Một số giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI & doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI & doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_giai_phap_thuc_day_lien_ket_giua_doanh_nghiep_fdi_doa.pdf
Nội dung text: Một số giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI & doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI & DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC TẠI VIỆT NAM TS. Bùi Hồng Cường1 Tóm tắt: Trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được của ĐTNN như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động và mở rộng hội nhập với thế giới thì vẫn còn nhiều thách thức đối với ĐTNN, một trong các thách thức đó là thúc đẩy sức lan tỏa của khối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, đưa doanh nghiệp trong nước trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bài viết phân tích và luận giải sự cần thiết của việc tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam. Đồng thời phân tích và đánh giá thực trạng liên kết giữa giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thực trạng này để doanh nghiệp trong nước tăng cường liên kết và liên kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp FDI vì sự phát triển của cả hai bên. Từ khóa: Doanh nghiệp FDI, Doanh nghiệp trong nước, Nhà nước, liên kết, SOLUTIONS TO PROMOTE LINKS BETWEEN FDI ENTERPRISES AND DOMESTIC ENTERPRISES IN VIETNAM Abstract: In recent years, besides the achievements of foreign investment such as contributing to economic growth, economic restructuring, creating jobs for workers and expanding integration. However, there are still many challenges for foreign investment, one of which is promoting the spillover of FDI enterprises with domestic enterprises, making domestic enterprises become a link in the global value chain. The article analyzes and explains the necessity of strengthening linkages between FDI enterprises and domestic enterprises in Vietnam. We also analyze and evaluate the current situation of linkages between FDI enterprises and domestic enterprises, from which, propose some solutions to improve this situation so that domestic enterprises can strengthen linkages closely with FDI enterprises for the development of both sides. Keywords: FDI enterprises, domestic enterprises, the State, association. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, sự phối hợp, “bắt tay” của các doanh nghiệp đang là một xu hướng. Với các doanh nghiệp có chung mục tiêu, chung đăch điểm và cần có sự hỗ trợ của nhau thường liên kết với nhau tạo thành một nhóm doanh nghiệp. Dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng các doanh nghiệp này hợp tác với nhau trên một hoặc nhiều lĩnh vực với các mục đích như phân tán rủi ro, phân chia thị phần, kiểm soát thị trường, hợp tác về nguyên vật liệu, công nghệ, nhân công Trên cơ sở thế mạnh của mình và thế mạnh của đối tác, các doanh nghiệp có sự liên kết, gắn bó lâu dài với nhau vì mục tiêu lợi ích chung. Trong bối cảnh các FTA của Việt Nam có hiệu lực, phát huy hiệu quả thì vấn đề hợp tác giữa 1 Trường Đại học Kinh tế. – ĐHQGHN; Email: cuongbh@vnu.edu.vn 707
- 708 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam càng cần được đẩy mạnh, đón đầu xu hướng dịch chuyển làn song đầu tư từ các nước sang nước ta. 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Trong quá trình triển khai các dự án FDI, các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng tìm kiếm các doanh nghiệp địa phương tại Việt Nam để mua các nguyên nhiên liệu, hoặc linh phụ kiện đầu vào phục vụ cho sản xuất. Sự kết nối này sẽ giúp cho các doanh nghiệp FDI tiết kiệm được chi phí vận chuyển và giảm chi phí sản xuất trung bình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI sẽ chỉ tìm đến những doanh nghiệp trong nước nếu có đủ năng lực đáp ứng những yêu cầu về chí phí và công nghệ. Đối với các doanh nghiệp trong nước, sự hợp tác cũng làm tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa theo những tiêu chuẩn toàn cầu. Điều này khiến cho mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa, có vai trò quan trọng trong quá trình tạo nên những lan tỏa tích cực cho doanh nghiệp nội địa từ chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Như vậy, có thể thấy, việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước là xu thế tất yếu liên quan đến sự phát triển của cả hai bên. Thứ nhất, cộng sinh để cùng phát triển. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp FDI đều nhằm tới mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa và nâng cao năng lực cạnh tranh cao trên thị trường toàn cầu nên tất cả nguồn lực huy động sẽ được tính toán kỹ lưỡng nhất. Các nguồn lực giá rẻ trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên, chính sách ưu đãi sẽ được các doanh nghiệp FDI khai thác tối đa nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận. Và các doanh nghiệp nội địa là những đối tác mà các doanh nghiệp FDI luôn hướng tới, coi đó là các đối tác quan trọng cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp FDI. Đối với các doanh nghiệp trong nước, việc kết nối với các doanh nghiệp FDI sẽ được các doanh nghiệp này hỗ trợ vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiến tiến, thương hiệu mạnh và mạng lưới kinh doanh mở rộng trên toàn cầu. Đồng thời, tạo ra sự liên kết với doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân để thúc đẩy khu vực này phát triển thông qua sản xuất, cung ứng những linh kiện, phụ kiện, sản phẩm phụ trợ cho sản phẩm chính, từ đó làm “đòn bẩy” phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước và từng bước tiếp nhận các công nghệ mới, chuyển dần từ liên doanh, hợp tác sản xuất sang làm chủ công nghệ và tự chủ trong sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Đây là cách thức để khu vực kinh tế trong nước nhanh chóng cải thiện trình độ để bắt kịp với trình độ phát triển của khu vực FDI. Ví dụ như Toyota Việt Nam đã thực hiện chương trình hỗ trợ các nhà cung cấp trong nước nâng cao năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu chất lượng. Đặc biệt từ năm 2018, Toyota Việt Nam đã thành lập riêng một bộ phận chuyên trách hỗ trợ các nhà cung cấp, ưu tiên cho các nhà cung cấp Việt Nam, giúp họ cải tổ năng lực quản lý sản xuất, từ đó tăng hiệu suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, Toyota Việt Nam còn khuyến khích và hỗ trợ các nhà cung cấp tiến hành các hoạt động cải thiện an toàn và bảo vệ môi trường như: áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO14001, tiết kiệm năng lượng để hướng tới “chu trình xanh” khép kín. Tính đến nay, Toyota đã có 18 nhà cung cấp phụ tùng ô tô, cung cấp 313 linh kiện cho cả sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
- INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 709 Thứ hai, giúp các doanh nghiệp tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tại Việt Nam, hiện nay, các doanh nghiệp FDI nhận được những ưu đãi lớn như ưu đãi trong tiếp cận đất đai, ưu đãi về thuế Với tiềm lực mạnh hơn các doanh nghiệp trong nước về vốn, công nghệ, quản trị, kết nối thị trường, lại ít bị tác động hơn bởi những rào cản từ thể chế, các doanh nghiệp FDI đã nhanh chóng vượt lên nắm giữ tỉ trọng ngày càng cao trong những lĩnh vực được coi là động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, một thực trạng tồn tại là các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các chuỗi giá trị toàn cầu; đặc biệt, rất khó có thể tham gia vào các khâu sản xuất của doanh nghiệp FDI. Những hạn chế của doanh nghiệp trong nước liên quan tới marketing hay thông tin kết nối cung cầu yếu, chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là những nguyên nhân chính của hiện tượng trên. Thứ ba, rút ngắn sự khác biệt. Mặc dù còn những điểm yếu về kết nối song cũng phải khẳng định rằng FDI có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế. Hiện có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, với khoảng 26 nghìn dự án trị giá 326 tỷ USD. Khu vực FDI khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế khi đóng góp vào 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 25% GDP. Trong đó, 58% vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI chiếm 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Khu vực này cũng đang tạo ra 3,6 triệu lao động trực tiếp và từ năm đến sáu triệu lao động gián tiếp [3]. Mặc dù sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội chưa tạo được liên kết như kỳ vọng, chuyển giao công nghệ còn hạn chế nhưng tác động lan tỏa giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp Việt Nam là không nhỏ. Nó được thể hiện trong việc tạo “sức ép” để doanh nghiệp trong nước tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao kỹ năng quản trị theo chuẩn quốc tế, tạo ra nhiều việc làm. 2. CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Sư liên kêt trong giữa các doanh nghiệp nói chung và giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước rất đa dang, thê hiên ơ đăc điêm cua tưng loai hinh nhom doanh nghiệp va tưng quan hê giưa cac doanh nghiệp. Có ba hình thức liên kết chính đó là: liên kết theo chiều ngang, liên kết theo chiều dọc và liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Liên kết ngang: Liên kết ngang là sự kết hợp giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, có các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến nhau và có thể sử dụng chung một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả. Thông thường liên kết ngang diễn ra giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, một lĩnh vực. Các doanh nghiệp sẽ tham gia bằng việc góp vốn lẫn nhau hoặc thỏa thuận với nhau để phân chi thị trường, kiểm soát sự gia nhập nhóm của các doanh nghiệp bên ngoài, có thể sử dụng cùng một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả kinh doanh. Ở Việt Nam hiện nay, hầu như chưa có các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước liên kết theo hình thức này. Liên kết dọc: là mô hình liên kết các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất mà trong đó mỗi doanh nghiệp đảm nhận một hoặc một số công đoạn của dây chuyền sản xuất đó. Trong liên kết dọc, các doanh nghiệp cũng có thể cùng nhau hợp tác chung trong dự án của một sản phẩm hay một chung mục tiêu nào đó. Đây là mô hình liên kết mà một số doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước ở Việt nam đã thực hiện. Ví dụ như Toyota Việt Nam hiện nay có 33 nhà cung cấp linh phụ kiện, trong đó có 5 nhà
- 710 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI cung cấp Việt Nam. Hoặc như công ty Honda Việt Nam, hiện đang duy trì trên 100 nhà cung ứng cấp 1 cho các sản phẩm linh phụ kiện, phụ tùng xe máy; Công ty TNHH Công ty Cao su Giải phóng, đã trở thành nhà cung cấp cho các khách hàng FDI với sản lượng 100 triệu linh, phụ kiện Liên kết hỗn hợp: là dạng liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành hoặc đa ngành vừa là liên kết ngang vừa là liên kết dọc, liên kết đa ngành đa lĩnh vực. Đây là loại hình liên kết các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực có mối quan hệ và không có mối quan hệ về công nghệ, quy trình sản xuất nhưng có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính. Công ty mẹ không nhất thiết phải trực tiếp sản xuất kinh doanh một sản phẩm cụ thể mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn; điều tiết, phối hợp kinh doanh giữa các lĩnh vực. Các doanh nghiệp con bằng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh thống nhất, thực hiện điều hoà vốn, lợi nhuận giữa các doanh nghiệp con, lĩnh vực kinh doanh hoặc điều chỉnh, chuyển dịch vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả cao Mô hình này ở Việt Nam hiện nay cũng chưa được thực hiện. 3. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM Việt Nam đã đạt được nhiều thành công sau nhiều năm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài. Cho đến nay, cũng đã có một số doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam liên kết với nhau dưới hình thức thức liên kết dọc. Ví dụ Toyota, Honda, Mitsubishi, Ford hay Volvo liên kết với Savico hoặc Trường Hải trong việc sản xuất và cung ứng linh phụ kiện cho sản xuất, lắp ráp xe ô tô. Tuy nhiên sự kết nối giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước vẫn còn lỏng lẻo, chưa được như kỳ vọng. Hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ các đối tác nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao. Trong nền kinh tế dường như đang tồn tại song song đồng thời hai khu vực có tính tách biệt rất lớn là khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước. Mức độ kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có thể xem xét trên góc độ khả năng kết nối và hình thức đầu tư theo chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp FDI để sáng tạo giá trị. Xét theo khả năng kết nối, liên kết giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp cung ứng trong nước còn yếu. Các dự án FDI chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp Việt Nam để cùng tham gia chuỗi giá trị, chưa thúc đẩy được ngành công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển. Tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân trong nước đang cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp FDI tương đối hạn chế. Theo kết quả điều tra PCI giai đoạn 2016 - 2017, chỉ có khoảng 14% số doanh nghiệp tư nhân có khách hàng là các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Tỷ lệ này của năm 2019 có dấu hiệu cải thiện nhưng vẫn chỉ ở mức là 17% [4]. Báo cáo của Ngân hàng thế giới, mối liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp nước ngoai, giữa các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp lớn là không đáng kể và còn hết sức hạn chế. Ví dụ trong ngành công nghiệp ô tô có 20 doanh nghiệp lắp ráp ô tô lớn đang hoạt động, chỉ có 81 nhà cung ứng cấp 1 và 145 nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3. Trong khi đó Thái Lan chỉ có 16 nhà lắp ráp ô tô lớn nhưng quốc gia này có tới 690 nhà cung cấp cấp 1 và 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3 [1]. Tỷ lệ nội địa hóa thấp, bình quân khoảng 20% - 25%. Việt Nam nằm ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, giá trị gia tăng thấp. Đây là bằng chứng cho thấy điều kiện tiến bộ công
- INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 711 nghệ của doanh nghiệp trong nước chưa đủ đáp ứng đòi hỏi chuỗi sản xuất và lắp ráp công nghệ cao của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Về khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị. Đến nay, Việt Nam chưa tham gia được vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp đầu chuỗi và doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, mua sắm khoảng 32,4% các dịch vụ và sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp địa phương. Con số này thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp FDI của Nhật tại các nước láng giềng ví dụ như Trung Quốc (67,8%), Thái Lan (57,1%) và Indonesia (40,5%). Trong số các doanh nghiệp cung cấp cho các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản tại Việt Nam, 58,9% các doanh nghiệp đó là các doanh nghiệp FDI có trụ sở tại Việt Nam. Chỉ có 13% nguồn dịch vụ, sản phẩm đầu mua tại địa phương được cung cấp bởi các doanh nghiệp Việt Nam [1]. Từ phía các doanh nghiệp FDI, liên kết hàng dọc với các doanh nghiệp trong nước hiện vẫn còn yếu (theo thống kê của VCCI thì chỉ 37% đầu vào của FDI được mua tại Việt Nam, trong đó một tỷ lệ đáng kể lại mua từ chính các doanh nghiệp FDI khác). Các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao thường có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ nước xuất xứ của mình hơn là các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thấp và có xu hướng sử dụng nhà cung cấp tư nhân trong nước ít hơn. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong chuỗi sản xuất của doanh nghiệp FDI còn rất hạn chế. Đến cuối năm 2019, cả nước có 758 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động nhưng kết nối với chuỗi cung ứng rất hạn chế. Chỉ có 15% số doanh nghiệp trong nước bán hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp FDI. Trên thực tế, với tình hình cung ứng linh kiện điện, điện tử cho các doanh nghiệp lắp ráp tại Việt Nam hiện nay vẫn còn tới 47% các loại linh kiện phải nhập khẩu, 40% do doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cung cấp, chỉ có 1% do doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. Ví dụ tại Canon, riêng với máy văn phòng, 18% là sản phẩm liên doanh, 13% là sản phẩm của doanh nghiệp FDI, 10% của doanh nghiệp Việt Nam, còn lại gần 60% vẫn là hàng nhập khẩu”. Mặc dù Canon đã có định hướng mở rộng chiến lược nội địa hóa và nhà cung cấp tại Việt Nam. Song việc hỗ trợ nội địa hóa linh kiện còn gặp khó khăn như rất ít nhà cung cấp linh phụ kiện của Việt Nam đạt được yêu cầu về cung cấp linh kiện của Canon vì trình độ công nghệ chưa cao. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung vào những sản phẩm như hộp, băng dính có độ chính xác công nghệ thấp [7]. Một trong những nguyên nhân của việc doanh nghiệp FDI không tự tạo ra sự kết nối với doanh nghiệp trong nước bởi vì khi đến đầu tư tại Việt Nam họ mang theo các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, trong khi doanh nghiệp trong nước chưa đắp ứng tiêu chuẩn và thiếu kinh nghiệm kết nối với doanh nghiệp FDI. Trong trường hợp ngành dệt may, da giày tuy đã liên kết ngay từ khi các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Nike, Adidas đầu tư vào Việt Nam nhưng cũng chỉ tham gia ở các khâu có giá trị gia tăng thấp. Mặc dù mối liên kết theo chuỗi cung ứng đã có thâm niên 20 - 30 năm nhưng do chưa có chính sách khuyến khích, chưa đầu tư có hiệu quả vào xây dựng thương hiệu, công nghệ, mẫu mã và thiếu các nhà cung ứng đáp ứng đòi hỏi cao về chất lượng, chi phí, thời gian giao hàng, như dệt nhuộm cho may mặc, thuộc da cho da giày.
