Xây dựng cấu trúc ma trận hạch toán xã hội cho mô hình hóa cân bằng tổng quát

pdf 19 trang Gia Huy 18/05/2022 3020
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng cấu trúc ma trận hạch toán xã hội cho mô hình hóa cân bằng tổng quát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxay_dung_cau_truc_ma_tran_hach_toan_xa_hoi_cho_mo_hinh_hoa_c.pdf

Nội dung text: Xây dựng cấu trúc ma trận hạch toán xã hội cho mô hình hóa cân bằng tổng quát

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng XÂY DỰNG CẤU TRÚC MA TRẬN HẠCH TOÁN XÃ HỘI CHO MÔ HÌNH HÓA CÂN BẰNG TỔNG QUÁT CONSTRUCTING SOCIAL ACCOUNTING MATRIX FOR GENERAL EQUILIBRIUM MODELING PGS.TS. Trương Hồng Trình Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Việt Nam TÓM TẮT Bài viết xây dựng cấu trúc ma trận hạch toán xã hội (SAM) và nhận diện mối quan hệ giữa SAM thực nghiệm và SAM lý thuyết. SAM thực nghiệm xây dựng dựa trên dữ liệu nền kinh tế, phản ảnh mối quan hệ giữa các tài khoản quốc gia trong nền kinh tế. SAM lý thuyết xây dựng dựa trên cấu trúc nền kinh tế, phản ảnh mối quan hệ giữa các tác nhân trong nền kinh tế. Cấu trúc SAM được phân chia thành khối nội sinh và khối ngoại sinh: khối nội sinh phản ảnh các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập và chi tiêu trong nền kinh tế; khối ngoại sinh phản ảnh hoạt động phân phối lại thu nhập, chuyển nhượng tài sản, tích lũy vốn của nền kinh tế. Bài viết nghiên cứu cách thức thu thập dữ liệu SAM thực nghiệm từ hệ thống tài khoản quốc gia, và mối liên kết với dữ liệu SAM lý thuyết cho mô hình hóa cân bằng tổng quát với hàm mục tiêu GDP, hệ thống giá, các điều kiện cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mô. Mô hình cân bằng tổng quát sử dụng dữ liệu nền kinh tế và tích hợp với các chính sách vĩ mô cho phép các nhà hoạch định chính sách phân tích ảnh hưởng các chính sách kinh tế đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và các cân bằng vĩ mô của nền kinh tế. Từ khóa: SAM, GDP, cân bằng thị trường, cân bằng tổng quát, phân tích chính sách kinh tế. ABSTRACT The paper constructs the social accounting matrix (SAM) and identifies the relationship between the empirical SAM and the theoretical SAM. The empirical SAM is constructed on economic data that presents the relationship between national accounts in the economy. The theoretical SAM is constructed on the structure of the economy that presents the relationship between economic agents in the economy. SAM structure is divided into endogenous block and exogenous block. The endogenous block involves the production activities, income generation and expenditures in the economy; the exogenous block involves the activities of income redistribution, asset transfer and capital accumulation of the economy. The paper provides the way to collect economic data for the empirical SAM from the system of national accounts, and links to the theoretical SAM data for general equilibrium modeling with the objective function of GDP, price system, market equilibrium and macro balances. The general equilibrium model integrating economic data and macro balances allows policy makers to analyze the impact of economic policies on economic growth and transitions, and macro balances. Keywords: SAM, GDP, market equilibrium, general equilibrium, economic policy analysis. 1. Giới thiệu Richard Stone là người tiên phong đề xuất trình bày kế toán quốc gia không chỉ trong tài khoản chữ “T” mà còn trong định dạng ma trận hạch toán xã hội SAM (1961). Ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng sử dụng các đơn vị thống kê khác nhau cho các tác nhân kinh tế trong hệ thống nhằm mô tả sự đa dạng của các hoạt động kinh tế một cách phù hợp nhất. Theo khái niệm này, cần phải liên kết các phần khác nhau của hệ thống kế toán bằng các ma trận chuyển tiếp đặc biệt từ đơn vị thống kê này sang đơn vị thống kê khác 83
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (Stone, 1962). Điều này đặt nền tảng cho các khái niệm về hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) 1968 (United Nations., 1968). SAM là một cơ sở dữ liệu toàn diện về hoạt động sản xuất xã hội của nền kinh tế có chứa thông tin về tương tác và chuyển dịch nguồn lực giữa các tác nhân kinh tế trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (Pauw, 2003). Vì vậy, ma trận hạch toán xã hội (SAM) đã trở thành cơ sở dữ liệu kinh tế quan trọng cho các nhà điều hành kinh tế vĩ mô. SAM có hai mục tiêu chính: mục tiêu thứ nhất là để tổ chức thông tin về cấu trúc kinh tế và xã hội của một nền kinh tế (khu vực hoặc quốc gia) trong một khoảng thời gian cụ thể (thường là một năm), và mục tiêu thứ hai là để cung cấp cơ sở thống kê để xây dựng các mô hình kinh tế (King, 1985). Mục tiêu đầu tiên của SAM là tổ chức dữ liệu. Các tài khoản trong SAM đại diện cho tác nhân kinh tế có liên quan đến các giao dịch kinh tế. Giao dịch được ghi lại trong các tài khoản có liên quan của SAM, hiển thị các giá trị và dịch chuyển nguồn lực. Do đó, SAM tạo thành một cơ sở dữ liệu đầy đủ của tất cả các giao dịch diễn ra giữa các tác nhân trong một khoảng thời gian nhất định, cung cấp “bức tranh” về cấu trúc của một nền kinh tế trong thời kỳ đó. Mục tiêu thứ hai của SAM là không chỉ cung cấp dữ liệu đầu vào mà còn cập nhật kết quả thực nghiệm từ các mô hình kinh tế, đặc biệt đối với mô hình cân bằng tổng quát. Cấu trúc và dữ liệu SAM cho phép các nhà hoạch định nghiên cứu ảnh hưởng các chính sách vĩ mô đến nền kinh tế, cũng như sự vận hành của nền kinh tế theo thời gian. Để phát triển các mô hình cân bằng tổng quát, các nhà kinh tế cần định nghĩa các hàm mục tiêu và các điều kiện cân bằng tổng quát. Leon Walras (1874) xây dựng các khái niệm đại số về cân bằng tổng quát bằng cách tích hợp ảnh hưởng của cung cầu đến toàn bộ nền kinh tế. Arrow & Debreu (1954) chứng minh sự tồn tại cân bằng của mô hinh cân bằng tổng quát với một số giả định của nền kinh tế. Trên nền tảng lý thuyết này, các nhà kinh tế phát triển mô hình cân bằng tổng quát thông qua tiếp cận toán học với hệ thống phương trình cân bằng nhằm tối đa hóa lợi ích người tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp (Lofgren & cộng sự, 2002; Sue Wing, 2004; Hosoe & cộng sự, 2010). Tiếp cận mô hình qui hoạch với hàm mục tiêu GDP, hệ thống giá, các điều kiện cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mô là tiếp cận có tính thực tiễn cao bởi các mô hình cân bằng tổng quát trước đây sử dụng hàm mục tiêu sản xuất và hàm mục tiêu tiêu dùng, các giả định về hệ thống giá và kỹ thuật kinh tế lượng làm cho mô hình trở nên phức tạp và khó ứng dụng thực tiễn. Điều quan trọng đối với tiếp cận mô hình qui hoạch đó là mô hình cân bằng tổng quát sử dụng dữ liệu nền kinh tế thông qua cấu trúc ma trận hạch toán xã hội, cùng với khả năng tích hợp các chính sách vĩ mô cho phép các nhà nghiên cứu chiến lược phân tích và hoạch định chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế. 2. Ma trận hạch toán xã hội SAM biểu thị dữ liệu kế toán cho các dòng tiền vào (thu nhập) và dòng tiền ra (chi tiêu) trong biểu đồ luân chuyển nền kinh tế. Cấu trúc SAM là một ma trận vuông, trong đó mỗi hàng và cột được gọi là một "tài khoản". Mỗi một khối trong biểu đồ là một tài khoản trong SAM. Mỗi một ô trong ma trận biểu thị một dòng tiền từ một tài khoản cột vào một tài khoản hàng. Các nguyên tắc cơ bản của kế toán kép đòi hỏi mỗi tài khoản trong SAM thỏa mãn dòng tiền vào (tổng thu nhập) bằng dòng tiền ra (tổng chi phí). Điều này có nghĩa tổng hàng và tổng cột của một tài khoản phải bằng nhau. Điểm bắt đầu trong xây dựng cấu trúc SAM là cách tiếp cận và phân loại tài khoản. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, SAM có 2 cấu trúc cơ bản: SAM lý thuyết và SAM thực nghiệm. SAM lý thuyết xây dựng dựa trên cấu trúc nền kinh tế, nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế và sự tương tác giữa các thành phần kinh tế trên các thị trường như Hình 1. Cấu trúc SAM lý thuyết mô tả mối quan hệ giữa các tài khoản thông qua các biểu thức đại số như Bảng 1, cho phép mô hình hóa nền kinh tế thông qua mô hình cân bằng tổng quát để hoạch định chính sách kinh tế (Pyatt, 1988). Biểu đồ luân chuyển của nền kinh tế là sự hiện diện đơn giản về cấu trúc của nền kinh tế bao gồm: dòng tiền tệ, dòng sản phẩm, và yếu tố sản xuất trong nền kinh tế. Trong đó, dòng tiền tệ dựa trên nguyên tắc cơ bản là dòng tiền vào mỗi thị trường hoặc thành phần kinh tế (thu nhập) bằng dòng tiền ra ở mỗi thị trường hoặc thành phần kinh tế (chi tiêu). Hình 1 minh họa một cấu trúc cơ bản của nền kinh tế đó cho thấy cách thành phần (hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ, và thế giới bên ngoài) tương tác trên các thị trường (thị 84
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trường sản phẩm, thị trường yếu tố, và thị trường tài chính) dựa trên các cân bằng vĩ mô (cân bằng tiết kiệm - đầu tư, cân bằng chính phủ, và cân bằng thương mại). Hình 1: Dòng luân chuyển của nền kinh tế Nguồn: Trinh (2019) Bảng 1: Cấu trúc SAM lý thuyết Sản phẩm Yếu tố Hộ gia đình Doanh nghiệp Chính phủ Tài chính ROW Tổng C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Chi tiêu Chi tiêu Sản phẩm Đầu tư vốn Xuất khẩu Cầu cá nhân chính phủ (I) (X) R1 (C) (G) sản phẩm Yếu tố Chi phí sản xuất Cầu R2 (KWK+ LWL) yếu tố Trợ cấp Tiền vay Hộ gia đình Thu nhập Thu nguồn lực Cá nhân hộ gia đình R3 hộ gia đình (KWK + LWL) (SbP) (Sc T) Tiền gửi Tiền gửi Thăng dư Tài chính Thặng dư ngân Cầu Hộ gia đình doanh nghiệp sách Thương mại R6 (Sc >0) (П > 0) (G N) ROW 85
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Cung Cung Chi Chi Chi Cung Chi Tổng sản phẩm yếu tố hộ gia đình doanh nghiệp chính phủ tài chính ROW Nguồn: Trinh (2019) Sản phẩm tiêu dùng được cung cấp bởi sản xuất trong nước [R5-C1] và nhập khẩu từ thế giới (ROW) [R7-C1]. Tổng cung phải bằng với tổng cầu bao gồm chi tiêu cá nhân [R1-C3], vốn đầu tư [R1-C4], chi tiêu chính phủ [R1-C5], và xuất khẩu [R1-C7]. Các yếu tố sản xuất được cung cấp bởi các hộ gia đình [R3-C2]. Tổng cung yếu tố sản xuất cũng bằng với tổng cầu chi phí sản xuất [R2-C4] của doanh nghiệp. Cung tài chính từ khoản tiết kiệm hộ gia đình [R6-C3] và lợi nhuận doanh nghiệp [R6-C4]. Cầu tài chính từ nguồn vay chính phủ [R5-C6] và thế giới (ROW) [R7-C6] cho bù đắp thâm hụt, vay chi tiêu hộ gia đình [R3-C6], và các khoản vay doanh nghiệp [R4-C6]. Các hộ gia đình nhận được lợi tức từ việc cung cấp vốn và lao động [R3-C2], và sử dụng thu nhập để chi tiêu cá nhân [R1-C3]. Các hộ gia đình có thể gửi tiết kiệm trên thị trường tài chính [R6-C3] hoặc vay nợ để chi tiêu từ thị trường tài chính [R3-C6]. Các doanh nghiệp chi trả cho các chi phí sản xuất [R2-C4], vốn đầu tư [R1-C4], và thuế doanh nghiệp [R5-C6]. Các doanh nghiệp cũng nhận doanh thu từ sản xuất trong nước [R4-C1]. Các doanh nghiệp có thể gửi lợi nhuận trên thị trường tài chính [R6-C4] hoặc vay tiền từ thị trường tài chính [R4-C6]. Chính phủ thu thuế từ hộ gia đình [R5-C3] và doanh nghiệp [R5-C4], và trợ cấp cá nhân [R3-C5] và trợ cấp doanh nghiệp [R4-C5]. Phần còn lại dành cho chi tiêu của chính phủ [R1-C5]. Chính phủ có thể vay từ thị trường tài chính đáp ứng thâm hụt ngân sách [R5-C6], hoặc gửi phần thặng dư ngân sách trên thị trường tài chính [R6-C5]. ROW chi tiêu cho xuất khẩu [R1-C7] và nhận thu nhập từ nhập khẩu [R7-C1]. ROW gửi phần thặng dư thương mại [R6-C7], hoặc vay nợ bù đắp thâm hụt thương mại [R7- C6] trên thị trường tài chính. Trong khi đó, SAM thực nghiệm dựa trên dữ liệu của nền kinh tế, phản ảnh hệ thống sản xuất xã hội thông qua hệ thống tài khoản quốc gia SNA. Cấu trúc SAM biểu thị các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đảm bảo tính nhất quán trên toàn bộ hệ thống. Điều này cho phép các nhà kinh tế đánh giá và so sánh các hoạt động của nền kinh tế. Hình 2 có thể giải thích bắt đầu với các tài khoản sản phẩm, sản xuất và yếu tố sản xuất. Dòng tiền chảy vào các tài khoản này bắt nguồn từ nước ngoài (xuất khẩu ròng), tài khoản vốn (vốn đầu tư), tài khoản hiện hành (tiêu dùng hộ gia đình và chính phủ) và tài khoản hoạt động (nhu cầu đầu vào trung gian). Thu nhập kết hợp của các tài khoản này trả cho nhu cầu trong nước từ các tài khoản sản xuất cũng như thuế và