Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam – Thực trạng và một số khuyến nghị

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 2670
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam – Thực trạng và một số khuyến nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmo_hinh_tang_truong_kinh_te_viet_nam_thuc_trang_va_mot_so_kh.pdf

Nội dung text: Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam – Thực trạng và một số khuyến nghị

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ECONOMIC GROWTH MODEL OF VIETNAM – CURRENT SITUATION AND RECOMMENDATIONS Ngô Quốc Dũng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dungnq@neu.edu.vn TÓM TẮT Mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện nay đã có những “dấu hiệu” chuyển đổi theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu; năng suất lao động và đóng góp của TFP vào kết quả tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện, nền kinh tế đã có xu hướng tăng trưởng dựa vào tiêu dùng trong nước, cụ thể là tiêu dùng của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng vẫn mang nặng tính chất theo chiều rộng. Điều này được thể hiện ở 3 điểm: (i) vốn vẫn là yếu tố đóng góp trên 50% vào tăng trưởng kinh tế; (ii) tăng trưởng công nghiệp hiện tại vẫn chủ yếu dựa vào gia công và (iii) nền nông nghiệp với các sản phẩm có giá trị kinh tế thấp. Bài viết tập trung vào đánh giá thực trạng mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện nay, tìm ra các “điểm nghẽn” cũng như các nguyên nhân của nó. Và cuối cùng, bài viết cũng đề xuất nội dung mới của mô hình tăng trưởng kinh tế cũng như những khuyến nghị để thực hiện mô hình này trong giai đoạn tiếp theo. Từ khóa: Mô hình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng. ABSTRACT With the deepening economic integration, Vietnam has been receiving attention and investment from businesses around the world. The startup ecosystem is also gradually formed, aiming to become a startup nation with the center of this purpose being innovative startups. Researching the implementation of policies to support innovative startups is necessary at this time. In this article, the author clarified some concepts of the startup, policies to support innovative startups, the need to implement policies to support them and the practical basis for making policies. Finally, the author gave some recommendations on a number of policies to promote innovative startups in Vietnam today. Keywords: Building policies, innovative startups, Viet Nam. 1. Giới thiệu Đề án Tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 339/QĐ-TTg năm 2013, sau 6 năm thực hiện Đề án, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã có những biểu hiện thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những bất cập trong kết quả và quá trình thực hiện Đề án. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá XII) đã nhận định về bất cập này: “Cơ cấu lại nền kinh tế triển khai chậm, thiếu đồng bộ, chưa thật sự gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; chưa gắn kết chặt chẽ giữa tổng thể với các trọng tâm”. Riêng bất cập của mô hình tăng trưởng, Nghị quyết 05 NQ/TƯ, đã nhận định: “nhìn chung mô hình tăng trưởng về cơ bản vẫn theo mô hình cũ, chậm được đổi mới”. Những biểu hiện rõ nét được chỉ ra gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng chậm lại; chất lượng tăng trưởng thấp; Năng suất lao động (NSLĐ) và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) còn thấp; kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; bội chi ngân sách còn lớn; nợ công tăng nhanh; nợ Chính phủ đã vượt trần cho phép, áp lực trả nợ lớn. Những bất cập nói trên đã dẫn tới việc đổi mới mô hình tăng trưởng tiếp tục được đặt ra cho những năm tiếp theo với mức độ là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Nội dung của bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn các nội dung về (i) nội hàm của mô hình tăng trưởng (mục 2); (ii) Thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế của 1302
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Việt Nam theo một số khía cạnh cụ thể (mục 3) và (iii) Nội dung mô hình tăng trưởng đề xuất và giải pháp thực hiện chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới (mục 4). 