Năng lực cạnh tranh mặt hàng nông sản Việt Nam tại Trung Quốc
Bạn đang xem tài liệu "Năng lực cạnh tranh mặt hàng nông sản Việt Nam tại Trung Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nang_luc_canh_tranh_mat_hang_nong_san_viet_nam_tai_trung_quo.pdf
Nội dung text: Năng lực cạnh tranh mặt hàng nông sản Việt Nam tại Trung Quốc
- NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TẠI TRUNG QUỐC COMPETITIVENESS OF VIETNAMESE AGRICULTURAL PRODUCTS IN CHINA TS Nguyễn Thị Thu Hà - ThS Nguyễn Thị Huyền Trân – ThS Trần Thị Phương Thủy - ThS Tô Thùy Trang - Huỳnh Minh Trí Trường Đại học Ngoại thương CS2 tại TP.HCM Tóm tắt Trung Quốc hiện tại đang là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Năm 2013, xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc (bao gồm cả gạo) đạt 4,14 tỷ USD. Xuất khẩu hàng nông sản chiếm 31,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2010 - 2012 đạt 35,9% và chiếm 33,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thế giới. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2014 lên tới hơn 8 tỉ USD, chiếm khoảng 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước. Với nhiều điểm tương đồng về mặt tự nhiên, địa lý, truyền thống văn hóa, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản được Việt Nam ưu tiên do đạt được những ưu thế về giá cả, chất lượng, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thị hiếu người tiêu dùng, văn hóa tiêu dùng và thói quen tiêu dùng tương đối đa dạng và gần gũi. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế kể trên, thị trường Trung Quốc đồng thời tồn tại nhiều rủi ro và năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc còn thua kém nhiều nước trong khu vực ASEAN và các nước khác trên thế giới. Từ khóa: sản phẩm nông nghiệp, xuất khẩu, nhập khẩu, cạnh tranh, Việt Nam, Trung Quốc Abstract China is currently one of the largest import markets of agricultural products from Vietnam. In 2013, exports of agricultural and aquacultural products from Vietnam to China (including rice) reached 4.14 billion USD. Exports of agricultural products accounted for 31.2% of total export turnover of Vietnam’s goods to China. The export turnover of agricultural products had average growth at 35.9% and accounted for 33.9% of total export turnover of Vietnam to the world in the period 2010 - 2012. Agricultural product export turnover of Vietnam to China reached more than 8 billion US dollars in 2014, accounting for about 25% of total agricultural export turnover of the country. With many similarities in terms of nature, geography, culture and tradition, China is an agricultural export market priorized by Vietnam to achieve advantages of price, quality, large consumer market, consumer tastes, consumer culture and consumer habits that are relatively diverse and approachable. However, in addition to the above-mentioned advantages, Chinese market also exists many risks and competitiveness of agricultural products exported fromVietnam to 955
- China is worse than that of many countries in the ASEAN region and other countries in the world. Key words:agricultural products, export, import, competitiveness, Vietnam, China 1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của một mặt hàng tại một thị trường xuất khẩurất đa dạng, mỗi chỉ tiêu có những ưu và nhược điểm riêng. Phạm vi bài nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu:chỉ số thương mại nội ngành (GL) (Trần Nhuận Kiên, 2015), chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES) (Walid Abdmoulah, 2006), chỉ số lợi thế thương mại đối tác (Nguyễn Thường Lạng, 2011). Thương mại nội ngànhcho thấy mức độ trao đổi các mặt hàng trong cùng một ngành giữa hai quốc gia. Chỉ số thương mại nội ngành được đưa ra bởi Paul Krugman (1979) để giải thích quan hệ thương mại nội ngành dựa trên giả thuyết lợi thế nhờ quy mô và tính đa dạng của sản phẩm. Hai đặc tính này