Lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long
Bạn đang xem tài liệu "Lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- loi_the_so_sanh_trong_san_xuat_va_xuat_khau_gao_cua_viet_nam.pdf
Nội dung text: Lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long
- LỢI THẾ SO SÁNH TRONG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG COMPARATIVE ADVANTAGE IN VIETNAM’S RICE PRODUCTION AND EXPORT: CASE STUDY IN THE MEKONG DELTA Võ Minh Sang1, Đỗ Văn Xê2 Tóm tắt Việt Nam nằm trong top 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo liên tục từ 2000-2015, lợi thế so sánh khá lớn, nhưng những năm gần đây giá trị xuất khẩu liên tục giảm, vậy Việt Nam còn lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo không? Nghiên cứu nhằm mục tiêu: (1) Phân tích thực trạng lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo của Việt Nam; (2) Phân tích nguyên nhân tác động đến lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo và (3) Đề xuất giải giải pháp nâng cao lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu sơ cấp được thu thập từ nông hộ, mẫu được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu ghi nhận, Việt Nam đã không còn lợi thế so sánh trong xuất gạo từ năm 2013 đến nay. Việt Nam đã huy động nguồn lực xã hội đến 1,22 USD để sản xuất - xuất khẩu gạo, nhưng thu về chỉ được 1 USD, nguồn lực quốc gia sử dụng không còn hiệu quả. Nguyên nhân do giá gạo xuất khẩu liên tục giảm, trong khi chi phí lại tăng. Giải pháp: (1) Quy hoạch lại khâu tổ chức sản xuất lúa gạo xuất khẩu; (2) Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật hiện đại, tiến bộ vào sản xuất - chế biến gạo xuất khẩu; (3) Nâng cao giá trị thương hiệu gạo Việt và (4) Kết hợp tiết giảm chi phí sản xuất và gia tăng giá xuất khẩu gạo. Từ khóa: Chi phí nội nguồn, lợi thế so sánh, xuất khẩu gạo của Việt Nam. A bstract Vietnam was among the top 3 of the world rice export continuously from2000 to 2015, comparative advantage is quite large, but in recent years the rice export value continued to decline, so Vietnam had comparative advantages in rice production - export? The objective of research were: (1) To analyse the situation comparative advantage in rice production-export; (2) Analysis of the causes affecting comparative advantage in rice exports, and (3) To propose solutions to enhance the comparative advantages of Vietnam's rice exports. Using quantitative research method, data were collected from the primary farms,the sample was selected by random method. The results indicate that, Vietnam has no comparative advantage in rice production – export from 2013 to the present. Vietnam had mobilized social resources is 1,22 USD to produce – export rice, but net value of rice export is only 1 USD, using dometic resources was inefficient. The cause lies in reduction in the Vietnam’s rice export price had been reduced, while the cost of rice production had risen. Solution: (1) Planning to organize the production stages, in order to balance supply and demand - and the increase in the number of high- quality rice varieties, to increase export prices; (2) Continue to promote application of modern techniques, advances in production - exporting rice processing; (3) To enhance brand value of Viet rice and (4) Combine reduce production – export cost and increase rice export price. Keywords: domestic resource costs, comparative advantage, Vietnam's rice export. 1. GIỚI THIỆU Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2015 Việt Nam xuất khẩu 6,59 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 2,8 tỷ USD, trung bình giá xuất khẩu 425,69 USD/tấn, thấp hơn năm 2014 là 463,6 USD/tấn. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xuất khẩu 5,85 triệu tấn, kim ngạch 2,52 tỷ USD, giá trung bình 430 USD/tấn. Từ 2005-2015, ĐBSCL chiếm 88,08% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 93,4% về giá trị (theo giá FOB), cho thấy vị trí và vai trò chủ đạo của ĐBSCL trong sản xuất - xuất khẩu gạo của Việt Nam. Số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng, năm 2005: 5,25 triệu tấn; năm 2010: 6,89 triệu tấn và đến 2015: 6,59 triệu tấn, tăng 25,5% so với năm 2005. Giai đoạn 2005 - 2012, Việt Nam đạt kết quả cao từ xuất khẩu gạo, gia tăng cả giá trị và số lượng xuất khẩu, giai đoạn này Việt Nam có lợi thế so sánh cao trong sản xuất - xuất khẩu gạo. Từ 2013-2015, 1 Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tây Đô (Cần Thơ) 2 Trường Đại học Cần Thơ 1063
- xuất khẩu giảm về số lượng, giá cả và giá trị xuất khẩu, Việt Nam đang m ất dần khả năng cạnh tranh, lợi thế trong sản xuất - xuất khẩu gạo? Việt Nam còn duy trì được lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo?Hiệu quả trong sản xuất lúa gạo của nông hộ như thế nào? Đây là các vấn đề cần được nghiên cứu đối với một quốc gia có dân số sống ở nông thôn chiếm gần 70% và có gần 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và là quốc gia nằm trong top 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo trong nhiều năm liền gần đây. Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, Hiệp hội Lương thực Việt Nam: 2000-2008; Hải quan Việt Nam: 2009-2015 Hình 1: Số lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2000-2015 Trước thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua với nhiều biến động không thuận lợi, nghiên cứu này được thực hiện ở ĐBSCL nhằm luận giải cho các mục tiêu: (1) Phân tích lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo của Việt Nam; (2) Nguyên nhân tác động đến lợi thế so sánh và (3) Đề xuất giải pháp nâng cao lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lợi thế so sánh trong sản xuất – xuất khẩu của Việt Nam theo phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên cơ sở lý thuyết chi phí nội nguồn (Domestic Resource Costs: DRC) của Bruno (1972), xác định lợi thế so sánh trong sản xuất – xuất khẩu trên cơ s ở so sánh chi phí xã hội nội nguồn với giá trị ròng ngoại tệ từ xuất khẩu, công thức tính DRC: D DRC = P F Trong đó: − - D: Tổng chi phí nội nguồn cho đơn vị sản phẩm, thể hiện bằng nội tệ; - P: Giá xuất khẩu cho mỗi đơn vị sản phẩm (ngoại tệ); - F: Tổng chi phí ngoại nguồn cho đơn vị sản phẩm (ngoại tệ); Theo đó, hệ số chi phí nội nguồn được tính: DRCR= DRC/SER Trong đó: - DRCR (Domestic Resource Cost Ratio): Hệ số chi phí nội nguồn - SER (Shadow Exchange Rate): Tỷ giá hối đoái mờ= OER*(1 + CE); - OER (Official Exchange Rate): Tỷ giá hối đoái chính thức; - CE: Hệ số điều chỉnh lạm phát; Nếu DRCR nhỏ hơn 1: giá trị gia tăng ròng từ xuất khẩu lớn hơn tổng chi phí xã hội của các yếu tố trong nước sử dụng để sản xuất - xuất khẩu hàng hóa đó, quốc gia có lợi thế so 1064
- sánh. Ngược lại, quốc gia nên sử dụng các yếu tố sản xuất trong nước để sản xuất - xuất khẩu hàng hóa khác có DRCR nhỏ hơn (hay nhỏ hơn 1). Nhiều nghiên cứu điển hình liên quan đến DRC: nghiên cứu để hoạch định chính sách (Monke and Pearson, 1989), xác định lợi thế so sánh trong lĩnh vực nông nghiệp (USAID, 1996; 1999a-f; 2000a-b), nghiên cứu ở các loại cây trồng ở Bangladesh (Quazi Shahabuddin and Paul Dorosh, 2002). Nhiều quốc gia sử dụng DRC để nghiên cứu về lợi thế so sánh như: Trung quốc (Zhong Funing et al., 2001); Myanmar (Jonna P. Estudillo and Manabu Fujimura, 2015); Nepal (Bishnu B. Bilwal, 1983); Mỹ (Bela Balassa and Daniel M. Schydlowky, 1968); Philippines (Robert w. Herdt and Teresa A. Lacsina, 1976); Roehlano M. Briones, 2012) và Tây Ban Nha (Banerji et al., 1974) Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyen Manh Hai and Franz Heidhues (2004) xác định lợi thế so sánh của lúa gạo Việt Nam trong các kịch bản khác nhau của tự do thương mại, DRC được đề xuất là một trong những tiêu chí phục vụ cho phân tích ma trận chính sách trên cơ sở các yếu tố sản xuất nội nguồn, ngoại nguồn, GDP, giá xuất khẩu, năng suất; Nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn và cộng sự (2005) đo lường lợi thế so sánh, đánh giá khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA; Lê Văn Gia Nhỏ (2005) nghiên cứu lợi thế so sánh lúa xuất khẩu gạo Long An; Dao The Anh et al. (2015) nghiên cứu xác định lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam và nghiên cứu lợi thế so sánh của Việt Nam và Myanmar (Jonna P. Estudillo and Manabu Fujimura, 2015) Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 668 nông hộ sản xuất lúa ở 06 tỉnh thuộc 3/6 tiểu vùng của ĐBSCL (chiếm 61,26% sản lượng lúa của ĐBSCL): (1) Tiểu vùng phù sa ngọt Sông Hậu là 317 nông hộ, chiếm 47,45% (trong đó, Cần Thơ là 113 nông hộ, tập trung ở các huyện: Ô Môn, Bình Thủy, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh; Hậu Giang là 204 nông hộ [Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp và Vị Thủy]); (2) Tiểu vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên là 183 nông hộ, chiếm 27,40% (An Giang là 111 nông hộ [Châu Thành, Chợ Mới và Thoại Sơn]; Đồng Tháp là 72 nông hộ [Cao Lãnh, Hồng Ngự, Lấp Vò và Tháp Mười]) và (3) Tiểu vùng bán đảo Cà Mau là 168 nông h ộ, chiếm 25,15% (Sóc Trăng là 117 nông hộ [Long Phú, Mỹ Tú và Mỹ Xuyên] và Kiên Giang là 51 nông hộ [An Minh, Giồng Riềng và Tân Hiệp]). Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiênở vụ lúa Đông Xuân 2014-2015 và Hè Thu 2015. Phương pháp phân tích dữ liệu trên cơ s ở công thức tính hệ số DRCR cùng với các phương pháp kiểm định trung bình, phân tính hồi quy đa biến, so sánh, phân tích và suy luận. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long Thông tin về đặc điểm của mẫu nghiên cứu cho thấy về quy mô sản xuất ở mức vừa, trung bình là 2,68 ha/hộ, nông hộ có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất lúa, trung bình 20,18 năm, người trực tiếp phụ trách sản xuất với tuổi đời trung bình là 45,89 tuổi và trên 8 năm đi học. Trung bình trên 2 lao động gia đình tham gia trực tiếp vào sản xuất lúa trên tổng số người trong độ tuổi lao động/hộ trên 3 người (Bảng 1). Bảng 1: Trung bình đặc điểm nông hộ sản xuất lúa ở các tỉnh ĐBSCL SNKN DTTB TNSXTT SNĐH STVHGĐ SNĐTLĐ SLĐGĐSX Tỉnh (năm) (ha) (tuổi) (năm) (người) (người) (người) Cần Thơ 18,18 1,58 43,91 8,72 4,79 3,40 2,48 Hậu Giang 19,73 1,55 46,25 8,63 4,75 3,40 2,51 An Giang 22,42 5,00 46,08 8,89 4,82 3,34 2,65 Đồng Tháp 21,69 1,97 47,90 8,04 4,70 3,42 2,31 Sóc Trăng 19,60 1,98 45,29 8,72 4,79 3,41 2,35 Kiên Giang 19,48 4,00 45,94 8,47 5,24 3,92 2,37 1065
