Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động logistics của doanh nghiệp Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 18/05/2022 4280
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động logistics của doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_cac_hoa.pdf

Nội dung text: Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động logistics của doanh nghiệp Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM IMPROVING EFFICIENCY OF INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATION IN LOGISTICS ACTIVITIES OF VIETNAMESE ENTERPRISES ThS. Phạm Thị ngọc Ly, ThS. Phạm Thị Mai Quyên Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Email: ptnly@kontum.udn.vn ptmquyen@kontum.udn.vn Tóm tắt Dịch vụ logistics có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống thương mại và phân phối nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các hoạt động logistics sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong lưu thông hàng hóa sẽ được giảm tới mức tối đa, thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa Bài viết nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động logistics, thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động logistics từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong các hoạt động logistics của doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: logistics, doanh nghiệp, công nghệ thông tin Abstract Logistics service plays an important role in the development of the trading and distribution system in particular and the economy of Vietnam in general. The application of information technology (IT) in logistics activities will contribute to improve the efficiency of logistics activities, reduce the cost, narrow more obstacles in space and time in the flow of raw materials and goods The article studies the theory of logistics activities, the situation of applying IT in logistics activities, and then proposes some solutions to improve the efficiency of IT application in logistics activities of Vietnamese enterprises. Keywords: logistics, enterprises, IT 1. Đặt vấn đề Logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Ứng dụng CNTT, thương mại điện tử như hệ thống thông tin quản trị dây chuyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh. Thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống logistics càng hiệu quả. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn kém xa so với trình độ quốc tế. Theo đánh giá của VIFFAS, trình độ công nghệ trong hoạt động logistics ở VN còn thấp, phương tiện vận tải còn lac hậu, cũ kỹ, trình độ cơ giới hóa trong bốc dỡ hàng hóa vẫn còn yếu kém, lao động thủ công vẫn phổ biến. Kết quả một cuộc điều tra của Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy, việc sử dụng phần mềm quản lý kho bãi và cơ sở bán hàng ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều rất thấp (23,3% ở tỉnh Hải Dương; 30,3% tại Đà Nẵng; Hà Nội 32,7% và cao nhất là TP.HCM cũng chỉ đạt 39,3%). Một khảo sát khác của tổ chức tư vấn SMC cũng chỉ ra kết quả tương tự với hệ thống CNTT của 45% nhà cung cấp không đạt yêu cầu. Những hạn chế này đang làm cho doanh nghiệp trong nước cạnh tranh vất vả với các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong lĩnh 901
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 vực logistics và đề xuất những giải pháp hữu hiệu là rất cấp thiết và đòi hỏi sự tham gia tích cực của các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Khái niệm Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao (Luật thương mại, 2005). Theo Hội đồng Quản lý Logistics (Council of Logistics Management – CLM) “logistics là đặt kế hoạch, thực hiện và thực hiện hữu hiệu việc luân chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng”. Từ những khái niệm này có thể thấy logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm tổng thể những công việc liên quan đến hàng hóa gồm đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản cho tới khi hàng được giao đến người tiêu thụ cuối cùng. Logistics trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 (Logistics 4.0) là giai đoạn phát triển mới nhất của logistics, chủ yếu dựa trên sự phát triển của Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things - IoT) và Dữ liệu khổng lồ (Big Data). Mục đích chính của Logistics 4.0 là tiết kiệm lao động và tiêu chuẩn hóa lực lượng lao động trong quản trị chuỗi cung ứng (Kesheng Wang, 2016). 