trợ cấp cho sản phẩm và sản xuất. Tài khoản sản phẩm cung cấp sản phẩm tiêu dùng cuối cùng được sản xuất thông qua sử dụng các yếu tố sản xuất làm tăng giá trị cho đầu vào trung gian được mua từ tài khoản sản phẩm. Các dòng tiền này được thể hiện bằng các khoản thanh toán cho các tài khoản yếu tố và tài khoản sản phẩm tương ứng. Thuế sản xuất phải nộp cho chính phủ hiện diện trong tài khoản hiện hành. Ngoài việc nhận lợi tức yếu tố từ các tài khoản sản xuất, các thu nhập bổ sung dưới hình thức chuyển khoản từ nước ngoài (tài khoản ROW). Vì các thành phần kinh tế sở hữu các yếu tố sản xuất, thu nhập từ tài khoản yếu tố trả cho các thành phần kinh tế thông qua tài khoản hiện hành. Các giao dịch chuyển nhượng giữa các khu vực kinh tế trong nước thể hiện các luồng tự dịch chuyển trong tài khoản hiện hành, vốn, tài chính, bao gồm các khoản thanh toán thuế từ hộ gia đình và doanh nghiệp cho chính phủ, chuyển nhượng giữa các hộ gia đình, chuyển nhượng từ chính phủ cho hộ gia đình như tài trợ an sinh xã hội, và tất cả các chuyển nhượng khác giữa các thành phần kinh tế. Ngoài ra, các khoản chuyển nhượng ròng với nước ngoài bổ sung thêm thu nhập cho các thành phần kinh tế. 86
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hình 2: Quan hệ các tài khoản quốc gia trong nền kinh tế Lợi tức yếu tố trong nước Sản xuất Yếu tố sản xuất (Giá trị tăng thêm) Tiêu dùng trung gian Tổng thu nhập Sản xuất quốc gia Lợi tức yếu tố với nước ngoài Chi phí giao dịch Sản phẩm Thuế sản Thuế sản Xuất khẩu xuất phẩm Vốn đầu tư Tiêu dùng cuối cùng Tài khoản Tổng tiết kiệm Tài khoản (+) cho vay Tài khoản hiện hành vốn /(-) vay tài chính borrowing Chuyển nhượng Chuyển nhượng Chuyển nhượng Giao dịch tài hiện hành hiện hành với vốn trong nước chính trong nước trong nước nước ngoài Chuyển nhượng vốn Giao dịch tài với nước ngoài chính với nước ngoài ROW Thuế sản xuất ngoài nước Thuế nhập khẩu sản phẩm Nguồn: Santos (2010) Tất cả thu nhập sau chi tiêu bởi các thành phần kinh tế: hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ được gọi là khoản tiết kiệm để dành. Tiết kiệm chính phủ có thể âm (thâm hụt ngân sách) hoặc dương (thặng dư ngân sách). Dòng tiết kiệm các thành phần kinh tế từ tài khoản hiện hành được chuyển đến tài khoản vốn. Cán cân thương mại và khoản chuyển nhượng với nước ngoài sẽ tác động đến tổng vay nợ. Tổng tiết kiệm và tổng vay nợ tác động đến nguồn vốn đầu tư. Điều này thể hiện như một dòng chuyển dịch từ tài khoản vốn đến tài khoản sản phẩm. 87
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hình 3 minh họa quan hệ giữa các tài khoản quốc gia trong nền kinh tế. Bảng 2 mô tả các giao dịch giữa các tài khoản quốc gia được tổng hợp vào các ô của SAM thực nghiệm. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong SAM thực nghiệm được tổng hợp từ các tài khoản SNA như Bảng 3. Bảng 2: Cấu trúc SAM thực nghiệm Sản phẩm Yếu tố Hiện hành Vốn Tài chính ROW Sản xuất C2 Tổng C1 C2 C4 C5 C6 C7 Chi phí giao Tiêu dùng Tiêu dùng Sản phẩm Đầu tư vốn Xuất khẩu dịch trung gian cuối cùng Tổng cầu R1 (GCF) (EX) (TTM) (IC) (FC) Tổng sản Sản xuất Giá trị lượng R2 sản xuất (GO) Lợi tức yếu tố Giá trị gia Yếu tố từ ngoài nước Lợi tức tăng R3 vào yếu tố (GAV) (CFPEX) Thuế sản Tổng thu Ch.nhượng Ch.nhượng hiện Thuế sản Hiện hành xuất trong nhập quốc hiện hành hành nước Tổng phẩm R4 nước gia trong nước ngoài vào thu nhập (NTP) (NTADM) (GNI) (CT) (CTEX) Ch.nhượng Tổng tiết Ch.nhượng vốn Vốn vốn trong Tổng vay nợ Nguồn kiệm nước ngoài vào R5 nước (NLB) đầu tư (GS) (KTEX) (KT) Ch.nhượng Ch.nhượng tài Tài chính tài chính chính nước Nguồn R6 trong nước ngoài vào đầu tư (FT) (FTEX) Thuế sản Lợi tức yếu Ch.nhượng Ch.nhượng Ch.nhượng ROW Nhập khẩu xuất ngoài tố ra nước hiện hành ra vốn ra nước tài chính ra Giao dịch R7 (IM) nước ngoài nước ngoài ngoài nước ngoài ROW (NTAIM) (CFPIM) (CTIM) (KTIM) (FTIM) Tổng Lợi tức Tổng Tổng Đầu tư Giao dịch Tổng Tổng cung chi phí yếu tố chi tiêu đầu tư vốn ROW Nguồn: Santos (2010) Bảng 3. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong SAM thực nghiệm SAM Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp Hàng Cột Mô tả chỉ tiêu (giá trị) Mã SNA Mô tả chỉ tiêu (giá trị) R2 C1 Giá trị sản xuất (giá cơ bản) P1 Tổng sản lượng (giá cơ bản) R4 C1 Thuế sản phẩm D21-D31 Thuế trừ đi trợ cấp trên sản phẩm R7 C1 Nhập khẩu (giá cif) P7 Nhập khẩu hàng hóa (giá cif) R1 C7 Xuất khẩu (giá fob) P6 Xuất khẩu hàng hóa (giá fob) R1 C2 Tiêu dùng trung gian (giá mua) P2 Tiêu dùng trung gian (giá mua) R1 C4 Tiêu dùng cuối cùng (giá mua) P3 Tiêu dùng cuối cùng (giá mua) R1 C5 Đầu tư vốn (giá mua) P5 Đầu tư vốn (giá mua) R3 C2 Giá trị gia tăng (chi phí yếu tố) D1 + B2g + Lợi tức yếu tố trong nước B3g R4 C2 Thuế sản xuất trong nước D29- D39 Thuế sản xuất trừ trợ cấp sản xuất R7 C2 Thuế sản xuất ngoài nước R4 C3 Tổng thu nhập quốc gia B5g Tổng thu nhập quốc gia R7 C3 Lợi tức yếu tố ra nước ngoài (nguồn) D1+D4 Lợi tức yếu tố nhận/ trả với ngoài 88
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng R3 C7 Lợi tức yếu tố nước ngoài vào (sử dụng) nước R4 C4 Chuyển nhượng hiện hành trong nước D5+D6+D7 Chuyển nhượng hiện hành trong institutions +D8 nước và với nước ngoài R7 C4 Chuyển nhượng hiện hành ra nước ngoài (nguồn) R4 C7 Chuyển nhượng hiện hành nước ngoài vào (sử dụng) R5 C4 Tổng tiết kiệm B8g Tổng tiết kiệm R5 C5 Chuyển nhượng vốn trong nước R5 C7 Chuyển nhượng vốn nước ngoài vào (sử D9 Chuyển nhượng vốn trong nước và dụng) với nước ngoài R7 C5 Chuyển nhượng vốn ra nước ngoài (nguồn) R5 C6 Tổng vay nợ (+chovay/-vay) B9 Tổng vay nợ (+chovay/-vay) R6 C6 Giao dịch tài chính trong nước F1→F8 Giao dịch tài chính trong nước và R7 C6 Giao dịch tài chính ra nước ngoài với nước ngoài R6 C7 Giao dịch tài chính nước ngoài vào Nguồn: Santos (2011) và Nghiên cứu của tác giả. Các khối SAM trong Bảng 5 liên quan đến việc xác định các giao dịch của các tài khoản quốc gia, cụ thể: (1) Sản xuất GO [R2-C1] thể hiện sản lượng hàng hóa và dịch vụ (giao dịch P1 của Tài khoản quốc gia). (2) Thương mại nội địa thể hiện giá trị của các sản phẩm giao dịch trong nước, có thể