Mối quan hệ giữa vốn con người và nhận thức về khởi nghiệp

pdf 9 trang Gia Huy 19/05/2022 2300
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa vốn con người và nhận thức về khởi nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_von_con_nguoi_va_nhan_thuc_ve_khoi_nghiep.pdf

Nội dung text: Mối quan hệ giữa vốn con người và nhận thức về khởi nghiệp

  1. MỐI QUAN HỆ GIỮA VỐN CON NGƯỜI VÀ NHẬN THỨC VỀ KHỞI NGHIỆP TS. Trần Văn Trang1 Tóm tắt: Các nghiên cứu về khởi nghiệp có xu hướng ủng hộ mối quan hệ tích cực giữa vốn con người và hoạt động khởi nghiệp, tuy nhiên mối quan hệ này chưa hoàn toàn được chứng minh bằng cách kết quả thực nghiệm chắc chắn. Nghiên cứu này muốn góp phần thu hẹp khoảng trống lý thuyết này bằng việc tập trung vào ảnh hưởng của vốn con người tới các nhận thức về khởi nghiệp. Sử dụng dữ liệu điều tra của nghiên cứu GEM Việt Nam 2017-2018 với 2118 người trưởng thành và tiến hành phân tích hồi quy binary, bài báo tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa vốn con người cụ thể (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan tới khởi nghiệp) tới nhận thức về cơ hội kinh doanh và tính khả thi của khởi nghiệp. Trong khi đó, vốn con người tổng quát (trình độ học vấn) không có mối quan hệ có ý nghĩa với nhận thức về tính khả thi mà chỉ giúp các cá nhân nhận thức cơ hội kinh doanh tốt hơn. Từ các kết quả nghiên cứu này, một số khuyến nghị đã được gợi ý trong bài báo. Từ khoá: Vốn con người, nhận thức khởi nghiệp, tính khả thi, cơ hội kinh doanh, Việt Nam Abstract: Privious studies on entrepreneurship tended to support the existence of a positive relationship between human capital and entrepreneurial activity. However, studies examining this relationship have not yielded consistently strong results. Hence, this study tries to help close this research gap by focusing on the impact of human capital on entrepreneurial perceptions. We draw our analyses on a sample of 2018 general adult population from GEM Vietnam 2017-2018. We found a positive relationship between specific human capital (knowledge, skills and experience related to starting a new business) and perception of business opportunities and feasibility. Meanwhile, general human capital (education level) does not have a meaningful relationship with perception of feasibility but helps individuals realize better business opportunities. From these results, some recommendations have been suggested in the article. Keywords: Human capital; entrepreneurial perceptions; feasibility; opportunities; Vietnam. 1. MỞ ĐẦU Vốn con người (human capital) là một nguồn lợi thế cạnh tranh quan trọng của mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội (Gimeno et al., 1997). Vốn con người được hiểu là các kiến thức và kỹ năng mà mỗi cá nhân có được thông qua học tập hoặc trải nghiệm thực tiễn. Các kiến thức và kỹ năng có thể là những động lực quan trọng cho hành vi của mỗi cá nhân và đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích các hoạt động kinh tế (Becker, 1964). Kiến thức cung cấp cho con người năng lực tư duy và dẫn tới tính hiệu lực và hiệu suất trong các hoạt động (Mincer, 1974). 1 Email: tranvotrang@gmail.com, Khoa Quản trị Kinh doanh,Trường Đại học Thương mại.