2.2. Vai trò Đối với doanh nghiệp, logistics còn tạo ra giá trị về mặt thời gian và địa điểm cho các doanh nghiệp. Về mặt thời gian, với sự mở rộng liên kết giữa các quốc gia trên thế giới, cùng với sự hỗ trợ của CNTT và chiến lược logistic hiệu quả, các doanh nghiệp đã đưa ra những quyết định hiệu quả giúp giảm thiểu chi phí và thời gian trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Về không gian, với việc ứng dụng hệ thống Just in time trong hệ thống logistics giúp doanh nghiệp thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và đảm bảo giao hàng đúng thời gian quy định từ đó giúp giảm thiểu chi phí hàng tồn kho đến mức thấp nhất. Nếu xét về quy trình, logistics giúp doanh nghiệp giải quyết cả đầu vào và đầu ra một cách hiệu quả, rồi ưu hóa quy trình chu chuyển các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định ) và các yêu số đầu ra (hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ ) đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt với việc ứng dụng CNTT vào trong hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp (Đinh Thu Phương, 2017): (i) phát triển giúp đa dạng kênh bán hàng và phân phối đến người tiêu dùng được thuận tiện hơn (ii) tự động hóa dữ liệu và minh bạch (thu thâp, phân tích dữ liệu tạo cơ hội cho công ty đạt mục tiêu tốt hơn), (iii) kinh doanh trên nên tảng kỹ thuật số (bằng cách liên kết giữa các chủ hàng với các doanh nghiệp logistics thông qua việc ứng dụng các hệ thống dựa trên nền tảng kỹ thuật số như Eye on Freight ) (iv) các phương thức sản xuất mới do áp dụng kỹ thuật 3D thay đổi Logistics truyền thống, thúc đẩy quá trình sản xuất sản phẩm ra thị trường). 2.3. Tổng hợp nghiên cứu Cách mạng công nghệ 4.0 đã ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế, cụ thể tới lĩnh vực hoạt động logistics. Tại Việt Nam, xu hướng nghiên cứu về logistics và tác động của cách mạng CNTT đến logistics cũng được nhiều tác giả chú trọng. TS. Mai Lê Lợi (2018), trong nghiên cứu của mình, đã chỉ ra một số cơ hội và thách thức cho ngành dịch vụ logistics trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nghiên cứu cho thấy phát triển chưa đầy đủ của dịch vụ logistics, đặc biệt là dịch vụ logistic trọn gói “door to door”. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra một số thách thức về CNTT và thương mại điện tử, về nguồn nhân lực, về chính sách quản lý và cơ sở hạ tầng; chỉ ra nguyên nhân của một số tồn tại và giải pháp khắc phục. Đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, ngành dịch vụ logistic tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố của hoạt động logistic ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tác giả Nguyễn Thị Việt Ngọc (2017), đã đề xuất mô hình gồm 7 yếu tố: hoạt động logistic đầu vào (chất 902
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 lượng dịch vụ của nhà cung cấp, hoạt động logistic đầu vào (chất lượng dịch vụ của nhà phân phối), chất lượng của các hoạt động logistic khác, mức độ sử dụng dịch vụ logistic gia tăng, mức độ tin dùng dịch vụ logistics thuê ngoài, khả năng thay đổi để thích ứng trong các hoạt động logistic. Tác giả Đinh Thu Phương (2017) đưa ra một số kiến thức nền tảng về logistics trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things - loT). Tác giả chỉ ra một số tác động của IoT đến logistic như: Pallet và xe nâng hàng sẽ được định vị trên hệ thống GPS, dữ liệu được chuyển giao sang công nghệ nhận dạng GPS và nhận dạng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification - RFID) trên cơ sở đám mây, cải thiện quá trình kết hợp giữa kế hoạch trước vận chuyển và thời gian thực tế, điều khiển nhiệt độ tự động dựa trên những thay đổi của điều kiện môi trường, sử dụng dữ liệu giao thông thực tế trong quy hoạch tuyến đường và ra quyết định vận chuyển, tối đa hóa hiệu quả của phương tiện vận tải bằng cách giảm quãng