giúp người sản xuất giữ vị thế độc quyền đối với sản phẩm của mình ngay cả khi chịu sự cạnh tranh từ sản phẩm của đối thủ khác. Thương mại nội ngành sẽ đem lại cho sản phẩm sự đa dạng hóa, giảm chi phí, giá cả nhờ hiệu suất tăng dần theo quy mô (Paul Krugman, 1979). Chỉ số thương mại nội ngành được sử dụng để phân tích tầm quan trọng của chính sách thương mại nội ngành tại các quốc gia riêng lẽ. Trong trường hợp áp dụng cho xuất khẩu của một quốc gia, chỉ số thương mại nội ngành cho thấy mức độ trao đổi nội ngành giữa hai quốc gia và được tính bằng công thức: | Eyz Iyz | GL = 1 E + I yz − yz GL: Chỉ số thương mại nội ngành − Eyz : Giá trị xuất khẩu mặt hàng X của quốc gia Y sang thị trường Z Iyz : Giá trị nhập khẩu mặt hàng X của quốc gia Y sang thị trường Z Chỉ số thương mại nội ngành nằm trong khoảng từ 0 tới 1. Chỉ số thương mại nội ngành bằng 0 chứng tỏ không có thương mại nội ngành giữa hai quốc gia. Chỉ số thương mại nội ngành bằng 1 cho thấy trao đổi giữa hai quốc gia hoàn toàn mang tính trao đổi nội ngành. Chỉ số thương mại nội ngành giảm cho thấy sự mất cân đối về thương mại. Sự gia tăng liên tục của chỉ số thương mại nội ngành sẽ phản ánh quá trình tập trung công nghiệp và chuyên môn hóa cao. Ngược lại, sự suy giảm của chỉ số thương mại nội ngành sẽ cho thấy sự phân tán công nghiệp. (Trần Nhuận Kiên, 2015) Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩusử dụng để nghiên cứu năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua đánh giá cơ cấu và yếu tố quyết định xuất khẩu của quốc gia đó.Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu cho thấy mức độ chuyên môn hóa xuất khẩu của sản phẩm và được tính toán dựa trên tỉ lệ giữa thị phần của sản phẩm trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đó và thị phần của sản phẩm đó trong tổng kim ngạch nhập khẩu tại một thị trường nhất định. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu được tính bằng công thức: 956
- Ey Iz ES = Et It ∶ ES: Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu Ey: Giá trị xuất khẩu mặt hàng X của quốc gia Y Et: Tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia Y Iz: Giá trị nhập khẩu mặt hàng X của quốc gia Z It: Tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia Z Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu nhỏ hơn 1 cho thấy sự bất lợi về cạnh tranh của sản phẩm, thị trường xuất khẩu không tiềm năng. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu lớn hơn 1 cho thấy sự chuyên môn hóa xuất khẩu của một quốc gia tại một thị trường nhất định, thị trường xuất khẩu có tiềm năng.(Walid Abdmoulah, 2006) Lợi thế thương mại đối tác là lợi thế thương mại của một quốc gia đối với từng đối tác, được xác định căn cứ vào quan hệ tương quan giữa tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của cả quốc gia với đối tác trong một thời kỳ đối với tỷ lệ giữa tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia đó trong thời kỳ tương ứng. Chỉ số lợi thế thương mại đối tác có thể sử dụng để đánh giá khả năng và chiều hướng vận động tổng thể của quan hệ thương mại song phương, tạo cơ sở để hoạch định chiến lược, chính sách và các biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa các bên hoặc tạo cơ sở để đàm phán ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại song phương hoặc hiệp định thương mại đối tác. Ngoài ra, chỉ số này còn phản ánh lợi thế thương mại ở góc độ khái quát bao hàm cả những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh và những mặt hàng xuất khẩu không có lợi thế so sánh. Điều này tạo cơ sở để xác định ngưỡng hoặc giới hạn hợp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu phục vụ mục tiêu cải thiện lợi thế thương mại đối với đối tác, có giải pháp thích hợp để chuyển quốc gia từ trạng thái bất lợi về thương mại sang trạng thái có lợi. Lợi thế thương mại đối tác được tính bằng công thức: Ep Er PCA = Ip Ir ∶ PCA: Chỉ số lợi thế thưong mại đối tác Ep : Kim ngạch xuất khẩu của quốc gia sang nước đối tác p Ip : Kim ngạch nhập khẩu của quốc gia từ nước đối tác p Er : Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia xem xét trong thời kỳ tương ứng Ir : Tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia xem xét trong thời kỳ tương ứng Nếu PCA 5, quốc gia có lợi thế thương mại đối tác rất cao.(Nguyễn Thường Lạng, 2011) 2. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN TRUNG QUỐC VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 957
