Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại các công ty logistics trên địa bàn TP HCM

pdf 7 trang Gia Huy 18/05/2022 2380
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại các công ty logistics trên địa bàn TP HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_hang_hoa_bang_duong_bi.pdf

Nội dung text: Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại các công ty logistics trên địa bàn TP HCM

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÁC CÔNG TY LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM IMPROVING SERVICE QUALITIES OF LOGISTICS OPERATIONS BY SEABORNE OF LOGISTICS COMPANIES AT HOCHIMINH CITY NCS. Ngô Cao Hoài Linh Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM Email: ngocaohoailinh.iuh@gmail.com Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của các công ty giao nhận trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng tác giả tiến hành khảo sát 140 khách hàng của các công ty giao nhận trên địa bàn TP. HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển của các công ty giao nhận trên địa bàn TP. HCM: (1) Chuẩn bị, (2) Thủ tục hải quan, (3) Giao nhận hàng hóa, (4) Thanh lý, lưu trữ. Đây chính là cơ sở quan trọng để người đứng đầu các công ty xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển. Từ khóa: chất lượng dịch vụ; giao nhận hàng hóa; đường biển; công ty giao nhận. Abstract This study was conducted to improving and creating the solution for the service qualities of logistics operations by seaborne of logistics companies at Hochiminh city. By combining qualitative and quantitative research, the author has surveyed 140 customers of logistics companies in Hochiminh city. The result shows that there are 4 groups of factor affect to the efficiency of export logistics operations by seaborne of logistics companies at Hochiminh city including: (1) Freights Arrangement; (2) Customs procedure; (3) Freights exchange; (4) Liquidations. This is an important foundation for the employers in logistics companies to review their policies of managing strategy of improving the service qualities of logistics operations by seaborne. Keywords: service quality; logistics operations; by seaborne; logistics companies. 1. Đặt vấn đề Ngày nay, khi quá trình hội nhập và quốc tế hóa ngày càng trở nên phổ biến đối với các quốc gia khác nhau trên thế giới, thì các hoạt động xuất nhập khẩu cũng được mở rộng phát triển hết mức và đi cùng với nó là sự du nhập của các hoạt động dịch vụ, nhằm phục vụ và đẩy mạnh cho việc phát triển hoạt động ngoại thương được nhanh chóng và dễ dàng. Cũng như các doanh nghiệp khác, giá cả và chất lượng dịch vụ là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận. Bên cạnh đó, vì các hoạt động dịch vụ giao nhận mới được phát triển và khẳng định được vị trí trên thị trường dịch vụ, nên không tránh khỏi một số những hạn chế, khó khăn trước mắt như trình độ quản lý còn yếu kém, hoạt động lộn xộn, không tuân theo nguyên tắc và đặc biệt là xuất hiện một số tiêu cực trong đội ngũ cán bộ nhân viên. Tuy nhiên, thực trạng là đa phần các công ty giao nhận ở Việt Nam thường coi trọng giá cả và dùng nó để thu hút khách hàng. Trong khi họ vẫn chưa đầu tư đúng mức cho chất lượng dịch vụ. Hơn nữa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với quốc tế, nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng, số lượng khách hàng ngày càng nhiều. Khách hàng vốn có đặc tính chuyên nghiệp nên càng khó tính hơn với chất lượng dịch vụ. Do đó, chất lượng dịch vụ là chỉ tiêu quan trọng giúp công ty duy trì hoạt động. Xuất phát từ những thực trạng này, bài viết tập trung nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của các công ty giao nhận tại TP. HCM thông qua việc tìm hiểu, khảo sát và phân tích số liệu từ đó đề xuất các kiến nghị phù hợp giúp các công ty giao nhận nâng cao chất lượng dịch vụ của mình trong thời kì hội nhập. 760
