Mô hình đánh giá tác động của thuế quan đến xuất và nhập khẩu hàng hóa

pdf 20 trang Gia Huy 3130
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình đánh giá tác động của thuế quan đến xuất và nhập khẩu hàng hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmo_hinh_danh_gia_tac_dong_cua_thue_quan_den_xuat_va_nhap_kha.pdf

Nội dung text: Mô hình đánh giá tác động của thuế quan đến xuất và nhập khẩu hàng hóa

  1. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ QUAN ĐẾN XUẤT VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA MODEL FOR ASSESSING THE IMPACT OF TARIFFS ON EXPORTS AND IMPORTS PGS,TS. Phan Thế Công Trường Đại học Thương mại Nguyễn Đoan Trang Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tóm tắt Từ khóa: Mô hình GTAP; Mô hình CGE; Thuế quan; Xuất nhập khẩu; Bảo hộ mậu dịch. Abstract In addition to the generation of new generation of free trade agreements, the trend of trade protectionism has also begun to emerge in some economies. These mixed trends have a great influence on each nation's trade, especially open economies like Vietnam. Many researchers have been looking for tools and models to analyze the impact of trade protection instruments on imports and exports. The paper reviews some empirical models used by researchers to assess the impact of tariffs on imports and exports. The paper explores the applicability of GTAP model to assess the impact of tariffs on exports and imports in Vietnam. Keywords: GTAP model; CGE model; Tariffs; Imports and Exports; Protectionism. 1. Đặt vấn đề Với môi trường chính trị như hiện nay, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đưa ra nhận định rằng con đường phía trước của tự do hóa thương mại toàn cầu sẽ nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó, tự do hóa thương mại là việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để làm cho luồng hàng hoá và dịch vụ di chuyển từ nước này sang nước khác được thuận lợi hơn. Tự do hóa thương mại trước hết nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của mỗi nước và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài dễ dàng xâm nhập vào. Các biện pháp để mở rộng tự do hóa thương mại quốc tế bao gồm 284
  2. việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương về thương mại và kinh tế; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do và tổ chức thương mại quốc tế; chủ động xây dựng lộ trình cắt giảm thuế quan và phi thuế quan theo các cam kết; điều chỉnh chính sách hỗ trợ xuất nhập khẩu như chính sách về đầu tư, tỷ giá hối đoái, tín dụng theo chiều hướng nới lỏng sự can thiệp của nhà nước; hình thành các thể chế thương mại phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Quá trình này gắn liền với các biện pháp có đi có lại trong khuôn khổ pháp lý giữa các quốc gia. Lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương mại là thúc đẩy trao đổi, buôn bán, phát huy lợi thế so sánh của các nước, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Đối với người tiêu dùng (bao gồm cả những nhà nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất ra hàng hóa), tự do hóa thương mại sẽ tạo cho họ cơ hội lựa chọn hàng hóa tốt hơn với giá hợp lý hơn. Xu hướng tự do hóa thương mại đã góp phần thúc đẩy toàn cầu hóa và thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng. Gần đây, bên cạnh sự ra đời của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, xu hướng bảo hộ thương mại cũng bắt đầu nổi lên ở một số quốc gia/nền kinh tế. Những xu hướng trái chiều đan xen nhau này có ảnh hưởng lớn tới thương mại của mỗi quốc gia, đặc biệt là những nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam. Trong khi tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA, Việt Nam cũng đối mặt với sức ép bảo hộ từ bên ngoài. Bảo hộ thương mại hay tự do hóa thương mại có nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào các mức thuế mà mỗi nước áp đặt/cắt giảm với các đối tác thương mại. Do vậy cần có các mô hình định lượng để đánh giá chính xác tác động của việc cắt giảm thuế quan tới mỗi nước khi tham gia vào các FTA hay tác động của việc dựng lên các rào cản phi thuế quan mới đối với xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Ngoài việc lượng hóa tác động chung của thuế quan lên toàn bộ nền kinh tế, các mô hình cũng cần đánh giá được tác động cụ thể theo từng ngành, sản phẩm để có thể đưa ra các hàm ý chính sách đầy đủ và hiệu quả hơn. Việc một số quốc gia sử dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan để bảo hộ thương mại đang ngày càng gia tăng. Trong thời đại ngày nay, các chính sách về thương mại, thuế và thuế quan thường được xếp cùng nhau do ảnh hưởng chung của chúng đối với các chính sách công nghiệp, chính sách nông nghiệp và chính sách đầu tư. Một bài viết của Phạm Sỹ Thành và IMF (2019) cho thấy thương chiến ít tác động đến cán cân thương mại giữa hai nước Mỹ - Trung (nửa đầu năm nay Trung Quốc vẫn thặng dư 30,2 tỉ đô la Mỹ), tác động cũng ít lên kinh tế Trung Quốc (giảm khoảng 0,2- 0,5% GDP) và thuế quan chủ yếu do các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ “gánh chịu”. Đồng thời thuế quan cũng chưa làm tăng chỉ số giá tiêu dùng của cả hai nước. Có thể thấy, ngay cả khi thuế quan làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc khoảng 2-3% mỗi năm thì tác động trực tiếp (của thuế quan) lên kinh tế Trung Quốc vẫn tương đối hạn chế. Vậy có hợp lý không nếu “Ngài Thuế quan” tiếp tục dùng thuế để ép Trung Quốc đi đến thỏa thuận? Những tác động gián tiếp có lẽ là điều không thể xem nhẹ. Mặc dù tác động trực tiếp vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc do các công cụ chính sách vẫn còn dư địa sử dụng, nhưng rõ ràng thương chiến đã làm thay đổi nhiều điều kiện căn bản của kinh tế nước này, đặc biệt là làm chậm lại hoặc khiến các chính sách vĩ mô phải tạm dừng lại. Việc Hoa Kỳ áp dụng thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ một số đối tác thương 285
  3. mại và các hành động đối ứng của các quốc gia bị ảnh hưởng đã có tác động lớn đến thị trường hàng hóa thế giới. Tác động của thuế quan phụ thuộc vào việc được áp dụng trên một hàng hóa cụ thể hay áp đặt cho một loạt các sản phẩm từ một hoặc một số quốc gia Thuế quan đặc thù đối với một số hàng hóa nhất định dẫn đến chênh lệch giá và làm thay đổi dòng thương mại hàng hóa đó giữa các quốc gia. Trong khi đó, thuế quan được áp dụng trên phạm vi rộng hơn không chỉ ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa quốc tế thông qua tác động của chúng đến thương mại mà còn tác động đến các chỉ số về niềm tin kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng trên toàn cầu, tạo ra những thay đổi lớn trên thị trường thế giới và các chuỗi cung ứng quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của thuế quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa trở nên rất quan trọng để có thể đánh giá được tác động của quá trình hội nhập quốc tế và các biến động phức tạp của tình hình thế giới tới kinh tế Việt Nam, từ đó có thể đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp. Bài viết tập trung phân tích khung lý thuyết về một số mô hình được sử dụng để phân tích tác động của việc điều chỉnh tỷ suất thuế quan (nước xuất khẩu và nước nhập khẩu) đến hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hóa trong một nước. Những tác động này có thể khác nhau tùy thuộc vào việc áp dụng thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ một quốc gia (ví dụ: nhập khẩu đậu nành từ Trung Quốc từ Hoa Kỳ) hoặc sang nhiều quốc gia (ví dụ: nhập khẩu thép và nhôm của Hoa Kỳ từ Canada, EU, Trung Quốc ). Tác động của thuế quan cũng phụ thuộc vào cung và cầu của loại hàng hóa này trên thị trường toàn cầu, và trên độ co giãn tương đối của cầu đối với giá, cũng như của giá với thu nhập. 2. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của thuế quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa Demir và Sepli (2017) và Amadeo (2018) đã chỉ ra các chính sách bảo hộ thương mại và tác động của chúng, bao gồm cả các biện pháp thuế quan cho các sản phẩm nhập khẩu và xuất khẩu. Theo đó, việc áp dụng thuế quan cho các sản phẩm nhập khẩu làm tăng 286
