể hóa khi tiến hành phân tích định lượng trên từng thị trường, ngành nghề và công ty. 2.5. Lợi thế cạnh tranh và Ngành có lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh tự do hóa thương mại Michael E. Porter, “cha đẻ” của chiến lược cạnh tranh đã phân tích về cơ bản lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, lớn hơn các chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra. Có hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản: chi phí tối ưu (cost leadership) và khác biệt hóa (differentiation). Lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của Ricardo (1817) cho rằng sự khác biệt giữa các quốc gia ngoài yếu tố điều kiện tự nhiên và tay nghề còn do chuyên môn hóa sản xuất một số sản phẩm nhất định để đổi lấy một số hàng hóa nhất định. Vì vậy, ông nhấn mạnh thương mại quốc tế phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải lợi thế tuyệt đối, đồng thời liên quan đến chi phí cơ hội bỏ ra để đạt được một mục đích nào đó. Lý thuyết của Hecksher và Ohlin (1933) cho rằng trong quá trình thương mại quốc tế, một số nước có lợi thế so sánh hơn trong việc xuất khẩu một số sản phẩm là do hướng tới chuyên môn hóa sản xuất sử dụng những yếu tố sản xuất mà nước đó được ưu đãi hơn, dẫn đến chi phí cơ hội thấp hơn so với việc sản xuất các 239
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng sản phẩm khác. Lý thuyết này vẫn dựa vào lý thuyết của Ricardo nhưng đã xác định được nguồn gốc của lợi thế so sánh là sự ưu đãi về các yếu tố sản xuất (nguồn lực sản xuất). Như vậy, nhiều lý thuyết kinh tế ủng hộ việc tự do hóa thương mại quốc tế, đó cũng là quy luật chi phối nhiều quốc gia cũng như các công ty trong quá trình hội nhập. Như vậy, có thể thấy ngành có lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh tự do hóa thương mại là những ngành có sản phẩm xuất khẩu phù hợp với lợi thế so sánh về những nguồn lực sản xuất vốn có và sản phẩm có sự khác biệt. Đây là điều kiện quan trọng để những nước đang phát triển nhanh chóng hội nhập và phát triển bền vững. 3. Tác động của các FTA đến hoạt động của các CTNY ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia ngay từ đầu thể hiện sự nỗ lực và mong muốn tham gia các hiệp định thương mại, do đó khi hiệp định được ký kết đã tạo tâm lý tích cực và giá cổ phiếu đã có đợt tăng giá tốt. Các lĩnh vực mà Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất có thể kể đến như dệt may, giày dép, thủy sản, gỗ do hàng hóa của Việt Nam ít phải cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa của các nước tham gia Hiệp định. Đây cũng là những mặt hàng thâm dụng lao động cao và là lợi thế riêng của Việt Nam trong các nước tham gia. Các hiệp định thương mại thế hệ mới có sự tham gia của các thành viên là các nước có trình độ phát triển cao, thậm chí hàng đầu thế giới. Đó là động lực dẫn dắt các nước thành viên phát triển. Các CTNY sẽ tranh thủ cơ hội học hỏi thêm công nghệ sản xuất đến từ các nước tiên tiến, điều mà từ trước đến nay các doanh nghiệp chủ yếu lắp ráp, gia công. Bên cạnh đó, nền kinh tế mang tính thị trường cao hơn, qua đó giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết được xác lập chuyên nghiệp hơn, giảm thiểu những dao động giá không hợp lý. Những cam kết trong FTA giúp từng bước gỡ bỏ các hàng rào thuế quan đối với hàng hóa, làm tăng cơ hội để hàng hóa trong nước tiếp cận sâu hơn vào thị trường quốc tế với các điều kiện ưu đãi hơn, giúp các CTNY mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Từ đó, cổ phiếu của những công ty này sẽ trở nên hấp dẫn hơn và thu hút sự chú ý nhiều hơn của các nhà đầu tư, qua đó tăng cường cơ hội phát hành thêm cổ phiếu bán cho các đối tác chiến lược và cổ đông. Bên cạnh đó, việc nới rộng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nuớc ngoài đối với các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán, sự ra mắt thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam sẽ thu hút rất lớn dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam. Bảng