Phân tích lợi thế so sánh các ngành sản phẩm của Việt Nam

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 2580
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích lợi thế so sánh các ngành sản phẩm của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphan_tich_loi_the_so_sanh_cac_nganh_san_pham_cua_viet_nam.pdf

Nội dung text: Phân tích lợi thế so sánh các ngành sản phẩm của Việt Nam

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÂN TÍCH LỢI THẾ SO SÁNH CÁC NGÀNH SẢN PHẨM CỦA VIỆT NAM TS. Trần Văn Đức Trường Đại học Kinh tế - Luật ductv@uel.edu.vn TÓM TẮT Xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây. Bài viết sử dụng chỉ số RCA để phân tích lợi thế so sánh các ngành sản phẩm HS 2 của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng các ngành sản phẩm của Việt Nam hiện tại có lợi thế so sánh là 29/97 ngành, và còn ở mức tương đối thấp. Cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2017 chưa có sự thay đổi đột phá, các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh chủ yếu là nông sản, nguyên liệu thô, các sản phẩm chế biến thâm dụng tài nguyên và lao động phổ thông. Phần lớn các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh trong thời gian gần đây (2010-2017) có chỉ số RCA với xu hướng bắt đầu giảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra các ngành sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sẽ trở thành các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh trong thời gian tới: HS 95; HS 20, HS 90, HS 21, HS 23, HS 28, HS 72, HS 84, HS 76 và HS 74. Từ khóa: Việt Nam; lợi thế so sánh; chỉ số lợi thế so sánh hiển thị, RCA. 1. Giới thiệu Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế hết sức mạnh mẽ, ký kết và tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do. Xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao (bảng 1), và trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có thay đổi tích cực với sự xuất hiện của các ngành sản phẩm công nghệ cao bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu truyền thống (bảng 2). Vì vậy, một đánh giá tổng thể về lợi thế so sánh các ngành sản phẩm của Việt Nam là rất cần thiết cho định hướng chính sách thương mại của Chính phủ, cũng như chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá lợi thế so sánh của Việt Nam trên cơ sở chỉ số lợi thế so sánh hiển thị (RCA) đã được đề cập bởi các nghiên cứu trong nước và nước ngoài từ cuối những năm 1990 cho tới thời điểm gần đây. Trong bối cảnh xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ và thay đổi khá nhanh về cơ cấu hàng hóa thì việc cập nhật đánh giá lợi thế so sánh của Việt Nam là hết sức cần thiết. Bảng 1: Kim ngạch và tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của Việt Nam Năm Kim ngạch xuất khẩu (tr. USD) Tăng trưởng hàng năm (%) 2002-05 23.947 21,2 2006-10 56.081 17,4 2011 96.906 34,2 2012 114.529 18,2 2013 132.033 15,3 2014 150.217 13,8 2015 162.017 7,9 2016 176.581 9,0 77
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2017 213.931 21,2 Nguồn: Tính toán theo số liệu Trade Map của International Trade Centre – ITC Mục tiêu của nghiên cứu là xác định lợi thế so sánh các ngành sản phẩm của Việt Nam và phân tích xu thế vận động trong giai đoạn 2001-2017: xác định các ngành hiện nay Việt Nam có lợi thế so sánh, các ngành sản phẩm tiềm năng mà Việt Nam có thể sẽ có lợi thế so sánh trong tương lai gần. Bài viết sử dụng chỉ số RCA để phân tích lợi thế so sánh, và kết hợp phân tích xuất khẩu các ngành sản phẩm để đánh giá vai trò của các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh trong xuất khẩu của Việt Nam. Do trong thực tế xuất nhập khẩu và quản lý nhà nước luôn sử dụng “Danh mục Mô tả hàng hoá và Hệ thống mã số Hài hoà”, gọi tắt là Hệ thống Điều hoà - HS (Harmonized Commodity Description and