  4. giá các mặt hàng nhập khẩu khiến chúng trở nên kém cạnh tranh hơn so với hàng hóa trong nước. Biện pháp này áp dụng hiệu quả ở những quốc gia chuyên nhập khẩu hang hóa như Hoa Kỳ. Áp dụng thuế xuất khẩu là biện pháp được thực hiện nhằm hạn chế xuất khẩu. Mục đích đầu tiên của biện pháp này là thu thuế xuất khẩu nhằm tăng ngân sách cho nhà nước, khuyến khích xử lý nguyên liệu thô trong nước, bảo vệ nguồn tài nguyên nguyên liệu thô và có tác động tới thương mại tới các nước cần mặt hàng này. Tuy nhiên, biện pháp này lại làm tăng sự khan hiếm hàng hóa trên thị trường thế giới và do đó đẩy giá của hàng hóa lên cao hơn. Do đó, cần phải cẩn trọng khi áp dụng biện pháp này vì mức độ co giãn hàng thay thế sản phẩm nông nghiệp có thể khá cao. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thuế xuất khẩu: Nghiên cứu của Olga Solleder (2013) về các ảnh hưởng thương mại của thuế xuất khẩu, dựa trên bộ dữ liệu mới về thuế suất ở cấp sản phẩm, ước tính các tác động thương mại méo mó của thuế xuất khẩu. Bài viết này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về mối liên hệ mạnh mẽ giữa thuế xuất khẩu và thương mại. Các kết quả, dựa trên ước tính phù hợp lý thuyết của mô hình trọng lực cấu trúc, chỉ ra rằng gánh nặng thuế xuất khẩu được chia sẻ bởi các nhà xuất khẩu và nhập khẩu và thuế xuất khẩu đóng một vai trò trong sự gia tăng của giá thế giới. Thuế xuất khẩu có liên quan đến việc giảm thương mại đáng kể, đặc biệt là khi áp dụng cho các ngành khai thác. Các tác động được thúc đẩy bởi hàng hóa đồng nhất. Kết quả có phần được mong đợi nhưng dù sao cũng rất quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng lương thực và các chính sách công nghiệp chiến lược ngăn cản các nước đối tác tiếp cận với nguyên liệu thô. Nghiên cứu Antoine Bouët và David Laborde Debucquet (2010) về tính kinh tế của thuế xuất khẩu trong bối cảnh khủng hoảng lương thực tập trung đánh giá các lý do cho việc sử dụng thuế xuất khẩu, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng lương thực. Đầu tiên, nghiên cứu tóm tắt ảnh hưởng của thuế xuất khẩu bằng cách sử dụng cả hai mô hình lý thuyết cân bằng từng phần và cân bằng chung. Khi các nước lớn có mục tiêu giá lương thực trong nước không đổi, trong trường hợp giá nông sản thế giới tăng, phản ứng tối ưu là giảm thuế nhập khẩu ở các nước nhập khẩu thực phẩm ròng và tăng thuế xuất khẩu ở các nước xuất khẩu thực phẩm ròng. Quyết định thứ hai là cải thiện phúc lợi trong khi quyết định trước là giảm phúc lợi: đó là cái giá phải trả để có được giá lương thực trong nước không đổi. Các nước nhỏ bị tổn hại bởi cả hai quyết định. Tiếp theo, tác giả minh họa các chi phí của việc thiếu hợp tác và quy định của (quy trình ràng buộc) các chính sách trong thời kỳ khủng hoảng bằng cách sử dụng một minh họa mô hình cân bằng tổng thể (CGE) toàn cầu, mô phỏng các cơ chế xuất hiện trong đợt tăng giá thực phẩm gần đây. Đặc biệt, bài viết kết luận với một lời kêu gọi quy định quốc tế, đặc biệt bởi vì các nước nhập khẩu thực phẩm nhỏ có thể bị tổn hại đáng kể bởi các chính sách ăn xin-hàng xóm này làm khuếch đại tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng lương thực. Còn theo nghiên cứu của Jayson Beckman và các cộng sự (2018), thuế xuất khẩu, mặc dù được áp dụng bởi một số quốc gia nhưng đã không nhận được sự giám sát tương tự trong các cuộc đàm phán thương mại đa phương như các rào cản thương mại khác. Mục đích của bài viết này là tìm cách cung cấp chi tiết hơn về mối liên kết giữa thuế xuất khẩu, thương mại, giá lương thực và nghèo đói trong lĩnh vực nông nghiệp. Trước tiên, các tác 287
  5. giả tập trung vào cách thuế xuất khẩu đã tác động đến thương mại và giá cả quốc tế, áp dụng khung trọng lực dựa trên kinh tế lượng động. Kết quả cho thấy thuế xuất khẩu không có tác động rộng rãi đến giá quốc tế, mà thay vào đó, tác động này tập trung ở một số hàng hóa, chủ yếu là các sản phẩm sữa, thực vật sống, rau, hạt có dầu và dầu. Sau đó, các tác giả sử dụng mô hình cân bằng chung có thể tính toán để kiểm tra các tác động đối với thương mại và nghèo đói nếu loại bỏ thuế xuất khẩu. Những kết quả này chỉ ra rằng việc loại bỏ thuế xuất khẩu sẽ không có tác động đáng kể đến giá cả toàn cầu. Tuy nhiên, các khu vực áp dụng thuế xuất khẩu sẽ có sự gia tăng trong sản xuất và xuất khẩu nếu chúng bị loại bỏ. Một số khu vực, chủ yếu là những khu vực hiện đang xuất khẩu hàng hóa bị đánh thuế ở các quốc gia khác, có thể bị tổn hại do loại bỏ thuế xuất khẩu do sự cạnh tranh gia tăng của xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ việc giảm giá trong nước. Nghiên cứu của William Deese, John Reeder (2007) xem xét vấn đề thuế xuất khẩu đối với hàng hóa chính; gần 40 quốc gia áp dụng thuế xuất khẩu trong những năm gần đây. Trong đó, Argentina là một quốc gia sử dụng nổi bật thuế xuất khẩu và là nhà xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm đậu nành. Trong năm 2006, quốc gia này đánh thuế xuất khẩu đậu nành, bột đậu nành và dầu đậu nành, tương ứng, ở mức 23,5%, 19,3% và 20%. Các tác giả đã mô phỏng các tác động của việc thay đổi các loại thuế này. Bỏ thuế xuất khẩu đối với dầu đậu nành và bột ăn, nhưng việc tiếp tục đánh thuế đậu nành khiến xuất khẩu bột và dầu tăng và xuất khẩu đậu nành giảm. Xuất khẩu của mỗi sản phẩm tăng khi bị đánh thuế đồng đều ở mức 10 phần trăm. Xóa bỏ thuế đối với tất cả các sản phẩm làm tăng xuất khẩu của từng sản phẩm. Mặt khác, phá giá đồng peso của Argentina khoảng 60% trong năm 2002 có khả năng ảnh hưởng đến xuất khẩu này nhiều hơn những thay đổi về thuế xuất khẩu đã được xem xét. Tương tự, một số nghiên cứu cũng xem xét tác động của thuế xuất khẩu như: nghiên cứu của Roberta Piermartini, ERSD (2004), Antoine Bouët, David Laborde Debucquet (2016), Nghiên cứu tác động của thuế nhập khẩu: Theo nghiên cứu của Jyrki Niemi và Ellen Huan-Niemi (2002) về ảnh hưởng của việc giảm thuế của Trung Quốc đến xuất khẩu nông sản của EU, việc Trung Quốc gia nhập WTO có nghĩa là gia tăng đáng kể cơ hội xuất khẩu cho các đối tác thương mại của Trung Quốc. Nghiên cứu này cố gắng xác định và đo lường một cách định lượng những tác động của việc thay đổi môi trường kinh tế và chính sách thương mại đối với hàng nhập khẩu nông sản của Trung Quốc từ Liên minh châu Âu (EU). Cách tiếp cận là ước tính các hàm nhu cầu đối với nhập khẩu thực phẩm nông nghiệp của Trung Quốc từ EU sử dụng dữ liệu từ 1980 đến 2000. Hàm cầu được sử dụng để đo lường tác động của thay đổi chính sách thương mại và giá cả hàng hóa liên quan lên xuất khẩu nông sản của EU sang Trung Quốc. Kết quả cho thấy ở Trung Quốc, có một phản ứng nhu cầu tương đối mạnh mẽ đối với nhập khẩu nông sản với những thay đổi về thu nhập và giá cả. Hơn nữa, kết quả chỉ ra rằng các biến động giá tương đối ảnh hưởng đáng kể đến thị phần xuất khẩu của EU. Tự do hóa thương mại dưới hình thức cắt giảm thuế quan được cho là tương đối quan trọng trong việc thay đổi số lượng nhu cầu nhập khẩu thực phẩm nông nghiệp từ Trung Quốc. 288