- 712 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Bên cạnh đó, liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế còn do Việt Nam còn thiếu các nhà cung ứng đầu vào có đủ năng lực. Phần lớn các doanh nghiệp trong nước là vừa và nhỏ nên yếu về vốn và thiếu công nghệ cao. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước còn đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn nhiều hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý, sản xuất và công nghệ kỹ thuật, thiếu nguồn lực để đổi mới, lĩnh vực sản xuất khá giống nhau, cả về quy mô, trình độ, công nghệ và sản phẩm , khó có thể cung cấp linh kiện, phụ tùng cho các doanh nghiệp FDI, nên chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Mặt khác, cũng do quy mô nhỏ bé nên đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có trình độ quản lý thấp, nguồn nhân lực hạn chế cả về lượng và chất; hầu như không có khả năng tích tụ và tập trung vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; nâng cao năng suất và chất lượng lượng sản phẩm để có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng lớn trong nước và quốc tế. Đôi lúc doanh nghiệp còn tâm lý e dè, chưa dám chấp nhận rủi ro để đầu tư nâng cấp tiêu chuẩn nên chưa thể có những bước đi đột phá. Thực tế cho thấy, nhiều nhà sản xuất điện tử nổi tiếng như Canon, Samsung có nhu cầu sử dụng các loại chi tiết, linh kiện điện, điện tử như mạch in, đầu dây nối, USB do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, nhưng chưa tìm được nguồn cung nên buộc phải nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác. Theo mô hình chuỗi cung ứng, mỗi tập đoàn, doanh nghiệp kể trên đều cần có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là việc cung cấp linh kiện điện, điện tử. Thế nhưng, đã nhiều năm nay, doanh nghiệp điện tử nội địa vẫn chưa có tên trong danh sách các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng đó. Chẳng hạn, chỉ riêng nhà máy điện thoại di động của Samsung ở Bắc Ninh đã cần đến 200 nhà cung cấp các sản phẩm, linh kiện hỗ trợ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt hầu như không lọt được vào được danh sách nhà cung cấp các loại linh kiện điện, điện tử mà thường chỉ cung cấp được những vật tư linh kiện đơn giản như hộp xốp, vỏ bao bì 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM Có thể thấy, sự liên kết giữa các khu vực doanh nghiệp còn yếu và rời rạc không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp mà còn giảm hiệu quả xuất khẩu, tham gia của Việt Nam và các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. Với quan điểm đối với thu hút nguồn vốn FDI trong giai đoạn tới là: Đổi mới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, ưu tiên các dự án có công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại; liên kết, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tham gia có hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, để tăng cường liên kết giữa khu vực doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước, đồng thời thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam lớn mạnh để có thể chủ động tham gia, chuyển dịch lên nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu, Nhà nước, Hiệp hội và các doanh nghiệp cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: 4.1. Về phía Nhà nước Thứ nhất, cần xác định các doanh nghiệp FDI là một thành phần không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, bên cạnh chính sách thu hút FDI, Chính phủ cần yêu cầu các doanh nghiệp FDI cần xây dựng mối quan hệ tương hỗ với các thành phần doanh nghiệp
- INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 713 khác trong nước với phương châm cùng lớn mạnh, cùng phát triển; tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước, thực hiện chuyển giao kiến thức, công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam để tạo dựng hệ sinh thái doanh nghiệp hiệu quả, bền vững. có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước. Thực tiễn cho thấy, các dự án liên doanh thường có hiệu quả về chuyển giao công nghệ cao hơn so với các dự án 100% vốn nước ngoài, bởi trong các doanh nghiệp liên doanh, có sự tham gia của bên Việt Nam. Bên cạnh đó, cần yêu cầu và khuyến khích các doanh nghiệp FDI thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam. Những hoạt động này sẽ tác động tích cực đến quá trình chuyển giao công nghệ. Thứ hai, có chính sách cụ thể để hỗ trợ và tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp FDI với các nhà cung cấp trong nước, bao gồm việc xây dựng cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp FDI, các nhà cung cấp, các dịch vụ kết nối, các chương trình xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có chính sách ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Trong thiết kế các khu công nghiệp riêng dành cho đầu tư FDI, cần tính đến sự kết nối với các khu, cụm công nghiệp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, phải tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn thiết lập các trung tâm và mở rộng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) có sự tham gia của đội ngũ kỹ sư trong nước. Thứ ba, chuẩn bị và nâng cao năng lực hấp thụ những chuyển giao công nghệ. Để hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ, cần có chiến lược dài hạn, tham gia của cả doanh nghiệp và Chính phủ. Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp FDI, trong đó có cơ chế, chính sách hỗ trợ về lãi suất, tài chính, tiếp cận các nguồn lực đầu tư để nâng cấp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đủ khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, cần có chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ các ngành công nghiệp ưu tiên theo từng thời kỳ, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả. Thứ tư, cần xây dựng quy hoạch tổng thể ngành, vùng, địa phương, trên cơ sở đó, rà soát lại việc sử dụng FDI hiện tại để có kế hoạch điều chỉnh, cơ cấu lại hợp lý. Ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu; ưu tiên doanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh việc phải cải thiện chất lượng lao động, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI cũng cần phải lưu ý đến yếu tố địa lý. Chính khoảng cách địa lý cũng có tác động đến sự kết nối này. Việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất riêng biệt, tách biệt các doanh nghiệp FDI có thể giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và xuất khẩu. Tuy nhiên nó lại khiến cho những hiệu ứng lan tỏa tích cực đối với khu vực kinh tế tư nhân trong nước trở nên hạn chế. Chính vì vậy, khi Chính phủ, chính quyền các địa phương thiết kế các khu công nghiệp riêng dành cho đầu tư FDI cũng cần tính đến sự nối kết với các khu cụm công nghiệp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đột phá hơn là khi thu hút doanh nghiệp công nghệ cao, chúng ta không chỉ chú ý đến kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa mà phải tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn thiết lập các trung tâm và mở rộng hoạt động nghiên cứu, phát triển (R&D) với sự tham gia của đội ngũ kỹ sư trong nước. 4.2. Về phía các Hiệp hội Để tạo sự kết nối ngày càng chặt chẽ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam, không thể thiếu vắng vai trò của các Hiệp hội. Về phía các nhà đầu tư nước ngoài, có Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (Association of Foreign Invested Enterprises VAFIE). Đối
- 714 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI với các doanh nghiệp trong nước, tùy theo mỗi lĩnh vực, sẽ tham gia các hiệp hội khác nhau, như Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam; Hiệp hội Nghiệp Điện Tử Việt Nam; Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam Doanh; Hiệp hội Dệt may Việt Nam trong đó, với vai trò là cầu nối, đồng thời tùy theo chức năng mà các Hiệp hội có thể hỗ trợ tạo điều kiện phát triển, ví dụ Hiệp hội ngân hàng hỗ trợ các daonh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận tín dụng, tạo vốn cho đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp; Hiệp hội tư vấn thuế hỗ trợ về tiếp cận hệ thống thuế, cũng như hợp tác trong việc kiến nghị với nhà nước đối với việc xây dựng hệ thống thuế phù hợp để tạo điều kiện tích tụ vốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp Việt Nam, góp phần tạo sự liên kết chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI. 4.3. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân khiến cho mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa còn lỏng lẻo do các doanh nghiệp FDI còn hạn chế trong việc sử dụng các sản phẩm nội địa. Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước cũng còn khá dè dặt trong việc tiếp cận với các doanh nghiệp FDI, chỉ coi các doanh nghiệp FDI như đối tác cạnh tranh chứ chưa chủ động tìm kiếm các cơ hội liên kết từ các doanh nghiệp FDI. Bởi vậy, bản thân các doanh nghiệp trong nước phải có những đột phá về công nghệ nguồn, công nghệ cao cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể đủ lực liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp FDI, đồng thời trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nâng cao năng lực về tất cả các mặt, từ công nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao động, quản lý. Chỉ khi đó, các doanh nghiệp FDI mới tìm đến đặt hàng và hỗ trợ hoàn thiện quy trình sản xuất đáp ứng yêu cầu của họ. Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tiếp tục phát huy sức sáng tạo và linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh mới, nhanh nhạy tận dụng các cơ hội thị trường; dám chấp nhận rủi ro, huy đông moi nguôn lưc đầu tư cai tiên công nghê, nâng cao trinh đô quan ly va đao tao nguôn nhân lưc chât lương caonâng cấp để có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đối tác và tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị trong nước và quốc tế. Đối với các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân lớn: cần chia sẻ thị trường, cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, cần thể hiện tính tiên phong, dẫn dắt, đầu tư vào KHCN và con người để tạo ra một hệ sinh thái phát triển chung, tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ phát triển. doanh nghiệp lớn cần chủ động nghiên cứu xu thế của thế giới, sự chuyển dịch trong bối cảnh hiện nay để đi trước một bước. Đồng thời, cũng cần tăng cường nội lực, liên tục đổi mới sáng tạo, phát huy vai trò đầu tầu; cần xây dựng chiến lược, tầm nhìn lớn với mục tiêu thiết lập vị thế mới của thương hiệu Việt trên thị trường trong và ngoài nước. Thứ ba, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tham gia nhiều FTA thế hệ mới, cũng như chịu những tác động từ dịch bệnh COVID-19 thì việc liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để tham gia sâu hơn vào chuỗi gia tri toàn cầu, là yếu tố then chốt để doanh nghiệp vừa tận dụng được cơ hội từ FTA vừa vượt qua khó khăn do tác động của Đại dịch Covid-19. Đay cũng là giải pháp đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài của các FDI cũng như đảm bảo sự vươn lên của các doanh nghiệp của Việt Nam. Thứ tư, các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất tại Việt Nam sẽ không chỉ tận dụng lợi thế về chi phí sản xuất hợp lý mà còn tận dụng lợi thế về thuế quan và mở cửa thị trường để dễ dàng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện thuận lợi để
- INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 715 trở thành các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm hỗ trợ, đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất đầu cuối trên thị trường. Tuy nhiên, sự chuẩn bị sẵn sàng kết nối của các doanh nghiệp Việt chưa cao. doanh nghiệp nội chưa tạo được định hướng chiến lược lâu dài và bền vững là kết nối chuỗi với tập đoàn nào, cho nên đầu tư thiếu hiệu quả, kể cả kết nối với các tập đoàn trong nước. Do áp lực cạnh tranh cho nên các doanh nghiệp FDI không thể chờ đợi quá lâu vì có thể bị mất cơ hội và bị mất lợi thế cạnh tranh nên khi vào Việt Nam họ đã có một hệ thống doanh nghiệp khác sẵn sàng kết nối từ trước. Các doanh nghiệp trong mạng lưới sẵn có này đã thắng doanh nghiệp Việt trong kết nối với tập đoàn xuyên quốc gia. Do đó, muốn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cùng với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp phải ổn định chi phí nhân công và nguồn nhân công, áp dụng triệt để quản trị tinh gọn, đáp ứng các công đoạn còn thiếu. Đồng thời, doanh nghiệp phải tăng tính cạnh tranh toàn cầu thông qua việc đạt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và theo lĩnh vực, nâng cao năng lực thương mại, quản trị và kết nối. Về phía các doanh nghiệp FDI, dự thảo “Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới” cũng đã đề cập đến cam kết sử dụng nhà cung ứng trong nước hay chuyển giao công nghệ để thụ hưởng các ưu đãi. Tuy nhiên, các quy định này cần thận trọng để tránh trở thành rào cản trong việc thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn tới, khi mà các nước trong khu vực như Ấn Độ, Myanmar, Campuchia cũng đang quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI KẾT LUẬN Để có thể tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng sản phẩm cũng cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía Chính phủ trong lựa chọn loại hình đầu tư, giảm bớt những sự ưu đãi với các doanh nghiệp FDI, kiến tạo các cơ chế để tạo động lực cho cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực hình thành liên kết. Các nhóm giải pháp này cần được thực hiện đồng bộ để đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Hoàng Tuấn (2020), Một số giải pháp tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) 2. made-in-viet-nam/307/737 3. chuoi-gia-tri-toan-cau-566795.html 4. 5. co-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai voi-cac-doanh-nghiep-trong-nuoc.aspx 6. Lê Thị Hồng (2020), Tác động của hoạt động đổi mới và mạng lưới kết nối đến xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, Số 131. 7. Nguyễn Thị Thúy Vinh (2018), Liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam: hình thức liên kết và tác động tới doanh nghiệp Việt Nam – Tạp chi Kinh tế đối ngoại số 99 8. WB (2017), Việt Nam: Tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết của doanh nghiệp vừa và nhỏ - Bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế, Hội nghị do Bộ Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (World Bank) phối hợp tổ chức ngày 07/09/2017, Hà Nội.