- Trung bình 20,18 2,68 45,89 8,58 4,85 3,48 2,44 Chú thích: SNKN: số năm kinh nghiệm; DTTB: diện tích trung bình; TNSXTT: tuổi người trực tiếp sản xuất; SNĐH: số năm đi học của người phụ trách sản xuất; STVHGĐ: số thành viên/hộ; SNĐTLĐ: số người trong độ tuổi lao động/hộ; SLĐGĐSX: số lao động gia đình trực tiếp tham gia sản xuất. Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015 Hình thức sản xuất chủ yếu là sản xuất cá thể chiếm 81,74%, hình thức tham gia cánh đồng lớn chiếm 39,67%. Giống lúa sản xuất ở mùa vụ Đông Xuân 2014-2015 là loại giống lúa thường chiếm 50,89%, ở vụ lúa Hè Thu 2015 là 54,50%, chủ yếu là giống IR50404, còn lại là các giống lúa thơm, chất lượng cao như Jasmine, OM1400, OM5451, Trung bình có 63,17% nông hộ áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất lúa, trong đó đa số là kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” chiếm 76,3%, kỹ thuật sản xuất theo VietGAP là 5,92% và GlobalGAP là 0,95%. Bảng 2: Kết quả sản xuất lúa của nông hộ năm 2015 Tổng Giá bán Tỷ suất Năng suất Lợi nhuận chi phí trung bình lợi nhuận/ Địa bàn (Tấn/ha) (Trđ/tấn) (Trđ/tấn) (1000đ/kg) doanh thu (%) nghiên cứu Đông Hè Đông Hè Đông Hè Đông Hè Đông Hè Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu An Giang 8,51 6,74 3,58 4,53 4,67 4,37 0,64 (0,18) 21,25 (4,72) Cần Thơ 8,31 6,51 3,50 4,61 4,73 4,55 1,30 (0,03) 25,13 (1,52) Đồng Tháp 8,17 6,87 3,82 4,59 4,58 4,30 0,86 (0,24) 15,61 (6,01) Sóc Trăng 8,32 6,76 3,66 4,41 4,48 4,34 0,93 (0,08) 16,87 (2,55) Kiên Giang 8,58 7,02 3,62 4,24 4,35 4,26 0,76 0,17 18,91 2,99 Hậu Giang 8,45 6,38 3,59 4,82 4,67 4,48 1,06 (0,37) 20,94 (10,55) Trung bình 8,39 6,71 3,63 4,53 4,58 4,38 0,92 (0,12) 19,79 (3,73) Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015 Bảng 2 cho kết quả thống kê trung bình về chi phí sản xuất lúa (gồm 11 khoản mục ở Bảng 3, bao gồm cả chi phí sử dụng đất- trên cơ sở giá thuê đất sản xuất lúa ở địa phương, chi phí lao động gia đình, ), lợi nhuận: 920.000 đồng/tấn và t ỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 19,79%. Tuy nhiên, ở vụ Hè Thu, trung bình tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ở vùng nghiên cứu) là -3,73% doanh thu, do năng suất thấp (6,71 tấn/ha), giá bán thấp (4.380 đồng/kg), nhưng chi phí sản xuất (4,53 triệu/tấn) lại khá cao. Do vậy, việc tổ chức sản xuất ở vụ Hè Thu cần tính toán lại để đảm bảo hiệu kinh tế trong sản xuất, chứ không thể tổ chức đại trà trên diện rộng như ở vụ Đông Xuân. 3.2. Lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam Để xác định lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam theo phương pháp DRCR, nghiên cứu tiến hành phân loại các khoản mục chi phí nội nguồn và ngoại nguồn của nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL, các yếu tố sản xuất lúa được nhập khẩu gồm: (1) Phân bón: tỷ lệ nhập khẩu phân bón các loại của Việt Nam là trên 35% (Mai Văn Quyền và ctv., 2014), tổng hợpViệt Hà (2014) và Đoàn Minh Tin (2015) thì khoảng 40% phân bón nhập khẩu cho nhu cầu trong nước. Nghiên cứu này đề xuất tỷ lệ phân bón sử dụng có nguồn gốc nhập ngoại ở vụ lúa Đông Xuân là 46% và Hè Thu là 45% (Dữ liệu điều tra của tác giả, 2015). (2) Thuốc bảo vệ thực vật: tỷ lệ nhập khẩu thành phẩm và nguyên li ệu tương ứng là 80% và 50% (Việt Hà, 2014). Nghiên cứu đề xuất tỷ lệ nhập khẩu đối với thuốc bảo vệ thực vật là 79% (Dữ liệu điều tra của tác giả, 2015). (3) Xăng dầu, máy móc nông nghiệp: tỷ lệ nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam là 50% (Thanh Hương, 2014), tỷ lệ máy móc nông nghiệp nội địa khoảng 20-30%, tính cả các doanh 1066
- nghiệp nhập khẩu trực tiếp máy móc nông nghiệp từ nước ngoài và các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện, bộ phận về chế tạo, lắp ráp, thì hiện nay, việc cơ giới hóa ngành nông nghiệp của Việt Nam phụ thuộc 70-80% vào nhập khẩu (Tỷ Thạch Bình, 2014) hay theo Minh Huệ (2014), 90% lượng phân bón, máy nông nghiệp phải nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu đề xuất tỷ lệ nhập khẩu xăng dầu là 50%. Tổng hợp từ các nguồn, nghiên cứu này đề xuất tỷ lệ ngoại nguồn của các yếu tố sản xuất lúa để phục vụ tính DRCR ở Bảng 3. Bảng 3: Trung bình chi phí sản xuất lúa và tỷ lệ nhập khẩu yếu tố sản xuất Đông Xuân Hè Thu Tổng Tổng St Tỷ lệ Tỷ lệ Khỏa mục chi phí sản xuất chi phí chi phí t nhập khẩu nhập khẩu (Trđ/tấn (Trđ/tấn (%) (%) ) ) 1 Sử dụng đất 0,77 0,98 2 Chuẩn bị đất 0,24 50 0,30 50 3 Giống 0,23 0,28 4 Phân bón 0,72 46 0,93 45 5 Thuốc bảo vệ thực vật 0,56 79 0,72 79 6 Thu hoạch 0,29 70 0,38 70 7 Lao động 0,66 0,84 8 Xăng dầu 0,06 50 0,07 50 9 Dịch vụ bơm nước 0,03 0,02 10 Khấu hao 0,04 70 0,04 70 11 Khác 0,04 0,04 Cộng: 3,63 4,60 Chú thích: Trđ: triệu đồng. Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015 Để tính toán hệ số nội nguồn (RCR), cần quy đổi sản lượng lúa ra gạo và tính toán chi phí các yếu tố liên quan từ vận chuyển, xay xát, lau bóng và xuất khẩu gạo, gồm: Quy đổi lúa ra gạo, tỷ lệ thu hồi gạo nguyên chịu sự tác động của nhiều nhân tố như: thời điểm thu hoạch trễ sẽ ảnh hưởng đến ty lệ thu hoạch gạo nguyên giảm (Kester et al., 1963; Bal and Oiha, 1975; Ntanos et al., 1996; Berrio et al., 1989). Theo Trương Vĩnh và ctv. (2010), tỷ lệ gạo nguyên cũng chịu sự tác động của phương pháp thu hoạch, độ ẩm lúa khi xay xát, công suất nhà máy xay, công nghệ, kết quả nghiên cứu ghi nhận trung bình tỷ lệ gạo nguyên sau xay xát là dư ới 55%. Theo Nguyễn Công Thành và ctv. (2012) cho kết quả thống kê trung bình tỷ lệ gạo trắng nguyên trung bình là 62,43%. Nghiên cứu này đề xuất tỷ lệ gạo nguyên thu hồi ở vụ Đông Xuân là 70% và Hè Thu là 68%. Chi phí gia tăng từ lúa đến gạo xuất khẩu, tổng hợp kết quả nghiên cứu điển hình về chuỗi giá trị gạo đã xác định chi phí của các tác nhân có liên quan từ thu gom lúa đến tạo ra thành phẩm gạo xuất khẩu của: (1) Võ Th ị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2011); (2) Dao The Anh et al. (2015) và (3) Võ Thị Thanh Lộc và ctv. (2014) được trình bày ở Bảng 4. Nghiên cứu đề xuất sử dụng trung bình chi phí gia tăng từ lúa đến gạo thành phẩm xuất khẩu của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2011) là 3.587 đồng/kg (trong đó, thu gom là 1.345 đồng/kg; xay xát là 754 đ ồng/kg; lau bóng là 793 đồng/kg và xuất khẩu là 1.139 đồng/kg) và trên cơ sở chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) hàng năm để điều chỉnh trung bình chi phí xay xát, chế biến đến xuất khẩu gạo ở năm 2015 là 5.158 đồng/kg. 1067
