Thông tin thương mại điện tử cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động xuất nhập khẩu

pdf 15 trang Gia Huy 18/05/2022 1690
Bạn đang xem tài liệu "Thông tin thương mại điện tử cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động xuất nhập khẩu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthong_tin_thuong_mai_dien_tu_cho_cac_doanh_nghiep_nho_va_vua.pdf

Nội dung text: Thông tin thương mại điện tử cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động xuất nhập khẩu

  1. THÔNG TIN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU E-COMMERCE INFORMATION RESOURCES FOR SMALL AND MEDIUM- SIZED ENTERPRISES IN IMPORT AND EXPORT PROCESSES PGS,TS Nguyễn Văn Minh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Hơn 20 năm qua, thương mại điện tử từng bước được triển khai và ứng dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới.Thương mại điện tử trước hết liên quan đến việc tạo lập, thu thập, lựa chọn, xử lý, lưu trữ, truyền tải và hiển thị thông tin kinh tế - thương mại. Các hoạt động thương mại quốc tế được thực hiện trong một môi trường phức tạp, dòng thông tin ở đây là rất lớn.TMĐT giúp các quá trình thông tin được thực hiện một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian. Thương mại điện tử có khả năng thúc đẩy thương mại quốc tế tương tự như việc loại bỏ các rào cản thương mại khác. Bài viết nhằm tới mục đích, thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ hơn tác động và lợi ích của thương mại điện tử trong thương mại quốc tế; thứ hai, quan trọng hơn, hệ thống hóa và cụ thể hóa các cách thức mà một doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng một cách hiệu quả các nguồn thông tin thương mại điện tử hỗ trợ đắc lực cho các quá trình xuất và nhập khẩu. Từ khóa: thông tin, thương mại điện tử(TMĐT), doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), xuất khẩu, nhập khẩu. Abstract Over 20 years, the electronic commerce has been gradually implemented and applied more widely in the world. Electronic commerce primarily relates to the creation, collection, selection, processing, storage, transmission and display of economic and trade information. The international trade is conducted in a complex environment where the flow of information processed is huge. Electronic commerce helps the communication processes to be deployed efficiently, to save costs and time. Electronic commerce is capable of promoting international trade as well as removing other trade barriers. The article is aimed to firstly codify and clarify the impact and benefits of e-commerce in international trade; secondly, more importantly, to codify and specify the way in which a small and medium-sized enterprise can efficiently use e-commerce information resources to support for import and export processes. Key words: information, electronic commerce, a small and medium-sized enterprise, export, import 61
  2. 1. Mục đích của bài viết và phương pháp nghiên cứu Hơn 20 năm qua, TMĐT từng bước được triển khai và ứng dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới, tác động mạnh mẽ tới các hoạt động kinh tế và thương mại, cải thiện hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của quốc gia. Mỗi quá trình (hay hoạt động) thương mại đều bao gồm ba dòng chuyển động chính: dòng hàng hóa/dịch vụ, dòng tài chính và dòng thông tin. TMĐT trước hết liên quan đến việc tạo lập, thu thập, lựa chọn, xử lý, lưu trữ, truyền tải và hiển thị thông tin kinh tế, thương mại. Ở đâu (hay trong quá trình/hoạt động nào) mà dòng thông tin càng đậm đặc, càng phức tạp, thì ở đó việc ứng dụng TMĐT càng cần thiết và càng có khả năng đem lại hiệu quả cao. Các hoạt động thương mại quốc tế được thực hiện trong một môi trường phức tạp, liên quan đến tính đa dạng và phức tạp về đối tác kinh doanh, về sản phẩm/dịch vụ, về các quy định pháp lý quốc tế và quốc gia, sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa . Do vậy, dòng thông tin cần xử lý ở đây là khổng lổ. Thực tế chothấy, doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu trong bối cảnh hiện đại không thể không ứng dụng TMĐT, ở mức độ cao hay thấp nào đó.Triển khai TMĐT trong doanh nghiệp đòi hỏi chi phí nguồn lực (công nghệ, tài chính, nhân lực) không nhỏ. Đây không phải là trở ngại đáng kể đối với các doanh nghiệp lớn, nhưng là khó khăn không dễ vượt qua đối với các DNNVV nói chung, các DNNVV Việt Nam nói riêng. Nhận thức được vấn đề trên, chính phủ các quốc gia trên thế giới thường có các hoạt động hỗ trợ DNNVV trong xuất và nhập khẩu, trong đó có các hoạt động đào tạo và cung cấp thông tin trực tuyến về tất cả các vấn đề liên quan tới thương mại quốc tế. Ngoài các tổ chức chính phủ, không ít tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp cũng cung cấp các dịch vụ này. Bài viết nhằm tới mục đích, thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ hơn tác động và lợi ích của TMĐT trong thương mại quốc tế; thứ hai, quan trọng hơn, hệ thống hóa và cụ thể hóa các cách thức mà một DNVVV có thể sử dụng một cách hiệu quả các nguồn thông tin TMĐT hỗ trợ đắc lực cho các quá trình xuất và nhập khẩu. Thực hiện nội dung trên, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (đọc, nghiên cứu các công trình khoa học liên quan đã công bố) nhằm đạt được mục đích thứ nhất. Tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu tại bàn và khảo sát trực tuyến (truy cập, nghiên cứu các website TMĐT) nhằmhiện thực hóa mục đích thứ hai. 2. Tác động và lợi ích của thương mại điện tử trong thương mại quốc tế TMĐT và Internet cung cấp những cơ hội quan trọngcho phát triển thương mại quốc tế đối với cả các quốc giaphát triển và đang phát triển.Việc sử dụng các phương tiện điện tử và Internet có thể làm cho quá trình triển khai các hoạt động thương mại trở nên dễ dàng, nhanh và tiết kiệm chi phí hơn. Thu thập thông tin thị trường quốc tế, tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp, xác định yêu cầu đối với sản phẩm, thương lượng giá cả, sắp xếp việc giao hàng và tiếp thị có thể đòi hỏi chi phí rất cao, được coi là trở ngại đáng kể khi tiến hành các hoạt động xuất, nhập khẩu. Bằngcác ứng dụng Internet và TMĐT, tất cả các hoạt động này có thể thực hiện mà không 62