đường phương tiện chạy rỗng Có thể thấy CNTT có vai trò như xương sống trong sự phát triển của ngành dịch vụ logistic. Trong nghiên cứu về thực trạng ứng dụng CNTT vào dịch vụ logistics, TS. Nguyễn Thị Hồng Vân cùng các cộng sự đã thực hiện khảo sát và kết quả cho thấy các dịch vụ logistic được cung cấp ở mức độ đơn giản, tính tích hợp chưa cao. Các công ty kinh doanh dịch vụ logistic nhận thức được lợi ích của CNTT đối với sự phát triển của dịch vụ logistic trong thời đại 4.0. Nhưng các công ty chưa đánh giá đúng đắn vai trò của CNTT trong sự phát triển của hoạt động logistic và chiến lược phát triển CNTT chưa được chú trọng. Từ đó nhóm tác giả đã đề xuất một số biện pháp về nâng cao nhận thức, đầu tư vào các ứng dụng và nguồn nhân lực CNTT phục vụ cho hoạt động logistics tại các doanh nghiệp. 3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong các hoạt động logistics của doanh nghiệp Việt Nam Theo báo cáo của bộ công thương về dịch vụ logistic năm 2017, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistic chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 70%), công ty nhà nước (chiếm 20%) và doanh nghiệp tư nhân (chiếm 10%). Các doanh nghiệp Việt Nam còn khá non trẻ nhưng phát triển nhanh. Bên cạnh đó hiện nay các doanh nghiệp hoạt động logistic đa quốc gia lớn trên thế giới cũng đã tham gia tại thị trường Việt Nam và chiếm tỷ trọng đáng kể về thị trường. Xét theo phạm vi phân bổ, các doanh nghiệp tại Miền Nam chiếm 60%. Cụ thể Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng 54% số lượng doanh nghiệp logistic. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Ts. Nguyễn Thị Hồng Vân (2016). Bảng 1. Chỉ số LPI Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 Năm 2018 Năm 2016 Năm 2014 Chỉ tiêu Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Hải quan 2,86 51 2,75 64 2,81 61 Cơ sở hạ tầng 3,19 54 2,7 70 3,11 44 Vận tải quốc tế 3,15 45 3,12 50 3,22 42 Năng lực và chất lượng dịch vụ 3,17 40 2,88 62 3,09 49 Khả năng kết nối thông tin 3,23 44 2,84 75 3,19 48 Thời gian 3,6 47 3,5 56 3,49 56 Chỉ số LPI 3,27 39 2,98 64 3,15 48 (Nguồn: World Bank 2014, 2016, 2018: Connecting to compete: trade logistics in global economy) Theo đánh giá của ngân hàng thế giới về chỉ số đánh giá năng lực quốc gia về logistics, Việt Nam đã có sự cải thiện vượt bậc về vị trí. Năm 2014, Việt nam xếp vị trí 48 trong tổng 160 quốc gia khảo sát, sang năm 2016 có sự sụt giảm đáng kể xuống vị trí 64, nhưng đến năm 2016 có bước tăng nhảy vọt lên vị trí 39. 903
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Sự thay đổi mạnh về vị trí năng lực quốc gia về logistic của Việt Nam là do Việt Nam có sự cải thiện đáng kể ở cả 6 tiêu chí đánh giá: hải quan, cơ sở hạ tầng, vận tải quốc tế, năng lực và chất lượng dịch vụ, khả năng kết nối thông tin và thời gian. Chỉ số chất lượng và năng lực dịch vụ, khả năng kết nối thông tin, thời gian có sự thay đổi mạnh nhất với xếp hạng lần lượt thứ 40, 44 và 47. Công nghệ thông tin là một yếu tố cần thiết góp phần vào sự phát triển của logistics. Tuy nhiên theo khảo sát của bộ công thương (2017) và TS. Nguyễn Thúy Hồng Vân và cộng sự cho thấy: Mặc dù nhận thực được ảnh hưởng mạnh mẽ của CNTT vào sự phát triển của hoạt động logistic nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự đầu tư đáng kể. 3.1. Về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực trong ngành logistics còn yếu và thiếu hụt cả về chất lượng và số lượng. Về số lượng, theo điều tra của Bộ công thương năm 2017, chỉ tính riêng nguồn nhân lực cho các công ty logistics (không bao gồm các công ty vận tải thủy, bộ, biển, hàng không, chuyển phát nhanh, cảng thuần túy) từ nay tới năm 2030 sẽ cần đào tạo mới và bài bản 250.000 nhân sự. Mỗi năm, lĩnh vực này cần từ 20.000-25.000 nhân lực được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, thực tế mới chỉ đáp ứng được khoảng 5% (Đức Chung, 2017). Nguồn nhân lực khan hiếm nhiều vị trí từ lãnh đạo - quản trị tới quản lý, giám sát và cả nhân viên chuyên nghiệp. 