Một số ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do tới việc bảo đảm quyền của nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 2520
Bạn đang xem tài liệu "Một số ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do tới việc bảo đảm quyền của nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_anh_huong_cua_cac_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_toi_viec.pdf

Nội dung text: Một số ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do tới việc bảo đảm quyền của nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam

  1. MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO TỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ Ở VIỆT NAM Ths. Đinh Thị Ngọc Hà Trƣờng Đại học Thƣơng Mại Tóm lược: Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do cả song phương và đa phương với nhiều đối tác. Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là cơ hội để phát triển nền kinh tế nước ta nhưng cũng đem lại những tác động hai chiều trên nhiều mặt của đời sống xã hội đặc biệt là vấn đề nhân quyền nói chung và quyền của nhóm xã hội yếu thế nói riêng. Bài viết sẽ phân tích khái quát về một số tác động tích cực và tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền của nhóm xã hội yếu thế đồng thời đưa ra một số ý kiến nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực của các Hiệp định thương mại tự do góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền của nhóm xã hội yếu thế trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu hiện nay. Từ khóa: Nhóm xã hội yếu thế, hiệp định thương mại tự do, quyền, ảnh hưởng 1. Khái quát về các hiệp định thƣơng mại tự do và mối quan hệ của thƣơng mại tự do với việc bảo đảm quyền của nhóm xã hội yếu thế Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sau giai đoạn mở c a theo chiều rộng bằng việc gia nhập và thực thi các cam kết WTO, Việt Nam đã bước sang giai đoạn hội nhập theo chiều sâu, với việc đàm phán, k kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA). Về số lượng các Hiệp định thương mại tự do được ký kết, Việt Nam nằm trong top giữa của các nước ASEAN đồng thời đứng thứ hai về số lượng các Hiệp định đầu tư song phương (BIT) đã ký kết38. Tính tới thời điểm 7/2019, Việt Nam đã có tổng cộng 12 FTA đang có hiệu lực, 01 FTA đã k , và 03 FTA đang trong quá trình đàm phán. Với số lượng này, Việt Nam nằm trong tốp các nền kinh tế có nhiều FTA nhất trong khu vực và trên thế giới39. Theo cách hiểu chung nhất, FTA là th a thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đ ch tự do hóa thương mại bằng việc c t giảm thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ, xúc tiến và tự do hóa đầu tư, chuyển giao công nghệ, lao động, môi trường Về cơ bản, các FTA được kỳ vọng là sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia như: tăng nguồn vốn đầu tư, tạo nhiều việc làm, tạo nhiều cơ hội để phát huy các lợi thế so sánh hiện có, tăng cường kiến thức công nghệ và quản lý hiện đại, khả năng tiếp cận thị trường hàng hóa, dịch vụ đa dạng, chất lượng Không ch các dòng thương mại, các FTA còn ảnh hưởng đến các dòng vốn đầu tư 38 PGS.TS Phan Văn Rân (chủ biên),Hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay vấn đề và giải pháp đột phá, NXb L luận ch nh trị, Hà Nội, 2018, trang 119. 39 nam truy cập ngày 30/1/2020 382
