Vai trò của nhà nước trong việc phát triển cách mạng công nghệ 4.0 để phát triển kinh tế Việt Nam bền vững

pdf 6 trang Gia Huy 18/05/2022 2270
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của nhà nước trong việc phát triển cách mạng công nghệ 4.0 để phát triển kinh tế Việt Nam bền vững", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_nha_nuoc_trong_viec_phat_trien_cach_mang_cong_ng.pdf

Nội dung text: Vai trò của nhà nước trong việc phát triển cách mạng công nghệ 4.0 để phát triển kinh tế Việt Nam bền vững

  1. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 475 VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM BỀN VỮNG Nguyễn Tiến Thuận* TÓM TẮT: Muốn phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta bền vững thì nhất thiết phải phát triển cách mạng công nghệ 4.0 phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Thực tế đã chỉ rõ, vai trò của các cuộc cách mạng KHCN đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế mỗi quốc gia, tuy nhiên mỗi quốc gia với điều kiện cụ thể khác nhau thì việc áp dụng các biện pháp để khai thác triệt để và có hiệu quả những thành tựu của cuộc cách mạng KHCN sẽ khác nhau. Bài viết dưới đây tác giả chỉ đi sâu vào phân tích một trong số các giải pháp để khai thác có hiệu quả các thành tựu của cách mạng KHCN đó là vai trò của Nhà nước trong việc phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam nhằm khai thác có hiệu quả những thành tựu của cuộc cách mạng KHCN 4.0 để phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách bền vững. Từ khóa: Vai trò của nhà nước, thị trường KHCN, phát triển thị trường KHCN 1. NHỮNG NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 Cho đến nay loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng KHCN: cuộc cách mạng KHCN lần thứ nhất (TK XIX) gắn liền với đặc trưng cơ bản là cơ giới hóa, sử dụng năng lượng hơi nước, cuộc cách mạng KHCN lần thứ 2 (đầu TK XX) gắn liền với đặc trưng sự phát triển của công nghiệp điện năng, sản xuất theo phương pháp công nghiệp, cuộc cách mạng KHCN lần thứ 3 (cuối TK XX) với đặc trưng gắn liền vơi công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa. Những năm đầu TK XXI (cụ thể từ năm 2011) đã bắt đầu xuất hiện thuật ngữ “cuộc cách mạng công nghệ 4.0). Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với các đặc trưng cơ bản là: Một là, Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 được xây dựng trên cơ sở nền tảng của cuộc cách mạng KHCN lần thứ 3 là sự hợp nhất các công nghệ và làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kĩ thuật số, sinh học. Đặc trưng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và vận hành các nhà máy thông minh, trong đó các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Cùng với sự phát triển của internet vạn vật thì các hệ thống vật lý không gian ảo này sẽ tương tác với nhau, với con người theo thời gian thực, phục vụ cho người thông qua mạng internet và bởi vậy hiện tại thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” (còn gọi là AI) đã được nói đến cũng như ứng dụng nhiều. * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
  2. 476 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Hai là, Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ mở ra một kỉ nguyên mới của sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, năng suất lao động tăng nhanh và cải thiện mức sống cho con người. Sự áp dụng những thành tựu KHCN như: robot, internet vạn vật, công nghệ in 3D sẽ là những yếu tố thúc đẩy tăng năng suất lao động và mang lại lợi nhuận lớn trong sản xuất kinh doanh từ đó tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho con người, cải thiện đời sống của con người. Ba là, Tốc độ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra rất nhanh và phạm vi ảnh hưởng khá toàn diện trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội. Thực tế chỉ rõ tốc độ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra với “cấp số nhân” chứ không phải là “cấp số cộng” như các cuộc cách mạng KHCN trước đây. Phạm vi ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 rất toàn diện và thể hiện trong mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Bốn là, Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ khai thác, sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả tất cả các nguồn lực sản xuất của nền kinh tế. Mục đích của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là ứng dụng một cách có hiệu quả các thành tựu KHCN trong mọi lĩnh vực để tìm ra các nguồn lực sản xuất mới thay thế cho các nguồn lực hữu hạn đang dần cạn kiệt nhanh chóng và sử dụng tiết kiệm nhất các nguồn lực đang có. Các xu hướng chủ yếu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0: Thứ nhất, trong lĩnh vực thuộc về vật lý sẽ có 4 hướng cơ bản phát triển mạnh trong những năm tới bao gồm: Xe hơi tự lái, công nghệ in 3D, robot cao cấp và vật liệu mới. Thứ hai, công nghệ số hóa. Biểu hiện rõ nét nhất của công nghệ số hóa là sự hội tụ giữa những thành tựu KHCN của lĩnh vực vật lý với kĩ thuật số cho phép sự ra đời của internet vạn vật. Điều