60,62% công ty có nhân lực logistics dưới 50 người. Trong đó, có đến 86% công ty có số nhân viên chuyên trách CNTT dưới 5 người và 44,3% công ty có nhân viên CNTT dưới 2 người (Nguyễn Thúy Hồng Vân và cộng sự, 2016). Về chất lượng,theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh có đến 53,3% doanh nghiệp được khảo sát là thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ 16,7% các doanh nghiệp hài lòng về trình độ chuyên môn của nhân viên. 56,3% công ty thực hiện huấn luyện hàng năm. Các công ty còn kết hợp các các trường đại học trong thực hiện đào tạo nguồn nhân lực về logistics nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian trong việc đào tạo nhân lực lĩnh vực này. Việc đào tạo nhân lực CNTT cũng phụ thuộc phần lớn vào các nhà cung cấp giải pháp phần mềm (73,2%) trong khi đó những khóa bồi dưỡng chuyên môn dành cho nhân viên CNTT ở nước ngoài chỉ được thực hiện tại 8,2% công ty (Nguyễn Thúy Hồng Vân, 2016). 3.2. Về hạ tầng công nghệ thông tin Theo khảo sát của VLA thực hiện trong năm 2017 về hạ tầng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp logistics (Bộ công thương, 2017), kết quả khảo sát cho thấy: (i) Công nghệ thông tin đã có bước phát triển giúp đa dạng kênh bán hàng và phân phối đến người tiêu dùng được thuận tiện hơn. Tuy nhiên các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà chưa cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng, chẳng hạn như: về việc xây dựng website, phần lớn website của doanh nghiệp VN chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về sản phẩm dịch vụ của mình, thiếu hẳn các tiện ích và tương tác mà khách hàng rất cần như công cụ theo dõi đơn hàng, theo dõi lịch trình tàu, theo dõi chứng từ (ii) phương pháp trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) trong việc trao đổi giữa các doanh nghiệp logistics và hải quan mới được áp dụng và chưa đạt hiệu quả. Việc ứng dụng định vị trị trí phương tiện vận tải GPS chưa mang lại hiệu quả tối đa, các ứng dụng điện toán đám mây chưa áp dụng nhiều vào các doanh nghiệp logistics, chưa có nhiều ứng dụng CNTT chuyên biệt liên quan đến logistics (iii) hạ tầng công nghệ thông tin chưa được quan tâm đúng mức và có quy mô nhỏ nên không theo kịp sự phát triển của thương mại điện tử. Các doanh nghiệp được khảo sát đầu tư vào các hạng mục công nghệ thông tin của mình như: Hệ thống quản lý giao nhận FMS, quản lý vận tải TMS, quản lý kho hàng WMS, quản lý nguồn lực ERP thực hiện không mang tính hệ thống, riêng biệt từng bộ phận nghiệp vụ, cụ thể: Theo VLA, trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam có 9% doanh nghiệp sử dụng công nghệ ERP, 17% sử dụng EDI, 12% sử dụng TMS, 21% sử dụng Barcodes, 14% sử dụng WMS, 55% cài đặt GPS và 57% sử dụng E-customs (Bộ công thương, 2017). Các doanh nghiệp logistics phải đối mặt trong việc phát triển hạ tầng công nghệ thông tin chính là vốn đầu tư hạ tầng và khả năng quản lý vận hành, bảo trì sửa chữa, trình độ chuyên môn của nhân 904
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 viên. Các doanh nghiệp chưa có định hướng rõ ràng trong việc đầu tư nghiên cứu ứng dụng hay phát triển sản phẩm nào trong lĩnh vực công nghệ thông tin logistics. Biểu đồ 1. Tỷ lệ doanh nghiệp logistics áp dụng công nghệ và công nghệ ththông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Nguồn: VLA, khảo sát doanh nghiệp, tháng 4/2016 (Bộ công thương, 2017) 3.3. Nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của công nghhệ thông tin Công nghệ thông tin giúp cáác doanh nghiệp trong việc kiểm soát thông tin và lên kế hoạch, giảm thiểu chi phí, cải thiện quan hệ với khách hàng Mặc dù maang lại lợi ícch cho doanh nghiệp, nhưng 44% công ty không đánh giá cao vai trò quan trọng của CNTT đối với sự phát triển của doanh nghiệp, 61,9% công ty chưa chú trọng vấn đề xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin và 43,3% công ty logistics cho rằng CNTT chưa được xem là một yếu tố then chốt tạo ra lợi thế cạnh tranh (Nguyễn Thúy Hồng Vân và cộng sự, 2016). Có thể thấy các doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ về tác động của công nghệ thông tin trong môi trường cạnh tranh. Điều này là do đa số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc đầu tư vào công nghệ thông tin đồi hỏi chi phí cao, trình độ quản