Lợi thế so sánh biểu lộ và sự tương thích của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới

pdf 16 trang Gia Huy 18/05/2022 2960
Bạn đang xem tài liệu "Lợi thế so sánh biểu lộ và sự tương thích của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfloi_the_so_sanh_bieu_lo_va_su_tuong_thich_cua_cac_san_pham_x.pdf

Nội dung text: Lợi thế so sánh biểu lộ và sự tương thích của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới

  1. LỢI THẾ SO SÁNH BIỂU LỘ VÀ SỰ TƯƠNG THÍCHCỦA CÁC SẢN PHẨM XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI THE COMPARISON OF COMPETITIVENESS AND THE COMPATIBILITY OF VIETNAMESE EXPORT PRODUCTS ON THE WORLD MARKET ThS. Vũ Thị Thu Hương Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Bài viết sử dụng số liệu về xuất nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam và Thế giới giai đoạn 2001-2015 do COMTRADE công bố để nghiên cứu lợi thế so sánh biểu lộ; quy mô xuất khẩuvàsự tương thíchcủa các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới. Từ đó, nghiên cứu đã phân loại sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam theo bốn nhóm: (i) Nhóm sản phẩm năng động; (ii) Nhóm sản phẩm tồn đọng; (iii) Nhóm sản phẩm bỏ lỡ cơ hội; (iv) Nhóm sản phẩm có xu hướng tháo lui. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để đề xuất các khuyến nghị về định hướngxuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới. Từ khóa:lợi thế so sánh biểu lộ, sản phẩmxuất khẩu,tương thích thương mại. Abtract: This articleuses data on import and export of products Vietnam and the World in the period of 2001-2015 published by COMTRADE to study comparative advantage of expression; export scale and compatibility of Vietnamese export products in the world market. Thus, the study has classified Vietnam's export products into four groups: (I) Dynamic products group; (II) backlog products group; (III) missing-oppotunity productsgroup; (IV) Product groups tending to pull back. The results will be used as a basis for proposing recommendations on orienting Vietnam's export products in the world market. Keywords: Comparative Advantage, export products, Commercial Compatibility. 1. Giới thiệu Ngày nay, cùng với quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc thì thương mại quốc tế trở thành một qui luật tất yếu khách quan và được xem như là một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia.Theo thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1772-1823) thì ngoại thương có lợi cho mọi quốc gia miễn là xác định đúng lợi thế so sánh. Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, ngành Ngoại thương của Việt Nam đã liên tục phát triển. Xuất khẩu đã trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế cả nước. Nếu như năm 1986, kim ngạch xuất khẩu cả nước chỉ đạt 789 triệu USD thì đến năm 2014, con số này đã hơn 150 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình giai đoạn 1987 - 2014 đạt 25,5%, gấp nhiều lần tốc độ tăng GDP trung bình của giai đoạn này (6,9%), đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia có độ mở kinh tế lớn nhất thế giới. Nhiều mặt hàng như: Hạt điều, gạo, thủy sản, dệt may kim ngạch xuất khẩu thuộc top đầu thế giới.Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam vẫn ở mức thấp.Khoảng 90% nông sản xuất khẩu ở 450
  2. dạng thô hoặc sơ chế, chất lượng thấp; mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu gia công, lắp ráp cho nước ngoài.Thêm nữa, do chưa có thương hiệu, hàng Việt Nam xuất khẩu phải chấp nhận giá bán thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại127.Do đó, việc xác định được lợi thế so sánh của các sản phẩm xuất khẩu và xu hướng của thị trường Thế giới là vô cùng quan trọng trong thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào việc đo lường lợi thế so sánh biểu lộ; quy mô xuất khẩu sản phẩm và độ tương thích của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới. Qua đó xác định các nhóm sản phẩm xuất khẩu mà Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu. Hy vọng, kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm làm cơ sở ra quyết định cho các cấp quản lý trong định hướng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Nội dung bài viết được chia thành 5 phần. Sau phần giới thiệu là các nội dung vềtổng quan nghiên cứuvà phương pháp nghiên cứu, tiếp đến là trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Phần cuối dành cho các kết luận và khuyến nghị về chính sách. 2. Tổng quan nghiên cứu Chỉ số lợi thế so sánh biểu lộ Chỉ số lợi thế so sánh biểu lộ (RCA - Revealed Comparative Advantage) được nghiên cứu và đề xuất bởi Balassa (1965).Chỉ số