dưới đây trình bày một số chỉ báo giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ 1/1/2017 đến 3/2019: (Nguồn: tổng hợp và tính toán của tác giả) Từ biểu đồ trên có thể thấy khối lượng và giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài luôn được duy trì trong hơn một năm trở lại đây. Khối lượng mua và bán trung bình mỗi tháng lần lượt là 2.069.895.477 cổ phiếu và 2.114.875.896 cổ phiếu. Bên cạnh đó, giá trị mua và bán trung bình mỗi tháng đạt 126.655 tỷ đồng và 110.211 tỷ đồng. Riêng giai đoạn đầu năm 2018, thị trường đón nhận những thông tin tích cực nên cả khối lượng và giá trị mua bán tăng đột biến. Khối lượng mua và bán có lúc đạt quanh mức 10 tỷ cổ phiếu (tháng 5/2018), giá trị mua đạt mức cao nhất là 1.012.703 tỷ đồng (tháng 5/2018) trong vòng hơn một năm qua. Khối lượng và giá trị giao dịch của quý I/2019 đều tăng so với cùng kỳ. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng 240
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã chỉ ra giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài có tác động đến chỉ số VN-Index. Do vậy, các CTNY sẽ có nhiều cơ hội tăng vốn từ chủ thể quan trọng này. Các FTA còn cho thấy quyền lợi của người lao động tại các công ty được bảo vệ hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bảo vệ quyền lợi người lao động ngày càng được coi trọng, bởi lẽ họ là người trực tiếp làm ra sản phẩm trong thương mại quốc tế, là một trong những yếu tố then chốt quyết định thành công của các doanh nghiệp sản xuất. Nếu nước nào có tiền lương, tiêu chuẩn lao động thấp thì xem như có chi phí lao động thấp hơn các nước áp dụng theo hiệp định, cạnh tranh không bình đẳng. Những Các cam kết từ FTA có tính thống nhất cao, không có nhiều ngoại lệ, thương mại tự do rộng lớn với nhiều nước có trình độ phát triển cao. Tuy nhiên, những rào cản từ các hiệp định này là không nhỏ cho những nước đang phát triển như Việt Nam, trong đó có các CTNY. Về dài hạn, chắc chắn những hiệp định này sẽ mang lại nhiều yếu tố tích cực cho CTNY. Khi hiệp định có hiệu lực, hạn ngạch nhập khẩu được gỡ bỏ, hầu hết thuế nhập khẩu ở các nội khối sẽ giảm dần về 0%, nên các CTNY Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu ở lĩnh vực trên sẽ hưởng lợi. Tuy nhiên, tính cạnh tranh sẽ tăng cao vì hàng nhập khẩu và hàng FDI sẽ nhiều hơn, một số ngành với chi phí sản xuất cao hơn sẽ không thể cạnh tranh nổi, cũng như không nhận được sự bảo hộ từ Chính phủ. Đây có thể là tác động lớn nhất của các FTA. Bên cạnh đó, các công ty sản xuất sẽ chịu sự kiểm tra, giám sát và yêu cầu chặt chẽ hơn trong quá trình sản xuất và thương mại. Bên cạnh đó, những cam kết về lao động cũng là vấn đề những công ty sử dụng nhiều lao động phải nghiên cứu và tuân thủ như sử dụng lao động trẻ em, tuổi tác, bình đẳng giới, thai sản vì các khái niệm và tiêu chuẩn không giống nhau giữa các nước. Nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt rất nặng. Khi gia nhập FTA cũng có nghĩa là sự liên thông giữa thị trường chứng khoán trong nước với thị trường chứng khoán khu vực và quốc tế càng chặt chẽ và được phản ánh vào chỉ số thị trường. Do đó, giá cổ phiếu của các CTNY sẽ trở nên nhạy cảm hơn và chịu tác động luôn cả những yếu tố bên ngoài, nhất là những đánh giá không hợp lý từ thị trường (như phản ứng quá mức, các hành vi thao túng, gian lận mới ). Thêm vào đó, quy mô và cơ sở hạ tầng của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa tương xứng với các thị trường khác cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự liên kết giũa thị trường chứng khoán các nước như nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tú Vân (2018); Nguyễn Sơn (2018) chỉ ra ngoài các yếu tố nội tại của nền kinh tế thì Cục dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất lần 2 trong năm 2018, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng trở lại và vượt mức 3%, khủng hoảng chính trị tại Ý, căng thẳng thương mại toàn cầu đặc biệt là mối lo ngại về chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm thị trường chứng khoán sụt giảm vào những tháng đầu năm 2018. 