Mô hình cân bằng tổng quát và phân tích chính sách kinh tế: Khuôn khổ lý thuyết

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 1870
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình cân bằng tổng quát và phân tích chính sách kinh tế: Khuôn khổ lý thuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmo_hinh_can_bang_tong_quat_va_phan_tich_chinh_sach_kinh_te_k.pdf

Nội dung text: Mô hình cân bằng tổng quát và phân tích chính sách kinh tế: Khuôn khổ lý thuyết

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng MƠ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ: KHUƠN KHỔ LÝ THUYẾT GENEAL EQUILIBRIUM MODEL AND ECONOMIC POLICY ANALYSIS: A THEORETICAL FRAMEWORK PGS.TS. Trương Hồng Trình Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trinh.th@due.edu.vn TĨM TẮT Bài viết khám phá khái niệm giá trị nhằm làm rõ mối quan hệ giữa giá cả và giá trị trên thị trường. Mối quan hệ này là quan trọng trong việc xác định cân bằng thị trường và cân bằng tổng quát của nền kinh tế. Trên nền tảng lý thuyết này, bài viết tiếp cận phương pháp giá trị tăng thêm để đo lường tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và mơ hình cân bằng tổng quát trên cơ sở cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mơ. Cơng thức GDP khơng chỉ nhận diện các nhân tố và động lực cho tăng trưởng nền kinh tế, mà cịn sử dụng như hàm mục tiêu trong các mơ hình cân bằng tổng quát. Mơ hình cân bằng tổng quát liên kết dữ liệu kinh tế với cân bằng vĩ mơ cho phép phân tích và hoạch định sự chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế. Từ khĩa: khái niệm giá trị, GDP, cân bằng tổng quát, phân tích chính sách kinh tế. ABSTRACT This paper explores the value concept for explaining the relationship between price and value in the market. This relationship is important in determining market equilibrium and general equilibrium of the economy. Based on this theoretical base, the paper approaches the value-added method for GDP measurement, and developes the basic general equilibrium model with market equilibriums and macro balances. The GDP formula not only identifies the driving factors and incentives of economic growth, but also uses as the objective function in the computable general equilibrium model. The CGE model contructed under the linking economic data and macro balances allows to analyse the changes in economic policy on the economic growth and transition. Keywords: value concept, GDP, general equilibrium, economic policy analysis. 1. Giới thiệu Tăng trưởng kinh tế luơn là chủ đề quan trọng trong các diễn đàn kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu cố gắng nhận diện các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, các nhân tố cũng là cơ sở nền tảng hình thành các lý thuyết tăng trưởng kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế khơng chỉ hiểu về cân bằng tổng quát và đo lường tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mà cịn vận dụng các cơng cụ để phân tích các chính sách kinh tế (hay cú sốc kinh tế) đến sự chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế. Trong các diễn đàn kinh tế, các nhà kinh tế nỗ lực trong việc khám phá khái niệm giá trị, khái niệm này đĩng vai trị quan trọng trong việc xác định mối quan hệ cung cầu và phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Leon Walras (1874) và Alfred Marshall (1890) cho rằng cả cung (chi phí sản xuất) và cầu (lợi ích tiêu dùng) cĩ mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, và là nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của nhau. Trong khi Alfred Marshall (1890) phát triển phương pháp phân tích để giải thích giá trị dựa trên quan hệ cung cầu, Leon Walras (1874) xây dựng các mơ hình lý thuyết về cân bằng tổng quát bằng cách tích hợp các ảnh hưởng của cung cầu đến tồn bộ nền kinh tế. Từ những nền tảng lý thuyết này, các nhà kinh tế đã xây dựng các kỹ thuật 1