này được sử dụng phổ biến trong việc xác định lợi thế so sánh đối với từng mặt hàng xuất khẩu của một quốc gia so với các quốc gia khác hoặc thế giới. Công thức tính như sau: trong đó, là lợi thế so sánh biểu lộ của quốc gia i đối với sản phẩm k; là tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm k của quốc gia i; là tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia i trong cùng giai đoạn; là tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm k của thế giới; là tổng giá trị xuất khẩu của thế giới trong cùng giai đoạn. Chỉ số RCA còn phản ảnh khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu của một quốc gia/ khu vực về một sản phẩm cụ thểtrong mối tương quanvới mức xuất khẩucủa thế giới/ quốc gia khác về sản phẩmđó. Nếu tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia về sản phẩm lớn hơn tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm cùng loại đó trong tổng xuất khẩu của thế giới thì quốc gia đang xét được coi là có lợi thế so sánh về loại sản phẩm đó. Theo gợi ý trong một số nghiên cứu của Montague Lord (2002); Xinshu Gong và Chengjun Gu (2011); Chunyan Yu và Chunjie Qi (2015), có thể đánh giá lợi thế so sánh sản phẩm xuất khẩu của một quốc gia trên thị trường thế giới theo một số mức như sau: 127 Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030” 451
  3. Sản phẩm có lợi thế so sánh biểu lộ rất mạnhnếu ; Sản phẩm có lợi thế so sánh biểu lộ mạnh nếu ; Sản phẩm có lợi thế so sánh biểu lộ ở mức vừa phải (trung bình) nếu ; Sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế yếu nếu . Chỉ số RCA đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân (ví dụ như: UNIDO, 1986; World Bank, 1994; OECD, 2011; Amighini và cộng sự, 2011). Quy mô xuất khẩu sản phẩm Theo nghiên cứu của Montague Lord (2002), nghiên cứu này cũng xem xét phân chia các sản phẩm xuát khẩu theo quy mô về giá trị xuất khẩu như sau: (1) Nhóm sản phẩm xuất khẩu quy mô lớn: Có giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm trong giai đoạn nghiên cứu thấp nhất ở mức 100 triệu USD. (2) Nhóm sản phẩm xuất khẩu quy mô vừa: Có giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm trong giai đoạn nghiên cứu trong khoảng giữa 40 triệu USD đến 100 triệu USD. (3) Nhóm sản phẩm xuất khẩu quy mô nhỏ: Có giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm trong giai đoạn nghiên cứu trong khoảng 20 triệu USD đến 40 triệu USD. (4) Nhóm sản phẩm xuất khẩu mới nổi: Có giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm trong giai đoạn nghiên cứutrong khoảng 14 triệu USD đến 20 triệu USD. (5) Nhóm sản phẩm xuất khẩu quy mô rất nhỏ: Có giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm trong giai đoạn nghiên cứudưới 14 triệu USD. Sự tương thích trong thị trường sản phẩm Lợi thếcủa các sản phẩm xuất khẩu của một quốc gia trên thị trường thế giới còn được xác định bởi sự phù hợp của xu hướng tăng trong tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm với xu hướng tăng trong tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm đó trên thị trường nước ngoài. Theo cách tiếp cận của World Bank (WB) và một số nghiên cứu trước đây(Montague Lord, 2002), các sản phẩm xuất khẩu của Việt Namcó thể chia thành bốn nhóm như sau: (i) Nhóm sản phẩm năng động: gồm những sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu với xu hướng tăng và tỷ trọngnhập khẩu sản phẩm đó của thế giới đang mở rộng; (ii) Nhóm sản phẩm tồn đọng: gồm những sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩuvới xu hướng tăng nhưng tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm đó của thế giới đang thu hẹp; (iii) Nhóm sản phẩm bỏ lỡ cơ hội: gồm những sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu với xu hướng giảm, trong khi tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm đó của thế giới đang mở rộng; (vi) Nhóm sản phẩm tháo lui: gồm những sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu với xu hướng giảm và tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm đó của thế giới đang thu hẹp; Để có thể phân loại các sản phẩm xuất khẩu theo bốn nhóm nói trên, phương pháp tiếp cận của WB làước lượng hàm loga tuyến tính có dạng: Trong đó: là logarit tự nhiên của tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia về sản phẩm i; 452