4. Ngành có lợi thế ở Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại 4.1. Ngành thủy sản Theo baomoi.com ( xuất khẩu thủy sản năm 2018 đã đạt 9 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2017. Trong đó, hầu hết các nhóm sản phẩm đều tăng so với năm 2017, cụ thể: Cá tra đạt 2,26 tỷ USD, tăng 26,4%; nhóm hải sản gồm cá ngừ 675 triệu USD, tăng 13,9%; các loại cá khác 1,52 tỷ USD, tăng 15,5%; nhuyễn thể 785 triệu USD, tăng 9,1%; giáp xác 145 triệu USD, tăng 23%; cá tra lần đầu đạt kim ngạch xuất khẩu 2,3 tỷ USD. Đi kèm với tín hiệu tích cực đó là việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã thông báo thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12-POR12 với mức thuế là 4,58% (trước đó là 25,39%) và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã công bố Việt Nam hoàn tất và đạt tính tương đồng về mặt hồ sơ theo Đạo luật Thanh tra Cá da trơn của Mỹ. Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu thủy sản sang các nước thành viên trong CPTPP. Việc ký kết các hiệp định là cơ hội để ngành mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường như Mỹ, Canada, Peru, Mexico Bên cạnh đó, theo congluan.vn ( tôm xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU có mức thuế trung bình là 6 - 20%, mặt hàng cá ngừ có mức thuế từ 11 - 20%. Việt Nam hiện đang đứng 241
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thứ 2 thế giới về xuất khẩu tôm với thị phần 14%. Khi hiệp định có hiệu lực sẽ xóa bỏ thuế quan (hoàn toàn) khi thuế xuất khẩu thủy sản vào một số nước rất cao, dẫn đến giá ngành thủy sản Việt Nam cạnh tranh hơn. Để đạt được những kết quả trên, các công ty đã nỗ lực tìm ra các giải pháp để loại bỏ chủ nghĩa bảo hộ mà các nước xiết chặt đối với hàng hóa của nước ta. Những khó khăn mà ngành thủy sản gặp phải không nhỏ khi Mỹ đã rút khỏi TPP nhưng thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam lại ở quốc gia này. Điều này tạo ra sức ép không nhỏ cho các công ty khi cạnh tranh với đối thủ. Bên cạnh đó, rào cản về chất lượng và an toàn thực phẩm mà các nước đặt ra, nhất là ở những thị trường khó tính. Trong đó, chiếc thẻ vàng IUU của EU khiến các công ty thủy sản chịu thiệt hại nặng nề. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam cũng bị truyền thông nước bạn đưa thông tin sai sự thật. 4.2. Ngành dệt may Theo Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), tốc độ tăng trưởng ngành năm 2018 tăng 16%, tương đương 5 tỷ USD so với năm 2017. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam vươn lên đứng thứ hai thế giới về kim ngạch dệt may, chỉ sau Trung Quốc. Doanh thu từ xuất khẩu của các công ty cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu. Theo baomoi.com ( trong tổng kim ngạch xuất khẩu có 5,3 tỷ USD xuất vào các nước thành viên CPTPP. Trong đó, kim ngạch vào Nhật Bản đã chiếm 4 tỷ USD, trong khi 2 thị trường có quy mô tương đối lớn là Úc (200 triệu USD) và Canada (650 triệu USD) chỉ bằng khoảng 1,3% thị phần xuất khẩu. Nên nếu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) được ký kết trong năm 2019 sẽ tạo lực đẩy gia tăng thị phần ở hai thị trường Úc và Canada. Dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta. Bên cạnh kết quả đạt được, ngành đối mặt với những khó khăn như khan hiếm nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên sâu và có thể giao tiếp Tiếng Anh. Do đó, ngành đối mặt với thách thức tuyển dụng và giữ nguồn nhân lực; bộ chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng khá phức tạp, mất nhiều thời gian khi vừa trình ở nước xuất khẩu và nước nhập khẩu để chứng minh mã hàng hóa là loại được áp mức thuế giảm. Bên cạnh đó, do doanh thu đến từ hoạt động xuất khẩu là chủ yếu, chính sách tiền tệ thế giới năm 2019 được dự báo tiếp tục thay đổi cũng như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung làm ngành dệt may chịu ảnh hưởng rõ nét. 4.3. Ngành gỗ Sản