Bài giảng Kinh tế phát triển 2 - Huỳnh Thị Thanh Dung

pdf 102 trang Gia Huy 19/05/2022 1530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế phát triển 2 - Huỳnh Thị Thanh Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_phat_trien_2_huynh_thi_thanh_dung.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế phát triển 2 - Huỳnh Thị Thanh Dung

  1. 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN 2 (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Đại học) Người biên soạn: Th.S Huỳnh Thị Thanh Dung Lưu hành nội bộ - Năm 2020
  2. 2 MỤC LỤC Chƣơng 1: NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 5 1.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 5 1.1.1 Khái niệm nông nghiệp 5 1.1.2 Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế 5 1.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 11 1.2 Lý thuyết về tăng trƣởng và phát triển nông nghiệp 16 1.2.1 Lý thuyết về tăng trƣởng nông nghiệp 16 1.2.2 Lý thuyết về phát triển nông nghiệp 20 1.2.3 Lý thuyết về năng suất lao động nông nghiệp 23 Chƣơng 2: CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 28 2.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của sản xuất công nghiệp 28 2.1.1 Khái niệm và phân loại công nghiệp 28 2.1.2 Vai trò của sản xuất công nghiệp đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế 30 2.1.3 Những đặc điểm của sản xuất công nghiệp 31 2.2 Thƣớc đo phát triển công nghiệp 34 2.2.1 Hệ số vƣợt của bộ phận trong hệ thống công nghiệp 34 2.2.2 Tỷ trọng GDP công nghiệp 36 2.2.3 Năng suất lao động công nghiệp 37 2.3. Lý thuyết về phát triển công nghiệp 38 2.3.1 Công nghiệp hóa 38 2.3.2 Các chiến lƣợc phát triển công nghiệp 41 2.3.3 Chiến lƣợc phát triển công nghiệp hƣớng ngoại 42
  3. 3 Chƣơng 3: NGHÈO ĐÓI, BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 45 3.1. Khái niệm nghèo đói, bất bình đẳng 45 3.1.1 Nghèo tuyệt đối 45 3.1.2 Nghèo tƣơng đối 45 3.1.3 Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 45 3.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng nghèo đói, bất bình đẳng 46 3.2.1 Hệ số GINI 46 3.2.2 Đƣờng Lorenz 48 3.2.3 Một số thƣớc đo khác 50 3.3. Nguyên nhân nghèo đói, bất bình đẳng 50 3.4. Một số lý thuyết về nghèo đói và bất bình đẳng 56 3.4.1 Mô hình chữ U ngƣợc của Simon Kuznets 56 3.4.2 Mô hình tăng trƣởng trƣớc, bình đẳng sau của A.Lewis 57 3.4.3 Mô hình tăng trƣởng đi đôi với bình đẳng của H.Oshima 58 3.4.4 Mô hình phân phối lại cùng với tăng trƣởng kinh tế của World Bank 58 3.5. Kinh nghiệm xoá đói, giảm nghèo của một số nƣớc trên thế giới 59 3.5.1 Hàn Quốc 59 3.5.2 Đài Loan 60 3.5.3 Tuynidi 61 3.5.4 Mỹ Latinh và Caribê – trƣờng hợp thành công Bolivia 62 Chƣơng 4: NGOẠI THƢƠNG VÀ PHÁT TRIỂN 63 4.1. Bản chất của ngoại thƣơng 63 4.1.1 khái niệm 63 4.1.2 Vai trò của ngoại thƣơng với phát triển kinh tế 63 4.1.3 Thƣớc đo phát triển ngoại thƣơng 64
  4. 4 4.2 Lý thuyết về ngoại thƣơng 67 4.2.1 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối 67 4.2.2. Lý thuyết về lợi thế so sánh 69 4.2.3 Lý thuyết về sự khác biệt các nguồn lực sản xuất 71 4.3 Chiến lƣợc phát triển ngoại thƣơng 74 4.3.1 Chiến lƣợc xuất khẩu sản phẩm thô 75 4.3.2 Chiến lƣợc thay thế hàng nhập khẩu 79 4.3.3 Chiến lƣợc sản xuất hƣớng ra xuất khẩu 82 Chƣơng 5: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 85 5.1 Kinh tế và môi trƣờng 85 5.1.1 Khái niệm phát triển bền vững 85 5.1.2 Tiêu chí của phát triển bền vững 86 5.2 Phát triển bền vững 88 5.2.1 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng 88 5.2.2 Các chỉ số phát triển bền vững 90 5.2.3 Những nguyên tắc của một xã hội bền vững 93 5.3 Phát triển bền vững và chi phí môi trƣờng 96 5.3.1 Lý thuyết đƣờng cong KUZNETS 96 5.3.2 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chất lƣợng môi trƣờng trên thế giới 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
  5. 5 Chƣơng 1: NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 1.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 1.1.1 Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lƣơng thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. 1.1.2 Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế Nông nghiệp ở các nƣớc đang phát triển gắn liền với đại bộ phận dân cƣ và lao động xã hội, vì vậy nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế. Tầm quan trọng của nó thể hiện trên hai khía cạnh gián tiếp và trực tiếp. Về mặt gián tiếp, phát triển nông nghiệp kích thích các ngành kinh tế khác tăng trƣởng. Về mặt trực tiếp, nông nghiệp có phần đóng góp cụ thể cho GDP. Phát triển nông nghiệp sẽ có tác động kích thích các ngành tăng trƣởng thông qua các mặt sau: 1.1.2.1 Cung cấp lƣơng thực – thực phẩm cho nền kinh tế Trong quá trình CNH, công nghiệp và dịch vụ đƣợc mở rộng, hệ quả là sản lƣợng đƣợc mở rộng. Hai ngành này đƣợc mở rộng trên cơ sở: (1) Cần có khối lƣợng về lƣơng thực – thực phẩm cho lực lƣợng lao động của ngành mở rộng; (2) Giá lƣơng thực – thực phẩm phải thấp và ổn định để công nghiệp và dịch vụ có thể tích lũy đầu tƣ và mở rộng sản xuất. Phát triển nông nghiệp qua đó đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ. 1.1.2.2 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp Khu vực công nghiệp đƣợc bắt đầu phát triển từ ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông sản, rồi sau đó mở rộng ra các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp chế biến đƣợc mở rộng trên cơ sở: (1) cần có khối lƣợng lớn nông sản nguyên liệu (cacao, cà phê, lúa, thủy sản, ) với chất lƣợng đồng nhất, (2) giá nguyên liệu phải thấp và ổn định ảnh để công nghiệp chế biến có thể tích lũy đầu tƣ mở rộng sản xuất. Phát triển nông nghiệp trong nƣớc mới đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp chế biến. Theo World Bank (2008), thƣớc đo để đánh giá vai
  6. 6 trò của nông nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến là tỷ trọng giá trị nguyên liệu (có nguồn gốc nông sản) so với giá trị sản lƣợng công nghiệp chế biến. Ở các nƣớc có thu nhập thấp, tỷ trọng giá trị nguyên liệu so với giá trị sản lƣợng công nghiệp chế biến trung bình là là 46%, và cao nhất là là 96%. Tỷ trọng này ở nƣớc ảnh có thu nhập trung bình là 41% và 92%, ở các nƣớc có thu nhập cao là là 14% và 36%. Nhƣ vậy, trong giai đoạn đầu của phát triển công nghiệp, ngành nông nghiệp giữ vai trò cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp phát triển. 1.1.2.3 Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa ở các nƣớc đang phát triển, nguồn ngoại tệ của quốc gia rất khan hiếm. Trong khi ngành công nghiệp còn non trẻ và phần lớn theo chiến lƣợc ―thay thế nhập khẩu‖ công nghiệp chỉ có khả năng tiết kiệm ngoại tệ chứ không thể tạo ra nguồn ngoại tệ kệ cho nền kinh tế. Và nguồn ngoại tệ này chủ yếu đƣợc dùng để nhập nguyên liệu và công nghệ mà trong nƣớc không thể phát triển công nghiệp. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy hầu hết các nƣớc phát triển hiện nay nhƣ Úc, Canada, Đan Mạch, New Zealand, Mỹ và Thụy Điển đều thực hiện chiến lƣợc xuất khẩu nông sản trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Việt Nam trong thời gian qua cũng cho thấy vai trò của nông nghiệp trong việc cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế. Bảng 1.1 Giá trị xuất khẩu và đóng góp của nông nghiệp (triệu USD) Năm Tổng giá trị xuât khẩu Giá trị xuất khẩu nông nghiệp Tỷ trọng (%) 1978 332 56,44 0,17 1994 4.005 1.401,75 0,35 2004 26.000 7.280,00 0,28 2010 72.200 14.440,00 0,20 2014 150.000 22.000,00 0,15 (Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2015) 1.1.2.4 Cung cấp nguồn nhân lực cho ngành kinh tế Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa khu vực nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lao động quốc gia. Trong quá trình phát triển, các ngành công nghiệp- dịch vụ mở rộng sản xuất - kinh doanh kéo theo cầu lao động
  7. 7 mở rộng. Đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động này là nhờ lao động nông nghiệp dịch chuyển sang. Mức độ dịch chuyển nguồn lao động theo mô hình sau: ∆La = ∆Pa + ∆Sa Trong đó: ∆La: Thay đổi số lƣợng lao động nông nghiệp ∆Pa: Số lao động mới bổ sung hang năm cho khu vực nông nghiệp ∆Sa: Số lao động dịch chuyển ra khỏi khu vực nông nghiệp 1.1.2.5 Cung cấp vốn cho nền kinh tế Nông nghiệp cung cấp vốn cho nền kinh tế thế để đầu tƣ vào phát triển kinh tế nông nghiệp cung cấp vốn thông qua hai cách: trực tiếp và gián tiếp Trực tiếp: thông qua thu thuế từ nông nghiệp (bao gồm thuế đất, xuất khẩu nông sản nhập tƣ liệu sản xuất nông nghiệp). Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, ra thuế đánh vào nông nghiệp rất cao và đây cũng là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc trong giai đoạn này. Gián tiếp: Thông qua chính sách tỷ giá hình cánh kéo giữa giá hàng nông sản và giá đầu vào nông nghiệp giá hàng tiêu dùng theo hƣớng ảnh giá hàng nông sản có xu hƣớng ổn định và tăng chậm. Trong khi giá đầu vào nông nghiệp và giá hàng tiêu dùng tăng nhanh. Đây là cách điều tiết thu nhập và lợi nhuận từ nông nghiệp nhằm tạo tích lũy cho công nghiệp, mở rộng vốn cho khu vực công nghiệp. Hầu hết các nƣớc đang phát triển đều áp dụng các chính sách thuế và tỷ giá hình cánh kéo để tạo vốn trên nền kinh tế trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Chính sách điều tiết sẽ giảm dần khi trình độ phát triển kinh tế đƣợc nâng cao. 1.1.2.6 Đóng góp vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế Theo Kuznets (1964) nông nghiệp có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Ngành kinh tế có hai khu vực: Nông nghiệp và phi nông nghiệp (Các ngành kinh tế còn lại) Với Ya giá trị GDP do nông nghiệp đóng góp, Yn Giá trị GDP do các ngành phi nông nghiệp đóng góp, và Y là tổng GDP của nền kinh tế Ta có: Y = Ya + Yn (1) Xem xét thay đổi GDP, ta có: ∆Y = ∆Ya + ∆Yn (2)
  8. 8 Từ phƣơng trình (2) ta mở rộng ∆Y = ∆Ya + ∆Yn Ya Yn ∆Y = ∆Ya + ∆Yn (3) Ya Yn ∆Ya ∆Yn ∆Y = (Ya) + (Yn) (4) Ya Yn Trong đó: ∆Ya : Tốc độ tăng trƣởng GDP khu vực nông nghiệp Ya ∆Yn : Tốc độ tăng trƣởng GDP khu vực phi nông nghiệp Yn Ta đặt: ∆Ya Ra = Ya ∆Yn Rn = Yn Viết lại phƣơng trình (4) ∆Y = Ra.Ya + Rn.Yn (5) Ra.Ya = ∆Y - Rn.Yn (6) Chia 2 vế của phƣơng trình (6) cho ∆Y, ta có: Ra.Ya Rn.Yn = 1 - (7) ∆Y ∆Y Thay phƣơng trình (5) vào phƣơng trình (7), ta có:
  9. 9 Ra.Ya Rn.Yn Ra.Ya = 1 - = (8) ∆Y Ra.Ya + Rn.Yn 1+ Rn.Yn Phƣơng trình (8) viết lại: Ra.Ya 1 = R Y n. n (9) ∆Y 1 + = Ra.Ya Bên trái phƣơng trình (9) chia cho Y, ta có: Ra.Ya ∆Ya 1 Y Y = = (10) ∆Y ∆Y Rn.Yn 1 = Y Y Ra.Ya ∆Ya : Tốc độ tăng trƣởng GDP nông nghiệp tính theo GDP Y ∆Y : Tốc độ tăng trƣởng GDP Y ∆Ya Y : Tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong tốc độ tăng trƣởng GDP ∆Y Y
  10. 10 Đặt ∆Ya Y : Đóng góp của nông nghiệp trong tốc độ tăng = ∆Y trƣởng GDP Y 1 = (11) Rn.Yn 1 + Ra.Ya *Ứng dụng Kuznets Ghatak và Ingersent (1984) ứng dụng công thức Kuznets trong việc xác định xu hƣớng đóng góp của nông nghiệp trong tốc độ tăng trƣởng GDP. Xác định đóng góp nông nghiệp trong tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm Đặt Yt: GDP năm thứ t. Yt-1: GDP năm thứ (t-1) (Ya,t): GDP khu vực nông nghiệp trong năm thứ t (Ya,t-1): GDP khu vực nông nghiệp trong năm thứ (t-1) (Yn,t): GDP khu vực phi nông nghiệp trong năm thứ t (Yn,t-1): GDP khu vực phi nông nghiệp trong năm thứ (t-1) Rn: Tốc độ tang trƣởng của GDP khu vực phi nông nghiệp giữa năm thứ t và t-1. Ra: Tốc độ tăng trƣởng của GDP khu vực nông nghiệp giữa năm thứ t và t-1. Xác định đóng góp nông nghiệp trong tốc độ tăng trƣởng GDP đối với dài hạn. Mục tiêu: Xác định đóng góp của khu vực nông nghiệp trong tốc độ tăng trƣởng GDP trong thời kỳ năm thứ 0 đến năm thứ t. Ví dụ: Trong giai đoạn từ 1996 – 2016 của một quốc gia
  11. 11 1996 2016 1996 – 2006 2006 - 2016 Pa 0.35 0.15 Pn 0.65 0.85 Ra 0.01 0.038 Rn 0.08 0.081 Xác định đóng góp của nông nghiệp trong tốc độ tăng trƣởng GDP của năm 1996 và 2016? Trong bảng trên, cách tính nhƣ sau: (1) Xác định thời điểm trung gian: chia đôi thời gian. Trong bảng trên, năm trung gian là năm 2006. (2) Áp dụng công thức Kuznets tính cho năm đầu và năm cuối của kỳ phân tích (3) Năm đầu của kỳ phân tích (1996) Pa, Pn của năm đó là 0.35 và 0.65 Ra, Rn: là tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm của giai đoạn gắn với năm đầu của kỳ phân tích là 0.01 và 0.08. Năm cuối của kỳ phân tích (2016) Pa, Pn của năm đó là 0.15 và 0.85 Ra, Rn là tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm của giai đoạn gắn với năm cuối của kỳ phân tích 0.038 và 0.081. Đo lƣờng tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm của một biến số trong một giai đoạn. 1.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất ra đời đầu tiên, gắn với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời. Sản xuất nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi, còn theo nghĩa rộng, hoạt động sản xuất nông nghiệp ngoài trồng trọt và chăn nuôi còn bao gồm cả các ngành lâm nghiệp và ngƣ nghiệp. Mặt khác, khi nghiên cứu giải quyết các vấn đề có liên quan đến sản xuất nông nghiệp phải đặt nông nghiệp trong mối quan hệ mật thiết với kinh tế nông thôn và vấn đề nông dân.