Coding System), nên số liệu thống kê theo danh mục HS sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này. Việc phân tích sử dụng số liệu thống kê theo danh mục HS cũng giúp kết quả nghiên cứu dễ dàng tiếp cận hơn với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Bảng 2: Kim ngạch và tỷ trọng trong tổng xuất khẩu một số ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tính trung bình trong giai đoạn 2015-17 Mã Kim ngạch Tỷ trọng Stt Ngành sản phẩm HS (tr. USD) (%) 1 85 Máy điện và thiết bị điện tử và các bộ phận của chúng 59.853 32,50 2 64 Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản 13.704 7,44 phẩm trên 3 62 Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc 11.761 6,39 4 61 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc 10.967 5,95 5 84 Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của 10.286 5,58 chúng 6 94 Đồ nội thất; đèn và bộ đèn, biển hiệu được chiếu sáng; nhà lắp ghép 5.978 3,25 7 03 Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và thuỷ sinh không 5.373 2,92 xương sống khác 8 90 Dụng cụ, thiết bị quang học, nhiếp ảnh, đo lường, y tế; các bộ phận và 5.090 2,76 phụ kiện 9 08 Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa 4.659 2,53 10 09 Cà phê, chè, chè paragoay và các loại gia vị 4.318 2,34 11 27 Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng 4.232 2,30 12 40 Cao su và các sản phẩm bằng cao su 3.059 1,66 Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 184.176 100,0 Nguồn: Tính toán theo số liệu Trade Map của International Trade Centre – ITC 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết 2.1.1. Chỉ số lợi thế so sánh hiển thị (Revealed Comparative Advantage index - RCA) Chỉ số lợi thế so sánh hiển thị được đề xuất bởi Bella Balassa, sử dụng để đo lường lợi thế so sánh của một sản phẩm (một nhóm sản phẩm hay một ngành sản phẩm) của một quốc gia hay một nhóm các quốc gia (Balassa, 1965). Chỉ số lợi thế so sánh hiển thị của hàng hóa j của một quốc gia i (RCAij) được tính toán như sau: 78
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Xij: xuất khẩu hàng hóa j của quốc gia i Xi: Tổng xuất khẩu của quốc gia i Xwj: Xuất khẩu hàng hóa j của thế giới Xw: Tổng xuất khẩu của thế giới Khi chỉ số RCAij > 1, biểu thị quốc gia i có lợi thế so sánh về sản phẩm j; ngược lại, khi chỉ số RCAij < 1, biểu thị quốc gia i không có lợi thế so sánh về sản phẩm j. 2.1.2. Đánh giá lợi thế so sánh trên cơ sở chỉ số lợi thế so sánh hiển thị Balassa đã sử dụng chỉ số RCA để phân tích lợi thế so sánh, thay đổi lợi thế so sánh, thay đổi trong chuyên môn hóa của các quốc gia hay nhóm quốc gia: các nước công nghiệp giai đoạn 1953-1971 (Balassa, 1977); Hoa Kỳ và Nhật Bản vào các năm 1967, 1971, 1975, 1979, 1983 (Balassa, 1989). Sau Balassa thì nhiều nghiên cứu đã sử dụng chỉ số RCA để phân tích lợi thế so sánh; cơ cấu lợi thế so sánh; thay đổi lợi thế so sánh của một quốc gia hay một nhóm quốc gia trong đó có những nghiên cứu liên quan tới Việt Nam. Một số nghiên cứu tiêu biểu cụ thể như sau: Fukase, Emiko and Martin, Will (1999) sử dụng chỉ số RCA của 96 ngành theo chuẩn SITC để phân tích, đánh giá lợi thế so sánh của 10 nước ASEAN trong giai đoạn 1990-1995, qua đó để thấy được mức độ cạnh tranh và bổ sung trong thương mại giữa các thành viên ASEAN. Mika Widgrén (2005) phân tích lợi thế so sánh và sự thay đổi lợi thế so sánh của các quốc gia Châu Á, Châu Mỹ và Châu Âu giai đoạn 1996-2002 trên cơ sở chỉ số RCA, tính toán theo số liệu ở cấp độ mã HS 4. Kết quả nghiên cứu cho thấy một bức tranh về lợi thế so sánh và sự thay đổi lợi thế so sánh giữa khối các quốc gia của những khu vực khác nhau trên thế giới. Amita Batra & Zeba Khan (2005) sử dụng chỉ số RCA để đánh giá sự tương đồng và khác biệt về lợi thế so sánh của Ấn độ và Trung Quốc, phân tích sự chuyển dịch lợi