Mức độ tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng của người dân trong chương trình nông thôn mới ở xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Bạn đang xem tài liệu "Mức độ tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng của người dân trong chương trình nông thôn mới ở xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- muc_do_tham_gia_xay_dung_co_so_ha_tang_cua_nguoi_dan_trong_c.pdf
Nội dung text: Mức độ tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng của người dân trong chương trình nông thôn mới ở xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- MỨC ĐỘ THAM GIA XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ PHONG AN, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THE PARTICIPATION LEVEL IN INFRASTRUCTURE BUILDING OF PEOPLE IN THE PROGRAM OF NEW RURAL AREA IN PHONG AN COMMUNE, PHONG DIEN DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE ThS. Mai Chiếm Tuyến Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Mức độ tham gia của người dân có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của chương trình Nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng xã Phong An đã huy động được một lượng lớn vốn đầu tư để xây dựng Nông thôn mới trong giai đoạn 2013 - 2015, trong đó chủ yếu là cho cơ sở hạ tầng với tỷ trọng chiếm đến 98,76%. Mặc dù vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn khác nhau nhưng phần lớn vẫn là ngân sách nhà nước với tỷ lệ lên tới 89,98%, đóng góp của người dân còn rất hạn chế. Kết quả điều tra bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo tỷ lệ (với 96 hộ) đã chỉ ra rằng mặc dù người dân sẵn sàng và tự nguyện đóng góp (78,13%) dưới nhiều hình thức cho các loại hình cơ sở hạ tầng khác nhau trên địa bàn tuy nhiên lợi ích nhận được còn ít, sự tham gia của người dân cũng không được chú trọng trong những giai đoạn sau của quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như nông thôn mới. Chính vì vậy cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như (i) tăng cường sự tham gia của người dân trong tất cả các giai đoạn trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng và nông thôn mới nói chung; (ii) đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích các công trình cơ sở hạ tầng được triển khai thực hiện; và (iii) làm tốt công tác kiểm kê và thông tin về quy mô và mức độ đóng góp của người dân. Từ khóa: Cơ sở hạ tầng, Nông thôn mới, xã Phong An, người dân, tham gia Abstract. The participation level of people plays important role for the success of the New rural area program. Research results shown that Phong An commne had mobilized large amounts of investment capital to build new rural area in the period 2013 - 2015, of which mainly for infrastructure, with the proportion was up to 98.76%. Although investment capital mobilized from various sources, the majority was still state budget at the rate of 89.98%, the people’s contribution was very low. The survey by proportional random sampling method (with 96 households) indicated that although people were willing and voluntary to contribute (78.13%) under different forms for different infrastructure types they received small benefit, the attendance of people was not be focused on the later stages in the process of building infrastructure as well as new rural area. Thus, there is need to implement some measures such as (i) enhancing the people participation on all stages of the building process of infrastructure in particular and new rural area in general; (ii) promoting the dissemination of the benefits of implemented infrastructure projects; and 761
