Marketing địa phương thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp của địa phương
Bạn đang xem tài liệu "Marketing địa phương thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp của địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- marketing_dia_phuong_thu_hut_dau_tu_fdi_vao_cac_khu_cong_ngh.pdf
Nội dung text: Marketing địa phương thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp của địa phương
- MARKETING ĐỊA PHƯƠNG THU HÚT ĐẦU TƯ FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA ĐỊA PHƯƠNG LOCAL MARKETING ATTRACTING FDI INVESTMENT INLOCAL INDUSTRIAL ZONES PGS,TS. Nguyễn Hoàng Việt ThS. Nguyễn Minh Trang Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Marketing địa phương tạo lập những đặc tính khác biệt “nhân tạo” để cùng với những yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nhằm thu hút các nhà đầu tư với mục tiêu phát triển của địa phương. Bài viết này tập trung nghiên cứu một nội dung quan trọng của marketing địa phương là giá trị cung ứng của chào hàng thị trường cho các nhà đầu tư FDI vào các KCN với phạm vi trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong đối sánh với một số địa phương khác như Bắc Ninh, Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho phép các nhà hoạch định chính sách và quản lý địa phương xây dựng các chương trình marketing địa phương nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI vào mục tiêu phát triển của địa phương. Từ khóa: Chào hàng thị trường (CHTT); Marketing địa phương; Giá trị cung ứng của chào hàng thị trường; Khu công nghiệp (KCN). Abstract Local marketing creates distinctive "artificial" features, along with natural elements such as geography, natural resources, etc., to attract investors for the local development. This article focuses on an important aspect of local marketing - that is the supplying value of the market offering for FDI investors in industrial zones in Hai Phong, in comparison with other localities such as Bac Ninh, Thai Nguyen. The research results are beneficial to local policymakers and managers to develop local marketing programs to effectively attract FDI for the local development goals. Keywords: Market offering; local marketing; supplying value of market offering; industrial zone (IP). Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tính đến hết tháng 6/2016, cả nước có 313 Khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 87,9 nghìn ha, trong đó có 218 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên gần 59,7 nghìn ha và 95 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 28,2 nghìn ha. Lũy kế đến tháng 6 năm 2016, các KCN đã thu hút được 7.510 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 147,6 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 81,4 tỷ USD (bằng 55% vốn đầu tư đã đăng ký). Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê đạt trên 28,5 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy 49%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt gần 70%. 624
- Trong khoảng gần 10 năm trở lại đây, một số địa phương đua nhau thu hút đầu tư FDI, đua xây dựng và mở KCN. Các chuyên gia đã khuyến cáo phát triển KCN thiếu quy hoạch, thiếu chiến lược phát triển, thiếu tính bền vững do chưa tạo ra giá trị gia tăng cao. Dù cơ quan quản lý đã nỗ lực hình thành các cụm liên kết ngành để phát triển các thế mạnh KCN nhưng thực trạng của các KCN vẫn chung một điểm: quy hoạch manh mún, thiếu vắng người lao động, đất bị bỏ hoang, Mục đích nghiên cứu là xác định nội hàm CHTT trong marketing địa phương thu hút FDI vào các KCN ở một địa phương, từ đó xây dựng hệ tiêu chí để đánh giá mức độ hấp dẫn của CHTT địa phương, vận dụng để đánh giá mức độ hấp dẫn thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong đối sánh với tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên. Mô hình nghiên cứu được tổng hợp từ mô hình của Wells & Wint (2000); và Mullance (2010) và Kotler & Haider (1993) được kiểm định trên tập mẫu là các nhà quản trị của các DN FDI đã và đang có ý định đầu tư vào các KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 1. Cơ sở lý thuyết về chào hàng thị trường thu hút FDI vào các KCN của địa phương Ý tưởng cơ bản của thuật ngữ ‘marketing’ có thể nói đơn giản là cung cấp cái thị trường cần chứ không phải cái mình có. Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) định nghĩa marketing là “một chức năng tổ chức và chuỗi các quy trình tạo dựng, giao tiếp, và mang lại giá trị cho khách hàng cũng như việc quản lý các quan hệ khách hàng theo những phương thức tạo ra lợi ích cho tổ chức và các bên có quyền lợi liên quan của tổ chức”. Nguyên lý cơ bản nhất của marketing chính là hiểu biết nhu cầu và ước muốn của khách hàng và sử dụng phương pháp hiệu quả nhất để đáp ứng chúng. Đóng góp của marketing với các tổ chức / DN chính là khả năng đề xuất phương pháp sử dụng một cách hiệu quả nhất những nguồn lực hữu hạn để thực hiện những mục tiêu chung đã xác định. Marketing hướng tới việc tạo ra các giải pháp giúp khách hàng giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải. Trong marketing, các DN cạnh tranh với nhau qua giá trị lợi ích, qua giải pháp chứ không phải qua sản phẩm cụ thể. Ngày nay, nguyên lý này đã trở thành triết lý trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị hay xã hội. 1.1. Một số khái niệm cơ bản của marketing địa phương Marketing địa phương (Marketing places / Local marketing) là một thuật ngữ chỉ tập hợp các chương trình hành động hỗ trợ được địa phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của địa phương và phát triển kinh tế (Kotler & Haider, 1993). Các hoạt động này thay đổi một cách toàn diện cách thức, thủ tục, nhận thức về vai trò và chức năng của các cơ quan chính quyền, sử dụng các công cụ khuyến khích tài chính, những thay đổi tổ chức theo cách mà địa phương kiểm soát tốt hơn, để xây dựng cho địa phương một hình ảnh mới, triển vọng hơn, hấp dẫn hơn. Qua đó, tạo cho địa phương “những đặc tính khác biệt “nhân tạo” để cùng với những yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, địa phương trở nên hấp dẫn hơn; để các nhà đầu tư, du khách có khả năng chi trả và kể cả những công dân được đào tạo chuyên môn và thái độ thiện chí - những chìa khóa để phát triển kinh tế, nhận thấy rằng địa phương này hấp dẫn hơn so với những địa phương khác” (Vũ Trí Dũng, 2003). 625
- Địa phương ở đây được xác định là một khu vực địa lý được giới hạn bởi sự phân định địa giới hành chính hay địa hình tự nhiên. Địa phương có thể là một xã, một huyện, một tỉnh, một vùng, một quốc gia hay một khu vực. Mỗi địa phương có những đặc điểm cụ thể về văn hóa, lịch sử, truyền thống được đặc trưng bởi hành vi dân cư sống ở đó. Điều hành địa phương là một hệ thống chính quyền với các cơ chế lập pháp, hành pháp và tư pháp. Địa phương muốn phát triển phải có các cơ quan, DN tạo ra của cải vật chất và công ăn việc làm cho dân cư ở đó. Một địa phương có những thuộc tính tâm lý, ảnh hưởng tới cách hành vi quan hệ giữa những người ở địa phương đó với nhau và với những người ngoài địa phương. Chủ thể thực hiện marketing địa phương thu hút đầu tư vào các KCN chính là những tác nhân tham gia vào hoạt động marketing, bao gồm tất cả các tổ chức và cá nhân sống và làm việc tại địa phương (xem bảng 1). Chính quyền địa phương sẽ là người khởi xướng, chịu trách nhiệm quy hoạch và phát triển địa phương. Hệ thống quản lý công, các chính sách và định hướng phát triển của chủ thể ảnh hưởng lớn tới nhận thức của khách hàng về địa phương. Các tổ chức, DN nhà nước hay tư nhân chịu trách nhiệm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu xã hội nói chung và khách hàng mục tiêu nói riêng. Thái độ phục vụ, chất lượng dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Cách sống, làm việc và xử sự của cư dân địa phương ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của địa phương. Bảng 1: Những chủ thể thực hiện marketing địa phương thu hút đầu tư Chủ thể thực hiện marketing địa phương ở khu vực công - Chủ tịch UBND tỉnh, chủ tịch UBND thành phố. - Sở Kế hoạch & Đầu tư và các sở/ban/ngành liên quan; Ban quản lý các KCN; Ban/Phòng xúc tiến đầu tư. - Bộ phận hành chính, tổ chức; Bộ phận lưu trữ và cung cấp thông tin; Bộ phận phụ trách các vấn đề như giao thông, giáo dục, điện, nước, vệ sinh, an ninh, Chủ thể thực hiện marketing địa phương trong khu vực kinh tế tư nhân - Các trung tâm phát triển, tư vấn đầu tư bất động sản, KCN, - Tổ chức tài chính (ngân hàng, tổ chức bảo hiểm, tái bảo hiểm ) - Các tổ chức thương mại, tư vấn, kinh doanh dịch vụ như bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, công