  2. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 467 Trong lĩnh vực khởi nghiệp (entrepreneurship), vốn con người đóng vai trò như thế nào? Rất nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực khởi nghiệp đã quan tâm tới câu hỏi này và có xu hướng ủng hộ mối liên hệ tích cực giữa vốn con người và hoạt động khởi nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ này chưa có được kết quả chắc chắn và đôi khi các kết quả mâu thuẫn nhau (Davidsson and Honig, 2003, p.306). Davidsson và Honig (2003) đã đưa ra một lập luận rằng đầu tư quá mức vào vốn con người dẫn đến bằng cấp cao có thể không khuyến khích chấp nhận rủi ro, trong khi đầu tư dưới mức có thể khuyến khích điều đó. Đối với Unger et al. (2011), vốn con người từ lâu đã được xem là nguồn lực quan trọng cho sự thành công của doanh nhân, tuy nhiên, mức độ quan trọng của mối quan hệ này vẫn chưa rõ ràng. Các tác giả này đã thực hiện một phân tích quy mô lớn (meta-analysis) từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đó để kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người và thành công trong khởi nghiệp và chỉ tìm thấy một mối liên hệ nhỏ giữa hai biến này. Điều này cho thấy là đây vẫn còn là vấn đề mở chờ đợi sự đóng góp của các nghiên cứu tiếp theo. Các nghiên cứu trước đây về khởi nghiệp đã nhấn mạnh khởi nghiệp có thể được hiểu như là một lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân – làm công ăn lương hay tự tạo việc làm cho chính mình (Kolvereid, 1996). Sự lựa chọn này phụ thuộc vào các yếu tố nhân khẩu học và kinh tế như học vấn, tuổi tác, tài chính cá nhân, tình hình công việc, Arenius và Triniti (2005) đề nghị bổ sung thêm các biến số về nhận thức cá nhân như là nhận thức về khả năng khởi nghiệp, về khả năng chấp nhận rủi ro, nhận thức về cơ hội kinh doanh hay hình mẫu (role models) doanh nhân. Đối với những người trưởng thành, nhận thức của họ về khởi nghiệp có thể đóng vai trò quan trọng trên con đường trở thành doanh nhân bởi vì các nhận thức này có thể đóng góp vào việc hình thành ý định hoặc hành vi khởi nghiệp (Bird, 1988; Krueger, 1993; Arenius and Minniti, 2005). Chính vì các lý do nêu trên, trong nghiên cứu này chúng tôi đi tìm mối liên hệ giữa vốn con người và nhận thức về khởi nghiệp và câu hỏi nghiên cứu chính được đặt ra là: “Vốn con người liệu có tác động tích cực tới nhận thức về khởi nghiệp”. Những người có trình độ học vấn cao hoặc có các kiến thức và kỹ năng về khởi nghiệp liệu có nhận thức về cơ hội kinh doanh hoặc nhận thức về khả năng khởi nghiệp tốt hơn những người khác không? Chúng tôi sử dụng các dữ liệu từ nghiên cứu về Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2017-2018 (GEM Việt Nam) để trả lời cho câu hỏi nêu trên. 2. TỔNG QUAN VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1. Vốn con người Lý thuyết về vốn con người (human capital theory) ban đầu được phát triển để ước lượng mối liên hệ giữa thu nhập của nhân viên và các khoản đầu tư trước đó của họ vào vốn con người, tức là vào việc học tập, đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm cá nhân (Becker, 1964). Lý thuyết này đã được ứng dụng rộng rãi vào các nghiên cứu về khởi nghiệp (Davidsson and Honig, 2003; Rauch et al., 2005; Unger et al., 2011). Theo Becker (1964), vốn con người được định nghĩa là các kiến thức và kỹ năng mà một cá nhân có được/thu lượm được qua sự đầu tư vào việc học tập ở trường, học hỏi qua công việc hoặc từ các kinh nghiệm khác. Tương tự cách hiểu này, Davidsson and Honig (2003) chỉ ra rằng vốn con người được hình thành từ việc đào tạo chính quy (formal education) như học tập trong trường đại học; từ đào tạo không chính quy (informal education) như các kinh nghiệm trong công việc, hoặc từ các đào tạo phi chính quy khác (nonformal education) như các khoá đào tạo ngắn hạn.