được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, cụ thể: Tiêu dùng trung gian IC [R1-C2] bao gồm giá trị của hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ làm đầu vào trong quá trình sản xuất, ngoại trừ những tài sản cố định có mức tiêu thụ được ghi là tiêu thụ vốn cố định (giao dịch P2 của Tài khoản quốc gia); Tiêu dùng cuối cùng FC [R1-C4] bao gồm các chi phí phát sinh bởi các đơn vị tổ chức thường trú cho những hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng để đáp ứng trực tiếp nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu tập thể của các thành viên trong cộng đồng (giao dịch P3 của Tài khoản quốc gia); Vốn đầu tư GCF [R1-C5] bao gồm: hình thành tổng vốn cố định (giao dịch P51 của Tài khoản quốc gia), thay đổi hàng tồn kho (giao dịch P52) và mua lại trừ đi các khoản có giá trị (giao dịch P53). (3) Giao dịch ngoại thương bao gồm các giao dịch hàng hóa và dịch vụ từ người không cư trú đến người dân, còn được gọi là nhập khẩu (giao dịch P7 của Tài khoản quốc gia) hoặc IM [R7-C1] và giao dịch hàng hóa và dịch vụ từ cư dân đến người không cư trú, còn được gọi là xuất khẩu EX [R1-C7] (giao dịch P6 của Tài khoản quốc gia). (4) Chi phí giao dịch TTM [R1-C1] được thực hiện trên hàng hóa được mua để bán lại và là một phần sản xuất dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ và dịch vụ sửa chữa xe cơ giới, xe máy và đồ dùng cá nhân và gia dụng. (5) Thuế gián thu ròng hoặc thuế ròng đối với sản xuất và nhập khẩu: • Thuế sản xuất NTA gồm thuế sản xuất trong nước NTADM [R4-C2] và thuế sản xuất ngoài nước NTAIM [R7-C2] đại diện cho các loại thuế (khác) đối với sản xuất (giao dịch D29 của Tài khoản quốc gia) trừ các khoản trợ cấp (khác) cho sản xuất (giao dịch D39 của Tài khoản quốc gia); 89
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng • Thuế sản phẩm NTP [R4-C1] thể hiện thuế đối với các sản phẩm (giao dịch D21 của Tài khoản quốc gia) trừ các khoản trợ cấp cho các sản phẩm (giao dịch D31 của Tài khoản quốc gia). (6) Lợi tức yếu tố sản xuất gồm lợi tức từ yếu tố sản xuất trong nước GAV [R3-C2] và lợi tức yếu tố sản xuất với nước ngoài CFPEX [R3-C7] và CFPIM [R7-C3] xác định từ: thu nhập của các tổ chức có nguồn gốc từ lợi tức các dịch vụ được cung cấp thông qua đầu tư tài sản tài chính và tài sản thực cho các hoạt động sản xuất trong nước và với nước ngoài, cụ thể là lợi tức cho người lao động (giao dịch D1 của Tài khoản quốc gia) và lợi tức từ tài sản sở hữu, bao gồm cả lợi tức cho người sử dụng lao động và / hoặc nhân viên có sở hữu tài sản và vốn, cụ thể là thu nhập tài sản (giao dịch D4, số dư B2g và B3g của Tài khoản quốc gia); (7) Chuyển nhượng hiện hành bao gồm chuyển nhượng hiện hành trong nước CT [R4-C4] và chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài CTEX [R4-C7] và CTIM [R7-C4] được xác định từ: thuế hiện hành đối với thu nhập, của cải, v.v. (giao dịch D5 của Tài khoản quốc gia); đóng góp xã hội (giao dịch D61); lợi ích xã hội bằng tiền mặt (giao dịch D62); chuyển khoản hiện tại khác (giao dịch D7); và việc điều chỉnh thay đổi vốn chủ sở hữu ròng của các hộ gia đình trong dự trữ quỹ hưu trí (giao dịch D8); (8) Chuyển nhượng vốn gồm chuyển nhượng vốn trong nước KT [R5-C5] và chuyển nhượng vốn với nước ngoài KTEX [R5-C7] và KTIM [R7-C5] xác định từ: thuế vốn (giao dịch D91 của Tài khoản quốc gia), tài trợ đầu tư (giao dịch D92); chuyển nhượng vốn khác (giao dịch D99); và thâm hụt tài sản sản xuất và phi sản xuất (giao dịch K2); (9) Giao dịch tài chính gồm giao dịch tài chính trong nước FT [R6-C6] và giao dịch tài chính với nước ngoài FTEX [R6-C7] và FTIM [R7-C6] đại diện cho các giao dịch trong tài sản tài chính và nợ phải trả giữa các khu vực kinh tế trong nước và với nước ngoài. Chúng được phân loại là vàng tiền tệ và quyền rút vốn đặc biệt; tiền và tiền gửi; chứng khoán không phải là cổ phiếu; khoản cho vay; cổ phiếu và vốn chủ sở hữu khác; dự phòng bảo hiểm; và các tài khoản phải thu / phải trả khác (F1→F8 của Tài khoản Quốc gia); (10) Tổng tiết kiệm GS [R5-C4] đo lường phần tổng thu nhập sau khi đã chi tiêu dùng cuối cùng và chuyển nhượng hiện tại cho các khu vực kinh tế trong nước và với nước ngoài. (11) Tổng vay nợ NLB [R5-C6] là khoản cho vay ròng (+) hoặc khoản vay (-) của các khu vực kinh tế của nền kinh tế. Giá trị dương (+) đại diện cho các nguồn tiền ròng mà toàn bộ nền kinh tế cung cấp cho nước ngoài, hoặc giá trị âm (-) nhận được nguồn tiền từ nước ngoài. Khoản cho vay (+) hoặc khoản vay (-) của toàn bộ nền kinh tế là bằng (nhưng trái dấu) với khoản vay (-) hoặc khoản cho vay (+) của nước ngoài. Tất cả các giao dịch của các tài khoản quốc gia được SAM phản ánh thông qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. Bảng 4 minh họa mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp chính giữa SAM lý thuyết và SAM thực nghiệm. Bảng 4. Mối quan hệ giữa SAM lý thuyết và SAM thực nghiệm. Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp SAM lý thuyết SAM thực nghiệm Tiêu dùng cuối cùng C + G FC Đầu tư vốn I GCF Xuất khẩu X EX Nhập khẩu N IM Tổng thu nhập quốc nội GDP - Tổng thuế T NTP + NTA Lợi tức yếu tố trong nước K×WK + L×WL - Giá trị gia tăng - GAV Tổng thu nhập quốc gia - GNI Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 90