đoàn, hiệp hội ngành nghề. Nguồn: Tổng hợp của tác giả Khách hàng: Nếu Chính phủ coi các DN FDI như khách hàng, theo cách tiếp cận hiện đại về marketing, việc am hiểu hành vi và mong ước của khách hàng là hết sức cần thiết. Mỗi địa phương có thể lựa chọn cho mình một vài nhóm khách hàng để tiếp cận và tăng cường khả năng thu nhận nguồn lực đó để tối đa hóa lợi ích cho địa phương mình. Các nhà đầu tư nước ngoài cần được phân loại. Việc phân loại có thể dựa trên các tiêu thức như quốc tịch của nhà đầu tư, ngành kinh doanh, dạng công ty (đa quốc gia hay không phải đa quốc gia), chiến lược theo đuổi (khai thác thị trường nội địa hay khai thác thị trường quốc tế). Địa phương không thể lúc nào cũng làm hài lòng tất cả các nhà đầu tư. Lợi ích của môi trường đầu tư cần tập trung vào các nhà đầu tư mục tiêu. 626
- Sản phẩm: Xuất phát từ khái niệm chung về sản phẩm trong marketing, sản phẩm được hiểu là bất kỳ cái gì có giá trị được chào hàng cho một thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của các khách hàng trên thị trường đó. Sản phẩm trong marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư được hiểu là một điểm đến đầu tư có giá trị và được quản lý, được chào hàng cho thị trường các nhà đầu tư để thỏa mãn được các nhu cầu và mong muốn của các nhà đầu tư kỳ vọng và đạt được mục tiêu thu hút đầu tư vào điểm đến đầu tư của địa phương đó. Sản phẩm của marketing địa phương không chỉ được xem xét một cách đơn giản là các chính sách mà nó cần được hiểu là môi trường đầu tư. Tất cả những gì mà nhà đầu tư nhận được từ địa phương, cả những yếu tố khách quan như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và những yếu tố chủ quan như chính sách, cơ chế, thái độ và trình độ nhân lực. 1.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 1996 đã đưa ra định nghĩa về FDI như sau: “FDI là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một DN ở một nền kinh tế khác (DN FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh DN)”. Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và trong lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài ngày 09/6/2000 quy định tại khoản 1 Điều 2: “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Qua các định nghĩa về FDI, có thể hiểu một cách khái quát về FDI là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình”. Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị ), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý ) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ, ). 1.3. Khu công nghiệp (KCN) KCN là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. KCN thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính Phủ về Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, thì KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN quy định tại Nghị định này. 627
- KCN, khu chế xuất được gọi chung là KCN, trừ trường hợp quy định cụ thể. Các KCN được đầu tư và điều hành bởi các nhà phát triển hạ tầng KCN, có ranh giới địa lý xác định, thành lập trên cơ sở quy hoạch phát triển do Chính phủ quyết định. Các nhà đầu tư vào KCN được hưởng những ưu đãi riêng như thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10- 20% trong thời gian 10-15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh (so với mức thuế thông thường 28%), được miễn thuế thu nhập DN 2-4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 3-9 năm tiếp theo tuỳ theo tính chất và lĩnh vực của dự án đầu tư. 1.4. Marketing địa phương thu hút FDI vào các KCN của địa phương Theo tiếp cận xã hội, marketing địa phương thu hút FDI là một quá trình mang tính xã hội mà nhờ quá trình này, địa phương đó có được những gì mà họ cần và mong muốn thông qua việc sáng tạo, cung ứng và trao đổi một cách tự do các ý tưởng, cơ hội, quy trình, dịch vụ đầu tư có giá trị với các đầu tư tiềm năng. Theo tiếp cận quản lý, marketing địa phương thu hút FDI vào các KCN là một quá trình hoạch định và điều phối của nhà nước (chủ yếu là Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp của tỉnh) và các cộng đồng địa phương đối với các ý tưởng định giá, xúc tiến và phân phối các điều kiện, các cơ hội, các dịch vụ, các thủ tục đầu tư có giá trị cao, duy nhất và khác biệt, để kiến tạo được độ hấp dẫn và trao đổi nhằm thỏa mãn được mục đích của các nhà đầu tư