  6. Nghiên cứu của Aradhna Aggarwal (2004) đánh giá định lượng các thay đổi có khả năng trong các cơ hội tiếp cận thị trường đối với hàng xuất khẩu của Ấn Độ do giảm thuế của Hoa Kỳ. Nghiên cứu xác định các sản phẩm cụ thể cho Ấn Độ ở cấp độ phân tổ 4 chữ số của ISIC, có thể được coi là nhạy cảm về thuế quan. Phân tích hồi quy về mối quan hệ giữa thuế suất MFN và xuất khẩu của Ấn Độ sang Mỹ đã được sử dụng để đánh giá về mặt định lượng về tác động của việc giảm thuế có thể được thỏa thuận trong Vòng đàm phán Doha. Phân tích này cho thấy việc cắt giảm thuế quan hầu như không được dự kiến sẽ có lợi cho xuất khẩu của Ấn Độ sang Mỹ. Với việc thực hiện đầy đủ lộ trình cắt giảm thuế, tăng xuất khẩu của Ấn Độ sang Mỹ sẽ lên tới 1,2 hoặc 0,6 tùy thuộc vào giá trị của hệ số B trong công thức. Những phát hiện này rất có thể là do hiệu ứng phân chia thuế quan của các ưu đãi NAFTA có lợi cho các nhà cung cấp ở Mexico, một quốc gia cạnh tranh trong nhiều mặt hàng truyền thống. Dự kiến việc giảm thuế MFN sẽ làm giảm hiệu ứng chuyển hướng thương mại của NAFTA. Nghiên cứu cũng đã cố gắng phân tách những thay đổi trong tổng xuất khẩu của Ấn Độ do giảm thuế ở Mỹ vào các tác động cạnh tranh và thị trường. Phân tích cho thấy rằng sự gia tăng xuất khẩu của Ấn Độ sẽ chủ yếu là do hiệu ứng cạnh tranh. Điều này dẫn đến việc tác giả kết luận rằng điều quan trọng đối với Ấn Độ là cải thiện khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh ở các thị trường khác nhau. Như vậy, các nghiên cứu ngoài nước đã cung cấp nền tảng lý thuyết và một số kết quả thực nghiệm về tác động của thuế nhập khẩu và xuất khẩu tới thương mại hàng hóa. Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm tập trung vào thuế nhập khẩu, vì thuế này được áp dụng phổ biến hơn và có tác động lớn hơn tới thương mại quốc tế. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thuế nhập khẩu có tác động làm giảm nhập khẩu và tăng sản xuất trong nước với các sản phẩm cuối cùng (tăng bảo hộ ngành sản xuất trong nước). Tuy nhiên, việc áp thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào và hàng hóa trung gian có thể làm tăng chi phí sản xuất hàng xuất khẩu, do vậy làm năng lực cạnh tranh cũng như tác động bảo hộ đối với các ngành sản xuất để xuất khẩu trong nước. Nguyen T.D (2018) phân tích tác động của việc giảm thuế với các đối tác trong RCEP tới xuất khẩu của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình Gravity để đánh giá tác động của tự do hóa thương mại trong khuôn khổ hiệp định AFTA và các hiệp định ASEAN + 1 tới xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Việt Nam. Các mức ưu đãi thuế được sử dụng để đại diện cho mức độ tự do hóa thương mại. Kết quả cho thấy tác động của các ưu đãi thuế là khác nhau giữa các loại ưu đãi và sản phẩm khác nhau. Ưu đãi thuế trong FTA không có tác động tới xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, nhưng có tác động tích cực tới xuất khẩu một osos mặt hàng chế biến chế tạo như dệt may và da giày. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc cắt giảm thuế theo AFTA và các FTA trong khuôn khổ ASEAN + 1 đã góp phần vào sự tăng trưởng và đa dạng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các đối tác trong RCEP. Việc không tìm thấy tác động của giảm thuế trong các FTA tới xuất khẩu nông sản được lý giải là do khu vực nông nghiệp của Việt Nam vẫn dựa trên sản xuất nhỏ và các phwogn thức sản xuất truyền thống. Năng lực cạnh tranh thấp và sự hiện diện của các hàng rào phi thuế quan trong các thị trường khu vực đã ngăn cản việc tận dụng các lợi ích tiềm năng của hội nhập kinh tế khu vực tới ngành nông nghiệp của Việt Nam. 289
  7. Nghiên cứu của Trần Tiến Khải (2010) tập trung vào nghiên cứu chính sách xuất khẩu lúa gạo Việt Nam và những vấn đề điều chỉnh. Theo tác giả, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo là một ngành kinh tế nông nghiệp rất quan trọng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, hiện còn tồn tại nhiều vấn đề về chính sách xuất khẩu gạo, phương thức điều hành xuất khẩu và quan hệ thị trường giữa các tác nhân tham gia ngành hàng lúa gạo. Bài viết phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo xuất khẩu và các quan hệ kinh tế-kỹ thuật giữa các tác nhân trong ngành hàng nhằm đề xuất một số gợi ý chính sách dựa trên nguyên tắc căn bản là tôn trọng quy luật thị trường và quan hệ cung cầu. Vai trò điều phối của Nhà nước phải tập trung vào các chức năng bình ổn giá, dự trữ quốc gia, điều tiết nguồn thu bằng công cụ thuế xuất khẩu và cải thiện yếu tố đầu vào cho sản xuất lúa gạo. Cơ chế xuất khẩu nên được thay đổi theo hướng áp dụng công cụ thuế xuất khẩu. Cần thiết coi hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành kinh doanh có điều kiện để thúc đẩy việc hoàn thiện quy trình thu mua, dự trữ, chế biến, xuất khẩu nhằm mang lại nhiều giá trị gia tăng nhất và đạt được phân phối giá trị gia tăng hợp lý trong ngành hàng. World Bank (2018) đánh giá tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP, còn gọi là TPP-11). Tác động tiềm tàng của CPTPP được so sánh với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương ban đầu (TPP-12) đối với Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng tổng thể khả toán động toàn cầu (CGE) tên gọi là LINKAGE dựa trên cơ sở dữ liệu GTAP, kết hợp với mô hình mô phỏng vi mô để nghiên cứu tác động của các Hiệp định thương mại tự do tiềm năng đối với nền kinh tế Việt Nam. Các kết quả được căn cứ trên mức giảm thuế quan dự tính theo điều khoản của các hiệp định FTA giữa các nước thành viên và một số giả định chính về các mức giảm hàng rào phi thuế quan có lợi về mặt lý thuyết và khả thi về mặt chính trị và các mức cắt giảm thực tế có thể có sau khi triển khai FTA. Kết quả phân tích của mô hình đối với nhóm ngành nông nghiệp cho thấy, việc giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do gồm CPTPP, TPP12 và RCEP tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tác động này khá lớn đối với hiệp định CPTPP, và nhỏ hơn đối với hiệp định TPP12 và RCEP. Phat, L. & Hanh, N. (2019) đã sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) để đánh giá tác động việc dỡ bỏ thuế quan đối với ngành công nghiệp trong hiệp định EVFTA tới nền kinh tế Việt Nam. Các tác giả đã xây dựng một ma trận hạch toán xã hội dựa trên dữ liệu bảng I-O năm 2012 và sau đó sử dụng mô hình CGE để mô phỏng các kịch bản kinhtế khu thuế quan của ngành công nghiệp được giảm về 0%. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc giảm thuế sẽ không chỉ làm tăng phúc lợi xã hội mà còn củng cố toàn bộ nền kinh tế liên quan đến tăng trưởng tiêu dùng hộ gia đình, các yếu tố sản xuất và giá trị thương mại. Trên thực tế, khi thuế suất của ngành công nghiệp là 0%, người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều nhất vì giá cả trở nên cạnh tranh và hợp lý hơn với sự hiện diện của các sản phẩm nhập khẩu, trong khi các nhà sản xuất có nhiều cơ hội để tích lũy công nghệ hiện đại để cải thiện năng suất của họ và tiêu thụ hàng hóa trung gian chất lượng với giá cả hợp lý. Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng sự hy sinh của chính phủ chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể hơn cho nền kinh tế. Về mặt bất lợi, EVFTA gây 290