  4. là logarit tự nhiên của tỷ trọng nhập khẩu của thế giới về sản phẩm i. a và b là các tham số ước lượng. Hệ số b là độ co giãn của tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia về sản phẩm theo tỷ trọng nhập khẩu của Thế giới về sản phẩm đó. Hệ số b mang dấu dương cho biết tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia về sản phẩm i vàtỷ trọng nhập khẩu của thế giới về sản phẩm đó có xu hướng cùng tăng hoặc cùng giảm.Ngược lại, hệ số b mang dấu âm cho biết tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia về sản phẩm i vàtỷ trọng nhập khẩu của thế giới về sản phẩm i có xu hướng tăng, giảm không thuận chiều.Hay dấu của tham số ước lượng b cho biết sự tương thích của sản phẩm trên thị trường thế giới. 3. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, được cung cấp bởi COMTRADE giai đoạn 2001-2015. Các số liệu cụ thể bao gồm: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới; Giá trị nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam từ thị trường thế giới; Giá trị xuất khẩu sản phẩm của thế giới; Giá trị nhập khẩu sản phẩm của thế giới. Các sản phẩm phân loại theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương (SITC) (Bảng A1, phụ lục). Phương pháp nghiên cứu Dựa trên công thức tính chỉ số RCA, tác giả đã tính toán chỉ số lợi thế so sánh biểu lộ cho các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới và chia theo các nhóm sản phẩm: (i) thâm dụng tài nguyên; (ii) thâm dụng lao động không có kỹ năng; và (iii) thâm dụng công nghệ. Tiếp đó, nghiên cứu phân loại sản phẩm theo quy mô xuất khẩu. Những sản phẩm có quy mô xuất khẩu lớn được chia theo ba nhóm (i) thâm dụng tài nguyên; (ii) thâm dụng lao động không có kỹ năng; và (iii) thâm dụng công nghệ. Để xác định độ tương thích của các sản phẩm trên thị trường thế giới, nghiên cứu tiến hành ước lượng các mô hình hồi quy theo từng mã sản phẩm trong giai đoạn 2001- 2015, trên cơ sở kiểm định về ý nghĩa của các hệ số hồi quy để lựa chọn các mã sản phẩm xuất khẩu có tính tương thích hoặc chưa tương thích với nhu cầu thị trường thế giới. Kết hợp với xu hướng tăng/ giảm trong nhu cầu nhập khẩu của Thế giới để phân loại sản phẩm thành 4 nhóm. Phần mềm hỗ trợ: STATA. 4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 4.1 Lợi thế so sánh biểu lộ của các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới Kết quả tính lợi thế so sánh biểu lộ của các nhóm sản phẩmxuất khẩu giai đoạn 2001-2015 được cho trong bảng A2(phụ lục). 453
  5. Tổng hợp nhóm sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cao nhất và nhóm sản phẩm bất lợi nhất theo các nhóm sản phẩm thâm dụng tài nguyên, thâm dụng lao động không có kỹ năng và thâm dụng công nghệ. 30 46 46 46 46 46 9 46 9 46 9 20 9 9 9 3 93 9 3 9 64 64 9 64 64 64 rca 64 3 3 46 469 3 364 643 46 9 14 46 9 9 3 64 64 3 64 46 64 10 6446 46 10 3 64 64 10 3 46 50 1014 65 10 11 9 10 10 10 65 62 10 10 3 6250 65 62 6265 65 62 62 62 3 62 6214 62 10 62 1011 62 1162 8 65 14 11 6561 61 651161 61 1162 61 61 14 1161 65 16 6516 1061 1661 6116 62 5011 850 81461 1661 94 16 11 6516 61 65 8 42 941650 405094 816 11894 9416 6384094 8 8 65 6542 65342 634280 4261 808 94111642 4211 638 1463425040 4042 428 5542 555950409442 1442 85025144210 505281025 16 116945 636980 946940 694063 636940 6942 5569 6350 50554063 52545950 5463 635940505594 599463 59639414 858149452 672719 679440112716 27241663 2427 27 5553 694114 5952145354 5314 2553441452 744525425 855554444052 7448554 5950 1220619440716 125420535519 536755 5580 13195524 241996547276780 1927418075354 341980535554 6974171 7196694441 4196697 695385 5540 54411044631125 264344531555211734961356 794434212496756 2051249671956 5426201356679671953 44673454569675380 58594420133456 206760592444563496 253172207024605696274475259 6860252724709619443456 95206880725706019562434 687170172434858031195660 957824893419963160705641 95898031342478172170199641753566069 19688095899678695641536070 565396609570554340 4882398433685363766685881522257357952454 992713557487039338525371592686695821752587331132654 48833521397025373385236058681592821779953152731354344426 7148846059241211739335785523192352549515736855882123444 838460483192528559573935262195257354168588220412 572317128431488592263521523925955736668608270441 2384997257716621531268948175813358592955212397325687082 43794239983515122613662184486757588571951739357392896882 3864157822369972235844821577983908935806717853958317392958220 121542299816793857665908474214883231778315889723539829273672785 79283312576864996615225818438904883587823923935212782207367729589 33657768128543866844822831517673520922739218223588072907368 68157533764663822154883273592288467583990822320737268 5756434334815382276273566839267843920581782907323312428722134 53548388392317690671972395866207378232821348268998084769 0 7518479345869751883074724989387691322829238790786022835999359271417017931 86975118754547938830689813243727429287660138908722918323843649597841 45974793758630186435188892874493238812990787287662223659911995776844171 