Một số vấn đề chính sách thương mại Việt Nam sau khi gia nhập WTO

pdf 15 trang Gia Huy 2940
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề chính sách thương mại Việt Nam sau khi gia nhập WTO", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_chinh_sach_thuong_mai_viet_nam_sau_khi_gia_nha.pdf

Nội dung text: Một số vấn đề chính sách thương mại Việt Nam sau khi gia nhập WTO

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO Some issues of Vietnam trade policy after joining WTO ThS. Nguyễn Thị Hòa Email: nguyenhoa.252hp@gmail.com TÓM TẮT Ngày 11-1-2007 là một dấu mốc hết sức quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta: Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Ngay sau khi gia nhập WTO, chúng ta cũng đã bắt tay vào xây dựng Chiến lƣợc hội nhập kinh tế quốc tế. Ðể thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thƣơng mại theo hƣớng minh bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dƣới luật để thực hiện các cam kết đa phƣơng, mở cửa thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ, cũng nhƣ các biện pháp cải cách đồng bộ trong nƣớc nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vƣợt qua thách thức trong quá trình hội nhập. Vì vậy, việc xem xét và điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới của đất nƣớc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc góp phần đƣa Việt Nam hội nhập thành công và đạt đƣợc mục tiêu về cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp hoá vào năm 2020. 191
  2. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Từ khóa: Chính sách thƣơng mại quốc tế, WTO, thƣơng mại quốc tế, các công cụ thuế quan, công cụ phi thuế quan, bộ công thƣơng, doanh nghiệp, xuất nhập khẩu ABTRACT On 11-1-2007 is a very important milestone in the process of international economic integration of our country: Vietnam officially became the 150th member of the World Trade Organization (WTO). Immediately after joining the WTO, we also embarked on building an International Economic Integration Strategy. In order to fulfill its commitments upon joining WTO, Vietnam has adjusted trade policies in a more transparent and open manner, enacting many laws and bylaws to implement multilateral commitments. Open markets for goods and services, as well as synchronous reform measures in the country to make good use of opportunities and overcome challenges in the integration process. Therefore, the consideration and adjustment of Vi- etnam's international trade policy in the context of international economic integration to suit the country's new conditions and circumstances are very important in contributing. part of making Vietnam a successful integration and achieving its goal of basically becoming an industrialized nation by 2020. Keywords: International trade policy, WTO, international trade, tariff tools, non-tariff tools, Ministry of Industry and Trade, enterprises, import and export 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO đã có những thay đổi đáng kể. Để cam kết vào WTO, Chính sách thƣơng mại quốc tế phải đƣợc hoàn thiện để vừa phù hợp với các chuẩn 192
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 mực thƣơng mại quốc tế hiện hành của thế giới, vừa phát huy đƣợc lợi thế so sánh của Việt Nam. Mặc dù chúng ta đã thực hiện nhiều cải cách về thƣơng mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn cần đƣợc tiếp tục xem xét nhƣ việc liên kết doanh nghiệp và Chính phủ trong việc hoàn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế; phát huy vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong việc thực hiện chính sách; và cách thức vận dụng các công cụ của chính sách thƣơng mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, thực trạng vấn đề chính sách thƣơng mại của Việt Nam sau khi gia nhập WTO có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc góp phần đƣa Việt Nam hội nhập thành công và đạt đƣợc mục tiêu về cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp hoá vào năm 2020. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề ―Một số vấn đề chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO‖ 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU - Giới thiệu về Thương mại quốc tế và WTO Thƣơng mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới giữa các quốc gia. Theo nghĩa rộng hơn, thƣơng mại quốc tế bao gồm sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc gia. Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) xem xét thƣơng mại quốc tế bao gồm thƣơng mại hàng hoá, thƣơng mại dịch vụ và thƣơng mại quyền sở hữu trí tuệ. Chính sách thƣơng mại quốc tế là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp do nhà nƣớc sử dụng để điều tiết và quản lý các hoạt động thƣơng mại quốc tế của quốc gia nhằm đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia đó trong một thời gian nhất định. 193
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 - Vai trò của chính sách thương mại quốc tế Chính sách thƣơng mại quốc tế là một bộ phận của chính sách kinh tế xã hội của Nhà nƣớc, có quan hệ chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Chính sách TMQT tác động mạnh mẽ đến quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nƣớc, đến quy mô và phƣơng thức tham gia của nền kinh tế mỗi nƣớc vào phân công lao động quốc tế và thƣơng mại quốc tế. Chính sách TMQT có vai trò to lớn trong việc khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nƣớc, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ đến quy mô tối ƣu, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế . Chính sách TMQT có thể tạo nên các tác động tích cực khi nó có cơ sở khoa học và thực tiễn, tức là nó xuất phát từ các bối cảnh khách quan của nền kinh tế thế giới, chú ý đến đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế trong nƣớc, tuân theo các quy luật khách quan trong sự vận động của các quan hệ kinh tế quốc tế và thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp với những biến đổi mau lẹ của thực tiễn. - Các công cụ chủ yếu của chính sách Thương mại quốc tế Hệ thống thuế đƣợc xem xét thƣờng bao gồm thuế trực tiếp và thuế gián tiếp. Các hàng rào phi thuế quan bao gồm trợ cấp xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, các yêu cầu về nội địa hoá, trợ cấp tín dụng xuất khẩu, quy định về mua sắm của chính phủ, các hàng rào hành chính, khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài xuất khẩu, khu chế xuất, khu công nghiệp, các quy định về chống bán phá giá và trợ cấp. - Trợ cấp xuất khẩu là khoản tiền trả cho một công ty hay một cá nhân đƣa hàng ra bán ở nƣớc ngoài. Trợ cấp xuất khẩu có thể theo khối lƣợng hay theo giá trị. 194
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 - Hạn ngạch nhập khẩu là sự hạn chế trực tiếp số lƣợng hoặc giá trị một số hàng hoá có thể đƣợc nhập khẩu. - Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biến thể của hạn ngạch nhập khẩu. Nó là một hạn ngạch thƣơng mại do phía nƣớc xuất khẩu đặt ra thay vì nƣớc nhập khẩu. - Các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá là một quy định đòi hỏi một số bộ phận của hàng hoá cuối cùng phải đƣợc sản xuất trong nƣớc. - Trợ cấp tín dụng xuất khẩu cũng giống nhƣ trợ cấp xuất khẩu nhƣng dƣới hình thức một khoản vay có tính chất trợ cấp dành cho ngƣời mua. - Quy định về mua sắm của chính phủ hay doanh nghiệp có thể hƣớng việc mua sắm trực tiếp vào các hàng hoá đƣợc sản xuất trong