2. Nội hàm mô hình tăng trưởng Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 18 và đã trở thành công cụ hữu ích, giúp các nhà kinh tế mô tả và lượng hoá tăng trưởng của nền kinh tế một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Cùng với sự phát triển của lịch sử kinh tế học, các mô hình tăng trưởng đã chiếm một vị trí quan trọng trong các nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia. Theo Ngô Thắng Lợi, Nguyễn Quỳnh Hoa (2017), “Mô hình tăng trưởng kinh tế thể hiện mục tiêu cần đạt tới của quá trình tăng trưởng, phương thức thực hiện, tạo nên các động lực chính của tăng trưởng kinh tế và tác động của tăng trưởng đến các đối tượng chịu ảnh hưởng từ quá trình tăng trưởng kinh tế”. Theo quan niệm nói trên về mô hình tăng trưởng, nội hàm của mô hình tăng trưởng phản ánh 3 yếu tố: (1) Mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu cần đạt tới của tăng trưởng kinh tế là hiệu quả trong dài hạn (bền vững); (2) Phương thức thực hiện tạo nên các động lực thực hiện quá trình tăng trưởng, yếu tố thứ hai cấu thành nội hàm của mô hình tăng trưởng phản ánh: tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào động lực nào là chính. Xác định trong mô hình tăng trưởng yếu tố động lực sẽ là điều kiện cho việc bảo đảm đáp ứng các mục tiêu dài hạn của quá trình tăng trưởng (yếu tố 1 của mô hình tăng trưởng), trong đó quan trọng nhất là mục tiêu hiệu quả trong dài hạn, và đồng thời, là cơ sở xác định cách thức thực hiện cũng như cơ chế thể chế kinh tế vận hành quá trình tăng trưởng kinh tế (yếu tố 3 của mô hình tăng trưởng); (3) Tác động lan toả của tăng trưởng đến các đối tượng hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng, đối tượng chịu ảnh hưởng của quá trình tăng trưởng chính là tiến bộ xã hội và môi trường. Liên quan đến hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng, tiến bộ xã hội thường được đánh giá thông qua bốn yếu tố chính: mức sống dân cư, phát triển con người, xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội. 3. Thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam Như đã nêu ra trong mục 2, nội dung của mô hình tăng trưởng kinh tế được đề cập đến ở 3 khía cạnh. Để đánh giá đầy đủ toàn bộ mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cần một hàm lượng phân tích và dữ liệu tương đối lớn; và nếu chỉ dừng ở một cái nhìn tổng quan về mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam thì bài viết lựa chọn tập trung vào đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế ở khía cạnh mục tiêu tăng trưởng nhanh và chất lượng của mô hình tăng trưởng thông qua cấu trúc tăng trưởng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế. 3.1. Thực trạng mục tiêu tăng trưởng nhanh Tăng trưởng kinh tế là tiêu chí quan trọng nhất đo lường và đánh giá thành quả phát triển của đất nước. Kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua thể hiện ở một số điểm như sau: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ nhanh hơn so với mức trung bình của quốc tế và khu vực Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2018 Nguồn: Niên giám Thống kê hàng năm- Tổng cục Thống kê Với quan điểm tăng trưởng nhanh và các chính sách thích ứng cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, tăng trưởng GDP của Việt Nam (theo số liệu Tổng cục Thống kê Việt Nam) luôn giữ được tốc độ cao so với tốc độ tăng trưởng trung bình toàn cầu và các nước đang phát triển (theo số liệu từ World 1303
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Economic Outlook, IMF). Giai đoạn 1991-2000, tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam đạt 7,6%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của thế giới (đạt 3,2%) và của các nước đang phát triển (là 6%). Giai đoạn 2001-2010, tăng trưởng bình quân năm của Việt Nam đạt 7,26% cao hơn so với mức toàn cầu và mức của các nước đang phát triển, đạt các con số tương ứng là 3,28% và 5,56%. Mức trung bình năm giai đoạn 2011-2020 (trong đó tăng trưởng năm 2019 và 2020 là số liệu được dự báo theo hồi quy xu thế) đạt 6,58%, trong khi đó mức tương ứng của toàn cầu và các nước đang phát triển (giai đoạn 2011-2018) đạt 3,1% và 4,5%. Mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện, có nhiều khó khăn đặt ra do các yếu tố quốc tế và trong nước, nhưng tốc độ tăng trưởng đạt được luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra trong từng thời kỳ chiến lược của các giai đoạn, kể cả giai đoạn 2011-2020, giai đoạn đầu (2011-2015), tốc độ tăng trưởng đạt thấp hơn so với kế hoạch (chỉ đạt 5,8% so với kế hoạch là 6,5-7%), nhưng với những nỗ lực trong cải cách, nhất là việc thực hiện vai trò nhà nước kiến tạo phát triển, mặc dù tăng trưởng thế giới giảm sút nhưng Việt Nam lại có biểu hiện khởi sắc hơn với tốc độ tăng trưởng ước thực hiện cả giai đoạn 2016-2020 là 7% và đạt được mục tiêu đặt ra cho cả giai đoạn 2011-2020. Thứ hai, chu kỳ tăng trưởng khoảng 10 năm và biên độ có xu hướng thấp dần Hình 2: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam trong giai đoạn từ 1991-2020 Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK, số liệu 2019, 2020 là số liệu được dự báo theo phương pháp hồi quy xu thế Nếu theo dõi thêm giai đoạn 1991-2000, có thể thấy (i) tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mang tính chu kỳ 10 năm, trong đó những năm đầu có xu hướng tăng dần lên những lại giảm đi ở những năm cuối của chu kỳ; (ii) Biên độ trong sơ đồ tăng trưởng chu kỳ 10 năm đang có xu hướng thấp dần với mức trung bình đạt được của từng giai đoạn 10 năm đang ngày càng giảm, giai đoạn 1991-2000 đạt 7,6%, giai đoạn 2001-2010 xuống 7,26%, giai đoạn 2011-2020 trung bình chỉ đạt 6,58%. Tuy nhiên, 2 năm 2017-2018 và dự báo 2 năm còn lại của giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng đạt xấp xỉ 7% thì có thể những năm cuối của giai đoạn 2011-2020 có thể sẽ không tuân theo tính chu kỳ của 2 giai đoạn trước. Điều này cho thấy, những biến động kinh tế vĩ mô của thế giới có ảnh hưởng lớn đến “bức tranh” và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 3.2. Chất lượng tăng trưởng Chất lượng tăng trưởng kinh tế được hiểu theo nghĩa là thuộc tính bên trong của tăng trưởng, sẽ được phân tích trên hai góc độ: (i) Cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào và (ii) Hiệu quả tăng trưởng. 