thế so sánh của Trung Quốc và Ấn Độ. Tính toán sử dụng số liệu theo danh mục HS 2, SITC-2 và SITC-3. Lalit Mohan Kathuria (2013) phân tích lợi thế so sánh của Ấn Độ và Bangladesh cho các ngành sản phẩm dệt may, sử dụng chỉ số RCA. Nghiên cứu phân tích thay đổi lợi thế so sánh của Ấn Độ và Bangladesh ở cấp độ mã HS 4, chỉ ra những hạn chế trong xuất khẩu của Ấn Độ và đưa ra các gợi ý cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao thị phần xuất khẩu dệt may của Ấn Độ. Saiful Islam & Parag Jafar Siddique (2014) sử dụng chỉ số RCA để phân tích lợi thế so sánh của các ngành công nghiệp da của Bangladesh so sánh với các nước Châu Á khác như Pakistan, Trung Quốc và Ấn Độ. Gražina Startienėa & Rita Remeikienė (2014) đánh giá khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp của Lithuania trên cơ sở chỉ RCA. Nghiên cứu phân tích ở cấp độ các ngành sản phẩm theo mã HS 2 trong giai đoạn 2007-2011, chỉ ra các ngành sản phẩm mà Lithuania có lợi thế so sánh cao, đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu của quốc gia này. Lê Quốc Phương (2008) phân tích sự chuyển dịch lợi thế so sánh của Việt Nam trên cơ sở chỉ số RCA tính cho 3 năm 1991, 1996 và 2005 theo phân loại sản phẩm SITC 3 chữ số. Lê Quốc Phương (2009) cũng sử dụng chỉ số lợi thế so sánh hiển thị ở mức SITC 3 chữ số (số liệu 2005) để đánh giá mức độ cạnh tranh và bổ sung giữa Việt Nam với các đối tác chính trong thương mại. Phan Thanh Hoan (2015) sử dụng chỉ số RCA ở cấp độ HS 6, phân tích tính cạnh tranh và bổ sung trong thương mại song phương Việt Nam-Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mức độ cạnh tranh và bổ sung giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong từng ngành sản phẩm cụ thể (HS 2) thông qua tính toán và phân tích 79
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng các chỉ số: số lượng sản phẩm mà cả 2 quốc gia cùng có lợi thế so sánh; số lượng sản phẩm mà 2 quốc gia cùng không có lợi thế so sánh; số lượng sản phẩm mà chỉ Việt Nam hoặc chỉ Hàn Quốc có lợi thế so sánh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng chỉ số lợi thế so sánh hiển thị của Balassa (RCA) để phân tích và đánh giá lợi thế so sánh các ngành sản phẩm của Việt Nam theo phân loại HS 2 chữ số. Chỉ số RCA của Việt Nam được tính toán trên cơ sở số liệu thống kê thương mại của Việt Nam và thế giới, được lấy từ cơ sở dữ liệu “Trade Map” của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC – International Trade Centre). Nguồn số liệu có khoảng thời gian 2001-2017. Số liệu xuất nhập khẩu trong Trade Map được thống kê theo Hệ thống Hài hòa danh mục hàng hóa HS (The Harmonized Commodity Description and Coding System) của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Phân tích thực hiện dựa trên số liệu thống kê theo danh mục HS 2 chữ số ở cấp độ ngành sản phẩm, bao gồm 97 ngành sản phẩm. Để giảm thiểu tác động các yếu tố ngẫu nhiên, chỉ số RCA của Việt Nam sẽ được tính trung bình trên cơ sở số liệu của 3 năm liên tục. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đánh giá lợi thế so sánh các ngành sản phẩm theo mã HS 2 chữ số của Việt Nam Lợi thế so sánh các ngành sản phẩm của Việt Nam tại thời điểm hiện tại được phân tích dựa trên chỉ số RCA, tính trung bình theo số liệu RCA của 3 năm 2015, 2016, 2017. Chỉ số RCA được tính toán cho 97 ngành sản phẩm theo mã HS 2 của Việt Nam. Theo số liệu tính toán thì Việt Nam có 29 ngành sản phẩm có lợi thế so sánh trên tổng cộng 97 ngành, tương đương 29,9%, cho thấy số lượng các ngành sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh chưa cao. Nguyên nhân quan trọng của việc số lượng các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh của Việt Nam giảm trong thời gian gần đây là do ngành sản phẩm HS 85 (Máy điện và thiết bị điện tử và các bộ phận của chúng ) có kim ngạch và