này cho phép con người có thể kết nối với các vật thể, địa điểm, dịch vụ không bị giới hạn dựa trên công nghệ internet vạn vật và đây là cơ sở để phát triển “nền kinh tế số”. Thứ ba, trong lĩnh vực sinh học, đặc biệt là lĩnh vực gen di truyền và công nghệ sinh học tổng hợp. Sự phát triển KHCN trong lĩnh vực sinh học giúp cho việc giải mã và chỉnh sửa AND dễ dàng hơn, không những thế công nghệ sinh học hiện đại còn giúp cho sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nhiên liệu sinh học để vừa tạo ra năng suất lao động cao nhưng vừa bảo vệ được môi trường có hiệu quả. 2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ có tác động toàn diện và sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Tác động đến thị trường lao động: Thị trường lao động sẽ chịu ảnh hưởng tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Theo tính toán khi mà quá trình tự động hóa cao độ và robot thay thế con người trong dây chuyền sản xuất thì sẽ có một số lượng người lao động sẽ dư thừa và tạo ra áp lực giải quyết việc làm của chính phủ các nước, giải quyết số lượng lao động sống dư thừa đối với các nước đang phát triển (như Việt Nam chẳng hạn) là vấn đề rất khó khăn khi mà trình độ phát triển kinh tế chưa thật sự đáp ứng được. Không chỉ tạo ra áp lực giải quyết việc làm cho số lao động dư ra mà các nước còn
  3. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 477 phải giải quyết mâu thuẫn về sự cách biệt gia tăng thu nhập sẽ tăng rất nhanh khi mà số người mất việc làm chỉ có kĩ năng lao động thấp và trung bình trong khi đó số người lao động có trình độ cao không những không bị thất nghiệp mà thu nhập của họ ngày càng cao hơn do năng suất lao động cao hơn rất nhiều điều này có nghĩa là mâu thuẫn khoảng cách thu nhập gia tăng giữa các tầng lớp dân cư không giải quyết được. Tác động đến sản xuất, kinh doanh: Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cách thức quản lý và mô hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dự báo sẽ có những thay đổi căn bản. Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần phải nhận thấy sự tác động này đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi nếu không doanh nghiệp sẽ không thể thích ứng được trước sự thay đổi mạnh mẽ của KHCN, chẳng hạn sẽ có một sự thay đổi mà các doanh nghiệp phải nhận thức rõ là dưới sư tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vốn đầu tư không phải là yếu tố quan trọng đối với sản xuất kinh doanh mà nguồn lực quan trọng nhất chính là tri thức ở trình độ cao (tức là phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao). Kinh tế số được dự báo sẽ là xu hướng phát triển chủ yếu do sự hỗ trợ của cách mạng công nghệ 4.0 và kinh tế số sẽ có những đóng góp ngày càng quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế bền vững bởi ở giai đoạn phát triển kinh tế số thì các nguồn lực sản xuất hữu hạn sẽ sử dụng ngày càng ít và tiết kiệm để tránh sự cạn kiệt các nguồn lực hữu hạn, để bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm nặng nề hơn trong khi đó nguồn lực sản xuất “vô hạn” (tức là tri thức công nghệ cao) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn, nhiều hơn. Tác động giáo dục & đào tạo: Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ đòi hỏi những kĩ năng mới của người lao động bao gồm: kĩ năng liên quan đến nhận thức, kĩ năng về thể chất, kĩ năng về xã hội. Để tạo ra kĩ năng mới cho người lao động lĩnh vực giáo dục & đào tạo cần có sự thay đổi thích ứng, do đó có 3 vấn đề cơ bản cần được giải quyết có hiệu quả: (i) Cải cách căn bản hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng đáp ứng tổng hợp cả 3 kĩ năng nếu trên; (ii) cần xây dựng một chương trình đào tạo hướng tới đáp ứng được các kĩ năng ngày càng cao; (iii) đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với sự thay đổi của công nghệ cao. Tóm lại, cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn diện trong giáo dục đào tạo (nhất là phải nâng cao chất lượng giáo dục đại học) cho thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế số trong tương lai. Tác động đến quản lý vĩ mô của chính phủ: Dưới sự tác động của cách mạng công nghệ 4.0 việc xây dựng một chính phủ “số hóa” là bắt buộc để quản lý đời sống kinh tế- xã hội, nhất là để quản lý nền kinh tế số trong tương lai. Nếu chính phủ các nước không nhận thức đúng sự cần thiết việc xây dựng một chính phủ “số hóa” và tích cực trong việc xây dựng thì rất có thể việc quản lý điều hành của chính phủ nền kinh tế số sẽ không thể thực thi được hoặc có thể thực hiện được nhưng hiệu quả không cao. Việc chính phủ các nước hướng tới quản lý kinh tế vĩ mô theo hướng “số hóa” thì mới tạo ra sự minh bạch, công khai trong quản lý, giảm thiểu tối đa các tiêu cực trong quản lý (nhất là các chi phí phi chính thức của doanh nghiệp) và tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể SXKD trong nền kinh tế. Ngoài những tác động đã phân tích như trên, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 còn có tác động đến đời sống xã hội của người dân, đến an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia.