- Bảng 4: Chi phí gia tăng các tác nhân trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu (đồng/kg) Cộng Nghiên cứu TL NMXX NMLB DNXK Ghi chú GT Kiên Giang, An Võ Thị Thanh Lộc và SL 21 16 18 47 Giang, Long An Nguyễn Phú Son (2011) GT 1.208 447 793 1.139 3.587 và Sóc Trăng SL 60 70 50 An Giang và Dao The Anh et al. (2015) GT 1.345 754 533 1.139 3.771 Hậu Giang Võ Thị Thanh Lộc và ctv. SL 18 8 10 Sóc Trăng, gạo (2014) GT 240 580 1.420 2.240 Tài Nguyên Cộng số lượng (SL) 99 94 18 107 Chú thích: GT: Giá trị; TL: Thương lái; NMXX: nhà máy xay xát; NMLB: Nhà máy lau bóng; DNXN: Doanh nghiệp xuất khẩu Giá xuất khẩu gạo, tổng hợp thống kê về sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam từ Hải quan Việt Nam (2015), xác định trung bình giá xuất khẩu vụ lúa Đông Xuân 2014-2015 là 436 USD/tấn; vụ Hè Thu là 424 USD/tấn; trung bình cả năm giá xuất khẩu gạo là 430 USD/tấn. Tỷ giá USD/VNĐ, tổng hợp chi phí sản xuất nội và ngoại nguồn cùng yếu tố giá cả xuất gạo, và chỉ số lạm phát năm 2015 của Việt Nam ước đạt khoảng 3% (Tiền Phong, 2015) làm cơ sở tính tỷ giá hối đoái mờ (SER). Thông qua công bố tỷ giá liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2015 qua các đợt điều chỉnh và quy định điều chỉnh nới biên độ lên ±3%, nghiên cứu này đề xuất tỷ giá USD/VNĐ ở vụ Đông Xuân 2014-2015 là 21.538 đồng và vụ Hè Thu năm 2015 là 21.668 đồng là tỷ giá chính thức (OER) và trung bình năm 2015 là 21.603 đồng. Tỷ giá mờ được điều chỉnh trên cơ sở lạm phát năm 2015 của Việt Nam là 3%. Kết quả tính DRCR trong sản xuất - xuất khẩu gạo ở Bảng 5: DRCR ở cả 2 vụ đều lớn hơn 1, theo đó DRCR trung bình cả năm 2015= 1,22 lớn hơn 1: Việt Nam không còn lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo, nghĩa là Việt Nam phải bỏ ra đến 1,22 USD mới thu về được 1 USD từ xuất khẩu gạo, thâm hụt/lỗ quốc gia là 0,22 USD/tấn gạo xuất khẩu, như vậy lợi nhuận quốc gia bị tổn thất. Theo kết quả này, nếu càng gia tăng sản lượng gạo xuất khẩu thì Việt Nam càng tổn thất nhiều về nguồn lực cơ hội nội nguồn, nên cắt giảm nguồn lực quốc gia sang sản xuất - xuất khẩu sản phẩm khác có lợi thế so sánh cao hơn. Bảng 5: Hệ số chi phí nội nguồn trong sản xuất và xuất gạo của ĐBSCL năm 2015 Trung Đơn vị Đông Hè Stt Chỉ tiêu bình tính Xuân Thu năm I Tổng chi phí nội nguồn Trđ/tấn 9,23 8,71 9,76 Chi phí sản xuất lúa nội nguồn Trđ/tấn 4,07 3,55 4,60 Chi phí xay xát - xuất khẩu Trđ/tấn 5,16 5,16 5,16 II Chi phí sản xuất ngoại nguồn USD 88,89 78,18 99,82 III Giá xuất khẩu 1 tấn gạo USD 430 436 424 IV DRC VND/USD 26.919 24.471 29.627 V OER USD/VNĐ 21.603 21.538 21.668 VI SER USD/VNĐ 22.035 21.969 22.101 VII RCR Lần 1,22 1,10 1,34 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015 1068
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu năm 2015 và tổng hợp các yếu tố liên quan đến tính DRCR các năm từ 2009-2015 cho kết quả ở Bảng 6, trong đó, (1) Chi phí sản xuất lúa được tổng hợp trên cơ s ở công bố giá thành sản xuất lúa thực tế của Bộ Tài Chính ở các tỉnh của ĐBSCL; (2) Chi phí ngoại nguồn, chi phí chế biến gạo xuất khẩu qua các năm được tính toán trên cơ sở dữ liệu gốc và điều chỉnh bởi CPI hàng năm; (3) Trung bình giá xuất khẩu gạo được tính toán trên cơ sở dữ liệu (kim ngạch xuất khẩu) của Hải quan Việt Nam và (4) L ạm pháp, tỷ giá, chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) được thống kê từ công bố của cơ quan chức năng qua các năm. Bảng 6:Tổng hợp các yếu tố thành phần của DRCR từ 2009-2015 Nội Chế biến Ngoại nguồn Lạm CPI P Năm nguồn (Trđ/tấn OER FOB (Trđ/tấn gạo) phát(%) (%) (USD/tấn) (Trđ/tấn) gạo) 2009 2,61 3,20 1,23 16.956 6,88 6,52 447,13 2010 2,89 3,59 1,36 18.243 9,19 11,75 471,68 2011 3,38 4,24 1,59 20.828 18,00 18,12 514,20 2012 3,79 4,63 1,78 20.836 6,81 9,21 458,27 2013 3,95 4,91 1,86 21.036 6,30 6,04 454,38 2014 3,55 5,11 1,67 21.246 1,00 4,09 463,59 2015 3,72 5,16 1,75 21.603 2,00 1,00 430,00 Chú thích: Chi phí sản xuất quy đổi sang 1 tấn gạo= chi phí sản xuất 1 tấn lúa*1,45; PFOB: giá xuất khẩu theo FOB Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ Hải quan Việt Nam, 2009-2015 Kết quả ở Bảng 6 được sử dụng để tính DRCR, kết quả ở Hình 2: từ 2009-2012,Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo, DRCR2009-2012 đều nhỏ hơn 1, trong giai đoạn này, ở năm 2011 có trung bình giá xuất khẩu gạo PFOB= 514 USD/tấn cao nhất, DRCR2011= 0,72 1, Việt Nam đầu tư đến 1,04 USD chi phí xã hội nội nguồn cho sản xuất - xuất khẩu gạo và thu về chỉ được 1 USD, tổn thất xã hội là 0,04 USD/tấn gạo xuất khẩu. Đến năm 2015, DRCR= 1,09 > 1, tổn thất xã hội đến 0,09 USD/tấn gạo xuất khẩu. Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của Hải quan Việt Nam, 2009-2015 Hình 2: DRCR và trung bình giá xuất khẩu gạo từ 2009-2015 Như vậy, từ 2009-2012, Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất –xuất khẩu gạo, có thặng dư USD cho quốc gia. Nhưng từ 2013-2015, lợi thế so sánh trong sản xuất – xuất khẩu 1069