- (iii) doing well the inventory and information on the size and extent of the people’s contribution. Keywords: Infrastructure, New rural area, Phong An commune, people, participation 1. Đặt vấn đề Là một trong hai chương trình mục tiêu quốc gia còn được triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020 (Thủ tướng Chính phủ, 2016), xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo ra sự thay đổi lớn cho bộ mặt nông thôn Việt Nam. Tính đến ngày 15/9/2016, cả nước đã có 2.045 xã (23%) được công nhận đạt chuẩn NTM, dự kiến đến hết năm 2016 sẽ có khoảng 25% số xã đạt chuẩn (Bùi Thủy, 2016). Trong đó sự tham gia của người dân luôn đóng vai trò then chốt ở tất cả các nội dung của 19 tiêu chí, tuy nhiên nhiều địa phương vẫn chưa phát huy được vai trò chủ thể của người dân (Phạm Tất Thắng, 2015). Nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A lại được sự quan tâm sát sao của các cấp chính quyền từ huyện Phong Điền cho đến tỉnh Thừa Thiên Huế, xã Phong An đã sớm trở thành xã NTM từ năm 2015. Xã đã triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng - kinh tế - văn hóa xã hội với tổng kinh phí hơn 147 tỷ đồng, trong đó 31 km tuyến đường liên thôn, liên xã được bê tông kiên cố, trên 80% tuyến đường giao thông nông thôn đã có điện chiếu sáng, nhà ở được xây dựng chỉnh trang, sạch đẹp (Trần Minh, 2015); tuy nhiên nguồn vốn chủ yếu vẫn là ngân sách nhà nước (UBND xã Phong An, 2015), mức độ tham gia đóng góp xây dựng cở hạ tầng (CSHT) của người dân vẫn còn rất hạn chế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm ba mục tiêu: - Đánh giá tình hình huy động vốn đầu tư (VĐT) xây dựng CSHT trong chương trình NTM ở xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; - Phân tích mức độ tham gia xây đựng CSHT của người dân CSHT trong chương trình NTM ở xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự tham gia xây dựng CSHT của người dân trong chương trình NTM trên địa bàn nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thứ cấp được thu thập thông qua báo cáo của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phong Điền, báo cáo của Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG về xây dựng NTM huyện Phong Điền; báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB nguồn ngân sách nhà nước ở xã Phong An, báo cáo kết quả thực hiện NTM của xã Phong An giai đoạn 2011 - 2015, báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Phong An; các báo cáo chuyên đề, các nghiên cứu và bài báo trên các tạp chí, tài liệu internet Số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua điều tra hộ bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo tỷ lệ (Trần Tiến Khai, 2012) với quy mô mẫu được xác định theo công thức Yamane (Lê Huy Bá, 2006): n = N/(1 + N*e2) Trong đó n là cỡ mẫu điều tra; N là số lượng tổng thể (trong trường hợp này là tổng số hộ dân của xã Phong An); và e là mức sai số chọn mẫu (chọn 10%). 762