  3. 468 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Becker (1964) cũng gợi ý là cần phân biệt các thuộc tính khác nhau của vốn con người. Trước hết là phân biệt giữa hai khía cạnh sự đầu tư vào vốn con người (human capital investments) và các kết quả của sự đầu tư này (outcomes of human capital). Sự đầu tư vào vốn con người bao gồm các hoạt động đào tạo và kinh nghiệm làm việc, trong đó nhiều hoạt động không hoàn toàn dẫn tới việc tích luỹ được kiến thức và kỹ năng. Một khía cạnh khác cần làm rõ là phân biệt giữa vốn con người tổng quát và vốn con người gắn với một nhiệm vụ cụ thể (task-related human capital). Có nhiều kiến thức, kỹ năng mà con người tích luỹ được gắn với một loại nhiệm vụ/công việc cụ thể, chẳng hạn là kiến thức kỹ năng về khởi nghiệp. Cũng có những kiến thức kỹ năng không gắn với một loại nhiệm vụ cụ thể nào. Sự phân biệt này nhằm làm rõ mối quan hệ nguyên nhân – kết quả của các thuộc tính của vốn con người, cũng như giúp làm rõ ảnh hưởng của các thành tố vốn con người khác nhau tới các yếu tố khác như là nhận thức, hay sự thành công của doanh nhân trong khởi nghiệp (Unger et al., 2011). 2.2. Mối quan hệ giữa vốn con người và khởi nghiệp Lý thuyết về vốn con người cho rằng con người sẽ cố gắng tìm kiếm sự bù đắp cho các khoản đầu tư vào học tập và tích luỹ kinh nghiệm của họ. Vì vậy các cá nhân sẽ tìm cách tối đa hoá thu nhập (hay lợi ích kinh tế) dựa trên những gì họ có về kiến thức và kỹ năng. Như vậy những người học cao có thể không lựa chọn con đường khởi nghiệp nếu họ thấy có các cơ hội công việc khác có thu nhập tốt hơn (Cassar, 2006). Hơn nữa, các cá nhân đầu tư nhiều vào quá trình học tập để có trình độ cao sẽ ngại chấp nhận rủi ro, trong khi các cá nhân có trình độ thấp (đầu tư ít) có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro và như vậy có xu hướng khởi nghiệp nhiều hơn (Davidsson and Honig, 2003). Một ví dụ điển hình là những người nhập cư có xu hướng dấn thân vào các hoạt động khởi nghiệp nhiều bởi trong một môi trường hay cấu trúc xã hội mới, họ ít có cơ hội để tìm được công việc với thu nhập bù đắp cho những đầu tư vào vốn con người trước đó của họ. Trong lĩnh vực nghiên cứu về khởi nghiệp, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây thường cố gắng khẳng định có một mối liên hệ tích cực giữa vốn con người và hoạt động khởi nghiệp (Davidsson and Honig, 2003) hoặc là mối liên hệ thuận chiều giữa vốn con người và sự thành công trong khởi nghiệp (Unger et al., 2011). Chẳng hạn, Arenius and De Clercq (2005) tìm thấy sự tác động tích cực của trình độ học vấn tới khả năng nhận ra các cơ hội kinh doanh. Unger et al. (2011) sau khi tổng hợp hơn 70 nghiên cứu thực nghiệm trước đó và thực hiện phân tích số lớn (mata- analysis) đã tìm thấy một mối liên hệ nhỏ và có ý nghĩa thống kê giữa vốn con người và sự thành công trong khởi nghiệp. Các tác giả này chỉ ra rằng mức độ của mối liên hệ này phụ thuộc vào các thành tố khác nhau của vốn con người (vốn tổng quát hay vốn cụ thể), bối cảnh của tổ chức và sự lựa chọn các chỉ số đo lường thành công khởi nghiệp. Nhưng bằng cách nào vốn con người có thể ảnh hưởng tới hoạt động khởi nghiệp hoặc thành công trong khởi nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã chỉ ba cách thức tác động cơ bản (Unger et al., 2011). Thứ nhất là vốn con người (kiến thức, kỹ năng) làm tăng khả năng của cá nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ đặc trưng của quá trình khởi nghiệp, đó là phát hiện và khai thác các cơ hội kinh doanh (Shane and Venkatraman, 2000). Thứ hai là vốn con người giúp các cá nhân huy động được các nguồn lực quan trọng khác như là các nguồn lực tài chính và vật chất. Và cuối cùng, vốn con người tham gia vào việc tích luỹ các kiến thức và kỹ năng mới. Khi các cá
