Mối quan hệ giữa lạm phát và giá xăng dầu tại thị trường nội địa Việt Nam năm 2020

pdf 6 trang Gia Huy 2660
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa lạm phát và giá xăng dầu tại thị trường nội địa Việt Nam năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_lam_phat_va_gia_xang_dau_tai_thi_truong_noi.pdf

Nội dung text: Mối quan hệ giữa lạm phát và giá xăng dầu tại thị trường nội địa Việt Nam năm 2020

  1. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ GIÁ ĂNG DẦU TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA VIỆT NAM NĂM 2020 Tạ Quốc Cường, Trần Thái Lan Anh, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Đ n Ngô Phương Lan, T ương Thị Anh Xuân Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Nam Trung TÓM TẮT Việc bóc tách và lượng hóa ảnh hưởng tác động của cú sốc giá dầu và đánh giá được tầm quan trọng của nó đối với các biến kinh tế vĩ mô nền kinh tế Việt Nam đang còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Không phải là tất cả, nhưng rõ ràng, có mối liên hệ mật thiết giữa chuyện giá dầu trên thị trường thế giới và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Giá dầu giảm cũng đang làm giảm áp lực lạm phát ở Việt Nam. Bài báo đi vào nghiên cứu thực trạng về giá dầu và tình hình lạm phát Việt Nam trong năm 2020, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm điều hành giá cả xăng dầu tốt hơn và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Từ khóa: lạm phát, giá xăng dầu, Việt Nam. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế thế giới có xu hướng khởi sắc, tăng trưởng kinh tế kéo theo nhu cầu hàng hóa tăng theo, dẫn tới giá cả hàng hóa cũng tăng lên. Việt Nam có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu cao, nên cũng sẽ được lợi khi nhu cầu xuất khẩu tăng, nhưng cũng thiệt hại về nhập khẩu, khi giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường diễn biến phức tạp và gay gắt, các công ty, tập đoàn đang bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt trong tất cả các lĩnh vực để tồn tại và phát triển. Do sự bùng nổ của công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển, nhu cầu về năng lượng, đặc biệt nhu cầu về xăng dầu của thế giới đang ngày càng tăng một cách nhanh chóng và theo đó giá xăng dầu trở thành mối bận tâm. Giá xăng dầu mang tính toàn cầu đã tác động mạnh vào tất cả các nước sử dụng nhiều xăng dầu, trong đó có Việt Nam. Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, là nguyên liệu đầu vào của tất cả các ngành sản xuất trong nền kinh tế. Do đó, giá mặt hàng này dù có biến động thì người dân và doanh nghiệp vẫn phải sử dụng bên cạnh đó còn tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá xăng dầu trong nước phải đi cùng với thu nhập của người dân. Hiện giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới, vì gần 70% lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước được nhập khẩu. Tăng giá xăng dầu chắc chắn cũng tác động đến lạm phát bởi xăng dầu là mặt hàng đầu vào. Để kiểm soát lạm phát tránh tác động tiêu cực đến mặt bằng giá cả. Mỗi khi giá xăng dầu tăng đều ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến vòng xoáy lạm phát. 1466
  2. Rõ ràng là cơ chế xăng dầu còn nhiều góc khuất làm méo mó giá cả, thậm chí chỉ tăng một chiều đe dọa lạm phát và bất ổn kinh tế. Đằng sau giá xăng dầu là một bức tranh triển vọng về lạm phát. 2 THỰC TRẠNG 2.1 Chỉ số CPI 2020 Hình 1. Tốc độ tăng CPI bình quân năm 2020 Nguồn: trang web T ng cục Thống kê Nhìn chung, mặt bằng giá năm nay tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, ngay từ tháng Một đã tăng 6,43%, ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành giá của năm 2020, dẫn đến việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4% Quốc hội đặt ra gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, mức tăng của CPI được kiểm soát dần qua từng tháng với xu hướng giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm trước, đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2020 dưới 4% của Quốc Hội đề ra trong bối cảnh một năm với nhiều biến động khó lường. CPI tháng 12/2020 tăng 0,19% so với tháng 12/2019, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. CPI bình quân năm 2020 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Giá các mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,17%), trong đó giá gạo tăng 5,14% do giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng; (ii) Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI chung tăng 2,61%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 57,23% do nguồn cung chưa được đảm bảo (làm CPI chung tăng 1,94%), theo đó, giá thịt chế biến tăng 21,59%, mỡ lợn tăng 58,99%, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và tháng 11 tác động làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng, cuốn tr i, làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng; (iii) Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao; (iv) Tiếp tục thực hiện lộ trình tăng 1467