mục tiêu. Về bản chất, quan niệm marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư khác với quan điểm "mời chào và bán" các cơ hội và điều kiện đầu tư vào một địa phương xác định ở 4 cột trụ chính sau: một là, "điểm xuất phát" - nếu điểm xuất phát của "mời chào và bán" là từ bản thân địa phương với những đặc điểm và điều kiện vốn có thì điểm xuất phát của nhà marketing địa phương là từ thị trường mục tiêu - đó là những nhà đầu tư trong và ngoài nước có năng lực đầu tư phù hợp với định hướng và thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp với công nghệ cao mà địa phương mong muốn; hai là, nếu tiêu điểm của "mời chào và bán" là ở cấu trúc sản phẩm của điểm đến địa phương vốn có thì tiêu điểm của marketing địa phương lại là cấu trúc giá trị cung ứng của CHTT phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư mục tiêu; ba là "phương tiện đạt mục tiêu" - nếu như phương tiện chủ yếu của "mời chào và bán" là xúc tiến đầu tư và "bán" dịch vụ, điều kiện đầu tư thì nhà marketing địa phương vận dụng một tích hợp các công cụ marketing nhằm tạo ra giá trị cung ứng thực tế cao hơn hoặc bằng và duy nhất so với địa phương khác với các nhà đầu tư mục tiêu; bốn là "kết thúc" - nếu điểm kết thúc của "mời chào và bán" là ở mục tiêu lấp đầy các KCN thông qua số lượng và giá trị các dự án được đăng ký thì kết thúc của marketing địa phương cũng là mục tiêu lấp đầy KCN địa phương nhưng lại thông qua thỏa mãn nhu cầu đầu tư - kinh doanh thuận lợi và sinh lợi hiệu quả của nhà đầu tư mục tiêu, ở đây cần lưu ý từ "nhà đầu tư mục tiêu" ở cột trụ thứ nhất có nghĩa là việc lấp đầy các KCN không phải bằng mọi giá mà là phù hợp với mô hình chiến lược CNH-HĐH của địa phương. 1.5. Chào hàng thị trường thu hút FDI vào các KCN của địa phương Keller & Kotler (2008) xác định chào hàng thị trường (CHTT) là tích hợp những đặc điểm khác biệt và nổi trội về cấu trúc và chất lượng của sản phẩm với các dịch vụ hỗn hợp và giá bán sản phẩm để tạo lập một đề xuất giá trị phù hợp với nhu cầu và mong muốn 628
- của khách hàng mục tiêu trong mối quan hệ với CHTT của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu đó của tổ chức. Kotler & Haider (1993) đưa ra khái niệm CHTT trong marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư vào các KCN của một địa phương là một tích hợp cấu trúc và chất lượng sản phẩm độ hấp dẫn của địa phương với các dịch vụ có liên quan đến đầu tư - kinh doanh ở địa phương và giá trị / phí thụ hưởng các điều kiện, dịch vụ để tạo lập một đề xuất giá trị khác biệt, phù hợp với nhu cầu, mong muốn và đủ sức hấp dẫn với mỗi tập nhà đầu tư mục tiêu trong mối quan hệ với CHTT chung của quốc gia và của các địa phương đối thủ trên thị trường mục tiêu của địa phương đó. Có thể mô hình hóa CHTT nhà đầu tư mục tiêu nhằm thu hút đầu tư vào KCN của một địa phương như sau: Độ hấp dẫn giá / phí của KCN địa phương Độ hấp dẫn của CHTT Độ hấp dẫn sản phẩm với nhà đầu hỗn hợp của KCN địa tư mục tiêu Độ hấp dẫn dịch vụ phương hỗn hợp của KCN địa phương Hình 1.4: Mô hình CHTT nhà đầu tư của KCN địa phương Nguồn: Phát triển từ mô hình của Kotler & Haider (1993) 2. Phương pháp nghiên cứu Từ phân tích trên, mô hình nghiên cứu của ðề tài là ðánh giá giá trị cung ứng của một CHTT nhằm thu hút FDI vào các KCN của một ðịa phýõng (hình 2): 1. Giá trị hình ảnh địa kinh tế của KCNĐP 3. Giá trị các yếu tố 2. Giá trị các yếu tố địa dịch vụ có liên quan đầu tư-kinh doanh của đến đầu tư-kinh doanh Giá trị cung ứng các KCNĐP ở các KCNĐP cho nhà đầu tư FDI 4. Giá trị các yếu tố môi 5. Giá trị các yếu tố quá trường thể chế chính sách trình, thủ tục đầu tư- đầu tư-kinh doanh vào kinh doanh ở các KCNĐP KCNĐP Hình 2: Mô hình nghiên cứu giá trị cung ứng của CHTT thu hút FDI vào KCNĐP Nguồn: Phát triển của tác giả 629