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Theo Kotler & Armstrong (2004), “Dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng”. Theo tiêu chuẩn ISO 9004: “Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu khách hàng”. Trên thực tế, có khá nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu ở nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung thì dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hóa nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội. Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận định nghĩa dịch vụ giao nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa. Theo luật thương mại Việt Nam thì giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa, nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nhiệm vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác. 2.2. Mô hình nghiên cứu Chuẩn bị (CB) Thủ tục hải quan (HQ) Chất lượng dịch vụ giao nhận Giao nhận hàng hóa (GN)) Thanh lý, lưu trữ (TL) Hình 1: Mô hình nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu: H1: Yếu tố “Chuẩn bị” có tác động tới chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển. H2: Yếu tố “Thủ tục hải quan” có tác động tới chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển. H3: Yếu tố “Giao nhận hàng hóa” có tác động tới chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển. H4: Yếu tố “Thanh lý, lưu trữ” có tác động tới chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển. 761
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 3. Phương pháp nghiên cứu Để đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích cũng như những giải pháp phù hợp với thực tế, đề tài nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 6 năm 2018. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử, lấy ý kiến của người trong ngành. Mục đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp được sử dụng để thu thập thông tin từ khách hàng của các công ty giao nhận trên địa bàn TP. HCM. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiến hành khảo sát. Theo Hair và công sự (2006) kích thước mẫu tối thiểu phải ≥ m x 5, trong đó m là số lượng biến quan sát. Vậy, với 21 biến quan sát trong nghiên cứu này kích thước mẫu tối thiểu phải ≥ 105. Tuy nhiên để đảm bảo độ tin cậy cao, tác giả tiến hành khảo sát 140 đối tượng là khách hàng của các công ty giao nhận tại TP. HCM. Tất cả các số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát sẽ được mã hóa, xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Để đảm bảo độ tin cậy thang đo, những biến quan sát này phải có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Phân tích nhân tố EFA dùng để rút gọn và tóm tắt các dữ liệu. Mỗi biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (Factor Loading) (>0,5), hệ số này dùng để phân nhóm các nhân tố. Sau mỗi lần phân nhóm, tiến hành xem xét hệ số KMO (Kaiser- Mayer-Olkin) phải thuộc khoảng [0,5; 1] và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig 0,3). Vì thế, tất cả các thang đo đều được chấp nhận và được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo. Bảng 1: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Mã hóa Thành phần Hệ số Cronbach’s Alpha CB Chuẩn bị 0,755 HQ Thủ tục hải quan 0,840 GN Giao nhận hàng hóa 0,769 TL Thanh lý, lưu trữ 0,852 4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis) Kiểm định Bartlett (bảng 2) với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05; hệ số KMO = 0,781. Như vậy, các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau. Bảng 2: Kiểm định KMO và Bartlett Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,781 Sig. 0,000 762
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Bảng 3: Kết quả phân tích nhân tố Trị số đặc trưng (Initial Eigenvalues) Yếu tố Eigenvalues Tổng cộng 1 4,827 26,816 26,816 2 2,505 13,916 40,732 3 1,962 10,898 51,631 4 1,628 9,045 60,676 Kết quả phân tích nhân tố khám phá ở bảng 3 cho thấy tổng phương sai trích là 60,676% (>50%), điều này có nghĩa các nhân tố trích lại giải thích được 60,676% cho mô hình, còn lại 39,324% sẽ được giải thích bởi những nhân tố khác. Tỷ số rút trích nhân tố (Eigenvalue) đều lớn hơn 1 nên được giữ lại. Bảng 4: Bảng phân tích nhân tố Nhân tố Tên biến Ký hiệu 1 2 3 4 Thủ tục hải quan HQ1 0,828 HQ2 0,757 HQ3 0,731 HQ5 0,730 HQ4 0,702 Thanh lý, lưu trữ TL2 0,843 TL3 0,838 TL4 0,830 TL1 0,783 Chuẩn bị CB2 0,794 CB5 0,725 CB4 0,679 CB1 0,640 CB3 0,574 Giao nhận hàng hóa GN4 0,805 GN1 0,774 GN5 0,747 GN2 0,701 