  4. 478 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 3. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 Ở VIỆT NAM ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của các nước kể cả đối với Việt Nam là vấn đề mà không cần phải tranh luận trong điều kiện toàn cầu hóa của một “thế giới phẳng”. Tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra những cơ hội thuận lợi cho Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội nhất là phát triển “nền kinh tế số” trong tương lai nhưng cũng đặt ra rất nhiều những thách thức đối với nước ta từ đó đòi hỏi Nhà nước cần có những biện pháp phù hợp để phát triển và ứng dụng các sản phẩm KHCN trong điều kiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội như: tiếp cận nhanh hơn, có hiệu quả hơn các thành tựu KHCN trong mọi lĩnh vực để có thể phát triển kinh tế nói chung và kinh tế số nói riêng nhanh hơn nhằm đuổi kịp các nước khác và rút ngắn được khoảng cách chênh lệch về trình độ kinh tế so với các nước. Thay đổi cách thức quản lý sản xuất kinh doanh cho phù hợp với sự phát triển của KHCN. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam như: sự thay đổi tư duy trong việc phát triển KHCN, trong đầu tư phát triển KHCN và không còn con đường nào khác là phải phát triển thị trường KHCN nhằm gắn kết giữa các sản phẩm KHCN với sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Để phát triển thị trường KHCN trong điều kiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cần thiết phải đưa ra được những giải pháp có hiệu quả từ cả 2 góc độ: nhà nước và các doanh nghiệp. Theo quan điểm cá nhân người viết thì vai trò của nhà nước là rất quan trọng và mang tính quyết định bởi vậy bài viết chỉ đi sâu vào các giải pháp từ phía nhà nước. Các giải pháp nhà nước cần tập trung để phát triển thị trường KHCN trong điều kiện chịu sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bao gồm: Một là, cần có sự đột phá về quan điểm nhận thức trong việc phát triển thị trường KHCN trong điều kiện chịu sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Để phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam thì nhất thiết phải xây dựng đồng bộ tất cả các loại thị trường trong đó có thị trường KHCN bởi sản phẩm KHCN là một loại hàng hóa đặc biệt có sự kết tính cao tri thức của con người. Để tạo ra các sản phẩm KHCN cũng cần có đầu tư, có chi phí nên sau khi tạo ra sản phẩm KHCN cần phải có thị trường để mua bán các sản phẩm hàng hóa KHCN để bản thân những chủ thể sở hữu các sản phẩm KHCN có thể thu hồi được chi phí và có một khoản lợi nhuận nhất định nhằm giúp họ tái sản xuất mở rộng được. Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải tuyên truyền để mỗi doanh nghiệp, mỗi chủ thể trong nền kinh tế nhận thấy rằng sản phẩm KHCN cần từng bước phải được mua bán theo đúng qui luật của kinh tế thị trường chứ không phải là được nhà nước cho không hoặc bán với giá ưu đãi. Hai là, Nhà nước sẽ là người đóng vai trò với tư cách là “cầu nối” giữa người mua và người bán các sản phẩm trên thị trường KHCN. Đây là vai trò rất quan trọng của nhà nước trong việc từng bước hình thành thống nhất thị trường KHCN và tránh sự cạnh tranh không lành mạnh có thể xuất hiện trên thị trường mua bán sản phẩm KHCN. Để thực hiện được vai trò này nhà nước vừa đóng vai trò là người đưa ra định