- 2.1. Đặc điểm thị trường nông sản Trung Quốc Biểu đồ 1.Chỉ số HHI của thị trường Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2014 1000 987.81 980 958.4 960 945.01 939.5 940 927.22 920 900 880 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nguồn:ITC và tính toán của tác giả Chỉ số HHI giai đoạn 2010 – 2014 dưới 1.000, thị trường nông sản Trung Quốc không tập trung. Chỉ số HHI cho thấy nhiều triển vọng tích cực về thị trường cạnh tranh tại Trung Quốc. Việc gia tăng các nước xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và tránh được những hành vi chi phối và kiểm soát thị trường. Tuy nhiên, sức ép đặt ra cho các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam là vấn đề phát huy nguồn lực nội sinh và thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của nông sản sang thị trường Trung Quốc. Do đó, việc suy giảm HHI góp phần tăng tính cạnh tranh lành mạnh trong thị trường nhưng bên cạnh đó cũng gia tăng mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong việc tạo chỗ đứng bền vững. Tuy nhiên, từ năm 2014, chỉ số HHI có dấu hiệu tăng trở lại (đạt 939,5) sau khi đã giảm xuống còn 927,22 vào năm 2013. Mức độ tích tụ thị trường Trung Quốc được đánh giá thông qua hệ số tập trungCRk. Hệ số tập trung (CRk) phản ánh tỉ trọng chiếm lĩnh thị trường của các quốc gia xuất khẩu lớn nhất. Hệ số tập trung được tính bằng công thức: CRk = 𝑘𝑘 EMS =1 � 𝑎𝑎 𝑎𝑎 CRk: Hệ số tập trung EMSa: Thị phần của quốc gia thứ a k: Số quốc gia cạnh tranh trên thị trường Hệ số tập trung được tính ở mức CR1, CR3 và CR5. Một thị trường tập trung cạnh tranh sẽ có CR1 lớn hơn 33,3%, CR3 lớn hơn 50%, CR5 lớn hơn 66,7%. Bang 1. Chỉ số CRkcủa thị trường Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2014 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 958
- CR1 23,41 22,6 23,54 20,52 21,7 CR2 37,63 38,66 39,6 38,66 38,99 CR3 42,64 45,06 45,78 45,38 45,25 CR4 50,17 50,62 50,18 49,37 48,82 CR5 54,03 54,99 54,63 53,66 52,07 Nguồn:ITC và tính toán của tác giả Chỉ số CR1 cho thấy tỷ trọng phần trăm chiếm lĩnh thị trường của quốc gia xuất khẩu có thị phần xuất khẩu nông sản cao nhất trong thị trường xuất khẩu nông sản Trung Quốc. Thị trường xuất khẩu nông sản của Trung Quốc có chỉ số CR1 nhỏ hơn 33,3% và chỉ số này có xu hướng giảm. Đến năm 2014, chỉ số đo lượng mức độ tập trung cạnh tranh CR1 chỉ còn 21,7%. Điều này cho thấy, quyền lực thị trường không tập trung vào một quốc gia mà được chia sẻ cho nhiều quốc gia khác. Doanh nghiệp nắm giữ thị phần cao nhất (Hoa Kỳ) đang có xu hướng bị suy giảm sức mạnh thị trường. Khả năng chi phối và ảnh hưởng thị trường của quốc gia ngày càng giảm. Chỉ số CR3 cho thấy tỉ trọng chiếm lĩnh thị trường của ba quốc gia có thị phần cao nhất. Từ năm 2011 trở về sau, chỉ số CR3 duy trì ở mức 45. Điều này cho thấy thị trường không tập trung cạnh tranh. Thị phần dần được chia đều cho các quốc gia. Thị trường xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc ngày càng mở rộng cho nhiều đối tượng.Chỉ số CR5 duy trì ở mức 54 trong giai đoạn 2010 – 2012. Sau đó, CR5 có xu hưởng giảm dần và tới năm 2014 ở mức 52,07. Năm quốc gia dẫn đầu đã không còn chi phối thị trường. Thị trường không còn tập trung cạnh tranh mà chuyển qua giai đoạn quyền lực thị trường chia đều cho các doanh nghiệp. Điều này góp phần hạn chế các hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường và giảm sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Nhìn chung, thị trường tiêu thụ nông sản của Trung Quốc có mức độ tập trung cạnh tranh thấp. Điều này là một dấu hiệu tích cực từ phía thị trường cho thấy thị trường nông sản Trung Quốc đang rất tiềm năng cho các quốc gia tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên cơ sở đảm bảo được môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong ngành và mới gia nhập ngành 2.2. Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc Chỉ số thương mại nội ngành Chỉ số thương mại nội ngành được tính toán dựa trên giá trị xuất khẩu của mỗi quốc gia sang Trung Quốc và giá trị nhập khẩu nông sản của quốc gia đó từ Trung Quốc. Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia có chỉ số thương mại nội ngành với Trung Quốc cao nhất. Trong đó, Việt Nam là quốc gia có mức độ trao đổi nội ngành với Trung Quốc đạt mức cao nhất 0,922 vào năm 2010. Mặc dù chỉ số thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Trung Quốc suy giảm qua các năm sau đó nhưng nhìn chung chỉ số này vẫn ở mức cao nhất so với các quốc gia xuất khẩu hàng đầu vào Trung Quốc như Hoa Kỳ, Brazil, Úc, Thái Lan. Chỉ số thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Trung Quốc ở mức cao nhất tạo điều kiện cho Việt Nam thực hiện chuyên môn hóa xuất khẩu nông sản vào thị trường này thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm và tận dụng được lợi thế nhờ quy mô. 959
- Bang 2. Chỉ số thương mại nội ngành củacác quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu vào Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2014 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Hoa Kỳ 0,397 0,420 0,358 0,356 0,366 Brazil 0,117 0,093 0,080 0,075 0,056 Úc 0,323 0,248 0,230 0,205 0,247 Thái Lan 0,707 0,668 0,667 0,610 0,536 Việt Nam 0,922 0,763 0,626 0,629 - Nguồn:ITC và tính toán của tác giả Tuy nhiên, chỉ số thương mại nội ngành giảm liên tục giai đoạn sau năm 2010 cho thấy sự mất cân đối về thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, mặc dù chỉ số thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Trung Quốc ở mức cao nhất nhưng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này vẫn không thể cạnh tranh với các nước còn lại về thị phần xuất khẩu. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc không còn đạt được lợi thế như trước do sự xuất hiện của nhiều quốc gia xuất khẩu có chất lượng nông sản tốt, giá cả cạnh tranh. Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện nay chú trọng vấn đề về chất lượng và giá cả nông sản trong bối cảnh lợi thế về quy mô sản xuất và tính đa dạng của nông sản Việt Nam không thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam nắm giữ vị thế độc quyền đối với sản phẩm. Sự suy giảm chì số thương mại nội ngành qua các năm cho thấy nhiều bất lợi trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc về mặt sản lượng, giá cả và chất lượng. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu được tính toán trên cơ sở giá trị xuất khẩu nông sản của từng nước, tổng giá trị xuất khẩu của nước đó và giá trị nhập khẩu nông sản của Trung Quốc và tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu của Brazil mặc dù giảm liên tục qua các năm nhưng luôn ở mức cao nhất qua các năm cho thấy mức độ chuyên môn hóa xuất khẩu nông sản cao.Thị phần xuất khẩu nông sản của Brazil sang Trung Quốc luôn giữ vị trí hàng đầu. Trong khi đó, mặc dù Hoa Kỳ là quốc gia có thị phần xuất khẩu nông sản lớn nhất vào Trung Quốc nhưng mức độ chuyên môn hóa của Hoa Kỳ lại thấp nhất trong số các nước còn lại. Mức độ chuyên môn hóa xuất khẩu của Việt Nam chỉ đứng sau Brazilvà hơn các nước còn lại nhưng thị phần xuất khẩu nông sản của Việt Nam tại Trung Quốc chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (đứng thứ 12 sau Thái Lan). Việc thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Trung Quốc ở mức cao nhất so với các nước trong khu vực, chuyên môn hóa xuất khẩu nông sản của Việt Nam đối với Trung Quốc cũng ở mức cao nhưng thị phần xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ và biến động liên tục qua các năm cho thấy nhiều vấn đề trong xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường này. Bang 3. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu của các quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu vào Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2014 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 960