  2. trực tiếp nước ngoài (FDI). Thực tế của các FTA đang hoạt động đã chứng minh điều này khi FDI không những tăng lên giữa các nước ký kết với nhau mà còn có tác động thu hút nhiều hơn FDI t các nước không phải thành viên của FTA. Bên cạnh đó, đặc biệt là đối với các FTA thế hệ mới còn có nhiều quy định các vấn đề thể chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới sẽ tạo điều kiện và động lực cơ hội để thay đổi, cải thiện chính sách và pháp luật theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Đồng thời điều đó c ng góp phần kiện toàn hơn bộ máy nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm, kỷ cương kỷ luật của cán bộ, t đó, hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam40. Tất cả những yếu tố đó sẽ góp phần thúc đẩy các nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân t đó nâng cao khả năng đảm bảo các quyền con người nói chung và quyền của nhóm xã hội yếu thế nói riêng tốt hơn tại tất cả các quốc gia thành viên của FTA. 2. Một số tác động tích cực của các hiệp định thƣơng mại tự do tới việc bảo đảm quyền của nhóm xã hội yếu thế Trên thực tế, chưa có định nghĩa ch nh thức được th a nhận về nhóm xã hội yếu thế (nhóm dễ bị tổn thương) nhưng những cụm t này lại được s dụng rất nhiều trong các tài liệu thuộc nhiều thể loại và nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Theo định nghĩa của UNESCO, nhóm yếu thế bao gồm: những người ăn xin, nạn nhân của các loại tội phạm, người tàn tật, thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, nhóm giáo dục đặc biệt, người cao tuổi, người nghèo, tù nhân, gái mại dâm, người thất nghiệp, người lang thang cơ nhỡ, người tị nạn, người xin tị nạn, người bị xã hội loại tr , người nghèo Trong một số nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay còn tính cả đến nạn nhân chiến tranh, đặc biệt là nạn nhân chất độc da cam, nạn nhân bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị quấy rối và lạm dụng tình dục, nạn nhân buôn bán người, các đối tượng m c bệnh xã hội, trẻ em bị ảnh hưởng của HIV/AIDS 41 Luật nhân quyền quốc tế c ng xác định những nhóm sau đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (nhóm xã hội yếu thế) ở những mức độ, cấp độ, góc độ khác nhau: phụ nữ; trẻ em; người khuyết tật (thể chất, tâm thần); người thiểu số, bản địa; người nước ngoài, người không quốc tịch; người tị nạn và tìm kiếm các quy chế tị nạn; người lao động di trú; người bị tước tự do, tù nhân; tù binh chiến tranh, dân thường trong vùng chiến tranh hoặc vùng bị lực lượng quân sự nước ngoài chiếm đóng; người già; người đồng t nh 42 Như vậy, có thể nói, nhóm xã hội yếu thế là những nhóm xã hội đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn hơn, có vị thế xã hội thấp kém hơn so với với các nhóm xã hội bình thường. Do nhiều nguyên nhân khác nhau về thể chất, tinh thần, tâm l , điều kiện, hoàn cảnh sống, nghề nghiệp, sự kỳ thị của xã hội những người thuộc nhóm xã hội yếu thế gặp phải nhiều khó 40 kinh-te-viet-nam-309171.html truy cập ngày 1/2/2020 41 Nguyễn Văn Quyết & Phạm Anh Tuấn (2012), Nhà nước Việt Nam với công tác hỗ trợ nhóm yếu thế, Kỷ yếu hội thảo ngày công tác xã hội thế giới 42 V Công Giao (2014), Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, NXB ĐHQG, trang 14. 383
  3. khăn, thách thức khi hòa nhập vào đời sống cộng đồng, tiếp cận và s dụng các nguồn tài nguyên, các phương tiện sống thiết yếu hay các dịch vụ xã hội cần thiết như các thành viên bình thường khác của xã hội. Mặc dù phần lớn các quốc gia tiến bộ đều tôn trọng nguyên t c mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật song so với các các nhóm xã hội khác, những đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế có xuất phát điểm thấp hơn nên nếu bình đẳng theo kiểu cào bằng (các quyền và nghĩa vụ của nhóm xã hội yếu thế c ng tương đương với các nhóm xã hội khác) thực chất là bất bình đẳng với nhóm xã hội yếu thế43. Do đó nhà nước và pháp luật của mỗi quốc gia đều cần có những cách thức, biện pháp, quy định để giúp đỡ, bảo vệ các nhóm xã hội yếu thế, làm cho họ c ng có cơ hội để hòa nhập cộng đồng như các thành viên bình thường khác của xã