xuất gỗ là thế mạnh của Việt Nam với chi phí sản xuất thấp nhất. Do đó, khi các hiệp định có hiệu lực (trong đó có CPTPP) sẽ tạo cơ hội tiếp cận sâu rộng vào các thị trường lớn, thuế là 0% sẽ có lợi lớn cho sản phẩm xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Theo baomoi.com ( EU có nhu cầu đồ gỗ hàng năm lên tới 80-90 tỷ USD nhưng hiện nay kim ngạch xuất khẩu của nước ta chưa tới 800 triệu USD. Đây sẽ là thị trường lớn khi lượng đồ gỗ Việt Nam thâm nhập vào. Cũng như những ngành nghề kinh doanh khác, ngành gỗ Việt Nam cũng đối diện với thách thức trước các thị trường phát triển về yêu cầu cao như: nguồn nguyên liệu hợp pháp, quản trị rừng và thương mại lâm sản Một vài doanh nghiệp kinh doanh không rõ ràng và không tuân thủ pháp luật có thể ảnh hưởng đến cả ngành. Các nước tham gia CPTPP cũng có thế mạnh rất lớn về lâm nghiệp nên sẽ tạo tác động cạnh tranh lớn giữa các nước thành viên. 4.4. Ngành cảng biển, logistic Khi FTA được ký kết thì nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao nên những hàng hóa thông qua các cảng biển của nước ta sẽ tăng trưởng, tạo cơ hội cho các công ty khai thác tối đa công suất bến cảng, gia tăng lợi nhuận, có thể kể đến một số công ty niêm yết như: Container Việt Nam (VSC), Dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCT), Cảng Cát Lái (CLL), Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS), Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SGN), Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (DVP) 242
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 4.5. Ngành nông nghiệp Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp đạt hơn 40 tỷ USD, đưa Việt Nam đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản. Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Khi các Hiệp định có hiệu lực, ngành nông nghiệp hưởng được rất nhiều thuận lợi đó là mở rộng thị trường xuất khẩu và thâm nhập vào những thị trường lớn nhất thế giới. Theo Tạp chí tài chính, với việc được hưởng thuế suất 0%, sản phẩm gạo có cơ hội tiếp cận thị trường Mexico với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 70.000 tấn/năm. Đối với Hiệp định EVFTA, khi có hiệu lực thì thuế được giảm về 0 - 4% đối với hạt tiêu (hiện nay là 0-11%); gạo tấm, các sản phẩm từ hạt cũng được giảm về 0%. Đối với mặt hàng rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước quả, EU cam kết cơ bản sẽ xoá bỏ thuế quan. Như vậy, các FTA giúp các công ty kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư sản xuất, phát triển chuỗi giá trị và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Để tận dụng những cơ hội này, ngành nông nghiệp nói chung và các công ty nói riêng cần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu nông sản, giảm xuất khẩu nguyên liệu, xây dựng nền nông nghiệp thông minh. Một số CTNY có thể được hưởng lợi như: AGM, HAG, CTP, HSL, NSC, SSC, SJF 5. Hàm ý chính sách Trước bối cảnh vĩ mô mở ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đầy thử thách, các CTNY để tận dụng và phát huy những cơ hội, giảm thiểu các tác động bất lợi thì trước hết phải “tự cứu” lấy mình, lập và thực hiện chiến lược phát triển trong dài hạn, là con đường duy nhất để thành công trong quá trình hội nhập. Từ kết quả đánh giá tổng quát cũng như cụ thể ở một số ngành chịu tác động lớn từ các FTA, quan điểm cá nhân của tác giả cho rằng tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh là một nhiệm vụ trọng tâm của doanh nghiệp nói chung và CTNY Việt Nam nói riêng. Việc thiếu năng lực cạnh tranh có thể dẫn đến tình trạng chi phí sản xuất cao, mất nhân công, thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động. Khi đã vượt qua được những thách thức trên, điều đó có nghĩa là năng lực cạnh tranh của các công ty Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới, xây dựng được uy tín, thương hiệu và đứng vững trên thị trường thế giới. Một cách cụ thể, năng lực cạnh tranh cần đẩy mạnh ở những khía cạnh sau:  Nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bảo vệ bản quyền, thương hiệu, xuất xứ sản phẩm. Nhiều CTNY ở Việt Nam đã thành công với quan điểm kinh doanh chất lượng làm nên thương hiệu như Vinamilk, Vincom, Dược Hậu Giang, Masan, Phú Nhuận Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, chỉ có 31,8% doanh nghiệp được khảo sát (mẫu 3.500 doanh nghiệp) là tự tin cho rằng doanh nghiệp hiện đang mạnh và rất mạnh về chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Đây là yếu tố cạnh tranh manh tính quyết định phát triển bền vững trong tương lai.  