3.2.1. Cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào Tính toán tác động của các yếu tố đầu vào (K-Vốn, L-Lao động và TFP-năng suất nhân tố tổng hợp) theo hàm sản xuất Cobb-Douglass, kết quả tính toán đóng góp của các yếu tố đầu vào tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được trình bày trong bảng 1 dưới đây: 1304
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 1: Tỷ lệ đóng góp của các nhân tố sản xuất tới tăng trưởng GDP Đóng góp của K Đóng góp của TFP Đóng góp của L trong Tốc độ Năm trong tăng trưởng trong tăng trưởng tăng trưởng kinh tế tăng TFP* kinh tế kinh tế 2011 74,82 30,41 -5,23 0,5 2012 80,62 28,93 -9,55 -1,2 2013 73,05 20,11 6,83 -1,2 2014 63,97 12,27 23,76 0,6 2015 55,79 5,99 38,22 -1,4 2016 53,48 5,64 40,89 -1,5 2017 51,57 7,86 40,57 -0,8 2018 45,89 10,89 43,22 0,0 Ước 2019 44,81 10,68 44,51 - Ước 2020 44,94 10,71 44,35 - Ước 2011-2020 57,76 16,19 26,05 - Ước 2016-2020 47,99 13,70 38,31 - 2011-2018 54,29 19,86 25,85 2006-2010 83,45 34,62 -18,07 2001-2005 66,73 21,38 11,89 Ghi chú: *: The Conference Board, Total Economy Database, 2019. Nguồn: Tính toán từ số liệu Tổng cục Thống kê; số liệu năm 2019 và 2020 là số liệu ước tính Nhìn vào bảng tính toán số liệu cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào trên, có thể rút ra một số nhận xét sau đây: (1) Tăng trưởng chủ yếu vẫn được tạo nên bởi các yếu tố theo chiều rộng. Mặc dù có sự thay đổi nhất định trong đóng góp của yếu tố vốn (K) và lao động (L), nhưng kết quả của tăng trưởng GDP thời gian qua vẫn chủ yếu được tạo nên bởi các yếu tố vật chất (giai đoạn 2001-2005 là 88%, giai đoạn 2011-2018 tuy có giảm nhưng vẫn là 75%). Tăng trưởng tạo nên bởi các yếu tố theo chiều rộng chiếm tới 3/4 thường là đặc trưng của các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp. Điều này có thể chấp nhận được giai đoạn 2001-2005. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, sự chi phối của các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng quá cao (từ 2006-2018) phản ánh sự lạc hậu của cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào, nó ảnh hướng lớn tới hiệu quả tăng trưởng và kể cả làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng nói chung. (2) Mô hình tăng trưởng mang nặng tính chất tăng trưởng nhờ vào vốn. Trong các yếu tố vật chất thì đóng góp chính vào tăng trưởng vẫn là vốn. Giai đoạn 2011-2018, tuy có giảm so với giai đoạn 2001-2010 (yếu tố K đóng góp vào tăng trưởng tới 65-70%), nhưng tỷ trọng đóng góp của K vẫn chiếm xấp xỉ 55%, cả giai đoạn 2001-2018 con số này là 2/3. Sự không hợp lý của mô hình tăng trưởng nhờ vào vốn thể hiện: (i) Việt Nam không có lợi thế về vốn, vì thế đánh đổi của tăng trưởng chính là gánh nặng nợ nần ngày càng gia tăng; (ii) Việc sử dụng vốn nếu không có hiệu quả (trên thực tế ở Việt Nam là không hiệu quả - sẽ đánh giá ở mục sau), thì chính mô hình tăng trưởng nhờ vào vốn sẽ kìm hãm động lực tăng trưởng và 1305
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 làm giảm khả năng tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã cho rằng, nếu suất đầu tư tăng trưởng vượt quá 5 (để có thêm 1 đồng thu nhập gia tăng, cần đầu tư 5 đồng vốn), thì việc việc vay vốn nước ngoài để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế có độ rủi ro rất cao. (3) Đóng góp của yếu tố TFP có sự gia tăng nhất định nhưng vẫn còn thấp Thứ nhất, vai trò của yếu tố TFP trong tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng dần. Nếu như năm 2016 tỉ lệ đóng góp của TFP khoảng 40,89%, tăng lên đến 43,22% năm 2018 và ước thực hiện đến cuối năm 2020 khoảng 44,35%. Việc cải thiện tỉ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng được giải thích bởi 2 lý do: Một là, kể từ sau năm 2012, tốc độ tăng trưởng NSLĐ có xu hướng nhanh dần theo từng năm. Bên cạnh đó, do quá trình tự đổi mới, cải tiến phương thức sản xuất nhằm nâng cao NSLĐ trong nội bộ các ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực có NSLĐ thấp sang khu vực có NSLĐ cao được thúc đẩy thực hiện trong những năm vừa qua. Hai là, những đổi mới mạnh mẽ trong khía cạnh thể chế của Việt Nam gần đây với các chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đã bắt đầu phát huy tác dụng. Trong những năm qua, nhà nước đều cam kết dành 2% NSNN cho hoạt động nghiên cứu KH&CN, Bộ KH&CN đã tập trung các nguồn tài chính cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Chính phủ cho phép thành lập Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) - phục vụ cho việc đổi mới, hoàn thiện, chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp. Thứ hai, tỉ lệ đóng góp này vẫn còn thấp và hiện trạng nền kinh tế vẫn còn những yếu tố tác động có xu hướng kiềm chế sự gia tăng của yếu tố này, cụ thể: Một là, sự cải thiện của yếu tố TFP không xuất phát từ chính yếu tố đó mà là do sự giảm đi về hiệu quả của yếu tố vốn và yếu tố lao động trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng TFP (Bảng 1) của Việt Nam trong những năm vừa qua thường bị âm. So với các nước trong khu vực, tốc độ tăng trưởng TFP của Việt Nam còn rất thấp (như có thể thấy trong Hình 3), Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc là những quốc gia có tốc độ tăng trưởng TFP ổn định và dương trong những năm vừa qua. Hình 3: Tốc độ tăng trưởng TFP của Việt Nam so với một số nước Nguồn: The Conference Board, Total Economy Database, 2019 Hai là, trình độ công nghệ hiện đang sử dụng ở Việt Nam nói chung thấp tương đối so với các nước trong khu vực. Hiện nay, tỉ trọng doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu còn cao (59,6%), sử dụng công nghệ trung bình (28,6%), trên trung bình (9,8%) và chỉ có 2% doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao. Như vậy xét dưới góc độ cấu trúc đầu vào, mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện nay vẫn được xem là mô hình dựa trên các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng, trong đó yếu tố vốn vẫn đóng vai trò chủ yếu, yếu tố lao động – yếu tố lợi thế trong giai đoạn dân số vàng chưa được huy động tương xứng với tiềm năng vào tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ đóng góp của TFP trong tăng trưởng GDP còn ở mức thấp phản ánh trình độ, ý thức tổ chức và quản lý trong sản xuất kinh doanh của lao động Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. 1306
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 3.2.2. Cấu trúc tăng trưởng theo ngành Cấu trúc tăng trưởng theo ngành được xem xét thông qua tốc độ tăng trưởng và đóng góp của 3 khu vực kinh tế (khu vực I – Nông, lâm - ngư nghiệp; khu vực II – Công nghiệp và xây dựng; khu vực III – Dịch vụ) vào kết quả tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 2011-2016, cấu trúc tăng trưởng theo ngành được thể hiện qua các số liệu của bảng 2 dưới đây: Bảng 2: Cấu trúc tăng trưởng theo ngành giai đoạn 2006-2016 Đơn vị tính: % Giai đoạn Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2006- 2010 Tốc độ tăng trưởng GDP 6,32 6,24 5,25 5,42 5,98 6,68 6,21 6,81 7,08 Nông - lâm – thủy sản 3,53 4,23 2,92 2,63 3,44 2,41 1,36 2,9 3,76 CN-XD 6,39 7,6 7,39 5,05 6,42 9,64 7,57 8 8,85 Dịch vụ 7,64 7,47 6,71 6,72 6,16 6,33 6,98 7,44 7,03 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp - 2,07 -1,6 6,42 7,93 5,54 6,38 6,34 6,08 sản phẩm Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm phần trăm GDP 6,32 6,24 5,25 5,42 5,98 6,68 6,21 6,81 7,08 Nông - lâm – thủy sản 0,55 0,78 0,53 0,46 0,65 0,4 0,22 0,44 0,62 CN-XD 2,90 2,44 2,41 1,69 2,35 3,2 2,59 2,77 3,44 Dịch vụ 2,87 2,76 2,51 2,54 2,62 2,43 2,67 2,87 3,02 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp - 0,26 -0,19 0,72 0,35 0,65 0,73 0,73 - sản phẩm Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo tỷ lệ phần trăm GDP 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông - lâm – thủy sản 8,73 12,47 10,04 8,56 10,93 5,99 3,54 6,46 8,7 CN-XD 45,89 39,15 45,84 31,14 39,38 47,90 41,71 40,68 48,6 Dịch vụ 45,38 44,21 47,79 46,95 43,78 36,38 43,00 42,14 42,7 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp - 4,17 -3,67 13,36 5,91 9,73 11,76 10,72 - sản phẩm Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê Nhìn vào kết quả tính toán thể hiện ở bảng trên, có thể thấy được những biểu hiện tích cực khi xét cấu trúc tăng trưởng theo ngành: (i) Các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp và dịch vụ) đã có đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011-2018 và có xu hướng tăng lên. Nếu loại trừ yếu tố thuế và trợ cấp từ bán sản phẩm, giai đoạn 2011-2018, 95-96% tăng trưởng được tạo nên bởi hai nhóm ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ, cao hơn giai đoạn 2006-2010 chỉ đạt bình quân hàng năm khoảng 90%; (ii) Ngành dịch vụ cũng có xu hướng đóng góp vào tăng trưởng ngày càng tích cực hơn: nếu giai đoạn 2006-2010, ngành dịch vụ đóng góp 45% vào tăng trưởng, thì giai đoạn 2011-2018, con số này thường chiếm từ 47-49%. 1307