hội. Việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế không ch là trách nhiệm của mỗi nhà nước mà còn là thước đo trình độ văn minh của mỗi chế độ chính trị, quốc gia, dân tộc. Về cơ bản, các FTA không đối lập với quyền con người nói chung và quyền của nhóm xã hội yếu thế nói riêng bởi mục tiêu cuối cùng của nó c ng là hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. Thậm chí việc thực hiện các FTA c ng có thể tác động tích cực, tạo điều kiện thúc đẩy và bảo đảm các quyền con người, quyền của nhóm xã hội yếu thế đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, kém phát triển. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh sau: - Việc thực hiện các FTA được kỳ vọng là sẽ tạo ra những tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam và thông qua đó sẽ tạo cơ sở vững ch c cho đảm bảo và hiện thực hóa các quyền con người nói chung và quyền của nhóm xã hội yếu thế nói riêng. Ngay trong Lời nói đầu của Hiệp định thành lập WTO năm 1994 đã khẳng định mục đ ch của WTO là “cam kết nâng cao mức sống, đảm bảo đầy đủ việc làm, gia tăng đáng kể và ổn định mức thu nhập thực tế và đáp ứng nhu cầu hiệu quả; mở rộng sản xuất, thương mại hàng hóa và dịch vụ”. Lời nói đầu của Hiệp định TPP c ng ghi nhận các quốc gia thành viên cam kết “đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội, tạo ra những cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao mức sống, lợi ích người tiêu dùng, giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng bền vững”44. Những tác động tích cực về mặt kinh tế - xã hội của các FTA đối với những nhóm quyền kinh tế - xã hội – văn hóa là rất dễ nhận thấy và dễ đánh giá như: nguồn vốn đầu tư, kiến thức công nghệ mới, tạo thêm nhiều việc làm và khả năng tiếp cận thị trường hàng hóa, dịch vụ đa dạng, chất lượng tất cả những điều này sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chất lượng đời sống của người dân sẽ ngày càng cao hơn t đó nâng cao khả năng bảo đảm và thụ hưởng các quyền con người nói chung và quyền của nhóm xã hội yếu thế nói riêng. Đặc biệt là quyền giáo dục, quyền được chăm sóc y tế, quyền bảo trợ xã hội, quyền an 43 V Công Giao (2014), Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự,nxb đại học quốc gia, trang 20. 44 Ngày 12/11/2018 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTTP). Đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có t nh toàn diện và tiêu chuẩn cao, là Hiệp định khẳng định lại các vấn đề đã được thể hiện trong lời nói đầu hiệp định Đối tác xuyên Thái bình Dương (TPP), hiện thực hóa nhanh chóng các lợi ch của Hiệp định TPP, duy trì và mở c a thị trường, thúc đẩy thương mại thế giới và tạo ra những cơ hội kinh tế mới cho tất cả những người dân thuộc mọi mức thu nhập và hoàn cảnh kinh tế. 384
  4. sinh xã hội là những quyền cần thiết phải có sự bảo đảm bằng kinh tế và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực kinh tế của mỗi quốc gia. - Bên cạnh các tác động tích cực về khía cạnh kinh tế, các FTA đặc biệt là FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP ngoài việc ghi nhận các th a thuận, cam kết về thương mại còn chứa đựng những cam kết về quyền con người, dân chủ và pháp luật như các cam kết nhằm bảo đảm quyền của người lao động, tiêu chuẩn chi tiết về điều kiện làm việc t tế, chống phân biệt đối x trong nghề nghiệp, việc làm, tôn trọng, thúc đẩy tự do hiệp hội và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể giữa người lao động và người s dụng lao động; xóa b mọi hình thức lao động cưỡng bức và b t buộc; xóa b lao động trẻ em; xóa b phân biệt đối x trong việc làm và nghề nghiệp như phân biệt đối x về giới tính, tình trạng khuyết tật và chủng tộc45 Những cam kết về lao động đó c ng ch nh là những tiêu chuẩn do Tổ chức lao