  3. nhất thiết người mua và người bán phải tiếp xúc nhau trực tiếp. Trên góc độ này, TMĐT có khả năng thúc đẩy thương mại quốc tế tương tự như việc loại bỏ các rào cản thương mại khác. Đặc biệt, thông qua các thị trường điện tử, TMĐT góp phần giảm chi phí thông tin, cho phép người tiêu dùng và người bán hàng kết hợp và tương tác điện tử với nhau,làm giảm đi vai trò của khoảng cách địa lý và các mạng lưới kinh doanh truyền thống [2]. Sự phát triển của các thị trường điện tử toàn cầu làm cho các mối liên hệ kinh tế truyền thống trở nên ítquan trọng, các quốc gia với các mối liên kết thương mại ít hơn trong quá khứ (các quốc gia đang phát triển) có thể được hưởng lợi nhiều hơn nhờ TMĐT [3]. Tuy nhiên, tác động thúc đẩy thương mại quốc tế của TMĐT phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm và dịch vụ. Một mặt, một số sản phẩm truyền thống, trước kia được phân phối bằng các phương tiện vận tải vật lý, nay được thay thế bằng các sản phẩm kỹ thuật số (sách, báo, tạp chí, tác phẩm thiết kế đồ họa, phim ảnh, âm nhạc, hình ảnh, các sản phẩm nghe nhìn, phần mềm máy tính )có thể phân phối qua mạng Internet. Quá trình cung cấp dịch vụ(nghiên cứu và phát triển, điện toán,quản lý hàng tồn kho, kiểm soát chất lượng, kế toán, quản lý nhân sự, tiếp thị, quảng cáo ) trước kia đòi hỏi sự di chuyển qua biên giới của các thể nhân, nay có thể thực hiện phần lớn qua mạng Internet. Với nhóm sản phẩm và dịch vụ này, tác động thúc đẩy của TMĐT đối với thương mại quốc tế là rất lớn. Mặt khác, các hàng hóa hữu hình không thể giao nhậnởhình thức kỹ thuật số, và do đó, chi phí vận chuyển sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng. Với nhóm sản phẩm thứ hai này, tác động thúc đẩy của TMĐT đối với thương mại quốc tế bị giới hạn hơn. TMĐTđã mở cửa các thị trường mà trước đây còn bị đóng. Sự mở rộng của TMĐT có thể được coi như một mộthình thức tự do hóa thương mại. Cải tiến kỹ thuật làm giảm chi phí giao dịch và tạo ra lợi ích lớn hơn nhiềuso với hiệu quả thu được từ tự do hóa thương mại[8]. Khi chi phí truyền thông tiếp tục giảm, khả năng gia công phần mềm quốc tế được gia tăng. Do vậy, các hoạt động quản lý sản xuất và gia công phần mềm ngày càng trở nên quan trọng hơn. Một số ngành và hoạt động trên thế giới bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự phát triển của TMĐT và công nghệ so với các ngành và hoạt động khác. Ví dụ, các ngành sử dụng nhiều tiện ích của Internet thông qua gia công phần mềm như như sản xuất linh kiện điện tử, thực phẩm, dược phẩm và các sản phẩm gỗ/giấy bị ảnh hưởng mạnh hơn bởi TMĐT [6]. Trên góc độ doanh nghiệp, các công ty xuyên quốc gia là những người sử dụng TMĐT nhiều nhất. Lợi ích tiềm năng từ TMĐT quốc tế đối với một quốc gia đang phát triển có thể phát sinh từ việc giảm chi phí nhập khẩu cũng như như từ sự gia tăng giá trị xuất khẩu. Ngay cả trong trường hợp không xuất khẩu bất kỳ một dịch vụ nào, quốc gia vẫn có thể được hưởng lợi từ nhập khẩu các dịch vụ sẵn có trên thị trường quốc tế với giá rẻ hơn và chi phí giao dịch thấp hơn [8]. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, ở chiều ngược lại, thương mại cũng kích thích việc sử dụng Internet. Tồn tại mối tương quan thuận giữa mức độ tích hợp vào nền kinh tế toàn cầu và mức độ tiếp cận CNTT của một quốc gia. Các quốc gia có mối liên hệ nhiều hơn, hoặc thông qua thương mại, du lịch hoặc vị trí địa lý vớithế giới bên ngoài, có nhiều khả năng đạt được tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số so với các nước khác [7]. Tương tự như vậy, các quốc gia mở cửa cho hàng hóa nhập khẩu từ các nền kinh tế phát triển cao sẽ được hưởng lợi từlan tỏa kiến thức, do vậy, thúc đẩy áp dụng công nghệ mới. 63
  4. Một nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp có mức độ quốc tế hóa cao hơn có xu hướng tham gia vào TMĐT B2B mạnh hơn, so với các doanh nghiệp nội địa thể hiện xu hướng mạnh hơn đối với TMĐT B2C [5]. Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng Internet ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Ví dụ, các doanh nghiệp có kết nối Internet xuất khẩu nhiều hơn (tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu của doanh nghiệp) so với các doanh nghiệp không kết nối Internet [1]. Sử dụng Internet có tương quan thuận với độ mở thương mại. Internet có ảnh hưởng lớn hơn đối với thương mại quốc tế ở các nước đang phát triển so với ở các nước phát triển [6]. 