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Tuy nhiên, phân tích cấu trúc tăng trưởng theo ngành, có một số xu hướng không tích cực xuất hiện trong giai đoạn 2011-2018 cần lưu ý: Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông nghiệp không duy trì được sự bền vững Giai đoạn 2011-2016, đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng chung toàn nền kinh tế có xu hướng giảm khá nhanh. Kết quả của sự giảm sút này không phải do 2 ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội. Sự sụt giảm nhanh trong đóng góp của khu vực nông nghiệp vào tăng trưởng của nền kinh tế chủ yếu lại do ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng rất thất thường và có xu hướng giảm đi khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp thấp đã gây hậu quả “kép”: (i) làm giảm tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế; (ii) làm giảm tốc độ tăng trưởng của 2 ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ trên góc độ chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp. Mặc dù, 2 năm gần đây tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông nghiệp có dấu hiệu phục hồi nhẹ, nhưng còn thiếu nhiều dấu hiệu của sự bền vững. (i) Trình độ phát triển nông nghiệp còn ở mức rất thấp: tỷ trọng các sản phẩm nông nghiệp truyền thống với giá trị kinh tế thấp vẫn chiếm cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm 72% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa trên dựa trên trình độ kỹ thuật ở mức thủ công và nửa cơ khí, hầu hết nông sản của Việt Nam đều được bán dưới dạng thương phẩm thô, tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu vẫn dựa trên quảng canh hoặc đẩy mạnh thâm dụng đất và các tài nguyên khác, sản xuất trong nông nghiệp phần lớn vẫn là quy mô nhỏ bé manh mún, phân tán, tính chất hàng hoá vẫn còn thấp; (ii) Trong khi đó lại thiếu sự quan tâm của nhà nước trong đầu tư phát triển. Tỷ trọng đầu tư vào nông nghiệp có xu hướng giảm khá mạnh từ 15% năm 2005 về 9% năm 2014-2018, trong khi tỷ lệ này đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế phải là trên 30%. Kết quả là tỷ trọng đóng góp giá trị gia tăng của nhóm ngành nông nghiệp (nông, lâm nghiệp và thủy sản) có tốc độ giảm càng về sau càng mạnh. Thứ hai, đóng góp vào tăng trưởng chủ yếu vẫn thuộc về các ngành sản xuất mang tính truyền thống và giá trị gia tăng thấp. Xét cấu trúc tăng trưởng nội ngành công nghiệp và dịch vụ có thể thấy rất rõ biểu hiện này: Đối với ngành công nghiệp – tăng trưởng chủ yếu dựa vào gia công Theo số liệu tính toán cấu trúc tăng trưởng công nghiệp trong giai đoạn 2011-2018 (bảng 3), ngành công nghiệp chế biến chế tạo đóng vai trò chủ yếu đối với tăng trương ngành công nghiệp. Bảng 3: Tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến giai đoạn 2011-2018 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tăng trưởng CN (%) 6.8 5.8 5.9 7.6 9.7 7.57 7,85 8.79 Tăng trưởng CN chế 9.5 4.5 7.6 8.7 10.5 11.9 14.4 12.98 biến chế tạo (%) Số điểm % đóng góp vào 6.7 3.2 5.3 6.2 7.5 7.9 10.2 9.5 Tăng trưởng CN Tỷ lệ % đóng góp vào 70,5 71,1 69,7 71,3 71,4 66,4 70.8 73.2 tăng trưởng CN Nguồn: tính toán từ các số liệu Tổng cục Thống kê Như vậy, ngành CN chế biến chế tạo luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng của ngành CN, năm 2017 đã đạt tốc độ tăng trưởng (14,4%) cao nhất trong cả giai đoạn 2011-2018. Tuy nhiên, tăng trưởng của ngành chế biến chế tạo vẫn chỉ là kết quả của các sản phẩm gia công lắp ráp, trong khi đó, các sản phẩm chế biến chế tạo từ nguồn nguyên liệu trong nước tăng trưởng vẫn thấp. 1308
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Theo số liệu của TCTK, năm 2018, so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành chế biến chế tạo (12,98%) thì các ngành sản xuất từ nguyên liệu trong nước có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều, có nhiều sản phẩm chỉ đạt tốc độ tăng 1%-3%. Điều này cho thấy, Việt Nam vẫn chưa có được một ngành công nghiệp chế biến chế tạo theo đúng nghĩa của nó. Các sản phẩm mang tính gia công lắp ráp có tốc độ tăng trưởng lớn hơn mức trung bình rất nhiều như: sản xuất xe có động cơ tăng 16,8% và sản xuất kim loại tăng 25,1%. Trong khi đó các sản phẩm công nghiệp mang tính chất sản xuất trong nước lại có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức trung bình của toàn nền kinh tế, ví dụ: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 3,3%, sản phẩm sữa tươi tăng 2,1%. Tóm lại, xét cấu trúc tăng trưởng theo ngành có thể thấy, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn mang đậm nét mô hình tăng trưởng nhờ vào gia công và các ngành kinh tế truyền thống có giá trị gia tăng thấp. 3.2.3. Hiệu quả tăng trưởng a) Hiệu quả sử dụng vốn trong tăng trưởng kinh tế - Suất đầu tư tăng trưởng Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong tăng trưởng, tác giả sử dụng chỉ số suất đầu tư tăng trưởng (số vốn đầu tư trên 1 đồng thu nhập tăng thêm). Kết quả tính toán trong giai đoạn 2001-2018 của Việt Nam thể hiện qua Bảng 4. Bảng 4: Suất đầu tư tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2001-2018 Thời kỳ T ỷ lệ đầutư T ốc độ tăng Suất đầu tư tăng trưởng (% GDP) trưởng (%) tăng trưởng Việt Nam 2001-2005 37,7 7,5 5,0 2006-2010 42 6,97 6,1 2011-2018 32,2 6,2 5,2 2001-2018 37,3 6,9 5,4 Trung Quốc 1991-2003 39,1 9,5 4,1 Nhật Bản 1961-1970 32,6 10,2 3,2 Hàn Quốc 