động quốc tế ILO xác định. Các quy định này tạo ra một khuôn khổ pháp lý hiệu quả để bảo vệ các nhóm xã hội yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người lao động di trú, người thiểu số, người bị tước tự do đây là những đối tượng thường bị phân biệt đối x , bị bóc lột hoặc bị cưỡng bức lao động46. Những tiêu chuẩn được quy định này đã có sự tương th ch với các công ước quốc tế như Công ước về các quyền Dân sự và Chính trị, Công ước về quyền trẻ em, Công ước về xóa b mọi sự phân biệt đối x với phụ nữ, Công ước về quyền của người khuyết tật, Công ước về quyền của người lao động di trú và gia đình họ, Công ước của ILO số 87 và 98 về tự do liên kết và th a ước lao động tập thể, công ước số 29 và 105 về xóa b lao động cưỡng bức và b t buộc, Công ước số 100 và 111 về xóa b phân biệt đối x trong việc làm và nghề nghiệp, Công ước số 138 và 182 về xóa b lao động trẻ em Không những vậy, một số FTA thế hệ mới (như EVFTA) bên cạnh những quy định về lao động còn chứa đựng những cam kết về trách nhiệm xã hội và bình đẳng thương mại. Những cam kết này, đặc biệt là các cam kết về bình đẳng thương mại sẽ tạo ra cơ hội nâng cao vị thế, vai trò và thu nhập của lao động nữ góp phần thực hiện được mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Như vậy, có thể thấy các FTA đặc biệt là các FTA thế hệ mới đã có sự kết nối với những quy định của pháp luật quốc tế về nhân quyền đặc biệt là đã ràng buộc các quốc gia tham gia vào FTA phải có những hành động thiết thực để hoàn thiện quy định của pháp luật, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn các quyền của nhóm xã hội yếu thế như thiết lập các cơ chế đóng góp kiến cho các bên có liên quan của Việt Nam và EU. Điều đó c ng có nghĩa là các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và xã hội dân sự sẽ có cơ hội được tham vấn trong quá trình hoạch định ch nh sách và như vậy khả năng đảm bảo tính phù hợp của các chính sách với thực tiễn sẽ cao hơn, làm tăng thêm khả năng hiện thực hóa các quyền cho nhóm xã hội yếu thế. - Bên cạnh đó, các FTA c ng góp phần thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách của các quốc gia thành viên theo hướng hoàn thiện, công khai, minh bạch hơn. Khi tham gia các FTA 45 truy cập ngày 3/2/2020 46 TS Lê Thị Hoài Thu - TS V Công Giao, Ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền, NXB Hồng Đức, Hà Nội 2016 385
  5. với các quốc gia có nền tảng kinh tế phát triển hơn, có hệ thống thể chế và pháp luật hoàn thiện hơn thì sự khác biệt về thể chế và ch nh sách này c ng gây nhiều khó khăn với Việt Nam do điều kiện là nước đang phát triển, có nền kinh tế với trình độ phát triển thấp, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện . Điều đó đặt Việt Nam trước một yêu cầu bức thiết là phải nhanh chóng hoàn thiện thể chế, chính sách. Tuy việc cải cách thể chế chính sách không phải là việc có thể thực hiện trong một khoảng thời gian ng n nhưng t nhất điều đó c ng tạo ra nhu cầu và động lực để hoàn thiện hệ thống thể chế và chính sách của Việt Nam. Các FTA đặc biệt là FTA thế hệ mới rất quan tâm tới vấn đề này ví dụ như CPTPP đã có một chương riêng (chương 26) về minh bạch hóa và chống tham nh ng. Các bên tham gia phải đảm bảo rằng các luật, quy định, thủ tục và quyết định hành ch nh trong nước mang tính áp dụng chung liên quan tới bất kì vấn đề nào thuộc phạm vi FTA sẽ ngay lập tức được đăng tải hoặc công bố. Đồng thời c ng khẳng định quyết tâm loại tr hối lộ và tham nh ng trong thương mại và đầu tư quốc tế, xây dựng tính liêm khiết của các công chức trong cả khu vực công và khu vực tư những cam kết đó có tác dụng quan trọng đối với việc hoàn thiện thể chế chính sách của Việt Nam, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và qua đó góp phần quan trọng đối với việc bảo vệ, bảo đảm các quyền con người nói chung và quyền của nhóm xã hội yếu thế nói riêng. 