- Tác giả xây dựng bảng hỏi dựa trên 5 nội dung gồm nhiều câu hỏi tương ứng với mô hình nghiên cứu giá trị cung ứng của CHTT thu hút FDI vào các KCN của địa phương (bảng 3). Về nguyên lý phương pháp luận phải tính được "trị số giá trị được cung ứng trong thực tế" theo một đơn vị đo thống nhất (ví dụ quy ra tiền), trong nghiên cứu này chúng tôi thay bằng chỉ số "giá trị được cảm nhận" bởi khách hàng - nhà đầu tư FDI và chỉ số này được đo bằng thang đo Likert 5 khoảng cách (từ 1: rất ít, rất yếu, hầu như không có đến 5: rất cao (với chi phí) và rất tốt (với lợi ích/giá trị). Mỗi câu hỏi đều xem xét dưới 2 góc độ: những lợi ích mà nhà đầu tư quan tâm và đánh giá, và tổng chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra để đạt đươc lợi ích đó bao gồm cả chi phí bằng tiền, thời gian, năng lượng (sức khỏe, trí lực và thể lực) và tâm lý (mức căng thẳng, khó chịu, ). Bảng 3: Thang đo giá trị cung ứng được cảm nhận của các nhà đầu tư FDI STT Nội dung 1 Giá trị hình ảnh địa kinh tế của KCNĐP: - Độ hấp dẫn về các yếu tố kinh tế và phát triển xã hội của địa phương - Độ hấp dẫn về địa lý và tài nguyên tự nhiên của địa phương - Độ hấp dẫn về mức độ sẵn sàng hội nhập quốc tế của địa phương - Độ hấp dẫn về hình ảnh thương hiệu của địa phương. 2 Giá trị địa đầu tư - kinh doanh của các KCNĐP: - Độ hấp dẫn các yếu tố liên kết với các thị trường nguồn nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ của KCNĐP. - Độ hấp dẫn các yếu tố liên kết với các thị trường tiêu thụ của chuỗi cung cấp. - Độ hấp dẫn của truyền thông và xúc tiến đầu tư kết hợp với xúc tiến thương mại và du lịch của địa phương. - Độ hấp dẫn về hạ tầng vật chất kỹ thuật, CNTT và xã hội trong và ngoài hàng rào KCNĐP. - Độ hấp dẫn thị trường tài chính và dịch vụ NHTM của địa phương. - Độ hấp dẫn nguồn nhân lực phù hợp với lĩnh vực SX-KD của nhà đầu tư. 3 Giá trị các yếu tố quá trình, thủ tục đầu tư - kinh doanh ở các KCNĐP - Độ hấp dẫn về giá trị/chi phí làm thủ tục, quy trình lập và thông qua dự án đầu tư - Độ hấp dẫn về giá trị/chi phí triển khai xây dựng công trình dự án đầu tư - Độ hấp dẫn về giá trị/chi phí lắp đặt thiết bị, công nghệ sản xuất - Độ hấp dẫn về giá trị/chi phí vận hành kinh doanh của DN - Độ hấp dẫn về giá trị/chi phí ưu đãi mở rộng dự án đầu tư 4 Giá trị các yếu tố môi trường thể chế - chính sách đầu tư kinh doanh của KCNĐP - Độ hấp dẫn về tính minh bạch, ổn định, hài hòa và hỗ trợ ưu đãi chuyên biệt thu hút đầu tư vào các ngành theo quy hoạch chiến lược của địa phương. - Độ hấp dẫn về tính chuyên nghiệp và năng lực của lãnh đạo và quản lý marketing địa phương dựa trên giá trị và tri thức - Độ hấp dẫn về lợi thế hỗ trợ ưu đãi tương đối trong chính sách thu hút đầu tư của địa phương so với các địa phương khác. - Độ hấp dẫn cải cách hành chính và hiệu lực phòng chống tham nhũng trong bộ máy công quyền địa phương. 630
- 5 Giá trị các yêu tố dịch vụ hỗn hợp có liên quan đầu tư kinh doanh tại địa phương - Dịch vụ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực phù hợp ngành kinh doanh của dự án đầu tư - Dịch vụ hỗ trợ và phát triển đầu tư kinh doanh ở KCN - Dịch vụ hạ tầng vật chất kỹ thuật và bảo vệ môi trường ở KCN - Dịch vụ tài chính-ngân hàng cho nhà đầu tư và doanh nghiệp ở KCN Nguồn: Tác giả Khảo sát được thực hiện từ tháng 09/2016 đến 11/2016, đối tượng chọn mẫu gồm 2 nhóm là nhóm các nhà đầu tư có quan tâm và có tiềm năng đầu tư và nhóm đã và đang đầu tư và kinh doanh tại các KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong đối sánh với tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên. Trước khi gửi bảng câu hỏi, đối tượng được khảo sát sẽ được liên lạc trước qua điện thoại để thu thập địa chỉ email, sau đó bảng hỏi được gửi tới tập mẫu khảo sát theo 2 cách: (1) 260 email được gửi trong đó 191 người được hỏi trả lời hợp lệ; (2) tiến hành phát bảng câu hỏi trực tiếp cho 40 người; sau khi loại bỏ 7 phiếu trả lời không đầy đủ, tập mẫu cuối cùng còn lại 228 người trả lời hợp lệ (chiếm tỷ lệ 76%) với cơ cấu như ở bảng 2: Bảng 2: Cơ cấu mẫu điều tra Trong đó (%) Theo địa phương % Có tiềm năng đầu Đã và đang đầu tư tư Hải Phòng 33% 68% 32% Bắc Ninh 42% 59% 41% Cao Bằng 25% 72% 28% Tổng 100% 66% 34% Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra 3. Kết quả nghiên cứu thực trạng giá trị cung ứng của CHTT cho các nhà đầu tư FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng Hải Phòng là đô thị loại I trung cấp cấp quốc gia, có vị trí đặc biệt quan trọng, nằm ở trung tâm vùng duyên hải Bắc Bộ, có cảng biển quốc tế, sân bay quốc tế, có hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, liên hoàn, là trung điểm giao thương quốc tế của miền Bắc. Hải Phòng tự hào vì đã có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và vượt trội với các dự án như cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, cầu