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng phân tích để đánh giá tác động các chính sách đến nền kinh tế. Wassily Leontief (1941) đã phát triển mơ hình I-O, kỹ thuật phân tích định lượng, để biểu thị các quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần của nền kinh tế hay các nền kinh tế khu vực với nhau. Mơ hình I-O rất hữu ích cho phân tích kinh tế từ khi biểu thị mối quan hệ giữa dữ liệu kinh tế với cấu trúc ngành, nhưng mơ hình hạn chế trong việc xem xét mối quan hệ tương tác trên thị trường của các thành phần trong nền kinh tế. Arrow and Debreu (1954) đã phát triển mơ hình cân bằng tổng quát tính tốn (CGE) để nghiên cứu cách thức nền kinh tế phản ứng với các thay đổi của chính sách kinh tế. Mơ hình cân bằng tổng quát được xây dựng dựa trên các thành phần (hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và phần thế giới bên ngồi), các thị trường (hàng hĩa, nguồn lực, tài chính), và các cân bằng vĩ mơ (cân bằng bên trong, cân bằng chính phủ, cân bằng bên ngồi). Bằng cách thay đổi các chính sách kinh tế hay cú sốc kinh tế, các cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mơ sẽ được tái xác lập cho nền kinh tế. Mơ hình CGE rất hữu ích cho hoạch định chính sách, trong đĩ sự liên kết giữa dữ liệu kinh tế với các cân bằng vĩ mơ là rất quan trọng khi xây dựng mơ hình cân bằng tổng quát (CGE). Để phát triển các mơ hình cân bằng tổng quát, các nhà kinh tế cần định nghĩa hàm lợi ích và các điều kiện cân bằng tổng quát. Các hàm lợi ích được sử dụng phổ biến trong các mơ hình CGE như hàm lợi ích Cobb-Douglas và hàm lợi ích Stone-Greary (Lofgren & cộng sự, 2002; Sue Wing, 2004; Hosoe & cộng sự, 2010). Tuy nhiên, các hàm lợi ích này khơng tích hợp các biến giá cả và giá trị. Điều này dẫn đến một hạn chế, đĩ là các mơ hình này khơng thể xem xét cân bằng giá trị giữa doanh nghiệp và khách hàng. Ngồi ra, các mơ hình cân bằng tổng quát trước đây xem xét điều kiện cân bằng thị trường cho cả thị trường nguồn lực và thị trường sản phẩm, dưới gĩc độ cân bằng giá cả chứ chưa xem xét cân bằng giá trị. Ngồi ra, sự khác nhau trong các mơ hình cân bằng tổng quát là do cách thức vận dụng các phương pháp cân bằng khác nhau. Hosoe & cộng sự (2010) sử dụng mơ hình lợi nhuận bằng khơng với giả định rằng các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hồn hảo và sự cạnh tranh dẫn đến lợi nhuận bằng khơng tại điểm cân bằng thị trường. Trong khi đĩ, Lofgren & cộng sự (2002) vận dụng mơ hình đạo hàm bậc nhất đối với hàm lợi ích và hàm lợi nhuận để tối đa hĩa lợi ích khách hàng và lợi nhuận doanh nghiệp tại điểm cân bằng thị trường. Từ khi mơ hình trên khơng xem xét sự cân bằng giá trị giữa lợi ích khách hàng và lợi nhuận doanh nghiệp, giải pháp cân bằng tổng quát với giá trị xã hội cực đại cĩ thể đã bị bỏ qua. Vì lẽ đĩ, bài viết khám phá khái niệm giá trị, giá cả, và lợi ích để xây dựng hàm lợi ích với sự tích hợp của giá trị và giá cả. Từ nền tảng lý thuyết này, phương pháp giá trị tăng thêm vận dụng để đo lường GDP của nền kinh tế. Từ khi phương pháp giá trị tăng thêm chuyển đổi giá trị các hàng hĩa trung gian thành giá trị sản xuất tăng thêm của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, hàm GDP này sử dụng như là hàm mục tiêu của mơ hình cân bằng tổng quát với các ràng buộc về cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mơ. Hơn thế nữa, mơ hình cân bằng tổng quát liên kết dữ liệu kinh tế với cấu trúc ngành và cân bằng vĩ mơ thơng qua ma trận hạch tốn xã hội (SAM). Vì vậy, mơ hình cân bằng tổng quát là rất hữu ích cho phân tích tác động chính sách đến sự chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế. 2. Nền tảng lý thuyết Khái niệm giá trị cĩ lịch sử lâu đời trong tư tưởng triết học và kinh tế nhằm giải thích hai khái niệm: giá trị sử dụng (giá trị) và giá trị trao đổi (giá cả). Sự phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi là cơ sở nền tảng hình thành các lý thuyết giá trị. Kinh tế học cổ điển dựa trên thuyết lao động về giá trị, hay thuyết giá trị khách quan. Thuyết giá trị cổ điển cho rằng giá trị dựa trên lượng lao động bỏ ra trong quá trình sản xuất hàng hĩa, làm cơ sở cho giá trị trao đổi trên thị trường (giá trị trao đổi). Điển hình cho tiếp cận cổ điển bao gồm các nghiên cứu của Adam Smith (1776) và David Ricardo (1821). Kinh tế học tân cổ điển dựa trên thuyết lợi ích về giá trị, hay thuyết giá trị chủ quan. Thuyết giá trị tân cổ điển cho rằng lợi ích là thước đo giá trị dựa trên đánh giá chủ quan của chủ thể (giá trị sử dụng). Tiếp cận tân cổ điển hướng đến khái niệm lợi ích và xây dựng lý thuyết giá cả dựa trên các thuyết lợi ích của Jeremy Bentham (1789) và Jules Dupuit (1844). Sau này, các nhà kinh tế William Jevons (1871) và Carl Menger (1871) phát triển cơng cụ phân tích biên để hiểu về giá trị, mà ở đĩ giá trị phụ thuộc vào lợi ích mà người mua mong muốn nhận được. 2