Eigenvalue 4,827 2,505 1,962 1,628 Phương sai trích (%) 26,816 13,916 10,898 9,045 Tổng phương sai trích (%) 26,816 40,732 51,631 60,676 Từ kết quả trên cho thấy, mô hình EFA (Exploratory Factor Analysis) phù hợp với dữ liệu thực tế với 4 nhóm nhân tố và có thể sử dụng kết quả này cho phân tích hồi quy bội. 4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội Để đo lường chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển, tác giả tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội và kiểm định các giả thuyết của mô hình với 4 nhóm yếu tố là biến độc lập để đo lường chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển. 763
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Bảng 5: Kết quả phân tích hồi quy Beta đã chuẩn hóa T Mức ý nghĩa Thủ tục hải quan 0,400 7,264 0,000 Thanh lý, lưu trữ 0,183 3,688 0,000 Chuẩn bị 0,329 6,151 0,000 Giao nhận hàng hóa 0,315 6,317 0,000 F – Value 75,910 R2 - Value 0,692 Adjuster R2 – value 0,683 Durbin-Watson 2,050 Hình 2: Biểu đồ Histogramm Hình 3: Đồ thị P - P Plot Kết quả phân tích hồi quy được trình bày qua bảng 5 cho thấy R2 = 0,692 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính trên có độ thích hợp đến 69,2%. Hiệu chỉnh R2 = 0,683, điều này có nghĩa là 68,3% hiệu quả được giải thích bằng 4 nhóm biến quan sát đề cập đến trong mô hình. Còn lại 31,7% sự ảnh hưởng bởi các biến khác nằm ngoài mô hình. Giá trị F=75,910 và các giá ttrị sig < 0,05 cho thấy mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến đều ccó ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5%. Các biến đưa vào mô hình có mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc, chính vì vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4 đều được chấp nhận. Mô hình hồi quy tuyến tính các nhân tố như sau: Y = 0,400X1 + 0,329X3 + 0,315X4 + 0,183X2 Trong đó: Y: Chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển; X1: Thủ tục hải quan, X2: Thanh lý, lưu trữ; X3: Chuẩn bị; X4: Giao nhận hàng hóa. 4.4. Đề xuất ggiải pháp Theo kết quả phân tích thì 4 yếu tố trên đều tác động và tương quan thuận đến chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển, sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố: thứ nhất: thủ tục hải quan; thứ 2: chuẩn bị; thứ 3: giao nhận hàng hóa và cuối cùng là thanh lý, lưu trữ. Đây là cơ sở quan trọng cho các công ty của ngành xem xét, đánh giá lại các chính sách phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra các giải pháp như sau: Về thủ tục hải quan: Để khâu khai báo hải quan được diễn raa một cách nhanh chóng và chính xác, người khai cần phải trung thực và có trình độ chuyên môn tốt, tránh bị phạt và gây phiền nhiễu, ách tắc hàng không thông quan được, vừa ảnh hưởng tới thời gian giiao hàng vừa tốn tiền kho bãi lưu 764
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 hàng. Chính vì vậy mà các công ty cần có mối quan hệ tốt với các cơ quan cũng như cán bộ hải quan nhằm tránh bị sách nhiễu bởi thủ tục khai báo xuất khẩu, quá trình kiểm hóa nhiều lần làm tăng chi phí bốc dỡ hàng, thời gian lưu bãi. Nhờ vậy mà hàng được chuyển đi một cách nhanh chóng và đảm bảo được uy tín đối với khách hàng. Về chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu: Nhân viên nên chú trọng hơn trong việc chuẩn bị các loại chứng từ liên quan đến việc xuất khẩu để tránh khó khăn, thiếu sót trong việc làm thủ tục hải quan. Các công ty cũng cần liên kết với cơ sở sản xuất nghiên cứu quy trình sản xuất để cho ra những sản phẩm có chất lượng cao kể cả về mẫu mã và bao bì tạo uy tín cho công ty. Hỗ trợ vốn, công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất. Về giao nhận hàng hóa: Để tiết kiệm thời gian và tiền kho bãi thì công tác vận tải của công ty rất cần được điều chỉnh sao cho khớp với các bước nhận hàng từ cơ sở sản xuất, giao hàng tại cảng, đảm bảo an toàn và giao hàng đúng hạn. Nhân viên nghiệp vụ phải chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ khi chuẩn bị giao hàng để gửi cho bên mua, tạo điều kiện cho việc giao hàng và thanh toán đúng kế hoạch. Nên có bộ chứng từ dự phòng, phòng khi chứng từ gửi đi thất lạc thì có thể gửi lại ngay. Phải cẩn trọng, nắm chắc số lượng hàng hóa xếp lên tàu, cũng