4597184775882889933074863743321908129517838492266877269976237991708336 97184745757493868830493281783728791238943362990875138159122666769927133701772 88759745471893308632793774495128813629891222879015437891386997671837233 7593183747888630459732787928744936291879181762384362233904511583 9775374593478818308636132292849818778912335138676749022 933775478886451830974349129513291872743328761281662613 977593145493788133043471829151363226872976338628 75939747883045363714943185123213912926877674 8693977518845363043371391184749512923212267174879979 9375864597130883651291824947431291323771261387797499 9397867545363015118121322947913226887179374999878174 75473693971886883045292511271149899132378747913262224158162757337417 2000 2005 2010 2015 year Hình 1. Lợi thế so sánh biểu lộ của sản phẩm xuất khẩu, giai đoạn 2001-2015 Nguồn: Tính toán của tác giả trên số liệu của UN comtrade database Bảng 1: Giá trị trung bình của chỉ số lợi thế so sánh biểu lộ theo nhóm sản phẩm xuất khẩu - mean(RCA), giai đoạn 2001-2015 Nhóm sản phẩm xuất khẩu thâm dụng tài nguyên Có lợi thế mạnh/ rất Có lợi thế trung bình Không có lợi thế mạnh SITC Mean SITC Mean SITC Mean (RCA) (RCA) (RCA) 46 18.1675 19;27;44;7;25 1.3 1;18;45;47;49 0.04 9 16.6347 24,25 1.2 2;6;15;22;28 0.20 3 11.7423 20 0.8508 10 6.3027 11;14; 40 4.3 8;16; 94 3.7 Nhóm sản phẩm xuất khẩu thâm dụng lao động không đòi hỏi kỹ năng Có lợi thế mạnh/ rất Có lợi thế trung bình Không có lợi thế mạnh SITC Mean SITC Mean SITC Mean (RCA) (RCA) (RCA) 64 12.7076 41 1.0698 43 0.2422 62 6.1789 56 1.1761 51 0.0841 61 4.6090 60 0.7851 66 0.3299 65 5.2755 67 0.9492 454
  6. 42;50 3.3 63 2.7049 52-55; 59 1.6 Nhóm sản phẩm xuất khẩu thâm dụng công nghệ/ lao động có kỹ năng Có lợi thế mạnh/ rất Có lợi thế trung bình Không có lợi thế mạnh SITC Mean SITC Mean SITC Mean (RCA) (RCA) (RCA) 69 1.9997 34 1.0074 29; 30; 32 0.05 80 1.5012 70 0.7632 36-38 0.15 85 0.8977 74-79 0.20 96 1.1761 81,86-88 0.07 91,93,97 0.01 Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu COMTRADE Ghi chú: Các viết số thập phân theo chuẩn quốc tế Có thể nhận thấy: nhóm sản phẩm xuất khẩu thâm dụng tài nguyên có lợi thế so sánh cao nhất, đứng đầu gồm: Sản phẩm làm từ rơm, cỏ giấy hoặc các vật liệu tết bện khác; mây và mây tre đan (SITC46); Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị (SITC9);Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh khác (SITC3); Nhóm sản phẩm ngũ cốc (SITC10). Nhóm sản phẩm xuất khẩu không có lợi thế so sánh trong nhóm này là các sản phẩm về giấy. Nhóm sản phẩm xuất khẩu thâm dụng lao động phổ thông cũng có nhiều lợi thế, tuy nhiên lợi thế này thấp hơn so với nhóm sản phẩm thâm dụng tài nguyên nhưng cao hơn so với nhóm sản phẩm thâm dụng công nghệ. Các nhóm sản phẩm có lợi thế lớn thuộc về nhóm sản phẩm ngành dệt, may. Nhóm sản phẩm xuất khẩu thâm dụng công nghệ chưa có nhiều lợi thế so sánh mà chủ yếu còn đang gặp bất lợi, mà bất lợi nhất là các sản phẩm xuất khẩu ngành dược phẩm, hóa chất. 4.2 Phân loại sản phẩm theo quy mô xuất khẩu Từ kết quả tính toán giá trị xuất khẩu trung bình giai đoạn 2001-2015, dựa trên tiêu chí phân loại trong mục 2, nghiên cứu đã phân nhóm sản phẩm theo quy mô xuất khẩu (bảng A3 phần phụ lục). Trong đó có 61 nhóm sản phẩm trong tổng số 99 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam (theo SITC cấp 2) thuộc nhóm có quy mô xuất khẩu lớn. Có thể nhận thấy: nhóm sản phẩm xuất khẩu thâm dụng tài nguyên có quy mô lớn nhất gồm: Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất chứa bitum; khoáng sản (SITC27); Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh khác (SITC3); Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị (SITC9); Ngũ cốc (SITC10); Các sản phẩm về nhựa (SITC39); Các sản phẩm về cao su (SITC40). 455
  7. Nhóm sản phẩm xuất khẩu thâm dụng lao động phổ thông có quy mô xuất khẩu lớn nhất gồm: Giày, dép, ghệt và các loại tương tự (SITC64); Hàng may mặc và quần áo phụ kiện, không dệt kim hoặc móc (SITC62). Nhóm sản phẩm xuất khẩu thâm dụng công nghệ có quy mô xuất khẩu lớn nhất gồm: Máy móc, thiết bị và phụ tùng của chúng; máy ghi âm thanh, truyền hình (SITC85); Máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi; bộ phận của chúng (SITC84); 4.3. Sự tương thích của các sản phẩm xuất khẩu Kết hợp các tiêu chí về lợi thế so sánh biểu lộ và sự tương thích của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thế giới, chúng ta có bảng phân loại sản phẩm xuất khẩu như sau: Bảng 2. Phân loại sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Thế giới theo lợi thế so sánh biểu lộ và sự tương thích Xu hướng RCA Nhu cầu nhập khẩu của thị trường thế giới