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hầu hết các nhà kinh tế cố gắng phân biệt giữa giá trị và giá cả của hàng hĩa. Baier (1971) đã đưa ra định nghĩa “giá trị là khả năng mà một sản phẩm, dịch vụ, hay hoạt động thỏa mãn nhu cầu hay cung cấp lợi ích cho cá nhân hay tổ chức”. Giá trị được nhận thức và đánh giá tại thời điểm tiêu dùng (Wikstrưm, 1996; Woodruff & Gardial, 1996; Vargo & Lusch, 2004; Grӧnroos, 2008). Cĩ một sự thừa nhận chung đĩ là giá trị được tạo ra trong quá trình sử dụng như là giá trị sử dụng (Grưnroos, 2011). Từ khi giá trị sử dụng (giá trị) thích hợp trong việc giải thích giá trị hơn là giá trị trao đổi, liệu các nhà kinh tế cĩ sử dụng qui luật lợi ích biên giảm dần để giải thích đường cầu. Vì vậy, khái niệm giá trị cần phải xác định lại, và thuyết giá trị cần phải dựa trên qui luật giá trị biên giảm dần (Trinh, 2014a). Thuyết giá trị khơng chỉ giải thích quan hệ giữa giá trị và giá cả, mà cịn định nghĩa khái niệm lợi ích trên cơ sở mối quan hệ này. Dựa trên nền tảng lý thuyết này, hàm lợi ích được thiết lập với mối quan hệ giá cả và giá trị (Trinh & cộng sự, 2014) như sau. TU u Q v p Q TV TR (1) Trong đĩ, v, p, và u lần lượt là giá trị, giá cả, và lợi ích đơn vị. TV, TR, và TU là tổng giá trị, tổng doanh thu, và tổng lợi ích tương ứng. Theo quan điểm tạo giá trị, hệ thống tạo giá trị bao gồm quá trình sản xuất, trao đổi và tiêu dùng như Hình 1. Từ phạm vi doanh nghiệp, doanh nghiệp đĩng vai trị là người tạo thuận lợi (cung cấp nền tảng giá trị), và cũng tham gia vào quá trình tạo giá trị của khách hàng như là người đồng tạo giá trị. Hàm sản xuất của doanh nghiệp được định nghĩa theo hàm sản xuất Cobb Douglas như sau: α1 1 Q f K1,L1 A1 K1 L1 (2) Trong đĩ, Q là tổng sản lượng sản xuất. A1 là năng suất yếu tố tổng hợp sản xuất. K1 và L1 là vốn và lao động của doanh nghiệp. α1, β1, là độ co giãn sản lượng theo các yếu tố đầu vào sản xuất. Bằng phương pháp kết hợp chi phí đầu vào cực tiểu, hàm chi phí doanh nghiệp (TC1) cĩ thể xác định như là hàm số phụ thuộc vào giá cả và tham số đầu vào như sau: TC K w L w (3) 1 1 K1 1 L1 Trong đĩ, TC là tổng chi phí doanh nghiệp, w và w là chi phí đơn vị của vốn và lao động của 1 K1 L1 doanh nghiệp. Hàm lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bởi cơng thức sau đây: Π TR TC p Q K w L w 1 1 K1 1 L1 (4) Trong đĩ, Π là lợi nhuận doanh nghiệp và TR là tổng doanh thu (TR p Q ). Từ phạm vi khách hàng, khách hàng là người tạo giá trị. Khách hàng cũng tham gia vào quá trình sản xuất như là người đồng sản xuất. Từ khi giá trị được tạo ra trong quá trình tiêu dùng, vốn khách hàng (K2) và lao động khách hàng (L2) thêm vào hàm tiêu dùng như sau: 2 2 Q f K2 , L2 A2 K2 L2 (5) 3
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Trong đĩ, Q là tổng sản lượng tiêu dùng. A2 là năng suất yếu tố tổng hợp tiêu dùng. α2, β2, là độ co giãn đầu ra theo yếu tố đầu vào tiêu dùng. Sử dụng phương pháp kết hợp đầu vào cực tiểu, hàm chi phí khách hàng (TC2) cĩ thể xác định như hàm số phụ thuộc vào giá đầu vào và các tham số hàm tiêu dùng như sau: TC K w L w 2 2 K2 2 L2 (6) w w K2 L2 Trong đĩ, TC2 là tổng chi phí khách hàng, và là chi phí đơn vị của vốn khách hàng và lao động khách hàng. Hàm lợi ích khách hàng được xác định bởi cơng thức sau: U TU TC v p Q K w L w 2 2 K2 2 L2 (7) Trong đĩ, U là lợi ích khách hàng và TU là tổng lợi ích (TU u Q v p Q ). Từ phạm vi tạo giá trị, giá trị được tạo ra trong quá trình tiêu dùng, cả chi phí doanh nghiệp và chi phí khách hàng phải được xem xét trong hệ thống tạo giá trị. Hàm tổng chi phí và giá trị rịng (giá trị tăng thêm) được xác định như sau: TC TC TC K w L w K w L w 1 2 1 K1 1 L1 2 K2 2 L2 (8) V Π U v Q K w L w K w L w TV TC 1 K1 1 L1 2 K2 2 L2 (9) w w Trong đĩ, V là giá trị rịng, TV là tổng giá trị (TV v Q ) và TC là tổng chi phí. K1 và L1 là w w chi phí đơn vị của vốn doanh nghiệp và lao động doanh nghiệp. K2 và L2 là chi phí đơn vị của vốn khách hàng và lao động khách hàng. Trong kinh tế học, khái niệm giá trị, lợi ích, và giá cả là rất quan trọng trong việc định nghĩa giá trị và ảnh hưởng đến cách thức đo lường GDP. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) được xem là thước đo sức khỏe của nền kinh tế. GDP là giá trị của sản phẩm mà một quốc gia sản xuất trong một thời gian cụ thể. Tiếp cận sản xuất (giá trị tăng thêm) đo lường GDP bằng cách cộng tổng giá trị sản xuất tăng thêm piQi của các khu vực (ngành) trong nền kinh tế như minh họa trong Hình 2. Phương pháp giá trị tăng thêm xác định giá trị sản p Q xuất tăng thêm ij ij của ngành i thơng qua quá trình trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng. Hình 2: Tiếp cận đo lường GDP cho ngành i Nguồn: Trình (2017) ui1Qi1 = (vi1 - pi1)Qi1 wki1 Ki1 wLi1 Li1 πi1+Ti1 ui2Qi2 = (vi2 - pi2)Qi2 pi1Qi1 wki2 Ki2 wLi2 Li2 πi2+Ti2 Sản phẩm trung gian pi2Qi2 =vi1Qi1 wki3 Ki3 wLi3 Li3 πi3+Ti3 pi3Qi3 = vi2Qi2 m m m m Sản phẩm p Q K w L w Π T i i j 1 ij Kij j 1 ij Lij j 1 ij j 1 ij cuối cùng 4