  4. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 469 nhân có sẵn vốn con người nhất định, họ sẽ tích luỹ thêm các kiến thức và kỹ năng mới nhanh hơn và tốt hơn. Tóm lại vốn con người có thể giúp các cá nhân trở nên hiệu quả hơn và hiệu suất hơn trong quá trình khởi sự kinh doanh. 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu Với cách suy luận như trên, các cá nhân có vốn con người cao có thể sẽ tự nhận thức về khả năng khởi nghiệp cao hơn những cá nhân có vốn con người thấp. Trong các nhận thức về khởi nghiệp có hai yếu tố quan trọng là nhận thức về tính khả thi (feasibility) và nhận thức về cơ hội kinh doanh (business opportunities). Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng muốn làm rõ tác động của hai loại vốn con người là vốn con người tổng quát (hay trình độ học vấn nói chung) và vốn con người cụ thể (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan tới khởi nghiệp) tới nhận thức về tính khả thi và cơ hội kinh doanh. Các phân tích ở trên cho phép chúng tôi phát biểu các giả thuyết như sau: H1: Có mối liên hệ tích cực và thuận chiều giữa vốn con người tổng quát và nhận thức về tính khả thi của khởi nghiệp. Giả thuyết H1 có thể hiểu khác đi là cá nhân có trình độ học vấn cao hơn sẽ nhận thấy khởi nghiệp dễ dàng hơn so với các cá nhân có trình độ học vấn thấp hơn. H2: Có mối liên hệ tích cực và thuận chiều giữa vốn con người cụ thể với nhận thức về tính khả thi của khởi nghiệp. Giả thuyết H2 được hiểu là những người có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan tới khởi nghiệp sẽ nhìn nhận là khởi nghiệp dễ dàng hơn những người khác. H3: Có mối liên hệ tích cực và thuận chiều giữa vốn con người tổng quát và nhận thức về cơ hội kinh doanh. Giả thuyết H3 được hiểu là những người có trình độ học vấn cao sẽ nhận ra được các cơ hội kinh doanh tốt hơn những người có trình độ thấp hơn H4: Có mối liên hệ tích cực và thuận chiều giữa vốn con người cụ thể với nhận thức về cơ hội kinh doanh. Giả thuyết H4 được hiểu là những người có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về khởi nghiệp sẽ nhận ra được các cơ hội kinh doanh tốt hơn những người không có vốn con người cụ thể này. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu sử dụng Nghiên cứu này sử dụng các dữ liệu của cuộc điều tra 2017-2018 về các Chỉ số khởi nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam1 (GEM Vietnam 2017-2018). Nghiên cứu GEM Vietnam năm 2017-2018 dựa trên việc khảo sát 2118 người trưởng thành, đã cung cấp bức tranh tổng quát về đặc điểm khởi sự kinh doanh ở Việt Nam theo từng giai đoạn trong quá trình khởi 1 Chúng tôi đã nhận được sự cho phép sử dụng dữ liệu này của Phòng TM và CN Việt Nam bằng văn bản. Vì vậy, nghiên cứu này đảm bảo các quy định về đạo đức nghiên cứu liên quan tới việc sử dụng và khai thác dữ liệu.