xuất khẩu Có xu hướng thu hẹp Có xu hướng mở rộng Có lợi thế so SITC41, 44, 52, 54, 59, 61 SITC42,65 Tăng trưởng sánh cao xuất khẩu Không có SITC60, 70, 84 SITC17,23,29,31,38,72,73,74 nhanh lợi thế so SITC6 78, 18 sánh Có lợi thế so SITC3, 46, 56, 62, 64, 69 SITC9, 19 Tăng trưởng sánh cao 50; 53; 67, 14 xuất khẩu Không có SITC58 SITC26 chậm hoặc lợi thế so 5, 49, 57,37 SITC12;SITC13 âm sánh Nguồn: nghiên cứu của tác giả trên số liệu của UN comtrade database 2001-2015 Từ kết quả phân loại trong bảng 2 chúng ta có kết quả phân loại sản phẩm xuất khẩu theo 4 nhóm trong bảng 3. Bảng 3: Phân loại bốn nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam SITC Tên nhóm sản phẩm xuất khẩu (i) Nhóm sản phẩm năng động 17 Đường và các loại kẹo đường 18 Chế phẩm từ cacao và ca cao 23 Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc 29 Hoá chất hữu cơ 31 Phân bón 38 Sản phẩm hoá chất khác 42 Điều của da; bộ đồ yên cương; mặt hàng du lịch, túi xách và đồ chứa 65 Mũ và phụ tùng của chúng 456
  8. 72 Sắt và thép 73 Sản phẩm bằng sắt hoặc thép 74 Đồng và các sản phẩm 78 Chì và các sản phẩm (ii) Nhóm sản phẩm có xu hướng tồn đọng 6 Cây sống và các loại cây trồng khác; củ, rễ và các loại tương tự; hoa và cành lá trang trí 41 Da sống (trừ da lông) và da thuộc 44 Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ 52 Bông 54 Sợi filament nhân tạo; dải và dạng tương tự của vật liệu dệt nhân tạo 59 Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép; các mặt hàng dệt phù hợp 60 Vải dệt kim hoặc móc 61 Hàng may mặc và phụ kiện quần áo, dệt kim hoặc móc 70 Thủy tinh 84 Máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi; bộ phận của chúng (iii) Nhóm sản phẩm đang bị bỏ lỡ cơ hội 9 Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị 12 Hạt và quả có dầu; các loại ngũ cốc, hạt và quả khác; công nghiệp hoặc dược liệu 13 Lạc; gôm, nhựa và loại nhựa thực vật khác và các chiết xuất 19 Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh 26 Quặng, xỉ và tro (vi) Nhóm sản phẩm đang có xu hướng tháo lui 3 Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh khác 5 Các sản phẩm gốc động vật 14 Nguyên liệu thực vật dùng để tết bện; các sản phẩm từ thực vật khác 37 Vật liệu ảnh hoặc điện ảnh 46 Sản phẩm làm từ rơm, cỏ giấy hoặc các vật liệu tết bện khác; mây và mây tre đan 49 Sách, báo, tranh ảnh và các sản phẩm khác của công nghiệp in; bản thảo, 50 Lụa 53 Sợi dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy 56 Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, chão, dây thừng, dây cáp 57 Thảm và hàng dệt trải sàn khác 58 Vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; ren; thảm trang trí; trang trí; thêu 62 Hàng may mặc và quần áo phụ kiện, không dệt kim hoặc móc 64 Giày, dép, ghệt và các loại tương tự 67 Lông và các sản phẩm bằng lông vũ; Hoa nhân tạo 69 Sản phẩm gốm sứ Nguồn: Tính toán của tác giả trên số liệu của UN comtrade database 2001-2015 457
  9. Bảng 2 và bảng 3 cho thấy: nhóm sản phẩm xuất khẩu năng động có rất ít sản phẩm có lợi thế so sánh,còn lại chủ yếu là các sản phẩm kim loại và phân bón, hóa chất đều thuộc nhóm có lợi thế so sánh thấp. Như vậy, nhóm sản phẩm năng động bao gồm tiêu chí có lợi thế so sánh mạnh bao gồm: Đồ da; bộ đồ yên cương; túi du lịch, túi xách (SITC42); Mũ và phụ tùng của chúng (SITC65). Các sản phẩm xuất khẩu có xu hướng tồn đọng chủ yếu thuộc về nhóm hàng dệt; may và đang có lợi thế so sánh mạnh. Nhóm sản phẩm đang bị bỏ lỡ cơ hội chủ yếu là các sản phẩm nông sản, trong đó có nhóm sản phẩm có lợi thế so sánh rất mạnh gồm:Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị (SITC9);Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh (SITC19). Nhóm sản phẩm xuất khẩu đang có xu hướng tháo lui chủ yếu là các sản phẩm có lợi thế so sánh rất mạnh của Việt Nam như: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh khác (SITC3);Nguyên liệu thực vật dùng để tết bện; các sản phẩm từ thực vật khác (SITC14);Hàng may mặc và quần áo phụ kiện, không dệt kim hoặc móc (SITC62); Giày, dép, ghệt và các loại tương tự (SITC64);Lụa (SITC50); Sợi dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy (SITC53); đa số các sản phẩm này thuộc nhóm thâm dụng lao động không có kỹ năng. 5. Kết luận và hàm ý chính sách Nghiên cứu sử dụng số liệu về xuất nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam và Thế giới giai đoạn 2001-2015 do COMTRADE công bố để tính chỉ số lợi thế so sánh biểu lộ, quy mô xuất khẩu và sự tương thích của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới. Căn cứ trên các chỉ tiêu đã tính toán, nghiên cứu phân loại sản phẩm xuất khẩuViệt Nam theocác nhóm như sau: (i) Nhóm