- đã không còn, nguồn lực xã hội nội nguồn phải huy động để phục vụ cho sản xuất – xuất khẩu gạo nhiều hơn so với giá trị ròng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu gạo, việc tập trung nguồn lực cho sản xuất – xuất khẩu gạo đã không còn hiệu quả. Kết quả này đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết về chiến lược sản xuất - xuất khẩu gạo đối với Việt Nam, quốc gia liên tục nằm trong top 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo từ năm 2000-2015, nhưng đã không còn lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo từ 2013-2015, tài nguyên nội nguồn huy động cho sản xuất – xuất khẩu gạo không còn hiệu quả. Hơn nữa, ĐBSCL đang trong bối cảnh chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, tình trạng “đập thủy điện hóa” ở thượng nguồn sông Mekong đã làm gia tăng xâm nhập mặn ở ĐBSCL ngày càng nhiều, với tốc độ tác động nhanh hơn và rộng hơn (đến trung tuần tháng 3/2016, toàn bộ 13/13 tỉnh, thành phố của ĐBSCL đã bị xâm nhập mặn, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống xã hội), tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất lúa (nông nghiệp nói chung) có nguy cơ cạn kiệt. 3.3. Nguyên nhân tác động đến lợi thế so sánh Kết quả kiểm định mối tương quan trung bình giữa năng suất trung bình và DRCR ở 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu cho thấy DRCR và năng suất trung bình có mối tương quan khá mật thiết theo chiều hướng tỷ lệ nghịch: -0,6 đến -0,69, nếu năng suất càng cao thì DRCR càng nhỏ, càng có lợi thế so sánh trong sản xuất – xuất khẩu gạo. Việc thúc đẩy tăng năng suất có ý nghĩa quan trọng gia tăng lợi thế so sánh trong sản xuất – xuất khẩu gạo cho Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long. B ảng 7: Tương quan năng suất trung bình (NSTB) và RCR năm 2015 Đông xuân Hè Thu NSTB DRCR NSTB DRCR Pearson NSTB Pearson Correlation 1,00 -0,60 1,00 -0,69 Sig. (2-tailed) 0,00 0,00 N 650 650 565 565 DRCR Pearson Correlation -0,60 1,00 -0,69 1,00 Sig. (2-tailed) 0,00 0,00 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015 Kết quả kiểm định trung bình cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy từ 90- 95% về giá trị trung bình của: (1) Năng suất trung bình giữa các hình thức sản xuất, kỹ thuật gieo sạ và kỹ thuật thu hoạch khác nhau có ý nghĩa với độ tin cậy từ 90-95% và (2) DRCR giữa các hình thức sản xuất, kỹ thuật sản xuất, gieo sạ và thu hoạch. Kết quả ghi nhận các nhân tố có tác động đến lợi thế so sánh trong sản xuất – xuất khẩu gạo của ĐBSCL gồm: hình thức sản xuất, kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật gieo sạ và kỹ thuật thu hoạch. Theo đó sạ máy và thu hoạch bằng máy sẽ cho năng suất cao hơn, không chỉ góp phần gia tăng lợi nhuận cho nông hộ, còn giúp cải thiện lợi thế so sánh trong sản xuất – xuất khẩu gạo cho ĐBSCL. Kết quả ghi nhận có sự tương đồng giữa hiệu quả trong sản xuất và lợi thế so sánh. Tương tự ở vụ lúa Hè Thu 2015, kết quả kiểm định trung bình DRCR cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy từ 95-99% về giá trị trung bình của: (1) Năng su ất trung bình giữa các hình thức sản xuất, kỹ thuật gieo sạ và kỹ thuật thu hoạch khác nhau có ý nghĩa với độ tin cậy từ 95- 99% và (2) DRCR giữa các nhóm về tình trạng tham gia tập huấn, hình thức sản xuất và kỹ thuật sản xuất. Kết quả kiểm định ghi nhận không nhận thấy sự tương đồng giữa hiệu quả sản xuất với lợi thế so sánh, do năng suất mùa vụ Hè Thu thấp, phẩm cấp gạo thấp, DRCR từ 1,32-1,37: lớn hơn 1 khá nhiều, lợi thế so sánh càng giảm. 1070
- Ngoài ra, kết quả phân tích thực trạng mối quan hệ giữa: tổng chi phí sản xuất, xuất khẩu - giá xuất khẩu - DRCR ở Hình 3 cho thấy DRCR chịu sự tác động mạnh của các nhân tố: Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ dữ liệu của Hải Quan Việt Nam, 2009-2015 Hình 3: Tổng chi phí sản xuất – trung bình giá xuất khẩu và DRCR từ 2009-2015 (1) Giá gạo xuất khẩu có tác động mạnh đến sự thay đổi DRCR (Hình 3), trong giai đoạn từ 2009-2012, giá xuất khẩu gạo liên tục tăng, DRCR liên tục được cải thiện, ngày càng nhỏ hơn 1 nhiều hơn, càng có nhiều lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu gạo. Đến giai đoạn 2013-2015, trung bình giá xuất khẩu gạo liên tục của Việt Nam liên tục giảm, Việt Nam càng mất dần lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo, giai đoạn này RCR qua các năm luôn lớn hơn 1 và ngày càng tăng, DRCR2013= 1,04 > 1 (PFOB=454 USD/tấn), DRCR2014= 1,03 > 1 (PFOB= 464 USD/tấn) và DRCR2015= 1,09 > 1 (PFOB= 430 USD/tấn). (2) Chi phí sản xuất - chế biến gạo xuất khẩu giai đoạn 2009-2015 có xu hướng tăng, năm 2009 là 7,05 triệu đồng/tấn gạo xuất khẩu thì đến năm 2015: 10,47 triệu đồng/tấn, tăng gần 48,6% (Hình 3), trong khi đó, giá gạo xuất khẩu lại có xu hướng giảm trong giai đoạn này, tác động gia tăng DRCR, nên ĐBSCL ngày càng mất dần lợi thế so sánh trong sản xuất – xuất khẩu gạo. (3) Tỷ giá giai đoạn 2009-2015 có xu hướng tăng, năm 2009 là 16.956 đồng/USD đến 2015 là 21.603 đồng/USD, lạm phát giảm: năm 2009 là 6,88% đến 2015 là 2%, và CPI giảm, năm 2009 là 6,52% đến 2015 là 1% nên tác động hạn chế cho xuất khẩu trong thời gian qua, giảm lợi thế so sánh trong sản xuất – xuất khẩu gạo. K ết quả phân tích hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là DRCR và các biến độc lập liên quan đến đặc điểm và kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ gồm: Số năm kinh nghiệm; Hợp tác sản xuất; Kỹ thuật gieo sạ; Kỹ thuật thu hoạch, chi phí sản xuất, chế biến; Tuổi và Trình độ nông hộ cho kết quả ở Bảng 8: R= 0,997; R2 (hiệu chỉnh)= 0,993 > 0,5 và giá trị Sig. F= 0,00 < 0,01 mô hình hồi quy đa biến thích hợp để phân tích cho biến phụ thuộc DRCR và các biến độc lập. Kết quả ghi nhận các biến độc lập trong mô hình lý giải đến 99,3% sự thay đổi của biến phụ thuộc DRCR. Bảng 8: Kiểm định hệ số tương quan R2 Sai Change Statistics Durbin- R R2 (hiệuchỉnh) số R2 F df1 df2 Sig. F Watson 1071