  3. học phí theo Nghị định số 8 /20 /NĐ-CP làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32% so với năm 2019. Bên cạnh đó có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2020: (i) Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm 23,03% so với năm trước (làm CPI chung giảm 0,83%); giá dầu hỏa giảm 31,21%; giá gas trong nước giảm 0,95% do ảnh hưởng của giá nhiên liệu thế giới; (ii) Nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 6,24% so với năm trước; giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm; (iii) Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19 như gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng nên giá điện tháng 5 và tháng 6 năm nay giảm lần lượt là 0,28% và 2,72% so với tháng trước; (iv) Các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, bảo đảm cân đối cung cầu và ổn định thị trường. Lạm phát cơ bản tháng 12/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 0,99% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019. 2.2 Giá xăng dầu 2020 Nhìn lại diễn biến giá trong năm 2020, có thể thấy, quý I, giá xăng dầu trong nước tháng 1 và 2 có xu hướng giảm nh sang đến giữa tháng 3 tăng và cuối tháng giảm mạnh trong quá trình giãn cách xã hội. Sang quý II khi tình hình dịch COVID - 19 có phần khởi sắc giá xăng dầu bắt đầu tăng, tăng mạnh nhất là đợt thay đổi giá cuối tháng 6. Sang quý III một lần nữa giá xăng dầu giảm do tình hình dịch trở lại và gần như giữ cố định ở mức giảm. Từ quý IV giá xăng dầu có xu hướng tăng nh trở lại. Hình 2. Tình hình biến động giá xăng dầu Việt Nam trong năm 2020 Nguồn: trang web Tập đ à Petrolimex 1468
  4. 3 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét chung Giá dầu trên thế giới tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng của Việt Nam, bởi hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng xăng rất lớn. Giá dầu tăng cũng kéo theo giá xăng và các nguyên liệu đầu vào khác tăng lên, từ đó làm tăng giá cả hàng hóa, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với các nước trong khu vực, khiến thị trường trong nước và ngoài nước có thể bị thu h p, tác động đến khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mặt khác, giá xăng dầu tăng tạo ra một mặt bằng giá mới cao hơn do các hàng hóa đều tăng giá, dẫn tới chỉ số tiêu dùng tăng mạnh, ảnh hưởng mục tiêu kiểm soát lạm phát, cũng như tăng trưởng kinh tế. Giá xăng giảm tác động trực tiếp tới nhiều lĩnh vực, trực tiếp nhất là nó tác động đến giá cước vận tải. Khi giá xăng dầu tăng hay giảm từ 10% trở lên thì sẽ điều chỉnh giá cước vận tải. Nếu giá xăng dầu tăng dưới 10%, doanh nghiệp sẽ phải cố gắng khắc phục, giá xăng dầu giảm dưới 10% doanh nghiệp sẽ chỉ tăng điều kiện phục vụ tốt cho khách hàng. Giá xăng dầu tăng hoặc giảm 10% tương đương với chi phí vận tải sẽ tăng hoặc giảm 4,5%, lúc đó doanh nghiệp mới có thể điều chỉnh giá cước vận tải. Giá xăng dầu chỉ giảm chút ít thế này chưa đủ sức để giảm giá cước. Có nghĩa là giá xăng phải giảm khoảng 1.500 đồng/lít trở lên mới có thể giảm được giá cước vận tải. Xăng dầu giảm giá quá ít cộng với việc cơ chế giá xăng, dầu vẫn chưa thể hiện được sự minh bạch nên không thể tác động đến tổng thể nền kinh tế cũng như không giảm được lạm phát cho nền kinh tế. Nói cách khác khi giá xăng dầu giảm thì hàng loạt các mặt hàng tiêu dùng khác cũng đồng loạt giảm với quy mô và tính chất khác nhau. Có thể nói rằng giá xăng dầu tác động trực tiếp tới giá cả các mặt hàng khác liên quan và nó là một phần nòng cốt của sự tăng hay giảm lạm phát tại Việt Nam. 3.1.1 Ưu điểm Lạm phát giúp tăng trưởng kinh doanh, vấn đề này là một con dao 2 lưỡi nhưng xét về một khía cạnh, một giai đoạn nào đó nó lại có lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp độc quyền, việc luôn có xu hướng tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ để tăng doanh thu, lợi nhuận. Lạm phát giúp doanh nghiệp sử dụng lương cơ bản và hệ số như một công cụ đánh lừa người lao động. Vì khi đồng tiền bị mất giá người ta có thể tính được tỷ lệ hao hụt (lạm phát) và thông báo tăng lương với một tỷ lệ thấp hơn như vậy người làm công ăn lương vẫn cảm thấy vui vẻ vì thu nhập tăng lên nhưng doanh nghiệp chính là người được lợi trong vấn đề này. Lạm phát là một giải pháp tối ưu để kiềm chế giảm phát – sự tăng giá cả của đồng tiền ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Khi đó lạm phát là liều thuốc duy nhất giảm giá trị của đồng tiền đưa điểm cân bằng của nguồn cung và nguồn cầu về mức giá cả hợp lý, đưa nền kinh tế thoát khỏi thặng dư. 1469
