Nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua chuỗi cung ứng xanh của hàng nông phẩm tại tỉnh Tiền Giang
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua chuỗi cung ứng xanh của hàng nông phẩm tại tỉnh Tiền Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nang_cao_hieu_qua_kinh_te_thong_qua_chuoi_cung_ung_xanh_cua.pdf
Nội dung text: Nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua chuỗi cung ứng xanh của hàng nông phẩm tại tỉnh Tiền Giang
- NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ THÔNG QUA CHUỖI CUNG ỨNG XANH CỦA HÀNG NÔNG PHẨM TẠI TỈNH TIỀN GIANG Lưu Ngân Diệu, Phạm Sỹ Kha, Nguyễn Thị Hạnh Dung Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Trần Nguyên Nhung, ThS. Huỳnh Nhật Trường TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua chuỗi cung ứng xanh của hàng nông phẩm tại tỉnh Tiền Giang bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nhóm tác giả đề xuất mô hình nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua chuỗi cung ứng xanh với 06 yếu tố: 1. Chiến lược phân phối và vận chuyển, 2. Quản lý chất lượng toàn diện (TQM), 3. Đúng thời điểm (Just In Time), 4. Thực hành sản xuất xanh, 5. Chuỗi cung ứng xanh, 6. Hiệu quả kinh tế. Dữ liệu được thu thập từ 320 hộ nông dân trồng và sản xuất nông phẩm tại tỉnh Tiền Giang, với 292 phiếu hợp lệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả thang đo Đúng thời điểm (Just In Time) bị loại, yếu tố Chiến lược phân phối và vận chuyển (β = 0.525) có mức độ tác động lớn nhất và Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) (β = 0.136) là yếu tố ít tác động nhất đến mô hình. Từ khóa: chiến lược phân phối và vận chuyển, chuỗi cung ứng xanh, hiệu quả kinh tế, just in time, quản lý chất lượng toàn diện, thực hành sản xuất xanh 1 GIỚI THIỆU Theo Tạp chí TT&TT bài viết về “Chuỗi sản xuất nông nghiệp Việt Nam” năm 2020, sau khi thống kê cho thấy, ngành nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, tuy nhiên, chuỗi cung ứng truyền thống nông nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót, cho thấy khả năng kết nối thông tin không chặt chẽ, nông dân chủ yếu bán sản phẩm cho thương lái. Điều này dẫn đến quá trình cung cầu của sản phẩm và các yêu cầu về an toàn thực phẩm chưa hiệu quả. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám phát biểu trong lễ ký kết nông sản thực phẩm an toàn năm 2016: “Khâu yếu nhất hiện 2569
- nay là việc kết nối giữa người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong tiêu thụ nông sản an toàn, việc kết nối sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo thêm nhiều cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận nông sản an toàn, đồng thời thúc đẩy sản xuất theo quy trình sản xuất nông nghiệp sạch”. Dựa trên những nhu cầu và xu hướng phát triển công nghệ xanh và sự đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, hiện nay việc xây dựng một nền nông nghiệp xanh, tích hợp toàn diện các mắt xích trong chuỗi cung ứng là hành động cần thiết. Do đó, mục tiêu của bài nghiên cứu là xây dựng mô hình về chuỗi cung ứng xanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hàng nông phẩm tại tỉnh Tiền Giang. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 57/ /NĐ-CP năm 2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhận định rằng “Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp. Hàng nông sản gồm những sản phẩm nông nghiệp như: lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật tươi sống (trừ cá và các sản phẩm từ cá), cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi”. Từ khái niệm trên có thể định nghĩa hàng nông phẩm thuộc phạm vi nhỏ hơn hàng nông sản bao gồm là các sản phẩm từ trái cây. Narasimhan và Carter (1998) đã định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng xanh là việc bổ sung các hoạt động liên quan đến tái chế, giảm thiểu và tái sử dụng vật liệu vào trong chuỗi cung ứng. Song và Gao (2018) đã định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng xanh mục đích giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên thông qua tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng. Theo Hitesh Bhasin (2019) hiệu quả kinh tế được định nghĩa là trạng thái mà tất cả hàng hóa được phân phối sao cho đạt được hầu hết sản lượng kinh tế và giảm thiểu hoặc loại bỏ lãng phí. Mọi nguồn lực khan hiếm đều được sử dụng trong nền kinh tế và được phân phối giữa người tiêu dùng và người sản xuất để chỉ ra sự cân bằng giữa lợi ích và tổn thất. Khan và cộng sự (2017a) đã tiến hành nghiên cứu để phân tích mối quan hệ giữa “chuỗi cung ứng xanh” và “hiệu quả kinh tế”. Dựa trên sự nghiên cứu về các hoạt động sản xuất, thu nhập bình quân đầu người và tỷ trọng dịch vụ trên GDP, kết quả cho thấy con người và môi trường đang chịu sự tác động mạnh mẽ bởi khí thải carbon, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng đời sống. Từ đó, người tiêu dùng đã bắt đầu ý thức rõ hơn về các vấn đề môi trường xanh, sản phẩm xanh và nhu cầu an toàn khi dùng sản phẩm. Bên cạnh đó, Khan và cộng sự (2017a) còn nhận thấy rằng “hiệu quả kinh tế” được kết nối chặt chẽ với mọi hoạt động trong “chuỗi cung ứng xanh”, sự kết nối đó rất hữu ích để hướng tới hiệu quả kinh tế xanh của các công ty và nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc thực hành sản xuất xanh. 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa vào cơ sở lý thuyết trên, nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình đề xuất như Hình 1. 2570
- Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Các yếu tố độc lập tác động đến chuỗi cung ứng xanh trong mô hình được định nghĩa như sau: 2.2.1 Chiến lược phân phối và vận chuyển Chiến lược phân phối là một chiến lược hoặc một kế hoạch để cung cấp một sản phẩm hoặc một dịch vụ cho khách hàng mục tiêu thông qua chuỗi cung ứng của nó. Chiến lược phân phối thiết kế toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ hay sản phẩm, từ nơi sản xuất đến đối tượng mục tiêu sẽ được phục vụ (MBA Skool Team, 2020). Bên cạnh đó, vận chuyển được xem là thành phần chính của phân phối chẳng hạn như kho bãi, hàng tồn kho, đóng gói và các luồng thông tin ngoài việc vận chuyển lập kế hoạch cho chúng một cách có hệ thống. Đồng thời tôn trọng các ràng buộc thích hợp chi phí và mức độ dịch vụ (Rushton và cộng sự, 2014). 2.2.2 Đ ng thời điểm (Just In Time) JIT xuất phát từ Nhật Bản và được phát minh bởi Kiichiro Toyoda và Taiicho Ohno (1950) nó dựa trên hệ thống Kanban một quy trình phục vụ hậu cần và sản xuất bằng cách sử dụng các tín hiệu như thẻ màu, bảng hiệu, cờ hoặc đèn báo hiệu khi một sản phẩm đã sắp được hoàn thiện hoặc cần thay thế. JIT là một phần của hệ thống sản xuất Tinh gọn (Lean Manufacture), nó hỗ trợ việc cung cấp nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng và hàng bán thành phẩm vào đúng thời điểm và đúng số lượng. 2.2.3 Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) Theo Edwards và cộng sự (1980) cho rằng TQM (Quản lý chất lượng toàn diện hoặc quản lý chất lượng tổng thể) là quá trình liên tục phát hiện và giảm hoặc loại bỏ các lỗi trong sản 2571