tỷ trọng gia tăng mạnh mẽ, có tỷ trọng đạt tới 32,5% tổng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2015-17. Các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh được trình bày chi tiết trong bảng 3, với mức độ lợi thế so sánh giảm dần. Bảng 3: Các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh của Việt Nam: Chỉ số RCA, kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng trong tổng xuất khẩu của Việt Nam tại thời điểm 2015-17 Mã Kim ngạch Tỷ trọng Stt Ngành RCA HS (tr. USD) (%) Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các 1 64 9,21 13.704 7,44 sản phẩm trên 2 09 Cà phê, chè, chè paragoay và các loại gia vị 7,96 4.318 2,34 3 46 Sản phẩm làm từ các loại vật liệu tết bện, đan lát 7,90 200 0,11 4 62 Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc 4,85 11.761 6,39 5 11 Các sản phẩm xay xát; malt; tinh bột; inulin; gluten lúa mì 4,51 884 0,48 6 61 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc 4,51 10.967 5,95 Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và thuỷ sinh không 7 03 4,43 5.373 2,92 xương sống khác Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác, động vật thân 8 16 3,76 1.899 1,03 mềm Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các 9 08 3,71 4.659 2,53 loại dưa Các sản phẩm bằng da thuộc, ruột động vật; yên cương; các mặt 10 42 3,56 2.923 1,59 hàng du lịch, túi xách 11 52 Bông 3,48 2.143 1,16 80
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 12 65 Mũ và các vật đội đầu khác và các bộ phận của chúng 3,26 326 0,18 13 50 Lụa 3,20 78 0,04 Đồ nội thất; đèn và bộ đèn, biển hiệu được chiếu sáng; nhà lắp 14 94 2,29 5.978 3,25 ghép 15 85 Máy điện và thiết bị điện tử và các bộ phận của chúng 2,26 59.853 32,50 Vật liệu thực vật dùng để tết bện; các sản phẩm thực vật chưa ghi 16 14 2,21 23 0,01 ở nơi khác 17 10 Ngũ cốc 2,21 2.445 1,33 18 25 Muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng 2,07 927 0,50 Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt đã qua 19 63 2,04 1.383 0,75 sử dụng khác; vải vụn 20 59 Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp 1,94 516 0,28 21 44 Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ 1,71 2.409 1,31 22 60 Các loại hàng dệt kim hoặc móc 1,63 612 0,33 23 40 Cao su và các sản phẩm bằng cao su 1,60 3.059 1,66 24 54 Sợi filament nhân tạo 1,60 814 0,44 25 41 Da sống (trừ da lông) và da thuộc 1,46 440 0,24 Da lông và da lông nhân tạo; các sản phẩm làm từ da lông và da 26 43 1,33 136 0,07 lông nhân tạo 27 70 Thuỷ tinh và các sản phẩm bằng thuỷ tinh 1,21 930 0,51 28 55 Xơ sợi staple nhân tạo 1,19 486 0,26 Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; 29 56 1,09 293 0,16 sợi xe, chão bện Tổng các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh 139.541 75,76 Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (tr. USD) 184.176 100,0 Nguồn: Tính toán theo số liệu Trade Map của International Trade Centre – ITC Từ số liệu trong bảng 3 có thể dễ dàng nhận thấy các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh của Việt Nam chủ yếu là các ngành hàng nông sản, các ngành sản phẩm thâm dụng tài nguyên và thâm dụng lao động phổ thông, ngoại trừ ngành sản phẩm HS 85. Đây là một điểm sáng tích cực trong lợi thế so sánh và xuất khẩu của Việt Nam. Thứ nhất, ngành sản phẩm HS 85 (Máy điện và thiết bị điện tử và các bộ phận của chúng) là ngành sản phẩm mà phần phần lớn các nhóm sản phẩm là sản phẩm chế biến thâm dụng kỹ năng và công nghệ cao và trung bình. Thứ hai, đây là ngành sản phẩm Việt Nam có lợi thế so sánh, và ngành này đóng vai trò rất lớn trong xuất khẩu của Việt Nam (chiếm 32,5% xuất khẩu của Việt Nam). Tiếp theo, để thấy được vai trò của các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh trong xuất khẩu của Việt Nam thì tổng tỷ trọng các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ được tính toán và phân tích. Tổng tỷ trọng sẽ được tính dựa trên số liệu xuất khẩu trung bình 3 năm liên tiếp. Kết quả tính toán được trình bày, minh họa trong bảng 4. Bảng 4: Kim ngạch và tỷ trọng trong xuất khẩu của các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh của Việt Nam 2001- 2004- 2007- 2010- 2012- 2015- Năm 03 06 09 12 15 17 Số lượng các ngành sản phẩm có RCA > 1 (trong tổng số 97 32 30 33 35 32 29 81