  12. 12 Có thể nói nông nghiệp, nông thôn và nông dân là ba vấn đề không thể tách rời trong quá trình phát triển nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất có những đặc điểm riêng biệt, những đặc điểm đó có ảnh hƣởng rất lớn đến công tác tổ chức quản lý đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp Là những cơ thể sinh vật (cây trồng, vật nuôi), chúng sinh trƣởng và phát triển theo những quy luật sinh vật riêng và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên (quy luật vận động của thời tiết, khí hậu ). Do đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là những cây trồng, vật nuôi nên sản phẩm nông nghiệp là những sản phẩm tƣơi sống có hàm lƣợng nƣớc cao (có loại rất cao) nên chóng bị hỏng, gây tổn thất sau thu hoạch rất lớn. Có thể nói sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hƣởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên và phụ thuộc vào sự thay đổi của các yếu tố đó. Vì vậy, trong quá trình phát triển nông nghiệp, con ngƣời không thể ngăn cản hay can thiệp thô bạo vào quá trình sinh vật, trái lại phải nghiên cứu và nhận thức đƣợc các quy luật đó để vận dụng thích hợp vào sản xuất.ũng nhƣ việc đề ra các Từ đặc điểm này có thể rút ra kết luận: Nông nghiệp không thể là một hệ thống kinh tế đơn thuần mà là một hệ thống sinh vật kỹ thuật. Nó là một trong những ngành kinh tế phức tạp nhất chính sách, giải pháp kinh tế đối với nông nghiệp. Nhận thức đặc điểm này giúp cho ta có biện pháp phân vùng, quy hoạch sản xuất, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế (thế mạnh) từng vùng, từng địa phƣơng cũng nhƣ từng cơ sở sản xuất. Trong quá trình xây dựng, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và đƣa tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm sinh lý, yêu cầu về kỹ thuật sản xuất (kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch) của từng loại cây trồng, vật nuôi. Việc nghiên cứu sản xuất giống mới, nhập khẩu giống mới vào sản xuất nông nghiệp cần phải thận trọng, phải qua khảo nghiệm, kiểm tra chặt chẽ và phải đƣợc khu vực hoá đối với từng loại giống. Nếu việc bố trí các loại cây trồng, vật nuôi không phù hợp với từng vùng sinh thái từng loại đất đai hoặc nhập khẩu các loại giống cây trồng, vật nuôi không thích hợp sẽ gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Nhận thức và vận dụng các quy luật sinh vật vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp không có nghĩa là con ngƣời hoàn toàn lệ thuộc vào chúng và bất lực trƣớc tự nhiên. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, con ngƣời ngày càng có khả năng cải tạo tự nhiên, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống. Vì vậy, mỗi
  13. 13 quốc gia, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp trên cần có chiến lƣợc đầu tƣ cải tạo, chinh phục thiên nhiên, phục vụ phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hoá, đặc biệt là những vùng có khả năng Do chịu ảnh hƣởng rất lớn của điều kiện tự nhiên nên sản xuất nông nghiệp thƣờng gặp phải thiên tai, gây thiệt hại lớn đến kết quả thu hoạch. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nƣớc phải nghiên cứu các chính sách bảo hiểm sản xuất, chính sách bảo trợ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và chính sách hỗ trợ cho nông thôn khi có thiên tai nói riêng Do đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp nên để giảm tổn thất sau thu hoạch và đảm bảo nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu cần chú trọng đầu tƣ cho công nghệ sau thu hoạch nhƣ chế biến, bảo quản, vận chuyển, hệ thống kho chứa .v.v Chu kỳ sản xuất nông nghiệp nói chung là dài và không giống nhau giữa các loại cây trồng, vật nuôi Do đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sinh vật nên kết quả sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào quy luật sinh trƣởng, phát dục của từng loại cây trồng, vật nuôi. Vì vậy trong nông nghiệp chu kỳ sản xuất nói chung là dài và không giống nhau giữa các loại cây trồng, vật nuôi. Đối với những cây trồng ngắn ngày (cây lƣơng thực, rau, đậu ) hay những vật nuôi chóng cho sản phẩm (gia cầm) cũng phải từ 2 đến 3 tháng. Còn đối với những cây lâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả ), các loại gia súc lớn (trâu, bò ) thì phải từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn nữa mới cho sản phẩm và cho thu hoạch trong nhiều năm. Đặc điểm này đòi hỏi khi xây dựng kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản (xây dựng vƣờn cây lâu năm), xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phải phù hợp với chu kỳ sản xuất, chu kỳ kinh doanh của từng loại cây trồng, vật nuôi. Cần tính toán chặt chẽ nhu cầu vật tƣ, tiền vốn đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành thuận lợi. Việc nghiên cứu áp dụng các chính sách kinh tế, nhất là các chính sách tài chính, tín dụng vào nông nghiệp cần xem xét cụ thể cho phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng loại cây, con. Trong đó ngành tài chính, ngân hàng cần lƣu ý xác định thời hạn cho vay và lãi suất phù hợp với nông nghiệp. Cần áp dụng nhiều loại thời hạn cho vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) để khuyến khích nông nghiệp (chủ yếu là nông dân) đầu tƣ phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, khai thác lợi thế nông nghiệp nhiệt đới (trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm ) hoặc đầu tƣ cải tạo
  14. 14 đất đai Trong công tác tổ chức quản lý, cần áp dụng hình thức tổ chức sản xuất thích hợp để ngƣời lao động quan tâm đến tất cả các khâu, các công đoạn của chu kỳ sản xuất nhằm đạt kết quả cuối cùng cao nhất. 1.1.3.1 Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất lớn Do cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp có quy luật sinh trƣởng và phát triển riêng nên sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất rõ rệt. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, có thời kỳ nhu cầu tƣ liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốn rất căng thẳng (thời kỳ làm đất, gieo trồng ), ngƣợc lại có thời kỳ lại rất nhàn rỗi (thời kỳ chăm sóc). Mặt khác, do sự biến đổi của thời tiết, khí hậu giữa các mùa nên mỗi loại cây trồng thƣờng có sự thích nghi nhất định với điều kiện đó dẫn đến thời vụ gieo trồng và thu hoạch của các loại cây trồng cũng rất khác nhau. Muốn hạn chế tính chất thời vụ cần lƣu ý, ở thời kỳ căng thẳng cần đảm bảo đủ nhu cầu về công cụ sản xuất, tập trung sức lao động, tiền vốn kịp thời. Cần có kế hoạch dự trữ vật tƣ, kỹ thuật; kế hoạch huy động sức lao động và vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu trong lúc mùa vụ khẩn trƣơng. Để giảm bớt tình trạng nông nhàn, cần quan tâm phát triển nông nghiệp toàn diện, nhất là quan tâm khôi phục các ngành nghề truyền thống, phát triển các ngành công nghiệp nông thôn và các hoạt động dịch vụ Về phía Nhà nƣớc và các ngành dịch vụ nông nghiệp (tín dụng, vật tƣ, thuỷ nông ) cần nghiên cứu thực hiện các chính sách, giải pháp để đáp ứng kịp thời nhu cầu vật tƣ tiền vốn cũng nhƣ các dịch vụ kỹ thuật; đáp ứng kịp thời nhu cầu thời vụ của từng loại cây trồng. Do sản xuất và thu hoạch theo thời vụ nên quy luật cung cầu có tác động rất mạnh đến giá cả các loại nông sản (thông thƣờng giá giảm vào thời kỳ thu hoạch, tăng vào đầu kỳ hoặc cuối kỳ thu hoạch hay lúc giáp hạt). Vì vậy, Nhà nƣớc cần đầu tƣ nghiên cứu các chính sách và giải phát cụ thể để điều tiết cung cầu, đảm bảo lợi ích cho ngƣời sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn đối với lƣơng thực hoặc một số nông sản xuất khẩu chủ lực, khi giá thị trƣờng xuống quá thấp, gây bất lợi cho nông dân, Nhà nƣớc có thể quy định giá sàn và bắt buộc các tổ chức kinh doanh, xuất khẩu mua dự trữ. Trong thời gian dự trữ, các tổ chức đó đƣợc Nhà nƣớc cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi, thậm chí không lấy lãi. Hoặc Nhà nƣớc đầu tƣ cho việc nghiên cứu công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm để tránh tổn thất sau thu hoạch, kéo dài thời gian tiêu thụ có ích cho ngƣời sản xuất. 1.1.3.2 Ruộng đất là tƣ liệu sản xuất
  15. 15 Trong nông nghiệp, ruộng đất là tƣ liệu sản xuất cơ bản hàng đầu và đặc biệt, không thể thiếu, không thể thay thế đƣợc. Ruộng đất tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Nó không chỉ là điều kiện vật chất để tồn tại ngành này mà còn tham gia với vai trò là tƣ liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp. Hậu quả của sản xuất nông nghiệp nói chung phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng ruộng đất. Mặt khác, hiệu quả sử dụng ruộng đất lại phụ thuộc vào mức độ đầu tƣ các tƣ liệu sản xuất khác (vật tƣ, giống, thuỷ lợi ), đầu tƣ vốn vào đơn vị diện tích đất đai sử dụng và phụ thuộc vào việc giải quyết mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất, giải quyết mối quan hệ giữa ruộng đất và nông thôn. Ruộng đất tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp với tƣ cách là tƣ liệu sản xuất nhƣng nó có những đặc điểm khác với các tƣ liệu sản xuất khác: ruộng đất là tài nguyên thiên nhiên có giới hạn về diện tích, có vị trí cố định và chất lƣợng đất đai không đồng đều giữa các vùng Những đặc điểm đó ảnh có hƣởng lớn đến việc khai thác, sử dụng ruộng đất vì vậy cần đƣợc nghiên cứu và vận dụng một cách thích hợp vào thực tiễn phát triển nông nghiệp. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến chính sách đầu tƣ cho công tác phân vùng, quy hoạch sử dụng ruộng đất, đầu tƣ xây dựng các công trình bảo vệ, cải tạo đất và sử dụng ruộng đất; chính sách thuế sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. 1.1.3.3 Sản xuất nông nghiệp diễn ra trên phạm vi không gian rộng lớn phức tạp và mang tính khu vực rất rõ nét Hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm các khâu từ cung ứng các điều kiện sản xuất (cung ứng các yếu tố đầu vào) đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động đó đƣợc tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, phức tạp, thuộc nhiều vùng lãnh thổ có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng nhƣ lịch sử truyền thống rất khác nhau. Mỗi vùng, mỗi địa phƣơng có những lợi thế riêng, đồng thời cũng có những khó khăn, phức tạp trong khi phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng. Vì vậy sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao cần tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành có liên quan, từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Cần gắn phát triển nông nghiệp với lâm - ngƣ nghiệp và công nghiệp chế biến ở từng địa phƣơng, từng vùng lãnh thổ. Việc quy hoạch các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá (vùng lúa, chè, cà phê, mía ) cần gắn với việc quy hoạch phát triển giao thông vận tải, các ngành dịch vụ và công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
  16. 16 Để tận dụng đƣợc lợi thế so sánh của từng vùng trong phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng, cần làm tốt công tác phân vùng, quy hoạch và bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng. Đồng thời, Nhà nƣớc cần quan tâm đầu tƣ đồng bộ cho các vùng, các địa phƣơng về cơ sở hạ tầng cũng nhƣ đầu tƣ cho phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là những vùng khó khăn, những vùng chậm phát triển. Cần nghiên cứu và thực hiện các chính sách ƣu đãi đối với những vùng khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Đối với những vùng có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp, cần có chính sách ƣu tiên trong đầu tƣ vốn, tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào các vùng đó. 1.2 Lý thuyết về tăng trƣởng và phát triển nông nghiệp 1.2.1 Lý thuyết về tăng trƣởng nông nghiệp 1.2.1.1Mô hình Ricardo Ricardo (1871) đất sản xuất nông nghiệp ngày nay khái quát là tài nguyên tự nhiên là nguồn gốc của tăng trƣởng nông nghiệp. Ricardo cho rằng, đất là sản phẩm của tự nhiên và quy mua đất có bị giới hạn bởi tự nhiên, giới hạn này là giới hạn tuyệt đối. Ngoài ra nông nghiệp còn bị thêm một giới hạn nữa giới hạn tƣơng đối vì chỉ một phần của diện tích đất đƣợc sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Nhƣ vậy, đất sản xuất nông nghiệp bị giới hạn cả về tuyệt đối và tƣơng đối. Nói cách khác, các đất là tài nguyên khan hiếm của xã hội. Trong giai đoạn đầu của phát triển nông nghiệp trên thế giới, khi dân số còn nhỏ so với quy mô đất, ngƣời sản xuất nông nghiệp rồng đất chất lƣợng tốt để sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, dân số ngày càng tăng mà diện tích đất nông nghiệp không đổi, hơn nữa áp lực từ việc đáp ứng nhu cầu nông sản cho dân số và phát triển công nghiệp, ngƣời sản xuất nông nghiệp phải sản xuất trên phần diện tích đất nông nghiệp còn lại. Hệ quả là chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận nông nghiệp có xu hƣớng giảm. Để tối đa hóa lợi nhuận, ngƣời sản xuất sẽ sử dụng lợi dụng đầu tƣ trở lại sản xuất, bổ sung vào vốn sản xuất. Do đó, lợi nhuận nông nghiệp có xu hƣớng giảm nên vốn trong nông nghiệp cũng có xu hƣớng giảm. Vốn có quan hệ cùng chiều với sản lƣợng, hệ quả là ảnh hƣởng đến sản lƣợng nông nghiệp. Nhƣ vậy, theo Ricardo giới hạn đất sản xuất nông nghiệp ảnh hƣởng đến thay đổi sản lƣợng nông nghiệp. Thay đổi sản lƣợng theo thời gian là tăng trƣởng ảnh. Do đó, giới hạn đất sản xuất nông nghiệp ảnh hƣởng tăng trƣởng nông nghiệp.