sản phẩm có lợi thế so sánh cao và năng động nhất gồm: Đồ da; bộ đồ yên cương; túi du lịch, túi xách (SITC42); Mũ và phụ tùng của chúng (SITC65). Nhóm sản phẩm năng động, có tốc độ tăng trưởng trong tỷ trọng xuất khẩu quốc gia về sản phẩm cao và tương thích với thị trường thế giới đang mở rộng, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra các chính sách nhằm nâng cao lợi thế so sánh biểu lộ, tức là tăng tỷ trọng xuất khẩu đối với nhóm sản phẩm gồm: Đường và các loại kẹo đường (17); Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc (23); Hoá chất hữu cơ (29);Phân bón (31);Sản phẩm hoá chất khác (38); Sắt và thép (72); Sản phẩm bằng sắt hoặc thép (73);Đồng và các sản phẩm (74). Đây chính là nhóm sản phẩm xuất khẩu giàu tiềm năng. (ii) Nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng trong tỷ trọng xuất khẩu quốc gia cao nhưng thị trường thế giới đang thu hẹp. Do đó, có thể kéo theo tình trạng tồn đọng sản phẩm. Các giải pháp đối với nhóm sản phẩm này là: bên cạnh việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm thì các nhà hoạch định chính sách cần tích cực tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, thậm chí cả thị trường trong nước. Nhóm sản phẩm này bao gồm: Da 458
  10. sống (trừ da lông) và da thuộc (41); Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ (44); Bông (52); Sợi filament nhân tạo; dải và dạng tương tự của vật liệu dệt nhân tạo (54); Sợi filament nhân tạo; dải và dạng tương tự của vật liệu dệt nhân tạo (59); Hàng may mặc và phụ kiện quần áo, dệt kim hoặc móc (61). Ngoài ra, đối với các sản phẩm không có lợi thế so sánh trong nhóm này bên cạnh việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm kiếm thị trường thì cần giảm dần quy mô xuất khẩu để tương thích với cầu của thị trường thế giới. Nhóm sản phẩm này gồm: Cây sống và các loại cây trồng khác; củ, rễ và các loại tương tự; hoa và cành lá trang trí (6); Vải dệt kim hoặc móc (60); Thủy tinh (70); Máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi; bộ phận của chúng (84). (iii) Nhóm sản phẩm xuất khẩu đang bị bỏ lỡ cơ hội do tăng trưởng xuất khẩu chậm, không theo kịp nhu cầu gia tăng của thị trường thế giới. Đối với sản phẩmcó lợi thế so sánh cao trong nhóm này như: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị (9); Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh (19), cần khuyến khích sản xuất, nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm kiếm thị trường, tăng sản lượng xuất khẩu Đối với sản phẩm không lợi thế so sánh trong nhóm này như: Hạt và quả có dầu; các loại ngũ cốc, hạt và quả khác; công nghiệp hoặc dược liệu (12);Quặng, xỉ và tro (26) cần khuyến khích sản xuất, xúc tiến thương mại, tăng tỷ trọng xuất khẩu quốc gia đối với sản phẩm. (iv) Nhóm sản phẩm có xu hướng thoái lui gồm các sản phẩm có tăng trưởng xuất khẩu thấp và thị trường thế giới thu hẹp. Nhóm này gồm nhiều sản phẩm xuất khẩu truyền thống của Việt Nam; có quy mô xuất khẩu lớn và có lợi thế so sánh cao như:Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh khác (3); Sản phẩm làm từ rơm, cỏ giấy hoặc các vật liệu tết bện khác; mây và mây tre đan (46); Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, chão, dây thừng, dây cáp (56); Hàng may mặc và quần áo phụ kiện, không dệt kim hoặc móc (62); Giày, dép, ghệt và các loại tương tự (64); Sản phẩm gốm sứ (69) Nhóm sản phẩm có mức tăng trưởng xuất khẩu chậm có thể do nhiều nguyên nhân như: cạnh tranh ngày càng gay gắt; tiêu chuẩn nhập khẩu của đối tác ngày càng cao hoặc do sức cạnh tranh của hàng hóa kém, Do đó, cần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, cần dự báo cầu thế giới và giảm đầu tư mở rộng xuất khẩu đối với nhóm sản phẩm này, Nghiên cứu này có thể mở rộngtheo hướng đánh giá lợi thế so sánh và sự tương thích của các sản phẩm xuất khẩutrên các thị trường khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO Amighini, A., Leone, M., & Rabellotti, R. (2011). Persistence versus change in the international specialization pattern of Italy: how much does the ‘District Effect’ matter? Regional Studies, 45, 381-401. Balassa (1965),"Trade Liberalisation and “Revealed” Comparative Advantage", The Manchester Schoolof Economic and Social Studies, Volume 33, Issue 2, Pages 99-123. 459