  5. 470 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 nghiệp, từ những doanh nhân tiềm năng, đến lúc khởi sự, trải qua giai đoạn đầu, cho tới khi phát triển ổn định và cuối cùng là chấm dứt hoạt động kinh doanh. Các biến số sử dụng trong nghiên cứu này được trình bày trong bảng sau: Bảng 1: Các biến số sử dụng trong nghiên cứu Biến số Mô tả Biến phụ thuộc - Nhận thức về tính khả thi của khởi sự Ở Việt Nam, dễ dàng để bắt đầu một hoạt động kinh kinh doanh doanh (Có = 1; Không = 0) - Nhận thức cơ hội kinh doanh Trong vòng 6 tháng tới, có cơ hội kinh doanh mới nào ở khu vực mà bạn sinh sống không? (Có = 1; Không = 0) Biến độc lập - Trình độ học vấn (vốn con người tổng 1 = Tiểu học; 2 = Trung học cơ sở; 3 = Trung học phổ quát) thông; 4 = Cao đẳng; 5 = Đại học; 6 = Thạc sĩ; 7 = Tiến sĩ - Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để Bạn có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để khởi nghiệp (vốn con người cụ thể) bắt đầu kinh doanh không? (Có = 1; Không = 0) 3.2. Phân tích dữ liệu Để kiểm định mối liên hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc nêu trên, chúng tôi sử dụng phân tích hồi quy binary. Đối với các câu hỏi có câu trả lời “có/không”, đây là phân tích phù hợp. Phân tích này cho phép chúng tôi ước lượng xác suất xảy ra biến phụ thuộc (nhận thức về tính khả thi; cơ hội kinh doanh) dưới tác động của biến độc lập (trình độ học vấn; kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về khởi nghiệp). 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả mẫu điều tra Phân tích thống kê mô tả mẫu điều tra (N = 2118 người trưởng thành) liên quan tới 04 biến số nghiên cứu cho kết quả như sau: Bảng 2: Kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu điều tra STT Biến số Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Trình độ học vấn: - Tiểu học 177 8,4% - Trung học cơ sở 332 15,7% - Trung học phổ thông 533 25,2% - Cao đẳng 359 16,9% - Đại học 664 31,4% - Thạc sĩ 45 2,1% - Tiến sĩ 1 0,0% Tổng số 2111 99,7%
  6. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 471 STT Biến số Số lượng Tỷ lệ (%) 2 Có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm khởi sự kinh doanh: - Có 1115 52,6% - Không 987 46,6 Tổng số 2102 99,2% 3 Dễ dàng để bắt đầu hoạt động kinh doanh: - Có 979 46,2% - Không 1104 52,1% Tổng số: 2083 98,3% 4 Nhận thấy cơ hội kinh doanh mới: - Có 973 45,9% - Không 1092 51,6% Tổng số 2065 97,5 Trong mẫu điều tra này, những người có trình độ đại học, cao đẳng và trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất. Có tới 46,6% người được hỏi cho biết là họ có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan tới khởi nghiệp. Những người cho rằng dễ dàng để bắt đầu hoạt động kinh doanh mới chiếm tỷ lệ khá cao 46,2%. Trong khi có tới 45,9% người được điều tra cho rằng có cơ hội kinh doanh trong khu vực họ sinh sống trong vòng 6 tháng tới. 4.2. Mối quan hệ giữa vốn con người (tổng quát và cụ thể) và nhận thức về tính khả thi của khởi sự kinh doanh Kết quả phân tích hồi quy binary về mối quan hệ giữa trình độ học vấn (vốn con người tổng quát); kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về khởi nghiệp (vốn con người cụ thể) với nhận thức về tính khả thi của khởi sự kinh doanh cho kết quả như ở các Bảng 3, 4, 5 dưới đây: Bảng 3: Omnibus Tests of Model Coefficients Chi-square df Sig. Step 33.647 2 .000 Step 1 Block 33.647 2 .000 Model 33.647 2 .000 Bảng 4: Model Summary Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 1 2822.251a .016 .022 a. Estimation terminated at iteration number 3 because parameter estimates changed by less than .001. Bảng 5: Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Kiến thức, kỹ năng, .511 .089 32.787 1 .000 1.666 kinh nghiệm Step 1a Trình độ học vấn .024 .033 .543 1 .461 1.025 Constant -.486 .134 13.059 1 .000 .615 a. Variable(s) entered on step 1: SpeCapital, Education.