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ngành) 107.99 139.54 Kim ngạch xuất khẩu các ngành có LTSS (tr. USD) 14.215 26.333 41.659 64.555 2 1 148.08 184.17 Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (tr. USD) 17.295 32.919 56.114 94.557 9 6 Tỷ trọng xuất khẩu các ngành có LTSS (%) 82,19 79,99 74,24 68,27 72,92 75,76 Nguồn: Tính toán theo số liệu Trade Map của International Trade Centre – ITC Kết quả phân tích cho thấy rằng, các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh mặc dù có số lượng không lớn nhưng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng các ngành có lợi thế so sánh vào thời điểm 2001-03 là khá cao (82,19%), tuy nhiên sau đó tỷ trọng các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh giảm xuống tới 68,27% vào 2010-12, và bắt đầu tăng lại, lên 75,76% vào 2015-17. Sự thay đổi có vẻ bất thường này là do diễn biến trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Sự xuất hiện của một số ngành sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng chưa phải là ngành có lợi thế so sánh, đặc biệt các ngành sản phẩm tiềm năng (chi tiết trong bảng 5 và bảng 6), đã làm giảm tỷ trọng các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh trong tổng xuất khẩu. Tỷ trọng các ngành có lợi thế so sánh tăng trở lại gần đây chủ yếu là do tăng trưởng vượt bậc của ngành sản phẩm HS 85 (Máy điện, thiết bị điện tử và các bộ phận của chúng), trong đó chủ yếu là nhóm sản phẩm điện thoại di động. Ngành sản phẩm HS 85 là ngành mới chỉ có lợi thế so sánh từ thời điểm 2010-12, và là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của Việt Nam (32,5% vào thời điểm 2015-17). 3.2. Sự thay đổi cơ cấu lợi thế so sánh các ngành sản phẩm Về tổng thể, cơ cấu các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2017 có thay đổi, nhưng không có sự biến động đột biến về cả lượng và về chất, thể hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, số lượng các ngành có lợi thế so sánh thay đổi không nhiều: 32 ngành vào thời điểm 2001- 03 và 29 ngành vào 2015-17; số lượng ngành có lợi thế so sánh tại các thời điểm khác nhau trong giai đoạn 2001-2017 dao động từ 29 tới 35 ngành. Thứ hai, trong 32 ngành có lợi thế so sánh vào thời điểm 2001-03 thì 19 ngành (59,4%) vẫn tiếp tục duy trì lợi thế so sánh vào thời điểm 2015-17, và có 13 ngành không duy trì lợi thế so sánh. Thứ ba, trong 29 ngành có lợi thế so sánh vào thời điểm 2015-17 thì có 19 ngành (65,5%) đã có lợi thế so sánh vào thời điểm 2001-03; và chỉ có 10 ngành chưa có lợi thế so sánh vào thời điểm 2001-03, sau đó trở thành ngành có lợi thế so sánh vào thời điểm 2015-17. Thứ tư, cơ cấu lợi thế so sánh có sự thay đổi theo hướng hiện đại hóa, nhưng không có đột biến lớn: tại thời điểm 2015-17 các ngành có lợi thế so sánh chủ yếu vẫn là các ngành thâm dụng tài nguyên và thâm dụng lao động phổ thông, ngoại trừ ngành sản phẩm HS 85 (Máy điện và thiết bị điện tử và các bộ phận của chúng) có phần lớn các nhóm sản phẩm là sản phẩm chế biến thâm dụng kỹ năng và công nghệ cao và trung bình (bảng 3). Nhưng cần chú ý điểm sáng tích cực là ngành sản phẩm HS 85 chiếm gần 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, và đồng thời cũng là sự phụ thuộc của xuất khẩu Việt Nam vào một ngành sản phẩm điện và điện tử, mà chủ yếu là nhóm sản phẩm điện thoại di động. 3.3. Sự thay đổi mức độ lợi thế so sánh của các ngành sản