như cách bố trí hàng để dễ sắp xếp và kiểm hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giao nhận. Phải cân nhắc cẩn trọng trước khi đặt tàu, nắm được lịch trình của tàu, để không bị lỡ tàu, tạo điều kiện việc giao hàng đúng hợp đồng. Về thanh lý, lưu trữ: Nếu sử dụng phương thức T/T thì nên xem xét đến nhiều yếu tố của đối tác, đó là khả năng thanh toán của đối tác có mạnh hay không, có uy tín không, nhanh hay chậm, khi sử dụng T/T phải chủ động được về mối quan hệ và thiết lập được uy tín của cả hai bên đối tác, đây phải là đối tác có uy tín, có quan hệ lâu năm và công ty có khả năng khống chế được mức độ rủi ro trong quá trình thanh toán tiền hàng. Nếu phía đối tác có quan hệ lâu dài tin tưởng lẫn nhau thì công ty cũng nên ít dùng phương thức L/C vì mỗi lần tu bổ L/C là rất tốt kém, không những cho bên người mua và cả bên người bán. Tuy nhiên nếu đối tác là lần đầu hợp tác thì L/C là phương thức đảm bảo nhất giúp công ty tránh được những rủi ro trong quá trình thanh toán tiền hàng. Lựa chọn ngân hàng có uy tín trong thanh toán cũng là giải pháp tốt cho công ty 5. Kết luận 5.1. Kết quả và ý nghĩa của nghiên cứu Với mục đích phân tích và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của các công ty giao nhận trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2018. Tác giả đã tiến hành khảo sát 140 khách hàng tại các công ty giao nhận trên địa bàn TP. HCM, đồng thời sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích kết quả thu được. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển của các công ty giao nhận trên địa bàn TP. HCM lần lượt được sắp theo mức độ tác động giảm dần nhu sau: (1) Chuẩn bị; (2) Thủ tục hải quan; (3) Giao nhận hàng hóa; (4) Thanh lý, lưu trữ. Qua đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp cụ thể, đây là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp có thể ứng dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận tại doanh nghiệp mình một cách hợp lý và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp. 5.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Hạn chế đầu tiên là đề tài có phạm vi nghiên cứu chỉ tại TP. HCM nên kết quả nghiên cứu có thể không đại diện cho các khu vực, tỉnh thành khác tại Việt Nam. Thứ hai, đề tài chỉ nghiên cứu chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của các công ty giao nhận tại TP.HCM dựa trên 4 nhóm yếu tố tác động: (1) Chuẩn bị; (2) Thủ tục hải quan; (3) Giao nhận hàng hóa; (4) Thanh lý, lưu trữ; trong khi đó chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển cũng có thể chịu sự tác động của một số yếu tố khác. Vì vậy, đề tài nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu, tìm hiểu một số yếu tố khác cũng tác động đến chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển và sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc – SEM để vừa kiểm định giả thuyết vừa xác định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm nghiên cứu. 765
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tư pháp, 2012, Quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, ngày truy cập 5/8/2018; 2. Cộng đồng xuất nhập khẩu Việt Nam, 2015, Tài liệu về xuất nhập khẩu, dan/77-Sach-Va-Tai-Lieu-Hoc-Tap, ngày truy cập 10/4/2018 ; 3. Đoàn Thị Hồng Vân, 2011, “Giáo trình Quản trị xuất nhập khẩu”, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM; 4. Giao nhận hàng hóa xnk chuyên chở bằng đường biển, chuyen-cho-bang-duong-bien, ngày truy cập 2/4/2018; 5. Nguyễn Minh Tuấn, Hà Trọng Quang, 2013, “Giáo trình Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for windows”, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM; 6. Nhật Khoa, 2015, Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, thuc/quy-trinh-xuat-nhap-khau-hang-hoa-bang-duong-bien.aspx, ngày truy cập 6/4/2018; 7. Tổng cục hải quan Việt Nam, aspx?ID=46, ngày truy cập 25/3/2018; 8. Tổng cục hải quan Việt Nam, 2016, Quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu, a90ea90f0cbefddc&ID=395&ContentTypeId=0x01009F0BD5F1CCEE4A43AC75412DE23ADF3D, ngày truy cập 26/3/2018; 9. Tổng cục hải quan Việt Nam, 2017, Thủ tục hải quan đối với hàn hóa xuất nhập khẩu thương mại, ngày truy cập 2/4/2018. 766