- 0,997 0,993 0,993 0,01 0,99 12.017,16 8 641 0,00 1,91 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015 Kiểm định ANOVAở Bảng cho giá trị Sig.= 0,000 < 0,01 mô hình phân tích thích hợp, có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%. Bảng 9: Kết quả kiểm định ANOVA Tổng Bình phương df F Sig. bình phương trung bình Regression 9,50 8 1,19 12.017,16 0,00 Residual 0,06 64 0,00 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015 Kết quả kiểm định hồi quy đa biến ở Bảng 10: các biến độc lập tác động đến biến DRCR với độ tin cậy từ 95-99% và hệ số phóng đại phương VIF của các biến độ lập đều nhỏ hơn 2: không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình (Hair et al., 2006). Kết quả ghi nhận các biến có ý nghĩa trong mô hình gồm: số năm kinh nghiệm, hợp tác sản xuất (sản xuất cá thể nhận giá trị 0; có hợp tác sản xuất – tiêu thụ: 1), kỹ thuật gieo sạ (Sạ tay: 0; sạ máy: 1), chi phí nội và ngoại nguồn (triệu đồng/tấn), tuổi và số năm đi học của người trực tiếp phụ trách sản xuất lúa. Bảng 10: Kiểm định hồi quy đa biến đến biến phụ thuộc DRCR Hệ số Beta Giá Giá Hệ Ký Chưa Đã trị trị số hiệu chuẩn chuẩn t Sig. VIF hóa hóa Hằng số β0 0,3981 92,40 0,00 Số năm kinh nghiệm X1 -0,0001 -0,01 -2,42 0,02 1,02 Hợp tác sản xuất X2 -0,0022 -0,01 -2,18 0,03 1,05 Kỹ thuật gieo sạ X3 -0,0014 -0,01 -1,61 0,10 1,05 Kỹ thuật thu hoạch X4 -0,0031 0,00 -1,41 0,16 1,08 Chi phí ngoại nguồn X5 0,1597 0,51 139,12 0,00 1,28 Chi phí nội nguồn X6 0,1294 0,66 174,75 0,00 1,38 Tuổi X7 0,0001 0,01 2,46 0,01 1,06 Số năm đi học X8 0,0003 0,01 2,28 0,02 1,04 Chú thích: DRCR: biến phụ thuộc’ , : kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy tương ứng 95%, 99%. Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015 Tổng hợp kết quả từ Bảng 10 hình thành phương trình hồi quy đa biến thể hiện mối quan hệ tuyến tính của các biến độc lập đến biến phụ thuộc DRCR, theo đó s ự tác động biên của các biến độc lập đến biến phụ thuộc DRCR như sau: DRCR= 0,398 – 0,0001*X1 – 0,0022* X2 – 0,0014*X3 + 0,16*X5+ 0,13*X6 + 0,0001*X7 + 0,0003* X8 - Số năm kinh nghiệm (X1), có ý nghĩa trong mô hình với độ tin cậy 95%, cụ thể mức độ tác động giảm DRCR biên là 0,0001 khi số năm kinh nghiệm trong sản xuất lúa của nông hộ tăng thêm 1 năm. Kinh nghiệm trong sản xuất lúa có tác động tích cực, không chỉ trong sản xuất, còn tác động gia tăng lợi thế so sánh trong sản xuất – xuất khẩu gạo. - Hợp tác sản xuất (X2), có ý nghĩa trong mô hình với độ tin cậy 95%, cụ thể mức độ tác động giảm DRCR biên là 0,0022 khi nông hộ có tham gia hợp tác sản xuất –tiêu thụ. Hợp tác trong sản xuất – tiêu thụ góp phần gia tăng lợi thế so sánh. 1072
- - Kỹ thuật gieo sạ (X3), có ý nghĩa trong mô hình với độ tin cậy 90%, cụ thể mức độ tác động giảm DRCR biên là 0,0014 khi nông hộ áp dụng kỹ thuật sạ hàng. Nông hộ cần chuyển sang sạ hàng, giúp gia tăng hiệu quả quả trong sản xuất, kích thích gia tăng lợi thế so sánh. - Chi phí ngoại nguồn (X5) và nội nguồn (X6) có ý nghĩa trong mô hình với độ tin cậy 99%, cụ thể mức độ tác động tăng DRCR biên tương ứng là 0,16 và 0,13 khi chi phí ngoại và nội nguồn tăng lên 1 triệu đồng, cần nhanh chóng và đẩy mạnh tiết giảm chi phí sản xuất ngoại nguồn. Tổng hợp các nhân tố tác động đến lợi thế so sánh trong sản xuất – xuất khẩu gạo ở ĐBSCL trong thời gian qua gồm: - Trung bình giá xuất khẩu gạo qua các năm diễn biến theo xu hướng giảm, đặc biệt giảm nhiều từ 2013-2015; - Chi phí sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu tăng theo thời gian; - Tỷ giá USD/VNĐ trong thời gian qua liên tục tăng; - Hiệu quả trong sản xuất không hoàn toàn tương đồng với lợi thế so sánh, thời gian qua hiệu quả trong sản xuất lúa ở nông hộ ở mức khá, nhưng lợi thế so sánh lại giảm, do tác động của giảm giá xuất khẩu và khả năng cạnh tranh trên thị trường giảm, đặc biệt ở phân khúc thị trường giá cao, năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam thấp, sản phẩm chưa tạo dựng được thương hiệu ở phân khúc này. - Năng suất sản xuất của hộ có tương quan thuận với lợi thế so sánh, các yếu tố có tác động tích cực gia tăng năng suất sản xuất và từ đây tác động lan truyền đến gia tăng lợi thế so sánh đó là: (1) Kinh nghiệm, trình độ và năng lực sản xuất của nông hộ tốt; (2) Lợi thế về điều kiện tự nhiên (thuận lợi, tốt, nông hộ hài lòng về điều kiện sản xuất khá cao) và (3) Đẩy mạnh cơ giới hóa ở công đoạn chuẩn bị đất, gieo sạ và thu hoạch. 