phẩm Trong nội dung này tập trung phân tích xu hướng thay đổi mức độ lợi thế so sánh thông qua thay đổi chỉ số RCA của các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh theo mã HS 2 vào thời điểm 2015-17. Vào thời điểm 2015-17 Việt Nam có 29 ngành có lợi thế so sánh. Phân tích số liệu cho thấy trong giai đoạn 2001-2017 xu hướng thay đổi chỉ số RCA của 29 ngành sản phẩm có lợi thế so sánh như sau: 14 ngành có RCA với xu hướng tăng, và 15 ngành có RCA với xu hướng giảm. Nếu xem xét trong thời gian gần đây (giai đoạn 2010-2017), thì chỉ có 9 ngành sản phẩm với chỉ số 82
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng RCA tăng và có 20 ngành với chỉ số RCA giảm. Xu hướng thay đổi lợi thế so sánh giai đoạn 2001-2017 được minh họa trong hình 1. Như vậy có thể kết luận, phần lớn các ngành sản phẩm Việt Nam hiện có lợi thế so sánh có chỉ số RCA có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Có 2 nguyên nhân cơ bản gây ra sự thay đổi này. Thứ nhất, phần lớn các ngành có lợi thế so sánh là các ngành hàng nông sản, nguyên liệu thô, sản phẩm chế biến thâm dụng tài nguyên và lao động phổ thông, đang mất dần lợi thế so sánh do cạnh tranh từ các quốc gia khác (Campuchia, Lào, Myanmar ) và sự gia tăng tiền lương tại Việt Nam. Thứ hai, sự xuất hiện các ngành có lợi thế so sánh mới với chỉ số RCA tăng mạnh, trong đó có một số ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn và gia tăng rất mạnh, tiêu biểu là ngành sản phẩm HS 85 (bảng 3); các ngành sản phẩm tiềm năng (bảng 5 và bảng 6). Trong đó đặc biệt quan trọng là 5 ngành sản phẩm HS 84, HS 90, HS 72, HS 95 và HS 28 với tổng tỷ trọng 10,73% xuất khẩu của Việt Nam. Hình 1: Chỉ số RCA các ngành sản phẩm HS 2 của Việt Nam 30 25 20 15 10 5 0 2001-03 2004-06 2007-09 2010-12 2013-15 2015-17 HS64 HS09 HS46 HS62 HS11 HS61 HS03 HS16 HS08 HS42 HS52 HS65 HS50 HS94 HS85 HS14 HS10 HS25 HS63 HS59 HS44 HS60 HS40 HS54 HS41 HS43 HS70 HS55 HS56 Tiếp theo, phân tích tập trung xem xét ngành sản phẩm nào là ngành tiềm năng trong số các ngành sản phẩm không có lợi thế so sánh, tức là những ngành sản phẩm có triển vọng phát triển trong tương lai gần của Việt Nam. Tiêu chí xác định ngành sản phẩm tiềm năng bao gồm: thứ nhất, chỉ số RCA có xu hướng tăng trong dài hạn (2001-2017) và tăng trong ngắn hạn (2010-2017); thứ hai, chỉ số RCA tương đối gần ngưỡng giá trị là 1; thứ ba, kim ngạch xuất khẩu không quá nhỏ. Bảng 5: Chỉ số RCA của một số ngành sản phẩm tiềm năng của Việt Nam Stt Mã HS Ngành sản phẩm 2001-03 2004-06 2007-09 2010-12 2013-15 2015-17 1 95 Đồ chơi, thiết bị trò chơi và dụng cụ thể thao 0,49 0,47 0,56 0,78 0,85 0,89 Các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc các 2 20 1,26 0,92 0,82 0,66 0,87 0,87 sản phẩm khác của cây 83
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Dụng cụ, thiết bị quang học, nhiếp ảnh, đo 3 90 0,11 0,11 0,28 0,50 0,65 0,81 lường, y tế; các bộ phận và phụ kiện 4 21 Các chế phẩm ăn được khác 0,79 0,37 0,37 0,56 0,83 0,73 Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực 5 23 0,22 0,16 0,27 0,56 0,69 0,73 phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến 6 28 Hoá chất vô cơ; các hợp chất kim loại, đồng vị 0,08 0,06 0,11 0,26 0,65 0,69 7 72 Sắt và thép 0,09 0,19 0,49 0,68 0,72 0,69 Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị 8 84 0,23 0,28 0,31 0,40 0,54 0,48 cơ khí; các bộ phận của chúng 9 76 Nhôm và các sản phẩm bằng nhôm 0,14 0,17 0,18 0,23 0,37 0,42 10 74 Đồng và các sản phẩm bằng đồng 0,07 0,04 0,16 0,27 0,22 0,38 Nguồn: Tính toán theo số liệu Trade Map của International Trade Centre – ITC Các ngành sản phẩm tiềm năng của Việt Nam được trình bày cụ thể trong bảng 5 và 6. Nhiều ngành sản phẩm tiềm năng hiện tại có chỉ số RCA chưa cao, nhưng có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Trong các ngành