  11. Chunyan Yu and Chunjie Qi (2015), "Research on the complementarity and comparative Advantages of Agricultural Product Trade between China and CEE Countries", Journal of service Science and Management, 2015, 8, 2001-2008. OECD (2011), "Globalisation, comparative advantage and the changing dynamics of trade", Paris: OECD. Montague Lord (2002), "Vietnam's Export Competitiveness: Trade and Macroeconomic Policy linkages", MPRA peper No 50638, 17/10/2013. UNIDO (1986), "International comparative advantage in manufacturing: changing profiles of resources and trade, Unido publication sales", no. E86 II B9. Vienna: United Nations Industrial Development Organization. Xinshu Gong và Chengjun Gu (2011), "A study on trade of complementarity among Xinjiang and its Neighboring Countries",Asian Social Science, Vol. 7, No. 1, January 2011. World Bank (1994), "China: foreign trade reform, country study series", Washington D.C.: World Bank PHỤ LỤC Bảng A1. Các sản phẩm theo phân loại tiêu chuẩn ngoại thương SITC Hàng hóa SITC Hàng hóa 01 Động vật sống 50 Lụa 02 Thịt và các bộ phận nội tạng 51 Len, sợi lông bờm ngựa và vải dệt thoi Cá và động vật giáp xác, động vật thân 03 mềm và động vật thuỷ sinh khác 52 Bông Sản phẩm từ sữa; trứng chim; mật ong tự nhiên; sản phẩm ăn được gốc động Sợi dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và 04 vật, chưa ở nơi khác 53 vải dệt thoi từ sợi giấy sợi filament nhân tạo; dạng tương tự 05 Các sản phẩm gốc động vật 54 của vật liệu dệt nhân tạo Cây sống và các loại cây trồng khác; củ, rễ và các loại tương tự; hoa và 06 cành lá trang trí 55 sợi staple nhân tạo Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, chão, 07 Rau và rễ nhất định và củ 56 dây thừng, dây cáp Quả và hạt ăn được; vỏ quả thuộc chi 08 cam quýt hoặc các loại dưa 57 Thảm và hàng dệt trải sàn khác Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt 09 gia vị 58 chần sợi vòng; ren; thảm trang trí; thêu 10 Ngũ cốc 59 các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, 460
  12. tráng, phủ hoặc ép; các mặt hàng dệt phù hợp Sản phẩm của ngành công nghiệp xay xát; mạch nha; tinh bột; inulin; gluten 11 lúa mì 60 Vải dệt kim hoặc móc Hạt và quả có dầu; các loại ngũ cốc, hạt và quả khác; công nghiệp hoặc Hàng may mặc và phụ kiện quần áo, 12 dược liệu 61 dệt kim hoặc móc Lạc; gôm, nhựa và loại nhựa chiết Hàng may mặc và quần áo phụ kiện, 13 xuấttừ thực vật khác 62 không dệt kim hoặc móc Nguyên liệu thực vật dùng để tết bện; Hàng dệt may; các loại hàng dệt khác; 14 các sản phẩm từ thực vật khác 63 thảm Mỡ động vật hoặc thực vật và các loại dầu và các sản phẩm tách từ chúng; 15 chất béo ăn được; thú vật 64 Giày, dép, ghệt và các loại tương tự Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc 16 động vật thuỷ sinh khác 65 Mũ và phụ tùng của chúng Ô dù, ô che nắng, gậy đi bộ, gậy, roi, 17 Đường và các loại kẹo đường 66 Lông và các sản phẩm bằng lông vũ; 18 Chế phẩm từ cacao và ca cao 67 Hoa nhân tạo Sản phẩm bằng đá, thạch cao, xi Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột măng, amiăng, mica hoặc các vật liệu 19 hoặc sữa; các loại bánh 68 tương tự Chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc 20 các bộ phận khác của cây 69 Sản phẩm gốm sứ 21 Các chế phẩm ăn được khác 70 Thủy tinh Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý hoặc đá bán quý, kim loại quý, 22 Đồ uống, rượu và giấm 71 kim loại mạ Phế liệu và phế thải từ ngành công 23 nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc 72 Sắt và thép Thuốc lá và sản phẩm thay thế thuốc 24 lá 73 Sản phẩm bằng sắt hoặc thép Muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, 25 vôi và xi măng 74 Đồng và các sản phẩm 26 Quặng, xỉ và tro 75 Niken và các sản phẩm Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất 27 chứa bitum; khoáng sản 76 Nhôm và các sản phẩm 28 Hoá chất vô cơ; các hợp chất hữu cơ 78 Chì và các sản phẩm 461
  13. hoặc vô cơ của kim loại quý, kim loại đất hiếm, 29 Hoá chất hữu cơ 79 Kẽm và các sản phẩm 30 dược phẩm 80 Thiếc và các sản phẩm bằng plastic Các kim loại cơ bản khác; gốm kim 31 Phân bón 81 loại; sản phẩm của chúng Thuộc da, nhuộm chiết xuất; tannin và các chất dẫn xuất của chúng; thuốc Dụng cụ, dao kéo, thìa và nĩa, các bộ 32 nhuộm, thuốc màu khác 82 phận kim loại cơ bản Dầu và các chất tựa nhựa thiết yếu; nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế 33 phẩm vệ sinh 83 Hàng tạp của kim loại cơ bản Xà phòng, các chế phẩm bôi trơn nhân Máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng 34 tạo 84 hạt nhân, nồi hơi; bộ phận của chúng Máy móc, thiết bị và phụ tùng của Chất Albuminoidal; tinh bột biến tính; chúng; máy ghi âm thanh, truyền hình 35 keo; enzyme 85 Chất nổ; các sản phẩm pháo; các hợp Đường sắt hoặc đường xe điện đầu 36 kim tự cháy; dễ cháy 86 máy, toa xe và bộ phận của chúng; Xe cộ trừ đường sắt hoặc đường xe điện, và các bộ phận và phụ tùng của 37 Vật liệu ảnh hoặc điện ảnh 87 chúng Máy bay, tàu vũ trụ, và bộ phận của 38 sản phẩm hoá chất khác 88 chúng 39 Nhựa