  8. ra thâm hụt ngân sách quốc gia và gây áp lực lên sản xuất trong nước, do cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu. Như vậy, các nghiên cứu trong nước đã chỉ ra rằng năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam còn thấp do phương thức sản xuất chủ yếu là nhỏ lẻ, chính sách điều hành còn nhiều bất cập. Điều này khiến cho các sản phẩm không nghiệp không tận dụng được lợi thế của việc hạ thấp hàng rào thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy xuất khẩu. Trong khi đó, tự do hóa thương mại có tác động tích cực tới xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có lợi thế so sánh của Việt Nam như dệt may và da giày. 3. Một số mô hình thực nghiệm đánh giá tác động của thuế quan đến thương mại hàng hóa Hiện nay có một số nhóm mô hình thực nghiệm thường được sử dụng để đánh giá tác động của thuế quan đến thương mại hàng hóa, gồm: Nhóm mô hình cần bằng tổng thể khả toàn CGE và mô hình GTAP, nhóm mô hình cân bằng một phần, và nhóm mô hình trọng lực không gian (Gravity model). 3.1. Mô hình cân bằng tổng thể khả toán CGE và mô hình GTAP Để đánh giá tác động của việc giảm thuế tới nền kinh tế, nhiều nghiên cứu đã sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE), một công cụ rất hiệu quả để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, chính sách thuế hoặc cải cách thuế đối với nền kinh tế. Những tác phẩm đã tạo ra nền tảng cho mô hình cân bằng tổng thể gồm Gossen (1854), Jevons (1871) và Walras (1874). Trong một nền kinh tế, sự tương tác giữa cung và cầu của tất cả các thị trường sẽ dẫn đến một cân bằng tổng thể, ngụ ý rằng trong mô hình GE, chúng tôi xem xét mối quan hệ tương quan rõ ràng giữa tất cả các thị trường khác nhau và các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế (Dinwiddy và Teal, 1988). Trong khi đó, trong mô hình cân bằng một phần, chúng ta chỉ xem xét một thị trường cụ thể thay vì tất cả các thị trường. Những nghiên cứu đã sử dụng mô hình CGE để đánh giá tác động của việc giảm thuế quan tới thương mại cũng như nền kinh tế nói chung gồm Siriwardana, M. (2007), Mahinda Siriwardana & Jinmei Yang (2008), Dasgupta và Mukhopadhyay (2017); Ganguly và Das (2017), Jean và cộng sự (2014), Khorana và Narayanan (2017), Shaikh (2009), Todsadee và cộng sự (2012), Itakura và Lee (2012), Thu và Lee (2015). Ahmed và O’Donoghue (2010) đã sử dụng dữ liệu ma trận kế toán xã hội (SAM) của Pakistan trong năm 2002 và phát triển một mô hình CGE để đánh giá hiệu quả của việc cắt giảm thuế suất đối với các chỉ số kinh tế vĩ mô và phúc lợi của Pakistan. Các tác giả kết luận rằng giảm thuế không chỉ làm tăng mức phúc lợi mà còn làm tăng giá trị xuất khẩu, tiêu dùng hộ gia đình và tổng vốn cố định. Ganguly và Das (2017) đã sử dụng phương pháp mô hình hóa CGE và xây dựng SAM để ước tính tác động của tự do hóa thương mại và FDI ở Ấn Độ. Nghiên cứu đã chứng minh rằng bất kỳ thay đổi nào trong chính sách thương mại sẽ không chỉ thay đổi khối lượng xuất nhập khẩu của các lĩnh vực khác nhau, mà còn thay đổi mức độ GDP, tỷ giá hối đoái và thu nhập của chính phủ. Erero và Bonga-Bonga (2018) đã thực hiện một nghiên cứu để đánh giá tác động của việc giảm thuế đối với nền kinh tế của Congo bằng cách sử dụng mô hình CGE. Kết quả phân tích cho thấy sản lượng và việc làm của khu vực chính thức tăng khi thuế giảm vì 291
  9. chính sách giảm thuế giúp thúc đẩy cạnh tranh nhập khẩu và đòi hỏi các nhà sản xuất địa phương phải tăng năng lực cạnh tranh bằng cách nhập khẩu công nghệ tiết kiệm đầu vào và áp dụng cách thức sản xuất giúp tiết kiệm đầu vào. Thay vì sử dụng mô hình CGE tĩnh, Thu và Lee (2015) đã sử dụng mô hình CGE động để nghiên cứu ảnh hưởng của cải cách thương mại đối với phúc lợi kinh tế. Các tác giả đã xem xét tác động của tự do hóa thương mại, bao gồm giảm thuế và đưa ra các cải cách trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại khác tới thương mại hàng hóa và dịch vụ. Một trong những phát hiện của nghiên cứu này là việc loại bỏ thuế quan có tác động tích cực mạnh mẽ đến tổng sản lượng, xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, tác động tới phúc lợi thấp hơn nhiều so với mở rộng sản lượng. Siriwardana, M. (2007) đưa ra đánh giá định lượng về tác động của FTA giữa Australia và Mỹ bằng cách thực hiện các mô phỏng sử dụng mô hình Dự án phân tích thương mại toàn cầu (GTAP). Bằng cách mô phỏng mô hình CGE đa quốc gia GTAP, nghiên cứu đánh giá các hiệu ứng khác nhau trên toàn nền kinh tế, hiệu ứng cấp ngành và hiệu ứng chuyển hướng thương mại và tạo ra thương mại ở hai nước để đáp ứng thương mại tự do song phương, đồng thời cũng đánh giá các tác động đối với các đối tác thương mại bên ngoài FTA. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình GTAP với phiên bản năm cơ sở dữ liệu phân chia thế giới thành 66 khu vực và 57 khu vực. Các tác giả đã tổng hợp cơ sở dữ liệu GTAP thành 13 khu vực và 24 lĩnh vực. Kết quả cho thấy nhiều ngành công nghiệp của Australia được khuyến khích xuất khẩu sang Mỹ. Tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất ở các ngành như dệt may, quần áo và giày dép, các sản phẩm thực phẩm khác, sản xuất các loại cây trồng khác, các loại cây trồng khác, các sản phẩm và phụ tùng xe máy. Tại Mỹ, xuất khẩu hàng hóa sản xuất sang Australia sẽ tăng trưởng mạnh, đặc biệt là các sản phẩm như dệt may, quần áo, giày dép và phụ tùng xe máy. Các lĩnh vực khác của Mỹ có thể tăng mạnh xuất khẩu gồm đồ uống và thuốc lá, các sản phẩm khoáng sản và khoáng sản khác, các sản phẩm kim loại. Mahinda Siriwardana & Jinmei Yang (2008) sử dụng mô hình Cân bằng tổng thể khả toán (CGE) với cơ sở dữ liệu Dự án phân tích thương mại toàn cầu (GTAP) phiên bản 6 để phân tích định lượng về hiệu quả kinh tế của ACFTA. Mô hình GTAP tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu này là một loại mô hình CGE để phân tích so sánh tĩnh. Mô hình GTAP mô tả hoạt động kinh tế thế giới trong 57 ngành công nghiệp khác nhau và theo 87 khu vực (cơ sở dữ liệu phiên bản 6). Kết quả từ mô phỏng GTAP cho thấy tác động tích cực cho cả Ausralia và Trung Quốc trong tất cả các kịch bản. Các kịch bản mô phỏng được xem xét trong nghiên cứu này được giả định với việc xóa bỏ tất cả thuế quan song phương đối với thương mại hàng hóa giữa Ausralia và Trung Quốc từ năm cơ sở 2001. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các lĩnh vực ngoại trừ dịch vụ sẽ nhận được lợi ích từ hiệp định ACFTA. Các lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất ở Ausralia là: Ngũ cốc (trên 610%), Dệt may (trên 410%), Sản phẩm khác (trên 240%), Hàng may mặc (trên 205%) và Sữa (trên 200%). Tuy nhiên, các ngành của Trung Quốc thu được lợi ích nhỏ hơn từ ACFTA, trong đó các ngành được hưởng lợi nhiều nhất là Dệt (khoảng 117%), tiếp đến là Hàng may mặc (khoảng 73%) và Đồ uống (khoảng 50%). Kết quả cũng cho thấy cơ hội gia tăng cho thương mại hai chiều trong các lĩnh vực này. 292