Tân Vũ- Lạch Huyện, đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng cùng với Khu Kinh tế Đình Vũ- Cát Hải là sự kết hợp tuyệt vời giúp phát huy thị trường tiềm năng và lực lượng lao động 20 triệu người của cả khu vực miền Bắc Việt Nam. Như thế, sức hấp dẫn của Hải Phòng đã vượt ra ngoài phạm vi địa phương, hướng tới tầm khu vực (xem bảng 3). Môi trường đầu tư của thành phố Hải Phòng, đã và đang tạo ra nhiều tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông từng bước hiện đại, thuận tiện; hệ thống các dịch vụ bước đầu đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, những kết quả nổi bật của thành phố trong công tác thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. 631
- Trong 9 tháng đầu năm 2016, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào KCN, KKT thành phố Hải Phòng tăng đột biến, đặc biệt thu hút thành công dự án LG Display với vốn đầu tư 1,5 tỷ USD, dự án LG Innotek 550 triệu USD, dự án Flat 200 triệu USD; góp phần quan trọng đưa thành phố Hải Phòng đứng đầu cả nước về kết quả thu hút FDI năm 2016 đến thời điểm hiện tại. Các KCN trên địa bàn thành phố đã thu hút được 19 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký đầu tư 2,405 tỷ USD, đồng thời có 20 lượt dự án FDI điều chỉnh tăng vốn, với số vốn tăng thêm 292 triệu USD. Tổng vốn FDI thu hút đầu tư mới và điều chỉnh dự án đạt 2,697 tỷ USD, bằng 618,6% so với kết quả cùng kỳ năm 2015, vượt 50% so với kế hoạch dự kiến cả năm 2016 (dự kiến cả năm thu hút 1,8 tỷ USD). Bảng 3: Một số chỉ tiêu về thu hút FDI vào các KCN của 3 địa phương năm 2016 Chỉ tiêu Hải Phòng Bắc Ninh Thái Nguyên Số khu công nghiệp 16 15 6 Diện tích (ha) 5.695 7.681 1.420 Số dự án FDI 477 887 74 Số vốn đăng ký (tỷ USD) 13,6 12,1 7 Nguồn: Tổng hợp Kết quả điều tra ở tập mẫu được nhập cơ sở dữ liệu và sử dụng phần mềm SPSS 22.0 xử lý và tổng hợp kết quả nghiên cứu qua bảng 4 dưới đây: Bảng 4: Tổng hợp đánh giá mức giá trị cung ứng được cảm nhận của các nhà đầu tư FDI T Hải Bắc Thái Nội dung T Phòng Ninh Nguyên 1 Giá trị hình ảnh địa kinh tế của KCNĐP: 3,18 3,58 3,12 - Độ hấp dẫn về các yếu tố KT-XH của ĐP 3,12 3,25 3,25 - Độ hấp dẫn về địa lý và tài nguyên tự nhiên của ĐP 3,21 3,65 3,30 - Độ hấp dẫn về mức độ sẵn sàng hội nhập QT của 3,19 3,41 3,2 ĐP 3,34 3,60 3,24 - Độ hấp dẫn về hình ảnh thương hiệu của ĐP 2 Giá trị địa đầu tư - kinh doanh của các KCNĐP: 3,04 3,41 3,21 - Độ hấp dẫn các yếu tố liên kết với các thị trường 3,14 3,02 3,19 nguồn nguyên liệu thượng nguồn và công nghiệp phụ trợ. 2,96 3,12 3,06 - Độ hấp dẫn các yếu tố liên kết với các thị trường tiêu thụ hạ nguồn của chuỗi cung cấp. 2,88 3,18 3,08 - Độ hấp dẫn của truyền thông và xúc tiến đầu tư kết hợp với xúc tiến thương mại và du lịch của địa 3,06 3,25 3,13 phương. - Độ hấp dẫn về hạ tầng vật chất kỹ thuật, CNTT và 3,14 3,40 3,02 xã hội trong và ngoài hàng rào KCNĐP. - Độ hấp dẫn thị trường tài chính và dịch vụ NHTM 3,11 3,18 3,05 632
- của ĐP - Độ hấp dẫn nguồn nhân lực phù hợp với lĩnh vực SX-KD của nhà đầu tư. 3 Giá trị các yếu tố quá trình, thủ tục đầu tư - kinh 3,01 3,12 2,91 doanh ở các KCNĐP - Độ hấp dẫn về giá trị/chi phí làm thủ tục, quy trình 3,01 3,24 2,86 lập và thông qua dự án đầu tư của địa phương - Độ hấp dẫn về giá trị/chi phí triển khai xây dựng 2,89 3,19 2,59 công trình dự án đầu tư - Độ hấp dẫn về giá trị/chi phí lắp đặt thiết bị, công 3,15 3,09 3,12 nghệ sản xuất - Độ hấp dẫn về giá trị/chi phí vận hành kinh doanh 3,11 3,23 3,14 của DN - Độ hấp dẫn về giá trị/chi phí ưu đãi mở rộng dự án 2,89 2,91 2,85 đầu tư 4 Giá trị các yếu tố môi trường thể chế - chính sách đầu 3,42 3,50 3,26 tư kinh doanh của KCNĐP - Độ hấp dẫn về tính minh bạch, ổn định, hài hòa và 3,18 3,24 3,05 hỗ trợ ưu đãi chuyên biệt thu hút đầu tư vào các ngành theo quy hoạch chiến lược của ĐP. - Độ hấp dẫn về tính chuyên nghiệp và năng lực của 2,96 3,15 2,82 lãnh đạo và quản lý marketing địa phương dựa trên giá trị và tri thức - Độ hấp dẫn về lợi thế hỗ trợ ưu đãi tương đối trong 3,14 3,40 3,21 chính sách thu hút đầu tư của địa phương so với ĐP khác. 3,20 3,33 3,24 - Độ hấp dẫn cải cách hành chính và hiệu lực phòng chống tham nhũng trong bộ máy công quyền ĐP. 5 Giá trị các yêu tố dịch vụ hỗn hợp có liên quan đầu tư 3,11 3,25 3,08 kinh doanh tại địa phương - Dịch vụ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực phù 3,25 3,19 3,02 hợp ngành kinh doanh của dự án đầu tư - Dịch vụ hỗ trợ và phát triển đầu tư kinh doanh ở 3,24 3,51 3,18 KCN 2,95 3,05 2,86 - Dịch vụ hạ tầng vật chất kỹ thuật và bảo vệ môi trường ở KCN 3,06 3,21 3,15 - Dịch vụ tài chính-ngân hàng cho nhà đầu tư và DN ở KCN Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra Từ bảng 4 có thể rút ra một số phát hiện sau: Một là, xét về tổng thể, mức giá trị chia sẻ được cảm nhận trung bình của tâp mẫu đạt 3,15. Trong 5 tham biến thì chỉ có 1 tham biến đạt cận trên 3,4 điểm, còn lại 4 tham 633