3. Một số tác động tiêu cực của các hiệp định thƣơng mại tự do tới việc bảo đảm quyền của nhóm xã hội yếu thế Thương mại tự do g n liền với quá trình toàn cầu hóa, là xu thế tất yếu của kinh tế thế giới hiện nay và có nhiều quốc gia tích cực tham gia vào quá trình này. Mặc dù vậy, ngay cả ở những quốc gia tiên phong, thương mại tự do c ng không thể tiến triển một cách hoàn toàn thuận lợi. Một số quốc gia, ở những giai đoạn hoặc thời kỳ nhất định vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách bảo hộ. Nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế và tổ chức xã hội dân sự ở nhiều quốc gia, nhiều nghiệp đoàn trên thế giới phản đối gay g t các FTA bằng các cuộc biểu tình như biểu tình của nông dân Pháp phản đối th a thuận thương mại giữa EU với Canada và Khối Thị trường chung Nam M (MERCOSUR), biểu tình phản đối của nhiều người dân Hàn Quốc đối với FTA của Hàn Quốc với M , biểu tình của nhiều người dân ở châu Âu phản đối TTIP, các cuộc biểu tình phản đối các hiệp định thương mại tự do đang thu hút sự ủng hộ chính trị và nhiều người dân tại Đức, B , Canada, Thụy Điển, New Zealand, Australia và các nước khác. Điều đó c ng có nghĩa là không phải ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào các FTA c ng được chào đón và ủng hộ. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học và cả Liên Hợp Quốc c ng đã chú đến khía cạnh tiêu cực mà những FTA và các th a thuận có thể gây ra với việc thụ hưởng các quyền con người như quyền được sống, quyền có lương thực, nước uống, được đảm bảo vệ sinh, quyền về sức kh e, nhà ở, giáo dục, khoa học và văn hóa, tư pháp độc lập, môi trường trong sạch và quyền không bị buộc phải di dời để tái định cư nơi khác Những quyền này rất quan trọng đối với con người, đặc biệt là đối với nhóm xã hội yếu thế bởi họ là nhóm đối tượng có xuất phát điểm thấp hơn và những tác động tiêu cực trong xã hội luôn có ảnh hưởng mạnh mẽ 386
  6. trước hết đối với họ, thậm chí có khả năng làm cho họ đứng trước nguy cơ bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển. Không thể phủ nhận những thành tựu mà các FTA và tự do thương mại đem lại nhưng mặt trái của nó là sự phân tầng xã hội diễn ra ngày càng sâu s c, bất bình đẳng xã hội làm cho khoảng cách của nhóm xã hội yếu thế với các nhóm khác càng tăng lên, sự chênh lệch giữa các vùng miền và các nhóm dân cư vẫn còn tồn tại có khả năng dẫn đến nhiều vấn đề khác về chính trị - xã hội. Tình trạng ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị khai thác bất hợp lý, những xung đột thông qua việc thu hồi đất của nhân dân gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. Những quy định về sở hữu trí tuệ trong các FTA được coi trọng đặc biệt là trong các FTA thế hệ mới, yêu cầu bảo hộ với quyền sở hữu trí tuệ được nâng lên so với yêu cầu của WTO (TRIPS) cả về đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ. Đối tượng của việc bảo hộ còn được mở rộng đến cả những dấu hiệu có nguy cơ gây cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ như tên quốc gia, tên miền s dụng trong môi trường số, ch dẫn địa lý Ví dụ như trong EVFTA, Việt Nam cam kết bảo hộ sở hữu trí tuệ của EU với những tiêu chuẩn cao hơn so với Hiệp định về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại của WTO (TRIPS). Cụ thể,Việt Nam cam kết thực hiện các quy định pháp lý chặt chẽ hơn, trong đó có các biện pháp ngăn chặn s dụng các công cụ k thuật để vi phạm bản quyền. Bên cạnh đó, các hãng dược phẩm của EU có thể kéo dài thời gian bảo hộ sáng chế nếu việc xin phép lưu hành bị trì hoãn. Việt Nam c ng cam kết áp dụng các chế tài mạnh mẽ đối với xâm