3. Vài nét về thực trạng sử dụng công cụ và thông tin thương mại điện tử trong hoạt động xuất/nhập khẩu tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khu vực DNNVV chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. DNNVV chiếm trên 97% tổng số doanh nghiệp cả nước, đóng góp 50% GDP, 33% thu ngân sách nhà nước, tạo ra 62% việc làm cho người lao động, đóng góp 49% vào việc tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Khoảng 70% doanh nghiệp có định hướng kinh doanh quốc tế. Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu liên quan tới loại hình TMĐT B2B. Theo số liệu khảo sát năm 2015 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam [5], có tới 70% doanh nghiệp sử dụng email và 36% sử dụng website của đối tác để mua hàng. Quy mô của các hợp đồng mua hàng trực tuyến có thể thể hiện qua tỷ lệ tổng giá trị các đơn hàng doanh nghiệp đã mua qua hai hình thức trên so với tổng chi phí của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy một nửa doanh nghiệp (49%) có giá trị mua hàng trực tuyến dưới 20% chi phí, 34% doanh nghiệp có giá trị này bằng 21-50% chi phí và 17% doanh nghiệp có giá trị mua hàng trực tuyến chiếm từ 51% trở lên. Năm 2015, trong số DNNVV, 41% doanh nghiệp có trên 50% nhân viên thường xuyên sử dụng email trong công việc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa chú trọng tới đầu tư nguồn nhân lực để vận hành website, chỉ có 34% doanh nghiệp cử nhân viên phụ trách nội dung và quản trị website của mình. Đây là một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc cập nhật thông tin kinh doanh trên website chưa thường xuyên. Khảo sát cho thấy 50% doanh nghiệp cập nhật thông tin hàng ngày trên website, 22% cập nhật hàng tuần, còn lại 11% doanh nghiệp trung bình mỗi tháng chỉ cập nhật một lần. Đánh giá về hiệu quả trên các kênh quảng bá, có 32% doanh nghiệp cho biết quảng bá trên các công cụ tìm kiếm đạt hiệu quả cao, 16% cho rằng đạt hiệu quả thấp. Tỷ lệ tương ứng đối với mạng xã hội là 25% và 22%, đối với mạng di động là 14% và 38%. Các doanh nghiệpđã quan tâm triển khai nhận đơn đặt hàng và đặt mua hàng qua các phương tiện điện tử. Năm 2015 có 77% doanh nghiệp đã sử dụng email để nhận đơn đặt hàng và 35% doanh nghiệp đã nhận đơn đặt hàng qua website, 36% doanh nghiệp đặt mua hàng hóa và dịch vụ qua website của các đối tác kinh doanh, 70% doanh nghiệp đặt mua hàng qua email. Việc tra cứu thông tintrên các website cơ quan nhà nước, trong đó có thông tin hỗ trợ xuất, nhập khẩu chưa được các doanh nghiệp chú trọng đúng mức.Tính từ năm 2012 đến cuối năm 2015 có thể thấy xu hướng các doanh nghiệp truy cập và thu thập thông tin từ các 64
  5. website của cơ quan nhà nước tăng dần với tốc độ chậm. Năm 2015 có 39% doanh nghiệp cho biết thường xuyên truy cập website của các cơ quan nhà nước, 5% doanh nghiệp chưa bao giờ truy cập. Tỷ lệ doanh nghiệp thỉnh thoảng truy cập website của cơ quan nhà nước trong cả giai đoạn hầu như không đổi, quanh mức 55%. Nguyên nhân một phần có thể do sự quan tâm chưa đầy đủ của doanh nghiệp, có thể do nội dung của các website chưa phong phú, thiếu các dịch vụ thiết thực, hiệu quả phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mặc dù phần lớn các website của các cơ quan nhà nước cung cấp thông tin và dịch vụ miễn phí hoặc chi phí thấp. Ngược lại, các website trung gian TMĐT cung cấp thông tin và dịch vụ với chi phí đáng kể, vẫn tỏ ra hấp dẫn đối với doanh nghiệp do thông tin cập nhật, các dịch vụ phong phú và hữu ích. Riêng trên sàn giao dịch điện tử Alibaba.com, tính tới hết tháng 6/2010, số lượng thành viên là doanh nghiệp Việt Nam là 133 nghìn, trong đó tuyệt đại đa số là DNNVV. Con số này hiện nay ước tính khoảng 150 nghìn (trong khi số thành viên trên Cổng thông tin điện tử quốc gia Việt Nam ECVN có số thành viên chưa tới 23 nghìn). Trong thực tế, thông tin TMĐT (trên Internet) hỗ trợ hoạt động xuất/nhập khẩu trên là rất đa dạng và phong phú.Với chi phí không lớn, DNNVV có thể khai thác một cách hiệu quả các thông tin nói trên. 4.Giải pháp sử dụng thông tin thương mại điện tửhiệu quả trong hoạt động xuất/nhập khẩutại các doanh nghiệp nhỏ và vừa TMĐT là một phương thức thương mại sử dụng các phương tiện điện tử để làm thương mại. Thực chất, TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử.Thông tin thương mại liên quan tới tất cả các hoạt động và các quá trình kinh doanh thương mại. Áp dụng TMĐT hướng tới mục đích làm cho các hoạt động tìm kiếm, xử lý, lưu trữ, sử dụng, truyền và hiển thị thông tin được thực hiện một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian. Trong thực tế, có nhiều cách phân chia quá trình xuất, nhập khẩu thành các bước khác nhau. Để làm rõ việc sử dụng TMĐT một cách hiệu quả như thế nào trong thương mại quốc tế, có thể chia quy trình xuất khẩu thành 5, và quy trình nhập khẩu thành 3 bước lớn theo sơ đồ dưới đây: 65