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Đối với quá trình trao đổi trung gian, doanh nghiệp trung gian đĩng vai trị vừa là doanh nghiệp và khách hàng. Đối với quá trình trao đổi đầu tiên, doanh nghiệp cung cấp hàng hĩa cho khách hàng. Lợi nhuận doanh nghiệp Πi1 và lợi ích khách hàng U i1 được xác định như sau: Π p Q K w L w T (10) i1 i1 i1 i1 Ki1 i1 Li1 i1 U v p Q K w L w T (11) i1 i1 i1 i1 i2 Ki 2 i2 Li 2 i2 Khách hàng sau đĩ đĩng vai trị là doanh nghiệp trong quá trình trao đổi kế tiếp. Lợi ích khách hàng U i1 trong quá trình trao đổi đầu tiên cũng là lợi nhuận doanh nghiệp Πi2 trong quá trình trao đổi kế tiếp. Π p Q K w L w T (12) i2 i2 i2 i2 Ki 2 i2 Li 2 i2 U v p Q K w L w T (13) i2 i2 i2 i2 i3 Ki 3 i3 Li 3 i3 Đối với quá trình trao đổi cuối cùng, khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng mua hàng hĩa cuối cùng từ doanh nghiệp. Lợi nhuận doanh nghiệp Πim đối với hàng hĩa cuối cùng xác định như sau: Π p Q K w L w T (14) im im im im Kim im Lim im Tổng giá trị rịng (giá trị tăng thêm) của ngành i được xác định bởi cơng thức sau: m m m m m Π p Q K w L w T (15)  ij  ij ij  ij Kij  ij Lij  ij j 1 j 1 j 1 j 1 j 1 m m Từ cơng thức ở trên, tổng giá trị sản xuất của ngành i p Q I p Q I được xác i i i  ij ij  ij j 1 j 1 m m định là tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trung gian, mà ở đĩ tổng chi tiêu p Q I  ij ij  ij j 1 j 1 m m m m m m bằng với tổng thu nhập K w L w Π T I , trong đĩ I là tổng đầu  ij Kij  ij Lij  ij  ij  ij  ij j 1 j 1 j 1 j 1 j 1 j 1 m m m tư vốn của ngành i. Bằng cách đặt K w K w , L w L w , Π Π , i Ki  ij Kij i Li  ij Lij i  ij j 1 j 1 j 1 m m Ti Tij , Ii  Iij , tổng giá trị sản xuất của ngành i cĩ thể được biểu thị như sau: j 1 j 1 p Q I K w L w Π T I (16) i i i i Ki i Li i i i Tổng giá trị sản xuất (GDP) của nền kinh tế gồm n ngành được xác định như sau: n n GDP  pi Qi  Ii (17) i 1 i 1 n n n n n GDP K w L w Π T I (18)  i Ki  i Li  i  i  i i 1 i 1 i 1 i 1 i 1 n n n n n n Đặt  SFi  Πi  Ii  Di , trong đĩ  SFi là tiết kiệm doanh nghiệp và  Di là khấu hao i 1 i 1 i 1 i 1 i 1 i 1 vốn. Vì vậy, GDP từ cơng thức (18) cĩ thể viết lại như sau: 5
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng n n n n n GDP K w L w S D T (19)  i Ki  i Li  Fi  i  i i 1 i 1 i 1 i 1 i 1 n n Từ cơng thức (17), đặt PQ  pi Qi và I  I i , trong đĩ tổng chi tiêu đối với hàng hĩa cuối i 1 i 1 cùng PQ bao gồm chi tiêu cá nhân (C), chi tiêu chính phủ (G), và xuất khẩu rịng (NX). Đo lường GDP theo tiếp cận chi tiêu cĩ thể biểu thị như sau: GDP C G I NX (20) n n n n Từ cơng thức (19), đặt LWL  Li wLi , KWK  Ki wKi , SF  SFi , D  Di , và i 1 i 1 i 1 i 1 n T Ti , đo lường GDP theo tiếp cận thu nhập cĩ thể biểu thị như sau: i 1 GDP KWK LWL SF D T (21) GDP đo lường theo tổng thu nhập bao gồm thu nhập vốn (KWK), thu nhập lao động (LWL), tiết kiệm doanh nghiệp (SF), khấu hao vốn (D), thuế và trợ cấp (T). 3. Mơ hình cân bằng tổng quát Để hiểu về nền kinh tế địi hỏi phải cĩ kiến thức cơ bản về các dịng chảy ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế. Làm thế nào để chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến GDP? Điều đĩ địi hỏi kiến thức về cấu trúc nền kinh tế bao gồm ba yếu tố chính: các thị trường, các thành phần, và các cân bằng vĩ mơ. Hình 3 minh họa một cấu trúc cơ bản của nền kinh tế đĩ cho thấy cách thành phần (hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ, và thế giới bên ngồi) tương tác trên các thị trường (thị trường hàng hĩa, thị trường nguồn lực, và thị trường tài chính) dựa trên các cân bằng vĩ mơ (cân bằng bên trong, cân bằng chính phủ, và cân bằng bên ngồi). Biểu đồ luân chuyển là sự hiện diện đơn giản về cấu trúc của nền kinh tế bao gồm: dịng tiền tệ, dịng hàng hĩa, và yếu tố sản xuất trong nền kinh tế. Trong đĩ, dịng tiền tệ dựa trên nguyên tắc cơ bản là dịng tiền vào mỗi thị trường hoặc thành phần kinh tế (thu nhập) bằng dịng tiền