phạm quyền, mở rộng độc quyền dữ liệu, mở rộng phạm vi quyền của chủ sở hữu sáng chế dược phẩm Những cam kết và biện pháp thực hiện nó có thể dẫn đến giới hạn khả năng người dân tiếp cận với thuốc giá rẻ (vẫn đảm bảo khả năng các quốc gia ứng phó với dịch bệnh và tạo điều kiện để người nghèo có thể tiếp cận với thuốc, tạo cơ chế kết hợp giữa các nước không đủ và các nước đủ năng lực sản xuất thuốc để xuất khẩu nhằm đáp ứng những nhu cầu trong nước.)47 Mặc dù vậy, những quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ liên quan đến lĩnh vực y học, dược phẩm, chăm sóc sức kh e cho người dân có thể khiến cho người dân đặc biệt là những người thuộc nhóm xã hội yếu thế như người nghèo, người dân tộc thiểu số ở những nước nghèo càng trở nên khó khăn hơn trong việc tiếp cận do gia tăng chi phí và thời hạn độc quyền một số loại thuốc đặc trị.48 Đối với vấn đề việc làm, mặc dù thương mại tự do và các FTA được cho rằng có thể tạo ra nhiều việc làm hơn cho mọi người nhưng ngay cả ở những nước phát triển như M , vấn đề tự do thương mại c ng gây ra những bất đồng và tranh cãi gay g t bởi “rất dễ tìm thấy những người bị mất việc làm vì thương mại tự do, nhưng khó tìm ra được những người có được việc làm do thương mại tự do tạo ra”49. Ở Việt Nam, khi thực hiện các cam kết trong các FTA, nhất là những FTA thế hệ mới, các doanh nghiệp phải đứng trước những thách thức lớn, đặc biệt là sức ép mở c a thị trường, cạnh tranh. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp v a và nh , khả năng quản lý còn yếu, thể chế kinh tế và thực thi pháp luật 47 Nghị định thư s a đổi Hiệp định TRIPS có hiệu lực t ngày 23/1/2017 48 TS Lê Thị Hoài Thu - TS V Công Giao, Ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền, NXB Hồng Đức, Hà Nội 2016, trang 26 49 Các Hiệp định thương mại bị ch tr ch trong chiến dịch tranh c M 387
  7. còn nhiều bất cập, khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng nguồn nhân lực thấp điều đó c ng có nghĩa là khả năng các doanh nghiệp trong nước mất đi thị phần thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, phải chia sẻ lợi ích với các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu, kinh doanh kém hiệu quả có thể phải s p xếp tổ chức lại hoặc phá sản. Một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả có thể bị tư nhân hóa. Quá trình tư nhân hóa đó sẽ làm cho nhiều người lao động đứng trước nguy cơ mất việc làm do nhu cầu tổ chức lại doanh nghiệp và c t giảm những chi phí không cần thiết. Những người lao động thuộc nhóm xã hội yếu thế như người cao tuổi, phụ nữ, người khuyết tật, người lao động di trú đặc biệt là những lao động phổ thông, dịch chuyển t lao động nông nghiệp, chưa được đào tạo nghề, chưa có sự chuẩn bị tốt về thái độ làm việc, kỷ luật lao động, kiến thức bảo đảm an toàn lao động, năng lực thích nghi, thích ứng với cường độ lao động cao có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp đến quyền làm việc t đó tiềm ẩn khả năng gây ra những ảnh hưởng về mặt xã hội như đói nghèo, phạm tội, rối loạn chính trị - xã hội 4. Phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của các hiệp định thƣơng mại tự do nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của nhóm xã hội yếu thế Việc th a thuận, cam kết và thực hiện các FTA do các quốc gia tự thực hiện. Bản thân các FTA không thể tự mình tác động đến các quyền con người và quyền của nhóm xã hội yếu thế theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Do đó, trong quá trình đàm phán, xây dựng, ký kết và thực hiện các FTA các quốc gia trong đó có Việt Nam cần thiết phải có sự nghiên cứu, đánh giá các tác động của các FTA đến quyền con người và quyền của nhóm xã hội yếu thế một cách nghiêm túc, minh bạch, cẩn trọng với sự tham