  6. Quy trình xuất khẩu 1. Chu n b s n 2. L p k ho ch 3. Xúc ti n 4. Giao d ch 5.Xây d ng lòng trung sàng xu t kh u xu t kh u xu t kh u xu t kh u thành c a khách hàng ẩ ị ẵ ậ ế ạ ế ị ự ấ ẩ ấ ẩ ấ ẩ ấ ẩ ủ Quy trình nhập khẩu 1. L p k ho ch 2. Tìm ki m 3. Giao d ch nh p kh u ngu n nh p kh u nh p kh u ậ ế ạ ế ị ậ ẩ ồ ậ ẩ ậ ẩ Hinh 1: Các bước trong quy trình xuất khẩu và nhập khẩu TMĐT và Internet và có ích cho tất cả các bước trong quy trình xuất và nhập khẩu. Tuy nhiên, mức độ lợi ích nói trên thể hiện mạnh hơn đối với các bước 2,3,4 trong quy trình xuất khẩu và cả 3 bước trong quy trình nhập khẩu, một chút yếu hơn đối với bước 1 và bước 5 trong quy trình xuất khẩu. Dưới đây phân tích cách thức sử dụng TMĐT và Internet như thế nào để đem lại lợi ích tốt nhất theo các bước của quy trình xuất và nhập khẩu. * Bước 1: Chuẩn bị sẵn sàng cho xuất khẩu Mục đich của việc sử dụng Internet và TMĐT tại bước này là để doanh nghiệp đánh giá các cơ hội xuất khẩu sản phẩm của mình và các biện pháp cải thiện những cơ hội đó.Để phục vụ mục đích này, các tài liệu hướng dẫn công tác xuất khẩu và các thông tin thị trường quốc tế liên quan tới các vấn đề như nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia, yêu cầu chất lượng và các yêu cầu khác đối với sản phẩm, hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mạng lưới logistics và phân phối quốc tế là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp tự đánh giá mức độ sẵn sàng xuất khẩu của mình, cũng như có được nguồn dữ liệu phục vụ định hướng và hoạch định chiến lược xuất khẩu. Nguồn cung cấp thông tin về các vấn đề trên mang tính tập trung, dễ tìm kiếm và chi phí rẻ (phần lớn miễn phí) là các website của các cơ quan xúc tiến thương mại của các quốc gia. Ví dụ, Cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia Malaysia có website www.Matrade.gov.my, trong đó cung cấp khá đầy đủ các hạng mục thông tin nói trên. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (thuộc Bộ Công Thương Việt Nam) có website Vietnamexport.comcung cấp cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phân theo khu vực kinh doanh, đặc biệt là có danh sách các nhà xuất khẩu được xác nhận (có uy tín) để cung cấp thêm thông tin chi tiết. Vietnamexport.com còn cung cấp tất cả các báo cáo cũng như dự báo thường xuyên (bằng tiếng Anh) về phát triển kinh tế của Việt Nam, giúp các đối tác hiểu thêm về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Không chỉ các quốc gia đang phát triển như Malaysia, Trung Quốc (website Made-in- China.com), Ấn Độ (website Tradeindia.com) hay Việt Nam duy trì các website xúc tiến xuất khẩu, mà các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ (website www.export.gov; www.trade.gov), 66
  7. Canada (website www.acoa-apeca.gc.ca) .v.v.cũng quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp nước mình, trước hết là các DNNVV đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu. * Bước 2(trong quy trình xuất khẩu/Bước 1(trong quy trình nhập khẩu): Lập kế hoạch. Mục đích sử dụng TMĐT và Internet ở bước này là có được các thông tin cần thiết cho việc xây dựng một kế hoạch xuất/nhập khẩu hợp lý và khả thi. Một trong những điều đầu tiên mà các nhà xuất khẩu cần phải làm tìm kiếm các thông tin chi tiếtvề thị trường nước ngoài. Thông tin hữu ích cho mục đích này có thể tìm thấy trên website của tổ chức Liên đoàn tâm điểm thương mại thế giới (World Trade Point Federation: websitewww.wtpfed.org, mục Market Point, tiểu mục Information on Goods and Services). Từ websitewww.wtpfed.org, qua các mối liên kết, có thể truy cập các website có giá trị khác như www.jetro.go.jp (của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản) nói về thị trường Nhật Bản, www.todaymarket.com nói về giá bán buôn các sản phẩm rau, quả, cây cỏ. Các số liệu thống kê thương mại cho phép các nhà xuất và nhập khẩu đánh giá dung lượng các thị trường tiềm năng, cũng như tại thị trường nào họ có khả năng cạnh tranh. Số liệu thống kê chi tiết và cập nhật về thương mại toàn cầu có thể lấyđược từ website của Phòng Thống kê Hoa Kỳ. Trong bối cảnh TMĐT và Internet phát triển, quan hệ trực tiếp (mặt đối mặt) vẫn cần thiết trong các trường hợp cần tạo lập các mối quan hệ kinh doanh tin cậy. Để có thông tin về các triển lãm và hội chợ thương mại, có thể tìm đến website www.tsnn.com của tổ chức Mạng thông tin hội chợ, triển lãm thương mại (Trade Show News Network). Chính sách thương mại quốc tế có một tác động quan trọng đến dòng thương mại. Thông tin về những chính sách này có thể tìm thấy tại trang web tratop_e/tratop_e.htm. Tìm kiếm thông tin các quy định về biểu thuế nhập, xuất khẩu là rất quan trọng đối với các nhà xuất, nhập khẩu. Để biết các thông tin này (đối với 175 quốc gia trên thế giới), website www.WorldTariff.com (xuất bản bởi WorldTariff, một công ty thuộc tập đoàn Mạng lưới Kinh doanh FedEx) là một địa chỉ hữu ích. Đây là thông tin phải trả phí. Thương mại quốc tế diễn ra trong khuôn khổ các hệ thống pháp luật thường rất phức tạp. Trong bối cảnh này, các khía cạnh pháp lý của thương mại quốc tế có thể tìm thấy tại websie www.jurisint.org. Nội dung thông tin về pháp luật thương mại quốc tế của website này được thể hiện trên 3 ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp). Website là kết quả hợp tác giữa Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO (ITC), Trường Đại học Montreal, Canada và Trường Đại học Nancy, Pháp. DNNVV thông thường cần tài trợ xuất khẩu. Ở các quốc gia đang phát triển, việc đạt đượctài trợ đối với các DNNVVluôn là điều không dễ dàng. Trong website của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trang web www.intracen.org/tradinst/ (nhấp chuột vào vào FINDATA –Export Credit Finance Directory) cung cấpmột danh sách các tổ chức tài chính tham gia hỗ trợ thương mại quốc tế tại các quốc gia phát triển và quốc gia chuyển đổi.Hơn nữa, thông tin chi tiết về thương mại và tài chính xuất khẩu có thể tìm thấy trên website của Ngân hàng Liên hiệp Thụy Sĩ (UBS - Union Bank of Switzerland:www.UBS.com, mục Services for companies, Small Businesses, Trade & Export Finance). 67