  5. 3.1.2 Nhược điểm Lạm phát tăng cao làm tài chính của đất nước yếu đi so với nước ngoài. Khi đồng tiền bị giảm giá trị thước đo cụ thể nhất là giá cả hàng hoá bên cạnh đó giá cả của ngoại tệ (tỷ giá hối đoái) cũng phản ánh rất rõ điều này. Giá trị của đồng tiền một quốc gia là thang đo đánh giá sức mạnh cũng như tiềm lực kinh tế do vậy lạm phát cao làm giảm giá trị tiền tệ tác động tiêu cực đến vấn đề này. Lạm phát suy giảm thấp làm nền kinh tế suy thoái, người kinh doanh bị lỗ vì hàng hóa bị tụt giá. Thật vậy, việc tăng lạm phát khiến cho đồng tiền mất giá gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhưng không phải vì vậy mà cứ để lạm phát tụt dốc không phanh là cách giải quyết tối ưu. Khi lạm phát thấp, giá cả hàng hóa rẻ đi, doanh nghiệp bị giảm doanh thu hoặc bị lỗ nặng, từ đó nguồn thu thuế, ngân sách nhà nước cũng theo đó mà suy giảm, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế và tiềm lực đầu tư công của Nhà nước. Về phía người dân lao động, khi lạm phát tăng cao giá trị đồng tiền họ làm ra bị giảm mà giá các mặt hàng không thể thay thế như xăng dầu lại liên tục tăng đẩy đời sống người dân vào cảnh nghèo khó, túng thiếu vì không đủ lo cơm áo gạo tiền. Mà bản thân mỗi một người dân, công dân chính là những viên gạch, nền mống xây dựng nên sự vững mạnh của một quốc gia vì vậy dân có giàu thì nước mới mạnh. 3.2 Nguyên nhân Nguyên nhân của lạm phát tăng cao đầu tiên phải kể đến là do chính sách thuế của Nhà nước, thuế cao dẫn đến giá hàng hóa tăng cao để thu về lợi nhuận không đổi, từ đó làm giảm đi giá trị của đồng tiền. Cũng có thể do doanh nghiệp muốn tăng doanh thu nên tăng giá bán sản phẩm, điều này thường xảy ra ở các doanh nghiệp độc quyền như xăng dầu cũng làm cho giá trị đồng tiền cũng giảm đi. Nguyên nhân lạm phát suy giảm thấp phải kể đến đầu tiên là do sự suy giảm của tổng cầu. Bên cạnh đó các chính sách kiềm chế lạm phát quá mức, dẫn đến lạm phát tụt xuống hơn cả mức ổn định dẫn đến suy giảm thành giảm phát gây suy thoái đối với nền kinh tế. Về phía người dân lao động, nguyên nhân chủ yếu là do chưa có sự công bằng giữa mức lương do luật nhà nước quy định hay do doanh nghiệp thỏa thuận chưa phù hợp với mức sống hiện nay cũng như việc tăng giá các mặt hàng, nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày cho cuộc sống người dân mà nổi bật nhất là xăng dầu. 3.3 Kiến nghị Nhà nước cần phối hợp các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát tăng cao, cũng như cần có mức thuế hợp lý để người kinh doanh không tăng giá hàng bán cũng như đặt ra các mức giá trần hợp lý cho các mặt hàng thiết yếu, độc quyền như xăng dầu để người dân có mức sống hợp lý, ổn định hơn và cũng đảm bảo về mặt doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp không bị suy giảm. Trước mắt, để giảm áp lực lên lạm phát và mục tiêu tăng trưởng trong thời gian sắp tới, Chính phủ cần cẩn trọng hơn trong việc tăng giá điện, tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục cũng như các mặt hàng dịch vụ công. Đồng thời, cần có điều phối các chính sách tài chính tiền tệ hợp lý, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. 1470
  6. Về việc để tránh lạm phát suy giảm quá mức Nhà nước cần phải luôn kiểm soát tình hình lạm phát, tránh khắc phục vô tội vạ để rồi từ lạm phát đang tăng cao thành giảm phát. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, sản phẩm do mình làm ra sao cho phù hợp, tránh tính trạng sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người dùng dẫn đến thặng dư quá nhiều làm giảm sút giá cả dẫn đến giảm phát và gây thiệt hại, thua lỗ. Về phía người lao động, chính phủ cần bổ sung thêm nhiều điều luật chăm lo cho đời sống người dân, trong đó mục tiêu hàng đầu là về mức lương. Bên cạnh đó các doanh nghiệp kinh doanh mặc hàng độc quyền như xăng dầu cũng cần phải nghiên cứu tỷ lệ thu nhập, lương bổng của người dân để có mức giá phù hợp tăng khi thu nhập tăng nhiều cũng như có phần giảm giá khi thu nhập mặt bằng chung giảm để phù hợp với mức sống và chi tiêu của người dân lao động nghèo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đại học Công nghệ Tp.HCM (2017). “Lạm phát”, Giáo trình Tài chính ti n tệ, Đại học Công nghệ Tp.HCM. [2] Hiếu Minh (2018). Giá dầu tăng mạnh nguy cơ lạm phát cao quay trở lại. Đầu tư chứng khoán. [3] Nguyễn Thị Hằng Nga, Nguyễn Kim Nam, Trương Ngọc Hảo (2016). Mối quan hệ giữa giá dầu thế giới và chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam, Tạp chí Tài chính. [4] Tổng cục thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng, 2021 [5] Trang chủ website Petrolimex, Tin tức, 2021 1471