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Để phân tích chính sách kinh tế, các dữ liệu hoạt động kinh tế từ các tài khoản quốc gia được tổng hợp vào cấu trúc SAM thực nghiệm. Các dữ liệu từ tài khoản quốc gia SNA 2008 (chi tiết Phụ lục) được sử dụng để tổng hợp vào SAM thực nghiệm như Bảng 5. Bảng 5: Dữ liệu SAM thực nghiệm Sản phẩm Yếu tố Hiện hành Vốn Tài chính ROW Sản xuất C2 Tổng C1 C2 C4 C5 C6 C7 Sản phẩm R1 1883 1399 414 540 4236 Sản xuất R2 3604 3604 Yếu tố R3 1663 44 1707 Hiện hành R4 133 62 1669 1168 17 3049 Vốn R5 427 61 -10 1 479 Tài chính R6 379 47 426 ROW R7 499 -4 38 55 4 57 649 Tổng 4236 3604 1707 3049 479 426 649 Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên SNA 2008 (United Nations. & cộng sự, 2009). Tuy nhiên, phân tích chính sách kinh tế đòi hỏi phân tích tác động chính sách đến các khu vực kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu nhập hộ gia đình, các cân bằng vĩ mô. Điều này đòi hỏi các nhà kinh nghiên cứu và nhà kinh tế thu thập các dữ liệu thống kê và điều tra các thành phần kinh tế. SAM lý thuyết không chỉ cho phép ước lượng các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, mà còn khả năng phân tích ảnh hưởng các chính sách kinh tế đến hoạt động sản xuất xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, hạn chế lớn của SAM lý thuyết liên quan đến kỹ thuật thống kê và khả năng điều tra các thành phần kinh tế. Vì vậy, cấu trúc SAM phân chia thành 2 khối: nội sinh và ngoại sinh. Khối nội sinh liên quan đến các tài khoản sản phẩm, sản xuất, và yếu tố trong SAM sẽ tác động đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng thu nhập quốc gia (GNI). Khối ngoại sinh có sự khác biệt trong cách tiếp cận SAM lý thuyết (hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ, tài chính, ROW) và SAM thực nghiệm (hiện hành, vốn, tài chính, ROW). Dữ liệu khối nội sinh SAM lý thuyết được tổng hợp từ dữ liệu khối nội sinh SAM thực nghiệm (Bảng 5) và các tài khoản SNA (Phụ lục) dựa trên mối quan hệ trong Bảng 4. Dữ liệu khối ngoại sinh SAM lý thuyết được giả lập bằng mô hình qui hoạch dựa trên các ràng buộc của cấu trúc SAM và dữ liệu tài khoản SNA. Kết quả ước lượng dữ liệu SAM lý thuyết mô tả trong Bảng 8. Bảng 6: Dữ liệu SAM lý thuyết Sản phẩm Yếu tố Hộ gia đình Doanh nghiệp Chính phủ Tài chính ROW Tổng C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Sản phẩm R1 1047.00 414 352.00 540.00 2353.00 Yếu tố R2 884.86 884.86 Hộ gia đình R3 364.14 364.14 Doanh nghiệp R4 884.86 162.14 1047.00 Chính phủ R5 1854.00 1854.00 91
  10. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Tài chính R6 191 161.00 352.00 ROW R7 499.00 41.00 540.00 Tổng 2353.00 884.86 1047.00 1854 352.00 364.14 540.00 Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên SNA 2008 (United Nations. & cộng sự, 2009). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) xác định như sau: - Phương pháp chi tiêu: GDP = C + G + I + X – N =1854 - Phương pháp thu nhập: GDP = K×WK + L×WL + П + T + I = 1854 Các cân bằng vĩ mô được xác định như sau: - Tiết kiệm - đầu tư: П + (C - K×WK + L×WL) = 202 - Chi tiêu chính phủ: T – G = -161 Cán cân thương mại: X – N = 41 3. Mô hình cân bằng tổng quát Để phát triển mô hình cân bằng tổng quát, các nhà kinh tế định nghĩa hàm mục tiêu và các điều kiện về hệ thống giá và cân bằng thị trường. Cơ chế cân bằng tổng quát dựa trên nền tảng lý thuyết cân bằng tổng quát (Walras, 1874). Các thành phần kinh tế tương tác trên các thị trường và phân bổ nguồn lực trên cơ sở cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mô. Dưới tác động của các cú sốc kinh tế (chính sách vĩ mô), các thành phần kinh tế phân bổ nguồn lực hướng đến tối đa hóa giá trị sản phẩm của nền kinh tế (GDP). Khi các yếu tố sản xuất (vốn và lao động) thay đổi sẽ tác động đến lượng sản xuất. Giá yếu tố đầu vào thay đổi dựa trên sự thay đổi lượng yếu tố đầu vào, các tác động thay thế giữa yếu tố đầu vào thông qua giá trị độ co giãn cầu theo giá và độ co giãn thay thế như sau: % K % L W W 1 j j (1) Kj K 0 j W Kj W Kj EDKj EDLj % K % L W W 1 j j (2) Lj L0 j W Lj W Lj EDKj EDLj Trong đó, j là chỉ mục ngành. WK0, WL0 là giá cân bằng ban đầu của vốn và lao động, WK, WL là giá cân WK WL bằng mới của vốn là lao động. % K , % L là phần trăm thay đổi vốn và lao động. EDK , EDL là độ co WL WK giãn của cầu theo giá của vốn và lao động. EDK , EDL là độ co giãn chéo giữa vốn và lao động. Sự thay đổi lượng sản xuất và lợi tức yếu tố sản xuất sẽ tác động đến giá cả sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Sự tác động qua lại giữa các thị trường thông qua các hệ số co giãn, trong đó giá trị co giãn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giá, giải thích sự tác động qua lại và cân bằng giữa các thị trường như sau: b m % Q p a j Q 1 i (3) j j Pj 0 j  Pj 1 EDj i 1 EDi a j p0 j b j Q0 j (4) 1 p0 j b (5) j Pj EDj Q0 j 92
  11. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Trong đó, j là chỉ mục ngành. Q0, p0 là lượng và giá cân bằng ban đầu. p là giá cân bằng mới. % Q là P phần trăm thay đổi lượng cầu, E D là độ co giãn của cầu sản phẩm theo giá. Tuy nhiên, hệ thống giá điều chỉnh nguồn lực dựa trên cân bằng cung cầu và hàm mục tiêu của mô hình cân bằng tổng quát. Phân bổ nguồn lực tối ưu với hàm mục tiêu GDP sẽ tối đa hóa tổng lợi ích các thành phần kinh tế trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc và đo lường GDP có ý nghĩa quan trọng trong phân bổ nguồn lực và phân tích chính sách kinh tế. Hình 4 minh họa phương pháp giá trị gia tăng để đo lường giá trị sản xuất tăng thêm p Q của ngành i ij ij thông qua quá trình trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng. ui1Qi1 = (vi1 - pi1)Qi1 w w π ki1 Ki1 Li1 Li1 i1+Ti1 ui2Qi2 = (vi2 - pi2)Qi2 pi1Qi1 w w π Sản ki2 Ki2 Li2 Li2 i2+Ti2 phẩm trung pi2Qi2 =vi1Qi1 w w π gian ki3 Ki3 Li3 Li3 i3+Ti3 pi3Qi3 = vi2Qi2 m m m m Sản p Q K w L w Π T i i j 1 ij Kij j 1 ij Lij j 1 ij j 1 ij phẩm cuối cùng Hình 4: Tiếp cận đo lường GDP cho ngành i Nguồn: Trình (2017), Trinh (2018) Tổng giá trị sản xuất (GDP) của nền kinh tế gồm n ngành được xác định như sau: n n GDP  pi Qi  Ii (6) i 1 i 1 n n n n n GDP K w L w Π T I (7)  i Ki  i Li  i  i  i i 1 i 1 i 1 i 1 i 1 Mô hình cân bằng tổng quát xây dựng dựa trên các thành phần (hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và phần thế giới bên ngoài), các thị trường (sản phẩm, yếu tố, tài chính), và các cân bằng vĩ mô (cân bằng bên trong, cân bằng chính phủ, cân bằng bên ngoài). Bằng cách thay đổi các chính sách kinh tế hay cú sốc kinh tế, các cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mô sẽ được tái xác lập cho nền kinh tế. Mô hình cân bằng tổng quát cơ bản xây dựng với các giả định chính như sau: 1. Hộ gia đình (khách hàng) tiêu thụ m hàng hóa (sản phẩm hoặc dịch vụ) với cùng sở thích và tham số tiêu dùng. 2. Các doanh nghiệp (sản xuất) cung cấp m hàng hóa (sản phẩm hoặc dịch vụ) với cùng điều kiện và tham số sản xuất. 3. Nền kinh tế có m lĩnh vực (ngành), mỗi khu vực sản xuất một loại hàng hóa (sản phẩm hoặc dịch vụ). 4. Cân bằng thị trường dựa trên hệ thống giá (yếu tố và sản phẩm) điều chỉnh bởi giá cân bằng ban đầu và các hệ số co giãn cung cầu. 5. Tỷ suất giá xuất khẩu và nội địa (REX), thuế và trợ cấp (T), chi tiêu chính phủ (G), đầu tư vốn (I), được giả định trong các mô hình. 6. Cân bằng vĩ mô dựa trên cơ sở cấu trúc ngành mục tiêu và các chính sách vĩ mô như chi tiêu chính phủ, cán cân thương mại, tiết kiệm – đầu tư. 93