gia của nhiều bên liên quan như các tổ chức của người lao động, các tổ chức bảo vệ môi trường, các chuyên gia độc lập, các nhà khoa học, các tổ chức đại diện cho người dân, cho các nhóm xã hội yếu thế để phân tích và đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến quyền con người và quyền của nhóm xã hội yếu thế t đó tìm ra những biện pháp kh c phục. Các văn kiện đàm phán và các dự thảo c ng cần phải được công khai cho người dân và các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp biết để c ng tham gia đóng góp kiến. Bên cạnh đó cần nghiên cứu và thực hiện Các quy tắc hướng dẫn về doanh nghiệp và nhân quyền: thực hiện khung pháp lý về “Bảo vệ, tôn trọng và khắc phục của Liên Hợp Quốc”. Đây là các nguyên t c áp dụng cho tất cả Quốc gia và doanh nghiệp, dù là xuyên quốc gia hay các loại hình khác, bất kể quy mô, lĩnh vực, địa điểm, chủ sở hữu và cơ cấu quản trị nào. Việc tham gia vào các FTA cần dựa trên tinh thần và quan điểm hợp tác kinh tế, tự do hóa thương mại phù hợp với tiến trình và xu thế vận động của thế giới nhưng vẫn phải bảo đảm được các mục tiêu cốt lõi của quốc gia đồng thời vì mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và cơ hội thụ hưởng các quyền con người, quyền công dân. Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc Hội có thẩm quyền giám sát tối cao với việc thực hiện các điều ước quốc tế, tuy nhiên hiệu quả giám sát còn chưa cao và chưa thường xuyên. Như vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu để thành lập cơ quan chuyên 388
  8. trách hoặc ủy ban chuyên môn của Quốc hội để kịp thời theo dõi và thực hiện việc đánh giá tác động về quyền con người. Bên cạnh đó cần thiết phải xác định rõ và luật hóa các biện pháp để bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của nhóm xã hội yếu thế nói riêng 5. Kết luận: Không thể phủ nhận những thành tựu mà các Hiệp định thương mại tự do đã đem lại cho Việt Nam nhưng tự do thương mại và quá trình thực hiện các Hiệp định này c ng đồng thời đem đến những tác động mang tính tiêu cực đặc biệt là vấn đề bảo đảm các quyền con người và quyền của nhóm xã hội yếu thế. Để tận dụng tốt những thuận lợi và kh c phục những tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại nói chung cần thiết phải có nhận thức rõ về những tác động này t đó nghiên cứu những biện pháp phát huy tính tích cực, hạn chế những tiêu cực của thương mại tự do tới quyền con người nói chung và quyền của nhóm xã hội yếu thế nói riêng. Đây c ng là sự chuẩn bị cần thiết để Việt Nam tham gia thành công các thiết chế thương mại tự do khác ở quy mô và trình độ phức tạp hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công thương, Các vấn đề môi trường trong thương mại quốc tế, Nxb Công thương, Hà Nội 2018 2. Đại học Quốc gia Hà Nội, Thực hiện các quyền Hiến định trong Hiến pháp 2013, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 2017. 3. V Công Giao (2014), Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, NXB ĐHQG. 4. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành tựu nhân quyền Việt Nam 70 năm qua, NXB L luận Chính trị, Hà Nội 2016. 5. Nguyễn Văn Quyết & Phạm Anh Tuấn (2012), Nhà nước Việt Nam với công tác hỗ trợ nhóm yếu thế, Kỷ yếu hội thảo ngày công tác xã hội thế giới 6. PGS.TS Phan Văn Rân (chủ biên), Hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay vấn đề và giải pháp đột phá, NXb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2018 7. TS Lê Thị Hoài Thu - TS V Công Giao, Ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền, NXB Hồng Đức, Hà Nội 2016 8. UBND thành phố Hà Nội, Sở Công thương, Cẩm nang doanh nghiệp về thị trường các nước thành viên Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), NXb Công thương, Hà Nội 2018 389