  10. 3.2. Mô hình cân bằng một phần Mô hình được UNCTAD sử dụng để ước tính các tác động khác nhau của thay đổi chính sách thương mại, bao gồm thay đổi thuế suất và thay đổi các yếu phi thuế quan của thương mại quốc tế, có thể được mô tả về mặt kỹ thuật như một mô hình cân bằng một phần, đo lường các tác động của vòng đầu tiên thay đổi chính sách mô phỏng. Mô hình cân bằng một phần cùng loại với mô hình được sử dụng bởi Cline et al. tại Viện Brookings để phân tích tác động của vòng đàm phán ở Tokyo, để định lượng tác động của các sáng kiến tự do hóa thương mại đối với kim ngạch xuất khẩu của các nước đang phát triển. Về mặt lý thuyết, các mô hình cân bằng tổng thế là hợp lý hơn, vì chúng cũng tính đến các hiệu ứng vòng hai, chẳng hạn như hiệu ứng liên ngành và hiệu ứng tỷ giá hối đoái. Do đó, họ cung cấp những hiểu biết có giá trị về hành động tương tác của một số lượng lớn các biến số kinh tế. Tuy nhiên, họ cũng dễ bị chỉ trích về các giả định cơ bản sâu rộng và kết quả thu được khi sử dụng các mô hình như vậy rất nhạy cảm với những thay đổi trong các giả định. Có một số vấn đề liên quan đến các phiên bản làm việc của phương pháp mô hình hóa này, không ít trong số đó là sự mất chi tiết phát sinh vì cần phải làm việc trong các tập hợp lớn để làm cho các mô hình đó có thể tính toán được với chi phí hợp lý. Mặc dù cách tiếp cận cân bằng một phần có một số nhược điểm, vì cách tiếp cận mô hình hóa, nó có lợi thế là làm việc ở mức độ chi tiết rất tốt. 3.3. Mô hình trọng lực không gian (Gravity model) Mô hình trọng lực đã được sử dụng rộng rãi như một công cụ để phân tích các yếu tố quyết định của thương mại song phương, dòng đầu tư, di cư và chính sách thương mại. Mô hình trọng lực ban đầu không dựa trên lý thuyết kinh tế mà tuân theo định luật hấp dẫn của vật lý, giải thích khối lượng thương mại song phương theo quy mô kinh tế của các đối tác thương mại và khoảng cách giữa chúng (Baldwin và Taglioni 2006). Tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy, các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng tổng thể khả toán CGE và mô hình phân tích thương mại toàn cầu GTAP được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn các mô hình khác. Các nội dung tiếp theo của bài viết sẽ tập trung mô tả và phân tích khả năng ứng dụng và lợi ích của việc ứng dụng mô hình CGE/GTAP trong việc phân tích tác động của thuế quan đến xuất và nhập khẩu hàng hóa. 3.4. Các ứng dụng mô hình GTAP tại Việt Nam Lê Quốc Phương (1999) áp dụng mô hình GTAP với cơ sở dữ liệu phiên bản 4 vào đánh giá tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ở các cấp độ khác nhau. Cơ sở dữ liệu phiên bản 4 (công bố năm 1998) gồm 45 nước/khu vực, 50 ngành kinh tế. Cơ sở dữ lịêu của Việt Nam trong phiên bản 4 này dựa trên bảng I/O 1989 của nước ta, được cập nhật số liệu cho năm 1995. Tác giả thiết kế 4 kịch bản để đánh giá tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là ULTR (đơn phương tự do hoá), AFTA (thực hiện các cam kết của AFTA), APEC (thực hiện các cam kết của APEC), WTO (thực hiện các cam kết của WTO). Kết quả mô phỏng cho thấy: - Tự do hoá thương mại ở mọi cấp độ đều mang lại lợi ích tổng thể cho nền kinh tế Việt Nam. 293
  11. - Chỉ trừ kịch bản AFTA, còn đối với các kịch bản khác, qui mô tự do hoá càng mở rộng thì lợi ích Việt Nam nhận được càng lớn. Riêng tự do hoá theo cam kết với AFTA không đem lại nhiều lợi ích, chủ yếu do tính chất cạnh tranh giữa các nền kinh tế ASEAN. - Các ngành được hưởng lợi từ tự do hoá thương mại là dệt may, dịch vụ và điện tử. Trong khi đó, ngành nông nghiệp sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực của việc mở cửa thị trường. Fukase và Martin (1999a và 1999b) áp dụng mô hình GTAP với cơ sở dữ liệu phiên bản 4 đánh giá tác động của: Quá trình hội nhập AFTA của Việt Nam; Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA). Kết quả mô phỏng các kịch bản khác nhau cho thấy AFTA không mang lại nhiều tác động tích cực đáng kể đối với Việt Nam, trong khi đó Hiệp định BTA Việt - Mỹ mang lại nhiều lợi ích cho cả 2 nước. Vanzetti và Phạm Lan Hương (2006) đã áp dụng mô hình GTAP với cơ sở dữ liệu phiên bản 6 (bao gồm 87 nước/khu vực và 57 ngành kinh tế) vào đánh giá tác động của Việt Nam gia nhập WTO. Các tác giả đã xây dựng 6 kịch bản với mức độ tự do hóa thương mại khác nhau, gồm: đơn phương, hài hoà hóa, song phương, khu vực, đa phương và toàn cầu. Kết quả mô phỏng cho thấy tự do hóa thương mại đơn phương có thể mang lại những lợi ích đáng kể mà không cần phải đàm phán với các nước khác. Hài hòa thuế suất ở mức thuế suất bình quân như hiện nay cũng mang lại lợi ích thông qua tăng nguồn thu thuế mà không cần phải điều chỉnh nhiều. Mở rộng AFTA mang lại lợi ích vừa phải, cũng giống như cải cách thương mại đa phương giảm 50% mức thuế suất hiện nay. Các ngành nông nghiệp và sử dụng tài nguyên thu được lợi ích rất hạn chế vì những ngành xuất khẩu này đã có hàng rào thuế suất thấp. Tuy nhiên, thị trường giành cho hàng dệt may Việt Nam vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Đỗ Đình Long và cộng sự (2014) ứng dụng cách tiếp cận cân bằng tổng thể khả tính (mô hình dự án phân tích thương mại toàn cầu - GTAP model) với bộ cơ sở dữ liệu phiên bản 8 (GTAP 8 database) nhằm lượng hóa tác động về mặt kinh tế của tự do hóa thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc. Kết quả nnghiên cứu cho thấy tự do hóa thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc mang lại hiệu ứng tích cực cho các nước thành viên ASEAN và Hàn Quốc về quy mô thương mại, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và phúc lợi xã hội, trong quá trình tự do hóa này. 4. Ứng dụng mô hình GTAP đánh giá tác động của thuế quan đến XNK 4.1. Một số nét cơ bản về mô hình GTAP Ở hầu hết các nước phát triển hiện nay, người ta đã sử dụng mô hình thương mại toàn cầu GTAP (Global Trade Analysis Project) để phân tích tác động qua lại giữa các nền kinh tế với nhau trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Về cơ sở lý thuyết, GTAP thuộc lớp mô hình cân bằng tổng thể (CGE). Thực tế cho thấy CGE là một công cụ hữu hiệu để phân tích tác động của các thay đổi về chính sách, đặc biệt là chính sách tự do hóa thương mại đối với nền kinh tế. Trong mô hình CGE, nền kinh tế mỗi nước được chia thành các ngành khác nhau (như nông nghiệp, thủy sản, khai khoáng, công nghiệp, dịch vụ ). Do vậy, loại mô hình này có thể đánh giá được tác động không những đối với toàn bộ nền kinh tế mà còn đối với từng ngành cụ thể. 294