3.4. Giải pháp nâng cao lợi thế so sánh Để khôi phục và duy trì l ợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới cần tập trung giải quyết: (1) Quy hoạch lại khâu tổ chức sản xuất lúa gạo xuất khẩu nhằm cân đối cung - cầu về số lượng và gia tăng chủng loại gạo chất lượng cao cho thị trường xuất khẩu, để hỗ trợ tăng giá xuất khẩu. Trong quy hoạch sản xuất lúa cần lưu ý đến bối cảnh tác động ngày càng tăng của biến động khí hậu, xâm nhập mặn tăng, tài nguyên nước phục vụ sản xuất lúa ngày càng cạn kiệt, do vậy, trong thời gian tới cần tính toán cắt giảm diện tích sản xuất lúa, thay bằng các sản phẩm khác có giá trị kinh tế cao hơn, hay phù hợp với điều kiện sản xuất khan hiếm nguồn nước ngọt , theo đó cần nhanh chóng triển khai thực hiện đa dạng các phương thức sản xuất lúa như: luân canh lúa – màu; lúa – thủy sản hay xen canh lúa – thủy sản. Đối với những vùng bất lợi về điều kiện sản xuất lúa nên nghiên cứu chuyển hướng sản xuất cây trồng khác hay nuôi trồng thủy sản. Nên giảm diện tích sản xuất lúa ở vụ Hè Thu, chỉ sản xuất ở những vùng có điều kiện đảm bảo, còn lại chuyển đổi canh tác để góp phần hạn chế sử dụng nguồn nước ngọt, gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên nội nguồn trong sản xuất – xuất khẩu gạo. (2) Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật hiện đại, tiến bộ vào sản xuất - chế biến gạo xuất khẩu để nhằm giảm chi phí sản xuất - chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm gạo. Để giảm chi phí sản xuất,cần phấn đấu giảm chi phí sản xuất - chế biến gạo xuất khẩu đến 15% mới đảm bảo lợi thế so sánh, cụ thể trung bình chi phí giảm còn khoảng 8,08 triệu đồng/tấn gạo xuất khẩu. Thực trạng trong sản xuất lúa, chế biến gạo của Việt Nam còn nhiều vấn đề có thể cải tiến để giảm chi phí sản xuất: [1] Giảm thất thoát ở trong khâu sản xuất, sau thu hoạch (tổn thất sau thu hoạch của Việt Nam là 13,7%, Nhật Bản là 5%, Ấn Độ là 6% 1073
- (Nguyễn Văn Sơn, 2011) cần được cải thiện để nâng cao tỷ lệ thu hồi gạo nguyên; [2] Vấn đề giống, cơ giới hóa, kỹ thuật sản xuất, cần tiếp tục cải tiến để nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất và [3] Giảm tỷ lệ chi phí lưu thông, chế biến đến xuất khẩu (hiện tại chiếm đến 47%). (3) Nâng cao giá trị thương hiệu gạoViệt, nhằm hỗ trợ cho việc gia tăng giá xuất khẩu. Trong điều kiện hiện tại, các yếu tố khác không thay đổi thì mức giá xuất khẩu cần tăng từ 18% (PFOB= 507,4 USD/tấn, Bảng 11). Để tăng được giá xuất khẩu cần quan tâm đến các vấn đề: [1] Cung - cầu thị trường và giá cả tương ứng với từng phẩm cấp gạo để cân đối cung - cầu và giá cả, không để áp lực sản lượng (thừa) tác động đến giá xuất khẩu; [2] Cần tăng cường tỷ trọng gạo phẩm cấp cao trong xuất khẩu để gia tăng giá trị và giá cả xuất khẩu, trong đó lưu ý đến chính sách quy định tỷ trọng loại gạo xuất khẩu, làm cơ sở quy hoạch vùng sản xuất theo tỷ trọng cơ cấu gạo xuất khẩu theo nhu cầu thị trường; [3] Tạo dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt theo hướng chất lượng cao, tăng giá trị. Bảng 11: DRCR theo các kịch bản thay đổi DRCR (năm 2015 là 1,22) Kịch bản thay đổi 1. Giá xuất khẩu gạo (%) -5% 5% 10% 15% 18% 20% Giá tương ứng (USD/tấn) 409 452 473 495 507 516 DRCR 1,30 1,15 1,09 1,03 1,00 0,98 2. Tỷ giá mờ (SER) -5% -10% -18% 2% 5,0% 10% SER 20.933 19.832 18.069 22.476 23.137 24.239 DRCR 1,16 1,10 1,00 1,25 1,28 1,34 3. Chi phí sản xuất –xuất khẩu -5% -10% -15% 20% 5% 10% DRCR 1,15 1,07 1,00 1,54 1,30 1,38 4. Thay đổi giá xuất khẩu gạo -5% 0% 6% 12% 20% 30% Giá tương ứng (USD/tấn) 409 430 456 482 516 559 Tổng chi phí SX-CB -5% 1,22 1,15 1,07 1,00 0,92 0,84 -10% 1,14 1,07 1,00 0,94 0,86 0,79 -15% 1,07 1,00 0,93 0,88 0,81 0,74 -20% 0,99 0,93 0,87 0,82 0,75 0,69 +5% 1,33 1,25 1,16 1,09 1,00 0,91 +10% 1,47 1,38 1,28 1,19 1,10 1,00 +15% 1,56 1,46 1,35 1,26 1,16 1,05 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015 (4) Kết hợp điều chỉnh chi phí sản xuất và giá xuất khẩu gạo, cụ thể các phương án sau giúp cải thiện RCR nhỏ hơn 1: [1] Giảm chi phí sản xuất từ 5% trở lên và giá xuất khẩu tăng từ 12% (giá tương ứng là 481,6 USD/tấn); [2] Giảm chi phí sản xuất từ 10% trở lên và giá xuất khẩu tăng từ 6% (giá tương ứng là 455,8 USD/tấn) và [3] Chi phí sản xuất tăng 5% thì giá xuất khẩu phải tăng từ 20% trở lên (516 USD/tấn, Bảng 11). 4. KẾT LUẬN Từ năm 2013-2015, Việt Nam đã không còn lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo, DRCR giai đoạn này luôn lớn hơn 1, Việt Nam phải tốn nhiều hơn 1 USD để sản xuất - chế biến gạo xuất và chỉ thu về được 1 USD từ xuất khẩu gạo, nghĩa là ích lợi (lợi nhuận) xã hội ròng bị âm, Việt Nam tổn thất trong sản xuất - xuất khẩu gạo, cụ thể năm 2015, Việt Nam tổn thất đến 0,22 USD cho mỗi USD thu được từ xuất khẩu gạo. Nguyên nhân do giá xuất khẩu liên tục giảm, trung bình giá xuất khẩu năm 2015/2009 giảm 4,8% trong khi đó, chi phí sản xuất - chế biến gạo xuất khẩu không ngừng gia tăng, năm 2015/2009 tăng 48,6%. Do vậy, 1074
- để khôi phục lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp: (1) Quy hoạch lại khâu tổ chức sản xuất lúa gạo xuất khẩu; (2) Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật hiện đại, tiến bộ vào sản xuất - chế biến gạo xuất khẩu; (3) Nâng cao giá trị thương hiệu gạo Việt và (4) Kết hợp điều chỉnh chi phí sản xuất và giá xuất khẩu gạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Balassa, B. and Schydlowsky, D., 1968. Effective Tariff, Domestic Cost of Foreign Exchange, and the Equilibrium Exchange Rate. J.P.E. 76:348-60 Banerji, Ranadev and Donges, Juergen B., 1974. The domestic resource cost concept: Theory and an empirical application to the case of Spain. Kiel Working Papers, No. 24 Bishnu B. Bilwal, 1983. Domestic resource cost of tea prroduction in Nelap. HMG. U.S. AID-A/D/C Project, Strengthening Institutional Capacity in the Food and Agricultural Sector in Nepal. Bruno, M., 1972. Domestic Resource Costs and Effective Protection: Clarification and Synthesis. The Journal of Political Economy 80 (The University of Chicago Press): 16-33. Dao The Anh, Thai Van Tinh, Hoang Thanh Tung and Nguyen Ngoc Vang, 2015. Domestic rice value chains in the Mekong River Delta: A case study of An Giang and Hau Giang provinces. Journal of Science, An Giang University, Vol. 2 (2), 56 – 70. Part B: Political Sciences, Economics and Law. Đoàn Minh Tin, 2015. Báo cáo ngành Phân bón. Truy cập từ _0615_FPTS.pdf. Ngày 16/12/2015 Jonna P. Estudillo and Manabu Fujimura, 2015. Comparative advantage in rice production in VietNam. Truy cập từ content/uploads/2015/04/Estudillo-and-Fujimura.pdf. Ngày 8 tháng 01 năm 2016 Lê Văn Gia Nhỏ, 2005. Phân tích ngành hàng lúa gạo thơm tỉnh Long An và lúa gạo cao sản tỉnh An Giang. Truy cập từ tinh-Long-An-va-lua-gao-cao-san-tinh-An-Giang-%28ThS.