nƣớc ngay cả khi những hàng hoá đó đắt hơn hàng nhập khẩu. - Các hàng rào hành chính và kỹ thuật là việc các chính phủ sử dụng các điều kiện về tiêu chuẩn y tế, kỹ thuật, an toàn và các thủ tục hải quan để tạo nên những cản trở thƣơng mại. - Các quy định về chống bán phá giá và trợ cấp là các thủ tục, biện pháp áp dụng đối với các hàng hoá bị coi là bán phá giá hay trợ cấp. - Các khu công nghiệp và khu chế xuất tạo điều kiện cho các nhà sản xuất vì nó có những ƣu đãi nhƣ tiền thuê đất, hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, nƣớc, viễn thông) hiệu quả và đáng tin cậy, thủ tục hành chính thuận lợi. 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC Thực trạng chính sách TMQT của Việt Nam sau khi gia nhập WTO - Giai đoạn thăm dò hội nhập (1988-1991) Trong giai đoạn này, Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá không rõ ràng nhƣng có xu hƣớng thay thế nhập khẩu và cởi bỏ dần các hạn chế xuất khẩu, thực hiện hoàn thiện các chính sách tài chính, thuế nhƣ mở cửa sàn giao dịch ngoại hối vào năm 1991, ban hành thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế doanh thu, thuế lợi nhuận vào năm 1990. 195
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Chính sách xuất nhập khẩu và các quy định về thƣơng mại đƣợc thông thoáng hơn theo đó các doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc trực tiếp tham gia vào thƣơng mại quốc tế vào năm 1991 và thành lập các khu chế xuất. Tuy nhiên, một số hàng hoá vẫn bị giới hạn xuất khẩu ở một số ít công ty và các tổng công ty xuất khẩu vẫn phải đăng ký nhóm hàng hoá xuất khẩu với cơ quan quản lý nhà nƣớc. - Giai đoạn khởi động hội nhập (1992-2000) Tính đến năm 2000, các doanh nghiệp tham gia vào thƣơng mại quốc tế ở Việt Nam vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nƣớc. Chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam có xu hƣớng thay thế nhập khẩu. Đặc điểm nổi bật trong việc hoàn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam ở giai đoạn này là không có một lịch trình giảm thuế cụ thể. Trong giai đoạn này, nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ mậu dịch của Việt Nam trong chính sách thƣơng mại quốc tế không có nhiều thay đổi so với giai đoạn thăm dò hội nhập. Việt Nam vẫn theo đuổi một chiến lƣợc công nghiệp hoá không rõ ràng. Việt Nam vừa muốn thực hiện công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu vừa muốn hƣớng vào xuất khẩu. Trong giai đoạn này, Việt Nam là có xu hƣớng hƣớng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, dƣờng nhƣ mục tiêu và phƣơng pháp công nghiệp hoá chƣa đƣợc thống nhất giữa các cấp, các ngành dẫn đến tình trạng đi theo chứ chƣa chủ động hội nhập. Các danh mục hàng hoá và thuế suất nhập khẩu chủ yếu ban hành theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với EU (Châu âu), ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), Hoa Kỳ, Canada. Một mặt, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nhƣ cho phép xuất khẩu không hạn chế theo ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh vào năm 2001, ban hành danh mục biểu thuế ƣu đãi hàng năm, đàm phán ASEAN và ASEAN mở rộng cũng nhƣ ban hành quy trình xét miễn, giảm và hoàn thuế xuất khẩu và nhập khẩu vào 196