  12. Mô hình GTAP được Thomas Hertel (1997) xây dựng và phát triển tại Đại học Purdue (Hoa Kỳ) từ năm 1993. Cơ sở dữ liệu gần đây nhất của mô hình GTAP là GTAP.TAB version 10.0. Mô hình GTAP (còn được mô tả như: Global Trade, Assistance, and Production) mô tả dữ liệu của nền kinh tế trong các năm (2004, 2007, 2011, 2014, và 2019) và phân biệt 65 loại sản phẩm trong mỗi quốc gia ở 121 nước và 20 khu vực. GTAP là mô hình toàn cầu cho phép phân tích tác động qua lại giữa các nền kinh tế với nhau trong bối cảnh toàn cầu hóa. Mô hình GTAP tiêu chuẩn là một mô hình cân bằng tổng thể tĩnh về thương mại toàn cầu. Mô hình giả định thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hàm sản xuất với hiệu suất không đổi theo quy mô và sự phân biệt hàng hóa thương mại dựa trên xuất xứ (Armington, 1969). Với bộ cơ sở dữ liệu của nhiều khu vực trên thế giới, mô hình cung cấp khung phân tích để đánh giá tác động của chính sách và thay đổi cấu trúc phân phối nguồn lực thông qua việc làm rõ đối tượng hưởng lợi và chịu thiệt do tác động của chính sách (Dimarana & Dougall, 2002; Todsadee & cộng sự, 2012). Theo Brockmeier (1996), mô hình GTAP có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, người tiêu dùng đại diện trong mỗi vùng hoặc lãnh thổ quyết định mức tiêu dùng hàng hóa, mức tiết kiệm và mức chi tiêu chính phủ để tối đa hóa hàm lợi ích Cobb-Douglas; và chính phủ là một thành phần của mô hình. Thứ hai, đại diện trong mỗi ngành của mỗi vùng hoặc lãnh thổ quyết định các yếu tố sản xuất đầu vào (đất đai, vốn, lao động có tay nghề và lao động không có tay nghề, tài nguyên thiên nhiên) và hàng hóa trung gian (hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu). Hàng hóa trung gian được phân tách từ nhân tố sản xuất trong hàm sản xuất, và do vậy, giá của nó không ảnh hưởng đến các yếu tố sản xuất. Trong hàng hóa trung gian có hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước. Các tham số của độ co giãn thay thế được xác định trước khi đưa vào mô hình. Thứ ba, giá của hàng hóa và nhân tố sản xuất được xác định sao cho cầu và cung cân bằng trên thị trường. Mô hình GTAP cũng có một số nhược điểm như: Mô hình tĩnh, do vậy không thể tiến hành phân tích sự chuyển đổi giữa hai trạng thái cân bằng. Không có thị trường tài chính trong mô hình GTAP, nó không thể giải quyết các vấn đề liên quan đến tỉ giá hối đoái, tỉ lệ lãi suất và lạm phát cũng như những ảnh hưởng của chính sách tiền tệ. 295
  13. Bảng 1: 65 loại sản phẩm trong GTAP 10 Nguồn: 4.3. Mô tả mô hình, điều kiện thực hiện mô hình và các hàm số liên quan Hertel (1997) đã trình bày tổng quát về mô hình GTAP. Đây là một mô hình áp dụng CGE bao gồm nhiều vùng và ngành. Cung và cầu cân bằng ở mọi thị trường, nghĩa 296
  14. là giá mà nhà sản xuất thu được bằng với chi phí cận biên. Bằng cách áp dụng thuế và trợ cấp đối với các hàng hóa và yếu tố cơ bản đầu vào, chính phủ tạo ra chênh lệch giữa giá mà người mua phải trả và giá mà nhà sản xuất thu được. Các biện pháp can thiệp chính sách được mô hình hóa dưới các dạng: thuế tỷ lệ phần trăm (ad valorem), thuế và trợ cấp hoặc các hạn chế định lượng, chẳng hạn như trong thương mại về dệt may. Liên kết thương mại quốc tế được đưa vào mô hình qua yếu tố thay thế Armington (1969) bởi hàng hóa khác biệt về nước xuất xứ. Vì thế, trong thị trường hàng hóa, người mua phân biệt sản phẩm trong nước sản xuất với sản phẩm nhập khẩu có cùng công dụng. Sản phẩm nhập khẩu khác biệt với nhau về vùng xuất xứ, dẫn đến trao đổi thương mại hai chiều giữa các vùng khác nhau đối với các sản phẩm trao đổi được (tradable). Phần lớn mô hình toàn cầu thuộc loại mô hình CGE với cấu trúc đa ngành (multi sector). Song mô hình toàn cầu có các đặc điểm riêng của nó, là mô hình đa khu vực (multi-region) bao gồm nhiều nước trong đó: - Cơ sở dữ liệu mang tính “toàn cầu”, tức là dựa trên bảng I/O (hoặc SAM) của nhiều nước (đã được hiệu chỉnh để đảm bảo tính thống nhất và giảm sự khác biệt về thời điểm dữ liệu và cách phân chia ngành của mỗi nước). - Mô hình rất phù hợp để phân tích từng quốc gia trong bối cảnh toàn cầu; - Mô hình được xây dựng sẵn để mỗi người sử dụng không phải mất công xây dựng, mà có thể ứng dụng nó vào phân tích theo mục đích riêng của mình. Tuy nhiên, mô hình cũng có những nhược điểm nhất định: - Do CSDL của mô hình được tích hợp từ số liệu của rất nhiều nước, với sự khác biệt về thời gian và cấu trúc, nên tính nhất quán và thống nhất không cao (dù đã được hiệu chỉnh). - Mô hình toàn cầu khá phức tạp nên người sử dụng phải mất nhiều công sức để hiểu và vận dụng được. Các yếu tố cơ bản và bán thành phẩm là hai loại đầu vào cho sản xuất. Ở mỗi vùng, để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm cố định, giả định mỗi ngành sử dụng kết hợp cả hai loại đầu vào để giảm thiểu tổng chi phí. Công nghệ sản xuất 3 cấp độ hạn chế sự lựa chọn về đầu vào của ngành. Ở cấp độ 1, bán thành phẩm và các yếu tố cơ bản được sử dụng với một tỷ lệ cố định theo hàm số sản xuất Leontief. Ở cấp độ 2, bán thành phẩm là sự kết hợp của hàng nhập khẩu và hàng trong nước sản xuất có cùng tên gọi đầu vào- đầu ra. Gói các yếu tố sản xuất cơ bản bao gồm lao động, vốn và đất đai. Ở cả hai trường hợp, hàm số tổng có dạng thức Độ co dãn không đổi về khả năng thay thế (CES). Ở cấp độ 3, gói hàng nhập khẩu được hình thành theo hàm số CES bao gồm hàng nhập khẩu có cùng tên gọi từ các vùng khác nhau. Mỗi vùng trong một mô hình GTAP có một hộ gia đình đại diện nhận toàn bộ thu nhập của vùng. Tổng thu nhập của hộ gia đình này chia thành tiêu dùng của hộ theo tỷ lệ không đổi, chi tiêu của chính phủ và tiết kiệm quốc gia. Hộ gia đình mua các gói hàng hóa sao cho tối ưu giá trị sử dụng trong khuôn khổ giới hạn về chi tiêu của hộ. Hành vi tối ưu hóa ngân sách hạn chế của hộ gia đình được mô hình hóa bằng hàm số cầu Co dãn chênh lệch không đổi (CDE). Hàm số CDE không tổng quát như hàm số CES và Hệ thống Chi 297
  15. tiêu tuyến tính (LES) nhưng linh hoạt và dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh độ co dãn của tiêu dùng theo giá và thu nhập trong mỗi vùng. Gói hàng hóa tiêu thụ là hàm số CES kết hợp cả hàng hóa nhập khẩu và hang hóa trong nước sản xuất, trong đó hàng hóa nhập khẩu là hàm CES của hàng hóa nhập khẩu từ các vùng khác nhau. Tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trên thu nhập của mỗi vùng được giữ cố định. Chi tiêu của chính phủ được phân bổ cho các loại hàng hóa theo một hàm số phân phối Cobb- Douglas. Phân bổ tổng chi tiêu cho mỗi hàng hóa là hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu căn cứ theo phương thức kết hợp như phân bổ chi tiêu của hộ gia đình cho hàng hóa này. Đầu tư vào mỗi vùng có nguồn tài chính từ tổng tiết kiệm toàn cầu. Mỗi khu vực đóng góp một tỷ lệ cố định thu nhập cho tổng tiết kiệm. Tổng tiết kiệm có thể được phân bổ theo 2 cách. Cách thứ nhất là phân bổ cho mỗi vùng sẽ tăng bằng với tỷ lệ tăng tổng tiết kiệm. Cách thứ hai là đầu tư sẽ được phân bổ theo lợi suất tương đối. Các khu vực có lợi suất tăng so với bình quân toàn cầu sẽ nhận được phần đầu tư lớn hơn trong khi các khu vực có lợi suất giảm so với bình quân toàn cầu sẽ nhận được tỷ lệ đầu tư thấp hơn. Mỗi khu vực có 5 loại yếu tố sản xuất, bao gồm 2 loại lao động (có tay nghề và phổ thông), một loại hàng hóa vốn đồng nhất, đất đai và các tài nguyên thiên nhiên. Ở mô hình đóng điển hình, tổng cung ứng lao động và đất đai cố định đối với mỗi vùng, nhưng vốn có thể di chuyển qua biên giới để cân bằng tỷ suất lợi nhuận. Nói cách khác, các yếu tố có thể phân biệt rõ ràng thành loại di động hoàn hảo và loại điều chỉnh chậm chạp. Các yếu tố di động thu được tỷ suất lợi nhuận thị trường như nhau bất kể nơi sử dụng. Các yếu tố điều chỉnh chậm chạp có thể có tỷ suất lợi nhuận ở mức cân bằng khác nhau theo từng ngành. Lúc này, nghiên cứu sẽ xem xét các hàm số phù hợp nhất cho mục tiêu phân tích. Sau mỗi phương trình (=) thể hiện trạng thái cân bằng của thị trường, các biến số chỉ số (index) thể hiện nhóm các biến số trong ngoặc kép () và giá trị của các biến số này. Với việc cắt giảm thuế ở vùng s, qxs (xuất khẩu từ r sang s) có thể tăng, đồng nghĩa với việc sản lượng (qo) ở vùng s sẽ tăng. Tỷ lệ xuất khẩu trên sản lượng và (SHRXMD) tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu (qxs) càng cao thì sản lượng cũng càng cao. Tùy thuộc vào mức độ và dấu của thay đổi về