- Bảng 1 cho thấy số lượng (SL) mẫu điều tra là 96 hộ, được xác định tương ứng cơ cấu (CC) hộ dân ở từng thôn. Bên cạnh đó, qua quá trình xem xét tình hình triển khai xây dựng CSHT trong chương trình NTM, tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn xã cũng như đảm bảo các điều kiện trong thống kê để thực hiện các kiểm định, chúng tôi đi đến phân chia địa bàn thành 5 nhóm, gồm: Bồ Điền, Đông Lâm, Phò Ninh, Thượng An và khác (gồm các thôn Đông An, Phường Hóp và Vĩnh Hương). Bảng 1: Quy mô mẫu điều tra ở xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Số hộ năm 2016 (N) Số mẫu điều tra (n) Địa bàn SL CC SL (Hộ) (%) (Hộ) 1. Thôn Bồ Điền 425 16,69 16 2. Thôn Đông Lâm 351 13,79 13 3. Thôn Phò Ninh 711 27,93 27 4. Thôn Thượng An 757 29,73 29 Thôn Đông An 121 4,75 5 5. Khác Thôn Phường Hóp 65 2,55 2 Thôn Vĩnh Hương 116 4,56 4 Tổng số 2.546 100,00 96 (Nguồn: UBND xã PhongAn, 2016 và xử lý của tác giả) - Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: số liệu thứ cấp được tổng hợp và xử lý bằng MS. Excel 2007, số liệu sơ cấp được tổng hợp và xử lý bằng IBM SPSS 22. - Phương pháp phân tích số liệu: số liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích ANOVA (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2014). 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Tổng quan nghiên cứu về mức độ tham gia xây dựng CSHT của người dân trong chương trình NTM Theo Trần Việt Dũng (2016), cả hệ thống chính trị nước ta (từ cấp ủy các cấp đến các tổ chức cơ sở đảng; từ Mặt trận Tổ quốc đến các tổ chức chính trị - xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân ) tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để đưa chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đến với người dân, để người dân thực sự là chủ thể của chương trình, nhất là vai trò của nông dân. Nghiên cứu tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Đỗ Thị Hồng Nhung (2014) cho rằng người dân ở đã tham gia hầu hết các nội dung trong xây dựng NTM như: thông tin, tuyên truyền; thảo luận chiến lược, lập kế hoạch và quy hoạch phát triển NTM; các mô hình sản xuất, tập huấn khoa học - kỹ thuật; huy động nguồn lực xây dựng NTM; giám sát; quản lý và sử dụng tài sản hình thành trong quá trình xây dựng mô hình NTM. Tuy nhiên đa số người dân vẫn chưa mặn mà với một số nội dung, một bộ phận không nhỏ người dân 763
- tham gia một cách rất hình thức, chiếu lệ, chính điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả thực hiện chươn trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Nguyễn Hoài Nam (2012), Nguyễn Thị Tú Quyên (2012) và Trương Xuân Quý (2014) cũng đã chỉ ra vai trò quan trọng của người dân trong xây dựng NTM, trong đó người dân tham gia với nhiều hình thức và cấp độ khác nhau như: không có sự tham gia, tham gia thụ động, tham gia thông qua việc cung cấp thông tin, tham gia bởi nghĩa vụ hay bị bắt buộc, tham gia bởi định hướng từ bên ngoài, tham gia tự nguyện. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tài Phúc và công sự (2016) tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cho rằng mức độ tham gia xây dựng NTM nói chung và CSHT nói riêng của người dân chưa được chú trọng, những giai đoạn quan trọng trong quá trình này ít có sự tham gia của nhân dân. 3.2. Quy mô và tỷ trọng VĐT xây dựng CSHT phân theo nguồn vốn trong chương trình NTM ở xã Phong An Số liệu bảng 1 cho thấy VĐT xây dựng CSHT được huy động từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là nguồn từ nhà nước với tổng tỷ trọng chiếm đến 89,98%, trong đó cao nhất là nguồn đầu tư từ ngân sách huyện với 38,17%, ngân sách tỉnh 17,71%, vay tín dụng cũng lên đến 21,52%. Trong khi đó, nguồn vốn đóng góp từ các DN chỉ đạt 1.394,77 triệu đồng, chỉ chiếm 0,96% tổng vốn xây dựng CSHT. Nhân dân cũng có nhiều đóng góp trong việc xây dựng các công trình CSHT nhưng chỉ chỉ đạt 8.784,33 triệu đồng, chiếm 6,04%. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong công tác xây dựng NTM trên địa bàn xã Phong An, huyện Phong Điền, tuy nhiên vẫn chưa vẫn huy động tốt nguồn lực ngoài nhà nước cho chương trình này. Bảng 2: Quy mô và cơ cấu VĐT xây dựng CSHT phân theo nguồn vốn trong chương trình NTM ở xã Phong An giai đoạn 2011 - 2015 Xây dựng CSHT Khác Tổng VĐT XD NTM Nguồn vốn SL CC TT SL SL CC (Tr.đ) (%) (%) (Tr.đ) (Tr.đ) (%) Ngân sách trung ương 3.533,80 2,43 100,00 0,00 3.533,80 2,40 Ngân sách tỉnh 25.766,11 17,71 100,00 0,00 25.766,11 17,49 Ngân sách huyện 55.543,82 38,17 99,27 409,25 55.953,07 37,98 Ngân sách xã 14.768,39 10,15 99,66 50,00 14.818,39 10,06 Vốn vay tín dụng 31.318,86 21,52 100,00 0,00 31.318,86 21,26 Doanh nghiệp 1.394,77 0,96 100,00 0,00 1.394,77 0,95 Nhân dân đóng góp 8.784,33 6,04 86,50 1.370,69 10.155,02 6,89 Nguồn vố hỗ trợ khác 4.400,00 3,02 100,00 0,00 4.400,00 2,99 Tổng số 145.510,09 100,00 98,76 1.829,94 147.340,03 100,00 (Nguồn: UBND xã Phong An, 2015) Cũng giống như nhiều địa phương khác, VĐT trong chương trình NTM ở xã Phong An chủ yếu dành cho xây dựng CSHT (với 8 tiêu chí), tỷ lệ này lên đến 98,76%, chỉ 1,24% còn lại cho các nội dung khác. Điều này hoàn toàn lý giải được khi chính quyền và nhân dân xã Phong An luôn xác định được vai trò tiên phong của CSHT trong quá trình phát 764
- triển KT-XH trên địa bàn. Việc phát triển CSHT là tiền đề quan trọng và vững chắc để tiến đến thực hiện tốt các tiêu chí về quản lý phát triển kinh tế (như thu nhập, việc làm, hình thức tổ chức sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo) và các tiêu chí khác (như môi trường ). 3.3. Mức độ tham gia xây dựng CSHT của người dân trong chương trình NTM ở xã Phong An, huyện Phong Điền 3.3.1. Tình hình cơ bản của đối tượng điều tra Bảng 3 cho thấy phần lớn đại diện các hộ tham gia phỏng vấn là nam, tỷ lệ này đạt 65,63%. Tuổi bình quân của người được điều tra là 46,11 tuổi, với trình độ văn hóa khoảng lớp 10. Như vậy, cơ bản người tham gia phỏng vấn có đủ trình độ và tuổi tác để nắm bắt các thông tin tuyên truyền về xây dựng NTM cũng như đóng góp xây dựng CSHT ở địa phương. Xét theo nghề nghiệp, chúng ta thấy rằng đối tượng tham gia phỏng vấn có nghề nghiệp rất đa dạng, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là nông nghiệp với tỷ lệ đạt 30,21%, tiếp đến là buôn bán dịch vụ và làm công, công nhân với tỷ lệ lần lượt là 27,08% và 23,96%. Sự đa dạng về ngành nghề của đối tượng tham gia phỏng vấn sẽ góp phần đưa ra những ý kiến đa chiều trong quá trình đánh giá mức độ tham gia xây dựng CSHT trong chương trình NTM của người dân ở xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bảng 3: Thông tin chung đối tượng điều tra ở xã Phong An, huyện Phong Điền Tổng số/ Bồ Điền Đông Lâm Phò Ninh Thượng An Khác BQC Chỉ tiêu ĐVT CC CC CC CC CC CC SL SL SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) (%) (%) 1. Giới tính Người Nam 12 75,00 9 69,23 17 62,96 17 58,62 8 72,73 63 65,63 Nữ 4 25,00 4 30,77 10 37,04 12 41,38 3 27,27 33 34,38 Tổng số 16 100,00 13 100,00 27 100,00 29 100,00 11 100,00 96 100,00 2. Tuổi Tuổi 47,06 41,08 46,07 49,03 43,09 46,11 3. Trình độ VH Lớp 10,13 11,23 9,89 9,17 10,36 9,95 4. Nghề nghiệp Người Nông nghiệp 4 25,00 3 23,08 7 25,93 11 37,93 4 36,36 29 30,21 Làm công, 5 31,25 4 30,77 2 7,41 11 37,93 1 9,09 23 23,96 công nhân Cán bộ, 3 18,75 5 38,46 3 11,11 1 3,45 1 9,09 13 13,54 công chức Buôn bán, 3 18,75 1 7,69 14 51,85 3 10,34 5 45,45 26 27,08 dịch vụ Nội trợ 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Già/ Nghỉ hưu 1 6,25 0 0,00 1 3,70 3 10,34 0 0,00 5 5,21 Khác 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng số 16 100,00 13 100,00 27 100,00 29 100,00 11 100,00 96 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2016) 765