ra ở mỗi thị trường hoặc thành phần kinh tế (chi tiêu). Nền kinh tế bao gồm bốn thành phần kinh tế: hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ, và thế giới bên ngồi. Hộ gia đình nhận thu nhập từ các thị trường nguồn lực dưới hình thức tiền lương, lợi nhuận, tiền lãi và tiền thuê. Hộ gia đình chi tiêu cho việc mua sắm hàng hĩa và dịch vụ trên các thị trường hàng hĩa. Các hộ gia đình cĩ thể gửi tiết kiệm hoặc vay tiền từ thị trường tài chính. Doanh nghiệp nhận doanh thu từ việc cung cấp hàng hĩa và dịch vụ cho các hộ gia đình, chính phủ, và thế giới (ROW) trên các thị trường hàng hĩa. Các doanh nghiệp cũng chi cho chi phí vốn và lao động trên thị trường nguồn lực. Doanh nghiệp cũng cần một nguồn vốn để đầu tư, và gởi phần tiết kiệm trên thị trường tài chính. Chính phủ thu thuế từ các doanh nghiệp và hộ gia đình đối với hàng hĩa và dịch vụ từ thị trường hàng hĩa. Chính phủ cĩ thể vay tiền bù đắp thâm hụt ngân sách hoặc gửi thặng dư ngân sách trên thị trường tài chính. Ngồi ra, chính phủ trợ cấp một phần tiền thuế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình. 6
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hình 3: Dịng luân chuyển của nền kinh tế Ma trận hạch tốn xã hội (SAM) biểu thị nền kinh tế dưới hình thức dữ liệu của tồn bộ nền kinh tế. SAM biểu thị dữ liệu kế tốn cho các dịng tiền vào (thu nhập) và dịng tiền ra (chi tiêu) trong biểu đồ luân chuyển nền kinh tế. Cấu trúc SAM là một ma trận vuơng, trong đĩ mỗi hàng và cột được gọi là một "tài khoản". Bảng 1 cho thấy SAM tương ứng với biểu đồ luân chuyển nền kinh tế như trong Hình 3. Mỗi một khối trong biểu đồ là một tài khoản trong SAM. Mỗi một ơ trong ma trận biểu thị một dịng tiền từ một tài khoản cột vào một tài khoản hàng. Các nguyên tắc cơ bản của kế tốn kép địi hỏi mỗi tài khoản trong SAM thỏa mãn dịng tiền vào (tổng thu nhập) bằng dịng tiền ra (tổng chi phí). Điều này cĩ nghĩa tổng hàng và tổng cột của một tài khoản phải bằng nhau. Bảng 1: Cấu trúc cơ bản của SAM Hàng hĩa Nguồn lực Tài chính Hộ gia đình Doanh nghiệp Chính phủ ROW Tổng C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Chi tiêu Chi tiêu Hàng hĩa Đầu tư vốn Xuất khẩu Cầu cá nhân chính phủ R1 (I) (X) hàng hĩa (C) (G) Chi phí sản xuất Nguồn lực Cầu (KWK+ R2 nguồn lực LWL+D) Tiền gửi Tiền gửi Thặng dư Thăng dư Tài chính Cầu Hộ gia đình doanh nghiệp ngân sách Thương mại R3 tài chính (Sc >0) (П > 0) (G < T) (X < N) Thu nhập Tiền vay Trợ cấp Hộ gia đình nguồn lực Thu hộ gia đình Cá nhân R4 (KWK + hộ gia đình (Sc < 0) (SbP) LWL) 7
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Sản xuất Khấu hao Tiền vay Trợ cấp Doanh nghiệp Thu nội địa vốn doanh nghiệp doanh nghiệp R5 doanh nghiệp (GDP) (D) (П T) (TP) (TF) Thâm hụt ROW Nhập khẩu Thu thương mại R7 (N) ROW (X > N) Cung Cung nguồn Cung Chi Chi Chi Chi Tổng hàng hĩa lực tài chính hộ gia đình doanh nghiệp chính phủ ROW Hàng hĩa được cung cấp bởi sản xuất trong nước [R5-C1] và nhập khẩu từ thế giới (ROW) [R7-C1]. Tổng cung phải bằng với tổng cầu bao gồm chi tiêu cá nhân [R1-C4], vốn đầu tư [R1-C5], chi tiêu chính phủ [R1-C6], và xuất khẩu [R1-C7]. Các yếu tố sản xuất được cung cấp bởi các hộ gia đình [R4-C2] và khấu hao vốn của doanh nghiệp [R5-C2]. Tổng cung yếu tố sản xuất cũng bằng với tổng cầu chi phí sản xuất [R2-C5] của doanh nghiệp. Cung tài chính từ khoản tiết kiệm hộ gia đình [R3-C4] và lợi nhuận doanh nghiệp [R3- C5]. Cầu tài chính từ nguồn vay chính phủ [R6-C3] và thế giới (ROW) [R7-C3] cho bù đắp thâm hụt, vay chi tiêu hộ gia đình [R4-C3], và các khoản vay doanh nghiệp [R5-C3]. Các hộ gia đình nhận được thu nhập từ việc cung cấp vốn và lao động [R4-C2], và sử dụng thu nhập để chi tiêu cá nhân [R4-C1]. Các hộ gia đình cĩ thể gửi tiết kiệm trên thị trường tài chính [R3-C4] hoặc vay nợ để chi tiêu từ thị trường tài chính [R4-C3]. Các doanh nghiệp chi trả cho các chi phí sản xuất [R2-C5], vốn đầu tư [R1-C5], và thuế doanh nghiệp [R6-C5]. Các doanh nghiệp cũng nhận doanh thu từ sản xuất trong nước [R5-C1] và khấu hao vốn [R5-C2]. Các doanh nghiệp cĩ thể gửi lợi nhuận trên thị trường tài chính [R3-C5] hoặc vay tiền từ thị trường tài chính [R5-C3]. Chính phủ thu thuế từ hộ gia đình [R6-C4] và doanh nghiệp [R6-C5], và trợ cấp cá nhân [R4-C6] và trợ cấp doanh nghiệp [R5-C6]. Phần cịn lại dành cho chi tiêu của chính phủ [R1-C6]. Chính phủ cĩ thể vay từ thị trường tài chính đáp ứng thâm hụt ngân sách [R6-C3], hoặc gửi phần thặng dư ngân sách trên thị trường tài chính [R3-C6]. ROW chi tiêu cho xuất khẩu [R1-C7] và nhận thu nhập từ nhập khẩu [R7-C1]. ROW gửi phần thặng dư thương mại [R3-C7], hoặc vay nợ bù đắp thâm hụt thương mại [R7-C3] trên thị trường tài chính. Từ khi SAM liên kết dữ liệu kinh tế từ hệ thống tài khoản quốc gia, SAM là một cơng cụ hữu ích để biểu thị bức tranh nền kinh tế của một quốc gia. SAM được xây dựng dựa trên các cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mơ (dựa trên chính sách kinh tế hay cú sốc kinh tế). Cĩ ba cân bằng thị trường: thị trường hàng hĩa, thị trường nguồn lực, và thị trường tài chính, trong đĩ nguồn cung thị trường là cân bằng với nhu cầu thị trường. Nền kinh tế xây dựng dựa trên các cân bằng vĩ mơ bao gồm: cân bằng chính phủ, cân bằng bên ngồi, và cân bằng bên trong. Cân bằng chính phủ là lựa chọn ràng buộc giữa tiết kiệm chính phủ (chênh lệch giữa doanh thu chính phủ và chi tiêu chính phủ) và thuế suất. Tùy chọn chính sách (GOV-1) cho biết tiết kiệm chính phủ thay đổi linh hoạt trong khi tất cả các mức thuế suất được cố định. Tùy chọn chính sách (GOV-2), mức thuế được điều chỉnh linh hoạt nhằm duy trì một mức cố định tiết kiệm chính phủ. Cân bằng bên ngồi là sự lựa chọn ràng buộc giữa xuất khẩu rịng (chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu) và tỷ giá hối đối. Tùy chọn chính sách (EXT-1) cho biết cán cân thương mại điều chỉnh linh hoạt, trong khi tỷ giá hối đối cố định. Dưới tùy chọn chính sách (EXT-2), tỷ giá hối đối là linh hoạt để tạo ra một mức cố định cán cân thương mại (xuất khẩu rịng). Cân bằng bên trong là sự lựa chọn ràng buộc giữa yếu tố đầu tư và yếu tố tiết kiệm. Tùy chọn chính sách (INT-1) cho biết lượng đầu tư linh hoạt, trong khi tiết kiệm được cố định. Đối với tùy chọn chính sách (INT-2), lượng đầu tư cố định để tạo ra một mức linh hoạt tiết kiệm. 8
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 2 cho thấy các kết hợp tùy chọn chính sách vĩ mơ. Các kết hợp cân bằng vĩ mơ khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh phân tích chính sách. Cĩ 8 kết hợp tùy chọn chính sách vĩ mơ để phân tích tác động chính sách đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả thực nghiệm giúp hiểu rõ hơn về các cân bằng vĩ mơ, và tác động của các chính sách vĩ mơ đến nền kinh tế của một quốc gia. Trong nền kinh tế thực, nền kinh tế được mở rộng với các chính sách kinh tế, chẳng hạn như xuất khẩu rịng (NX), thuế và trợ cấp (T), chi tiêu chính phủ (G), vốn đầu tư (I), và khấu hao vốn (D). Trong điều kiện cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mơ, mơ hình cân bằng tổng quát cơ bản xây dựng với các giả thiết chính như sau: 1. Hộ gia đình (khách hàng) tiêu thụ m hàng hĩa (sản phẩm hoặc dịch vụ) với cùng sở thích và tham số tiêu dùng. 2. Các doanh nghiệp (sản xuất) cung cấp m hàng hĩa (sản phẩm hoặc dịch vụ) với cùng điều kiện và tham số sản xuất. 3. Nền kinh tế cĩ m lĩnh vực (ngành), mỗi khu vực sản xuất một loại hàng hĩa (sản phẩm hoặc dịch vụ). 4. Hàm cầu của mỗi hàng hĩa là xác định trong các mơ hình thực nghiệm. 5. Xuất khẩu rịng (NX), thuế và trợ cấp (T), chi tiêu chính phủ (G), đầu tư vốn (I), khấu hao vốn (D) được giả định trong các mơ hình. Bảng 2: Các kết hợp tùy chọn chính sách vĩ mơ Cân bằng Cân bằng Cân bằng chính phủ bên ngồi bên trong GOV-1: EXT-1: INT-1: Tiết kiệm chính phủ linh hoạt, Cán cân thương mại linh hoạt, Đầu tư linh hoạt, Thuế suất cố định Tỷ giá hối đối cố định Tiết kiệm cố định GOV-2: EXT-2: INT-2: Tiết kiệm chính phủ cố định, Cán cân thương mại cố định, Đầu tư cố định, Thuế suất linh hoạt Tỷ giá hối đối linh hoạt Tiết kiệm linh hoạt Để phân tích những thay đổi trong chính sách kinh tế, thực nghiệm mơ phỏng được thực hiện trên nền kinh tế giả định với m ngành, mỗi lĩnh vực (ngành) sản xuất một loại hàng hĩa (j = 1 m) bằng cách sử dụng tổng vốn ( K j ) và tổng số lao động ( L j ). Hàm cầu hàng hĩa j được xác định như sau: Hàm cầu: pj f Q j (22) Điều kiện cân bằng thị trường là điều kiện mà ở đĩ tổng cung Q j bằng với tổng cầu QCj QGj QNXj đối với tất cả hàng hĩa (j = 1 m). Cân bằng thị trường: Q j QCj QGj QNXj (23) Hàm sản xuất Q j của hàng hĩa j được cho như sau: j  j Hàm sản xuất: QSj Aj K j Lj (24) Hàm lợi nhuận Π của các hàng hĩa trong nền kinh tế được xác định như sau: Hàm lợi nhuận: 9