- Hoa Kỳ 1,741 1,766 1,509 1,518 1,526 Brazil 5,859 5,682 5,332 5,598 5,720 Úc 2,185 2,297 2,183 2,262 2,313 Thái Lan 2,261 2,414 2,062 2,062 2,148 Việt Nam 2,751 2,668 2,222 1,896 1,476 Nguồn:ITC và tính toán của tác giả Việt Nam mặc dù tận dụng được lợi thế địa lý và quan hệ đối tác thương mại với Trung Quốc để có được nhiều lợi thế về thương mại nội ngành và chuyên môn hóa xuất khẩu, nhưng do yếu kém trong khâu sản xuất, sức cạnh tranh sản phẩm không cao là nguyên nhân khiến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường này không tạo được lợi thế cạnh tranh so với các nước còn lại. Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc của Việt Nam so với các quốc gia này còn thua kém về nhiều mặt, chủ yếu ở chất lượng và giá cả. Trung Quốc trong tương lại sẽ không còn là thị trường xuất khẩu nông sản tiềm năng của Việt Nam nếu chỉ số trên tiếp tục giảm. Chỉ số lợi thế thương mại đối tác Chỉ số thương mại đối tác được tính toán dựa trên kim ngạch xuất nhập khẩu của từng nước đối với Trung Quốc và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước đó Trong giai đoạn 2010 – 2014, Úc, Brazil, Thái Lan là các quốc gia đạt được lợi thế thương mại đối tác với Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn chưa xây dựng được mối quan hệ hợp tác song phương với Trung Quốc, đặc biệt là về thương mại nông sản. Úc mặc dù bắt đầu quá trình đàm phán hiệp định Thương mại tự do với Trung Quốc vào năm 2005, kết thúc đàm phán và kí kết vào tháng 06 năm 2015, nhưng sức ảnh hưởng và hiệu quả của hiệp định thương mại song phương giữa hai nước tương đối lớn góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên. Đối với Brazil, hiệp định Hoán đổi tiền tệ hai nước ký kết năm 2013 cho phép các nước sử dụng đồng nội tệ của mình để thanh toán các hoạt động thương mại song phương nhằm tránh trường hợp trao đổi thương mại bị gián đoạn khi tỷ giá đồng USDcó biến động mạnh. Giao dịch thương mại bằng đồng nội tệ giữa Brazil và Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thanh toán quốc tế giữa các bên từ đó thúc đẩy mậu dịch hàng hóa. Đối với Thái Lan, kí kết hiệp định thương mại song phương với Trung Quốc khá sớm (năm 2003) đã tạo điều kiện cho xuất khẩu của Thái Lan xâm nhập và thị trường Trung Quốc với mức thuế suất ưu đãi nhờ đó Thái Lan tạo được lợi thế cạnh tranh về hàng xuất khẩu. 961
- Bang 4. Chỉ số lợi thế thương mại đối tác của các quốc gia xuất khẩunông sản hàng đầu vào Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2014 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Hoa Kỳ 0,377 0,388 0,382 0,397 0,384 Brazil 1,101 1,194 1,107 1,221 1,107 Úc 1,355 1,477 1,612 1,794 1,644 Thái Lan 0,827 0,895 0,785 0,792 0,653 Việt Nam 0,450 0,514 0,439 0,357 0,384 Nguồn:ITC và tính toán của tác giả Chỉ số lợi thế thương mại đối tác của Việt Nam chỉ cao hơn Hoa Kỳ và hoàn toàn thua kém so với Thái Lan.Việt Nam vẫn chưa tận dụng tốt mối quan hệ hợp tác thương mại với Trung Quốc. Số lượng hiệp định về thương mại được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc tương đối đa dạng nhưng sức ảnh hưởng của các hiệp định đến quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước chưa thật sự nổi bật, chủ yếu là các hiệp định tạo thuận lợi cho quá trình giao dịch mua bán. Ngoài ra, sự gia nhập của nhiều quốc gia xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc và quan hệ thương mại giữa các quốc gia này với Trung Quốc ngày càng cởi mở, tạo điều kiện cho xuất khẩu song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia này có nhiều thuận lợi về vi mô, vĩ mô. Như vậy, nhập khẩu nông sản của Việt Nam từ Trung Quốc sẽ phù hợp hơn xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc.Trung Quốc không là thị trường tiềm năng và chiến lược để Việt Nam có thể phát triển quan hệ thương mại trong thời gian tới. Các giải pháp của chính phủ và doanh nghiệp nên hướng nỗ lực tìm kiếm phát triển quan hệ thương mại với thị trường khác tiềm năng hơn. Do hiện tại, khi lợi thế thương mại đối tác càng thấp, khả năng thu lợi ích từ việc phát triển các quan hệ thương mại với đối tác sẽ càng thấp và động lực để thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển càng kém hiệu quả. Do đó, đã đến lúc Việt Nam nên tìm kiếm quan hệ thương mại đối tác từ các thị trường tiềm năng khác để có thể tận dụng lợi thế thương mại đối tác cho quá trình xuất khẩu hàng hóa. KẾT LUẬN Qua nội dung phân tích được trình bày ở phần 2, tác giả rút ra một số nhận xét về điểm mạnh và hạn chế của năng lực cạnh tranh mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc như sau: Điểm mạnh Nông sản Việt Nam là một trong số những nhóm hàng xuất khẩu chủ đạo. Mặc dù trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng thương mại dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, giảm tỉ trọng nông nghiệp, nhưng sản xuất và xuất khẩu nông sản vẫn là ngành hàng phát triển. Trung Quốc là một trong các thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc hiện có những điểm mạnh cần được phát huy. Thứ nhất, do đặc thù tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên nhiệt đới gió mùa nên nông sản Việt Nam đa dạng và phong phú về chủng loại. Nhiều nông sản thuộc nhóm xuất khẩu hàng đầu thế giới như cao su, cà phê, điều. Một số mặt hàng được thế giới đánh giá 962
- cao về chất lượng như trái cây, rau quả do có hương vị đặc trưng riêng mà ít có sản phẩm từ quốc gia khác nào có thể thay thế được. Riêng thị trường Trung Quốc, số lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tương đối lớn, chiếm hơn 60% sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Thứ hai, do vị trí địa lý gần với Trung Quốc, cùng với những tương đồng về văn hóa xã hội, tập quán tiêu dùng, nên nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ về hương vị nông sản, chi phí vận chuyển, sản lượng. Thứ ba, do tiến bộ về khâu sản xuất và phân loại giống nên nông sản Việt Nam dồi dào tại các thời điểm trong năm. Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc tương đối thường xuyên tại các thời điểm trong năm. Tại mỗi thời điểm, sản lượng nông sản xuất khẩu lớn. Mỗi mùa đều có những nông sản đặc trưng mang giá trị xuất khẩu cao, được người Trung Quốc ưa chuộng như dừa, vải, chôm chôm, nhãn, rau củ. Đặc biệt là nhóm hàng lúa gạo luôn dồi dào tại mọi thời điểm trong năm do người nông dân áp dụng các giống cây ngắn hạn, cho năng suất cao cộng với áp dụng tăng canh, gối vụ nên tạo được nguồn đầu ra dồi dào phục vụ xuất khẩu. Cao su Việt Nam rất được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc do nguồn cung ứng dồi dạo, giá cả tương đối cạnh tranh và chất lượng tương đối ổn định. Thứ tư, điều kiện kinh tế xã hội trên thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng đang tạo ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Sự gia tăng dân số thế giới, đặc biệt là dân số đông đúc như thị trường Trung Quốc sẽ làm tăng đáng kể khối lượng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm lương thực, thực phẩm. Do đó, thị trường thế giới, đặc biệt là Trung Quốc đang tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các nông sản Việt Nam, nhất là các sản phẩm lương thựcđang là thế mạnh của nông nghiệp Việt Namtrong giai đoạn hiện nay. Thứ năm, thị trường hàng nông sản thế giới vẫn