sản phẩm tiềm năng thì một số ngành hiện nay đã có kim ngạch xuất khẩu lớn hoặc tương đối lớn (từ vài trăm triệu USD trở lên) và có tiềm năng trở thành ngành sản phẩm xuất khẩu có lợi thế so sánh và đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu của Việt Nam. Nhìn chung 10 ngành sản phẩm tiềm năng có kim ngạch xuất khẩu hiện nay dao động từ vài trăm triệu tới vài tỷ USD (bảng 6). Trong tương lai không xa các ngành sản phẩm tiềm năng này có thể trở thành các ngành sản phẩm có lợi thế so sánh, các ngành xuất khẩu chủ lực, có ý nghĩa quan trọng đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại. Trong đó, 3 ngành sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng, đó là các ngành sản phẩm: HS 84 (Máy móc và thiết bị cơ khí); HS 90 (Dụng cụ, thiết bị quang học, nhiếp ảnh, đo lường, y tế); và HS 28 (Hoá chất vô cơ; các hợp chất kim loại, đồng vị); HS 95 (Đồ chơi, thiết bị trò chơi và dụng cụ thể thao); HS 72 (Sắt và thép). Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu của một số ngành sản phẩm tiềm năng của Việt Nam và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tính trung bình giai đoạn 2015-17 Mã Kim ngạch Tỷ trọng Stt Ngành sản phẩm HS (tr. USD) (%) 1 95 Đồ chơi, thiết bị trò chơi và dụng cụ thể thao 995 0,54 2 20 Các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc các sản phẩm khác của cây 559 0,30 Dụng cụ, thiết bị quang học, nhiếp ảnh, đo lường, y tế; các bộ phận và 3 90 5.090 2,76 phụ kiện 4 21 Các chế phẩm ăn được khác 535 0,29 Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc 5 23 564 0,31 đã chế biến 6 28 Hoá chất vô cơ; các hợp chất kim loại, đồng vị 813 0,44 7 72 Sắt và thép 2.584 1,40 Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của 8 84 10.286 5,58 chúng 9 76 Nhôm và các sản phẩm bằng nhôm 759 0,41 10 74 Đồng và các sản phẩm bằng đồng 562 0,31 Nguồn: Tính toán theo số liệu Trade Map của International Trade Centre – ITC 84
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh về lợi thế so sánh của Việt Nam ở cấp độ các ngành sản phẩm theo phân loại HS cấp độ 2 chữ số. Kết quả phân tích chỉ rõ 29/97 ngành sản phẩm cụ thể mà Việt Nam có lợi thế so sánh tại thời điểm hiện tại và vai trò quan trọng của các ngành sản phẩm này trong xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả cũng chỉ ra cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2017 chưa có sự thay đổi đột biến về lượng cũng như về chất, và hiện tại vẫn còn tập trung chủ yếu vào các ngành thâm dụng tài nguyên và thâm dụng lao động phổ thông. Kết quả cũng chỉ ra các ngành sản phẩm tiềm năng của Việt Nam, trong đó đặc biệt quan trọng là các ngành sản phẩm mã HS 84 (Máy móc và thiết bị cơ khí); HS 90 (Dụng cụ, thiết bị quang học, nhiếp ảnh, đo lường, y tế); và HS 28 (Hoá chất vô cơ; các hợp chất kim loại, đồng vị); HS 72 (Sắt và thép). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nêu trên, bài viết đề xuất định hướng cho phát triển ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới như sau:  Phát triển xuất khẩu bền vững, mở rộng xuất khẩu về chiều rộng (mở rộng các ngành sản phẩm HS 2) và chiều sâu (các nhóm sản phẩm HS 4 và HS 6) theo hướng hiện đại, mở rộng về quy mô và nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu.  Tiếp tục duy trì phát triển sản xuất và xuất khẩu các ngành sản phẩm hiện nay Việt Nam có lợi thế so sánh, cho dù nhiều ngành sản phẩm là nông sản, sản phẩm chế biến thâm dụng tài nguyên và lao động phổ thông. Đây tuy không phải là các ngành công nghiệp hiện đại, nhưng đây chính là các ngành mà hiện nay Việt Nam có lợi thế so sánh cao, do đó Việt Nam đảm bảo được phát triển xuất khẩu bền vững. Mặt khác, các ngành này còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội vô cùng quan trọng trong đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động phổ thông, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hóa nông nghiệp sẽ giải phóng một lượng lao động phổ thông rất lớn. Việt Nam cần đặc biệt chú trọng phát triển ngành sản phẩm HS 85 (Máy điện và thiết bị điện tử), là ngành có lợi thế so sánh với chỉ số RCA gia tăng mạnh mẽ và kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 1/3 xuất khẩu Việt Nam.  