  10. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng m m m m Π  p j Q j K j WKj Lj WLj Tj (25) j 1 j 1 j 1 j 1 Trong đĩ, Tj là thuế và trợ cấp của hàng hĩa j (j = 1 m). Mơ hình cân bằng tổng quát sau đây cĩ hàm mục tiêu là tối đa hĩa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và các ràng buộc là cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mơ. Mơ hình cân bằng tổng quát cơ bản: m m m m Max GDP Pj QCj Pj QGj Pj QNXj EX j I j (24) j 1 j 1 j 1 j 1 Subject to pj f Q j j 1 m (26) j  j Q j Aj K j L j j 1 m (27) Q j QCj QGj QNXj j 1 m (28) Pj Q j X j j 1 m (29) m m Tj -Pj QGj A (30) j 1 j 1 m Pj QNXj EX j B (31) j 1 m m m Pj QGj Pj QNXj EX j -Tj C (32) j 1 j 1 j 1 K j , L j , Pj ,Q j , QCj j 1 m Chỉ mục: j: chỉ mục lĩnh vực (ngành) (j = 1 m) Tham số hệ thống: Aj : Năng suất yếu tố tổng hợp của ngành j wKj : Chi phí đơn vị vốn của ngành j wLj : Chi phí đơn vị lao động của ngành j j : Độ co giãn sản lượng theo vốn của ngành j  j : Độ co giãn sản lượng theo lao động của ngành j Tham số chính sách: T j : Thuế và trợ cấp của ngành j Q NXj : Sản lượng xuất khẩu rịng của ngành j QGj : Sản lượng chi tiêu chính phủ của ngành j I j : Đầu tư vốn của ngành j 10
  11. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng D j : Khấu hao vốn của ngành j X j : GDP mục tiêu của ngành j EX j : Tỷ lệ giá xuất khẩu và giá nhập khẩu A : Ràng buộc tối thiểu của cân bằng chính phủ B : Ràng buộc tối đa của cân bằng bên ngồi C : Ràng buộc thối thiểu của cân bằng bên trong Biến số: Q j : Tổng sản lượng sản xuất của ngành j QCj : Sản lượng chi tiêu cá nhân của ngành j Pj : Giá đơn vị của ngành j K j : Tổng vốn của ngành j L j : Tổng lao động của ngành j Mơ hình cân bằng tổng quát cơ bản ở trên với hàm mục tiêu GDP được xây dựng dựa trên phương pháp giá trị gia tăng. Mơ hình này dựa trên cân bằng tổng cung và tổng cầu như trong ràng buộc (27) và (28), cơ cấu ngành mục tiêu như trong ràng buộc (29), và cân bằng vĩ mơ như trong ràng buộc (30), (31) và (32 ). Các thực nghiệm mơ phỏng được thực hiện trên nền kinh tế giả định với m ngành. Mỗi ngành j (j = 1 m) sản xuất một hàng hĩa (sản phẩm hoặc dịch vụ) với tổng sản lượng sản xuất Qj (j = 1 m) bằng cách sử dụng tổng vốn (Kj) và tổng lao động (Lj). Giá nội địa của hàng hĩa j được cho bởi hàm cầu. Giá xuất khẩu được điều chỉnh với tỷ lệ EXj (tỷ lệ của giá xuất khẩu và giá nhập khẩu), tỷ lệ này phụ thuộc vào tỷ giá hối đối, giá xuất khẩu và giá nhập khẩu đối với hàng hĩa j. Để phân tích những thay đổi trong chính sách kinh tế đối với nền kinh tế, các ràng buộc chính sách (29), (30), (31) và (32) được thêm vào các mơ hình cân bằng tổng quát. Ràng buộc (29) thiết lập một cấu trúc mục tiêu GDP cho từng lĩnh vực của nền kinh tế Pj Q j X j (j = 1 m). Ràng buộc (30) thiết đặt ràng m buộc tối thiểu đối với cân bằng chính phủ (doanh thu của chính phủ từ thuế và trợ cấp T trừ đi chi  j j 1 m tiêu chính phủ P Q ). Ràng buộc (31) thiết đặt ràng buộc tối đa đối với cân bằng bên ngồi  j Gj j 1 m Pj QNXj EX j . Ràng buộc (32) thiết lập một giá trị tối thiểu đối với cân bằng bên trong j 1 m m m m P Q P Q EX - T , cũng bằng với cân bằng bên ngồi P Q EX  j Gj  j NXj j  j  j NXj j j 1 j 1 j 1 j 1 m m trừ cân bằng chính phủ T j - Pj QGj . Từ những kết hợp tùy chọn chính sách vĩ mơ ở Bảng 2, các j 1 j 1 mơ hình cung cấp các giải pháp tối ưu cho việc chuyển đổi từ chính sách kinh tế hiện nay sang các chính sách kinh tế mới với cấu trúc ngành mục tiêu của nền kinh tế. 11
  12. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 4. Kết luận Thuyết giá trị bao gồm tất cả các lý thuyết trong kinh tế nhằm giải thích sự khác nhau giữa giá trị và giá cả. Từ quan điểm tạo ra giá trị, lý thuyết về giá trị xem xét các mối quan hệ giữa giá trị và giá cả, và hàm lợi ích được xây dựng với sự kết hợp giá trị và giá cả, và cũng được sử dụng để đo lường GDP. Cơng thức GDP là rất quan trọng khơng chỉ giải thích các yếu tố tác động, cũng như phân tích những thay đổi trong chính sách kinh tế đối với sự chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế trong mơ hình cân bằng tổng quát. Để phân tích ảnh hưởng chính sách đến nền kinh tế, mơ hình cân bằng tổng quát xây dựng với hàm mục tiêu GDP, và những ràng buộc cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mơ. Một khuơn khổ phân tích chính sách kinh tế đề xuất với các tùy chọn chính sách vĩ mơ khác nhau phụ thuộc vào bối cảnh phân tích chính sách. Các thực nghiệm mơ phỏng được thực hiện trên dữ liệu kinh tế trong cấu trúc