  17. 17 * Ứng dụng vào hoạch định chính sách Các nguyên lý của lý thuyết Ricardo đã vận dụng trong phát triển nông nghiệp của các nƣớc đang phát triển trên các khía cạnh sau đây: (1) Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp Tài nguyên đất nông nghiệp là yếu tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng nông nghiệp. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp bị giới hạn do đó tăng trƣởng sản lƣợng nông nghiệp bằng cách mở rộng diện tích đất nông nghiệp sẽ bị giới hạn, khi hết khả năng mở rộng diện tích, thay đổi sản lƣợng sẽ bằng không, nhƣ vậy tăng trƣởng nông nghiệp bằng 0. Phƣơng thức sản xuất theo cách này gọi là phƣơng thức quảng canh hay tăng trƣởng theo bề rộng. Điều này gợi ý cho thế giới tìm cách tăng trƣởng sản lƣợng mà không phụ thuộc vào diện tích đất nông nghiệp. Ngày nay, trên thế giới đã có phƣơng thức sản xuất nông nghiệp thực hiện tăng sản lƣợng ngay trên mỗi đơn vị diện tích, do đó tăng trƣởng nông nghiệp vẫn gia tăng mà không phụ thuộc vào diện tích phƣơng thức sản xuất theo cách này đƣợc gọi là phƣơng thức thâm canh hay tăng trƣởng theo chiều sâu. Việc đƣa nhanh ứng dụng công nghệ mới nhƣ giống quy trình canh tác thủy lợi hóa, hóa học hóa, cơ giới hóa ra tác động tăng sản lƣợng trên một đơn vị diện tích. Ngày nay dân số thế giới tăng nhanh nhu cầu lƣơng thực thực phẩm tăng cao nhƣng nông nghiệp vẫn đáp ứng đƣợc. (2) Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp nông thôn Quy mô diện tích đất nông nghiệp không đổi, dân số lao động nông nghiệp tăng, hệ quả là quy mô diện tích đất nông nghiệp tính trên lao động sẽ giảm, rất lại là tƣ liệu sản xuất chủ yếu của nông dân. Nguồn lực này trở nên khan hiếm so với nguồn lực lao động, do đó sẽ xuất hiện tình trạng dƣ thừa lao động trong nông nghiệp và nông thôn, hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp sẽ rất thấp. Từ đó gợi ý cho thế giới, tìm cách sử dụng hiệu quả lao động trong nông nghiệp và nông thôn, ngày nay trên thế giới đã có cách nâng cao hiệu quả nhƣ sau: Gắn với phát triển của công nghiệp và dịch vụ, đẩy nhanh dịch chuyển lao động qua khu vực này. Trong nông nghiệp tiến hành đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp theo hƣớng đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề chế biến, ngành nghề truyền thống, ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái. 1.2.1.2 Mô hình hai khu vực
  18. 18 Mô hình hai khu vực đề cập đến tƣơng tác giữa hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình tăng trƣởng. Mô hình này do Lewis (1954) phát hiện ra đầu tiên và Oshima (1993) bổ sung. * Mô hình Lewis Theo Lewis (1954) Nguồn gốc của tăng trƣởng kinh tế chính là hiệu quả sử dụng lao động dƣ thừa trong khu vực nông nghiệp (L, labour). Đất đai ngày càng khan hiếm, trong khi lao động ngày càng tăng. Nên sẽ dƣ thừa lao động trong khu vực nông nghiệp đễ mức sản phẩm biên của lao nghiệp bằng không. Y A Y 2,3 Y 1 Y 0 L L L L L o 1 2 3 A Hình 1.1: Khu vực nông nghiệp dƣ lao động *Mô hình Tân Cổ Điển (New Classical School) Luận điểm cơ bản Dƣới tác động của khoa học và công nghệ, chất lƣợng đất không ngừng nâng cao. Do đó đƣờng tổng sản phẩm sẽ không nằm ngang, MPa > 0. Y 3 Y 2 Y 1 L L L 2 3 L 1 A Hình 1.2: Khu vực nông nghiệp
  19. 19 Khi hút lao động dƣ thừa từ khu vực nông nghiệp, Wi sẽ tăng chứ không phải là không đổi. *Gợi ý chính sách: - Đầu tƣ cho nông nghiệp ngay từ đầu để nâng cao năng suất lao động nhằm áp lực giá nông sản. - Đồng thời đầu tƣ cho cả công nghiệp phát triển theo chiều sâu nhằm giảm áp lực cầu lao động. *Mô hình Harry T. Oshima (1993) có 3 giai đoạn đầu tƣ và phát triển nông nghiệp Khu vực nông nghiệp có dƣ thừa lao động, nhƣng chỉ lúc thời vụ không căng thẳng. Đầu tƣ chiều sâu cả nông nghiệp và công nghiệp là không khả thi. Giai đoạn 1: Đầu tƣ cho nông nghiệp phát triển theo bề rộng - Đa dạng hóa sản xuất thu hút lao động tại nông nghiệp không cần dịch chuyển qua khu vực công nghiệp. - Không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, vốn đầu tƣ lớn nhƣ đầu tƣ cho công nghiệp. - Nông nghiệp mở rộng sản lƣợng và xuất khẩu tạo ngoại tệ nhập khẩu máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Giai đoạn 2: Đồng thời đầu tƣ phát triển theo bề rộng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp: Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất theo quy mô lớn (trang trại) để mở rộng quy mô sản lƣợng. Công nghiệp: Phát triển công nghệ chế biến, tăng sản xuất sản phẩm đầu vào của nông nghiệp và các ngành công nghiệp thâm dụng lao động. Giai đoạn 3: Đồng thời đầu tƣ phát triển theo chiều sâu các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp: Đẩy nhanh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sinh họctăng năng suất lao động. Công nghiệp: Dịch chuyển hƣớng xuất khẩu, tang các ngành công nghiệp thâm vốn đầu tƣ, thu hẹp các ngành công nghiệp thâm dụng lao động.
  20. 20 Giải quyết các vấn đề thiếu hụt lao động và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. 1.2.2 Lý thuyết về phát triển nông nghiệp 1.2.2.1 Mô hình Todaro (1969) Theo Todaro, quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn, tuần tự từ thấp đến cao Giai đoạn 1: Nền nông nghiệp tự cung tự cấp (độc canh) - Sản lƣợng nông nghiệp tăng chủ yếu là do mở rộng diện tích và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên Giai đoạn 2: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng đa dạng hóa. - Sản lƣợng nông nghiệp gia tăng chủ yếu từ nâng cao sản lƣợng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp do áp dụng công nghệ sinh học. Giai đoạn 3: Nông nghiệp hiện đại (Chuyên môn hóa, quy mô trang trại) - Vốn và công nghệ trở thành các yếu tố quyết định đối với việc tăng sản lƣợng *Ứng dụng chính sách: Các nguyên lý của Torado đƣợc vận dụng phát triển nông nghiệp ở các nƣớc đang phát triển trên hai khía cạnh sau: Thứ nhất: nhận diện xu hƣớng phát triển nông nghiệp theo xu hƣớng 3 giai đoạn, vốn và công nghệ là lợi thế lớn trong quy mô sản xuất lớn. Thứ hai: trình độ phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia đều qua ba bƣớc, độc canh, đa canh và chuyên môn hóa với hình thức sản xuất trang trại. 1.2.2.2 Mô hình Park (1992) Quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn: sơ khai, đang phát triển và phát triển. Mỗi giai đoạn phát triển, sản lƣợng nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau và đƣợc mô tả dƣới dạng hàm sản xuất. Giai đoạn 1: Sơ khai Y = F(N,L) (1) Y: Sản lƣợng nông nghiệp N: Yếu tố tự nhiên (Nature) L: Lao động (Labour)
  21. 21 Y Y 2 Y 1 Yo O Lo L L L 1 2 Hình 1.3: Hàm sản xuất nông nghiệp của giai đoạn sơ Giai đoạnkhai 2: Đang phát triển Sản lƣợng nông nghiệp còn phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào đƣợc sản xuất từ khu vực công nghiệp (phân bón, thuốc hóa học – Chemical inputs). Y = F(N,L) + F(Ci) (2) Ci: Đầu vào do công nghiệp cung cấp Sản lƣợng trên 1 ha đất nông nghiệp (năng suất đất) tăng lên tƣơng ứng với lƣợng phân bón và thuốc hóa học sử dụng tăng lên (công nghệ sinh học). Giai đoạn 3: Phát triển Nền kinh tế đạt mức toàn dụng (Full employment), không còn tình trạng bán thất nghiệp trong nông nghiệp. Sản lƣợng nông nghiệp phụ thuộc vào công nghệ thâm dụng vốn (Công nghệ cơ khí - máy móc) sử dụng trong nông nghiệp. Y = F(N,L) + F(Ci) + F(K) (3) K: Vốn sản xuất
  22. 22 Sản lƣợng trên 1 lao động (năng suất lao động, y) tăng lên tƣơng ứng với lƣợng vốn sản xuất (K) sử dụng tăng thêm và thu nhập của 1 lao động (Income, I) cũng tăng lên tƣơng ứng. K: Vốn sản xuất y: NSLĐ I: Thu nhập26 Y/L F1 I2 Y2 Y1 F2 I1 K L Hình 1.4: Năng suất lao động và thu nhập của một lao động nông nghiệp 1.2.2.3 Mô hình Fisher – Clark - Fourastié (1939-1940) Nền kinh tế hình thành 3 khu vực (lý thuyết 3 khu vực): Khu vực 1 (primary sector – Nông nghiệp), khu vực 2 (Secondary – Công nghiệp), và khu vực 3 (Tertiary – Dịch vụ). Quá trình phát triển triển kinh tế là quá trình chuyển đổi từ trình độ phát triển thấp lên cao với 3 giai đoạn. Khu vực 1: nông nghiệp trong GDP và lao động chiếm chủ yếu. Khu vực 2: Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GDP Khu vực 3: Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GDP
  23. 23 Hình 1.5: Tỷ trọng từng khu vực trong GDP theo trình độ phát triển trên thế giới *Ứng dụng vào hoạch định chính sách (1) Nhận diện đƣợc đặc trƣng cụ thể của từng giai đoạn phát triển trong quá trình công nghiệp hóa. Xu hƣớng phát triển nông nghiệp mang tính quy luật từ sơ khai, đang phát triển tiến tới trình độ phát triển. - Khi trình độ phát triển càng cao, tỷ trọng lao động của khu vực nông nghiệp càng thấp. - Khi trình độ phát triển càng cao, tỷ trọng lao động của khu vực dịch vụ sẽ chiếm chủ yếu trong tổng lao động của nền kinh tế. - Dự báo đƣợc xu hƣớng của khu vực tạo nhiều việc làm nhất cho nền kinh tế là khu vực dịch vụ. (2) Các yếu tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng và trình độ phát triển nông nghiệp từ thấp đến cao bao gồm: Lao động, công nghệ sinh học và vốn, và công nghệ cơ khí. Đặc biệt là giai đoạn phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển của nganh công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp. (3) Giai đoạn đang phát triển, tăng sản lƣợng theo hƣớng tăng năng suất đất, trong khi giai đoạn phát triển tăng sản lƣợng theo hƣớng tăng năng suất lao động. 1.2.3 Lý thuyết về năng suất lao động nông nghiệp 1.2.3.1 Thƣớc đo (1) Năng suất lao động trong nông nghiệp đƣợc đo lƣờng theo công thức sau: Y y = L Trong đó: y: năng suất lao động L: số lƣợng lao động nông nghiệp Y: Sản lƣợng nông nghiệp. Có 2 cách tiếp cận đo lƣờng Y đó là: Sản lƣợng nông nghiệp là tổng sản lƣợng của ngành nông nghiệp (gia so sánh) và Sản lƣợng nông nghiệp là GDP nông nghiệp (giá so sánh). (2) Tốc độ tăng trƣởng năng suất lao động
  24. 24 Tốc độ tăng trƣởng năng suất lao động của năm thứ t so với năm thứ 0 yt yt - y0 gy = ( - 1) (100) = ( ) (100) y0 y0 Trong đó: yt : Năng suất lao động của năm thứ t; và y0: Năng suất lao động của năm 0. - Tốc độ tăng trƣởng năng suất lao động bình quân hang năm giai đoạn (0,t). - Tốc độ tăng trƣởng năng suất lao động hàng năm yt – yt-1 gy = ( ) (100) yt -1 Trong đó: yt : Năng suất lao động năm t; yt-1: Năng suất lao động năm t-1. - Tốc độ tăng trƣởng năng suất lao động bình quân hàng năm trong giai đoạn (0,t). gy = ( -1 ) (100) n: Tổng số năm trong giai đoạn (0,t) bắt đầu từ năm thứ 0. 1.2.3.1 Mối quan hệ giữa năng suất lao động và số lƣợng lao động y B yt (III) (IV) y0 (I) A (II) 0 L0 Lt L Hình 1.6 Mối quan hệ giữa năng suất lao động và lao động
  25. 25 Tại điểm A tƣơng ứng với điểm gốc 0 L0: Số lƣợng nông nghiệp thời điểm 0 Y0: Tổng sản lƣợng nông nghiệp tại thời điểm 0 y0: Năng suất lao động tại thời điểm 0 0 Y0 = y * L0 Tại điểm B tƣơng ứng với điểm gốc t Lt: Số lƣợng nông nghiệp thời điểm t Yt: Tổng sản lƣợng nông nghiệp tại thời điểm t yt: Năng suất lao động tại thời điểm 0 t Yt = y * Lt Thay đổi sản lƣợng nông nghiệp giữa 2 thời điểm t và 0 t 0 Yt - Y0 = y * Lt - y * L0 (1) Trong hình 1.6 ta có: 0 - Diện tích hình (I) S(I) = y * L0 t t t - Diện tích hình 0LtBy S(0LtBy ) = y * Lt Vậy phƣơng trình (1) viết lại: t Yt - Y0= S(I) - S(0LtBy ) = S(II) + S(III) + S(IV) (2) Trong hình 1.6 ta có: 0 0 S(II) = (Lt – L0)* y = ∆L*y (3) S(III) = (yt - y0)* y0 = ∆y* y0 (4) S(IV) = ∆L*∆y (5) Thay phƣơng trình (3), (4) và (5) vào phƣơng trình (2) ta có: 0 0 Yt - Y0= ∆L*y + ∆y* y + ∆L*∆y (6) Chia 2 về phƣơng trình (6) cho Y0 ta có: 0 0 Yt - Y0 ∆L*y ∆y* y ∆L*∆y ∆L ∆y ∆L*∆y = + + = + + (7) 0 0 0 0 Y0 y * L0 y * L0 y * L0 L0 L0 y * L0 Đặt: RY: Tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng nông nghiệp RL: Tốc độ tăng trƣởng số lƣợng lao động nông nghiệp Ry: Tốc độ tăng trƣởng năng suất lao động nông nghiệp
  26. 26 Viết lại phƣơng trình (7) ta có: ∆L*∆y RY = RL + Ry + (8) 0 y * L0 Trong phƣơng trình (8) vì L0 là số lƣợng lao động một quốc gia nên giá trị rất lớn so với ∆L. Do đó, tiến về 0. ∆L*∆y 0 y * L0 Viết lại phƣơng trình (8) ta có: RY = RL + Ry (9) RL = RY - Ry (10) Phƣơng trình (10) cho biết khi RY không đổi, quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng năng suất lao động và tốc độ tăng trƣởng số lƣợng lao động quan hệ nghịch chiều. Nói cách khác, năng suất lao động quyết định số lƣợng lao động và có quan hệ nghịch chiều với số lƣợng lao động nông nghiệp (năng suất lao động tăng, số lƣợng lao động giảm và ngƣợc lại). Bài tập ứng dụng: Cho biết dữ liệu của quốc gia A giai đoạn 2009 – 2019 Năm GDP nông nghiệp (tỷ đồng) Tổng số lao động Lao động nông nghiệp 2009 559 40.200 23.959 2010 579 41.200 24.555 2011 599 42.300 24.492 2012 620 42.526 23.563 2013 640 43.980 23.599 2014 660 45.208 23.932 2015 680 46.460 24.303 2016 705 47.743 24.606 2017 730 49.049 24.279 2018 760 50.352 24.363
  27. 27 2019 790 51.699 24.488 Yêu cầu: 1. Xác định năng suất lao động. 2. Xác định tốc độ tăng trƣởng năng suất lao động năm 2019 so với năm 2009. 3. Xác định tốc độ tăng trƣởng năng suất lao động hằng năm. 4. Xác định tốc độ tăng trƣởng năng suất lao động bình quân hàng năm. 5. Nhận xét mối quan hệ giữa năng suất lao động và tỷ trọng nông nghiệp.