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 năm 2005, đẩy mạnh đàm phán và chính thức gia nhập WTO vào 11/01/2007. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn lúng túng trong việc giải quyết việc bảo hộ thị trƣờng nội địa cho một số ngành hàng nhƣ ô tô, sắt thép, điện tử - Thực trạng hoàn thiện các công cụ thuế quan Đối với thuế nội địa, cam kết WTO cuả Việt Nam tập trung vào thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Quy định hiện hành có sự phân biệt đối xử nhất định đối với một số mặt hàng chủ yếu hình thành từ hoạt động nhập khẩu. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải cam kết thay đổi những quy định liên quan để tuân thủ nghĩa vụ theo quy định điều III cuả GATT 1994. Theo đó, sản phẩm bia, rƣợu đòi hỏi phải đƣợc điều chỉnh theo lộ trình để phù hợp với thông lệ quốc tế. Đối với thuế nhập khẩu, câu trả lời tại sao hàng hoá nhập khẩu trở nên rẻ hơn và dễ tìm mua hơn là do Việt Nam cam kết ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế nhập khẩu với 10.600 dòng thuế sẽ có mức thuế bình quân giảm khoảng 3% - từ 17,4% còn 13,4%. Lộ trình cắt giảm trong vòng 5-7năm kể từ thời điểm cam kết. Đặc biệt là mặt hàng nông nghiệp đã từ lâu ta xem là mặt hàng chủ lực cuả Việt Nam bị cắt giảm tƣơng tự- từ 23,5% xuống còn 20,9% trong vòng 5 năm. Với hàng công nghiệp là .từ 16,8% xuống còn 12,6% trong thời gian từ 5-7năm. Mức cắt giảm bình quân thuế nhập khẩu Việt Nam tuân thủ mức cắt giảm thuế chung tại vòng Uru- goay là vào khoảng 27% (30% cho hàng nông sản, 24% co hàng công nghiệp) đối với các nƣớc đang phát triển. Theo cam kết cắt giảm thuế tuân thủ một số hiệp định tự do theo ngành của WTO yêu cầu giảm thuế xuống còn 0% hoặc ở mức thấp. Đây là hiệp định tự nguyện nhƣng các nƣớc mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Việt Nam cam kết ngành đối với sản phẩm công nghệ thông tin , dệt may và thiết bị y tế và tham gia một phần với thời gian thực hiện 3-5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng. 197
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Bên cạnh đó cũng cần phải kể đến cam kết về việc xác định trị giá hải quan (customs valuation). Xác định trị giá hải quan là căn cứ định giá tính thuế xuất khẩu hoặc nhập khầu, từ đó xác định đƣợc số tiền thuế xuất khẩu hay nhập khẩu tƣơng ứng. Hiện nay Việt Nam quy định trị giá hải quan đƣợc xác định căn cứ vào ―giá hợp đồng‖. Trên thực tế, quy định này không đồng nghiã với việc xác định trị ―trị giá giao dịch‖ đƣợc quy định tại Thoả thuận bổ sung cuả Điều 7 (về trị giá hải quan) trong Thoả thuận chung về thuế quan và thƣơng mại 1994. Chính vì thế Việt Nam cam kết sẽ có sự đổi mới để tƣơng thích, trong đó có việc ban hành những quy định về trình tự, thủ tục xác định trị giá hải quan. Có vẻ nhƣ những cam kết trên không có liên quan gì đến thuế Giá trị giá tăng (GTGT). Theo lộ trình mà Việt Nam cam kết thì với một khoảng thời gian nhanh nhất là ngay sau khi gia nhập và chậm nhất là 12 năm kể từ khi gia nhập, chúng ta có thể vui mừng vì ngƣời tiêu dùng Việt Nam sẽ đƣợc mua hàng nhập khẩu chất lƣợng cao với giá rẻ. Ƣớc lƣợng mức bình quân có thể rẻ hơn hiện nay khoảng chừng gần 30% so với giá thị trƣờng hiện tại (với điều kiện giá giao dịch không đổi). Chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt nam đã chuyển từ thay thế nhập khẩu sang hƣớng xuất khẩu. Trong giai đoạn hiện nay, xu hƣớng hƣớng vào xuất khẩu là hoàn toàn phù hợp vì Việt Nam cần thiết phải là một bộ phận của nền kinh tế thế giới và phải tham gia có hiệu quả vào mạng lƣới sản xuất khu vực và thế giới. - Thực trạng hoàn thiện các công cụ phi thuế quan Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong chính sách thƣơng mại quốc tế không phải là một biện pháp lâu dài. Chẳng hạn, trong khuôn khổ WTO, các chính phủ phải minh bạch hoá chính sách và chuyển dần việc quản lý bằng các công cụ phi thuế quan sang thuế quan. Hiện tại, ở Việt Nam, hệ thống các công cụ phi thuế quan chƣa đƣợc Bộ Công thƣơng hay bất cứ cơ quan nào thống kê theo dõi và điều chỉnh. 198