1981-1990 29,6 9,2 3,2 Đài Loan 1981-1990 21,9 8,0 2,7 Nguồn: tính toán từ các số liệu Niên giám thống kê Bảng 4 cho thấy: - Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có xu hướng thay đổi không rõ ràng, tuy nhiên, nhìn chung có xu hướng tăng lên. Bình quân giai đoạn 2001-2018, suất đầu tư tăng trưởng là 5,4, giai đoạn 2001-2010 là 5,55, trong khi đó giai đoạn 2011-2018 là 5,2. - Suất đầu tư tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2011-2018 vẫn còn rất cao (gấp từ 1,5 đến 2 lần) so với các nước khác có cùng thời kỳ thực hiện tăng trưởng nhanh và trình độ công nghệ ở mức độ chưa cao như Việt Nam hiện nay. b) Hiệu quả sử dụng lao động – Tốc độ tăng năng suất lao động NSLĐ xã hội được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong tăng trưởng GDP. Nhóm nghiên cứu đã tính toán NSLĐ, tốc độ tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam thời kỳ 2001-2018, thể hiện qua bảng 5 dưới đây: 1309
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 5: Năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng Năng suất lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2018 Lao động Năng suất lao động Tốc độ tăng Năng Năm GDP (nghìn tỷ) (triệu người) (GDP/LĐ) suất lao động (%) 2011 2292483 50,35 45,53 3,49 2012 2412778 5142 46,92 3,06 2013 2543596 52,21 48,72 3,83 2014 2695796 52,84 51,02 4,72 2015 2875856 52,84 54,43 6,68 2016 3054447 53,30 57,31 5,29 2017 3262548 53,69 60,76 6,02 2018 3456017 53,70 64,36 5,93 Nguồn: tính toán của nhóm nghiên cứu từ số liệu Niên giám thống kê, TCTK Số liệu bảng 5 cho thấy, NSLĐ của Việt Nam tăng bình quân 4,3%/năm của cả giai đoạn 2001- 2018, có sự gia tăng trong giai đoạn 2011-2018 (4,9%), cao nhất là giai đoạn 2015-2018 (5,98%) so với giai đoạn 2001-2010 (chỉ đạt 3,9%). Việt Nam trở thành quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng NSLĐ thuộc nhóm cao nhất trong khu vực Asean. Tốc độ tăng này chỉ thấp hơn so với Singapore (6,65%/năm), Ấn Độ (5,89%/năm) và Trung Quốc (9,57%/năm). Tuy nhiên, khoảng cách tuyệt đối giữa NSLĐ của Việt Nam với hầu hết các nước trong cùng khu vực ở trình độ phát triển cao hơn lại có xu hướng gia tăng. Đáng chú ý là nếu so với Trung Quốc và Ấn Độ, NSLĐ của Việt Nam tăng chậm hơn đáng kể, dẫn đến sự gia tăng khoảng cách tuyệt đối về NSLĐ với hai nước trên (số liệu hình 4). Hình 4: Khoảng cách tuyệt đối về NSLĐ của các nước so với Việt Nam (NSLĐ của Việt Nam = 1) Nguồn: The Conference Board, Total Economy Database, 2019 3.3. Kết luận về mô hình tăng trưởng Việt Nam thời gian qua Từ những phân tích về thực trạng trên, có thể thấy mô hình tăng trưởng vẫn mang nặng tính chất theo chiều rộng, được thể hiện ở 3 vấn đề chính trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam, điều này đã tạo ra rào cản lớn trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế. 1310
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Thứ nhất, vốn vẫn là yếu tố đóng góp trên 50% vào tăng trưởng kinh tế. Đóng góp của vốn cao, trong khi hiệu quả sử dụng vốn lại thấp (để tạo ra 1 đồng GDP tăng thêm cần tới 5,4 đồng vốn đầu tư - cao gấp 2 lần so với các nước trong cùng điều kiện công nghệ), đây là một yếu tố gây cản trở cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đóng góp của yếu tố TFP đóng góp vào tăng trưởng có tăng nhưng vẫn chỉ ở mức 25%. Chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ còn rất thấp (năm 2017 chỉ chiếm 1,3% tổng chi NSNN, 0,5% GDP) so với các nước (Singapore: chi NSNN cho đầu tư khoa học công nghệ là 3% GDP, Malaysia là 1%). Đây chính là rào cản cho việc nâng cao hiệu quả của tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, tăng trưởng công nghiệp hiện tại vẫn chủ yếu dựa vào gia công. Nến công nghiệp Việt Nam chủ yếu bao gồm các ngành sản xuất cũng như xuất khẩu sản phẩm dựa trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên sẵn có của đất nước, các sản phẩm thô, các sản phẩm phẩm mang tính chất gia công dựa vào nguồn lao động vốn có giá trị rất rẻ, NSLĐ xã hội thấp, trình độ khoa học, công nghệ yếu kém, chi phí sản xuất trung gian còn cao và có chiều hướng gia tăng trong nhiều năm trở lại đây. Thứ ba, nền nông nghiệp lạc hậu sản xuất sản phẩm có giá trị kinh tế thấp. Đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng GDP chiếm tỷ trọng thấp hơn các khu vực khác nhưng đây lại là khu vực chiếm lượng lớn lực lượng lao động. Sự suy giảm của khu vực này tác động lớn tới ổn định, an sinh xã hội và ảnh hưởng tiêu cực tới nhóm dân cư thu nhập thấp của Việt Nam tại vùng nông thôn và miền núi. Tóm lại, chính sách tăng trưởng tập trung vào phát triển theo chiều rộng và chạy theo số lượng đã là nguyên nhân dẫn đến tính chất không bền vững của tăng trưởng kinh tế, những thành tựu tăng trưởng về mặt số lượng đạt được chưa tương xứng với tiềm năng; chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng thấp. Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạn chế; lãng phí, thất thoát còn nhiều; hiệu quả đầu tư thấp. Tiêu hao nguyên liệu, năng lượng còn rất lớn. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên chưa thật hợp lý và tiết kiệm. Theo mô hình này, Việt Nam đã không đạt được những đột phá trong tăng trưởng, thậm chí đang có xu hướng giảm dần, đã không làm được vai trò là điều kiện cần cho phát triển. 4. Nội dung mô hình tăng trưởng đề xuất cho giai đoạn 2021-2030 và các giải pháp thực hiện 4.1. Nội dung mô hình tăng trưởng đề xuất cho giai đoạn 2021-2030 Dựa trên những phân tích thực trạng và nguyên nhân của Mô hình tăng trưởng Việt Nam hiện hành, tác giả đề xuất mô hình tăng trưởng mới nhằm thực hiện được nhiệm vụ nói trên cho giai đoạn 2021-2030, đó là chuyển hẳn từ mô hình tăng trưởng kết hợp chiều rộng và chiều sâu sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu với những động lực tăng trưởng mới. Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được xác định là chuyển từ mô hình tăng trưởng “lưỡng nan” với sự kết hợp và phương thức tăng trưởng theo chiều rộng với chiều sâu sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa trên những động lực mới, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh với chất lượng, hiệu quả cao và bảo đảm lan toả tích cực những thành quả tăng trưởng đến phát triển văn hóa, xã hội và môi trường. Hình 5: Mô hình tăng trưởng Kinh tế Việt Nam đề xuất, giai đoạn 2021 – 2030 1311
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 4.2. Các giải pháp tạo dựng và phát triển các động lực tăng trưởng mới để thực hiện mô hình tăng trưởng đề xuất 4.2.1. Giải pháp để có khu vực tư nhân đổi mới năng động sáng tạo Một là, cần xác định rõ khu vực kinh tế tư nhân không chỉ được coi là một động lực quan trọng mà cần khẳng định là động lực cơ bản, là trụ cột chính nhằm tạo ra những bứt phá trong phát triển kinh tế phù hợp với xu thế của nền kinh tế thị trường hiện đại trong bối cảnh đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện về môi trường và cơ hội hình thành và phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân trụ cột, quy mô lớn cạnh tranh được với các tập đoàn kinh tế nhà nước và FDI, triển khai tư nhân hóa các tập đoàn kinh tế nhà nước. Hai là, cần có các các chính sách đột phá cụ thể cho khu vực tư nhân: (i) Tạo môi trường cũng như cơ hội tiếp cận bình đẳng tới các nguồn lực phát triển giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau, góp phần thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; (ii) Tạo sự đột phá để cải cách thể chế kinh tế và môi trường kinh doanh hiện nay với quyết tâm chính trị và thực chất trong thực thi, đến được với doanh nghiệp tư nhân; (iii) Thực hiện giảm nhanh các chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp bằng cách thúc đẩy các thị trường: Vốn, lao động, đất đai, giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố với chi phí chính thức thấp hơn. Ba là, cần thúc đẩy nhu cầu đổi mới công nghệ và đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp theo hướng hình thành thị trường các sản phẩm KHCN và hỗ trợ thị trường này phát triển; nâng cao đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào đổi mới và chuyển giao công nghệ và các hoạt động nghiên cứu triển khai ở Việt Nam. 4.2.2. Giải pháp để có động lực tăng trưởng là chuỗi giá trị cung ứng – sản xuất – chế biến và tiêu thụ dựa trên trụ cột là các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn Trước hết, việc đầu tư R&D áp dụng công nghệ cao trong ngành nông nghiệp chính là điểm mấu chốt để giải quyết. Thiết thực và cần phải triển khai nhanh trong bối cảnh hiện nay là tạo ra (bằng chuyển giao từ bên ngoài vào và tự nghiên cứu ở trong nước) và áp dụng các loại giống cây trồng và vật nuôi mới (trong cả ngắn hạn và dài hạn) có giá trị kinh tế cao, các loại giống mới ngoài đáp ứng được yêu cầu “nông nghiệp thông minh với khí hậu”, cần đáp ứng được yêu cầu: có giá trị kinh tế cao, có khả năng sản xuất mang tính hàng hóa trên phạm vi quy mô lớn và có thể áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Tiếp đó, từ trụ cột là các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, hình thành tổ chức sản xuất theo chuỗi cung ứng đầu vào – chế biến sản phẩm đầu ra và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên phạm vi không chỉ vùng mà phát triển trên phạm vi toàn quốc, thậm chí xuyên quốc gia. 4.2.3. Giải pháp để có lực lượng nhân lực chất lượng cao, luôn duy trì động lực sáng tạo và chấp nhận rủi ro Để phát triển nhân lực chất lượng cao, cần coi trọng một cách toàn diện một chuỗi các giải pháp liên quan, bao gồm: - Phát hiện và thu hút nhân tài bằng các chính sách phù hợp bồi dưỡng nhằm tránh thất thoát chất xám, trong đó một điểm nhấn quan trọng là đỗi ngũ trí thức Việt kiều. - Phân công bố trí công việc hợp lý, tạo động lực cho họ làm việc có hiệu quả, chất lượng cao hơn, và cần có chính sách cho mỗi người phát huy được thế mạnh, niềm đam mê cá nhân, chấp nhận rủi ro. - Nhà nước (cụ thể là các bộ ngành), các khu công nghệ cao và các doanh nghiệp cần có chính sách hậu thuẫn (quỹ đầu tư mạo hiểm) khi họ gặp phải những rủi ro trong nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật. - Tạo môi trường làm việc và quản lý điều hành nguồn nhân lực chất lượng cao một cách khoa học, bao gồm: (i) Xây dựng môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp dựa trên nền tảng là các quy trình, quy định cụ thể đã thống nhất, bảo đảm sự thân thiện, hợp tác, tin tưởng lẫn nhau; (ii) Tạo ra các thử 1312
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 thách trong công việc đối với lao động chất lượng cao, đưa ra các nhiệm vụ và thách thức sự đổi mới sáng tạo đối với họ; (iii) Có chính sách đúng đối với hoạt động nghiên cứu sáng tạo, áp dụng đánh giá thành tích cho từng cá nhân một cách công khai, minh bạch, và có chính sách khuyến khích kinh tế và phi kinh tế một cách thoả đáng. - Tạo sự tôn trọng và cơ hội phát triển cho nhân lực chất lượng cao: Có thể khẳng định rằng nguồn nhân lực chất lượng cao là tài sản quý nhất của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và của quốc gia, do vậy Việt Nam cần phải tôn trọng thông qua sự lắng nghe, động viên và khen thưởng kịp thời. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải tạo điều kiện để người lao động có trình độ chuyên môn được học hỏi, phát triển nghề nghiệp và thăng tiến một cách công bằng. 4.2.4. Giải pháp để có khoa học công nghệ cao tận dụng lợi thế của cách mạnh 4.0 Để có thể lựa chọn được công nghệ mới, cần coi trọng những phương thức, trong đó nhấn mạnh đến một số loại hành chính: Thứ nhất, trực tiếp nhập khẩu, mua bán bản quyền, thuê bao sản phẩm công nghệ từ nước ngoài. Chính phủ cần có những biện pháp quản lý công nghệ nhập khẩu, Nhà nước phải có các luật và pháp lệnh tốt như Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa Đồng thời, nhà nước phải có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với công nghệ nhập, đặc biệt là việc thẩm định công nghệ nhập trong các dự án đầu tư. Thứ hai, đẩy mạnh công tác R&D trong nước theo hướng tăng cường khởi nghiệp trên cơ sở lấy doanh nghiệp làm trung tâm để định hướng hoạt động khoa học công nghệ. Cần nhấn mạnh đến việc tăng cường khởi nghiệp theo quan điểm lấy doanh nghiệp làm trung tâm để định hướng các hoạt động KHCN trong các đơn vị nghiên cứu, các cơ quan, viện, trường đại học. Trong bối cảnh này, cần phải hình thành mô hình trung tâm cạnh tranh, trong đó trọng tâm là liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp và Bộ KHCN sẽ làm trọng tài trung gian. Thứ ba, chuyển giao công nghệ từ FDI. Chuyển giao công nghệ nên được khuyến khích theo một trong hai cách thức: chuyển giao theo chiều ngang hoặc chuyển giao theo chiều dọc. Những cơ chế cho việc chuyển giao công nghệ theo chiều ngang bao gồm: (i) Học tập dựa vào quan sát và bắt chước; (ii) Chuyển dịch lao động giữa các tập đoàn đa quốc gia với các công ty nội địa; (iii) Thông qua áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Những hiệu ứng của chuyển giao công nghệ theo chiều dọc xuất phát từ những mối liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và những nhà cung cấp nội địa hoặc những cơ sở sản xuất. Ở trường hợp này, các tập đoàn đa quốc gia có thể thực sự cung cấp cho các doanh nghiệp nội địa những công nghệ mới trong nỗ lực nâng cao năng suất trong chuỗi sản xuất. Các mối liên kết theo chiều dọc khác có thể kể đến như hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo hoặc những ưu đãi cho các doanh nghiệp nội địa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Aghion, P. và Howitt, P., (1998), Endogenous Growth Theory. MIT Press, Cambridge. [2] Bùi Tất Thắng (2008), Phát triển nhanh và bền vững kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội. [3] Cù Chí Lợi (2009), Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. [4] Hà Văn Hiền, Phạm Hồng Chương (2013), Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội [5] Nafziger, EW. (1998), The Economics of Developing Countries, Pretice Hall. Englewood Cliffs, NJ, bản dịch tiếng Việt của NXB Thống kê [6] Ngô Thắng Lợi, Nguyễn Quỳnh Hoa (2017), Mô hình tăng trưởng Kinh tế Việt Nam: Thực trạng và định hướng đến năm 2030. NXB Chính trị Quốc gia Sự Thật. 1313
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [7] Ngô Thắng Lợi, Trần Thị Vân Hoa (2016), Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam triển vọng đến năm 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [8] Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2007), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. [9] Rogall H. (2011), Kinh tế học bền vững, (sách dịch), NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ [10] The Conference Board (2019), Total Economy Database, truy cập tại địa chỉ ngày 2 tháng 9 năm 2019. [11] Tổng cục Thống kê: Niêm giám thống kê năm 2008,2010,2012,2014,2016,2017, 2018. NXB Thống kê. [12] World Bank: World Development Indicator, truy cập tại địa chỉ: ngày 1/9/2019. 1314