Nâng cao tay nghề, đổi mới công nghệ để giảm chi phí sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Lợi thế cạnh tranh về thuế chỉ mang tính ngắn hạn, các CTNY còn đối mặt với hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng chặt chẽ từ thương mại hóa. Cá nhân tác giả cho rằng đây là yếu tố cạnh tranh thứ hai mà các CTNY sẽ thực hiện trong thời gian tới.  Tăng cường ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, nhất là những công ty hợp tác với nước ngoài. Điều này là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập sâu rộng. Bên cạnh đó là tăng cường tác phong làm việc chuyên nghiệp như giờ giấc, tác phong, trang phục  Áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro, tăng cường minh bạch thông tin, từng bước tiến gần với các công ty trong nội khối. Đối với các cơ quan quản lý thị trường, có thể chú trọng vào các mục tiêu sau:  Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán nhằm tạo ra một môi trường đầu tư, huy động vốn bình đẳng giữa các CTNY và nhà đầu tư. 243
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết nội dung các hiệp định, đồng thời cung cấp nhiều hơn các thông tin từ thị trường nước ngoài đến các công ty.  Bắt buộc các CTNY phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về công bố thông tin, quản trị công ty, quản trị rủi ro trong các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị công ty khuyến khích công bố bằng tiếng Anh. Những trường hợp không thực hiện cần được xử lý nghiêm khắc nhằm đảo bảo sự công bằng giữa các CTNY. Trong những năm qua, Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán đã tổ chức thành công về bình chọn và trao giải cho các CTNY có sự minh bạch và quản trị công ty tốt. Hoạt động này cần được tiếp tục triển khai sâu rộng để hỗ trợ và khuyến khích tất cả các CTNY thực hiện nhằm hướng đến phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hằng Trần (2018). Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập từ nganh-det-may/90825.html [2] Minh Anh (2018). Truy cập từ hiep-dinh-thuong-mai-nam-2018-45325.htm [3] Minh Phương (2019). Truy cập từ thang-tram/c/29522315.epi [4] Nhuệ Mẫn (2019). Truy cập từ nganh-bi-khan-hiem-vi-tac-dong-cua-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-255027.html [5] Ngọc Hà (2018). Truy cập từ dong-lon/c/28980709.epi [6] Nguyễn Ngọc Tú Vân (2018). Tác động tâm lý nhà đầu tư lên chỉ số giá chứng khoán khu vực ASEAN. Tạp chí tài chính [7] Nguyễn Phúc Hoàng (2016). Lợi thế cạnh tranh (Biên dịch). Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ [8] Nguyễn Sơn (2018). Truy cập từ van-TS-Nguyen-Son-Chu-tich-HDQT-Trung-tam-Luu-ky-Chung-khoan-Viet-Nam-trong-chuyen-de-so- thang-8-ve-Thi-truong-chung-khoan-p.htm [9] Nhật Thu (2019). Truy cập từ chau-au/c/29649987.epi [10] Thái Hoàng (2019). Nông nghiệp trước vận hội mới từ các FTA. Truy cập từ [11] Tổng cục thống kê. Truy cập từ [12] Truy cập từ [13] Vietnambiz (2018). Truy cập từ cptpp-109752.htm [14] Vũ Chí Dũng (2018). Tạp chí chứng khoán. Truy cập từ va-thach-thuc-cho-nganh-chung-khoan-trong-cac-fta-the-he-moi-135719.html [15] Vũ Thanh Hương (2017). Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: tác động đối với thương mại hàng hoá giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam. Luận án tiến sĩ. [16] Vũ Văn Hà (2017). Truy cập từ trao-doi/trao-doi-binh-luan/vai- tro-cua-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-trong-thuong-mai-quoc-te-122913.html 244