- xuất, tinh giản quá trình quản lý chuỗi cung ứng, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và đảm bảo nhân viên trong doanh nghiệp luôn luôn được đào tạo thường xuyên. 2.2.4 Thực hành sản xuất xanh Nimawat và Namdev (2012) đã định nghĩa thực hành sản xuất xanh là việc áp dụng quy trình và thiết bị sản xuất nhanh, đáng tin cậy và tiết kiệm năng lượng nhằm giảm thiểu chất thải và nâng cao năng suất. Thực hành sản xuất xanh cũng được coi là hệ thống sản xuất và quy trình sản xuất cực kỳ hiệu quả sử dụng đầu vào ít tạo ra hoặc không gây ô nhiễm và loại bỏ chất thải, do đó giảm đáng kể tác động tiêu cực đến sinh thái (Ghazilla và cộng sự, 2015). 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện qua 02 giai đoạn: nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định tính được thực hiện qua việc phỏng vấn chuyên gia (n = 10), từ đó điều chỉnh bảng câu hỏi trước khi tiến hành khảo sát định lượng. Bảng câu hỏi chính thức bao gồm 31 biến quan sát tương ứng với 06 thang đo trong mô hình nghiên cứu. Nhóm tác giả đã chọn kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất và phương pháp lấy mẫu thuận tiện để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Đối tượng khảo sát là những hộ nông dân trồng và sản xuất nông phẩm tại tỉnh Tiền Giang. Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2020 đến 04/2021. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 320 hộ nông dân, với số phiếu hợp lệ là 292. Sau đó, tiến hành kiểm định các thang đo của mô hình bằng phần mềm SPSS 20.0 qua phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy, cũng như phân tích mô hình PATH để chứng minh vai trò của biến trung gian “Chuỗi cung ứng xanh” đối với “Hiệu quả kinh tế”. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Kết quả đánh giá độ tin cậy cho thấy, từ 31 biến quan sát còn lại 24 biến quan sát là CLPPVC1, CLPPVC2, CLPPVC3, CLPPVC4, CLPPVC5 (thang đo Chiến lược phân phối và vận chuyển), TQM1, TQM2, TQM4, TQM5 (thang đo Quản lý chất lượng toàn diện), toàn bộ các biến quan sát trong thang đo Thực hiện sản xuất xanh (05 biến quan sát), Chuỗi cung ứng xanh (05 biến quan sát), Hiệu quả kinh tế (05 biến quan sát) đáp ứng độ tin cậy thang đo. Ngoài ra, sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo Just in time, do số biến quan sát nhỏ hơn 3 cho nên thang đo Just in time đã bị loại. Các biến quan sát thoả điều kiện sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố khám phá (EFA). 4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả phân tích EFA cho thấy, 22 biến quan sát là CLPPVC1, CLPPVC2, CLPPVC3, CLPPVC4, CLPPVC5 (thang đo Chiến lược phân phối và vận chuyển), TQM1, TQM2 (thang đo Quản lý chất lượng toàn diện), toàn bộ các biến quan sát trong thang đo Thực hiện sản xuất xanh (05 biến quan sát), Chuỗi cung ứng xanh (05 biến quan sát), Hiệu quả kinh tế (05 biến quan sát) được giữ lại để tiếp tục nghiên cứu hồi quy và mô hình PATH. 2572
- 4.3 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá thông qua hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh. Sau khi hoàn thành phân tích mô hình hồi quy, kết quả cho biết rằng, giá trị hệ số R2 là 0.558 có nghĩa là, mô hình hồi quy tuyến tính giải thích được 55,8% hiệu quả kinh tế thông qua chuỗi cung ứng xanh của hàng nông phẩm tại tỉnh Tiền Giang, các phần còn lại là do sai số và các nhân tố khác. Bảng 1. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính Sai số Hệ số Hệ số R2 – Mô hình Hệ số R Hệ số R2 chuẩn của Durbin – hiệu hỉnh ước lượng Watson 1 .747a .558 .554 .36195 1.809 Biến độc lập: (Hằng số), CLPPVC, THSXX, TQM Biến phụ thuộc: CCUX Từ kết quả phân tích hồi quy (Bảng 2) ta có thể xây dựng phương trình hồi quy như sau: Bảng 2. Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy đa biến Hệ số Hệ số chưa Thống k đa cộng chuẩn chuẩn hóa tuyến hóa Mô hình t Sig. Sai số Hệ số Hệ số B Beta chuẩn tolerance VIF 1 (Hằng số) 1.023 .125 8.187 .000 CLPPVC .448 .037 .525 12.219 .000 .830 1.204 THSXX .212 .033 .292 6.521 .000 .767 1.305 TQM .075 .023 .136 3.275 .001 .886 1.129 Biến phụ thuộc: CCUX Chuỗi cung ứng xanh = 1.023 + 0,448 Chiến lược phân phối và vận chuyển + 0,212 Thực hiện sản xuất xanh + 0,075 Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) Kết quả nghiên cứu ở Bảng 1 cho thấy, yếu tố có mức độ tác động cao nhất là Chiến lược phân phối và vận chuyển (β = 0,525) và yếu tố ít tác động tới mô hình nhất là Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) (β = 0,136). 2573
- 4.4 Phân tích mô hình hồi quy PATH Mô hình PATH được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của: Chiến lược phân phối và vận chuyển, Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) và Thực hành chuỗi cung ứng xanh (biến độc lập) đến Hiệu quả kinh tế (biến phụ thuộc) thông qua Chuỗi cung ứng xanh (biến trung gian). Kỹ thuật phân tích cũng là hồi quy tuyến tính, trong đó nhân tố Chuỗi cung ứng xanh là biến độc lập và Hiệu quả kinh tế là biến phụ thuộc. Kết quả phân tích hồi quy theo mô hình PATH cho biết, nhân tố Chuỗi cung ứng xanh có ảnh hưởng thuận chiều với Hiệu quả kinh tế (R = 0,893 > 0,05). Vì vậy, mô hình này được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Giá trị hệ số R2 là 0,798 nghĩa là mô hình PATH đã giải thích được 79,8% sự thay đổi về Chuỗi cung ứng xanh với Hiệu quả kinh tế của hàng nông phẩm tại tỉnh Tiền Giang. Bảng 3. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính Sai số chuẩn Hệ số R2 – Hệ số Durbin Mô hình Hệ số R Hệ số R2 của ước hiệu hỉnh – Watson lượng 1 .893a .798 .798 .26465 2.162 Biến độc lập: (Hằng số), CCUX Biến phụ thuộc: HQKT Bảng 4. Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy đơn biến Hệ số Hệ số chưa Thống k đa cộng chuẩn chuẩn hóa tuyến hóa Mô hình t Sig. Sai số Hệ số Hệ số B Beta chuẩn tolerance VIF (Hằng số) .118 .097 1.208 .228 1 CCUX .970 .029 .893 33.879 .000 1.000 1.000 Biến phụ thuộc: HQKT 2 Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình PATH ta dùng hệ số phù hợp R M 2 2 2 R M = 1-[(1-R 1)(1-R 2)] = 1-[(1-0,558) (1-0,798)] = 0,9107 = 91,07% 2 Hệ số phù hợp R M = 91.07% có nghĩa là mô hình PATH của nghiên cứu phù hợp. 2574
- 5 HÀM Ý QUẢN TRỊ Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm Nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua chuỗi cung ứng xanh của hàng nông phẩm tại tỉnh Tiền Giang: Giải pháp 1: hợp tác với các công ty vận chuyển Eagles Global Forwarding (công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giao nhận và vận chuyển tại khu vực miền Nam, Việt Nam) dành cho biến chiến lược phân phối và vận chuyển. Để phát triển tuyến đường vận chuyển tối ưu với sự giám sát chặt chẽ chu trình vận chuyển của các lô hàng, và cung cấp kịp thời thông tin đối với khách hàng về lịch trình hàng hóa. Giải pháp trên nhằm rút ngắn giai đoạn trung gian, vì hiện nay mặt hàng nông phẩm khi đưa ra thị trường phải trải qua rất nhiều khâu trung gian. Điều này, ảnh hưởng đến giá bán ra của sản phẩm, tăng chi phí phát sinh. Bên cạnh đó, trong quá trình vận chuyển nhiều lần như vậy ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tại khâu bốc xếp, không những thế còn mất uy tính người nông dân nếu chất lượng sản phẩm không tốt. Trên thực tế nếu sản phẩm cung ứng ra thị trường trải qua nhiều giai đoạn trung gian sẽ khiến người nhận hàng không xác định được thông tin người bán và người bán cũng không xác định được thông tin của thị trường nên chỉ cung cấp qua thương lái. Áp dụng giải pháp trên không chỉ góp phần làm cải thiện về chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của người nông dân mà còn giúp người sản xuất nắm bắt rõ thông tin thị trường, nhu cầu của khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chí của người tiêu dùng. Giải pháp 2: làm mới hàng nông phẩm dành cho biến thực hành sản xuất xanh. Đề xuất giải pháp cải thiện đối với những loại trái cây bị hư nhẹ hoặc chịu sự tác động bởi các yếu tố môi trường bên ngoài khiến trái rụng khi chưa đủ điều kiện chín mùi hoặc bề ngoài trái bị tổn thương trong quá tình thu hoạch gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nông dân có thể vận dụng phương pháp sấy khô hoặc làm detox trái cây đối với sản phẩm hư nhẹ hoặc chế biến thành thức ăn cho động vật, phân bón vi sinh đối với những loại trái cây hư hỏng nặng. Phương pháp này sẽ giúp tăng thêm một phần lợi nhuận cho người nông dân, giảm tác động xấu đến môi trường cũng như tăng thêm sự lựa chọn về sản phẩm cho người tiêu dùng. Giải pháp 3: áp dụng tiêu chuẩn Fair trade (Thương mại công bằng) dùng cho biến thực hành sản xuất xanh. Tiêu chuẩn góp phần tạo môi trường mua bán tốt hơn và đảm bảo quyền lợi cho những người sản xuất nhỏ bị thiệt thòi về kinh tế sẽ có cơ hội nhiều hơn. Sự hợp tác đặt trên nền tảng của đối thoại, minh bạch, sự tôn trọng đối với con người và môi trường tự nhiên. Người sản xuất được nhận một khoản hỗ trợ từ tổ chức Thương mại công bằng Fair trade để phát triển bổ sung như cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc, tăng cường tổ chức hệ thống. Dựa trên chính sách hỗ trợ đó sẽ góp phần tạo điều kiện cho người nông dân thuận lợi hơn trong việc sản xuất xanh, cũng như cải thiện về chất lượng, quy trình sản xuất, bao bì của sản phẩm. Mục đích của phương pháp trên nhằm giúp người nông dân thuận lợi hơn trong việc thực hành sản xuất xanh, tạo ra sản phẩm sạch an toàn về chất lượng, đáp ứng tốt như cầu của người tiêu dùng và nâng cao lại hiệu quả kinh tế cũng như hình ảnh, uy tính của người nông dân. 2575
- Theo mô hình đề xuất và tình hình khảo sát thực tế cho thấy để vận dụng tốt những giải pháp trên, cần cải thiện trình độ chuyên môn về kỹ thuật nuôi trồng của người nông dân bằng cách đào tạo và huấn luyện một cách có tổ chức, triển khai hướng dẫn các phương pháp công nghệ xanh hiện đại để người nông dân có thể vận dụng tốt vào việc sản xuất cây trồng. Mục đích nhằm để tối thiểu hóa tổn thương và tránh lãng phí sản phẩm trong qúa trình thu hoạch, đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm an toàn, chất lượng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đại học Duy Tân (2014). Lịch sử ra đời của hệ thống Just-In-Time, Truy cập 17/10/2014. [2] Hitesh Bhasin (2019). Economic efficiency: meaning, types and examples explained, October 18, 2019. [3] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP.HCM. [4] Lê Vũ Toàn, Nguyễn Thị Thu Thùy (2020). Chuỗi cung ứng sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Truy cập 11/2020. [5] MBA Skool Team (2020). Distribution Strategy, May 15, 2020. [6] Narasimhan, R., & Carter, J. R. (1998). Environmental Supply Chain Management, Tempe, AZ: Center for Advanced Purchasing Studies. University of Tunku Abdul Rahman. [7] Sheetal Soda, Anish Sachdeva, Rajiv Kumar Garg (2015). GSCM: practices, trends and prospects in Indian context, Journal of Manufacturing Technology Management ISSN: 1741-038X. [8] Song, H. and Gao, X. (2018). Green supply chain game model and analysis under revenue-sharing contract, Journal of Cleaner Production, Vol.170, pp.183-192, China University of Petroleum. [9] Trương Quang Dũng, Phạm Thị Kim Dung (2017). Quản trị chất lượng, Đại học Công nghệ TP.HCM. 2576