  8. Các giao dịch thương mại quốc tế hiếm khi được thực hiện bằng đồng nội tệ của các quốc đang phát triển, do vậy, thông tin về tỷ giá hối đoái là quan trọng. Về vấn đề này, trang webwww.oanda.com/convert/classic của Công ty Olsen & Associateschứa đựng nguồn thông tin cụ thể và tin cậy về các tỷ giá hối đoáiquá khứvà hiện hành. Cuối cùng, thông tin chung về các quốc gia nhập khẩu mục tiêu sẽ luôn là hữu ích đối với doanh nghiệp. Phục vụ mục đích này, websitewww.CountryReports.orgcung cấp nguồn dữ liệu rất phong phú. Thông tin liên quan được cung cấp bởi website này lấy từ các nguồn chính thức Hoa Kỳ,bao gồm thông tin lịch sử, địa lý,chính quyền, nhân dân, kinh tế, giao thông vận tải, thông tin liên lạc và các vấn đề xuyên quốc gia Thông tin về các quốc gia cũng có thể thu được từ website www.wtpfed.org (nhấp chuột vào mụcMarket point, sau đó vào tiểu mục Country Information). Nhược điểm của việc sử dụng các website như www.CountryReports.org là thông tin từ các nguồn chính thức có xu hướng được sàng lọc và đánh bóng. Để có thông tin chân thực hơn về những gì thực sự đã xảy ra ở một quốc gia, báo chí (các tờ báo độc lập) có thể là nguồn thích hợp. Địa chỉwebsite của các tờ báo từ khắp nơi trên thế giới có thể tìm thấy tại website www.OnlineNewspapers.com. * Bước 3: Xúc tiến xuất khẩu/Bước 2: Tìm kiếm nguồn nhập khẩu Mục tiêu của những bước này là giúp các công ty tìm kiếm khách hànghoặc các nhà cung cấp.Để quảng bá sản phẩm của nhà xuất khẩu và tìm kiếm các nhà cung cấp, các hoạt động TMĐT sau đây có thể mang lại nhiều giá trị: Xây dựng website riêng của doanh nghiệp. Việc xây dựng website riêng của doanh nghiệp có thể tương đối dễ dàng và không tốn kém, nhưng việc xúc tiến, duy trì và phát triển website thường là một thách thức, đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Nói chung, sẽ là dễ dàng hơn nếu sử dụng website như một tài liệu hỗ trợ quàng bá trực tuyến. Sẽ phức tạp hơn nhiều nếu mong muốn phát triển website thành nơi tiến hành các giao dịch kinh doanh. Tiến hành các chiến dịch marketing thư điện tử trực tiếp. Các chiến dịch marketingthư điện tửtrực tiếp bao gồm việc gửi loạt thư điện tử cá nhân hóa đến các khách hàng tiềm năng. Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của chiến dịch là có được các địa chỉ email định hướng mục tiêu, gửi thư dựa trên nguyên tắc người nhận chấp thuận (người nhận đồng ý nhận thư về các chủ đề nào đó với tần suất nhất định). Tránh sử dụng phương pháp gửi thư không dựa trên sự chấp thuận của người nhận (spam). Sử dụng phương pháp này có thể gây tổn hại đến hình ảnh của doanh nghiệp. Các nguồn địa chỉ thư điện tử tiềm năng phù hợp có thể là: - Cơ sở dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp mình. - Các thư mục trực tuyến như World Directory của Các hiệp hội nhập khẩu. Thư mục này có thể truy cập từ websitewww.intracen.org/tradinstcủa Trung tâm Thương mại Quốc tế(nhấp chuột vào mục World Directory of Importers' Associations). - Các sàn giao dịch trực tuyến. Các sàn này thu thập dữ liệu liên lạc (bao gồm địa chỉ thư điện tử của khách hàng đối với các sản phẩm cụ thể). 68
  9. - Các website/doanh nghiệp trung gian chuyên thu thập địa chỉ phục vụ hoạt độngmarketingthư điện tửtrực tiếp dựa trên nguyên tắc người nhận chấp thuận. Thuộc loại này, trên thế giới có các website nổi tiếng như www.YesMail.comcủa YesMail, www.Topica.comcủa Topica Inc,www.Yahoo.comcủa Yahoo! Inc, www.Kompass.comcủa Kompass International Neuenschwander SA, www.bCentral.comcủa Microsoft Corporation và www.MarketingFile.comcủa MarketingFileLtd. Sử dụng các sàn giao dịch điện tử. Sàn giao dịch điện tử(e-marketplace)là các ứng dụng dựa trên web, cho phép các nhà cung cấpvà người mua gặp gỡ nhau và thực hiện các giao dịch kinh doanh qua mạng Internet, sau đóhàng hóa (hữu hình) được vận chuyển một cách tự nhiên theo cách thông thường. Có rất nhiều biến thể của sàn giao dịch điện tử. Đôi khi chúng được gọi là chợ ảo hoặc sàn giao dịch ảo. Phần lớn sàn giao dịch điện tử liên quan tới TMĐT B2B, bộ phận nhỏ hơn thuộc về các sàn TMĐT B2C và C2C.Sàn giao dịch điện tử đóng vai trò quan trọng đối vớiDNNVV hoạt động xuất/nhập khẩu. Căn cứ trên độ mở đối với thành viên tham gia, các sàn giao dịch điện tửđược chia thànhsàn giao dịch đóng (closed marketplace) và sàn giao dịch mở(open marketplace). Căn cứ trên tính chất phạm vi ngành nghề, các sàn giao dịch điện tửđược chia thànhsàn giao dịch chuyên môn hóa/theo chiều dọc (specialized/vertical marketplace) và sàn giao dịch tổng quát/theo chiều ngang (generic/horizontal marketplace). Sàn giao dịch đóng thường đồng thời là sàn giao dịch chuyên môn hóa/theo chiều dọc. Ở cácsàn giao dịch đóng, doanh nghiệp muốn trở thành thành viên phải thông qua một quá trình sàng lọc, lựa chọn chặt chẽ, đóng phí khá lớn và số lượng thành viên thường giới hạn. Sàn giao dịch đóng thường do các doanh nghiệp lớn hoặc các hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề quản lý. Ví dụ điển hình về các sàn giao dịch điện tử đóngnổi tiếng và thành công trên thế giới là sàn giao dịch www.gxs.com(trước kia thuộc hãng General Electric, nay thuộc hãng OpenMarket)và sàn giao dịch www.CPGMarket.comdo 28 công ty lớn liên kết vận hành (trong đó có các công ty nổi tiếng như Nestlé, Danone, Henkel và Coca Cola West). Trở thành thành viên của cácsàn giao dịch đóng tạo ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, đây vấn đề khó khăn đối với các DNNVV. Sàn giao