  12. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Mô hình cân bằng tổng quát sau đây có hàm mục tiêu là tối đa hóa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và các ràng buộc là cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mô. Mô hình cân bằng tổng quát cơ bản: m Max GDP GDPj (8) j 1 Subject to % K % L W W 1 j j j 1 m (9) Kj K 0 j W Kj W Kj EDKj EDLj % K % L W W 1 j j j 1 m (10) Lj L0 j W Lj W Lj EDKj EDLj j  j Q j Aj K j L j j 1 m (11) b m % Q p a j Q 1 i j 1 m (12) j j Pj 0 j  Pj 1 EDj i 1 EDi 1 p0 j a p b Q ; b j 1 m (13) j 0 j j 0 j j Pj EDj Q0 j Q j QCj QGj QNXj j 1 m (14) GDPj p j QCj QGj QNXj REXj I j j 1 m (15) T j T0 GDPj ; I j I 0 GDPj j 1 m (16) GDPj X j GDP j 1 m (17) m m  p j QGj T j A% GDP (18) j 1 j 1 m  p j QNXj REXj B% GDP (19) j 1 m m m  p j QGj  Pj QNXj REXj -T j C% GDP (20) j 1 j 1 j 1 K j , L j , wKj , wLj , p j ,Q j , QCj ,QGj,QXNj , T j ,I j j 1 m Chú giải: Chỉ mục: i, j: Chỉ mục ngành (i, j = 1 m) Tham số hệ thống: Aj : Năng suất yếu tố tổng hợp của ngành j j : Độ co giãn sản lượng theo vốn của ngành j 94
  13. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng  j : Độ co giãn sản lượng theo lao động của ngành j K 0 j : Lượng vốn cân bằng ban đầu của ngành j L0 j : Lượng lao động cân bằng ban đầu của ngành j wK 0 j : Giá vốn cân bằng ban đầu của ngành j wL0 j : Giá lao động cân bằng ban đầu của ngành j p0 j : Giá sản phẩm cân bằng ban đầu của ngành j Q0 j : Lượng sản phẩm cân bằng ban đầu của ngành j Tham số chính sách: X j : Tỷ trọng GDP mục tiêu của ngành j REXj: Tỷ lệ giá xuất khẩu và nội địa của ngành j T0 : Tỷ suất thuế và trợ cấp của ngành j I 0 : Tỷ suất đầu tư vốn của ngành j A%: Chính sách về cân bằng chi tiêu chính phủ B%: Chính sách về cân bằng thương mại C% : Chính sách về cân bằng tiết kiệm – đầu tư Biến số: K j : Lượng vốn cân bằng của ngành j L j : Lượng lao động cân bằng của ngành j wKj : Chi phí đơn vị vốn cân bằng của ngành j wLj : Chi phí đơn vị lao động cân bằng của ngành j p j : Giá cân bằng sản phẩm của ngành j Q j : Lượng cân bằng sản phẩm của ngành j QCj : Sản lượng chi tiêu cá nhân của ngành j QGj : Sản lượng chi tiêu chính phủ của ngành j Q NXj : Sản lượng xuất khẩu ròng của ngành j T j : Tổng thuế và trợ cấp của ngành j I j : Tổng đầu tư vốn của ngành j Mô hình cân bằng tổng quát cơ bản ở trên với hàm mục tiêu GDP được xây dựng dựa trên phương pháp giá trị gia tăng. Các thực nghiệm mô phỏng được thực hiện trên nền kinh tế giả định với m ngành. Mỗi ngành j (j = 1 m) sản xuất một hàng hóa (sản phẩm hoặc dịch vụ) với tổng sản lượng sản xuất Qj (j = 1 m) bằng cách sử dụng tổng vốn (Kj) và tổng lao động (Lj). Mô hình này dựa trên cân bằng tổng cung và tổng cầu như trong ràng buộc (14). Hệ thống giá sẽ điều chỉnh giá yếu tố đầu vào như trong ràng buộc (9) và (10). 95
  14. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hàm sản xuất Cobb Douglas biểu thị ở ràng buộc (11), và giá nội địa sản phẩm điều chỉnh như trong ràng buộc (12) và (13). Giá xuất khẩu được điều chỉnh với tỷ lệ REXj (tỷ lệ của giá xuất khẩu và giá nội địa), tỷ lệ này phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái, giá xuất khẩu và giá nội địa với hàng hóa j. Để phân tích những thay đổi trong chính sách kinh tế đối với nền kinh tế, các ràng buộc chính sách (16), (17), (18), (19) và (20) được thêm vào các mô hình cân bằng tổng quát. Ràng buộc (15) và (17) đo lường GDP và thiết lập một cấu trúc mục tiêu GDP cho từng ngành của nền kinh tế Pj Q j X j (j = 1 m). Ràng buộc (36) thiết đặt ràng m buộc tối thiểu đối với cân bằng chính phủ (doanh thu của chính phủ từ thuế và trợ cấp T trừ đi chi  j j 1 m tiêu chính phủ P Q ). Ràng buộc (19) thiết đặt ràng buộc tối đa đối với cân bằng thương mại  j Gj j 1 m Pj QNXj EX j . Ràng buộc (20) thiết lập một giá trị tối thiểu đối với cân bằng tiết kiệm – đầu tư j 1 m m m P Q P Q EX - T , cũng bằng với cân bằng thương mại  j Gj  j NXj j  j j 1 j 1 j 1 m m m P Q EX trừ cân bằng chính phủ T - P Q .  j NXj j  j  j Gj j 1 j 1 j 1 Thực nghiệm mô phỏng với các thiết đặt tham số hệ thống, tham số thị trường, và tham số chính sách. Mô hình cân bằng tổng quát sẽ cung cấp giải pháp tối ưu nguồn lực để tối đa hóa GDP. Từ khi cấu trúc GDP biểu thị lợi tức hộ gia đình, lợi tức doanh nghiệp và thu nhập thuế chính phủ. Tối đa hóa GDP sẽ phân bổ nguồn lực trên cơ sở cân bằng thị trường và cân bằng lợi ích của các thành phần kinh tế. Từ khi GDP chưa phải là chỉ số tốt về phúc lợi xã hội và ổn định vĩ mô, các chính sách vĩ mô (18), (19), (20) bổ sung vào mô hình như các ràng buộc cân bằng vĩ mô. Để đánh giá các chính sách kinh tế, mô hình thực nghiệm giả định nền kinh tế có 3 lĩnh vực chính (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) (j = 3). Các tham số hệ thống của nền kinh tế được cho như trong Bảng 7. Bảng 7: Tham số hệ thống của nền kinh tế Ngành Ký hiệu Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Năng suất yếu tố tổng hợp Aj 1 0.8 1.2 Độ co giãn đầu ra theo vốn αj 0.6 0.5 0.7 Độ co giãn đầu ra theo lao động βj 0.4 0.5 0.3 Lượng vốn cân bằng ban đầu K0j 30 15 45 Lượng lao động cân bằng ban đầu L0j 25 30 20 Giá vốn cân bằng ban đầu wKj 6 5 7 Giá lao động cân bằng ban đầu wLj 5 5 6 Giá sản phẩm cân bằng ban đầu pj 25 20 30 Lượng sản phẩm cân bằng ban đầu Qj 27.89 16.97 42.34 Tỷ suất giá xuất khẩu/giá nội địa REXj 1 1.1 0.9 Cơ cấu ngành hiện tại %GDP 30% 35% 35% Nguồn: Dữ liệu giả định cho mô phỏng thực nghiệm. 96