  5. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 479 hướng, nâng đỡ các sản phẩm KHCN cơ bản thông qua đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản theo định hướng đã vạch ra và hỗ trợ việc chuyển giao các thành tựu KHCN cơ bản để ứng dụng vào thực tiễn. Để ứng dụng các thành tựu KHCN vào thực tiễn, nhà nước với vai trò là cầu nối sẽ đưa ra nhiều cách thức khác nhau để người mua và người bán có thể gặp nhau trên thị trường, ví dụ tổ chức các hội chợ Techmart trong nước và quôc tế hoặc thông qua các cơ quản lý nhà nước các cấp để tập hợp “cầu” về sản phẩm KHCN của các địa phương từ đó thông tin cho các cơ sở có khả năng “cung cấp” các sản phẩm KHCN đó. Ba là, để quản lý thị trường KHCN nhà nước ban hành và đồng bộ hóa các văn bản pháp luật, các chính sách khuyến khích phát triển thị trường KHCN, nhất là các lĩnh vực KHCN cao. Sự phát triển thị trường KHCN trong nền kinh tế thị trường là cần thiết nhưng cũng cần phải có sự điều tiết một cách thống nhất để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả thực sự đối với sự phát triển nền kinh tế. Hệ thống luật pháp và các chính sách cần hướng tới sự thông thoáng, phù hợp với thực tiễn để khuyến khích phát triển thị trường KHCN những vẫn phải đảm bảo minh bạch, công khai để tạo ra động lực thúc đẩy phát triển thị trường KHCN và tạo ra sự cạnh tranh một cách bình đẳng trên thị trường KHCN. Bốn là, Nhà nước cần từng bước thực hiện quyền tự chủ đầy đủ, đúng nghĩa đối với các đơn vị KHCN công lập để họ thực sự là những “hạt nhân” quan trọng trên thị trường KHCN nước ta. Vấn đề trên đã và đang được thực hiện ở nước ta thông qua các văn bản pháp qui của chính phủ như: Nghị định 115/2005 NĐ-CP ngày 5/9/2005 qui định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN công lập, Nghị định 80/2007 NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp KHCN, Nghị định 96/2010 NĐ-CP ngày 20/9/2010 về sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 115/2005 và NĐ 80/2007, Nghị định số 95/2014 NĐ-CP ngày 17/10/2014, Nghị định số 16/2015 NĐ-CP ngày 14/2/2015, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP, Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 11/6/2019 thay thế cho Nghị định số 16/2015/CP-CP ngày 14/2/2015 nhưng thực tế cho thấy sự triển khai thực hiện các nghị định là rất chậm chạp, thiếu sự đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước (nhất là các Bộ được Chính phủ chỉ định ban hành các nghị định, các thông tư hướng dẫn thực hiện) do vậy bản thân các tổ chức KHCN công lập luôn trong tình trạng chờ đợi việc triển khai thực hiện các văn bản pháp qui và khi đã có văn bản hướng dẫn thì cũng chỉ mang tính chất tự chủ hình thức bởi các vấn đề có liên quan về cơ cấu, về tổ chức, về nhân sự đều không được thực hiện tự chủ theo đúng nghĩa nên đã triệt tiêu động lực thúc đẩy họ nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm KHCN cao mà thị trường lại đang cần. Chính vì thực trạng như trên mà lại tiếp tục “nuôi dưỡng” sức ỳ cho việc đổi mới ngày càng lớn hơn do các đơn vị KHCN công lập nước ta được “nuôi dưỡng’ trong cơ chế bao cấp quá lâu nên chuyển sang cơ chế thị trường và tự chủ là rất khó khăn. Tóm lại: trên đây là một số suy nghĩ của cá nhân người viết về vai trò của nhà nước trong việc phát triển thị trường KHCN ở nước ta dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới nhanh hơn, có sự bền vững và hi vọng rằng với sự nỗ lực của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp chúng ta sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp.
  6. 480 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. NĐ 115/2005 NĐ-CP ngày 5/9/2015 và các thông tư có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định. 2. NĐ 80/2007 NĐ-CP ngày 19/5/2007 và các thông tư có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định. 3. NĐ 96/2010 NĐ-CP ngày 20/9/2010 và các thông tư có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định. 4. Nghị định số 16/2015 NĐ-CP ngày 14/2/2015 5. Bộ KH & CN: Những cơ hội, thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với Việt Nam và những kiến nghị - Tài liệu hội thảo Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam ngày 25/11/2016 6. Nghị định số 54/2016/NĐ-CP, 7. Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 11/6/2019