dịch mở thường đồng thời là sàn giao dịch tổng quát/theo chiều ngang. Ở các sàn giao dịch điện tử mở,quy chế thành viên mang tính tự do, chi phí tham gia không lớn hoặc miễn phí. Nhiều sàn giao dịch điện tử mở được các tổ chức chính phủ vận hành hoặc tài trợ. Một số sàn giao dịch điện tử mở do các công ty tư nhân vận hành. Sàn giao dịch điện tử mởlà nơi thuận lợi cho các DNNVV tìm đến và tham gia. Một số các sàn giao dịch điện tử mở phổ biến trên thế giới bao gồm: - Website/sàn giao dịch www.Jetro.go.jp/ttppe thuộc Chương trình Xúc tiến kết nối thương mại, thuộc Tổ chức ngoại thương Nhật Bản (JETRO), là một sàn giao dịch điện tử mởhàng đầu. Sàn giao dịch này hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh quốc tế thông qua Internet. Người mua và người bán đưa các đề xuất kinh doanh lên website của sàn sao cho người tham gia có thể tìm kiếm các đề xuất đó và liên hệ được với các đối tác. Một trong các ưu việt của sàn là các văn phòng nước ngoài của Jetro đảm bảo chất lượng thông tin tốt về người mua, người bán thông qua việc tiếp xúc với các đối tượng này và xác minh mức độ nghiêm túc của các đề xuất mua, bán. 69
  10. - Website/sàn giao dịch www.kobo.net hoặc www.kobo.org thuộc Cơ quan Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), giúp các nhà nhập khẩu đáp gặp gỡ các nhà xuất khẩu. Mỗi năm, hàng chục ngàn đề xuất mua và bán cuả các doanh nghiệp Hàn Quốc và nước ngoài đã trở thành các hợp đồng xuất nhập khẩu thực sự. - Website/sàn giao dịch www.alibaba.comcủa Công ty Alibaba, Trung Quốc. Sàn giao dịch này tập trung hỗ trợ các nhà xuất, nhập khẩu - DNNVV từ hơn 200 quốc gia trên thế giới, trong đó phần đông các doanh nghiệp nước chủ nhà và từ các quốc gia đang phát triển. Website alibaba.com cung cấp cho các thành viên (tùy hạng thành viên tương ứng với mức phí phải đóng góp) các tiện ích như thứ tự hiển thị thông tin, tiếp cận chào mua, xác thực toàn cầu, kệ trưng bày sản phẩm (Product Showcase), số sản phẩm trưng bày, website chuyên nghiệp, video clip và hình ảnh công ty, phân tích hoạt động (Biz Trends) và phân tích từ khóa (Keyword Trends), các tài khoản phụ cho nhân viên, bảo mật tài khoản, quảng bá trong hội chợ xuất nhập khẩu toàn cầu, đào tạo kỹ năng xuất nhập khẩu, nhận bản tin Alibaba.Trong năm 2015 Alibaba có kế hoạch triển khai bổ sung các dịch vụ như kê khai hải quan, hỗ trợ logistics, dịch vụ kiểm định hàng hóa. Các dịch vụ của alibaba.com có thể thuộc loại miễn phí hoặc trả phí. Một số website/sàn giao dịch tử tổng quát/theo chiều ngang nên quan tâm khác bao gồm: - www.ecplaza.netcủa Công ty EC Plaza Network, Hàn Quốc; - www.tdctrade.comcủa Hội đồng Phát triển thương mại Hồng Kông; - www.cetra.org.twcủa Hội đồng Phát triển ngoại thương Đài Loan; - www.thomasregister.comcủa Công tyThomas Publishing; www.cnewsusa.comcủa AssociatedBusiness Publications, International; www.tpage.comcủa Công ty Tpage Global Co. Ltd tại Hoa Kỳ; - www.eceurope.comcủa Công tyWorldbid, Liên minh Châu Âu; - www.eLance.comcủaElance, Inc, định hướng các dịch vụ viễn thông. - Vietnamexport.comdoCục Thương mại điện tử Việt Nam và Công nghệ thông tin (thuộc Bộ Công Thương) xây dựng và quản lý hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh nói chung. - Itpc.gov.vnthuộc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Trang web dành cho nhà xuất khẩu (itpc.gov.vn/exporters) cung cấp các thông tin về thị trường các ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thị trường nhập khẩu trên thế giới, các cơ hội giao thương (chào bán, chào mua, tìm đối tác), thông tin hỗ trợ kỹ thuật xuất nhập khẩu, thông tin về các hoạt động và các sự kiện kinh tế, thương mại, đầu tư của Thành phố, của Việt Nam và quốc tế, dịch vụ nhận đăng ký chảo bán, chào mua v.v. Để tìm kiếm các website/sàn giao dịch khác, ngoài các công cụ tìm kiếm, doanh nghiệp có thể sử dụng các trang web nhưwww.internationaltrade.org/tradehub.html(do Liên 70
  11. đoàn các hiệp hội Thương mại quốc tế - FITA xuất bản) có chứa danh mục các sàn giao dịch điện tử, danh mục doanh nghiệp, danh mục các chào hàng từ nhiều khu vực trên thế giới. Website đấu giá (auction website) là một loại hình sàn giao dịch điện tử đặc biệt. Ban đầu, hoạt động bán đấu giá trực tuyến liên quan tới TMĐT C2C. Về sau, ngoài các cá nhân, các DNNVV và cả các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp từ các quốc gia đang phát triển, cũng tham gia tích cực vào các hoạt động này, biến các website đấu giá thành những thị trường quốc tế sôi động. Trên các website đấu giá, cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể bán hàng trực tiếp, hoặc bán qua các trung gian. eBay (www.eBay.com) là website đấu giá hàng đầu, với tổng giá trị hàng hóa bán qua website đạt tới255 tỷ USDvào năm 2014. Sau eBay có thể kể tới các website đấu giá khác như của Yahoo, của Amazon. * Bước 4: Giao dịch xuất khẩu/Bước 3: Giao dịch nhập khẩu Sử dụng TMĐT cho các giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu không nhất thiết là đơn đặt hàng được thực hiện trực tuyến. TMĐT trong thực tế có thể hữu ích do: - Làm cho truyền thông hiệu quả hơn và chi phí thấp hơn. - Có được thông tin thuận lợi hóa các giao dịch. Truyền thông hiệu quả hơn và chi phí thấp hơn Trong các giao dịch thương mại quốc tế, các công ty sử dụng các công cụ truyền thống như fax, điện thoại và thư tín để gửi các tài liệu thương mại cụ thể. Các tài liệu này bao gồm: đơn đặt hàng, hóa đơn thương mại, giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra, chứng nhậnnguồn gốc xuất xứ, thông báo chuyển hàng, danh sách đóng gói, vận đơn, vận đơn hàng không, hối phiếu, thư tín dụng Một số công cụ Internet như thư điện tử (có chữ ký kỹ thuật số vàmã hóa), giao thức truyền tệp tin, giao thức truyền thông điệp nhanh và điện thoại internet có thể được sử dụng phục vụtrao đổi viễn thông các tài liệu thương mại một cách nhanh hơn và rẻ hơn. Thông tin thuận lợi hóa các giao dịch Trong giao dịch thương mại, người mua phải đánh giá năng lực thực hiện các nghĩa vụ của nhà cung cấp đã cam kết trong hợp đồng. Mặt khác, người bán hàng phải điều tra mức độ tín nhiệm của người mua hàng.