  15. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Tham số hệ thống xác định các tham số hàm sản xuất các ngành với các thiết đặt về giá và lượng cân bằng ban đầu của yếu tố sản xuất và sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Các tham số thị trường cung cấp hệ số co giãn yếu tố đầu vào (Bảng 8) và hệ số co giãn sản phẩm (Bảng 9). Các hệ số co giãn được ước lượng dựa trên các thay đổi giá và sản lượng của các ngành từ dữ liệu các thời kỳ trước. Hệ thống giá dựa trên giá và lượng cân bằng ban đầu và hệ số co giãn để điều chỉnh và xác định giá và lượng cân bằng mới trên cơ sở cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mô Bảng 8: Độ co giãn yếu tố đầu vào Cầu vốn Cầu lao động Độ co giãn yếu tố sản xuất DK DL Giá vốn wK wK EDK 0.5 EDL 2 wK Giá lao động wL wL EDK 1 EDL 1 wL Nguồn: Dữ liệu giả định cho mô phỏng thực nghiệm. Bảng 9: Độ co giãn sản phẩm tiêu dùng Độ co giãn Cầu nông nghiệp Cầu công nghiệp Cầu dịch vụ sản phẩm tiêu dùng D1 D2 D3 Giá nông nghiệp p1 p1 p1 ED1 1 ED2 0.5 ED2 1 p1 Giá công nghiệp p2 p2 p2 ED1 0.5 ED2 0.8 ED3 1.5 p2 Giá dịch vụ p3 p3 p3 ED1 0.5 ED2 1 ED3 1.2 p3 Thu nhập E I 0 E I 0.5 E I 0.5 I D1 D2 D3 Nguồn: Dữ liệu giả định cho mô phỏng thực nghiệm. Các cân bằng vĩ mô thiết đặt thông qua các ràng buộc về thuế, đầu tư vốn, cấu trúc ngành, chi tiêu chính phủ, cán cân thương mại, tiết kiệm – đầu tư như Bảng 10. Bảng 10: Tham số chính sách của nền kinh tế Ngành Ký hiệu Điều kiện Giá trị Thuế và trợ cấp T0 = 13.26% ×(GDP - I) Đầu tư vốn I0 = 28.75%×(GDP - I) Cân bằng chính phủ G - T ≤ 10%×GDP Cân bằng thương mại X - N ≤ 20%×GDP Cân bằng tiết kiệm – đầu tư G – T + X- N ≥ 20%×GDP Nguồn: Dữ liệu giả định cho mô phỏng thực nghiệm. Để đánh giá những thay đổi trong cấu trúc ngành và chính sách vĩ mô, các tham số chính sách và ràng buộc vĩ mô được thiết đặt cho các mô hình thực nghiệm như sau: Tổng thuế và trợ cấp (T) và tổng đầu tư vốn (I) tăng trưởng cùng với GDP với tỷ lệ cố định (T0 = 13.26% và I0 = 28.75%) như nền kinh tế hiện tại. Thâm hụt chi tiêu chính phủ không vượt quá 10% GDP, thặng dư thương mại không vượt quá 20% GDP, và 97
  16. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tổng tiết kiệm-đầu tư tối thiểu 20% GDP. Tùy thuộc vào tham số thiết đặt chính sách vĩ mô, kết quả sẽ tác động đến GDP, phân bổ nguồn lực, cân bằng thị trường, và các chỉ số cân bằng vĩ mô. Có ba 3 mô hình thực nghiệm của nền kinh tế như sau: Mô hình 1: Nền kinh tế có cấu trúc ngành hiện tại là 30% Nông nghiệp, 35% Công nghiệp, và 35% Dịch vụ. Mô hình 2: Nền kinh tế tối ưu với cấu trúc ngành hiện tại là 30% Nông nghiệp, 35% Công nghiệp, và 35% Dịch vụ. Mô hình 3: Nền kinh tế chuyển dịch với cấu trúc ngành mục tiêu là 30% Nông nghiệp, 30% Công nghiệp, và 40% Dịch vụ. Nền kinh tế được minh họa theo các mô hình thực nghiệm như trong Bảng 11 và 12. Các kết quả mô phỏng cho thấy các thành phần kinh tế tương tác trên các thị trường. Bảng 11 cho thấy mối quan hệ giữa tổng sản lượng, chi tiêu và tiết kiệm của các thành phần kinh tế. Bảng 12 cho thấy GDP và cân bằng vĩ mô. Cân bằng tiết kiệm – đầu tư chỉ ra mối quan hệ giữa tiết kiệm (tiết kiệm khách hàng và lợi nhuận công ty) và đầu tư (đàu tư vốn). Cân bằng thương mại chỉ ra cán cân thương mại giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Cân bằng chính phủ chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu của chính phủ (thuế và trợ cấp) và chi tiêu chính phủ. Phân tích chính sách liên quan đến những thay đổi trong các cân bằng vĩ mô và cơ cấu ngành, và tác động của chúng đối với tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Bảng 11: Kết quả mô phỏng nền kinh tế Mô hình Mô hình Mô hình Công thức Mô hình 1 2 3 Tổng sản lượng Q j QCj QGj QNXj 58.22 80.98 82.86 m Chi tiêu C  p j QCj 1047.00 1118.79 1178.34 hộ gia đình j 1 m Chi tiêu G  p j QGj 352.00 479.52 505.04 chính phủ j 1 m m Tiết kiệm SC  K j wKj L j wLj  p j QCj -295 -317.22 -390.96 hộ gia đình j 1 j 1 Tiết kiệm m m m m SF  p j Q j  K j WKj  Lj WLj Tj 497.00 789.60 888.48 doanh nghiệp j 1 j 1 j 1 j 1 m m Tiết kiệm SG Tj  p j QGj -161 -236.19 -248.76 Chính phủ j 1 j 1 Tổng tiết kiệm S SC S F SG 41 236.19 248.76 Nguồn: Trinh (2019) và Nghiên cứu của tác giả. Bảng 12 minh họa kết quả mô phỏng thực nghiệm trên 3 mô hình. Trong đó, Mô hình 2 tối ưu hóa phân bổ nguồn lực với cơ cấu ngành và chính sách vĩ mô hiện tại. GDP tăng từ GDP1 = 1854.00 lên đến GDP2 = 2361.92. Mô hình 3 có sự điều chỉnh cơ cấu ngành mục tiêu giảm 5% công nghiệp và tăng 5% dịch vụ so với nền kinh tế hiện tại (Mô hình 1). Khi đó, GDP tăng từ GDP1 = 1854.00 lên đến GDP3 = 2487.63 cao hơn so với Mô hình 2 với GDP2 = 2361.92. Cùng với sự gia tăng GDP, các chỉ số vĩ mô tăng tương ứng trong phạm vi ràng buộc các chính sách vĩ mô. Hình 3 minh họa GDP và các cân bằng vĩ mô của các mô hình thực nghiệm chính sách. Bảng 12: Kết quả GDP và cân bằng vĩ mô Mô hình Công thức Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 98
  17. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng % Nông nghiệp X1 30% 30% 30% % Công nghiệp X 2 35% 35% 30% % Dịch vụ X 3 35% 35% 40% GDP GDP 1854.00 2361.92 2487.63 Cân bằng m m ∑p j QGj ∑T j 161 236.19 248.76 chính phủ j 1 j 1 Cân bằng m ∑p j QNXj REXj 41 236.19 248.76 thương mại j 1 Cân bằng m m m ∑p j QGj ∑p j QNXj REXj -∑T j 202 472.38 497.53 tiết kiệm – đầu tư j 1 j 1 j 1 Nguồn: Trinh (2019) và Nghiên cứu của tác giả. Hình 3: Biểu đồ GDP và cân bằng vĩ mô Để đánh giá sự thay đổi cơ cấu thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế, các nhà nghiên cứu cần đo lường các chỉ tiêu kinh tế trong cấu trúc GDP theo tiếp cận chi tiêu và theo tiếp cận thu nhập. Phương pháp tiếp cận chi tiêu đo lường GDP bằng cách sử dụng dữ liệu về chi tiêu cá nhân, vốn đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. GDP theo tiếp cận chi tiêu gồm tổng chi tiêu cá nhân (C), vốn đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G), và xuất khẩu ròng (NX). Bảng 13 cho thấy cách tiếp cận chi tiêu để đo lường GDP của nền kinh tế. GDP C I G NX (21) Bảng 13: Cấu trúc GDP theo tiếp cận chi tiêu Chỉ tiêu kinh tế Ký hiệu Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Chi tiêu cá nhân C 1047.00 1118.79 1178.34 Đầu tư vốn I 414.00 527.42 555.49 Chi tiêu chính phủ G 352.00 479.52 505.04 Xuất khẩu ròng NX 41.00 236.19 248.76 Tổng sản phẩm nội địa GDP 1854.00 2361.92 2487.63 Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả. 99