- 3.3.2. Quy mô và giá trị đóng góp xây dựng CSHT của các hộ điều tra ở xã Phong An Kết quả bảng 4 cho thấy rằng người dân ở xã Phong An đã góp vốn xây dựng CSHT bằng nhiều dạng khác nhau, từ tiền mặt, đất đai cho đến ngày công lao động. Trong đó số lần đóng góp tiền mặt ở thôn Phò Ninh là cao nhất với 2,11 lần, tương ứng 201,85 nghìn đồng, thấp nhất là thôn Bồ Điền với 1,50 lần, giá trị đạt 167,86 nghìn đồng. Trong khi không có thôn nào đóng góp tài sản thì ngày công lao động lại được tất cả các thôn tham gia đóng góp, cao nhất ở địa bàn khác với 6,91 công, tương đương 1.331,82 nghìn đồng, thấp nhất ở thôn Phò Ninh với chỉ 3,67 công tương ứng 851,35 nghìn đồng. Việc các hộ đóng góp đất đai cũng được các thôn xem xét tuy nhiên chỉ có hai địa bàn nhận được sự đóng góp này từ nhân dân là Bồ Điền và khác. Bảng 4: Quy mô và giá trị đóng góp xây dựng CSHT của các hộ điều tra ở xã Phong An (Tình BQ/Hộ/Năm) Bồ Điền Đông Lâm Phò Ninh Thượng An Khác BQC Chỉ tiêu ĐVT GT GT GT GT GT GT SL SL SL SL SL SL (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) Tiền mặt Lần 1,50 167,86 1,92 220,83 2,11 201,85 1,83 183,93 1,64 180,00 1,84 191,21 Ngày Lao động 6,25 1.057,50 5,92 1.190,77 3,67 851,36 6,45 1.285,52 6,91 1.331,82 5,61 1.132,53 công Tài sản Cái 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Đất đai M2 6,19 14.666,67 0,00 0,00 0,00 4,55 20.000,00 1,55 16.000,00 Khác 1.000đ 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2016) Để xem xét sự khác biệt về mức độ đóng góp của các hộ điều tra ở xã Phong An, chúng tôi sử dụng phân tích ANOVA với kết quả như bảng 5 và 6. Số liệu bảng 5 cho thấy đa số quy mô và giá trị đóng góp của các dạng mà nhân dân đóng góp có phương sai không đồng nhất, do đó không thể thực hiện được kiểm định ANOVA, ngoại trừ giá trị ngày công lao động (với sig. bằng 0,059, lớn hơn 0,05). Bảng 5: Kiếm định sự đồng nhất phương sai của các biến phân tích về mức độ đóng góp của các hộ điều tra ở xã Phong An, huyện Phong Điền Levene Statistic df1 df2 Sig. SL 2,752 4 91 0,033 Tiền mặt GT 5,711 4 86 0,000 SL 2,597 4 91 0,041 Ngày công lao động GT 2,366 4 86 0,059 SL 13,920 4 91 0,000 Đất đai GT a 0 . . (a. Không tính được cho giá trị đất đai do chỉ có 1 nhóm được tính phương sai) (Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra, 2016) 766
- Bảng 6: Phân tích ANOVA sự khác biệt về giá trị ngày công lao động đóng góp xây dựng CSHT của các hộ điều tra giữa các thôn ở xã Phong An, huyện Phong Điền Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 2.988.986,405 4 747.246,601 3,942 0,006 Within Groups 16.303.932,276 86 189.580,608 Total 19.292.918,681 90 (Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra, 2016) Kết quả bảng 6 cho thấy rằng sự khác biệt về giá trị đóng góp ngày công lao động giữa các địa bàn trong xã Phong An có ý nghĩa thống kê, với sig. bằng 0,006 (nhỏ hơn 0,05). Tuy nhiên sự khác biệt này chỉ xảy ra khi so sánh giữa các thôn Phò Ninh, Thượng An và khác với nhau (bảng 7). Sự khác biệt này có thể là do mức độ cảm nhận/lượng hóa giá trị ngày công lao động của người dân trên các địa bàn trong điều kiện phân bố ở những địa điểm khác nhau. Bảng 7: So sánh cặp sự khác biệt về giá trị ngày công lao động đóng góp xây dựng CSHT của các hộ điều tra giữa các thôn ở xã