tiêu dùng trong nước (qds) cũng như tỷ lệ tiêu dùng trong nước trên sản lượng (SHRDM) mà sản lượng có thể tăng hay giảm. Tiêu dùng trong nước và tỷ lệ nhập khẩu cùng với thay đổi về nhập khẩu (qxs) gây ra thay đổi về sản lượng như mô tả qua phương trình sau về trạng thái cân bằng của các ngành: qo(i,r) = SHRDM(i,r) * qds(i,r) + sum(s,REG, SHRXMD(i,r,s) * qxs(i,r,s)) + tradslack(i,r); (trong đó i: Ngành; r: Vùng; s: Điểm đến) (1) trong phương trình trên, mức giá trên thị trường sẽ thay đổi để đảm bảo thay đổi về sản lượng thực sẽ bằng với tổng thay đổi về tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Vì thế thay đổi về giá và lượng của sản lượng có thể giải thích qua (1). Phương trình (2) dưới đây thiết lập quan hệ giữa giá hàng hóa nhập khẩu theo vùng (pms) với tổng giá hàng hóa nhập khẩu (pim), tổng nhập khẩu (qim) và xuất khẩu theo nguồn (qxs). Độ co dãn Armington (ESUBM) tác động đến mức độ ảnh hưởng của giá đối với xuất khẩu. Việc cắt giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ nguồn r sẽ làm giảm giá hàng hóa nhập khẩu từ vùng r (pms). Nếu nguồn r quan trọng xét về tổng lượng 298
  16. thương mại đối với vùng s thì việc cắt giảm thuế cũng làm giảm tổng nhập khẩu (pim). Mức độ khác biệt về giá giữa vùng r và vùng s so với tổng giá ở vùng s về cơ bản sẽ tạo ra hiệu ứng thay thế, thể hiện bằng nhóm trong phương trình 2, được nhân với ESUBM. Tổng nhập khẩu vào vùng s (qim) cho chúng ta thấy hiệu ứng thâm nhập thị trường nội địa hoặc mức độ gia tăng tổng nhập khẩu của vùng s. Biến số ams (gia tăng nhập khẩu do thay đổi về công nghệ do nhập khẩu từ vùng r vào s) thể hiện sự thay đổi về công nghệ ở vùng r với ý nghĩa tăng cường xuất khẩu sang vùng s. Mặc dù điều này có thể được diễn giải và thể hiện dưới nhiều cách thức khác nhau cho nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau, nghiên cứu không sử dụng biến số này trong nghiên cứu này. qxs(i,r,s) = -ams(i,r,s) + qim(i,s) - ESUBM(i) * [pms(i,r,s) - ams(i,r,s) - pim(i,s)] (2) Giá trị gia tăng trong mô hình GTAP là một hàm số tổng hợp bao gồm nhiều hàng hóa hay yếu tố cơ bản tự có (endowment) - lao động, đất đai, vốn và tài nguyên thiên nhiên. Mặc dù hầu hết thay đổi về giá trị gia tăng (qva) và giá (pva) chủ yếu do thay đổi về sản lượng (qo và pm), nhu cầu cho mỗi yếu tố được xác định bởi qva rồi đến pva. Phương trình (3) dưới đây cho thấy mối quan hệ này. Nếu giá hàng hóa tự có (pfe - có thể diễn giải là mức lương cho lao động) cao hơn giá của phần giá trị gia tăng, nhu cầu cho hàng hóa tự có này sẽ thấp đi, với giả định độ co dãn thay thế ESUBVA cho hàm số CES không thay đổi. Ngoài ra, bất kỳ mức gia tăng nào về tổng giá trị gia tăng sẽ trực tiếp chuyển thành gia tăng về nhu cầu đối với hang hóa tự có. Đây là cách mà nhu cầu lao động hay việc làm cho từng ngành được xác lập, đối với cả lao động có tay nghề và lao động phổ thông. Thay đổi công nghệ trong việc sử dụng yếu tố cơ bản i trong ngành j thuộc vùng r (afe) có thể có tác động tiêu cực hoặc tích cực đến nhu cầu đối với yếu tố này thông qua giá. Thay đổi về mức lương cho cả lao động có tay nghề và lao động phổ thông bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thay đổi về giá thị trường đầu ra nói chung (pm) cũng như thay đổi về thuế đối với lao động. qfe(i,j,r) = - afe(i,j,r) + qva(j,r) - ESUBVA(j) * [pfe(i,j,r) - afe(i,j,r) - pva(j,r)] (3) Trong mô hình này, phúc lợi được ước tính qua Biến đổi tương đương (EV). Phúc lợi được tách thành các thành phần khác nhau, quan trọng nhất là hiệu quả phân bổ, chỉ số thương mại (terms of trade) và thay đổi về giá hàng hóa vốn cần thiết để duy trì sự cân bằng đầu tư-tiết kiệm. 5. Một số ứng dụng mô hình GTAP trong nghiên cứu ở Việt Nam và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo Lê Quốc Phương (1999) áp dụng mô hình GTAP với cơ sở dữ liệu phiên bản 4 vào đánh giá tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ở các cấp độ khác nhau. Cơ sở dữ liệu phiên bản 4 (công bố năm 1998) gồm 45 nước/khu vực, 50 ngành kinh tế. Cơ sở dữ liệu của Việt Nam trong phiên bản 4 này dựa trên bảng I/O 1989 của nước ta, được cập nhật số liệu cho năm 1995. Tác giả thiết kế 4 kịch bản để đánh giá tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là ULTR (đơn phương tự do hoá), AFTA (thực hiện các cam kết của AFTA), 299
  17. APEC (thực hiện các cam kết của APEC), WTO (thực hiện các cam kết của WTO). Kết quả mô phỏng cho thấy: - Tự do hoá thương mại ở mọi cấp độ đều mang lại lợi ích tổng thể cho nền kinh tế Việt Nam. - Chỉ trừ kịch bản AFTA, còn đối với các kịch bản khác, qui mô tự do hoá càng mở rộng thì lợi ích Việt Nam nhận được càng lớn. Riêng tự do hoá theo cam kết với AFTA không đem lại nhiều lợi ích, chủ yếu do tính chất cạnh tranh giữa các nền kinh tế ASEAN. - Các ngành được hưởng lợi từ tự do hoá thương mại là dệt may, dịch vụ và điện tử. Trong khi đó, ngành nông nghiệp sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực của việc mở cửa thị trường. Fukase và Martin (1999a và 1999b) áp dụng mô hình GTAP với cơ sở dữ liệu phiên bản 4 đánh giá tác động của: Quá trình hội nhập AFTA của Việt Nam; Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA). Kết quả mô phỏng các kịch bản khác nhau cho thấy AFTA không mang lại nhiều tác động tích cực đáng kể đối với Việt Nam, trong khi đó Hiệp định BTA Việt - Mỹ mang lại nhiều lợi ích cho cả 2 nước. Vanzetti và Phạm Lan Hương (2006) đã áp dụng mô hình GTAP với cơ sở dữ liệu phiên bản 6 (bao gồm 87 nước/khu vực và 57 ngành kinh tế) vào đánh giá tác động của Việt Nam gia nhập WTO. Các tác giả đã xây dựng 6 kịch bản với mức độ tự do hóa thương mại khác nhau, gồm: đơn phương, hài hoà hóa, song phương, khu vực, đa phương và toàn cầu. Kết quả mô phỏng cho thấy tự do hóa thương mại đơn phương có thể mang lại những lợi ích đáng kể mà không cần phải đàm phán với các nước khác. Hài hòa thuế suất ở mức thuế suất bình quân như hiện nay cũng mang lại lợi ích thông qua tăng nguồn thu thuế mà không cần phải điều chỉnh nhiều. Mở rộng AFTA mang lại lợi ích vừa phải, cũng giống như cải cách thương mại đa phương giảm 50% mức thuế suất hiện nay. Các ngành nông nghiệp và sử dụng tài nguyên thu được lợi ích rất hạn chế vì những ngành xuất khẩu này đã có hàng rào thuế suất thấp. Tuy nhiên, thị trường giành cho hàng dệt may Việt Nam vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Đỗ Đình Long và cộng sự (2014) ứng dụng cách tiếp cận cân bằng tổng thể khả tính (mô hình dự án phân tích thương mại toàn cầu - GTAP model) với bộ cơ sở dữ liệu phiên bản 8 (GTAP 8 database) nhằm lượng hóa tác động về mặt kinh tế của tự do hóa thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc. Kết quả nnghiên cứu cho thấy tự do hóa thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc mang lại hiệu ứng tích cực cho các nước thành viên ASEAN và Hàn Quốc về quy mô thương mại, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và phúc lợi xã hội, trong quá trình tự do hóa này. Một ưu điểm quan trọng của mô hình GTAP là cho phép đánh giá tác động không chỉ lên nền kinh tế nói chung mà còn đối với từng ngành sản xuất nói riêng, và do vậy cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. Mô hình GTAP là một công cụ khá hữu hiệu để lượng hóa các ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đối với nền kinh tế nước ta. Việc áp dụng mô hình GTAP hoàn toàn có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác như cắt giảm hàng rào phi thuế quan, thay đổi chính sách đầu tư hay mở cửa khu vực dịch vụ, có thể áp dụng để đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với từng ngành (công nghiệp, nông 300