SAM với cấu trúc ngành của nền kinh tế. Thực nghiệm nhằm phân tích những thay đổi trong chính sách kinh tế (cơ cấu ngành mục tiêu, cân bằng chính phủ, cân bằng bên ngồi, cân bằng bên trong) đến sự chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu gĩp phần làm rõ các cân bằng tổng quát của nền kinh tế, và khuơn khổ phân tích chính sách đến sự chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cịn một số hạn chế, và cũng là những gợi ý cho hướng nghiên cứu sau này: (1) các mơ hình cân bằng tổng quát được phát triển trên các dữ liệu kinh tế từ SAM, vì vậy liên kết các tài khoản quốc gia và SAM cần được nghiên cứu trong tương lai; (2) các hàm cầu được giả định trong mơ hình cân bằng tổng quát, các nghiên cứu cần phải phân tích nhân tố ảnh hưởng đến cầu và dự báo giá cả thị trường; (3) nghiên cứu giả định cân bằng thị trường, trong đĩ tổng sản lượng sản xuất là hồn tồn tiêu thụ bởi các hộ gia đình, chính phủ, và thế giới bên ngồi; (4) các nghiên cứu nên mở rộng với nhiều lĩnh vực và với dữ liệu SAM cho nền kinh tế. Quỹ nghiên cứu Nghiên cứu này được sự hỗ trợ từ Quỹ Phát triển Khoa học và Cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng cho đề tài khoa học và cơng nghệ, mã số Đ2015-04-62 và B2017-ĐN04-06. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Arrow, K. J. & Debreu, G. (1954). Existence of an equilibrium for a competitive economy. Econometrica, 22(3), 265–290. [2] Baier, K. (1971). What is Value?: An Analysis of the Concept. Value and the Future, K. Baier & N. Rescher, eds., New Yord: The Free Express, 33-67. [3] Bentham, J. (1789). An Introduction to the Principles of Morals and Legislation. Clarendon Press (1907), Oxford. [4] Dupuit, J. (1844). De l'utilite' et de sa mesure. La Riforma Sociale (1933), Torino, Italy. [5] Grưnroos, C. (2011). A service perspective on business relationships: The value creation, interaction and marketing interface. Industrial marketing Management, 40(2), 240-247. [6] Grӧnroos, C. (2008). Service logic revisited: who creates value? And who co-creates? European Business Review, 20(4), 298-314. [7] Grӧnroos, C. & Voima, P. (2012). Making sense of value and value co-creation in service logic. Hanken School of Economics: Helsinki, Finland. [8] Hosoe, N., Gasawa, K. & Hashimoto, H. (2010). Textbook of Computable General Equilibrium Modeling: Programming and Simulations Palgrave Macmillan, London. [9] Jevons, S. W. (1871). Theory of Political Economy. London: Macmillan (1970). [10] Leontief, W. W. (1941). The Structure of the American Economy, 1919-1929. Cambridge, Massachusetts: Havard University Press. [11] Lofgren, H., Harris, R. L. & Robinson, S. (2002). A standard computable general equilibrium (CGE) 12
  13. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng model in GAMS International Food Policy Research Institute (IFPRI). [12] Marshall, A. (1890). Principles of Economics. London: Macmillan. [13] Menger, C. (1871). Principles of Economics. Germany: Braumüller. [14] Ricardo, D. (1821). On the Principles of Political Economy and Taxation. John Murray, London [15] Smith, A. (1776). The Wealth of Nations. The Modern Library (1937), New York. [16] Sue Wing, I. (2004). Computable General Equilibrium Models and Their Use in Economy-Wide Policy Analysis. MIT Joint Program on the Science and Policy of Global Change. [17] Trinh, T. H. (2014a). A New Approach to Market Equilibrium. International Journal of Economic Research, 11(3), 569-587. [18] Trinh, T. H. (2014b). Value Concept and Economic Growth Model. Journal of Economic & Financial Studies, 2(6), 62-71. [19] Trinh, T. H. (2017). A primer on GDP and economic growth. International Journal of Economic Research, 14(5), 13-24. [20] Trinh, T. H., Kachitvichyanukul, V. & Khang, D. B. (2014). The co-production approach to service: a theoretical background. Journal of the Operational Research Society 65(2), 161-168. [21] Vargo, S. L. & Lusch, R. F. (2004). Evolving to a new dominant logic for marketing. Journal of Marketing, 68(1), 1-17. [22] Walras, L. (1874). Elements of Pure Economics. London: George Allen and Unwin (Reprinted: 1954). [23] Wikstrưm, S. (1996). The customer as co-producer. European Journal of Marketing, 30(4), 6-19. [24] Woodruff, R. B. & Gardial, S. (1996). Know Your Customers – New Approaches to Understanding Customer Value and Satisfaction. Blackwell Business, Cambridge, MA. 13