đang có xu hướng chuyển dần về khu vực các nước đang phát triển, nhất là các nước ở khu vực châu Á. Nhóm các nước châu Á ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá trị thương mại quốc tế về các sản phẩm nông nghiệp, nhất là giá trị xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Xu hướng chuyển dịch này của thị trường hàng nông sản thế giới sẽ tác động trực tiếp đến các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Điều này thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực nông nghiệp, tạo điều kiện để tận dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để nâng cao hệ thống sản xuất và xuất khẩu nông sản. Sự quan tâm của thế giới hướng về khu vực xuất khẩu nông sản chính như châu Á sẽ tạo điều kiện cho nông dân và các doanh nghiệp tiếp thu những thành tựu tiến bộ về khoa học công nghệ, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý. Điều quan trọng nhất là thị trường xuất khẩu ngày càng mang tính cạnh tranh gay gắt sẽ tạo động lực cho các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp trong nước nghiêm túc trong công tác xuất khẩu nông sản, dần hạn chế được tình trạng xuất khẩu bừa bãi, thiếu đầu tư làm cạn kiệt tài nguyên quốc gia và ô nhiễm môi trường sống. Thị trường nhập khẩu nông sản của Trung Quốc đang được phân chia đồng đều giữa các nước. Tình trạng tập trung cạnh tranh và kiểm soát thị trường đang có xu hướng giảm. Thị trường cạnh tranh ngày càng hoàn hảo với sự tham gia của nhiều quốc gia, hạn chế được tình trạng độc quyền, thâu tóm thị trường. Thứ sáu, Việt Nam nằm trong khu vực sôi động của thị trường hàng nông sản thế giới do đó có điều kiện để tiếp cận thị trường và tăng cường buôn bán các sản phẩm nông nghiệp với các thị trường đang có nhu cầu cao như Trung Quốc và các thị trường tiềm năng khác như 963
- Singapore, Liên Bang Nga, Dubai. Hiện tại, thị trường Trung Quốc không phải là những thị trường khó tính sẽ mang lại những cơ hội tiếp cận thị trường tốt cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Các thị trường này tạo nền tảng để người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tích lũy vốn, tạo sức mạnh tài chính để đầu tư mở rộng xuất khẩu sang các thị trường đòi hỏi cao như các nước phát triển ở châu Âu, châu Mỹ. Đồng thời với quá trình phát triển thị trường nông sảnsẽ là việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ có liên quan đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia thị trường công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong môi trường có nhiều điểm tương đồng giữa các nước trong khu vực. Hạn chế Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, hàng nông sản Việt Nam tuy dồi dào, phong phú nhưng khả năng cạnh tranh với hàng nông sản của các nước khác trên thị trường Trung Quốc còn rất hạn chế, nhìn chung là chưa có đủ năng lực cạnh tranh. Điều này xuất phát từ nhiều lý do. Thứ nhất, về chất lượng, nông sản Việt Nam chưa thống nhất về tiêu chuẩn quốc gia nên chưa thống nhất về chất lượng sản phẩm đầu ra. Nông sản sau thu hoạch không được chế biến kỹ lưỡng và đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản xuất nông sản Việt Nam mang tính chất tự phát, thiếu tập trung, quản lý không chặt chẽ dẫn tới tình trạng dư thừa, cung vượt cầu, chất lượng sản phẩm không đồng nhất. Sản lượng xuất khẩu hằng năm cao nhưng không tương xứng với giá trị. Thị phần xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc trước sự gia nhập của nhiều quốc gia vào thị trường rộng lớn này cộng với sức ép về cạnh tranh đang làm nông sản Việt Nam mất dần lợi thế. Sự xuất hiện của nhiều quốc gia có chất lượng nông sản cao trong khu vực như Campuchia, Lào, Ấn Độ, Malaysia trong những năm gần đây đang làm nông sản Việt Nam mất dần chỗ đứng trên thị trường thế giới. Thứ hai,xúc tiến thương mại của Việt Nam trong tình trạng trì trệ, thiếu chủ động, vốn đầu tư kém, hình thức xúc tiến không đổi mới. Tình