Phong An, huyện Phong Điền Mean 95% Confidence Interval (I) Thôn (J) Thôn Difference Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound (I-J) Bồ Điền Đông Lâm -133,26923 162,57894 0,924 -586,2952 319,7567 Phò Ninh 206,13636 143,05974 0,603 -192,4994 604,7721 Thượng An -228,01724 135,59517 0,451 -605,8530 149,8185 Khác -274,31818 170,53853 0,496 -749,5235 200,8872 Đông Lâm Bồ Điền 133,26923 162,57894 0,924 -319,7567 586,2952 Phò Ninh 339,40559 152,31685 0,179 -85,0251 763,8363 Thượng An -94,74801 145,32855 0,966 -499,7058 310,2098 Khác -141,04895 178,37523 0,933 -638,0913 355,9934 Phò Ninh Bồ Điền -206,13636 143,05974 0,603 -604,7721 192,4994 Đông Lâm -339,40559 152,31685 0,179 -763,8363 85,0251 Thượng An -434,15361* 123,10387 0,006 -777,1824 -91,1249 Khác -480,45455* 160,78526 0,029 -928,4824 -32,4267 Thượng An Bồ Điền 228,01724 135,59517 0,451 -149,8185 605,8530 Đông Lâm 94,74801 145,32855 0,966 -310,2098 499,7058 Phò Ninh 434,15361* 123,10387 0,006 91,1249 777,1824 Khác -46,30094 154,18127 0,998 -475,9268 383,3249 Khác Bồ Điền 274,31818 170,53853 0,496 -200,8872 749,5235 Đông Lâm 141,04895 178,37523 0,933 -355,9934 638,0913 Phò Ninh 480,45455* 160,78526 0,029 32,4267 928,4824 Thượng An 46,30094 154,18127 0,998 -383,3249 475,9268 (*. Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%) (Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra, 2016) 767
- 3.3.3. Các giai đoạn tham gia của người dân trong xây dựng NTM nói chung và CSHT nói riêng ở xã Phong An Kết quả điều tra ở bảng 8 cho thấy đa số người dân tham gia giai đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng NTM nói chung và CSHT nói riêng, bình quân có đến 52,20% sự tham gia của các hộ là ở giai đoạn đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn; 46,70% tham giam gia xây dựng quy hoạch xây dựng NTM. Trong khi đó những giai đoạn sau như lựa chọn nội dung, công trình, hạng mục ưu tiên, thực hiện các nội dung, công trình, hạng mục được lựa chọn, giám sát quá trình thực hiện các nội dung, công trình, hạng mục được lựa chọn hay nghiệm thu, đánh giá chất lượng các nội dung, công trình, hạng mục được lựa chọn người dân rất hiếm được tham gia mặc dù đây là những giai đoạn mang tính quyết định đến lợi ích, công dụng mang lại cũng như hiệu quả của các công trình xây dựng. Bảng 8: Các giai đoạn tham gia của người dân trong xây dựng NTM nói chung và CSHT nói riêng ở xã Phong An Bồ Điền Đông Lâm Phò Ninh Thượng An Khác Tổng số SL SL SL SL SL SL Chỉ tiêu CC CC CC CC CC CC (Lượt (Lượt (Lượt (Lượt (Lượt (Lượt (%) (%) (%) (%) (%) (%) hộ) hộ) hộ) hộ) hộ) hộ) Đánh giá thực trạng nông nghiệp, 15 60,00 13 50,00 27 50,00 29 51,79 11 52,38 95 52,20 nông thôn Xây dựng quy hoạch xây dựng 9 36,00 13 50,00 26 48,15 27 48,21 10 47,62 85 46,70 NTM Lựa chọn nội dung, công trình, hạng 1 4,00 0 0,00 1 1,85 0 0,00 0 0,00 2 1,10 mục ưu tiên Thực hiện các nội dung, công trình, 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 hạng mục được lựa chọn Giám sát quá trình thực hiện các nội dung, công trình, 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 hạng mục được lựa chọn Nghiệm thu, đánh giá chất lượng các nội dung, công 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 trình, hạng mục được lựa chọn Khác 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng số 25 100,00 26 100,00 54 100,00 56 100,00 21 100,00 182 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2016) 768