  28. 28 Chƣơng 2: CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 2.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của sản xuất công nghiệp 2.1.1 Khái niệm và phân loại công nghiệp 2.1.1.1 Khái niệm Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất to lớn và độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng khai thác các tài nguyên thiên nhiên, chế biến các tài nguyên đó cũng nhƣ sản phẩm của nông - lâm - ngƣ nghiệp và sửa chữa các sản phẩm công nghiệp có thời gian sử dụng lâu dài. Hoạt động khai thác trong công nghiệp: là sự tác động của lao động nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa các tài nguyên với môi trƣờng tự nhiên. Hoạt động chế biến có đặc trƣng cơ bản là làm thay đổi tính chất cơ lý hoá hoặc mối quan hệ tƣơng quan của các đối tƣợng chế biến nhằm tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động sửa chữa bao gồm sửa chữa các tƣ liệu sản xuất là sản phẩm công nghiệp (máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất, phƣơng tiện vận tải .v.v ) và các tƣ liệu tiêu dùng (ô tô, xe máy, máy giặt, tủ lạnh .v.v.). Hoạt động sản xuất công nghiệp có quy mô rất lớn và đa dạng, vì vậy, để thuận tiện cho công tác quản lý ngƣời ta phải tiến hành phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hoạt động sản xuất ngƣời ta chia công nghiệp thành các ngành chuyên môn hoá (ngành cấp II), các ngành chuyên môn hoá lại đƣợc chia thành các ngành chuyên môn hoá hẹp và cứ thế tiếp tục phân nhánh tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của công nghiệp. 2.1.1.2 Phân loại Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu đƣợc sử dụng để phân loại gồm: đặc điểm về công nghệ, về công dụng của sản phẩm, về nguyên liệu sử dụng. Các doanh nghiệp đƣợc đƣa vào cùng một ngành chuyên môn hoá hoặc ngành chuyên môn hoá hẹp theo một hoặc một vài đặc điểm chung. Ví dụ: công nghiệp chế biến gỗ có đặc điểm chung là cùng khí nông nghiệp có đặc điểm chung về công dụng của sản phẩm là sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hoá chất thì có đặc trƣng cơ bản là sự biến đổi hoá hoọctrong quá trình chế biến.
  29. 29 Cách phân loại này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp bởi khi nói đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp thì chủ yếu và trƣớc hết cũng là chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp (cơ cấu theo ngành). Căn cứ vào công dụng chung của sản phẩm công nghiệp thì công nghiệp gồm 2 bộ phận: công nghiệp A và công nghiệp B. Công nghiệp A là bộ phận công nghiệp sản xuất ra tƣ liệu sản xuất còn công nghiệp B là bộ phận sản xuất ra tƣ liệu tiêu dùng. Khi phân loại theo tiêu thức này, ngƣời ta căn cứ vào công dụng chủ yếu của sản phẩm, bởi lẽ rất nhiều loại sản phẩm vừa đƣợc sử dụng nhƣ một tƣ liệu sản xuất nhƣng cũng có thể đƣợc sử dụng với tƣ cách là một tƣ liệu tiêu dùng. Ví dụ: điện năng là sản phẩm công nghiệp A vì bộ phận chủ yếu đƣợc sử dụng trong sản xuất mặc dù có một bộ phận đƣợc sử dụng trong tiêu dùng. Vải đƣợc xem là sản phẩm của công nghiệp B mặc dù một bộ phận đƣợc sử dụng trong sản xuất. Cách phân loại này rất quan trọng trong việc xác lập tƣơng quan tỷ lệ giữa 2 nhóm ngành sản xuất ra tƣ liệu sản xuất và tƣ liệu tiêu dùng, vì sự cân đối giữa hai khu vực này vừa là cơ sở cho việc tái sản xuất xã hội, vừa đảm bảo nâng cao hiệu quả của sản xuất công nghiệp. Căn cứ vào hình thức sở hữu có thể chia sản xuất công nghiệp thành ba nhóm: công nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngoài quốc doanh và công nghiệp thuộc sở hữu tổng hợp. Cách phân loại này cho thấy sự phân bố sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ làm cơ sở cho việc nghiên cứu những nhân tố dẫn tới sự phân bố không đồng đều và đề ra chủ trƣơng chính sách nhằm từng bƣớc khắc phục sự mất cân đối trong phát triển công nghiệp theo lãnh thổ. Ngoài cách phân loại chủ yếu trên, tuỳ theo yêu cầu cụ thể ngƣời ta có thể áp dụng nhiều cách phân loại khác nữa nhƣ phân loại theo mối quan hệ trực tiếp sử dụng đầu vào là gỗ, ngành cơ thuộc (chia thành công nghiệp trung ƣơng và công nghiệp địa phƣơng), phân loại theo trình độ kỹ thuật - công nghệ (chia thành công nghiệp hiện đại và tiểu thủ công nghiệp), theo quy mô (chia thành quy mô lớn, vừa và nhỏ). Mỗi cách phân loại sẽ dẫn đến một cơ cấu kinh tế tƣơng ứng và có những tác dụng tƣơng ứng đối với việc nghiên cứu động thái phát triển của sản xuất công nghiệp.
  30. 30 2.1.2 Vai trò của sản xuất công nghiệp đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế Theo Cruz (2013) vai trò của công nghiệp trong phát triển kinh tế bao gồm: 2.1.2.1 Công nghiệp thúc đẩy gia tăng sản lƣợng cho nền kinh tế Công nghiệp là ngành cung cấp khối lƣợng lớn hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa sản xuất trong nền kinh tế. Nhờ tăng trƣởng công nghiệp, ngành xây dựng và hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc mở rộng. Hơn nữa sự phát triển công nghiệp kéo theo sự đáp ứng của các ngành dịch vụ đầu vào và đầu ra cho công nghiệp. Nhƣ vậy, công nghiệp không những trực tiếp tạo ra sản lƣợng mà còn gián tiếp thúc đẩy mở rộng các ngành khác tham gia mở rộng sản lƣợng cho hành kinh tế. 2.1.2.2 Công nghiệp thúc đẩy gia tăng việc làm và thu nhập cho nền kinh tế Trong quá trình phát triển, khi trình độ phát triển kinh tế cao hơn sẽ có dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp là ngành chủ yếu sang công nghiệp, tỷ trọng việc làm, giá trị gia tăng công nghiệp sẽ có đóng góp chủ yếu trong nền kinh tế. Do đó, công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và thu nhập cho nền kinh tế. 2.1.2.3 Công nghiệp thúc đẩy phát triển nông nghiệp Công nghiệp là ngành cung cấp các đầu vào hiện đại cho sản xuất nông nghiệp nhƣ: nhƣ máy móc, thiết bị cơ giới, phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất dẻo . thông qua phát triển công nghiệp, nông nghiệp có điều kiện thay đổi sản xuất từ canh tác quy mô nhỏ, truyền thống, ống xanh quy mô lớn, hiện đại, sản lƣợng và năng suất lao động tăng. Hiện đại cho các khâu thu hoạch và sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản, góp phần giảm thất thoát, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giá thành và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ nông sản. Nhƣ vậy, công nghiệp có vai trò thúc đẩy phát triển nông nghiệp. 2.1.2.4 Công nghiệp giải quyết tình trạng thặng dƣ lao động trong nông nghiệp và nông thôn Theo mô hình lewis (1954) trong khu vực nông nghiệp và nông thôn có thặng dƣ lao động đến mức năng suất biên bằng 0. Điều này có nghĩa là khi dịch chuyển số lao động dƣ thừa sang khu vực công nghiệp, nông nghiệp không bị ảnh hƣởng. Phát triển công nghiệp sẽ thu hút lao động dƣ thừa từ nông nghiệp, tạo tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa. 2.1.2.5 Công nghiệp phát huy vai trò lợi thế về quy mô
  31. 31 Ngành công nghiệp là ngành sản xuất gắn với lợi thế về quy mô, với quy mô sản xuất sản lƣợng lớn chi phí trên đơn vị sản xuất ra sẽ thấp và nhƣ vậy có năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trƣờng so với sản xuất nông nghiệp. 2.1.2.6 Phát triển công nghiệp sẽ tránh đƣợc tình trạng bất ổn giá xuất khẩu sản phẩm thô Xuất khẩu sản phẩm thô từ ngành nông - lâm - ngƣ và khai khoáng của các nƣớc đang phát triển thƣờng phụ thuộc rất nhiều vào biến động trên thị trƣờng thế giới, đặc biệt là giá bán. Sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa sử dụng nguyên liệu xuất khẩu thô sẽ tránh đƣợc biến động giá hàng hóa trên thị trƣờng thế giới. 2.1.2.7 Phát triển công nghiệp thúc đẩy thay đổi giá trị xã hội Phát triển công nghiệp sẽ tạo nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn cho dân cƣ, đô thị hóa đƣợc đẩy mạnh và thu nhập của dân cƣ vùng đô thị và nông thôn đƣợc cải thiện, bất bình đẳng giảm đi, trình độ dân trí nâng cao. Nhƣ vậy, giá trị xã hội đƣợc cải thiện. 2.1.3 Những đặc điểm của sản xuất công nghiệp Nguyên lý chủ thể quản lý phải phù hợp với đối tƣợng quản lý đòi hỏi phải nghiên cứu và nắm vững các đặc điểm cơ bản của sản xuất công nghiệp nhằm phát huy tối đa các tác động quản lý đối với sự phát triển của công nghiệp nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Sản xuất công nghiệp có nhiều đặc điểm khác biệt hoàn toàn với các ngành sản xuất khác nhƣ nông nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ, cụ thể: 2.1.3.1 Quá trình sản xuất công nghiệp Có thể chia ra làm nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn có thể do một bộ phận trong hệ thống dây chuyền sản xuất hoặc do một bộ phận độc lập thực hiện. Đối với những sản phẩm đòi hỏi phải sản xuất theo hệ thống dây chuyền thì các công đoạn phải sắp xếp theo đúng trình tự quy định từ khi nguyên liệu bắt đầu đƣa vào sản xuất đến khi sản phẩm tạo ra (công đoạn đóng gói nhƣ: sản xuất nƣớc giải khát, mì ăn liền, xà phòng ) Đối với những sản phẩm phải lắp ráp nhiều chi tiết lại với nhau mới tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh thƣờng bố trí sản xuất các bộ phận chi ciết sản phẩm ở
  32. 32 nhiều cơ sở khác nhau (các phân xƣởng trong doanh nghiệp hoặc các cơ sở độc lập) sau đó lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh (ô tô, xe máy, xe đạp ). Với những loại sản phẩm này, các bộ phận sản xuất có thể tiến hành đồng thời với nhau. Tuy nhiên, trong từng công đoạn để tạo ra đƣợc những chi tiết sản phẩm lại có quá trình sản xuất riêng, theo trình tự quy định. Đặc điểm này cho phép các nhà sản xuất có thể lựa chọn mức độ chuyên môn hoá phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất mà không nhất thiết phải thực hiện sản xuất hoàn chỉnh một sản phẩm. Từ đặc điểm này có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa về tổ chức quản lý quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp. Sản xuất sản phẩm công nghiệp có khả năng thực hiện chuyên môn hoá sâu, chuyên môn hoá sản xuất ra chi tiết sản phẩm, từ đó có điều kiện nâng cao chất lƣợng sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, do tổ chức sản xuất theo hƣớng chuyên môn hoá chi tiết sản phẩm nên muốn sản xuất đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải tuân thủ các vấn đề có tính nguyên tắc là: tiêu chuẩn hoá sản xuất và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất các bộ phận chi tiết sản phẩm với lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Muốn vậy, từng ngành (ngành chuyên môn hoá), từng doanh nghiệp (công ty, tổng công ty) phải có quy hoạch sản xuất hơp lý - từ xác định vị trí đặt các cơ sở sản xuất phụ tùng (linh kiện) đến thống nhất về tiêu chuẩn sản phẩm, quy mô sản xuất, trang bị máy móc thiết bị, đào tạo công nhân Cần tránh tình trạng tự phát trong sản xuất phụ tùng và không kiểm soát đƣợc chất lƣợng. Cần quan tâm nghiên cứu hoàn thiện cách thức tổ chức sản xuất khoa học trong từng cơ sở sản xuất cũng nhƣ giữa các cơ sở sản xuất có liên quan chặt chẽ với nhau trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng. Do sản xuất theo dây chuyền và đi vào chuyên môn hoá nên việc quan tâm giáo dục, rèn luyện công nhân về ý thức, thái độ và tác phong lao động có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, một ngƣời kém ý thức trong lao động có thể ảnh hƣởng đến cả dây chuyền sản xuất và nhiều khi gây thiệt hại rất lớn. 2.1.3.2. Đặc điểm về công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất trong công nghiệp do con ngƣời tạo ra. Quá trình tạo ra sản phẩm công nghiệp đƣợc thực hiện thông qua hệ thống máy móc, thiết bị với đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao. Hay nói cách
  33. 33 khác, lao động tạo ra sản phẩm trong công nghiệp là lao động có kỹ thuật, lao động bằng máy móc. Từ đặc điểm này, muốn khẳng định một vấn đề có tính quyết định trong phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia là phải quan tâm ngay từ đầu việc đầu tƣ, áp dụng công nghệ hiện đại (có thể là nhập khẩu hoặc nghiên cứu trong nƣớc) và thƣờng xuyên nghiên cứu, đổi mới công nghệ cũng nhƣ quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, thời đại kinh tế tri thức thì việc đầu tƣ cho hiện đại hoá công nghệ và đào tạo nhân lực ngày càng trở nên cấp bách. 2.1.3.3 Đặc điểm về sự biến đổi của các đối tƣợng lao động sau mỗi chu kỳ sản xuất và sản phẩm tạo ra Từ một nguồn nguyên liệu, sau mỗi chu kỳ sản xuất, với những công nghệ khác nhau có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm với nhiều công dụng khác nhau; cùng một loại sản phẩm có thể tạo ra nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau (từ gỗ, sắt, thép, nhựa có thể tạo ra muôn vàn các sản phẩm khác nhau). Đặc điểm này thể hiện khả năng mở rộng sản xuất, khả năng sáng tạo, khả năng nâng cao hiệu quả của sản xuất công nghiệp rất cao so với các ngành kinh tế khác. Từ đặc điểm này đòi hỏi trong phát triển công nghiệp, từng ngành chuyên môn hoá cũng nhƣ từng doanh nghiệp phải thƣờng xuyên nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm. Nghĩa là từ một nguồn nguyên liệu tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau hoặc cùng một loại sản phẩm phải tạo ra nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau để thoả mãn nhu cầu khách hàng. Cần nhớ rằng nhu cầu của khách hàng rất đa dạng và luôn thay đổi. Vì vậy, nếu chậm nắm bắt nhu cầu khách hàng để rồi chậm đổi mới sản phẩm thì nguy cơ thất bại là khó tránh khỏi. Do sản xuất công nghiệp có khả năng tạo ra nhiều loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, trong đó nhiều loại sản phẩm là nhu cầu thiết yếu của đời sống con ngƣời, nên ở tầm vĩ mô, Nhà nƣớc cần có chiến lƣợc và quy hoạch phát triển từng ngành công nghiệp chuyên môn hoá phù hợp với từng giai đoạn, trong đó cần xác định những ngành công nghiệp mũi nhọn, trọng yếu cần tập trung đầu tƣ và những sản phẩm công nghiệp nào phải nhập khẩu.