trạng thiếu hụt thông tin về nhu cầu tiêu dùng nông sản của thị trường Trung Quốc khiến các doanh nghiệp và nông dân gặp khó khăn. Việc không thể đánh giá sự phù hợp của từng loại hàng nông sản với nhu cầu của nước nhập khẩu và thiếu thông tin về hàng rào kỹ thuật của thị trường nhập khẩu đã dẫn tới sản xuất ồ ạt, cung vượt quá cầu trong khi chất lượng hàng hóa không phù hợp với quy định đã khiến nguồn cung trở nên dư thừa, nông sản rớt giá. Các cơ quan chức năng không đủ thông tin cơ sở để đưa ra các quyết định quy hoạch sản xuất theo từng thị trường, vì những yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật của mỗi thị trường là khác nhau. Do đó, việc thiếu thông tin về thị trường đã gây không ít khó khăn cho cả doanh nghiệp và người nông dân. Thứ ba, nông sản Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu quốc gia. Nông sản phải xuất thô sang các nước trong khu vực để chế biến trước khi xuất khẩu và mang thương hiệu của những quốc gia này. Hiện nay hơn 90% lượng hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu phải mang thương hiệu của nước khác.Mặc dù sản lượng xuất khẩu lớn nhưng giá thành và lợi nhuận thu về lại rất thấp. Đối với thị trường nội địa, hơn 80% các sản phẩm nông sản được tiêu thụ chưa có nhãn hiệu. 964
- Thứ tư,chuỗi giá trị nông sản còn thiếu liên kết giữa nhà nông, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước nên xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc và các nước trên thế giới hiện nay chỉ dừng lại ở những khâu đầu trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Nông sản trải qua nhiều khâu trong chuỗi giá trị bị hao hụt về chất lượng và số lượng. Việt Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm thô, sản phẩm qua sơ chế. Điều này làm giảm giá trị xuất khẩu nông sản.Nếu không có khả năng tiếp cận được các thị trường tiêu thụ trực tiếp và xây dựng chiến lược sản phẩm thích hợp thì Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ trở thành nước xuất khẩu nguyên liệu thô, ít qua chế biến sang các nước khác trong khu vực. Khi đó, các lợi thế tương đối của sản xuất nông nghiệp Việt Nam sẽ bị hạn chế do tính chất tương đồng của các sản phẩm trong cùng một khu vực tự nhiên, mức chênh lệch về giá lao động. Thứ năm, công nghệ chế biến nông sản của Việt Nam hiện tại còn lạc hậu. Ngoài ra, kết cấu hạ tầng phục vụ cho vận chuyển, bảo quản, bốc xếp hàng còn nhiều hạn chế nên giá thành sản phẩm cao do phát sinh nhiều chi phí gián tiếp. Hiện tại, nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở chế biến nông sản được xây dựng với thiết bị và công nghệ lạc hậu không còn đáp ứng được yêu cầu cho bảo quản, chế biến nông sản xuất khẩu. Điều này dẫn tới tình trạng nông sản sau thu hoạch bị thất thoát lớn do không biết cách bảo quản. Chất lượng nông sản sụt giảm nghiêm trọng ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, việc chú trọng đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản vẫn chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng từ phía các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng. Đầu tư vào ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng không cao trong tổng vốn đầu tư. Do đó, các doanh nghiệp thường xuyên lâm vào tình trạng thiếu hụt vốn, e dè đầu tư vì sợ rủi ro cao. 965
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ITC, Trade Map, truy cập ngày 25/11/2015, 2. Nguyễn Thường Lạng, 2011, Đề xuất đo lường lợi thế thương mại đối tác (PCA) của một quốc gia, Trung tâm WTO 3. Paul R. Krugman, 1979, Increasing returns, monopolistic competition, and international trade, Journal of International Economics, Volume 9, Issue 4, Pages 469–479 4. Trần Nhuận Kiên, Ngô Thị Mỹ, 2015, Các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam: Phân tích bằng mô hình trọng lực 5. Walid Abdmoulah, 2006, Assessment of Arab Export Competitiveness in International Markets using Trade Indicators, 966