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Các công cụ phi thuế quan đang do các cơ quan khác nhau quản lý nhƣng không trực tiếp đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ của chính sách thƣơng mại quốc tế. Ví dụ, Bộ Công thƣơng quản lý hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan, các biện pháp hành chính. Bộ Công thƣơng, Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tỷ lệ nội địa hoá. Tín dụng xuất khẩu lại do Ngân hàng Phát triển và các ngân hàng thực hiện. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu và cấp giấy chứng nhận xuất xử còn tách rời dẫn đến doanh nghiệp mất thời gian khi thực hiện thủ tục xuất khẩu. Quy chế hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chƣa có định hƣớng ƣu tiên cho các doanh nghiệp có uy tín, có tình hình tài chính lành mạnh. Hơn nữa, diện các mặt hàng đƣợc hƣởng ƣu đãi về tín dụng xuất khẩu còn dàn trải Việt Nam còn ít sử dụng các biện pháp nhƣ hạn ngạch thuế quan, các khoản mua sắm của chính phủ. Việc sử dụng các khoản tín dụng xuất khẩu, thƣởng xuất khẩu đang đƣợc điều chỉnh. Tuy nhiên, đối tƣợng chủ trì các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại còn giới hạn ở một số ít cơ quan. Thực trạng phối hợp hoàn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng phối hợp hoàn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế trong điều kiện hội nhập cho thấy Việt Nam rất cần một cơ quan đầu mối (với đầy đủ quyền hạn, nguồn lực và trách nhiệm) phối hợp hoạt động hoàn thiện giữa các bộ, ngành liên quan. Các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc cần đƣợc tham gia nhiều hơn vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách. Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong các năm gần đây. 199
  10. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Số liệu thống kê về tình hình xuất nhập khẩu trong thời gian vừa qua nhƣ sau: Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu Đơn vị tính: triệu USD Chia ra Năm Tổng số Cân đối (*) Xuất khẩu Nhập khẩu 1990 5156.4 2404.0 2752.4 -348.4 1991 4425.2 2087.1 2338.1 -251.0 1992 5121.5 2580.7 2540.8 39.9 1993 6909.1 2985.2 3923.9 -938.7 1994 9880.1 4054.3 5825.8 -1771.5 1995 13604.3 5448.9 8155.4 -2706.5 1996 18399.4 7255.8 11143.6 -3887.8 1997 20777.3 9185.0 11592.3 -2407.3 1998 20859.9 9360.3 11499.6 -2139.3 1999 23283.5 11541.4 11742.1 -200.7 2000 30119.2 14482.7 15636.5 -1153.8 2001 31247.1 15029.2 16217.9 -1188.7 2002 36451.7 16706.1 19745.6 -3039.5 2003 45405.1 20149.3 25255.8 -5106.5 2004 58453.8 26485.0 31968.8 -5483.8 2005 69208.2 32447.1 36761.1 -4314.0 2006 84717,3 39826,2 44891,1 -5064,9 2007 111326,1 48561,4 62764,7 -14203,3 2008 143398,9 62685,1 80713,8 -18028,7 2009 125384,0 56584,0 68800,0 -12216,0 Nguồn: Tổng cục thống kê 200
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có vai trò không nhỏ của thƣơng mại. Với quy mô xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng gấp 3 lần, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gần 5 lần. Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP tăng từ 76,9% năm 2007 lên 93,62% năm 2016, tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại nội địa trung bình giai đoạn 2007-2016 đạt 8,5% với mức tăng hàng năm đều cao hơn tốc độ tăng trƣởng chung của nền kinh tế. Thƣơng mại trở thành một trong những động lực chính cho tăng trƣởng kinh tế. Ưu Điểm - Tốc độ tăng trƣởng của ngoại thƣơng Việt Nam khá cao qua các năm (trung bình trên 20% năm) và cao hơn tốc độ tăng trƣởng của nền sản xuất xã hội (cao hơn khoảng 2-3 lần). Điều đó làm cho quy mô của kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng lên nhanh chóng, có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu trên. Những thành quả trên đạt đƣợc là do chính sách mở cửa của Đàng và Nhà nƣớc ta trong những năm qua. - Thị trƣờng trong hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam ngày càng mở rộng và đã chuyển mạnh từ đơn thị trƣờng ra thành đa thị trƣờng. Trƣớc năm 1986 thị trƣờng chủ yếu của ta là Liên Xô và Đông Âu (chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu).Từ năm 1987 với chủ trƣơng đổi mới của Đảng và Nhà Nƣớc theo hƣớng đa phƣơng hoá trong quan hệ bạn hàng đa dạng hoá trong các lại sản phẩm nhƣ hiện nay Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hơn 165 quốc gia trên thế giới, trong đó ký hợp đồng thƣơng mại song phƣơng với 72 nƣớc. Các bạn hàng lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Mỹ, EU Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO đang và sẽ giúp nền kinh tế nƣớc ta tiếp tục tăng trƣởng trong thời gian qua và những năm tới - Nền kinh tế Việt Nam đã từng bƣớc xây dựng những mặt hàng quy mô lớn đƣợc thị trƣờng thế giới chấp nhận: dầu khí, gạo, thuỷ sản, dệt may, giày dép Việc xây dựng những mặt hàng trên cho phép chúng ta 201
  12. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 khai thác những lợi thế so sánh của nền kinh tế trong phân công lao động và hợp tác quốc tế - Nền ngoại thƣơng Việt Nam đã chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế hoạch toán kinh doanh, phát huy quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, chuyển từ việc vay nợ nƣớc ngoài để nhập khẩu là chủ yếu sang đầy mạnh xuất khẩu để lấy kim ngạch xuất khẩu trang trải cho nhập khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động ngoại thƣơng. - Cùng với qua trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, sự tham gia vào các định chế kinh tế quốc tế và đàm phán gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu, cơ chế chính sách của Việt Nam đã đƣợc đổi mới mạnh mẽ theo hƣớng tăng tự do hoá thƣơng mại đầu tƣ, giảm thiểu mức can thiệp của Nhà nƣớc vào lĩnh vực buôn bán quốc tế. Điều đó đóng góp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thƣơng Việt Nam . Nhược điểm - Quy mô xuất nhập khẩu còn quá nhỏ bé so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á - Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn trong tình trạng lạc hậu, chất lượng thấp, mặt hàng manh mún, sức cạnh tranh yếu (gần 40% kim ngạch là hàng nông, lâm, thuỷ sản, trên 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là hàng nguyên liệu, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, do đó chịu nhiều thua thiệt trong thương mại quốc tế. - Thị trường ngoại thương Việt Nam còn nhiều bấp bênh chủ yếu là thị trường các nước trong khu vực và các thị trường qua trung gian, còn thiếu những hợp đồng lớn và dài hạn. - Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá luôn thấp hơn kim ngạch nhập khẩu.Cán cân thương mại chưa cân bằng, nhập siêu thường xuyên xảy ra. 202
  13. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 - Công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu còn thiếu đồng bộ và nhất quán, khi thì buông lỏng dễ dãi. - Tình trạng buôn lậu, gian lận thƣơng mại đây là vấn đề quốc nạn cần sớm đƣợc giải quyết. - Trong cơ chế chính sách đang tiếp tục đƣợc đổi mới theo hƣớng nới lỏng sự can thiệp của Nhà nƣớc vào lĩnh vực buôn bán quốc tế, nhƣng hiện tại cơ chế chính sách cũng nhƣ việc tổ chức thực thi bộc lộ nhiều bất cập. Từ đó, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách Thƣơng mại quốc tế trong giai đoạn hiện nay nhƣ sau: - Đồng bộ công tác quản lý xuất nhập khẩu trong từng khâu đến tổng thể. - Chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn cung cầu của thị trƣờng tránh việc bị ảnh hƣởng quá nhiều từ các thị trƣờng lân cận và những thị trƣờng lớn trên thế giới. - Tiếp tục tìm hiểu và sử dụng những chuyên gia am hiểu về chính sách thƣơng mại quốc tế để