-Le-Van-Gia-Nho,-Email- nho.lvg@iasvn.org%29-948.html. Ngày 12 tháng 02 năm 2015 Minh Huệ, 2014. Nhập đến 90% lượng phân bón, máy nông nghiệp: Tràn ngập máy Trung Quốc. Truy cập từ nghiep-tran-ngap-may-trung-quoc-484666.html. Ngày 16/6/2015 Monke E.A. and S.R. Pearson, 1989. The Policy Analysis Matrix for Agricultural Development. Cornell University Press. Nguyễn Công Thành, Bùi Đình Đường, Trần Văn Hiến, Nguyễn Hữu Minh và Manish Signh, 2012. Nghiên cứu về chế biến lúa gạo cho xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Truy cập từ R.pdf. Ngày 25 tháng 12 năm 2015 Nguyen Manh Hai and Franz Heidhues, 2004. Comparative advantage of Vietnam’s rice sector under different liberalisation scenarios: A Policy Analysis Matrix (PAM) study. Department of Agricultural Development Theory and Policy, University of Hohenheim Nguyễn Văn Sơn, 2011. Bàn về việc hoàn thiện chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam, Hội thảo và triển lãm quốc tế về: “Hậu cần vận tải hàng hải Việt Nam năm 2013". TPHCM, 28-29/11/2013 1075
- Pearson, Scott R. and Ronald K. Meyer, 1974. Comparative Advantage Among African Coffee Producers. American Journal of Agricultural Economics, 56 Pearson, Scott R., Narongchai Akrasanee and Gerald C. Nelson, 1976. Comparative Advantage in Rice nroduction: A Methodological Introduction. Food Research Institute Studies, XV, 2. Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn và Nguyễn Thị Kim Dung, 2005. Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA. Quỹ nghiên cứu CARD – MISPA. TOR, số MISPA/2003/06 Quazi Shahabuddin and Paul Dorosh, 2002. Comparative advantage in Bangladesh crop production. Markets and Structural Studies Division. International Food Policy Research Institute. MSSD Discussion Paper No. 47. Robert w. Herdt and Teresa A. Lacsina, 1976. The domestic resource cost of increasing philippine rice production. Food Research Institute Studies, XV, 2, International Rice Research Institute, Los Banos, Philippines. Roehlano M. Briones, 2012. Estimates of Domestic Resource Cost in Philippine Agriculture, Senior Research Fellow. Philippine Institute for Development Studies. Thạch Bình, 2014. Cơ giới hóa nông nghiệp: Phụ thuộc máy ngoại. Truy cập từ phu-thuoc-may- ngoai-16929.html. Ngày 20 tháng 8 năm 2015, Thanh Hương, 2014. Hạn mức nhập khẩu xăng dầu: Giảm 2 triệu tấn. Truy cập từ Ngày 20 tháng 5 năm 2014, Tiền Phong, 2015. Năm 2015 lạm phát khoảng 3%, tăng trư ởng 6,2%.Truy cập từ 903801.tpo. Ngày 06 tháng 01 năm 2016 Trương Vĩnh, Bhesh Bhandari, Shu Fukai and Trương Thục Tuyền, 2010. Điều tra và ki ểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của Việt Nam, Dự án Card 026/05 Vie. Chương trình Hợp tác Phát triển Nông nghiệp và Nông Thôn (CARD) và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam USAID, 1996. Comparative cost of production analysis in East Africa: Implications for competitiveness and comparative advantage. USAID, 1999a. Comparative economic advantage in agricultural trade and production in Malawi. SD Publication Series: Technical Paper No. 93. USAID, 1999b. Regional agriculture trade and changing comparative advantage in South Africa. SD Publication Series: Technical Paper No. 94 USAID, 1999c. Analyzing comparative advantage of agricultural production and trade options in Southern Africa: Guidelines for a unified approach. SD Publication Series: Technical Paper No. 100. USAID, 1999d. Analysis of the comparative economic advantage of alternative agricultural production options in Tanzania. SD Publication Series: Technical Paper No. 102 USAID, 1999e. Comparative economic advantage of alternative agricultural production options in Swaziland. SD Publication Series: Technical Paper No. 103 USAID, 1999f. Comparative economic advantage of alternative agricultural Production activities in Zambia. SD Publication Series: Technical Paper No. 104 USAID, 2000a. Comparative economic advantage of crop production in Zimbabwe. SD Publication Series: Technical Paper No. 99 1076
- USAID, 2000b. Analysis of comparative advantage and agricultural trade in Mozambique. SD Publication Series: Technical Paper No. 107. Việt Hà, 2014. Ngành hóa chất cần nâng tỷ lệ đáp ứng nội địa.Truy cập từ Ngày 15 tháng 6 năm 2014, Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2011. Phần 1: phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 19a: 96-108 Võ Thị Thanh Lộc, Tất Duyên Thư, Nguyễn Phú Son, Huỳnh Hữu Thọ, Nguyễn Thị Kim Thoa và Lê Hữu Danh, 2014. Nâng cao chất lượng nông sản: Giải pháp cho sản phẩm lúa gạo Tài nguyên tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 35: 40-49 Zhong Funing, Xu Zhigang and Fu Longbo, 2001. An Alternative Approach to Measure Regional Comparative Advantage in China’s Grain Sector. The 45th Annual Conference of the Australian Agricultural and Resource Economics Society held in Adelaide, South Australia, January 22-25, 2011. 1077