Xem xét khả năng phát triển các ngành sản phẩm tiềm năng của Việt Nam (chi tiết trong bảng 5, 6), đặc biệt chú ý các ngành sản phẩm HS 95; HS 20, HS 90, HS 21, HS 23, HS 28, HS 72, HS 84, HS 76, HS 74. Các ngành sản phẩm nêu trên vừa có tính kế thừa và có tính đột phá, đặc biệt là các ngành sản phẩm có nhiều nhóm sản phẩm thâm dụng công nghệ và kỹ năng trung bình và cao như HS 84, HS 90, HS 95, HS 72.  Tập trung phát triển hiệu quả công nghiệp phụ trợ cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay, đó là lãnh vực dệt may (bao gồm 14 ngành mã HS từ 50 tới 63); ngành giày dép (HS 64); ngành điện - điện tử (HS 85); máy móc, thiết bị cơ khí (HS 84); dụng cụ, thiết bị quang học, nhiếp ảnh, đo lường, y tế (HS 90). Phát triển công nghiệp phụ trợ nhắm tới giảm nhập khẩu trước tiên và mở rộng xuất khẩu, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho xuất khẩu Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Amita Batra, Zeba Khan (2005), ‘Revealed comparative advantage: an analysis for India and China’, Indian Council for Research on International Economic Relations, Working Paper No. 168, August 2005. [2] Balassa, B. (1965), ‘Trade liberalisation and "revealed" comparative advantage’, The Manchester school of economic and social studies, 33, 99-123. [3] Balassa, B. (1977), ‘“Revealed” comparative advantage revisited: an analysis of relative export shares of the industrial countries, 1953-1971’, The Manchester school of economic and social studies, 45, 327- 344. 85
  10. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng [4] Balassa, Bela and Noland, Marcus (1989), ‘Revealed Comparative Advantage in Japan and the United States’, Journal of International Economic Intergration, 4(2), Autumn, 1989, 8-22 p. [5] Fukase, Emiko and Martin, Will (1999), ‘A Quantitative Evaluation of Vietnams Accession to the ASEAN Free Trade Area (AFTA)’, Policy research working paper 2220, Development Research Group, World Bank, Washington DC. 116 [6] Gražina Startienėa & Rita Remeikienė (2014), ‘Evaluation of revealed comparative advantage of Lithuanian industry in global markets’, Procedia - Social and Behavioral Sciences, 2014, Vol.110, pp. 428-438. [7] Lalit Mohan Kathuria (2013), ‘Analyzing competitiveness of clothing export sector of India and Bangladesh’, International Business Journal, Vol. 23 No. 2, 2013, pp. 131-157. [8] Mika Widgren (2005), ‘Revealed comparative advantage in the internal market’, Discussion Papers No. 989, The Research Institute of the Finnish Economy. [9] Phan Thanh Hoan (2015), ‘Vietnam-Korea Bilateral Trade: Current Situation and Prospects’, Hue University Journal of Science, Vol. 113, No. 14, 2015, pp. 51-63. [10] Saiful Islam, Parag Jafar Siddique (2014), ‘Revealed Comparative Advantage of Bangladeshi Leather Industry with Selected Asian Economies’, IOSR Journal of Business and Management, Volume 16, Issue 12. Ver. II (Dec. 2014), pp 44-51. [11] Lê Quốc Phương (2008), ‘Sự chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam: Phân tích, nhận định và khuyến nghị’, Tạp chí Quản lý Kinh tế, Số 23, tháng 11+12/2008, tr. 12-21. [12] Lê Quốc Phương (2009), ‘Đánh giá mức độ cạnh tranh và bổ sung giữa Việt Nam và các đối tác thương mại chính”, Tạp chí Quản lý kinh tế, Số 24, tháng 1+2/2009, tr. 3-12. [13] Cơ sở dữ liệu ‘Trade Map’, Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC - International Trade Centre), truy cập ngày 20 tháng 02 năm 2019, ( 86