- 3.3.4. Các loại hình CSHT và tinh thần đóng góp của các hộ điều tra ở xã Phong An Mặc dù ít tham gia trong các giai đoạn xây dựng CSHT nhưng các hộ luôn sẵn sàng đóng góp để thực hiện các công trình này, với tỷ lệ lên đến 78,13%, 21,88% còn lại tham gia đóng góp do được vận động, không có họ nào bị bắt buộc đóng góp. Đây là một con số rất đáng ghi nhận trong quá trình huy động nguồn lực từ nhân dân trong quá trình xây dựng CSHT nói riêng và NTM nói chung nhưng đảm bảo “không tận thu” như quan điểm chỉ đạo hiện nay của chính quyền từ Trung Ương xuống địa phương. Xét theo loại hình CSHT, chúng ta thấy rằng đa số người dân tham gia đóng góp cho giao thông, chiếm đến 38,40% lượt hộ, phần còn lại là thủy lợi với 18,40%. Bên cạnh đó, người dân còn tham gia đóng góp cho các công tình cơ sở vật chất văn hóa và nhà ở dân cứ với tỷ lệ đều đạt 21,60%. Những loại hình CSHT khác như điện, trường học, trạm xá, CSHT thương mại nông thôn, Thông tin và truyền thông không được người dân đóng góp xây dựng. Điều nay hoàn toàn lý giải được khi đây đều là những loại hình hạ tầng có tính đặc thù cao, phạm vi thực hiện hẹp và thường được xây dựng bằng một nguồn vốn cụ thể nào đó. Bảng 9: Các loại hình CSHT và tinh thần đóng góp của các hộ điều tra ở xã Phong An Bồ Điền Đông Lâm Phò Ninh Thượng An Khác Tổng số SL SL SL SL SL SL Chỉ tiêu CC CC CC CC CC CC (Lượt (Lượt (Lượt (Lượt (Lượt (Lượt (%) (%) (%) (%) (%) (%) hộ) hộ) hộ) hộ) hộ) hộ) 1. Loại hình CSHT Giao thông 16 40,00 13 36,11 27 38,03 29 38,16 11 40,74 96 38,40 Thủy lợi 8 20,00 3 8,33 10 14,08 17 22,37 8 29,63 46 18,40 Điện 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Trường học 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Trạm xá 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Cơ sở vật chất 8 20,00 10 27,78 17 23,94 15 19,74 4 14,81 54 21,60 VH CSHT thương 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 mại nông thôn Thông tin và 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 truyền thông Nhà ở dân cư 8 20,00 10 27,78 17 23,94 15 19,74 4 14,81 54 21,60 Tổng số 40 100,00 36 100,00 71 100,00 76 100,00 27 100,00 250 100,00 2. Tinh thần đóng góp Tự nguyện 12 75,00 9 69,23 21 77,78 24 82,76 9 81,82 75 78,13 và chủ động Tự nguyện và được vận 4 25,00 4 30,77 6 22,22 5 17,24 2 18,18 21 21,88 động Bắt buộc 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng số 16 100,00 13 100,00 27 100,00 29 100,00 11 100,00 96 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2016) 769
- 3.3.5. Lợi ích các hộ nhận được khi đóng góp xây dựng CSHT trong chương trình NTM ở xã Phong An Một trong những vấn đề trọng tâm trong đóng góp xây dựng CSHT nông thôn là lợi ích mang lại cho người dân, kết quả điều tra cũng cho thấy rằng phần lớn các hộ đã nhận được lợi ích với tỷ lệ 52,03% so với 47,92%. Mặc dù vậy lợi ích mà người dân có được đa số chưa thực sự rõ ràng. Tỷ lệ hộ dân đóng góp vì họ trực tiếp sử dụng lên đến 57,81%, 34,38% cho rằng họ đóng góp vì kỳ vọng dễ dạng thực hiện các giao dịch với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Những lợi ích khác như được hỗ trợ tiền mặt, hỗ trợ vật chất, tài sản, nhận lại đất đai thay thế, tạo công ăn việc làm, nhận các giống cây trồng, vật nuôi hay tham gia các lớp tập huấn về SXKD người dân chưa nhận được. Đây là một vấn đề cần xem xét trong quá trình triển khai xây dựng CSHT nông thôn hiện nay. Bảng 10: Lợi ích các hộ nhận được khi đóng góp xây dựng CSHT trong chương trình NTM ở xã Phong An Bồ Điền Đông Lâm Phò Ninh Thượng An Khác Tổng số SL SL SL SL SL SL Chỉ tiêu CC CC CC CC CC CC (Lượt (Lượt (Lượt (Lượt (Lượt (Lượt (%) (%) (%) (%) (%) (%) hộ) hộ) hộ) hộ) hộ) hộ) 1. Tình hình nhận lợi ích Không 10 62,50 5 38,46 14 51,85 10 34,48 7 63,64 46 47,92 Có 6 37,50 8 61,54 13 48,15 19 65,52 4 36,36 50 52,08 Tổng số 16 100,00 13 100,00 27 100,00 29 100,00 11 100,00 96 100,00 2. Loại lợi ích nhận được Trực tiếp sử dụng 5 62,50 8 66,67 10 58,82 10 45,45 4 80,00 37 57,81 Giảm phí sử dụng 0 0,00 0 0,00 0 0,00 5 22,73 0 0,00 5 7,81 Dễ dàng khi thực hiện các giao dịch hành chính 3 37,50 4 33,33 7 41,18 7 31,82 1 20,00 22 34,38 với các CQCN và chính quyền địa phương Tổng số 8 100,00 12 100,00 17 100,00 22 100,00 5 100,00 64 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2016) 4. Kết luận Bằng nhiều nỗ lực, xã Phong An đã huy động được một lượng lớn VĐT để xây dựng NTM trong giai đoạn 2013 - 2015, tuy nhiên đại đa số cho đầu tư CSHT. Mặc dù nguồn vốn rất đa dạng nhưng phần lớn là từ nhà nước, trong khi đó đóng góp của người dân còn rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người dân sẵn sàng và tự nguyện đóng góp bằng nhiều hình thức cho nhiều loại hình CSHT khác nhau trên địa bàn. Tuy nhiên lợi ích nhận được của người dân còn ít, sự tham gia của người dân cũng không được chú trọng trong những giai đoạn sau của quá trình xây dựng CSHT cũng như xây dựng NTM. 770
- Do đó cần triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: - Tăng cường sự tham gia của người dân trong tất cả các giai đoạn trong quá trình xây dựng CSHT nói riêng và NTM nói chung để từ đó phát huy vai trò của người dân; - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích các công trình CSHT được triển khai thực hiện đề từ đó gắn với tinh thần tham gia đóng góp và trách nhiệm quản lý; - Làm tốt công tác kiểm kê và thông tin về quy mô và mức độ đóng góp của người dân để tạo sự minh bạch trong huy động xây dựng CSHT nông thôn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Huy Bá (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Trần Việt Dũng (2016), Công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới, Trần Tiến Khai (2012), Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Kiến thức cơ bản, Nxb Lao động - Xã hội. Trần Minh (2015), Lễ công bố xã Phong An đạt chuẩn nông thôn mới, Nguyễn Hoài Nam (2012), Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đỗ Thị Hồng Nhung (2014), Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sỹ Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Nguyễn Tài Phúc, Phạm Đình Văn, Nguyễn Ngọc Châu, Mai Chiếm Tuyến (2016), Đánh giá công tác thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, ISSN: 2354 - 1350, Số 1. Trương Xuân Quý (2014), Vai trò của người dân trong xây dựng Nông thôn mới tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Nguyễn Thị Tú Quyên (2012), Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Tất Thắng (2015), Xây dựng nông thôn mới: một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Cộng sản, moi/2015/35998/Xay-dung-nong-thon-moi-mot-so-van-de-dat-ra.aspx. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. 771
- Bùi Thủy (2016), Cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới với tinh thần thi đua mới, than-thi-dua-moi-409936.html. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2014), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Hồng Đức, Tp. HCM. UBND xã Phong An (2015), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. UBND xã Phong An (2016), Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017. 772