lý cao, và có nguồn nhân lực có kỹ năng và chuyên môn về công nghệ thông tin. Nhưng doanh nghiệp bị hạn chế trong quy mô sản xuất, nguồn tài chính không dồi dào, nguồn nhân lực mỏngg, trình độ thấp và thiếu kỹ năng. 3.4. Chi phí dành cho công nghệ thông tin và rào cản đầu tư vào cônng nghệ thông tin Theo khảo sát của TS. Nguyễn Thúy Hồng Vân và cộng sự (2016), 700,8% doanh nghiệp sử dụng một phần rất nhỏ kinh phí cho CNTT, dưới 3% tổng ngân sáchh cho logistics.Theo biều đồ 2, có thể thấy có tới 32,3 % doanh nghiệp dành ít hơn 0,5% chi phí công nghệ thông tin trong chi phí logistics và một tỷ lệ rất nhỏ 7,3% doanh nghiệp dành trên 10% chi phí đầu tư vào công nghệ thông tin để phát triển hoạt động logistics của doanh nghiệp. Điều này là do các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ và chưa nhận thức đúng về vai trò của công nghệ thông tin. Ông TTrần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Delta cho rằng: Vấn đề lớn nhất không phải vì chi phí cho việc đầu tư mà chính khả năng quản trị của doanh nghiệp đóng góp không nhỏ vào sự thành công của các giải pháp công nghệ trong hoạt động logistics (Phương Hiền, 2018). Theo ông Nguyễn Năng Toàn, Giám đốc Trung tâm Điều độ thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn: “ứng dụng công nghệ tại DN này được xem như một khoản đầu tư, không phải llà chi phí” (Phương Hiền, 2018). Tuy nhiên các doanh nghiệp đang gặp phải rào cản về đầu tư vào công nghệ thông tin (i) tiêu chuẩn EDI giữa các công ty khác nhau, (ii) chi phí đầu tư và vận hành cao, (iii) thiếu năng lực kỹ thuật và kỹ năng (iv) khó khăn trong việc lựa chọn thông tin, (iv) khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp (v) an ninh thông tin không đảm bảo và không có sự tương thích với hệ thống hiện tại (Nguyễn Thúy Hồng Vân và cộng sự, 2018) 905
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Biều đồ 2. Chi phí công nghệ thông tin trong chi phí logistics (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thúy Hồng Vân và cộng sự, 2016) 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả ứnng dụng CNTT trong các hoạt động logistics của doanh nghiệp Việt Nam Về phía các doanh nghiệp: - Một là, các doanh nghiệp cần nhìn nhận vai trò của CNTT như là một trong những yếu tố tạo nên sự hài lòng của khách hàng và góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng chiến lược CNTT như là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp như khi xây dựng website không chỉ đơn thuần giới thiệu về doanh nghiệp, về dịch vụ mà cần bổ sung các tiện ích và tương tác mà khách hàng cần như công cụ theo dõi đơn hàng, theo dõi lịch trình tàu, theo dõi chứng từ Đây là những yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics cho mình. - Hai là, doanh nghiệp cần coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện nhân sự chuyên môn CNTT. Kết hợp với các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực hoặc các trường đại học để đào tạo đội ngũ cán bộ CNTT có kiến thức về logistics. Có thể sử dụng các khóa đào tạo tại chỗ theo yêu cầu của doanh nghiệp (tailor-made) để đảm bảo nhân viên CNTT được huấn luyện theo đúng đặc thù của công việc. - Ba là, đầu tư vốn nhằm nâng cao chất lượng phương tiện vận tải, cơ giới hóa trong bốc dỡ hàng hóa. Trong công tác lưu kho cần áp dụng phổ biến tin học trong quản ttrị kho như mã vạch, chương trình phần mềm quản trị kho - Bốn là, phát triển các doanh nghiệp lớn tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt động logistics. Dịch vụ logisticcs theo hướng 3PL đã hiện diện và có nhiều tiềm năng phát triển ttại VN. Do đó, cần tích hợp các dịch vụ thành quá trình, chuỗi dịch vụ, người cung ứng dịch vụ có thể thỏa mãn khách hàng về mặt giảm chi phí cũng như tính đáp ứng nhanh. Tăng cường ứng dụng CNTT, liên lạc hiện đại làm nền tảng cho dịch vụ logistics 3PL. Hiện nay, có nhiều giải pháp đầu tư CNTT hiệu quả với chi phí thấp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nắm bắt cơ hội này để trang bị cho mình. - Năm là, hạ tầng CNTT cũng cần được chú trọng cải thiện và xây dựng mới, đặc biệt ứng dụng hệ thống EDI nhằm từng bước cải thiện công tác chuyển giao dữ liệu và số hóa dữ liệu, tăng tính bảo mật và tốc độ chuyển giao dữ liệu. Một phần ngân sách cho hoạt động kinh doanh cần được sử dụng để đầu tư vào CNTT nhằm ứng dụng hiệu quả những phần mềm mới cần thiết cho hoạt động logistics như RFID, Barcode, đám mâây logistics Đặc biệt, các công ty logistics có thể hướng đến sự hợp tác với các công ty phần mềm để đặt hàng những ứng dụng chuyên biệt với công ty, qua đó có thể tận dụng tối đa hiệu quả của từng ứng dụng. Về phía cơ quan quản lý nhà nước - Một là, Nhà nước cần chú trọng đầu tư hạ tầng CNTT và có chính sách khuyến khích cũng như hỗ trợ tài chính để các công ty logistics nhỏ và vừa có thể đầu tư vào các ứng dụng CNTT. 906
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 - Hai là, thúc đẩy thực hiện quá trình khai báo hải quan điện tử VNACCS/VCIS (Vietnam Automated Cargo and Port Consolidated System/ Vietnam Customs Intelligent System), từ đó tạo động lực để các công ty logistics chủ động nâng cấp hạ tầng và ứng dụng CNTT phù hợp. - Ba là, xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển CNTT cho toàn ngành có tính dài hạn song hành cùng với chiến lược phát triển lĩnh vực logistics đến 2020, định hướng 2030. Chủ trương của các nhà lãnh đạo AEC là hướng tới “Cửa sổ chung ASEAN (The ASEAN Single Window)” nhằm đảm bảo sự tương thích của mạng lưới CNTT từng quốc gia với tiêu chuẩn chung của quốc tế từ đó kết nối và tích hợp tất cả “Cửa sổ từng quốc gia ASEAN (National Single Window)” vì mục tiêu chuyển giao dữ liệu điện tử an toàn, tin cậy, rút ngắn thời gian xử lý hàng hóa và tạo sự minh bạch đặc biệt với thủ tục hải quan. Vì vậy, việc xây dựng mạng lưới CNTT thông suốt toàn diện kết nối từ các cơ quan quản lý nhà nước, hải quan, tới các doanh nghiệp logistics và chủ hàng là vấn đề vô cùng cấp thiết. - Bốn là, nhà nước cần ban hành chính sách hỗ trợ và khuyến khích các công ty phần mềm đầu tư nghiên cứu và phát triển ứng dụng CNTT theo chuẩn quốc tế, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty logistics trong nước tiếp cận được với các ứng dụng phù hợp với khả năng tài chính. - Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao các ứng dụng CNTT phù hợp với thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp logistics, đặc biệt là SMEs. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội khóa 11 (2005), Luật thương mại số 25/2005/QH11, điều số 233 2. Bộ công thương (2017), Báo cáo logistics Việt Nam – Từ thực tiễn đến hoạt động 3. Kesheng Wang, Logistics 4.0 Solution: New Challenges and Opportunities, International Workshop on Advanced Manufacturing and Automation 2016, Manchester, United Kingdom, 10-11 November 2016, pp 68 – 74 4. L. Barretoa,b,*, A. Amarala,c, T. Pereira (2017), Industry 4.0 implications in logistics: an overview, Procedia Manufacturing 13, p.1245–1252 5. Đinh Thu Phương (2017), Logistics trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0: Tác động và xu hướng, Đặc san thông tin khoa học công nghệ, trang 32-35 6. TS. Mai Lê Lợi (2018), Cơ hội và thách thức cho ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu, Tạp chí giao thông vận tải, tải xuống từ nganh-dich-vu-logistics-viet-nam-trong-boi-canh-hoi-nhap-sau-d55882.html 7. Nguyễn Thị Việt Ngọc (2017), Nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động logistics đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, Tạp chí công thương, tải xuống từ ve-anh-huong-cua-hoat-dong-logistics-den-hieu-qua-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep-28030.htm 8. TS. Nguyễn Thị Hồng Vân, PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa, ThS. Bùi Thị Bích Vân, ThS. Trần Thị Thường (2016), Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics của Việt Nam: Thực trạng và đề xuất, Tạp chí giao thông vận tải, tải xuống từ logistics-cua-viet-nam-thuc-trang-va-de-xuat-d20809.html 9. Đức Chung (2017), DN kết hợp trường học đào tạo nhân lực logistics: Chất lượng nhân lực sẽ tốt hơn, Báo điện tử vtv news, tải xuống từ luong-nhan-luc-se-tot-hon-20171201112158955.htm 10. Phương Hiền (2018), Giảm thiểu chi phí logistics phải ứng dụng công nghệ, trang điện tử Vietnam biz, được tải về từ 907