  7. 472 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Bảng 5 cho thấy “kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm” có ý nghĩa thống kê (Sig. = 0.000) như vậy biến số này có tác động tích cực tới nhìn nhận về tính khả thi của khởi nghiệp và hệ số tác động B = 0,511. Trong khi “trình độ học vấn” không có ý nghĩa thống kê, tức là chưa tìm thấy mối liên hệ giữa trình độ học vấn với nhận thức về tính khả thi của khởi sự kinh doanh. 4.3 Mối quan hệ giữa vốn con người (tổng quát và cụ thể) với nhận thức về cơ hội kinh doanh Kết quả phân tích hồi quy binary về mối quan hệ giữa trình độ học vấn (vốn con người tổng quát); kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về khởi nghiệp (vốn con người cụ thể) với nhận thức cơ hội kinh doanh cho kết quả như ở các Bảng 6,7,8 dưới đây. Bảng 6: Omnibus Tests of Model Coefficients Chi-square df Sig. Step 79.330 2 .000 Step 1 Block 79.330 2 .000 Model 79.330 2 .000 Bảng 7: Model Summary Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 1 2748.714a .038 .051 a. Estimation terminated at iteration number 3 because parameter estimates changed by less than .001. Bảng 8: Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Kiến thức, kỹ năng, .525 .091 33.470 1 .000 1.690 kinh nghiệm Step 1a Trình độ học vấn .227 .034 44.681 1 .000 1.255 Constant -1.208 .140 74.253 1 .000 .299 a. Variable(s) entered on step 1: SpeCapital, Education. Bảng 8 cho thấy cả hai biến số “kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm” và “trình độ học vấn” đều có ý nghĩa thống kê (Sig. = 0.000). Như vậy hai biến số này có tác động tích cực tới nhận thức của các cá nhân về cơ hội kinh doanh và hệ số tác động Beta lần lượt là 0,525 và 0,227. Hệ số tác động của “kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm” cao hơn hệ số của “trình độ học vấn”. 5. TRAO ĐỔI VÀ KHUYẾN NGHỊ Có thể tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu qua Bảng 9 sau: Bảng 9: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Các giả thuyết Kết quả H1: Có mối liên hệ tích cực và thuận chiều giữa vốn con người Không được chứng minh tổng quát và nhận thức về tính khả thi của khởi nghiệp
  8. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 473 H2: Có mối liên hệ tích cực và thuận chiều giữa vốn con người Được chứng minh cụ thể với nhận thức về tính khả thi của khởi nghiệp H3: Có mối liên hệ tích cực và thuận chiều giữa vốn con người Được chứng minh tổng quát và nhận thức về cơ hội kinh doanh H4: Có mối liên hệ tích cực và thuận chiều giữa vốn con người Được chứng minh cụ thể với nhận thức về cơ hội kinh doanh Nghiên cứu này chỉ ra rằng trình độ học vấn của mỗi cá nhân (kiến thức và kỹ năng nói chung) không có ảnh hưởng tới nhận thức của họ về tính khả thi của khởi sự kinh doanh. Trong khi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về khởi nghiệp có ảnh hưởng rõ ràng tới nhìn nhận của họ về tính khả thi của hoạt động này. Kết quả này đi theo kết luận của Unger et al. (2011) khi các tác giả này nhấn mạnh là chính vốn con người cụ thể mới có mối quan hệ mạnh mẽ với sự thành công trong khởi nghiệp. Về nhận thức cơ hội kinh doanh, những người trình độ học vấn cao và những người có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan tới khởi nghiệp nhận ra cơ hội kinh doanh tốt hơn những người có trình độ học vấn thấp hoặc không có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan. Hơn nữa, vốn con người cụ thể giúp các cá nhân nhận ra các cơ hội tốt hơn là vốn con người tổng quát. Các kết quả nghiên cứu này cho phép gợi ý một vài khuyến nghị đối với việc đào tạo nhận thức về khởi nghiệp và thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp trong thực tế. Trước hết là đối với các cơ sở đào tạo, các trường đại học và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, để người học có nhận thức tích cực về tính khả thi của khởi nghiệp và cơ hội kinh doanh, cần phải tổ chức các khoá đào tạo chuyên sâu về khởi nghiệp. Những người học cao chưa chắc đã có đủ những