  18. nghiệp, dịch vụ hay cụ thể hơn); từng lĩnh vực (như đầu tư, xuất nhập khẩu); từng chủ thể chịu tác động (như hộ gia đình, doanh nghiệp); và ngay cả từng vấn đề kinh tế - xã hội (như vấn đề xóa đói giảm nghèo, vấn đề an sinh xã hội ). Trong các nghiên cứu tiếp theo, nhóm sẽ vận dụng mô hình GTAP để phân tích tác động công cụ bảo hộ (chủ yếu là công cụ thuế) đến: Thay đổi giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông sản; Thay đổi giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông sản giữa các quốc gia; Tác động đến giá trị sản xuất của các ngành (đặc biệt là sản phẩm nông sản); Tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô; Ghi chú: Bài viết là một phần của đề tài cấp Nhà nước “Phát triển bền vững xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại” mã số ĐTĐLXH.02/20, GS.TS. Đinh Văn Sơn làm chủ nhiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aggarwal, Aradhna, 2004. "Macro Economic Determinants of Antidumping: A Comparative Analysis of Developed and Developing Countries," World Development, Elsevier, vol. 32(6), pages 1043-1057, June. 2. Amadeo, K. (2018), “Comparative Advantage Theory and Examples: What Makes One Country Better Than Another”, truy cập ngày 2/1/2020, . 3. Ando, M., Urata, S. (2006), ‘The Impact of East Asia FTA: A CGE Simulation Study’, Paper presented at the JSPS (Kyoto University)-NRCT (Thammasat University) Core University Program Conference, Emerging developments in East Asia FTA/EPAs, Doshisha University, 27-28 October. 4. Balassa, B. (1965), “Tariff Protection in Industrial Countries: An Evaluation, Journal of Political Economy, 73(6), 573-594. doi:10.1086/259085. 5. Baldwin, R.E. và A.J. Venables. (1995). "Hội nhập kinh tế khu vực" trong Sổ tay Kinh tế quốc tế, tập Ⅲ, do G.M. Grossman và K. Rogoff biên soạn, Amsterdam: North- Holland/Elsevier. 6. Bảo Linh. (2018). Thuế quan đã gây tác động thế nào lên thị trường hàng hóa thế giới? Truy cập ngày 10/3/2020, link website: quan-da-gay-tac-dong-the-nao-len-thi-truong-hang-hoa-the-gioi-58644.htm 7. Beckman, J., Gopinath, M., and M. Tsigas. (2018). “The Impacts of Tax Reform on Agricultural Households.” American Journal of Agricultural Economics, 100(5): 1391- 1406. 8. Bouet, Antoine & Laborde, David. (2010). Economics of export taxation in a context of food crisis. International Food Policy Research Institute (IFPRI), IFPRI discussion papers. 9. Bouët, Antoine; and Laborde Debucquet, David. (2016). Food crisis and export taxation: Revisiting the adverse effects of noncooperative aspect of trade policies. In Food price volatility and its implications for food security and policy, eds. Matthias Kalkuhl, Joachim von Braun, and Maximo Torero. Chapter 8, pp. 167 - 179. 301
  19. 10. Brockmeier, M. (1996). ‘A Graphical Exposition of the GTAP model’, GTAP technical paper No 8 1996, Center for Global Trade Analysis, Purdue University. 11. Deese, W.C., & Reeder, J. (2007). Export Taxes on Agricultural Products: Recent History and Economic Modeling of Soybean Export Taxes in Argentina. 12. Demir M.A. & Sepli A., "The effects of protectionist policies on international trade”, People: International Journal of Social Sciences, vol.3, pp.136-158, 2017. 13. Dimarana, B. & Mc Dougall, R. (2002). Global Trade Assistance and Production, Center for Global Trade Analysis, Purdue University. 14. Đỗ Đình Long và cộng sự. (2014). ‘Ứng dụng mô hình GTAP đánh giá tác động kinh tế của tự do hóa thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc”, Tạp chính Kinh tế và Phát triển, Số 206 tháng 8/2014. 15. Hertel, T, W. (1999). Global Trade Analysis: Modeling and Applications, 1st Edn, Cambridge University Press, pp: 403. 16. Kawai, M. & Wignaraja, G. (2008). ‘Regionalism as an Engine of Multilarelism: A Case for a Single East Asia FTA’, ADB Working Paper Series on Regional Economic Integration No.14, Asian Development Bank, Manila. 17. Lê Quốc Phương. (1999). “Assessing Vietnam’s Trade Reforms in the Regional and Global Context: GTAP Model”, Bài trình bày tại Hội nghị Nghiên cứu sinh Tiến sỹ về Kinh tế và Kinh doanh, tại Perth, Australia. 18. Levine, R. và D. Renelt. (1992). "Phân tích nhạy cảm hồi quy tăng trưởng xuyên quốc gia." The American Economic Review. tập 82(4), 942-963. 19. Nguyễn Tiến Dũng. (2011). ‘Tác động của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam’, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, 27, 219-231. 20. Nguyen, T. D. (2018). Do trade agreements increase Vietnam’s exports to RCEP markets? Asian-Pacific Economic Literature, 32(1), 94-107. doi:10.1111/apel.12213. 21. Niemi, J. S. et al. (2002). “The Effects of China's Tariff Reductions on EU Agricultural Exports,” Unknown. Unknown. doi: 10.22004/AG.ECON.24839. 22. OH. Jeong-Soo & Kyophilavong, P. (2013), ‘Impact of ASEAN-Korea FTA on Poverty: The Case Study of Laos’, World Applied Sciences Journal 28 (Economic, Finance and Management Outlooks): 114-119. 23. Phạm Lan Hương. (2003). “The Impact of Vietnam’s Accesion to WTO on Income Distribution”, ANU Asia Pacific School of Economics and Governance Working papers, No.03-7. 24. Phạm Thị Cải, Nguyễn Thị Nhiễu, Đỗ Kim Chi, Hoàng Thị Vân Anh, Lê Huy Khôi, Phạm Hồng Lam, Hoàng Thị Hương Lan (2008), ‘Tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) tới quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc’, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Mã số 75.08.RD. 25. Phat, L. and Hanh, N. (2019), "Impact of removing industrial tariffs under the European-Vietnam free trade agreement: A computable general equilibrium 302
  20. approach", Journal of Economics and Development, Vol. 21 No. 1, pp. 2- 17. 26. Phạm Sỹ Thành. (2019). “Những tác động khác của thuế suất trong thương chiến”. Truy cập ngày 10/3/2020, link: dong-khac-cua-thue-suat-trong-thuong-chien.html. 27. Piermartini, Roberta. (2004). "The role of export taxes in the field of primary commodities," WTO Discussion Papers 4, World Trade Organization (WTO), Economic Research and Statistics Division. 28. Solleder, Olga, (2013), Trade Effects of Export Taxes, No 08-2013, IHEID Working Papers, Economics Section, The Graduate Institute of International Studies, 29. Todsadee, A., Kameyama, H., Lutes, P. (2012), ‘The implications of trade liberation on TPP countries’ livestock product sector’, Technical Bulletin of Faculty of Agriculture, Kagawa University. 30. Trần Tiến Khải. (2010). Chính sách xuất khẩu lúa gạo Việt Nam và những vấn đề cần điều chỉnh. Kỷ yếu Hội thảo Khoa Học Xã Hội và Phát Triển Bền Vững Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cần Thơ, ngày 28/10/2010. UBND TP. Cần Thơ, Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ, Viện Phát triển Bền Vững Vùng Nam Bộ. 31. Vanzetti và Phạm Lan Hương (2006), “Một số kịch bản cho chính sách thương mại Việt Nam”, Bài trình bày tại Hội thảo hàng năm của mạng lưới GTAP, Addis Abeba, 15- 17/6/2006. 32. 8.Website mô hình GTAP: 33. World Bank (2018), “Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương: Trường hợp của Việt Nam”, Ấn phẩm song ngữ, tháng 3/2018. 303