đƣa ra những quyết định đứng đắn, và hợp lý cho chính sách Việt Nam trong giai đoạn tới. 4. KẾT LUẬN Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt NamTăng tính thống nhất trong nhận thức về giải quyết mối quan hệ giữa tự do hoá thƣơng mại và bảo hộ mậu dịch Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh tự do hoá thƣơng mại (song phƣơng, khu vực và đa phƣơng) và bảo hộ có chọn lọc một số mặt hàng. Trong khuôn khổ WTO, các quốc gia thành viên đƣợc quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan. Bộ Công thƣơng cần xem xét sử dụng nhiều hơn công cụ này. Sự khác biệt giữa mức thuế trong hạn ngạch và ngoài hạn ngạch thƣờng rất lớn (thƣờng là gấp đôi). Tuy nhiên, việc quyết định sử 203
  14. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 dụng hạn ngạch thuế quan cho mặt hàng nào không thể chỉ phụ thuộc vào một tính toán về lợi thế so sánh hiện hữu đơn giản. Do đó, khi quyết định lựa chọn mặt hàng thực hiện áp dụng hạn ngạch thuế quan, Bộ Công thƣơng cũng cần dựa trên phƣơng pháp chuyên gia và thực hiện lấy ý kiến từ doanh nghiệp trong ngành. Các thành viên WTO vận dụng việc sử dụng giấy phép và lệnh cấm với nhiều lý do nhƣ bảo về ngành công nghiệp, bảo vệ sức khoẻ, môi trƣờng, bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng, bảo vệ các di sảnvà truyền thống văn hoá. Để sử dụng có hiệu quả việc cấp giấy phép nhập khẩu, Bộ Công thƣơng cần phối hợp với các bộ chuyên ngành, và cộng đồng do- anh nghiệp. Khi trở thành thành viên của WTO, sự tham gia của các doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp vào quá trình hoàn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế cần đƣợc thay đổi. Các doanh nghiệp tham gia rất hiệu quả vào quá trình hoàn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế ở Thái Lan, Malaysia và Hoa Kỳ. Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy đã có sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào quá trình hoạch định và hoàn thiện chính sách. Tuy nhiên, kết quả thu đƣợc không có tính chất hệ thống và không có trọng tâm. Trong quá trình hoàn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế, Việt Nam rất cần sự tham gia của doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. Những doanh nghiệp này cần đƣợc mời thƣờng xuyên tới các cuộc họp lấy ý kiến từ các kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách cho Bộ Công thƣơng và các bộ ngành, cho Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. 204
  15. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình Kinh tế Quốc tế của Trƣờng Đại học KTQD, đồng chủ biên GS.TS Đỗ Đức Bình; PGS.TS Nguyễn Thƣờng Lạng, nhà xuất bản trƣờng ĐHKTQD, 2008. 2.Giáo trình Thƣơng mại quốc tế, tác giả Nguyễn Thành Danh, nhà xuất bản Lao động xã hội, 2008. 3.Kinh tế học quốc tế - lý thuyết và chính sách tập 1 (những vấn đề về thƣơng mại quốc tế), bản dịch, nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1996. 4.Sách ―toàn cầu hóa kinh tế‖, tác giả Dƣơng Phú Hiệp và các tác giả khác, nhà xuất bản khoa học xã hội, 2001. 5.Bài báo ―Hoạt động thƣơng mại quốc tế và những ảnh hƣởng của nó đối với DN Việt Nam hiện nay‖ của tác giả Nguyễn Trung Chính, ngày 11/06/2006 trên trang web: Vietbao.vn 6.Bài báo ― Thƣơng mại Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO những tồn tại cần khắc phục để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp‖ (Vinanet) 7.Bài báo ―Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO‖ của tác giả Nguyễn Văn Long trên Tạp chí cộng sản. 8. 10-nam-gia-nhap-wto 9. Mirage-080201%20ISD-%20CEPII%20-VN.pdf 10. trao-doi/trao-doi- binh-luan/viet-nam-sau-10-nam-gia-nhap-wto-nhung-thanh-tuu- kha-quan-121781.html 11. t-ca-vit-nam-sau-khi-gia-nhp-wto 205