  34. 34 2.2 Thƣớc đo phát triển công nghiệp Xem xét phát triển công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế, thế các thƣớc đo sau đây đƣợc quan tâm: hệ số vƣợt, tỷ trọng khu vực công nghiệp trong GDP và năng suất lao động ngành công nghiệp. 2.2.1 Hệ số vƣợt của bộ phận trong hệ thống công nghiệp Để xem xét ngành cụ thể nào trong khu vực công nghiệp giữ vai trò mũi nhọn, chúng ta sử dụng thƣớc đo hệ số vƣợt của bộ phận, đƣợc tính theo công thức sau: gi Rei = gI Trong đó Rei: hệ số vƣợt của ngành y gi: tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp y gI: tốc độ tăng trƣởng chung của khu vực công nghiệp Đối với các ngành công nghiệp trọng điểm, hệ số Rei lớn hơn 1 có nghĩa rằng tốc độ tăng trƣởng của ngành đó lớn hơn tốc độ tăng trƣởng chung của toàn khu vực công nghiệp, cho thấy tính vƣợt trội của ngành cho biết dữ liệu về giá trị sản xuất công nghiệp của quốc gia trong giai đoạn 2014 – 2019, giá trị sản xuất công nghiệp của quốc gia theo giá so sánh năm 1994. Minh họa: Cho biết dữ liệu giá trị sản xuất công nghiệp của quốc gia A trong giai đoạn 2014 – 2019 Bảng 2.1 Giá trị sản xuất công nghiệp quốc gia A (Giá so sánh 1994, tỷ đồng) Ngành công nghiệp 2014 2019 gi Rei Khai khoáng 187.622 413.785 Công nghiệp chế biến, chế 1.620.325 4.818.315 tạo Sản xuất, chế biến thực phẩm 358.681 945.373 Dệt 74.218 174.311 Sản xuất trang phục 82.412 205.204
  35. 35 Sản xuất da và các sản phẩm 69.461 175.920 có liên quan Chế biến gỗ và sản phẩm từ 32.793 101.695 gỗ, tre, nứa (Trừ giƣờng, tủ, bàn, ghế) Sản xuất hóa chất và sản 96.247 230.169 phẩm hóa chất Sản xuất thuốc, hóa dƣợc và 17.527 44.302 dƣợc liệu Sản xuất kim loại 85.816 249.861 Sản xuất sản phẩm điện tử, 68.536 690.986 máy vi tính và sản phẩm quang học Sửa chữa, bảo dƣỡng và lắp 12.263 70.810 đặt máy móc thiết bị Khai thác, xử lý cung cấp 5.042 13.823 nƣớc Tổng số 1.903.128 5.469.110 Tính tốc độ tăng trƣởng các ngành và hệ số vƣợt? Trong bảng tốc độ tăng trƣởng của biến y năm thứ T so với năm thứ không đƣợc xác định theo công thức: yt gy = ( - 1) (100) y0 Tốc độ tăng trƣởng chung của khu vực công nghiệp trong giai đoạn 2014 2019 là 187,4%. Các ngành có hệ số vƣợt bao gồm công nghiệp chế biến chế tạo, chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tre nứa, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học sửa chữa bảo dƣỡng và lắp ráp máy móc thiết bị.
  36. 36 2.2.2 Tỷ trọng GDP công nghiệp Để đánh giá vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế, chúng ta Sử dụng thƣớc đo tỉ trọng GDP công nghiệp. Khi trình độ phát triển kinh tế càng cao thì tỉ trọng GDP công nghiệp càng lớn so với tỉ trọng GDP nông nghiệp. Tỷ trọng GDP công nghiệp đƣợc xác định bảng cho thấy trƣớc 1997 tỷ trọng GDP nông nghiệp lớn hơn tỉ trọng GDP công nghiệp. kể từ năm 1997, tỷ trọng công nghiệp lớn hơn tỉ trọng GDP nông nghiệp, công nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, khoảng cách đóng góp của công nghiệp so với nông nghiệp tăng theo thời gian. Tỷ trọng GDP công nghiệp đƣợc xác định: Yi,t PYi,t = ( ) (100) Yt Trong đó: PYi,t : Tỷ trọng GDP công nghiệp của năm thứ t (%) Yi,t: GDP công nghiệp của năm thứ t Yi: GDP của năm thứ t Minh họa: Cho biết dữ liệu của quốc gia A giai đoạn 2000 đến 2014 Bảng 2.2 GDP của quốc gia A (giá so sánh 1994, tỷ đồng) Tỷ trọng Tỷ trọng GDP nông GDP công GDP GDP nông GDP công nghiệp nghiệp Năm nghiệp nghiệp Y Ya Yi PYa (%) PYi (%) 2000 978.384 231.464 301.896 2001 1.025.088 243.584 352.188 2002 1.094.664 254.868 387.652 2003 1.170.140 262.427 427.944 2004 1.252.988 273.408 468.500 2005 1.344.968 283.308 517.596 2006 1.449.740 295.668 570.484
  37. 37 2007 1.588.646 341.811 605.516 2008 1.699.501 355.831 649.657 2009 1.820.667 369.905 697.499 2010 1.923.749 387.262 726.329 2011 2.027.591 394.658 769.733 2012 2.157.828 407.647 824.904 2013 2.292.483 424.047 879.994 2014 2.412.778 435.414 930.593 Tính tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp và nông nghiệp? 2.2.3 Năng suất lao động công nghiệp Để đánh giá hiệu quả sản xuất theo lao động của ngành công nghiệp, chúng ta sử dụng thƣớc đo năng suất lao động công nghiệp. Khi trình độ phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động công nghiệp cũng lớn hơn so với năng suất lao động nông nghiệp và năng suất lao động chung. Năng suất lao động công nghiệp đƣợc xác định nhƣ sau: Yi,t yi,t = ( ) (100) Li,t Trong đó: yi,t: năng suất lao động công nghiệp năm thứ t Yi,t: GDP công nghiệp của năm thứ t Li,t: số lao động khu vực công nghiệp của năm thứ t Minh họa: Cho biết dữ liệu của quốc gia A trong giai đoạn 2000 – 2014 Bảng 2.3 GDP của quốc gia A (giá so sánh 1994, tỷ đồng) Tổng lao GDP Lao động Lao động GDP nông động GDP công nông công nghiệp (nghìn Năm nghiệp nghiệp nghiệp ngƣời) Y Ya Yi L La Li
  38. 38 2000 978.384 231.464 301.896 37.000 23.939 4.881 2001 1.025.088 243.584 352.188 38.100 24.765 4.896 2002 1.094.664 254.868 387.652 38.400 24.653 4.930 2003 1.170.140 262.427 427.944 39.000 24.960 5.552 2004 1.252.988 273.408 468.500 40.200 23.959 6.085 2005 1.344.968 283.308 517.596 41.200 24.555 6.671 2006 1.449.740 295.668 570.484 42.300 24.492 7.217 2007 1.588.646 341.811 605.516 42.526 23.563 7.740 2008 1.699.501 355.831 649.657 43.980 23.599 8.193 2009 1.820.667 369.905 697.499 45.208 23.932 8.565 2010 1.923.749 387.262 726.329 46.460 24.303 8.986 2011 2.027.591 394.658 769.733 47.743 24.606 9.562 2012 2.157.828 407.647 824.904 49.049 24.279 10.277 2013 2.292.483 424.047 879.994 50.320 24.363 10.719 2014 2.412.778 435.414 930.593 51.699 24.488 10.955 Tính năng suất lao động của quốc gia A và năng suất lao động các ngành? 2.3. Lý thuyết về phát triển công nghiệp 2.3.1 Công nghiệp hóa Theo nghĩa hẹp, công nghiệp hóa đƣợc hiểu là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế lấy công nghiệp làm chủ đạo, tỷ trọng lao động nông nghiệp từ chỗ chiếm đa số đã giảm dần và nhƣờng chỗ cho lao động công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn. Theo nghĩa rộng, công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Theo khái niệm trên, công nghiệp hóa là quá trình tất yếu của phát triển kinh tế trong mỗi quốc gia, trong đó nền tảng công nghiệp hóa là phát triển công nghiệp. dựa vào kinh nghiệm và dữ liệu của nhiều quốc gia, Chenery và Cộng Sự 1986 phân
  39. 39 chia công nghiệp hóa thành 3 bƣớc khởi đầu phát triển và hoàn thiện công nghiệp hóa, từ thấp đến cao. Mỗi bƣớc căn cứ vào thƣớc đo GDP bình quân đầu ngƣời, cơ cấu ngành kinh tế, phần trăm GDP, tỷ trọng công nghiệp chế tạo, tỷ trọng lao động nông nghiệp, tỷ lệ phần trăm dân số đô thị hóa. Bảng 2.4 Các bƣớc công nghiệp hóa Tiền Khởi đầu Phát triển Hoàn thiện Thƣớc đo Hậu CNH CNH CNH CNH CNH GDP/Ngƣời 400-800 >800-1550 >800-1550 USD 1964 USD 2004 2880-5760 >5760-10810 >10810 Cơ cấu ngành A>I A>=20%;A S A S A 40%-50% >50% - 60% > 60% tạo Tỷ trọng lao động ngông 50%-60% >60%-75% >75% số đô thị hóa A: Agriculture, I: Industry, S: Service a. Bƣớc khởi đầu công nghiệp hóa Quốc gia đƣợc tính là khởi đầu công nghiệp hóa đảm bảo bốn thƣớc đo GDP trên ngƣời trên năm theo giá USD năm 2004 là 1.440 - 2800; tỷ trọng GDP nông nghiệp. Vậy lớn hơn hoặc bằng 20% và tỷ trọng GDP nông nghiệp nhỏ hơn tỉ trọng GDP công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp từ 20 đến 40%, tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 45 đến 60%, tỉ lệ dân số đô thị từ 35 đến 50%. b. Bƣớc phát triển công nghiệp hóa Quốc gia đƣợc xem là phát triển công nghiệp hóa đảm bảo 4 thƣớc đo: trên ngƣời trên năm theo giá USD năm 2004, từ hơn 2800 – 5760 USD; tỷ trọng GDP
  40. 40 nông nghiệp phải nhỏ hơn 20% và tỷ trọng GDP công nghiệp phải lớn hơn tỉ trọng GDP dịch vụ tỷ trọng công nghiệp chế biến lớn hơn 40 đến 50%, tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 30% đến 45%; tỷ lệ dân số đô thị từ hơn 50 đến 60%. c. Bƣớc hoàn thiện công nghiệp hóa Quốc gia đƣợc xem là hoàn thiện công nghiệp hóa phải đảm bảo 4 thƣớc đo: mô hình Chenery và cộng sự có ý nghĩa quan trọng cho các nƣớc đang phát triển nhận diện đƣợc các bƣớc đi của quá trình công nghiệp hóa, nhất là các thƣớc đo rất phổ biến dễ dàng áp dụng. Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) phân loại các quốc gia trên thế giới thành 4 nhóm, theo 4 giai đoạn của quá trình công nghiệp hóa, từ thấp lên cao: Các nƣớc kém phát triển - các nƣớc đang phát triển - công nghiệp mới - các nƣớc đã công nghiệp hóa. Mỗi giai đoạn dựa vào các tiêu chuẩn cụ thể: - Cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm các nƣớc đang phát triển của mô hình Upadhyaya, tƣơng đƣơng với giai đoạn đang phát triển của quá trình công nghiệp hóa. - Có ý nghĩa quan trọng cho các nƣớc đang phát triển nhận diện đƣợc các bƣớc đi của quá trình công nghiệp hóa, nhất là các thƣớc đo rất đơn giản, phổ biến, dễ dàng áp dụng. Hiện nay, hầu hết các nƣớc áp dụng mô hình này. - Mô hình thay đổi cơ cấu ngành và phát triển công nghiệp haraguchi 2014, dựa vào dữ liệu của 100 Quốc gia với chuỗi thời gian 40 năm từ 1963 đến 2007 đƣa ra lập luận: khi thu nhập quốc gia tăng lên, tỷ trọng GDP nông nghiệp có xu hƣớng giảm trong khi tỷ trọng dịch vụ tăng dần. Không giống nhƣ hai khu vực này tỉ trọng GDP công nghiệp trong này kinh tế không liên tục giảm hoặc tăng trong suốt quá trình phát triển. Tuy nhiên công nghiệp hoạt động nhƣ một động lực phát triển ở một giai đoạn nhất định của sự phát triển. Khi trình độ phát triển thấp GDP trên ngƣời nhỏ hơn 4.000 USD tỷ trọng GDP nông nghiệp lớn hơn công nghiệp. Khi trình độ ở giai đoạn phát triển trên ngƣời lớn hơn 4.000 và nhỏ hơn 14.000 USD tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm dần trong khi công nghiệp tăng nhanh và đạt mức cao nhất tại mức GDP đầu ngƣời bằng 14000 USD. GDP trên ngƣời lớn hơn 14.000 USD, tỷ trọng GDP nông nghiệp tiếp tục giảm nhanh, công nghiệp bắt đầu giảm trong khi ngành dịch vụ tiếp tục tăng.