nhận thức cần thiết nếu họ không được đào tạo bổ sung về khởi nghiệp. Hơn nữa để chắc chắn người học đạt được những yêu cầu đầu ra, nên sử dụng các phương pháp giảng dạy thông qua trải nghiệm để trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng cần thiết về khởi sự kinh doanh. Các trường đại học, nếu chỉ đào tạo sinh viên với các nội dung kiến thức chuyên ngành thông thường, sẽ không góp phần tăng cường nhận thức của sinh viên về khởi sự kinh doanh. Đối với những người trưởng thành có ý định theo đuổi con đường kinh doanh, nên bắt đầu từ việc theo học những khoá học ngắn hạn hoặc đào tạo chính quy về khởi nghiệp. Việc tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp của người khác hoặc trải nghiệm hoạt động khởi sự kinh doanh của chính mình, chẳng hạn bắt đầu từ những hoạt động kinh doanh nhỏ, sẽ là những vốn kinh nghiệm quý báu, giúp họ có khả năng thực hiện khởi sự kinh doanh hoặc phát hiện những cơ hội kinh doanh mới tốt hơn. 6. KẾT LUẬN Nghiên cứu này đề cập tới mối quan hệ giữa vốn con người (tổng quát và cụ thể) tới nhận thức của các cá nhân về khởi nghiệp (tính khả thi và cơ hội kinh doanh). Sử dụng dữ liệu từ cuộc điều tra về Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam đối với 2118 người trưởng thành, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ giữa vốn con người cụ thể (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm khởi nghiệp) và nhận thức về cơ hội kinh doanh và tính khả thi của khởi nghiệp. Trong khi đó, vốn con người tổng quát của mỗi cá
  9. 474 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 nhân (trình độ học vấn) không có ảnh hưởng tới nhận thức về tính khả thi, mà chỉ ảnh hưởng tới nhận thức về cơ hội kinh doanh. Hạn chế cơ bản của nghiên cứu này có liên quan tới việc đo lường các biến số từ nghiên cứu GEM. Mỗi biến số nghiên cứu chỉ được đo lường bằng 01 mục hỏi và mỗi mục hỏi chỉ có hai lựa chọn trả lời (có/không). Các dữ liệu từ cuộc điều tra GEM Việt Nam 2017-2018 vì vậy không cho phép thực hiện các phân tích chuyên sâu hơn. Từ nghiên cứu này, có thể gợi ý một vài hướng nghiên cứu trong tương lai, chẳng hạn là kiểm định mối liên hệ giữa vốn con người tới xu hướng dấn thân thực sự vào khởi nghiệp (nascent entrepreneurs) hoặc là mối liên hệ giữa vốn con người tới sự thành công của khởi sự doanh nghiệp ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arenius, P. and De Clercq, D. (2005), “A Network-based Approach to Opportunity Recognition”, Small Business Economics 24(3): 249–65. 2. Arenius, P. and Minniti, M. (2005), “Perceptual variables and nascent entrepreneurship”, Small Business Economics, 24(3), 233-247. 3. Becker, G.S., (1964), Human Capital, Columbia University Press, New York. 4. Bird, B. (1988), “Implementing entrepreneurial ideas: the case for intention”, Academy ofManagement Review, 13(3), pp. 442-53. 5. Davidsson, P. and B. Honig (2003), “The role of social and human capital among nascent entrepreneurs”, Journal of business venturing 18 (3): 301-331. 6. Gimeno, J., Folta, T., Cooper, A., Woo, C., (1997), Survival of the fittest? Entrepreneurial human capital and the persistence of underperforming firms. Administrative Science Quarterly 42, 750–783. 7. Kolvereid, L. (1996b), “Prediction of employment status choice intentions”, Entrepreneurship Theory and Practice, 21(1), 47–57. 8. Krueger, N.F. (1993),“The Impact of Prior Entrepreneurial Exposure on Perceptions of New Venture Feasibility and Desirability”,Entrepreneurship Theory and Practice, 18(1), pp. 5-21. 9. Mincer, J., (1974), Schooling, Experience and Earnings, Columbia Univ. Press, New York. 10. Rauch, A., Frese, M., Utsch, A., (2005), “Effects of human capital and long-term human resources development on employment growth of small-scale businesses: a causal analysis”, Entrepreneurship Theory and Practice, 29, 681–698. 11. Unger, J. M., et al. (2011). “Human capital and entrepreneurial success: A meta-analytical review.” Journal of business venturing, 26 (3): 341-358.