- biến lại là tham biến có độ quan trọng cao chỉ đạt cận 3,1 điểm, chính là lý do chính dẫn đến hệ số phủ đầy KCN Hải Phòng hiện tại còn chưa cao (<72). Hai là, xét về chi tiết, trong tổng số 23 mục biến, có hầu hết đạt mức trung bình khá từ 2,9-3,1. Điều đó nói lên rằng, các nhà marketing địa phương của Hải Phòng chưa thực sự nắm bắt được hành vi của nhà đầu tư mục tiêu nói chung, chưa nhận dạng được các đoạn thị trường mục tiêu nói riêng để tập trung vào việc xử lý cấu trúc các yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn, ví dụ đáng lẽ phải quan tâm nâng cao giá trị cung ứng của các yếu tố chuỗi cung cấp và chuỗi giá trị các ngành công nghiệp địa phương, như một liên kết với thị trường thượng và hạ nguồn, phát triển và nâng cấp chất lượng nguồn nhân lược cho các KCN, phát triển và hạ thấp chi phí dịch vụ hỗn hợp có liên quan đến đầu tư - kinh doanh mà đây mới là các yêu tố tạo lợi thế cạnh tranh bền vững thì Hải Phòng mới chỉ tập trung sửa chỉnh chính sách, cơ chế giảm thuế, phí và tuyên truyền hình ảnh địa kinh tế - 2 tham biến còn rất ít dư địa để khai thác tạo lợi thế cạnh tranh bền vững. Ba là, xét về so sánh tương đối hay điều kiện đủ để tạo độ hấp dẫn cạnh tranh thu hút đầu tư của các KCN địa phương, với đối sánh ở 2 địa phương khá tương đồng với Hải Phòng là Bắc Ninh và Thái Nguyên thì chỉ số này của Hải Phòng đều thấp hơn. Điều đó có nghĩa, sức hấp dẫn thu hút đầu tư của Hải Phòng không chỉ chưa đủ cao mà còn sức cạnh tranh tương đối cũng chưa đủ lớn và hấp dẫn các nhà đầu tư. Bốn là, xét về cấu trúc hiệu lực CHTT nhằm thu hút đầu tư khi cân nhắc yếu tố độ lệch chuẩn (SD) trong một KCN Hải Phòng và suy rộng ra kết quả nghiên cứu cho tập tổng thể các nhà đầu tư đã, đang và có tiềm năng đầu tư vào các KCN của thành phố theo quy tắc 3 sigma thì có khoảng 48-52% nhà đầu tư mục tiêu đều đặt yêu cầu Hải Phòng phải nâng cấp chất lượng và mức giá trị cung ứng tổng thể và chi tiết của CHTT các nhà đầu tư của tỉnh thì mới có thể tăng cường thu hút đầu tư lấp đầy các KCCN hiện tại trong thời gian tới. 4. Một số hàm ý giải pháp Một là, trước hết cần nhận thức rõ nét quan niệm marketing địa phương trách nhiệm xã hội dựa trên giá trị và tri thức trên cả 4 cột trụ đã nêu trên nhằm phát triển tiềm lực, trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế xã hội địa phương thông qua thoả mãn các nhà đầu tư FDI chứ không phải chỉ là lợi ích thu lại thông qua tổng dự án đầu tư vào các KCN. Hai là, về tổ chức marketing địa phương cần phải có một lãnh đạo cấp thành phố (Phó chủ tịch) phụ trách kinh tế làm tổng chỉ huy , Sở Kế hoạch - đầu tư làm đầu mối với sự tham gia trực tiếp Sở Công thương, phó chủ tịch phụ trách kinh tế các huyện có quy hoạch phát triển KCCN và sự phối hợp của các sở, ban ngành khác đại diện và tổ chức chính trị - xã hội (Sở tài nguyên - môi trường, nông nghiệp phát triển nông thôn, xây dựng, ) nhằm thống nhất tổ chức quản trị marketing địa phương đồng thời huy động sự đồng tình, ủng hộ của cả cộng đồng địa phương tham gia vào kiến tạo tích hợp CHTT. Ba là, trong bộ máy thường trực triển khai marketing địa phương thu hút đầu tư cần có ít nhất 2 - 3 nhân lực chuyên trách và có chuyên môn marketing để hoạch định và phát 634