  41. 41 Đối với ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến luôn giữ vị trí chủ yếu trong cả quá trình phát triển kinh tế quốc gia. Đối với giai đoạn phát triển, tỷ trọng công nghiệp chế biến từ 10- 20% của GDP. Nhƣ vậy công nghiệp giữ vai trò nhƣ là động lực tăng trƣởng chung cho nền kinh tế. Haraguchi 2014, trong giai đoạn trình độ thu nhập thấp hoặc còn gọi là giai đoạn công nghiệp sớm, các ngành công nghiệp chế biến ( sản xuất thực phẩm và đồ uống sản xuất thuốc lá sản xuất sản phẩm dệt may sản xuất trang phục sản xuất sản phẩm gỗ sản xuất bản sản xuất giƣờng tủ bàn ghế sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại). Tạo ra giá trị tăng cao, phát triển nhanh và đặc điểm đỉnh ở giai đoạn cuối này. Trong giai đoạn trình độ thu nhập trung bình hoặc còn gọi là giai đoạn công nghiệp giữa, các ngành công nghiệp chế biến (than, sản phẩm từ dầu mỏ tinh chế, sản xuất giấy sản xuất kim loại sản xuất sản phẩm bằng kim loại) tạo ra giá trị gia tăng cao, phát triển nhanh và đạt điểm đỉnh ở cuối giai đoạn này. Trong giai đoạn trình độ thu nhập cao hoặc còn gọi là giai đoạn công nghiệp cuối, các ngành công nghiệp chế biến (sản xuất sản phẩm cao su và plastic, sản xuất xe có động cơ sản xuất hóa chất sản xuất máy móc thiết bị sản xuất thiết bị điện sản xuất công cụ chính xác) tạo ra giá trị gia tăng cao, phát triển nhanh. 2.3.2 Các chiến lƣợc phát triển công nghiệp Theo 1980, trong quá trình phát triển kinh tế, thế giới có hai loại chiến lƣợc phát triển công nghiệp đó là hƣớng nội và hƣớng ngoại. Chiến lƣợc phát triển công nghiệp hƣớng nội: chiến lƣợc ngày còn đƣợc gọi là chiến lƣợc phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu. Quốc gia thành lập và phát triển các ngành công nghiệp trong nƣớc để sản xuất ra các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu. Chiến lƣợc này đòi hỏi các biện pháp bảo hộ trong ngành công nghiệp trong nƣớc bằng thuế quan và hạn ngạch chống lại hàng nhập khẩu và bằng các khoản trợ cấp cho các ngành công nghiệp trong nƣớc. Chiến lƣợc phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu ra đời và đƣợc ứng dụng là do các nguyên nhân sau: Bối cảnh thực tiễn của nƣớc Mỹ Latinh đã trải qua thời kỳ khắc khổ 4 do phụ thuộc kinh tế vào nƣớc ngoài trong thập niên 1930 đến 1940. Giả thiết và 1959 đề cập tới hiệu ứng giá cánh kéo giữa giá hàng nông sản ngày càng thấp và giá hàng hóa công nghiệp ngày càng tăng. Hơn nữa các nƣớc
  42. 42 đang phát triển thoát khỏi vị thế chỉ là những nƣớc cung cấp nguyên liệu thô cho thế giới. Tạo cơ hội học kinh nghiệm kinh doanh cho doanh nghiệp trong nƣớc thông qua môi trƣờng cạnh tranh không quá khắc nghiệt khi không có hàng nhập khẩu. Công nghiệp trong nƣớc khai thác đƣợc lợi thế về quy mô vì có thị trƣờng tiêu dùng trong nƣớc vì không có cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu phát triển sẽ khai thác đƣợc ƣu thế liên ngành: các ngành này cung cấp đầu vào cho các ngành khác và tiếp tục phát triển các ngành khác. Từ sau thế chiến thứ 2 đến cuối thập niên 1960, nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng phổ biến chiến lƣợc này, các nƣớc Mỹ Latinh Nam Á sử dụng thuế quan và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, còn các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở các nƣớc Đông Âu áp dụng chính sách cấm nhập khẩu nhằm bảo vệ phát triển thành công các ngành công nghiệp trong nƣớc, tuy nhiên chiến lƣợc này bộc lộ những hệ quả: Mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu ngành, các ngành đƣợc bảo hộ phát triển còn những ngành khác thì không phát triển Các ngành công nghiệp trong nƣớc phát triển đồ hỏi nhập khẩu nguyên liệu máy móc công nghệ mà trong nƣớc không có nhƣng nền kinh tế không có ngoại tệ để đáp ứng. Ảnh các doanh nghiệp công nghiệp trong nƣớc ý lại vào sự bảo hộ và hỗ trợ của chính phủ nên không hoạt động hiệu quả năng suất chất lƣợng sản phẩm thấp thiếu năng lực cạnh tranh. Tỷ giá hối đoái theo hƣớng tạo lợi thế cho nhập khẩu các tƣ liệu sản xuất nên bất lợi cho xuất khẩu, gây trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt ngoại tệ cho nền kinh tế thế. Các từ đã thế nhƣ thịt thiệt hại màu tạo Canada và chiếm lĩnh thị trƣờng thế giới. Đất nƣớc Argentina và Chile với những thế mạnh về sản phẩm thịt bò lúa mì sản lƣợng xuất khẩu hầu nhƣ không thay đổi cả giai đoạn 1939 đến 1946 trong khi các nƣớc xuất khẩu sản lƣợng này đã tăng gấp đôi. Chỉ đáp ứng thị trƣờng trong nƣớc ngành công nghiệp trong nƣớc phân phát huy đƣợc lợi thế về quy mô trong sản xuất công nghiệp. 2.3.3 Chiến lƣợc phát triển công nghiệp hƣớng ngoại Chiến lƣợc này còn đƣợc gọi là chiến lƣợc phát triển công nghiệp hƣớng về xuất khẩu. Chiến lƣợc này chọn phát triển khu vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu làm
  43. 43 động lực chủ yếu lôi kéo phát triển toàn nền kinh tế. Chiến lƣợc này đã đƣợc nhiều nƣớc đang phát triển áp dụng và nhiều quốc gia thành công điển hình là Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan và Trung Quốc. Trong chiến lƣợc OOIS chính phủ các nƣớc sẽ ƣu tiên phát triển những ngành công nghiệp có thể xuất khẩu đƣợc sản phẩm của mình. Các biện pháp ƣu tiên thƣờng đƣợc sử dụng gồm: trợ cấp xuất khẩu, tạo thuận lợi trong tiếp cận tín dụng, hỗ trợ về thông tin thị trƣờng, tạo thuận lợi cho nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, ƣu đãi về tỷ giá hối đoái, quy định về tỷ lệ xuất khẩu đối với các nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tạo thuận lợi về cơ sở hạ tầng chẳng hạn nhƣ thành lập các khu chế xuất khu công nghiệp. Các ngành xuất khẩu tác động đến tăng trƣởng cho nền kinh tế, thế công an việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động, đem lại nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho việc nhập khẩu máy móc cho công nghiệp và đặc biệt là những ảnh hƣởng lan tỏa của nó tới các ngành và lĩnh vực kinh tế khác trong nƣớc. Những ngành đƣợc lựa chọn là những ngành mà quốc gia có lợi thế. Tuy nhiên, lợi thế của quốc gia thay đổi cùng với quá trình phát triển của mình, nên có nhiều giai đoạn trong OOIS. a. Giai đoạn đầu tiên Các nƣớc đang phát triển thƣờng chỉ có lợi thế ở những ngành thuộc khu vực khai thác tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp. Vì thế giai đoạn này còn đƣợc gọi là giai đoạn sơ khai. Đan Mạch, Na Uy bắt đầu áp dụng giữa những thập niên 1940; Nhật Bản bắt đầu giữa thập niên 1950; Hàn Quốc và Singapore Đài Loan bắt đầu từ từ đầu thập niên 1960. b. Giai đoạn thứ hai Các ngành thông dụng lao động nhƣ dệt may đóng giày thực phẩm qua chế biến đồ gỗ qua gia công và những ngành công nghiệp nhẹ khác cùng ngành đóng tàu, Đƣợc lựa chọn vì lúc này lợi thế của quốc gia chính là lao động rẻ và có tay nghề không cần cao. c. Giai đoạn thứ ba Các ngành đƣợc lựa chọn là những ngành thông dụng vốn và lao động có kỹ năng nhƣ sản xuất hàng điện gia dụng điện tử cơ khí đơn giản nhƣ chế tạo máy nông nghiệp, sản xuất xe gắn máy. d. Giai đoạn thứ tƣ
  44. 44 Các ngành đƣợc lựa chọn là những ngành thông dụng công nghệ nhƣ công nghệ chế tạo máy chính xác hóa chất chế tạo ôtô, Kinh nghiệm từ các nƣớc thực hiện OOIS cho thấy chiến lƣợc này có những ƣu điểm sau: Xuất khẩu cho phép khai thác tối đa năng lực sản xuất trong nƣớc cho sản phẩm có lợi thế so sánh với chi phí khác thông qua khai thác lợi thế về quy mô. Thông qua cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới, công nghiệp trong nƣớc bị ép buộc phải đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Thu hút nhanh đầu tƣ nƣớc ngoài của sung mở rộng vốn quốc gia, tác động đến tăng trƣởng mở rộng nguồn ngoại tệ có điều kiện đăng nhập khẩu nguyên liệu và công nghệ cho phát triển công nghiệp trong nƣớc. Việc làm của khu vực công nghiệp tăng nhanh góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, tiền lƣơng thực của công nhân tăng nhanh do cầu lao động tăng rất nhanh trong khi công lao động cho công nghiệp từ phía nông nghiệp tăng chậm.
  45. 45 Chƣơng 3: NGHÈO ĐÓI, BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 3.1. Khái niệm nghèo đói, bất bình đẳng 3.1.1 Nghèo tuyệt đối Theo World Bank 2011 nghèo tuyệt đối là tình trạng một ngƣời hoặc một hộ gia đình đƣợc xã hội Thừa nhận không đƣợc hƣởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống (ăn, mặc, ở, đƣợc chăm sóc sức khỏe, đƣợc giáo dục cơ bản và đƣợc hƣởng các dịch vụ cần thiết khác). Tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi nƣớc Theo khái niệm này, trƣớc hết nói tới nhu cầu cơ bản không phải chỉ có ăn mặc mà còn bao gồm điều kiện sức khỏe, giáo dục và dịch vụ cần thiết khác. Hơn nữa, ba nhu cầu cơ bản không phải là bất định và giống nhau ở các nƣớc. Nó còn thay đổi trong quá trình phát triển theo thời gian của mỗi quốc gia. Khi nhu cầu cơ bản đƣợc lƣợng hóa thành một lƣợng tiền nhất định (ngƣỡng nghèo), một ngƣời hoặc một hộ gia đình đƣợc xem là nghèo tuyệt đối khi thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chi tiêu tối thiểu đƣợc quy định bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoảng thời gian nhất định. Chuẩn nghèo Việt Nam có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Chuẩn nghèo thành thị cao hơn nông thôn, so sánh chuẩn nghèo của World Bank nghèo Việt Nam chỉ bằng 19% ( chuẩn nghèo năm 2003) và 24% (chuẩn nghèo năm 2008) 3.1.2 Nghèo tƣơng đối Nghèo tƣơng đối là tình trạng một ngƣời hoặc một hộ gia đình mình thuộc nhóm có thu nhập thấp trong xã hội đƣợc xác định trong những địa điểm cụ thể và thời gian xác định. Theo khái niệm này, bất kỳ ở trình độ phát triển nào cũng luôn có một nhóm dân cƣ có thu nhập thấp nhất so với các nhóm dân cƣ khác. Nhƣ vậy, tình trạng nghèo tƣơng đối luôn hiện diện bất kể trình độ phát triển kinh tế khác nhau. 3.1.3 Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Theo Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam năm 2014, bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc các lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội.
  46. 46 Phân phối là hoạt động chia các yếu tố sản xuất, các nguồn lực đầu vào trong một quá trình sản xuất và chia các kết quả sản xuất các sản phẩm đầu ra trong quá trình tái sản xuất xã hội. Phân phối thu nhập là một bộ phận của phân phối 3.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng nghèo đói, bất bình đẳng 3.2.1 Hệ số GINI Để hỗ trợ đo lƣờng phân phối thu nhập, các nhà kinh tế đã xây dựng và phát triển một số thang đo nhƣ đƣờng cong Lorenz, hệ số GINI, hệ số Hoover, chỉ số Theil (Atkinson), phƣơng sai và hệ số biến thiên trong phân phối thu nhập, Mỗi thƣớc đo đều có những ƣu điểm, nhƣợc điểm riêng nhƣng đƣợc sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất là hệ số GINI do nhà thống kê học ngƣời Ý, Corrado Gini (1992) đề xuất. Hệ số GINI đƣợc xác định một cách đơn giản bởi tỷ số giữa phần diện tích nằm giữa đƣờng cong Lorenz và đƣờng bình đẳng tuyệt đối với phần diện tích nằm dƣới đƣờng bình đẳng tuyệt đối. Giá trị của hệ số GINI nằm trong từ khoảng 0 đến 1, giá trị càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng lớn. Những quốc gia có hệ số GINI từ 0,5 trở lên thì có mức độ bất bình đẳng cao còn trong khoảng 0,2 đến 0,35 thì phân phối tƣơng đối công bằng. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ số GINI để xem xét sự phân phối có công bằng hay không phải hết sức thận trọng vì thƣớc đo này có những giới hạn nhất định. Trƣớc tiên, trong thực tế nghiên cứu, do dữ liệu về thu nhập của ngƣời dân có thể đƣợc phản ánh dƣới dạng thu nhập danh nghĩa hoặc chi tiêu nên các nhà kinh tế đã phân biệt hai loại hệ số GINI là hệ số GINI tính theo thu nhập và hệ số GINI tính theo chi tiêu. Ngoài ra, các hệ số GINI thƣờng không phản ánh mức chênh lệch tài sản thực giữa những nhóm ngƣời dân trong quốc gia vì nó cơ bản đƣợc xác định dựa trên thu nhập ròng. Hơn nữa, các quốc gia có cùng hệ số GINI có thể khác nhau về hình dạng của đƣờng cong Lorenz, do đó khác nhau về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Mặt khác, hệ số GINI suy cho cùng cũng chỉ có thể phản ánh phần có thể định lƣợng còn những khía cạnh khác trong phân phối thu nhập liên quan đến các vấn đề công bằng xã hội, đói nghèo cần phải có những phân tích định tính hơn. Hệ số GINI là tỷ số giữa diện tích hình bán nguyệt tạo bởi đƣờng cong Lorenz và đƣờng phân giác OO'.
  47. 47 Diện tích (A) Hệ số GINI = Diện tích (A +B) Một số công thức đại số tính hệ số GINI: Xi-1* Yi - Xi*Yi-1 G = 10000 Hoặc: ( Yi+1+Yi)*(Xi+1- Xi) G =1- 10000 Trong đó: G: Hệ số Gini. Xi: Tỷ lệ cộng dồn các nhóm dân cư đến nhóm thứ i. Yi: Tỷ lệ cộng dồn thu nhập của các nhóm dân cư. Cách khác ta có thể sử dụng công thức sau để tính hệ số Gini: ∑Xi-1Yi - ∑XiYi-1 Gini = 100N Trong đó:
  48. 48 Xi: Tỷ lệ cộng dồn các nhóm cƣ dân đến nhóm thứ i có thu nhập khác nhau trong mẫu điều tra. Yi: Tỷ lệ cộng dồn về thu nhập của các nhóm cƣ dân đến nhóm thứ i trong mẫu điều tra N : Tổng dân cƣ trong mẫu điều tra Hệ số GINI phản ánh mực độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập: 0 < G < 1 + G càng lớn thì bất bình đẳng càng cao + G = 0: bình đẳng tuyệt đối + G = 1: bất bình đẳng tuyệt đối * Một số chỉ tiêu khác - So sánh tỷ lệ đỉnh/ đáy: tỷ lệ thu nhập của 20% dân số giàu nhất với 20% dân số nghèo nhất - So sánh tỷ số giữa thu nhập của 40% dân số nghèo nhất với tổng thu nhập kinh tế quốc dân Hệ số GINI cung cấp những thông tin hữu ích về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các nhóm dân cƣ. Hệ số GINI đã lƣợng hoá đƣợc mức độ bất bình đẳng đó. Trong thực tế, ngƣời ta thƣờng dùng đồng thời hai chỉ tiêu hệ số GINI và đƣờng cong Lorenz bởi 2 chỉ tiêu này hỗ trợ cho nhau trong việc xem xét vấn đề phân phối thu nhập của các nhóm dân cƣ (mô tả trực quan và lƣợng hoá đƣợc vấn đề nghiên cứu) 3.2.2 Đƣờng Lorenz Ngoài hệ số GINI, đƣờng cong Lorenz cũng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Đƣợc xây dựng năm 1905 bởi Coral Lorenz, nhà thống kê ngƣời Mỹ, đƣờng Lorenz phản ánh tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập quốc dân cộng dồn đƣợc phân phối tƣơng ứng với tỷ lệ phần trăm cộng dồn của các nhóm dân số đã biết, từ đó cho thấy mối quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ thu nhập tƣơng ứng mà họ nắm giữ. Khoảng cách giữa đƣờng bình đẳng tuyệt đối (đƣờng 450) và đƣờng Lorenz là một dấu hiệu cho biết mức độ bất bình đẳng.
  49. 49 Trong trƣờng hợp thu nhập đƣợc phân phối tuyệt đối công bằng thì bao nhiêu phần trăm dân số sẽ có tƣơng ứng với bấy nhiêu phần trăm thu nhập. Khi đó, đƣờng Lorenz sẽ trùng với đƣờng bình đẳng tuyệt đối. Đƣờng Lorenz càng cách xa đƣờng 450 thì mức độ bất bình đẳng càng lớn, cũng có nghĩa là phần trăm thu nhập ngƣời nghèo nhận đƣợc sẽ giảm đi. Sử dụng đƣờng cong Lorenz là một phƣơng pháp đơn giản và dễ tiếp cận. Ngoài ra, nó còn thể hiện đƣợc một cách trực quan phân phối thu nhập và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Tuy nhiên, đƣờng cong Lorenz không cho phép so sánh trong trƣờng hợp các đƣờng cong này cắt nhau. Đƣờng cong Lorenz là đƣờng thể hiện mối quan hệ giữa các nhóm dân số và phần trăm thu nhập tƣơng ứng của họ trong tổng thu nhập quốc dân. Đƣờng cong Lorenz đƣợc xây dựng trên phƣơng thức phân phối thu nhập theo quy mô. Một đƣờng cong Lorenz đƣợc xây dựng nhƣ sau: Trục hoành biểu hiện phần trăm dân số(kí hiệu là Xi); trục tung biểu hiện phần trăm thu nhập (kí hiệu là Yi) - OO' là đƣờng bình đẳng tuyệt đối vì nó cho biết bao nhiêu phần trăm dân số chiếm đúng bấy nhiêu phần trăm thu nhập, nghĩa là không có ngƣời giàu và cũng không có ngƣời nghèo. Đƣờng OO' còn đƣợc gọi là đƣờng chéo hay đƣờng 450 - OEO' là đƣờng bất bình đẳng tuyệt đối vì khi đó tổng thu nhập về tay một ngƣời - Đƣờng cong Lorenz nằm giữa đƣờng bình đẳng tuyệt đối và đƣờng bất bình đẳng tuyệt đối, cho biết mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các quốc gia, đƣờng này càng xa đƣờng OO' (càng phình rộng) thì bất bình đẳng càng cao.