  18. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Phương pháp đo lường GDP theo tiếp cận thu nhập bằng cách cộng các khoản thu nhập mà doanh nghiệp trả cho hộ gia đình từ các nguồn lực sử dụng như tiền lương lao động (L × WL), tiền lãi vốn (K × WK), tiết kiệm doanh nghiệp (SF=П+I), thuế và trợ cấp chính phủ (T). Bảng 14 cho thấy cách tiếp cận thu nhập để đo lường GDP của nền kinh tế. GDP K WK L WL  I T (22) Bảng 14: Cấu trúc GDP theo tiếp cận thu nhập Chỉ tiêu kinh tế Ký hiệu Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Tiền lãi vốn K×WK 459.71 445.53 422.09 Tiền lương lao động L×WL 292.30 356.05 365.29 Lợi nhuận doanh nghiệp П 497.00 789.60 888.48 Đầu tư vốn I 414.00 527.42 555.49 Thuế và trợ cấp T 191.00 243.33 256.28 Tổng sản phẩm nội địa GDP 1854.00 2361.92 2487.63 Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả. Bằng cách thay đổi các chính sách vĩ mô và cơ cấu ngành mục tiêu, dữ liệu mô phỏng SAM lý thuyết cho biết các tác động chính sách đến tăng trưởng GDP, cơ cấu thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế. Dữ liệu ước lượng SAM thực nghiệm mở rộng phân tích đối với các điều chỉnh phân bổ thu nhập, chuyển nhượng tài sản – vốn trong nước và với nước ngoài. Các điều chỉnh này tác động đến tài sản – vốn tích lũy của quốc gia, các thành phần kinh tế, khả năng tài chính và tích lũy vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trong tương lai. 4. Kết luận Bài viết xây dựng cấu trúc ma trận hạch toán xã hội (SAM) trên cơ sở liên kết dữ liệu tài khoản quốc gia (SNA) với công cụ mô hình hóa cân bằng tổng quát. Kết quả nghiên cứu giúp các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách hiểu rõ dữ liệu, cấu trúc nền kinh tế, cân bằng thị trường, và các cân bằng vĩ mô của nền kinh tế. Một số kết quả nghiên cứu chính như sau: Nghiên cứu nhận diện khuôn khổ liên kết giữa SAM thực nghiệm và SAM lý thuyết. Trên cơ sở đó xây dựng cấu trúc SAM với hai khối: nội sinh và ngoại sinh. Khối nội sinh liên quan đến các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập, chi tiêu. Khối ngoại sinh liên quan đến các hoạt động phân phối lại thu nhập, chuyển nhượng tài sản và tích lũy vốn nền kinh tế. SAM không chỉ cung cấp dữ liệu kinh tế đầu vào cho mô hình kinh tế, mà còn cập nhật kết quả thực nghiệm từ các mô hình cho phân tích chính sách kinh tế. Nghiên cứu tiếp cận mô hình qui hoạch để xây dựng mô hình cân bằng tổng quát với hàm mục tiêu GDP, hệ thống giá, các điều kiện cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mô. Từ khi GDP chưa phải là chỉ báo tốt về sức khỏe nền kinh tế, mô hình cân bằng tổng quát tích hợp các ràng buộc chính sách vĩ mô. Sự kết hợp dữ liệu kinh tế từ SAM và chính sách vĩ mô cho phép các nhà hoạch định nghiên cứu xây dựng chính sách kinh tế trên cơ sở cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, phúc lợi xã hội và ổn định vĩ mô. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn một số hạn chế, cũng là hướng mở rộng cho các nghiên cứu sau này: (1) mối quan hệ giữa SAM thực nghiệm và SAM lý thuyết yêu cầu các kỹ thuật thống kê và phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu của các thành phần kinh tế; (2) các ảnh hưởng của thuế thu nhập, thương mại và đầu tư cần xem xét và bổ sung vào mô hình cân bằng tổng quát; (3) mô hình cân bằng tổng quát mở rộng xem xét cơ cấu hộ gia đình, cơ cấu thu nhập, chi tiêu trong nước và với nước ngoài; và (4) mô hình mở rộng theo hướng cân bằng tổng quát động nhằm xem xét phân bổ nguồn lực theo thời gian nhằm nhận diện khuynh hướng và cơ chế tác động các chính sách vĩ mô đến nền kinh tế. 100
  19. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Quỹ nghiên cứu Nghiên cứu này được sự hỗ trợ từ Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng cho đề tài khoa học và công nghệ, mã số B2017-ĐN04-06. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Arrow, K. J. & Debreu, G. (1954). Existence of an equilibrium for a competitive economy. Econometrica, 22(3), 265–290. [2] Hosoe, N., Gasawa, K. & Hashimoto, H. (2010). Textbook of Computable General Equilibrium Modeling: Programming and Simulations Palgrave Macmillan, London. [3] King, B. J. (1985). “What is a SAM?” In Social Accounting Matrices: A Basis for Planning. G. Pyatt & J. Round, eds., Washington, D.C.: The World Bank. [4] Lofgren, H., Harris, R. L. & Robinson, S. (2002). A standard computable general equilibrium (CGE) model in GAMS International Food Policy Research Institute (IFPRI). [5] Pauw, K. (2003). Social accounting matrices and economic modelling. No.1852-2016-152552. [6] Pyatt, G. (1988). A SAM approach to modeling. Journal of Policy Modeling, 10(3), 327-352. [7] Santos, S. (2011). Constructing SAMs from the SNA. Technical University of Lisbon. [8] Stone, R. (1961). Input-Output and National Accounts. OEEC, Paris. [9] Stone, R. (1962). Multiple classifications in social accounting. Bulletin de l’Institut International de Statistique, 39(3), 215-233. [10] Sue Wing, I. (2004). Computable General Equilibrium Models and Their Use in Economy-Wide Policy Analysis. MIT Joint Program on the Science and Policy of Global Change. [11] Trinh, T. H. (2017). A primer on GDP and economic growth. International Journal of Economic Research, 14(5), 13-24. [12] Trinh, T. H. (2018). Towards a paradigm on the value. Cogent Economics & Finance, 6(1). [13] Trinh, T. H. (2019). General Equilibrium Modeling for Economic Policy Analysis: A Conceptual Framework. Proceedings of the 27th EBES Conference, Bali – Indonesia, 584-610. [14] United Nations. (1968). A System of National Accounts, Studies in Methods. New York. [15] United Nations., European Commission., International Monetary Fund., Organisation for Economic Co- operation and Development. & World Bank. (2009). System of national accounts 2008. United Nations, New York. [16] Walras, L. (1874). Elements of Pure Economics. London: George Allen and Unwin (Reprinted: 1954). 101