Điều tra khả năng thanh toán của người mua là quan trọng nhất, đặc biệt trong các trường hợp giao dịch không sử dụng các công cụ giảm thiểu rủi ro như thư tín dụng. Bên cạnh đó, các DNNVV từ các nước đang phát triển bán hàng cho các công ty (lớn) có trụ sở tại các quốc gia phát triển phải đối mặt với một số rủi ro đặc biệt. Lý do là khả năng thanh toán của công ty lớn tại các quốc gia phát triển thường là xấu hơn so với hình ảnh thể hiệnbên ngoài của họ; ngược lại, khả năng thanh toán của các công ty nhỏ thuộc các quốc gia đang phát triển thường là tốt hơn so với hình ảnh của họ. Cách thức thông thường để điều tra độ tin cậy chung và độ tin cậy tài chính của đối tác giao dịch là hỏi thông tin từ ngân hàng thương mại của đối tác. Thông tin cũng có thể được mua trực tuyến từ các công ty như Kompass (www.kompass.com), Dun & Bradstreet (www.dnb.com), hoặc AsianCIS (www.AsianCredit.com). Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp - 71
  12. người mua/nhà cung cấp - yêu cầu được các cơ quan xếp hạng tín dụng niêm yết/đánh giá để bằng chứng về độ tin cậy tín dụng/tính nghiêm túc của họ được thể hiện rõ ràng trước các đối tác. Ngoài các tổ chức tín dụng truyền thống nói trên, một số công ty mới dựa trên Internet như Coface Rating (Www.CofaceRating.com) cung cấp nhiềudịch vụ phong phú phục vụ các DNNVV của hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới. Một cách thức khác để xác minh độ tín nhiệm của đối tác giao dịch là tham khảo trực tuyến ý kiến từ các cơ quan đăng ký thương mại địa phương. Ví dụ, tại Cổng thông tin đăng ký thương mại Thụy Sĩ (www.zefix.ch), điều hành bởi Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ,doanh nghiệp có thể tìm thấy các liên kết tới các cơ quan đăng ký thương mại địa phương của Thụy Sĩ, chẳng hạn như của bang Geneva ( Trở ngại trong sử dụng phương thức này là: đôi khi khó tìm được website địa phương; không phải tất cả các cơ quan đăng ký đều thể hiện trực tuyến các dữ liệu; một số dữ liệu đòi hỏi trả phí, và phương thức thanh toán có thể không thuận lợi; có thể sử dụng ngôn ngữ điạ phương. Một công ty trực tuyến mới trong lĩnh vực đánh giá độ tin cậy nhà cung cấp là BizRate.com (www.bizrate.com); BizRate.com đánh giá các giao dịch trực tuyến chủ yếu trên cơ sở các đánh giá của khách hàng. Kết quả đánh giá hợp nhất được công bố công khai. Bất kỳnhà cung cấp trực tuyến nào có thể làm đơn đề nghị được khách hàng (người mua) đánh giá, sử dụng nền tảng của BizRate.com. Các giao dịch quốc tế thường yêu cầu hợp đồng chính xác. Các mẫu Hợp đồngthương mại quốc tế có thể tìm thấy trong webite www.JusrisInt.org: nhấn chuột vào mục General Collections, sau đó vào tiểu mụcContracts: Models & Draftingsẽ tiếp cận và tải về được 160 mẫu hợp đồng. ICC Incoterms hàm chứa những điều kiện hợp đồng quan trọng nhất. Incoterms là các thuật ngữ được tiêu chuẩn hóa bởi Phòng Thương mại Quốc tế (ICC; www.iccwbo.org)nhằm mô tả các điều kiện bán hàng và cho phép thương mại quốc tế thực hiện dễ dàng hơn thông qua việc giúp các công ty ở các quốc gia khác nhau hiểu nhau hơn.Nguồn chính thức ICC Incoterms 2010có trong trang web www.iccwbo.org/incoterms/preambles.asp. Tuy nhiên, trên trang này chỉ có phầnmở đầu ở định dạng PDF.Phiên bản đầy đủcó thể mua từ website www.iccbooks.com. Ngoài các ứng dụng kể trên, TMĐT có thể được sử dụng để theo dõi trực tuyến, trong thời gian thực các lô hàng trong quá trình vận chuyển, góp phần đảm bảo thời hạn vận chuyển của hàng hóa xuất nhập khẩu. * Bước 5: Xây dựng lòng trung thành của khách hàng Mục đích của bước này là sử dụng công cụ TMĐT để đạt được ba mục tiêu chính:Tăng cơ hội biến một người mua lần đầu thành mua lần thứ hai và hơn nữa; Chuyển khách hàng hiện có từ chi mua ít tiền sang chi mua nhiều tiền hơn; Thu thập thông tin phản hồi nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh và các nỗ lực tiếp thị. Dưới đây là một số cách thức phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng nhằm hiện thực hóa các mục tiêu trên: - Giảm giá, khuyến mại đặc biệt và các công cụ liên quan khác.Các công cụ này rất phổ biến trong các chương trình xây dựng lòng trung thành đối với khách hàng B2C, khuyến 72