  50. 50 Vì vậy, đƣờng cong Lorenz chỉ là một công cụ trực quan để mô tả sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, căn cứ vào độ cong của đƣờng Lorenz để so sánh sự bất bình đẳng giữa các quốc gia. Tuy nhiên, đƣờng cong Lorenz chƣa định lƣợng đƣợc sự bất bình đẳng và nó rất bất lợi khi ta muốn sử dụng để so sánh nhiều quốc gia cùng một lúc. Bảng 3.1: Xu hƣớng bất bình đẳng, 2 1 -16 Gini Theil 2010 2012 2014 2016 2010 2012 2014 2016 Cả nƣớc 39.3 35.6 34.8 35.3 29.4 22.9 21.6 22.3 Thành thị 38.6 31.7 33.1 32.9 27.8 21.4 19.7 19.5 Nông thôn 33.2 34.4 31.0 31.8 20.0 17.4 16.5 17.7 Các v ng Đồng bằng sông Hồng 40.1 34.4 33.6 32.8 29.7 20.9 20.3 19.3 Trung du và Miền núi phía Bắc 37.1 36.6 37.0 36.4 23.9 23.4 25.0 23.9 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 34.0 33.3 33.2 33.9 20.9 19.6 19.6 20.9 Tây Nguyên 36.7 37.9 38.9 39.7 23.0 25.2 26.3 27.3 Đông Nam Bộ 39.8 33.3 31.1 30.9 31.6 20.5 18.0 17.4 Đồng bằng sông Cửu Long 31.7 30.3 28.7 30.6 17.8 17.6 14.5 17.3 Nguồn: The World Bank 3.2.3 Một số thƣớc đo khác Ngoài hai thƣớc đo là hệ số Gini và đƣờng cong Lorenz còn có một số thƣớc đo khác nhƣ tỷ số Kuznets, tiêu chuẩn 40, Tỷ số Kuznets so sánh tỷ trọng phần thu nhập của 20% dân số giàu nhất với phần thu nhập của 60% dân số nghèo nhất. Tiêu chuẩn 40 đánh giá phần thu nhập của 40% dân số nghèo nhất đƣợc sở hữu, do World Bank đề xuất năm 2002. Theo chỉ tiêu này, có ba mức độ bất bình đẳng cụ thể: tình trạng rất mất bình đẳng nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 12%, tƣơng đối bình đẳng nếu con số này dao động trong khoảng từ 12% đến 17% và nếu tỷ lệ này lớn hơn 17% thì có nghĩa là mức độ bình đẳng cao trong phân phối thu nhập và tài sản. Đây là một chỉ tiêu tƣơng đối chính xác và đáng tin cậy trong việc đo lƣờng và đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp và lực lƣợng lao động, từ đó làm cơ sở để đề ra những giải pháp và chính sách phù hợp nhằm hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững. 3.3. Nguyên nhân nghèo đói, bất bình đẳng
  51. 51 - Đại bộ phận những ngƣời nghèo đói tập trung ở nông thôn và tham gia chủ yếu vào nông nghiệp và các hoạt động có liên quan, một bộ phận những ngƣời nghèo khác sống ở các khu ổ chuột ở thành thị. Khoảng 80% ngƣời nghèo sống ở các vùng nông thôn Châu Á + Châu Phi; 50% ngƣời nghèo sống ở nông thôn châu Mỹ latinh. - Nữ giới thƣờng có xu hƣớng nghèo hơn nam giới. Nguyên nhân do bất bình đẳng giới, do họ bị hạn chế hơn về trình độ học vấn, địa vị xã hội, công việc và chịu sự ràng buộc khắt khe về phong tục tập quán - Đa số những ngƣời nghèo là dân tộc thiểu số. Do họ bị hạn chế hơn các dân tộc khác về trình độ, ytế, giáo dục, tiếp cận thông tin và tiếp nhận sự quan tâm của chính phủ - Những ngƣời nghèo thƣờng là những ngƣời ngoài độ tuổi lao động (ngƣời già và trẻ em). Vì khả năng tạo ra thu nhập của họ thấp hơn rất nhiều so với những ngƣời trong độ tuổi lao động). *Yếu tố trực tiếp gây nghèo đó là thu nhập Nguyên nhân trực tiếp gây ra nghèo đói là Thu nhập thấp; song để dẫn đến thu nhập thấp lại có rất nhiều những yếu tố ảnh hƣởng đến nó. Thiếu nguồn lực và công nghệ THU Vốn, đất đai, công nghệ tập trung không đồng đều NHẬP Thiếu trình độ và kỹ năng lao động THẤP Chính sách thiên về thành phố Sự di cƣ từ nông thôn ra thành phố Theo nghiên cứu của Worl Bank từ năm 2004 đến 2010, nguyên nhân của nghèo đói, bất bình đẳng: Chênh lệch về thu nhập ở Việt Nam và sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập là một trong các nguyên nhân của nghèo đói và bất bình đẳng . Nhân tố thứ nhất nhƣ đã nói đến trong báo cáo này là các nhóm dân tộc thiểu số không đạt tiến bộ nhanh chóng bằng dân tộc Kinh. Nhân tố thứ hai có liên quan chặt chẽ tới nhân tố thứ nhất đó là sự khác biệt về địa lý của các mô hình tăng trƣởng góp phần
  52. 52 làm gia tăng bất bình đẳng - khác biệt về các động lực tăng trƣởng nông nghiệp và phi nông nghiệp giữa các vùng góp phần tạo ra khác biệt về tỷ lệ tăng trƣởng. Nhân tố thứ ba là, sự gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập phản ánh những thay đổi trong mô hình sản xuất, từ mô hình nông nghiệp đến mô hình phi nông nghiệp, và từ công việc tay nghề thấp đến công việc ngoài lĩnh vực nông nghiệp đòi hỏi tay nghề cao. Phạm vi thay đổi về sản xuất của các vùng là khác nhau, và những thay đổi này tƣơng tác với những chênh lệch hiện tại giữa các vùng về nguồn vốn con ngƣời và nguồn vốn tự nhiên nhằm thay đổi phân phối thu nhập ở Việt Nam qua thời gian. Cuối cùng, sự lạm dụng vị thế chức quyền, tham nhũng và mức độ quan hệ cũng có mối liên hệ với bất bình đẳng, mặc dù còn chƣa rõ những yếu tố này đã góp phần gây nên sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập tới mức độ nào. Ba nhân tố đầu tiên kể trên sẽ đƣợc mô tả chi tiết trong mục này còn vị thế chức quyền, tham nhũng và mức độ quan hệ đƣợc đƣa vào thảo luận trong mục tiếp theo. Các nhân tố khác nhƣ là thay đổi về mô hình sở hữu đất đai và những khác biệt theo vùng miền về năng suất nông nghiệp cũng có khả năng đóng vai trò quan trọng, và chúng tôi xin để lại nội dung này cho nghiên cứu trong tƣơng lai. Sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập phản ánh sự phân cực về kinh tế đang ngày càng tăng của nhiều nhóm dân tộc thiểu số. Các bằng chứng cho thấy chênh lệch về tỷ lệ tăng trƣởng giữa nhóm dân tộc thiểu số và nhóm đa số đã góp phần đặc biệt làm tăng bất bình đẳng ở khu vực nông thôn. Do ngƣời dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp hơn và bị hạn chế hơn về khả năng tiếp cận nguồn vốn sản xuất nên những chênh lệch về các loại tài sản khác này cũng góp phần gây nên và củng cố thêm những chênh lệch về thu nhập giữa các dân tộc. Bởi vì khu vực phi nông nghiệp ở Việt Nam đã tăng trƣởng và ngày càng nhiều cá nhân có học vấn đƣợc hƣởng lợi từ sự tăng trƣởng này nên việc ngƣời dân tộc thiểu số chiếm số đông trong lực lƣợng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp với tốc độ tăng trƣởng chậm hơn đã khiến cho khoảng cách trung bình giữa ngƣời dân tộc thiểu số và ngƣời Kinh ngày càng giãn rộng ra. Hình 3.2 và 3.3 mô tả tốc độ tăng trƣởng theo nguồn thu nhập giữa các dân tộc thiểu số và đa số trong giai đoạn từ 2004 đến 2010, tính theo nhóm ngũ phân vị. Phần lớn tăng trƣởng thu nhập của các hộ thiểu số nghèo xuất phát từ nông nghiệp và các nghề phụ. Không tính tới nhóm hộ giàu nhất thì thu nhập của tất cả các nhóm ngũ phân vị hộ dân tộc thiểu số còn lại đều tăng chậm hơn so với thu nhập của các nhóm ngũ phân vị hộ dân tộc đa số, và thậm chí các hộ thiểu số có tốc độ tăng trƣởng mạnh mẽ nhất cũng có
  53. 53 mức tăng trƣởng chậm hơn so với hộ đa số trung bình. Sự phân kỳ tốc độ tăng trƣởng có liên quan mật thiết tới các hoạt động tạo thu nhập của hộ gia đình. Khi một hộ chuyển lên nhóm ngũ phân vị thu nhập cao hơn, phần thu nhập và tăng trƣởng từ thu nhập tiền công và các nguồn thu nhập phi nông nghiệp tăng lên. Chỉ có 20% hộ thiểu số giàu nhất có đƣợc tốc độ tăng trƣởng bền vững về thu nhập xuất phát từ các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp. Tỷ trọng bất bình đẳng do chênh lệch về thu nhập trung bình giữa hộ đa số và hộ thiểu số đã tăng theo thời gian, từ 9% lên tới 14% tổng tỷ lệ bất bình đẳng. Sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập theo thời gian tại khu vực nông thôn cũng có một phần từ tỷ trọng do chênh lệch giữa các nhóm đa số và nhóm dân tộc thiểu số. Do đó, những khác biệt về tỉ lệ tăng trƣởng thu nhập giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số đã góp phần gây nên sự gia tăng bất bình đẳng qua thời gian, đặc biệt là ở các vùng nông thôn nơi có nhiều ngƣời dân tộc thiểu số sinh sống. Cùng với sự gia tăng về chênh lệch thu nhập trung bình giữa ngƣời dân tộc thiểu số và đa số, sự tăng trƣởng thu nhập không đồng đều giữa các nhóm ngũ phân vị thu nhập cho thấy rằng bất bình đẳng đã tăng lên trong nội bộ dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. Dữ liệu về thu nhập chỉ ra rằng thu nhập của nhóm 20% hộ dân tộc thiểu số nghèo nhất tăng trƣởng ở mức chỉ có 2% một năm, chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng trƣởng của nhóm 20% hộ dân tộc thiểu số giàu nhất. Tỉ lệ gia tăng tính theo phần trăm của Hệ số Gini về bất bình đẳng thu nhập giữa các nhóm ngũ phân vị dân tộc Kinh (ở vùng thành thị và nông thôn) cao hơn so với tỉ lệ gia tăng của mẫu kết hợp. Điều đó cho thấy rằng sự gia tăng về bất bình đẳng thu nhập còn do các nhân tố khác gây nên.
  54. 54 10.00% 9.00% 8.00% 7.00% 6.00% 5.00% 4.00% 3.00% 1 2 3 4 5 2.00% Ngũ phân vị thu nhập (Đa số) 1.00% Nông nghiệp Nghề phụ 0.00% Kinh doanh (khu vực phi NN) Thu nhập từ tiền công Tiền chuyển về nhà Học bổng/ Trợ cấp Hình 3.2 Tăng trƣởng theo nguồn thu nhập, 2004 - 2010, dân tộc thiểu số Hình 3.3 Tăng trƣởng theo nguồn thu nhập, 2004-2010, dân tộc đa số
  55. 55 * Một số nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở Việt Nam năm 2 STT NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI TỶ LỆ (%) 1 Do thiếu vốn đầu tƣ sản xuất 40,86 2 Thiếu kinh nghiệm làm ăn 23,41 3 Thiếu đất sản xuất 10,47 4 Ốm đau bệnh tật 9,05 5 Thiếu lao động 6,06 6 Đông ngƣời ăn 4,96 7 Mắc tệ nạn xã hội 2,47 8 Rủi ro 0,52 9 Nguyên nhân khác 2,16 Nguồn: Kết quả điều tra của Bộ LĐ - TBXH năm 2000 Bảng 3.4 : Xác suất nghèo (dựa trên chuẩn nghèo của TCTK-WB) theo tình trạng kinh tế trong thời gian cuối trong năm cơ sở: 2010-16 Nghèo vào cuối k trong dữ liệu bảng Tầng lớp kinh tế trong năm 2010-2012 2012-2014 2014-2016 cơ sở Nghèo cùng cực 51 57 64 Nghèo vừa phải 8.3 20.3 41.2 Dễ tổn thƣơng về kinh tế 4.2 14.1 46.5 An toàn về kinh tế 30.8 43.0 70.8 Tầng lớp trung lƣu 0.0 1.4 5.2 Không nghèo 4.0 4.4 1.6 Nguồn: The World Bank
  56. 56 Bảng 3.5: Số lƣợng và phân bố ngƣời nghèo ở Việt Nam, 2 1 -16 Số ngƣời nghèo Tỷ lệ ngƣời nghèo ( phần Năm trăm) Việt Nam Nông Dân tộc Ngƣời Nông Dân Ngƣời thôn thiểu Kinh và thôn tộc Kinh và số ngƣời thiểu ngƣời Hoa số Hoa 2010 17,889,55 16,342,56 8,354,993 9,534,563 91.4 46.7 53.3 6 8 201 15,341,95 13,905,07 7,803,86 7,538,08 90.6 50.9 49.1 2 1 1 9 2 201 12,432,67 11,258,37 7,430,99 5,001,68 90.6 59.8 40.2 4 8 2 7 1 201 9,123,737 8,637,695 6,653,88 2,469,85 94.7 72.9 27.1 6 2 5 Nguồn: The World Bank 3.4. Một số lý thuyết về nghèo đói và bất bình đẳng 3.4.1 Mô hình chữ U ngƣợc của Simon Kuznets Đƣợc Simon Kuznets đƣa ra từ thực nghiệm vào năm 1955, lý thuyết này nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Mô hình dùng tỷ số giữa tỷ trọng thu nhập của nhóm 20% giàu nhất trong tổng dân số so với tỷ trọng thu nhập của nhóm 60% nghèo nhất làm thƣớc đo sự bất bình đẳng. Thông qua các kết quả nghiên cứu và số liệu quan sát thu thập đƣợc, Kuznets đã đƣa ra giả thiết cho rằng: bất bình đẳng sẽ gia tăng ở giai đoạn ban đầu và giảm ở giai đoạn sau khi lợi ích của tăng trƣởng lan tỏa rộng hơn và nền kinh tế đã đạt tới một trình độ phát triển cao hơn. Nếu biểu diễn mối quan hệ này trên đồ thị thì sẽ có dạng chữ U ngƣợc.