- triển chiến lược marketing địa phương định hướng thị trường - nhà đầu tư mục tiêu và dựa trên năng lực marketing địa phương của tỉnh. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm triển khai các hoạt động marketing địa phương, tức là thực hiện các hoạt động lựa chọn và định vị giá trị CHTT cho các nhà đầu tư mục tiêu, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc nghiên cứu marketing, phân đoạn thị trường - nhà đầu tư mục tiêu, lựa chọn và xác định giá trị cho mỗi phân đoạn và rất quan trọng là có chiến lược định vị giá trị phù hợp cùng quản trị quan hệ nhà đầu tư. Đây là hoạt động mới, khó nhưng là khâu tiên khởi có ảnh hưởng lớn đến các giá trị cung ứng phù hợp của CHTT nên phải được tổ chức và thực hiện tốt. Bốn là, phát triển và nâng cao hiệu quả triển khai các yếu tố hợp thành giá trị cung ứng của một CHTT nhằm thu hút đầu tư; trong đó cần đặc biệt quan tâm và có đột phá mạnh các công cụ marketing sản phẩm, dịch vụ và giá / phí dựa trên giá trị như: nâng cấp yếu tố địa kinh doanh (hạ tầng đầu tư và kinh doanh sau đầu tư; nguồn nhân lực qua đào tạo và có kĩ năng, tay nghề phù hợp ngành kinh doanh của nhà đầu tư; hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông như chính phủ điện tử, cổng thông tin đầu tư và kinh doanh của tỉnh; đa dạng hóa và nâng cấp chất lượng dịch vụ đầu tư và kinh doanh cũng như giá / phí các dịch vụ, thuế và cơ chế tài chính kinh doanh được kéo xuống theo mặt bằng khu vực và thế giới, ). Năm là, để nâng cao độ hấp dẫn CHTT địa phương các nhà quản lý marketing địa phương cần có quy hoạch KCN hợp lý, phù hợp với ngành kinh doanh, ngành công nghiệp của nhà đầu tư để sao cho tạo thuận lợi và giảm chi phí cho chuỗi giá trị của DN nhà đầu tư, tạo thuận lợi và nâng cao giá trị gia tăng theo mô thức QTC (chất lượng - cập thời - chi phí) cho chuỗi cung ứng mà nhà đầu tư muốn DN của mình được kết nối. Tiếp tục rà soát, xem xét giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian đăng ký đầu tư, tạo sự hấp dẫn, thu hút đầu tư. Thành phố cần ban hành các quy định riêng về ưu đãi đầu tư, phù hợp chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của Chính phủ về thời gian miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thô; có chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, để giá cho thuê lại đất thấp hơn; cần có chính sách giải toả đền bù thoả đáng để xây dựng cơ sở hạ tầng nhanh, chủ động tạo ra quỹ đất sạch. Khuyến khích các công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, xây dựng sẵn các nhà xưởng tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai dự án; Hỗ trợ nhà đầu tư cung ứng và đào tạo lao động; Đối với các dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao, ngoài các ưu đãi theo quy định chung của chính phủ, nhà đầu tư được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ xây dựng cơ chế hỗ trợ ưu đãi đặc thù trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Để kết luận, mặc dù marketing địa phương thu hút đầu tư mới được các tỉnh quan tâm và thực hành những bước đầu đã mang lại giá trị chia sẻ của CHTT cho nhà đầu tư và địa phương. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của giá trị cung ứng CHTT thu hút FDI của Hải Phòng tạo cơ sở để đưa ra các đề xuất góp phần gia tăng giá trị cung ứng của CHTT và đóng góp vào việc triển khai chủ trương nâng cao hiệu quả của các KCN địa phương của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, quy mô mẫu và phạm vi điều tra chưa nhiều, vì vậy một số kết luận dựa trên dữ liệu điều tra chưa thể đảm bảo tính đại diện cao, nên nếu có điều kiện sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu và rộng hơn chủ đề này. 635
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. G. Mullance (2010), Local Marketing Secrets, Ebook, www.lamplan.com.au [2]. Kotler, P., Haider, D.H (1993), Marketing Places, The Free Press, New York [3]. Kotler, P., Asplund, C., Rein, I., Haider, D., (1999), Marketing Places Europe, Prentice Hall, London [4]. Hubert BROSSARD, 1997, Marketing d’une Région et Implantation des Investissements Internationaux, Economica, Paris. [5]. G.S Kindra - CORR1, N. Strizzi, N. Mansor (1998), The role of marketing in FDI generation: evidence from ASEAN countries, International Business Review, Volume 7, Issue 4, August 1998. [6]. Vũ Trí Dũng (2003), Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư nước ngoài, TC Kinh tế & Phát triển, số 73, tháng 7/2003, ĐH KTQD [7]. Mai Ngoc Cuong (2005), Cách tiếp cận marketing trong thu hút FDI, Diễn đàn Phát triển kinh tế Việt Nam [8]. Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch - Đầu tư (2012), Báo cáo Đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011, [9]. (Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch - Đầu tư). 636