  13. khích khách hàng mua nhiều hơn, tạo ra một vòng lặp thông tin phản hồi tích cực và tất cả khách hàng được hưởng lợi. - Vật liệu hoặc dịch vụ cá nhân hoá. Trong thương mại B2B , khác với B2C, khách hàng của doanh nghiệp, tới lượt mình, lạiphục vụ khách hàng của riêng mình. Chương trình lòng trung thành khách hàng mang đến cho doanh nghiệp cơ hội giúp những doanh nghiệp - người mua phục vụ tốt hơnkhách hàng của họ. Hai ví dụ điển hình về công cụ này là bao gói cá nhân hóa và vật liệu marketing thương hiệu kép. Triển khai các công cụ này đòi hỏi chi phí, nhưng có thể được bù đắp bởi tính hiệu quả trong việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng. - Các sản phẩm và dịch vụ bổ sung. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp không phù hợp với việc giảm giá hoặc các vật liệu cá nhân hóa, doanh nghiệpvẫn có khả năng sử dụng các giải pháp khác đem lại ưu đãi cho khách hàng. Doanh nghiệp có thể giao dịch với các đối tác nhằm cung cấp các sản phẩm có liên quan đến khách hàng. Ví dụ, một công ty bán vé máy bay đàm phán với các đối tác để giảm giá thuê khách sạn và xe hơi cho khách hàng của mình. Các ưu đãi bổ sung nói trên là rất phù hợp với thị trường mục tiêu của doanh nghiệp - Cải thiện trải nghiệmcủa khách hàng. Việc cung cấp các trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng góp phần tích cực vào việc giữ chân khách hàng, đặc biệt làkhách hàng quan trọng.Ví dụ, chương trình xây dựng lòng trung thành khách hàng Amazon Prime của Amazon cung cấp miễn phí vận chuyển, giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng và thu hút nhiều ngườiđăng ký tham gia. - Nội dung chỉ dành cho khách hàng trung thành. Sẽ là rất tốt cho một chương trình khách hàng trung thànhnếu như doanh nghiệp có những nội dung đặc biệt dành cho khách hàng giá trị cao. Một buổi thảo luận trực tuyến "chỉ dành cho khách hàng trung thành", tham gia hội chợ thương mại hay các sự kiện kháccó thể tạo nên khả năng định hướng khách hàng mục tiêu một cách tinh tế và hiệu quả. 5. Kết luận Doanh nghiệp, cả DNNVV với nguồn lực hạn chế, có nhiều cơ hội sử dụng các tiện ích do Internet và TMĐT tạo nên để mở rộng các cơ hội, giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế. Bài viết tập trung vào phân tích các tác động cũng như lợi ích mà Internet, TMĐT đem lại cho hoạt động trên, gắn những lợi ích và cách thức khai thác các lợi ích đó với 5 bước chính của quá trình xuất khẩu và 3 bước chính của quá trình nhập khẩu. Bài viết tập trung vào góc độ khai thác thông tin TMĐT hỗ trợ các quá trình xuất và nhập khẩu, ít đề cập các vấn đề kỹ thuật TMĐT. Để khai thác được các tiện ích thông tin nói trên, vấn đề kỹ thuật không phải là quá khó khăn. Cần nhiều là tri thức kinh tế, kinh doanh, xã hội, pháp luật và khả năng ngoại ngữ, những điều mà DNNVV cần tập trung chuẩn bị. 73
  14. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Clarke, G. R.G., (2001). Does Internet Connectivity Affect Export Performance? Evidence from the Transition Economies. Mimeo, World Bank, Washington DC.2001 2. ECLAC. Electronic Commerce, International Trade and Employment: Review of The Issues. UN, Economic comission for Latin America and the Caribbean ECLAS, Washington Office, April 2002, pp 1-30 3. Freund, C. and Weinhold, D. On the effect of the Internet on International Trade, International Finance Discussion Papers, No. 693, December, 1999 4. HE Yong et al (2011), Impact of e-Commerce on International Trade—Based on a Iceberg Cost Model, International Journal of Trade, Economics and Finance, Vol. 2, No. 3, June 2011 5. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2016), Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2015 6. Kraemer, K. L.; J. Gibbs and J. Dedrick. Impact of globalization on ecommerce adoption and firm performance: a crosscountryinvestigation. Mimeo, Irvine, CA.2002 7. Mann, C.L. Implications of Global Internet Commerce for Trade Competitiveness: A Consideration for Onyeiwu, S. Inter-Country Variations in Digital Technology in Africa. WIDER Paper # 2002/72, World Institute for Development Economic Research, Helsinki, Finland, 2002 8. Onyeiwu, S. Inter-Country Variations in Digital Technology in Africa. WIDER Paper # 2002/72, World Institute for Development Economic Research, Helsinki, Finland, 2002 9. Panagariya, A. E-Commerce, WTO, and Developing Countries. Policy issues in international trade and commodities study. Series No.2 UN, New York and Geneva. 2000, pp 1-33 10. Selected Latin and Asian Countries: Chile, Mexico, Peru, Korea, Thailand, Vietnam. Washington D.C., World Bank, 2001 11. Papattarin, Charoensuk (2002),The impact of business-to-business electronic commerce on export supply chain management: An empirical study of Canterbury export manufacturers, Lincoln University 12. Turban. E et al (2012), Electronic Commerce - A managerial Perspective, Prentice Hall, US. Các website, trang web: 13. 14. 15. www.tradeindia.com 16. www.made-in-china.com 17. 18. 19. Các website, trang web khác: www.export.gov; www.trade.gov;www.acoa-apeca.gc.ca; www.wtpfed.org;www.wtpfed.org; www.jetro.go.jp; www.todaymarket.com; www.WorldTariff.com; www.jurisint.org; www.intracen.org/tradinst; www.UBS.com; www.oanda.com/convert/classic; 74
  15. www.CountryReports.org;www.wtpfed.org; www.CountryReports.org;www.OnlineNewspapers.com;www.intracen.org/tradinst; www.YesMail.com;www.Topica.com; www.Yahoo.com; www.Kompass.com; www.bCentral.com; www.MarketingFile.com;www.gxs.com;www.CPGMarket.com;www.Jetro.go.jp/ttppe;www. kobo.net; www.kobo.org;www.ecplaza.net; www.tdctrade.com;www.cetra.org.tw; www.thomasregister.com;www.cnewsusa.com; www.tpage.com;www.eceurope.com; www.eLance.com;www.internationaltrade.org/tradehub.html; www.eBay.com; ss.com; www.dnb.com; www.AsianCredit.com;Www.CofaceRating.com; www.zefix.ch; www.bizrate.com; www.JusrisInt.org; www.iccwbo.org/incoterms/preambles.asp; www.iccbooks.com. 75