  57. 57 Vì vậy, lý thuyết này còn đƣợc gọi là giả thiết chữ U ngƣợc. Lý giải nguyên nhân của hiện tƣợng đảo ngƣợc này, Kuznets cho rằng đó là do các yếu tố liên quan đến cầu. Cụ thể, tại thời điểm bắt đầu thực hiện công nghiệp hoá, công nghệ và thể chế thay đổi sẽ kéo theo nhu cầu về vốn và lao động có kỹ năng, trong khi hạ thấp vai trò của lao động không có kỹ năng. Sau đó, kỹ thuật mới liên tục xuất hiện còn thể chế thì thay đổi chậm hơn. Nhờ đó, thu nhập của đại bộ phận lao động (chuyên môn kém) cũng đƣợc cải thiện bởi vai trò của yếu tố nhân lực trong cơ cấu sản phẩm lại đƣợc chú trọng. Tuy nhiên, mô hình chữ U ngƣợc của Kuznets vẫn còn có những hạn chế nhất định. Trƣớc hết, nó chƣa giải thích đƣợc nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự thay đổi bất bình đẳng trong quá trình phát triển cũng nhƣ phạm vi khác biệt giữa các nƣớc về xu thế thay đổi này khi áp dụng các chính sách khác nhau nhằm tác động vào tăng trƣởng và bất bình đẳng. Đồng thời mô hình cũng chƣa trả lời đƣợc câu hỏi cho các nƣớc đang phát triển là: Liệu các nƣớc có thu nhập thấp tất yếu phải chấp nhận mức độ bất bình đẳng tăng lên trong quá trình tăng trƣởng kinh tế hay không, và các nƣớc này có thể trông đợi rằng bất bình đẳng sẽ tự giảm đi khi tăng trƣởng đạt tới một mức độ nhất định hay không? Đây có lẽ vẫn là một vấn đề còn cần phải tranh cãi và thảo luận một cách nghiêm túc trên nhiều diễn đàn kinh tế để có thể đi đến kết luận cuối cùng. 3.4.2 Mô hình tăng trƣởng trƣớc, bình đẳng sau của A.Lewis Dƣới dạng tổng quát, mô hình này cũng nhất trí với Kuznets về giả thiết chữ U ngƣợc. Nhƣng không chỉ có vậy, mô hình còn giải thích đƣợc nguyên nhân của xu thế này. Trƣớc hết, sự bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu bởi vì cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp, số lƣợng lao động đƣợc thu hút vào làm việc ở khu vực này ngày càng tăng nhƣng tiền công của công nhân nói chung vẫn ở mức tối thiểu. Nhƣ vậy, trong khi mức tiền công của công nhân không thay đổi thì thu nhập của các nhà tƣ bản vừa tăng lên do quy mô mở rộng, vừa tăng lên do lao động của công nhân đƣa lại. Ở giai đoạn sau, sự bất bình đẳng giảm bớt do khi lao động dƣ thừa đƣợc thu hút hết vào khu vực thành thị (sản xuất công nghiệp và dịch vụ) thì lao động
  58. 58 trở thành yếu tố khan hiếm trong sản xuất. Nhu cầu lao động ngày càng tăng lên đòi hỏi phải tăng tiền lƣơng nhƣ vậy sẽ dẫn đến giảm bớt sự bất bình đẳng. Theo A.Lewis, sự bất bình đẳng về thu nhập không chỉ là kết quả của tăng trƣởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết để có tăng trƣởng. Sự bất bình đẳng ở đây cũng có nghĩa là các nhà tƣ bản và nhóm ngƣời có thu nhập cao sẽ nhận đƣợc nhiều hơn. Và họ là những ngƣời sử dụng phần tiết kiệm của mình tạo ra nguồn tích lũy mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, cũng có quan điểm đối lập cho rằng một mức độ phân phối lại hợp lý thực sự có thể tăng cƣờng tiết kiệm và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Nhƣ vậy, rõ ràng là với các nƣớc đang phát triển, trong trƣờng hợp này, việc giảm bất bình đẳng sẽ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế thông qua tiết kiệm và đầu tƣ. Hay nói cách khác, có thể kết hợp giữa công bằng với tăng trƣởng kinh tế. 3.4.3 Mô hình tăng trƣởng đi đôi với bình đẳng của H.Oshima H.Oshima cho rằng có thể hạn chế sự bất bình đẳng ngay từ giai đoạn đầu của tăng trƣởng. Trƣớc hết, khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị sẽ đƣợc cải thiện ngay từ giai đoạn đầu, do việc tập trung phát triển khu vực nông thôn dựa trên chính sách cải cách ruộng đất, sự trợ giúp của Nhà nƣớc về giống, kỹ thuật đồng thời việc mở rộng và phát triển ngành nghề đã làm cho thu nhập ở khu vực nông thôn (vốn là khu vực có thu nhập thấp nhất trong xã hội) đƣợc tăng dần. Tiếp đó là quá trình cải thiện dần khoảng cách thu nhập giữa xí nghiệp có quy mô lớn và xí nghiệp quy mô nhỏ ở thành thị, cũng nhƣ giữa nông trại lớn và nông trại nhỏ ở nông thôn. Quá trình này có thể chia làm hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, khoảng cách thu nhập tăng lên do các cơ sở sản xuất lớn tận dụng đƣợc lợi thế về quy mô và có điều kiện áp dụng kỹ thuật mới. Sau đó, do lợi ích của cơ sở hạ tầng và khả năng áp dụng kỹ thuật mới tăng lên ở các cơ sở nhỏ, làm cho khoảng cách về thu nhập giảm dần, tình trạng bất bình đẳng đƣợc cải thiện. Theo H.Oshima, tiết kiệm sẽ tăng lên ở tất cả các nhóm dân cƣ, kể cả các nhóm có thu nhập thấp nhất, vì thu nhập dần dần thỏa mãn đƣợc các khoản chi; khi đó họ bắt đầu tiết kiệm để trả nợ các khoản vay đầu tƣ trƣớc đó và tiếp tục đầu tƣ phát triển sản xuất và đầu tƣ giáo dục – đào tạo cho con em họ. 3.4.4 Mô hình phân phối lại c ng với tăng trƣởng kinh tế của World Bank World Bank cho rằng tăng trƣởng kinh tế phải đi đôi với bình đẳng và giải quyết các vấn đề phúc lợi để đảm bảo trong quá trình tăng trƣởng, cùng với thời gian, phân phối thu nhập dần dần đƣợc cải thiện, hoặc ít nhất là không xấu đi.
  59. 59 Theo phân tích của World Bank, nguyên nhân cơ bản của tình trạng bất công trong phân phối thu nhập của các cá nhân ở hầu hết các nƣớc đang phát triển là do sự bất công trong vấn đề sở hữu tài sản. Lý do chính vì sao gần 20% dân số nhận đƣợc hơn 50% thu nhập là vì 20% này có thể đã sở hữu và kiểm soát trên 70% các nguồn lực sản xuất, đặc biệt là vốn vật chất, đất đai, thậm chí cả vốn nhân lực. Từ đó, tổ chức này đề xuất một số chính sách, biện pháp chiến lƣợc nhằm cải thiện tối đa tình hình này. Thứ nhất là phân phối lại tài sản thông qua những cách thức nhƣ cải cách ruộng đất, tăng cƣờng cơ hội giáo dục cho nhiều ngƣời, tín dụng nông thôn, chính sách tiêu thụ nông sản, chính sách công nghệ. Thứ hai là phân phối lại từ tăng trƣởng. World Bank đã đƣa ra đánh giá dựa trên chỉ tiêu nhƣ: 1% tăng trong GDP làm giảm bao nhiêu % số ngƣời nghèo để giám sát xem tăng trƣởng có đi đôi với xóa đói giảm nghèo và giảm tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập hay không. Có thể nói, thực trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập hiện nay thực sự đã trở thành một thách thức lớn đối với quá trình tăng trƣởng và phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Đánh giá về tác động của hiện tƣợng này, cố vấn đặc biệt của Tổng Thƣ ký Liên hiệp quốc về hoạch định chiến lƣợc phát triển sau năm 2015, bà Amina Mohammed, đã phát biểu và cảnh báo rằng: Bất bình đẳng thu nhập thực sự là mối nguy lớn đang ―làm suy yếu các nền dân chủ và hủy hoại hy vọng về các xã hội hòa bình và phát triển bền vững‖. 3.5. Kinh nghiệm xoá đói, giảm nghèo của một số nƣớc trên thế giới 3.5.1 Hàn Quốc Trƣớc những năm 60, Hàn Quốc có xuất phát điểm là nƣớc rất nghèo nàn về nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn và công nghệ. Mặc dù vậy, Chính phủ nƣớc này vẫn quyết tâm thực hiện chính sách và chiến lƣợc phát triển kinh tế hƣớng vào xuất khẩu. Các chính sách này hứa hẹn sẽ loại bỏ đƣợc nghèo đói trong quá trình tăng trƣởng GNP. Chính phủ Hàn Quốc tập trung vào phát triển các vùng đô thị và xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn. Kết quả là Hàn Quốc đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng GNP cao kỷ lục ở mức trung bình 9% trong giai đoạn 1962-1988. Tuy nhiên, 60% dân số Hàn Quốc sống ở khu vực nông thôn, cuộc sống nghèo đói, tuyệt đại đa số là tá điền, rộng đất tập trung vào sở hữu của giai cấp địa chủ, nhân dân sống trong cảnh nghèo đói tột cùng. Thực tế này gây ra làn sóng di
  60. 60 dân tự do từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm, vƣợt ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Trƣớc tình hình đó, chính phủ Hàn Quốc đã phải xem xét lại các chính sách kinh tế - xã hội của mình, chú ý đến việc điều chỉnh các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn và một chƣơng trình phát triển nông nghiệp nông thôn mới ra đời gồm 4 nội dung cơ bản: - Mở rộng hệ thống tín dụng nông thôn bằng cách tăng số tiền cho hộ nông dân vay. - Nhà nƣớc thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao. - Thay giống lúa mới có năng suất cao. - Khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nông thôn bằng việc thành lập các hợp tác xã sản xuất và đội ngũ lao động để sửa chữa đƣờng xá, cầu cống và nâng cấp nhà ở. Với những nội dung này, Chính phủ Hàn Quốc đã phần nào giúp nhân dân có việc làm, ổn định cuộc sống, giảm bớt tình trạng di dân ra các thành phố lớn để kiếm việc làm. Chính sách này đã đƣợc thể hiện thông qua kế hoạch 10 năm cải tiến cơ cấu nông thôn nhằm cái tiến cơ cấu này theo hƣớng đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, từng bƣớc đƣa nền kinh tế phát triển nhằm xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân khu vực nông thôn. Kết quả là, riêng lĩnh vực nông nghiệp trong thời kỳ này có tốc độ tăng trƣởng khá cao, trung bình 5,3%/năm. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm xuống nhanh chóng từ 33,7% năm 1967 xuống còn 6,5% năm 1988 căn cứ theo chuẩn nghèo tuyệt đối năm 1988 đƣợc áp dụng ở Hàn Quốc cho các hộ nông dân là 5.525 đô la Mỹ/năm. Có thể nói, Hàn Quốc là nƣớc tiêu biểu cho chính sách phát triển kinh tế bứt lên trƣớc, xử lý nghèo đói kéo theo sau và có những thành công nhất định. Đến nay, Hàn Quốc đã trở thành một nƣớc công nghiệp phát triển song Chính phủ nƣớc này vẫn coi trọng những chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân khu vực nông thôn, từ đó giảm đƣợc đói nghèo, tạo thế ổn định cho nền kinh tế. 3.5.2 Đài Loan Đài Loan là một trong những nƣớc công nghiệp mới (NIEs) và là một nƣớc thành công nhất trong mô hình kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội mà Đài loan đã áp dụng thành công góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh chóng cho
  61. 61 nƣớc này có thể kể đến nhƣ: - Đƣa rộng đất đến cho nông dân, tạo điều kiện hình thành cảctang trại gia đình với quy mô nhỏ, chủ yếu đi vào sản xuất nông phẩm theo hƣớng sản xuất hàng hóa. - Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, mở mang thêm những ngành sản xuất kinh doanh ngoài nông nghiệp, số trang trại vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh ngoài nông nghiệp tăng lên nhanh chóng. Việc tăng sản lƣợng và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp đến lƣợt nó lại tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển. - Đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển nông thôn. Đài Loan rất coi trọng phát triển mạng lƣới giao thông nông thôn cả đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thủy. Trong nhiều thập kỷ qua, Đài Loan coi trọng việc phát triển giao thông nông thôn đều khắp các miền, các vùng sâu vùng xa, điện khí hóa nông nghiệp nông thôn, từ đó góp phần cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn. Chính quyền Đài Loan cho xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp ngay ở vùng nông thôn để th uhút lao động nhàn rỗi khu vực nông nghiệp, tạo điều kiện để tăng thu nhập cho nông dân nghèo, góp phần ổn định cuộc sống của họ. Bên cạnh đó, Đài Loan áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc đối với những ngƣời trong độ tuổi, do dó trình độ học vấn của ngƣời dân nông thôn đƣợc nâng lên đáng kể. Cùng với trình độ dân trí đƣợc nâng lên và điều kiện sống đƣợc cải thiện đáng kể, tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ 3,2%/năm năm 1950 xuống còn 1,5%/năm năm 1985. Ngoài ra, hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ thích đáng. 3.5.3 Tuynidi Là một nƣớc Bắc Phi, Cộng hòa Tuynidi đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế nói chung và xóa đói giảm nghèo nói riềng. Trong 25 năm cuối cùng của thế kỷ XX, Tuynidi đã tăng gấp đôi GDP đồng thời giảm đƣợc mức tăng dân số xuống dƣới 2%/năm và giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp. Ngƣời nghèo của Tuynidi đƣợc hƣởng trợ cấp lƣơng thực của Chính phủ. Theo Chính phủ Tuynidi, việc duy trì chính sách trợ ấp lƣơng thực cho ngƣời nghèo đói là mục tiêu lâu dài xuất phát từ nhu cầu thiết thực nhằm ổn định chính trị - xã hội để phát triển kinh tế. Những chính sách cải cách kinh tế của Chính phủ Tuynidi đều gắn liền với các chƣơng trình xã hội, và đến lƣợt nó các chính sách xã hội đã
  62. 62 thực sự có tác động tích cực trở lại. Ví dụ, do phát triển y tế và giáo dục mà chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc cải thiện; do chú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội nên kinh tế có điều kiện phát triển khắp các vùng từ thành thị đến nông thôn; thực thi hiệu quả những chính sách nhằm hƣớng tới nâng cao mức sống cho ngƣời nghèo; và cuối cùng nhờ sự kết hợp giữa các chính sách phát triển kinh tế và phát triển xã hội mà lãnh đạo chính trị và bộ máy chính quyền nhận đƣợc sự ủng hộ của nhân dân, họ tích cực tham gia vào các chƣơng trình hành động của Chính phủ. Trên cơ sở đó, Tuynidi phát triển ổn định, giảm tệ nạn tham nhũng. Có thể nói, Tuynidi là một điển hình tiên tiến ở châu Phi, nơi mà tình trạng đói nghèo chiếm đa số. 3.5.4 Mỹ Latinh và Caribê – trƣờng hợp thành công Bolivia Ủy ban Kinh tế LHQ khu vực Mỹ Latinh và Caribê (ECLAC) khẳng định các chƣơng trình chuyển giao có điều kiện (CTP), đang đƣợc thực hiện ở 18 nƣớc trong khu vực này, đã trở thành công cụ giảm đói nghèo ngắn hạn, tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực trong các gia đình nghèo, phá vỡ vòng luẩn quẩn đói nghèo truyền kiếp của họ. Các số liệu của ECLAC cho thấy các chƣơng trình trợ cấp xã hội CTP, chiếm khoảng 0,4% GDP của các nƣớc thuộc Mỹ Latinh và Caribê, đã đem lại lợi ích cho 113 triệu ngƣời nghèo, tƣơng đƣơng gần 20% dân số của khu vực này. Theo sáng kiến của ECLAC, các chƣơng trình CTP đƣợc coi là cơ chế trợ cấp xã hội có điều kiện nhằm tăng mức tiêu dùng của các gia đình ngƣời nghèo bằng việc chuyển giao tiền mặt và đƣợc thực hiện trên cơ sở đồng trách nhiệm giữa giới chủ và chính phủ. ECLAC nhấn mạnh các chƣơng trình CTP đã giúp giảm tác động của khủng hoảng kinh tế đến ngƣời nghèo, giảm sự bất bình đẳng trong xã hội và tăng thu nhập của ngƣời lao động. Nhờ các chƣơng trình CTP, các nƣớc khu vực Mỹ Latinh và Caribê giảm đƣợc 1% số ngƣời nghèo và 0,4% số ngƣời cực nghèo trong năm 2010 so với năm 2009. Theo ECLAC, Bôlivia là quốc gia có tỷ lệ giảm nghèo cao nhất khu vực Mỹ Latinh và Caribê, với tỷ lệ giảm nghèo từ 51% trong năm 2000 xuống còn 35% trong năm 2009. Bộ trƣởng Tài chính công Bôlivia nhấn mạnh kết quả tích cực trên là nhờ vào các chính sách tái phân chia của cải, thông qua việc hỗ trợ kinh tế trực tiếp cho những thành phần xã hội nhạy cảm nhất, do Tổng thống Evo Morales khởi xƣớng.