và các sản phẩm 89 Tàu, thuyền và sản phẩm cấu trúc nổi Thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra độ chính xác, 40 Cao su và các sản phẩm 90 y tế hoặc phẫu thuật 41 Da sống (trừ da lông) và da thuộc 91 Đồng hồ và bộ phận của chúng Đồ da; bộ đồ yên cương; túi du lịch, Nhạc cụ; các bộ phận và phụ kiện của 42 túi xách 92 chúng Da lông và da lông nhân tạo; các sản Vũ khí và đạn; các bộ phận và phụ 43 phẩm chế biến 93 tùng của chúng Đồ nội thất; bộ đồ giường, đệm, hỗ trợ Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ nệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương 44 gỗ 94 tự; Đồ chơi, trò chơi và các dụng cụ thể thao; các bộ phận và phụ tùng của 45 Cork và sản phẩm bằng lie 95 chúng Sản phẩm làm từ rơm, cỏ giấy hoặc 46 các vật liệu tết bện khác; mây tre đan 96 Các mặt hàng khác 47 Bột giấy từ gỗ hoặc từ vật liệu xơ sợi 97 Tác phẩm nghệ thuật, đồ vật, cổ vật 462
  14. xenlulo khác; tái sinh (phế liệu và sưu tầm mảnh vụn) 48 Giấy và cáctông; bột giấy 99 Hàng hóa không ghi ở nơi khác Sách, báo, tranh ảnh và các sản phẩm 49 khác của công nghiệp in; bản thảo, Nguồn: COMTRADE Bảng A2. Giá trị trung bình của chỉ số lợi thế so sánh biểu lộ của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới, giai đoạn 2001-2015. Nhóm sản phẩm xuất khẩu Nhóm sản phẩm xuất khẩu Nhóm sản phẩm xuất khẩu thâm dụng công nghệ/ thâm dụng tài nguyên thâm dụng lao động kỹ năng thấp lao động có kỹ năng code mean(rca) code mean(rca) code mean(rca) 46 18.1675 64 12.7076 69 1.9997 9 16.6347 62 6.1789 80 1.5012 3 11.7423 65 5.2755 96 1.1761 10 6.3027 61 4.609 34 1.0074 11 4.3737 50 3.7227 85 0.8977 14 4.3075 42 3.3722 70 0.7632 16 3.7694 63 2.7049 68 0.6517 8 3.6333 55 1.9797 95 0.6437 94 3.1025 54 1.6292 31 0.598 40 2.6239 53 1.5237 73 0.5954 7 1.3996 59 1.4257 82 0.593 19 1.2937 52 1.3862 92 0.4582 27 1.261 44 1.3326 71 0.4357 25 1.2308 56 1.1642 35 0.4169 24 1.1448 41 1.0698 72 0.4165 20 0.8508 67 0.9492 89 0.4098 4 0.6529 60 0.7851 78 0.3898 5 0.643 58 0.5337 84 0.3606 21 0.5777 66 0.3299 83 0.3174 17 0.5453 57 0.2964 90 0.3112 13 0.5027 43 0.2422 99 0.2537 12 0.4851 51 0.0841 33 0.25 39 0.4787 79 0.2489 26 0.3739 38 0.2252 23 0.3697 76 0.2127 463
  15. 15 0.3558 81 0.1929 48 0.3518 74 0.1465 22 0.2355 87 0.1375 28 0.2277 91 0.1156 6 0.2023 36 0.1143 2 0.146 37 0.1126 1 0.0809 32 0.0827 49 0.0787 29 0.0807 18 0.0268 86 0.0433 47 0.0193 88 0.0259 45 0.0103 30 0.0241 93 0.0083 97 0.008 75 0.0018 Nguồn: Tính toán của tác giả trên số liệu của UN comtrade database 2001-2015 Ghi chú: Cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế Bảng A3. Phân loại sản phẩm theo quy mô xuất khẩu giai đoạn 2001-2015 Đơn vị: Giá trị XK trung bình là: nghìn USD Giá trị XK Quy mô Giá trị XK Quy mô Giá trị XK Quy mô SITC SITC SITC trung bình xuất khẩu trung bình xuất khẩu trung bình xuất khẩu 85 1.30E+07 lớn 48 2.80E+05 lớn 50 4.50E+04 Vừa 27 8.00E+06 lớn 19 2.40E+05 lớn 88 4.50E+04 Vừa 64 5.60E+06 lớn 34 2.10E+05 lớn 58 3.20E+04 Nhỏ 62 5.30E+06 lớn 38 2.10E+05 lớn 32 2.80E+04 Nhỏ 61 4.30E+06 lớn 59 2.00E+05 lớn 80 2.80E+04 Nhỏ 84 3.80E+06 lớn 31 1.90E+05 lớn 53 2.70E+04 Nhỏ 3 3.60E+06 lớn 28 1.80E+05 lớn 6 2.00E+04 Nhỏ 94 2.70E+06 lớn 41 1.80E+05 lớn 91 1.90E+04 Mới nổi 9 2.40E+06 lớn 76 1.80E+05 lớn 57 1.80E+04 Mới nổi 10 2.10E+06 lớn 96 1.80E+05 lớn 67 1.70E+04 Mới nổi 40 1.90E+06 lớn 20 1.60E+05 lớn 78 1.70E+04 Mới nổi 8 1.20E+06 lớn 24 1.60E+05 lớn 43 1.60E+04 Mới nổi 39 1.20E+06 lớn 82 1.60E+05 lớn 81 1.60E+04 Mới nổi 42 9.60E+05 lớn 21 1.50E+05 lớn 5 1.50E+04 Mới nổi 90 9.50E+05 lớn 46 1.50E+05 lớn 49 1.50E+04 Mới nổi 464
  16. 72 9.40E+05 lớn 65 1.50E+05 lớn 92 1.30E+04 Rất nhỏ 44 8.70E+05 lớn 23 1.40E+05 lớn 79 1.20E+04 Rất nhỏ 71 8.30E+05 lớn 26 1.40E+05 lớn 14 1.10E+04 Rất nhỏ 87 7.90E+05 lớn 68 1.40E+05 lớn 37 8.10E+03 Rất nhỏ 73 7.70E+05 lớn 4 1.30E+05 lớn 86 8.00E+03 Rất nhỏ 16 7.60E+05 lớn 60 1.30E+05 lớn 13 7.00E+03 Rất nhỏ 63 6.00E+05 lớn 15 1.20E+05 lớn 18 6.40E+03 Rất nhỏ 52 5.20E+05 lớn 22 1.20E+05 lớn 47 5.50E+03 Rất nhỏ 99 4.00E+05 lớn 29 1.20E+05 lớn 66 5.30E+03 Rất nhỏ 54 3.80E+05 lớn 74 1.20E+05 lớn 51 5.20E+03 Rất nhỏ 7 3.50E+05 lớn 17 1.10E+05 lớn 1 4.80E+03 Rất nhỏ 89 3.50E+05 lớn 33 1.10E+05 lớn 36 1.10E+03 Rất nhỏ 55 3.40E+05 lớn 56 1.10E+05 lớn 97 862.0667 Rất nhỏ 11 3.30E+05 lớn 83 9.20E+04 Vừa 75 368.4667 Rất nhỏ 25 3.30E+05 lớn 12 6.60E+04 Vừa 93 172.4667 Rất nhỏ 69 3.20E+05 lớn 2 4.50E+04 Vừa 45 107.8 Rất nhỏ 95 3.00E+05 lớn 30 4.50E+04 Vừa 70 2.90E+05 lớn 35 4.50E+04 Vừa Nguồn: Tính toán của tác giả trên số liệu của UN comtrade database 2001-2015 Ghi chú: Cách viết số theo kiểu khoa học 3.30E+05 tức là 3.3 *10^5 465